Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.32 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Luyện từ và câu </b>
<b>Ôn tập về dấu câu </b>
( Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
<b>I. Mục tiêu: </b>
- Tiếp tục hệ thống kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Củng cố kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu đó.
<b>II. Các hoạt động học tập </b>
<b>Bài 1 (SGK trang 115): Tìm dấu câu thích hợp với mỗi ơ trống. </b>
*Hướng dẫn làm bài:
- Bước 1: Bài tập yêu cầu em làm gì? (Điền dấu câu vào cuối mỗi câu cho phù
<i>hợp với từng kiểu câu.) </i>
- Bước 2: Đọc kĩ từng câu trong đoạn trích, chú ý những câu có ơ trống.
- Bước 3: Dựa vào nội dung của câu và một số từ ngữ trong câu suy nghĩ xem
đó là kiểu câu gì rồi đặt dấu câu tương ứng vào chỗ trống.
<i>+ Nếu là câu kể thì điền dấu chấm </i>
<i>+ Câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi </i>
<i>+ Câu cảm hoặc câu khiến thì điền dấu chấm than </i>
<b>Các em đối chiếu bài làm của mình với đáp án của cô nhé! </b>
<b>Đáp án: </b>
Tùng bảo Vinh:
– Chơi cờ ca-rô đi!
– Để tớ thua à? Cậu cao thủ lắm!
– A! Tớ cho câu xem cái này. Hay lắm?
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa Vinh xem.
– Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế?
– Cậu nhầm to rồi! Tớ đâu mà tớ! Ông tớ đấy!
– Ơng cậu?
– Ừ! Ơng tớ ngày cịn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.
<b>Bài 2 (SGK trang 115): Hãy chữa lại những dấu câu bị sai trong mẩu chuyện </b>
vui Lười dưới đây. Giải thích vì sao em lại chữa như vậy?
<b>Lười </b>
Nam: – Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo.
Hùng: – Thế à? Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo.
Nam: – Chà. Cậu tự giặt lấy cơ à! Giỏi thật đấy?
Hùng: – Khơng? Tớ khơng có chị, đành nhờ… anh tớ giặt giúp!
Nam: !!!
<b>MINH CHÂU sưu tầm </b>
*Hướng dẫn làm bài:
- Bước 1: Bài tập yêu cầu em làm gì? (chữa lại những dấu câu bị sai trong mẩu
- Bước 2: Đọc kĩ từng câu trong mẩu chuyện vui.
- Bước 3: Dựa vào nội dung của câu để phát hiện các dấu câu bị dùng sai.
- Bước 4: Chữa lại thành dấu câu đúng và giải thích lí do vì sao chữa như vậy.
<b>Các em đối chiếu bài làm của mình với đáp án của cô nhé! </b>
<b>Đáp án: </b>
<b>Lười </b>
Nam: – Tớ vừa bị mẹ mắng vì tồn để chị phải giặt giúp quần áo.
Hùng: – Thế à? Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo.
Nam: – Chà! Cậu tự giặt lấy cơ à? Giỏi thật đấy!
Hùng: – Không! Tớ khơng có chị, đành nhờ… anh tớ giặt giúp.
Nam: !!!
<b>MINH CHÂU sưu tầm </b>
<b>* Giải thích: </b>
Chà! (đây là câu cảm)
Cậu tự giặt lấy cơ à? (đây là câu hỏi)
Giỏi thật đấy! (đây là câu cảm)
Không! (đây là câu cảm)
<b>Bài 3 (SGK trang 116): Với mỗi nội dung sau đây, em hãy đặt một câu và dùng </b>
a) Nhờ em (hoặc anh, chị) mở hộ cửa sổ.
b) Hỏi bố xem mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà.
c) Thể hiện sự thán phục trước thành tích của bạn.
d) Thể hiện sự ngạc nhiên vui mừng khi được mẹ tặng cho một món quà mà em
ao ước từ lâu.
*Hướng dẫn làm bài:
a) Cần đặt câu khiến, sử dụng dấu chấm than.
b) Cần đặt câu hỏi, sử dụng dấu chấm hỏi.
c) Cần đặt câu cảm, sử dụng dấu chấm than.
d) Cần đặt câu cảm, sử dụng dấu chấm than.
Gợi ý:
a) Câu khiến:
– Chị mở cửa sổ giúp em với!
b) Câu hỏi:
– Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà ?
c) Câu cảm thán:
– Bạn đã đạt được thành tích thật tuyệt vời !
d) Câu cảm thán:
– Ôi, búp bê đẹp quá!
-Ơn lại các dấu câu vừa học.
-Sử dụng đúng dấu câu khi viết.