Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tham luận về sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.04 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TRƯỜNG THCS QUẢNG THANH
<b>TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI</b>


<b> CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b> Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<i>QQuảng Thanh, ngày 25 tháng 1 năm 2018</i>
<b>THAM LUẬN </b>


<b>“VỀ KHAI THÁC VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS QUẢNG THANH”</b>
<b>Giáo viên: Hà Thị Diệu Linh</b>


<b>Trình độ chuyên môn: Cử nhân văn học</b>


<b>Phần hành được giao: Ngữ văn 7- 8B, chủ nhiệm 7a</b>


<b>***********************************</b>


<b>I. Vị trí, vai trò của phương tiện, thiết bị trong dạy học hiện nay.</b>


Đổi mới nội dung phương pháp giáo dục THCS hiện nay gắn trực tiếp với đổi mới
điều kiện và phương tiện dạy học. Tuy nhiên trong một thời gian khá dài, do nhiều yếu tố
khách quan việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học gần như bị lãng quên. Giáo dạy
chay, với lối đọc chép cho học sinh, hoặc độc thoại trên lớp. Học sinh tiếp thu kiến thức bị
động, không hứng thú với việc học tập ở trường phổ thông.


Vấn đề, phương tiện thiết bị dạy học trong nhà trường đến nay vẫn đang là câu hỏi
mở, đặt ra nhiều điều đối với người làm công tác giáo dục và những người trực tiếp giảng
dạy. Điều đó nảy sinh từ yêu cầu sử dụng với sự bất cập thiếu thốn các phương tiện và đồ
dùng dạy học. Tuy nhiên bất luận trong hoàn cảnh nào, việc dạy học trong nhà trường vẫn
phải tìm cách đạt được yêu cầu áp dụng tích cực phương tiện và đồ dùng dạy học với sự


sáng tạo của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí.


1. Quan niệm về phương tiện dạy học :


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Phương tiện dạy học có thể có sẵn hoặc tự tạo (do giáo viên và học sinh sáng tạo
nên).Phương tiện dạy học có thể gắn với các thiết bị đơn giản, thông thường hoặc các thiết
bị hiện đại trong quá trình sử dụng.


- Phương tiện dạy học ngữ văn gồm: tranh ảnh và một số đồ dùng dạy học. So với
các môn học khác tranh, ảnh và đồ dùng dạy học Ngữ văn có số lượng khơng nhiều cũng
khơng q phức tạp nhưng lại địi hỏi sự tinh tế rất cao cả về nội dung lẫn hình thức. Việc
sử dụng các phương tiện dạy học Ngữ văn sao cho có tác dụng tích cực cũng là điều không
dễ dàng, cần sự chuẩn bị công phu mới đem lại hiệu quả.


2. Tác dụng của phương tiện dạy học:


Phương tiện dạy học có các tác dụng chính sau:
- Hỗ trợ triển khai bài học;


- Làm tường minh các khái niệm trừu tượng, giúp quá trình lĩnh hội của học sinh
nhanh và hiệu quả hơn;


- Tạo môi trường trực quan sinh động trong dạy học.
3. Phân loại các phương tiện sử dụng trong dạy học:


- Các phương tiện dạy học cơ bản gồm: sách,tài liệu tham khảo; tranh,ảnh; vật thật;
băng đĩa hình, tiếng; bảng; máy chiếu hắt; máy tính chiếu đa năng


- Phân loại có thể tạm phân thành 3 loại:



+ Phương tiện và đồ dùng dạy học thông thường: sách tài liệu; tranh,ảnh; bảng; giá
đỡ


+ Phương tiên hiên đại: Máy chiếu hắt, máy tính chiếu đa năng;
+ Phương tiện dạy học sáng tạo.


+ Sử dụng TV


Như vậy việc sử dụng phương tiện, thiết bị trong học có vai trị cần thiết trong q
trình dạy và học của giáo viên và học sinh.


<b>II. Thực trạng về việc sử dụng phương tiện dạy học của cá nhân, đơn vị.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

như phụ huynh, trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc học của các
em học sinh. Đặc biệt đó là tổng số 8/8 lớp đều trang bị đầy đủ màn hình tivi phục vụ cho
việc.


Bộ mơn Ngữ văn là mơn học về ngơn từ, rất ít sử dụng đồ dùng dạy học và phương
tiện dạy học nên việc đầu tư đồ dùng dạy học cho môn này là rất ít. Tiếp đến, tuy máy tính
điện tử mang lại rất nhiều tiện ích cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì
cơng cụ hiện đại này cũng khơng thể hỗ trợ hồn tồn cho việc dạy học. Nó chỉ thực sự
hiệu quả đối với một số bài giảng, một số tiết học chứ không thể là tồn bộ chương trình
nhất là đối với bộ môn Ngữ văn do nhiều nguyên nhân. Với những bài học có nội dung
ngắn, khơng nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi
hơn cho học sinh, giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học trên một mặt bảng và như vậy sẽ
dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng slide như khi dạy
giáo án điện tử. Những mạch kiến thức vận dụng đòi hỏi giáo viên phải kết hợp phấn trắng
bảng đen và các phương pháp thuyết giảng, bình giảng mới tạo được tâm thế tốt cho học
sinh.



Bên cạnh đó, kiến thức, kĩ năng về cơng nghệ thơng tin của giáo viên cịn hạn chế
nên dù có đam mê nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng dẫn đến né tránh. Mặt khác,
phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mịn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn
chưa thể xóa bỏ trong ngày một ngày hai. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy
theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách
biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn quá mới mẻ đối với
giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời
phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này, khắc phục những hạn chế của phương
pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho cơng nghệ thơng tin, dù đã được đưa vào q
trình dạy học vẫn chưa thể phát huy tính tích cực và hiệu quả của nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Phong trào nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường được đẩy
mạnh, nhiều thầy cô giáo đã mạnh dạn soạn giáo án điện tử trình chiếu trong các tiết thao
giảng, báo cáo chuyên đề các cấp. Các tổ chuyên môn coi việc bồi dưỡng kĩ năng vi tính,
kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử là một nhiệm vụ trọng tâm trong sinh hoạt chuyên môn
hằng tháng.


Quan trọng hơn là qua một số tiết dạy trên tivi chúng tôi nhận thấy ở các em có sự
chuyển biến rõ nét về mức độ tập trung, hứng thú, các em học sôi nổi hơn, giờ học sinh
động hơn, tham gia vào tiết học tích cực hơn trở thành động lực thúc đẩy quá trình tự học,
tự sáng tạo của thầy cô giáo ngày càng mạnh mẽ hơn .


<b>III. Khai thác sử dụng và quá trình bảo quản thiết bị dạy học</b>
<i><b>1. Sử dụng thiết bị</b></i>


Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào dạy học đang ngày càng
phát triển. Nó giúp cho giáo viên cũng như học sinh trở nên thuận lợi hơn trong việc dạy và
học.


- Trong quá trình dạy học có thể vận dụng cơng nghệ thơng tin sơ đồ hóa nội dung


kiến thức của bài học, khái qt về các đặc điểm chính, về tiến trình văn học, minh họa tác
giả, tác phẩm bằng hình ảnh, bằng các đoạn băng hình …


- Sử dụng tivi để giới thiệu chân dung, gia đình, quê hương, minh họa


+ Có thể sử dụng giới thiệu hình ảnh tư liệu về tác giả, tác phẩm mà không phải
mang theo tranh ảnh, tác phẩm cồng kềnh. Hoặc ngâm, đọc, tóm tắt tác phẩm, nghe tác
phẩm phổ nhạc, hay xem một đoạn tác phẩm (có ấn tượng) được chuyển thể thành kịch bản
phim… Vận dụng tính năng của cơng nghệ thơng tin sẽ giúp giáo viên hệ thống nhân vật,
tóm tắt cốt truyện theo mơ hình hoặc minh họa nội dung nào đó bằng hình ảnh, lời kể ghi
âm…làm cho giờ học thêm sinh động, không gây sự nhàm chán.


+ Với các văn bản ngắn, các Slide có thể dùng để chép nguyên văn bản cho học sinh
tiện theo dõi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Với các tác phẩm đã chuyển thể thành kịch bản phim, có thể sử dụng băng hình
phim để tóm tắt tác phẩm, minh họa các đoạn trích được học...


Việc đưa tư liệu minh họa cho bài Đọc – hiểu vừa tích hợp giảng dạy Ngữ văn học
với các hình thức khác vừa giúp học sinh hiểu kĩ, sâu về văn bản được học, giúp học sinh
tiếp cận với cách học hiện đại trong nhà trường phổ thông.


- Việc sơ đồ hố tồn bộ kiến thức của bài học trên các Slide bài cũng hết sức thuận
tiện giúp giáo viên không phải dùng bảng phụ.


- Đối với học sinh tạo sự hứng thú đặc biệt khi được học các tiết có máy chiếu bởi
nhiều lí do: hình ảnh sống động như thật, nhiều hình ảnh minh họa cụ thể, nhiều hiệu ứng
âm thanh mới lạ tạo được sự chú ý cho các em ngay từ phần giới thiệu bài đến phần củng
cố dặn dò.



- Quan trọng hơn là các em học sinh bớt sợ văn, ham thích các giờ văn, có được tâm
thế ham khám phá, tìm kiếm thơng tin trên mạng hơn và hiệu quả tiếp thu bài ở các em có
nhiều chuyển biến rõ rệt.


Tuy nhiên vận dụng công nghệ thông tin bên cạnh những mặt mạnh vẫn còn những
vấn đề hạn chế:


Dạy học Ngữ văn không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức, kĩ năng cần thiết mà
còn tổ chức để học sinh biết cách tiếp cận tác phẩm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ và năng
lực ngôn ngữ. Hoạt động này đòi hỏi người thầy phải vận dụng nhiều phương pháp,
phương tiện dạy học khác nhau một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh,
bài học cụ thể. Nếu ứng dụng công nghệ thông tin khơng có sự chọn lọc cho đúng tính
chất, nội dung, cách thức hoặc ứng dụng một cách thái quá, cả giờ dạy giáo viên chỉ click
chuột và click chuột thì sẽ dễ làm mất hết cảm xúc tự nhiên, làm hạn chế chất văn, chất thơ
trong mỗi bài dạy. Như vậy hiệu quả giờ dạy – học văn sẽ không đạt như mong muốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

của học sinh, học sinh sẽ chỉ có ấn tượng về nhân vật trong phim mà thôi…. Nếu giáo viên
sử dụng quá nhiều tranh minh họa cho tiết dạy, đôi khi làm mất mục đích chính của giờ
dạy.


Sử dụng thiết bị dạy học không chỉ phục vụ cho môn học mà cịn có thể sử dụng
trong các buổi 15 phút đầu giờ cho học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh xem những
hình ảnh, video liên quan đến nội dung hoạt động. Có thể xem những câu chuyện về quà
tặng cuộc sống giúp các em có thể rút ra được những kinh nghiệm cho chính bản thân
mình. Những câu chuyện lịch sử, những địa danh gắn liền với quê hương để giúp các em
yêu quý hơn về quê hương của mình. Ngồi ra trong các tiết hoạt động ngồi giờ lên lớp
xây dựng theo các chủ đề chúng ta có lồng ghép một số trị chơi trí tuệ giúp các em giảm
bớt căng thẳng trong quá trình học tập.


<i><b>2. Bảo quản thiết bị tại phịng học.</b></i>



Giữ gìn vệ sinh phịng học ln sạch sẽ. Bảo quản cẩn thận mỗi khi sử dụng xong thiết bị
dạy học. Giao trực tiếp cho một học sinh làm công việc tắt mở tivi trong tiết học.


<b>III. Kết luận</b>


Như vậy sử dụng các phương tiện dạy học là yêu cầu đối với giáo viên trong q
trình đổi mới. Nếu khơng tiếp cận nhanh với kĩ thuật hiện đại, giáo dục chẳng những
khơng đổi mới mà cịn dẫn đến tụt hậu thảm hoạ so với sự phát triển.


Sử dụng các phương tiện kĩ thuật trong dạy học có lợi ích lớn cho cả thầy và trò về
nhiều phương diện. Trước hết tạo ra được sự tiếp cận mới về kiến thức, nhanh và có hiệu
quả. Sau đó giúp cho tư duy làm việc khoa học, hiệu quả hơn.


Đồ dùng dạy học và các phương tiện kĩ thuật trong dạy học, tạo sự hứng thú trong
dạy học. Đồng thời thể hiện trình độ phát triển cao hơn trtong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức
khoa học.


<i><b>Người viết</b></i>


</div>

<!--links-->

×