Tải bản đầy đủ (.docx) (169 trang)

(Luận án tiến sĩ file word) Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.68 KB, 169 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
ĐẾN ĐẠO ĐỨC NGƢỜI SẢN XUẤT, KINH
DOANH
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
ĐẾN ĐẠO ĐỨC NGƢỜI SẢN XUẤT, KINH
DOANH
VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: CNDVBC&DVLS
Mã số: 9.22.90.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRẦN SỸ PHÁN
2. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LUẬN


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu được
sử dụng trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết luận rút ra
trong luận án là kết quả tìm tịi, nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tác giả
luận án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Kim Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................3
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án........................................................ 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án....................................................... 4
7. Kết cấu của luận án........................................................................................5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI..................................................................................................................1
1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đạo đức trong kinh tế thị trường..................1
1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tác động của kinh
tế thị trường đến đạo đức xã hội nói chung, đạo đức của người sản

xuất, kinh doanh nói riêng.........................................................................12
1.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát huy
tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến
đạo đức xã hội nói chung, đạo đức của người sản xuất, kinh doanh
Việt Nam nói riêng....................................................................................22
1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và một số vấn đề đặt ra
luận án cần giải quyết................................................................................28
Chƣơng 2: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC
NGƢỜI SẢN XUẤT, KINH DOANH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN....32
2.1. Khái quát về kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.............................................................................................32
2.2. Đạo đức, đạo đức của người sản xuất kinh doanh và tác động của
kinh tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh......................41


Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC
NGƢỜI SẢN XUẤT, KINH DOANH VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC
TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA.......................................................77
3.1. Thực trạng tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản
xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay.........................................................77
3.2. Một số vấn đề đặt ra từ sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo
đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay................................103
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY TÁC
ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC NGƢỜI SẢN XUẤT, KINH DOANH
VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................................................112
4.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
để có tác động tích cực đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt
Nam hiện nay...........................................................................................112
4.2. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, vai trị giám sát của

cơ quan chức năng, của xã hội, trong việc xử lý các vi phạm đạo đức
trong sản xuất, kinh doanh......................................................................119
4.3. Xây dựng môi trường kinh doanh và đội ngũ doanh nhân có văn
hố 124
4.4 . Tăng cường cơng tác giáo dục đạo đức cho người sản xuất, kinh doanh. 132
KẾT LUẬN.................................................................................................. 143
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................145
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 146


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

ATTP:

An toàn thực phẩm

BVMT:

Bảo vệ môi trường

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:


Bảo hiểm y tế

BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp

CNH, HĐH:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CNDVBC:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

CNDVLS:

Chủ nghĩa duy vật lịch sử

CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

CTQG:

Chính trị Quốc gia


DN:

Doanh nghiệp

ĐHQG:

Đại học Quốc gia

FDI:

Foreign Direct Investment (Đầu tư trực
tiếp nước ngoài)

GDĐT:

Giáo dục đào tạo

HCM:

Hồ Chí Minh

KCN:

Khu cơng nghiệp

KHXH:

Khoa học xã hội

KTTT:


Kinh tế thị trường

LĐ, TB-XH:

Lao động, thương binh - xã hội

NXB:

Nhà xuất bản

ONMT:

Ơ nhiễm mơi trường

PGS:

Phó Giáo sư


SHTT:

Sở hữu trí tuệ

SX, KD:

Sản xuất, kinh doanh

TS:


Tiến sĩ

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TN - MT:

Tài ngun mơi trường

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thị trường là mơ hình kinh tế đã và đang được áp dụng ở nhiều
nước khác nhau trên thế giới. Đây được xem là kiểu tổ chức kinh tế mà trong
đó các quan hệ, các hoạt động kinh tế, các quá trình sản xuất, phân phối, trao
đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường, chịu sự chi phối bới
các quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường có những
nguyên tắc vận hành, phát triển riêng, ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội.
Ưu thế mà kinh tế thị trường mang lại là góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo ra

động lực để các doanh nghiệp đổi mới và phát triển. Kinh tế thị trường cịn tạo ra
mơi trường kinh doanh tự do, dân chủ, bình đẳng v.v. Bên cạnh những ưu thế đó,
kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến tiến bộ xã hội
và sự phát triển con người, đặc biệt là sự phát triển đạo đức xã hội và đạo
đức cá nhân, trong đó có vấn đề đạo đức người sản xuất, kinh doanh.
Đạo đức xã hội - một mặt bị quy định bởi cơ sở hạ tầng, bởi tồn tại xã
hội; mặt khác nó cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại cơ sở hạ
tầng. Khi cơ sở hạ tầng, nền tảng kinh tế thay đổi, sớm hay muộn đạo đức xã
hội cũng phải thay đổi theo.
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản
lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo đã và đang thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc
phịng, đối ngoại v.v. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, người dân
được tạo điều kiện phát huy mọi năng lực của mình, tự chủ, tích cực trong q
trình sản xuất, kinh doanh.

1


Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng đang gây ra
những hệ lụy nhất định. Đó là tình trạng suy thối đạo đức diễn ra ngày càng gây
gắt hơn, xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng phản đạo đức, phi nhân tính.
Trong lĩnh vực kinh tế, khơng ít người sản xuất, kinh doanh thiếu ý thức, xem
thường trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật không cao, sống thực
dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá
trị tinh thần, sống vô cảm, vị kỷ. Tình trạng sản xuất hàng giả, hàng kém chất
lượng, gian lận thương mại, trốn thuế, vi phạm sở hữu trí tuệ, bóc lột sức lao
động của người làm cơng, khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi

trường v.v.diễn ra ở nhiều nơi. Hệ lụy từ mặt trái của kinh tế thị trường không
chỉ gây thiệt hại cho nền kinh tế mà cịn ảnh hưởng khơng tốt đến việc phát huy
các giá trị con người Việt Nam vì sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bối
cảnh đó, hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của kinh tế thị
trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh để họ có được những đóng góp
ngày càng to lớn hơn trong việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh” là vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn
trong giai đoạn hiện nay.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Tác động của kinh tế
thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay”
làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về tác động của kinh
tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh cũng như thực trạng của
sự tác động đó, tác giả luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy
tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo
đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Phân tích một số vấn đề lý luận chung về đạo đức, đạo đức người sản
xuất, kinh doanh; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như


những tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến đạo đức
người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức
người sản xuất, kinh doanh Việt Nam trên cả hai mặt: tích cực và tiêu cực.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực, hạn
chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến

đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu tác động của kinh tế thị
trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay ở cả hai mặt:
tác động tích cực và tác động tiêu cực.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : tác động của kinh tế trị trường đến đạo đức người sản
xuất, kinh doanh Việt Nam ở một số ngành nghề chính: cơng nghiệp; nơng
nghiệp; thủy, hải sản; dược phẩm, vật tư y tế ở Việt Nam.
- Về thời gian từ 1986 đến nay. Đây là thời gian Đảng và Nhà nước
Việt Nam chủ trương chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Từ nền kinh tế tập
trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước về kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng XHCN; về đạo
đức nói chung, đạo đức người sản xuất, kinh doanh nói riêng.
Ngồi ra luận án cịn kế thừa kết quả nghiên cứu của một số cơng trình khoa học
đã cơng bố có liên quan trực tiếp đến đề tài.


Cơ sở thực tiễn của đề tài là thực trạng đạo đức của người sản xuất,
kinh doanh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết

hợp với một số phương pháp khác, như: phương pháp lịch sử và lôgic; phân tích,
tổng hợp; thu thập tài liệu, thơng tin thứ cấp; so sánh - đối chiếu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án chỉ ra cơ chế tác động của kinh tế thị trường định hướng
XHCN đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay.
- Luận án làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra từ tác động của
kinh tế thị trường định hướng XHCN đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh
Việt Nam hiện nay.
- Luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích
cực, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản
xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ khái niệm đạo đức của người sản xuất,
kinh doanh; đưa ra một số chuẩn mực đạo đức của người sản xuất, kinh
doanh; chỉ ra cơ chế tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản
xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay.
- Luận án đánh giá thực trạng tác động của kinh tế thị trường đến đạo
đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ
cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các chuyên đề đạo đức kinh doanh
trong các trường kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án còn có ý nghĩa như bản khuyến nghị tham khảo, phục vụ cho
việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý, xây dựng hệ giá trị văn hóa
và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung, chuẩn mực đạo đức người sản
xuất, kinh doanh nói riêng.


7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình đã cơng bố của
tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, nội dung luận án bao gồm 4

chương, 12 tiết.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh
doanh Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận
Chương 3. Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh
doanh Việt Nam hiện nay - Thực trạng và một số vấn đề đặt ra
Chương 4. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác
động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt
Nam hiện nay.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đạo đức của người sản xuất, kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng
trong đời sống xã hội nói chung và trong hoạt động kinh tế của mỗi cá nhân,
tổ chức nói riêng. Vấn đề đạo đức của người sản xuất kinh doanh từ lâu đã là
tâm điểm của nhiều đề tài nghiên cứu với những khía cạnh và góc độ khác nhau.
Những đề tài theo hướng nghiên cứu này đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình Việt
Nam thực hiện chuyển đổi từ mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đạo đức trong kinh tế thị trƣờng
Quá trình chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã thu hút sự quan tâm
khơng chỉ của các nhà chính trị mà cịn của khơng ít nhà nghiên cứu. Đã có
khơng ít cơng trình khoa học liên quan đến kinh tế thị trường, kinh tế thị trường
định hướng XHCN được công bố. Trong số đó có thể kể đến một số cơng trình
sau:
Cuốn “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Vũ

Đình Bách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2008 [7]. Trước khi
đi sâu phân tích những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, tác giả đã chỉ ra một trong những đặc điểm của nền kinh tế thị
trường nói chung, nhất là tính cạnh tranh. Theo tác giả, cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường - một mặt là một trong những nhân tố có khả năng ảnh hưởng
đến việc phân bổ các nguồn lực xã hội nói chung, nguồn lực sản xuất nói riêng.
Mặt khác cạnh tranh cũng gây ra những hậu quả, những tổn thất cho xã
hội, như thất nghiệp, lạm phát, xâm hại môi trường. Tác giả viết: “tính tự
phát của kinh tế thị trường đơi khi gây nên những tổn thất to lớn như lạm
phát, thất nghiệp, suy thối, xâm hại mơi trường, cạn kiệt
1


những nguồn tài nguyên không thể tái sinh” [7; tr 39]. Cùng với đó, tác giả đã
phác thảo mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Năm 2009, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành cuốn “Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa - Lý luận và thực tiễn”do Nguyễn Duy Hùng làm
chủ biên [44]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã góp phần làm sáng tỏ một số
vấn đề lý luận liên quan đến kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chỉ ra bản chất xã hội, tính định hướng xã hội của
nền kinh tế trên quan điểm duy vật lịch sử.
Các tác giả của cuốn sách cho rằng: kinh tế thị trường là phương thức
vận hành kinh tế lấy lợi ích vật chất, cung - cầu thị trường và quan hệ mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế.
Một trong những điểm đáng chú ý trong cuốn sách này có ý nghĩa tham
khảo đối với tác giả luận án là – coi kinh tế thị trường là một quan hệ kinh tếxã hội- chính trị, chứ không phải chỉ là một quan hệ kinh tế đơn thuần. Đây
được coi là một gợi mở cho tác giả luận án khi bàn về tác động của kinh tế thị
trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay.
Năm 2010, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản cuốn “Định

hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Phạm Văn Dũng [16].
Ngồi việc khái lược về sự hình thành và phát triển của các mơ hình kinh tế thị
trường với những đặc trưng nổi bật, như: năng động, linh hoạt, sử dụng hiệu
quả các nguồn lực v.v. cũng như những khuyết tật của nền kinh tế thị trường như:
“tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên quá mức dẫn đến cạn kiệt tài nguyên
và ô nhiễm môi trường” [16, tr. 20]; cịn về mặt xã hội thì đó chính là “bất bình
đẳng xã hội thể hiện trên cả ba mặt - thu nhập, tài sản, cơ hội kinh doanh” [16,
tr. 21] v.v tác giả cuốn sách tập trung luận giải những vấn đề lý luận liên quan
đến định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đó là mục tiêu của
nền kinh tế; là sự tồn tại của các thành


phần kinh tế trong thời kỳ quá độ; là cách thức quản trị, quản lý, điều hành
nền kinh tế v.v.
Năm 2016, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có ấn hành cuốn “Một số
vấn đề lý luận - Thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới”, do Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa,
Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông đồng chủ biên [73] Cuốn sách được biên
soạn trên cơ sở chắt lọc nội dung của 31 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước thuộc chương trình KX.04/11-15.
Trong phần thứ hai của cuốn sách dưới tựa đề Một số vấn đề lý luận Thực tiễn qua 30 năm đổi mới về kinh tế đã đề cập trực tiếp đến các vấn đề
liên quan đến kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nhất là vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam về sở hữu, về đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế v.v.
Theo các tác giả, tiêu chí định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay thể hiện ở: 1) Mục tiêu phát triển của nền kinh
tế; 2) Phương hướng, phương thức phát triển của nền kinh tế thị trường; 3) Về
định hướng xã hội và phân phối và 4) Định hướng về quản lý.
Một trong những gợi ý quan trọng của cơng trình nghiên cứu này đối
với tác giả luận án chính là việc xác định tính định hướng xã hội chủ nghĩa

trong phát triển kinh tế thị trường. Tính định hướng này phản ánh mục tiêu,
phương thức phát triển, phân phối và cơ chế quản lý kinh tế, nhằm khai thác
tốt nhất lợi thế của thị trường, đồng thời khắc phục và hạn chế tới mức thấp
nhất những khuyết tật của nó để phục vụ lợi ích cho mọi người dân, hướng
tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội [73,tr.270]. Có thể nói đây là những gợi mở
quan trọng đối với tác giả luận án khi phân tích tác động của kinh tế thị
trường đến đạo đức của người sản xuất, kinh doanh ở nước ta hiện nay. Nghĩa
là nhìn nhận kinh tế thị trường từ góc độ quan hệ kinh tế - xã hội - chính trị đạo đức.


Năm 2017, Nxb Chính trị quốc gia có ấn hành cuốn “Chủ nghĩa Mác Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh với công cuộc đổi mới của Việt Nam” của Lê Hữu Nghĩa
[67]. Cuốn sách gồm có bốn phần, trong đó phần thứ ba “Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam” đã trực tiếp đề cập đến kinh tế
thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo
tác giả cuốn sách, trước đổi mới, Việt Nam đã áp dụng cơ chế kế hoạch hóa
tập trung, bao cấp theo mơ hình của Liên Xơ và các nước Đơng Âu, xây dựng
nền kinh tế hầu như khép kín. “Mơ hình này khơng phù hợp với thực tiễn khi đất
nước chuyển sang kiến thiết trong thời bình, nhưng vẫn duy trì quá lâu, làm
thui chốt các động lực tăng trưởng, nền kinh tế của nước ta lâm vào khủng
hoảng trầm trọng. Thực tế đó địi hỏi Đảng ta phải đổi mới tư
duy, mà điểm then chốt là tư duy về kinh tế thị trường” [67, tr.355].
Sau khi khái lược quá trình hình thành và phát triển tư duy về kinh tế
thị trường tác giả cuốn sách khẳng định: những thành tựu về phát triển kinh
tế- xã hội của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy tư duy lý luận về thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thực tiễn khẳng định
là đúng đắn. Đồng thời tác giả cuốn sách cũng cho rằng vẫn cịn nhiều vấn đề
lý luận và thực tiễn về tính định hướng xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế thị
trường cịn chưa sáng tỏ. Vì vậy phải tiếp tục nghiên cứu, tìm tịi và đổi mới
tư duy trong q trình xây dựng và hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [67, tr.357].
Các phân tích, nhận định, đánh giá của tác giả cuốn sách“Chủ nghĩa
Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với công cuộc đổi mới của Việt Nam” là tài
liệu tham khảo quý giá cho tác giả luận án khi phân tích phương thức tác động
của kinh tế thị trường đến đạo đức của người sản xuất, kinh doanh ở nước ta
hiện nay.
Có thể nói, ở mức độ nhất định những nội dung cơ bản về kinh tế thị trường,
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được làm sáng tỏ. Nhất là bản
chất của kinh tế thị trường; sự khác biệt giữa kinh tế thị trường với


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là những tư liệu tham khảo
quý báu cho NCS khi bàn về sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức xã
hội nói chung, đạo đức người sản xuất, kinh doanh nói riêng.
Ngồi một số cuốn sách đã nêu, trên một số tạp chí có đăng tải một số bài viết có
liên quan trực tiếp đến kinh tế thị trường, như: “Một số luận điểm mới về phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”
đăng ở Tạp chí Lý luận chính trị, số 8-2016 [92] của Nguyễn Xuân Thắng, sau
khi cho rằng: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một mơ hình
hồn tồn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Do vậy, phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN là một quá trình hồn thiện, đổi mới và sáng tạo
khơng ngừng trong nhận thức, tư duy lý luận và thực tiễn, tác giả đã chỉ ra các
phương diện thể hiện tính định hướng của nền kinh tế thị trưởng ở nước ta.: Thứ
nhất, mục tiêu của sự phát triển “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”; thứ hai, phương thức phát triển, đó là việc phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; thứ ba, phương
thức phân phối, phân phối theo hiệu quả kinh tế, phân phối thông qua phúc
lợi xã hội v.v. và thứ tư, trong phương thức quản trị và quản lý nền kinh tế [92,
tr.14]. Đây là một trong những tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả luận án khi
phân tích mặt xã hội của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam, nhất là tác động tích cực của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản
xuất, kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
“Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về cấu trúc của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhan đề bài viết của Phạm
Thị Túy, đăng trên tạp chí Lý luận chính trị, số 4-2017[84]. Trong bài viết
này, tác giả đã phân tích “cấu trúc kinh tế-xã hội của nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN” trên 5 phương diện cơ bản: 1) Về các thành phần kinh tế;
2) Về sở hữu; 3) Về các loại thị trường; 4) Về cơ chế vận hành nền kinh tế; 5) Về
phân phối.


Về mặt xã hội-đạo đức của nền kinh tế, tác giả cho rằng cần phải kết hợp chặt
chẽ những nguyên tắc phân phối của CNXH và của KTTT với nhiều hình thức
đan xen, trong đó chủ yếu phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông
qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Cách tiếp cận theo tinh thần Cương
lĩnh Đại hội VII và Đại hội XI của tác giả góp phần làm rõ thêm định hướng xã
hội chủ nghĩa của nền kinh tế ở nước ta hiện nay.
Tạp chí Triết học số 1-2018 có bài “Quan niệm của Đảng Cộng sản
Việt Nam tại Đại hội XII về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
[94] của Nguyễn Văn Thuấn. Trong bài viết này, tác giả đã khái lược quá
trình hình thành kinh tế thị trường và chỉ ra các đặc trưng của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tinh thần Đại hội lần thứ XII của
Đảng. Các đặc trưng đó là: 1) Mục tiêu của nền kinh tế; 2) Vấn đề sở hữu trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; 3) Sự quản lý của nhà nước pháp
quyền XHCN đối với nền kinh tế; 4) Đa dạng hóa các hình thức phân phối và 5)
Sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng
con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Ngoài những cuốn sách và các bài viết trên, chúng ta có thể kể đến một
số bài viết khác cũng liên quan đến kinh tế thị trường và kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa , như: “Một số mâu thuẫn trong quá trình phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Trần
Thành, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10-2014 [90]; Tạp chí Lý luận
chính trị số 3-2014 có bài “Những đặc trưng của kinh tế thị trường và nhận
thức của Đảng ta về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của tác
giả Vũ Văn Phúc [76]; “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa”của Nguyễn Văn Thanh, Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2015)
[88];

Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2016 có bài “Nhân tố chủ quan trong

phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”
của tác giả Phan Mạnh Tồn [82]; Tạp chí Lý luận chính trị, số 7-2016 có bài


“Chế độ sở hữu và vấn đề giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Nguyễn Tấn Hùng [45]; bài: “Tác động
của kinh tế thị trường đối với y đức và một số giải pháp nâng cao y đức của
cán bộ y tế ở Việt Nam hiện nay” của Chu Tuấn Anh, Đỗ Thị Nhường, đăng ở
Tạp chí Lý luận chính trị, số 2-2019; hay bài “Mối quan hệ giữa Nhà nước,
doanh nghiệp và người dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Miền, đăng ở Tạp chí Lý luận chính
trị, số 8-2020. Tạp chí Lý luận chính trị, số 9-2020 có bài: “Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn của Việt Nam” của Hồ
Thanh Thủy và Nguyễn Đức Hà. Theo Hồ Thanh Thủy và Nguyễn Đức Hà,
thực hiện mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự nắm bắt và vận
dụng xu thế khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay.
Trong các bài viết trên, một số vấn đề lý luận liên quan đến đặc trưng của kinh tế
thị trường hay các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa cũng như những mâu thuẫn nẩy sinh trong quá trình phát triển

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhất là mâu
thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội …đã được các tác
giả đề cập đến.
Cùng với những nghiên cứu về kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, khơng ít nghiên cứu về đạo đức trong kinh tế thị trường cũng đã
được công bố. Trong số đó có thể kể đến một số cơng trình sau:
Năm 2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành cuốn "Mấy vấn đề đạo đức
trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" do Nguyễn Trọng Chuẩn
và Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) [10] Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết liên
quan trực tiếp đến đạo đức trong kinh tế thị trường. Đặc biệt sự tác động của kinh
tế thị trường đến hệ các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam.
Chẳng hạn trong bài “ Kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay và những biến động
trong lĩnh vực đạo đức”, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn đã có sự luận giải hết
sức thuyết phục khi cho rằng: chính tính chất chuyển đổi trong


kinh tế “cùng tình trạng thiếu pháp luật hoặc sự chưa hồn chỉnh của pháp luật,
của các cơng cụ quản lý và điều tiết của Nhà nước làm cho các biến động trong
nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đạo đức, trở nên hết sức gay gắt và đáng lo
ngại” [10,tr.14]. Tác giả bài viết còn nhấn mạnh: “cả sự thiếu luật pháp lẫn luật
pháp không đồng bộ và những kẽ hở của pháp luật trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa vừa mới bước đầu hình thành của chúng ta là một
trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội, suy thoái về đạo đức và về lối
sống” [10,tr.16].
Từ một góc độ tiếp cận khác, tác giả Phạm Văn Đức đã luận giải “Mối quan hệ
giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay”. Theo tác giả bài viết: “ Những lợi ích cá nhân của từng người cụ
thể với tính cách là thành viên của xã hội, nếu khơng đối lập với lợi ích xã hội
thì ln là động cơ của những hành vi đạo đức chân chính” [10,tr.59]. Một trong
những gợi mở của bài viết chính là chỗ xem xét lợi ích của con người “được

biểu hiện tập trung ở các quan hệ kinh tế” như là một phương thức để kinh tế thị
trường tác động đến đạo đức xã hội. Do đó khi chúng ta chuyển đổi cơ chế quản
lý kinh tế, quan hệ lợi ích cũng có nhưng thay đổi nhất định, sự thay đổi đó kéo
theo sự thay đổi quan niệm về các chuẩn mực đạo đức. Tác giả viết: “dưới sự
tác động của lợi ích trong nền kinh tế thị trường, một số quan niệm về những
chuẩn mực đạo đức cũng có sự thay đổi” [10, tr.61].
Tác giả Lương Việt Hải trong bài “Sự phân hóa giàu nghèo trong điều kiện kinh
tế thị trường và các giá trị đạo đức ở nước ta hiện nay” cho rằng, “kinh tế thị
trường đã có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế-xã hội của nước ta. Kinh tế
tăng trưởng với mức độ khá cao và liên tục...đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn
tinh thần được cải thiện đáng kể. Nhưng những mặt tiêu cực, hạn chế, những tệ
nạn xã hội cũng đã xuất hiện và ngày càng lan rộng. Một số giá trị văn hóa và
đạo đức xã hội bị suy giảm nghiêm trọng” v.v. Các bài viết trên đây cùng với
nhiều bài viết khác trong cuốn sách đã phác họa một bức tranh


với nhiều màu sắc khác nhau nhưng cùng một chủ đề về đạo đức trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Cuốn “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa” của Trịnh Duy Huy, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất
bản năm 2009 [38] Cuốn sách gồm ba chương, trong đó chương I bàn về
“Kinh tế thị trường và tác động của nó đối với đạo đức” là tài liệu tham khảo
có liên quan trực tiếp đến hướng nghiên cứu mà NCS lựa chọn.
Đứng trên quan niệm duy vật lịch sử, tác giả Trịnh Duy Huy cho rằng: “Chính từ
những quan hệ kinh tế, quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và
tiêu dùng sản phẩm, những quan hệ về đạo đức của con người được hình
thành” [38, tr.25] từ đó tác giả đi đến kết luận: mỗi khi tồn tại xã hội, cơ chế
quản lý kinh tế thay đổi sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống đạo đức xã hội; “trên
bình diện xã hội, kinh tế thị trường khơng chỉ là một phương thức vận hành kinh
tế, nó đồng thời cịn là cơ sở kinh tế ảnh hưởng tồn diện đến các lĩnh vực xã

hội, trong đó có đạo đức”[38, tr.41-42]. Theo tác giả, sự ảnh hưởng này vừa có
tính tích cực, vừa có tính tiêu cực, trong đó ảnh hưởng tiêu cực là điều chúng ta
không thể xem thường.
Cuốn “Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay” của Lê Thị Tuyết Ba, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2010. [4]
Cuốn sách được tác giả kết cấu thành ba chương, trong đó chương II “Vai trị
của ý thức đạo đức và sự biến đổi của ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế
thị trường ở nước ta hiện nay” phần nào chỉ ra sự tác động của kinh tế thị
trường đến sự biến đổi đạo đức nói chung, ý thức đạo đức nói riêng.
Trong mục “ Sự biến đổi của ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay”, tác giả đã khái lược các quan niệm khác nhau về
sự biến đổi đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường. Đó là “thuyết trượt
dốc”, “thuyết leo dốc”. Chỉ ra điểm hợp lý và khơng hợp lý của các quan niệm
này từ đó phân tích những biến đổi theo chiều hướng tích cực cũng như tiêu
cực của ý thức đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả “ khả năng dung


hợp giữa đạo đức và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hồn tồn
có cơ sở” [4, tr.160].
Năm 2012, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành cuốn "Mấy vấn đề
về đạo đức học Mác x t và xây dựng đạo đức trong điều iện inh tế thị
trường ở iệt Nam hiện nay" của Nguyễn Thế Kiệt, [50]. Cuốn sách gồm có 3
chương, trong đó chương 3 bàn về “ Xây dựng đạo đức mới trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”. Trong chương 3 này, tác giả đi sâu
phân tích sự biến đổi thang giá trị đạo đức dưới tác động của kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay. Đứng trên quan niệm duy vật lịch sử, tác giả cho
rằng, sự biến đổi thang giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là một tất yếu.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến sự biến đổi này chính là
kinh tế thị trường. Tác giả cịn nhấn mạnh: nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
còn non trẻ, phải chấp nhận cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Đây thực sự là

một thách thức lớn cả về kinh tế lẫn xã hội đối với chúng ta, nhất là về vấn đề
đạo đức [50, tr.109-110].
Ngoài cuốn sách trên, tác giả Lương Gia Ban và Nguyễn Thế Kiệt còn
đồng chủ biên cuốn“Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn
hành năm 2013 [51]. Tuy là cơng trình nghiêng về giáo dục đạo đức cho một
đối tượng cụ thể là sinh viên, nhưng những gì được tác giả trình bày trong nội
dung cuốn sách, nhất là mục: “Kinh tế thị trường và tác động của nó đến giáo
dục đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay” [51,tr.81]

có ý nghĩa

tham khảo nhất định khi bàn về quan hệ giữa kinh tế thị trường với đạo đức
người sản xuất, kinh doanh.
Theo các tác giả, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đạo đức xã
hội có thể biến đổi theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Cho dù chiều
hướng tích cực là chủ đạo nhưng chúng ta không thể xem thường chiều hướng
tiêu cự vì: “ Kinh tế thị trường có thể dẫn đến nguy cơ phát triển một thế hệ con
người phiến diện: coi trọng đời sống vật chất hơn đời sống tinh thần, làm


nẩy sinh sự tha hóa về phong cách và lối sống, coi đồng tiền là vạn năng. Từ đó
làm cho khơng ít người tự đánh mất nhân phẩm của mình” [51, tr.54].
Năm 2012, nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành cuốn “ Định
hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập” [30] do Phạm
Minh Hạc và Thái Duy Tuyên làm chủ biên. Cuốn sách gồm có 3 chương,
trong đó chương 2 “Điều tra, khảo sát định hướng giá trị con người Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập” đã có những phân tích khá sâu sắc về định
hướng giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường, đưa ra “ Dự báo sự biến
đổi định hướng giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa”. Dự báo của các tác giả dựa trên hai yếu tố cơ bản. Một, chủ
trương, chính sách của Nhà nước và hai, sự vận động thực tiễn trong xã hội.
Đây cũng là một trong những tài liệu tham khảo quý giá đối với tác giả luận
án khi phân tích phương thức tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức
người sản xuất kinh doanh nước ta hiện nay.
Trong bài “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta” đăng trên tạp chí Triết học, số 2-2018, tác giả
Nguyễn Thị Hoa tập trung phân tích hai nội dung chính: 1) Nhận thức về thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và 2) Những giải pháp
nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay. Tuy không trực tiếp bàn đến đạo đức của người sản
xuất, kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, nhưng sự phân tích về thể
chế kinh tế thị trường của tác giả cũng là tài liệu tham khảo có ý nghĩa nhất
định khi tác giả luận án bàn về phương thức tác động của KTTT đến đạo đức
của người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay
Ngoài các tài liệu trên đây, cịn có một số bài đăng trên các tạp chí có
nội dung liên quan đến đạo đức trong nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn bài:
“Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức
hiện nay” của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, số 6-1996 [48]; Nguyễn
Văn Phúc với bài “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong


điều kiện hiện nay”, tạp chí Triết học, số 6-2000 [74]; Trần Nguyên Việt với
bài “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại
của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”, tạp chí Triết học, số 5-2002 [104].
Bài “Sự biến đổi giá trị đạo đức truyền thống trước tác động của kinh tế thị
trường ở nước ta” của Trương Thị Phương Thảo, đăng ở Tạp chí Giáo dục, số
3-2016 [85]. Bài: “Tác động của kinh tế thị trường đến lối sống sinh viên Việt
Nam hiện nay” của Trần Sỹ Phán và Nguyễn Thị Thanh Huyền, tạp chí Quản
lý giáo dục, số 9-2016 [69]; Bài “Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ,

đảng viên theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Khóa XII” của
tác giả Trần Sỹ Phán, Tạp chí Triết học, số 12-2016 [70] v.v
1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tác động của kinh tế
thị trƣờng đến đạo đức xã hội nói chung, đạo đức của ngƣời sản xuất,
kinh doanh nói riêng
Đứng trước sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường đến đạo đức xã
hội nói chung, đạo đức của người sản xuất, kinh doanh nói riêng, đã có khơng
ít cơng trình khoa học, đề tài các cấp, các hội thảo, diễn đàn v.v. đi sâu nghiên
cứu tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức, đến lối sống con người Việt
Nam ở nhiều thành phần, lứa tuổi v.v. khác nhau. Trong đó có cả những diễn
đàn do chính doanh nghiệp tổ chức ra nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp,
trong đó có văn hóa đạo đức.
Trong bài“ ai trị của đạo đức kinh doanh trong phát triển doanh nghiệp - thực
trạng và giải pháp” [142] đăng ở Diễn đàn văn hóa doanh nghiệp, tác giả Trần
Trọng Toàn cho rằng: Việt Nam bước vào xây dựng kinh tế thị trường từ một nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Văn hóa kinh doanh, trong đó quan trọng
nhất là đạo đức kinh doanh chưa được coi trọng đúng mức.Trong hoạt động sản
xuất kinh doanh đã xảy ra hàng vạn vụ vi phạm luật pháp và đạo đức kinh doanh
với rất nhiều hiện tượng tiêu cực như sử dụng các thủ đoạn không chính đáng, kể
cả bất hợp pháp, để đạt lợi nhuận càng nhiều càng tốt; sản xuất, nhập khẩu
hoặc kinh doanh hàng giả, hàng


nhái, hàng quốc cấm, hàng kém chất lượng, độc hại, kể cả trong sản xuất kinh
doanh dược phẩm và thực phẩm khơng an tồn; khơng thực hiện hoặc thực hiện
khơng đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động như về tiền lương,
bảo hiểm, an toàn lao động, chế độ hưu trí; thiếu tơn trọng lợi ích người
tiêu dùng, khách hàng và đối tác; trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại; gây ô
nhiễm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; không thực hiện các trách
nhiệm xã hội, v.v. Tóm lại, kinh tế thị trường đã có những tác động tiêu cực đến

đời sống đạo đức xã hội.
“Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với
việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay” là nhan đề
cuốn sách do Nguyễn Chí Mỳ làm chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
ấn hành năm 1999. Trong cơng trình nghiên cứu này, các tác giả đã đi sâu
phân tích những biến đổi của giá trị và chuẩn mực giá trị đạo đức dưới tác
động của nền kinh tế thị trường. Theo đó, những giá trị, những chuẩn mực
đạo đức truyền thống đã và đang có sự thay đổi nhất định. Sự thay đổi này theo các tác giả có nhiều nguyên nhân, trong đó sự tác động của kinh tế thị
trường là một trong những nguyên nhân chính [64]
Cuốn “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” do
Huỳnh Khái Vinh làm chủ biên. Đây là kết quả nghiên cứu thuộc đề tài
nghiên cứu KHXH-04.03: "Xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực giá trị
xã hội mới trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Đề tài nghiên cứu khá tồn
diện, có tính hệ thống những vấn đề lý luận về lối sống, đạo đức và chuẩn giá
trị xã hội. Phân tích sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội; từ đó nêu
phương hướng, quan điểm chỉ đạo và giải pháp xây dựng lối sống, đạo đức
mới trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


×