Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

10 bước tiến thành công cho doanh nghiệp nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.04 KB, 2 trang )

10 bước tiến thành công cho doanh nghiệp nhỏ
Dù sao thì những bước này không dễ dàng và đơn giản. Mỗi bước đòi hỏi sự nỗ lực lớn và
việc làm hiệu quả, tương tự như khi ta chơi trò chơi điện tử ta phải làm chủ được mỗi vòng
trước khi chuyển sang vòng kế tiếp.
1.
Trình bày mục đích cá nhân và cty:
Những DN mới thành công đòi hỏi phải hiểu mình đang làm gì và tận dụng cơ hội tốt.
Triển khai và trình bày mục tiêu của kế hoạch rõ ràng, nó giống như bản đồ chỉ đường. Nó
đưa ra việc định hướng và giúp đạt đến điểm đến cho DN với sự cố gắng, chi phí và thời
gian tối thiểu.
2.
Xác định phân khúc thị trường chính yếu:
Cơ nghiệp kinh doanh bắt đầu bằng việc nghe ngóng thị trường. Trước hết phải xác định
nhu cầu của người tiêu dùng trước khi phát triển sản phẩm để thoả mãn nhu cầu đó. Không
có khách hàng hỗ trợ, bạn không mong gì có thể bước xa thêm. Bạn có một sản phẩm hấp
dẫn nhất mà người ta nghĩ rằng nó là cái đáng quan tâm và chưa từng thấy trong thập niên
này, nhưng nếu bạn chỉ bán được cho một nhúm người thì bạn có lẽ bị thất bại. Để xác
định nhu cầu cho sản phẩm bạn phải kiểm nghiệm thị trường bằng việc nghiên cứu thị
trường.
3.
Phát triển kế hoạch tiếp thị:
Mục đích của kế hoạch tiếp thị là mô tả việc tạo và giữ khách hàng để có lợi nhuận như thế
nào. Cần phải xác định rõ bạn bán cho ai, thâm nhập thị trường như thế nào, tại sao sẽ
thành công với một chiến dịch bán hàng và cuối cùng là bạn sẽ bán được bao nhiêu hàng
năm trong 5 năm tiếp theo. Kế hoạch tiếp thị cuối cùng là sự hợp nhất toàn bộ kế hoạch
kinh doanh nhưng nó phải được hoàn thành trước tiên.
4.
Lập dự thảo kế hoạch kinh doanh:
Kế hoạch kinh doanh phản ánh lợi thế cạnh tranh trong môi trường nhất định. Nó phác thảo
phương hướng đế điều hành cty, phân tích mặt mạnh, yếu và cốt lõi mà từ đó kế hoạch
kinh doanh chính thức sẽ phát triển sau đó. Điều đó giúp bạn tìm ra những người chủ chốt


mà bạn cần và cũng giúp cho việc bắt đầu phát triển kế hoạch tài chính.
5.
Xác dịnh tài chính cần thiết:
Khi sơ thảo kế hoạch kinh doanh bạn bắt đầu xác định tài chính cần thiết phù hợp với kế
hoạch kinh doanh. Phân tích thị trường dẫn đến dự báo lượng hàng hoá bán ra, xác định
trình độ đội ngũ nhân viên, định rõ việc điều hành ngân sách từ đó đặt ra kế hoạch tài
chính và xác định dòng tiền tệ.
6.
Hình thành nhóm chủ chốt:
Người sáng lập, ban quản lý, giám đốc: trước khi phát triển kế hoạch kinh doanh chính
thức phải chắc chắn có một ban quản lý vững chắc. Nếu như có khoảng hở nào đó trong
thời điểm này thì phải bổ sung ngay. Một kế hoạch kinh doanh được phát triển trong bước
4 sẽ lôi cuốn tài năng đến cho cty, thêm vào đó, sẽ giúp bạn xây dựng được Hội đồng quản
trì và Hội đồng cố vấn mạnh.
7.
Thông qua lần cuối kế hoạch tài chính cần thiết và lập kế hoạch kinh doanh chính
thức:
Kế hoạch kinh doanh phải chứng minh được tính thuyết phục rằng phải bán đủ lượng hàng
hoá và dịch vụ để thoả mãn yêu cầu lợi nhuận và thu hút được khách hàng tiềm năng. Đó
là dữ kiện đảm bảo việc kinh doanh vững vàng. Nó cũng sẽ là cẩm nang cho công việc một
khi đã được ổn định.
8.
Phát triển chiến lược tiếp thị để thu hút thêm vốn cần thiết cho hoạt dộng kinh
doanh.
9.
Thành công trên thị trường giúp bạn thêm vốn:
Khi phát triển chiến lược để tiếp cận các nguồn tài chính, công cụ đàm phán cho bạn cuộc
thi đua và có thể thu hút thêm vốn trong nội bộ thay vì chỉ có các nhà đầu tư của bạn.
10.
Đưa ra thị trường sản phẩm/dịch vụ và quản lý kinh doanh đạt mục đích:

Bước cuối cùng trong tiến trình quản lý và tiếp thị kinh doanh. Khởi động một cty mới chỉ
là nửa cuộc chiến. Một khi đã bước vào kinh doanh bạn cần một công cụ quản lý mạnh mẽ
và kỹ năng tiếp thị để chắc rằng bạn luôn tồn tại.

×