Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.16 KB, 20 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC. I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1 . Họ và tên: Trần Thị Thu Thủy 2. Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1977 3. Nữ 4. Thành phố Hà Tĩnh 5. Điện thoại: 0919989376 6. Chức vụ: Giáo viên 7. Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Quý Đôn Hà Tĩnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Trình độ chuyên môn: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2001 - Chuyên nghành đào tạo: Giáo dục chính trị. 1 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. M ỤC L ỤC 1. Lý do chọn đề tài………………………………………… Trang 3-4 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài………………… Trang 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài……………….. Trang 4 4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………….. Trang 4 - 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………….. Trang 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………………. Trang 5 B. NỘI DUNG………………………………………………. Trang 6- 31. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC NGOẠI KHÓA MÔN GDCD LỚP 10. 1.Cơ sở lý luận…………………………Trang 6- 9 2. Cơ sở thực tiễn.....................................Trang 9-13 Chương 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CÁC TIẾT NGOẠI KHÓA MÔN GDCD LỚP 10 Ở Trường THPT Lê Quý Đôn, Thạch Hà, Hà Tĩnh. 1. Biện pháp thực hiện. 1.1 Tăng cường giám sát học sinh..................Trang 13-14 1.2. Giáo dục kỹ năng sử dụng xe đạp............Trang 14-15 1.3. Giaos dục kỹ năng sử dụng xe đạp điện.....Trang 15-22 1.4. Một số câu hỏi và kiến thức củng cố............Trang 22-25 2. Giáo viên trình chiếu và giới thiệu hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ……………………Trang 26- 27 3. Soạn giảng tiết ngoại khóa thực nghiệm ở trường THPT Lê Quý ĐônThạch Hà-Hà Tĩnh.................Trang 28-33. C. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HS THPT LÊ QUÝ ĐÔN , THẠCH HÀ, HÀ TĨNH...................................... Trang 33- 35 D. KẾT LUẬN …………… Trang 35- 36 E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......Trang 37. 2 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. A.Mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài. Kỷ năng sống là kỷ năng tự quản bản thân và kỷ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống học tập và làm việc hiệu quả. Mục tiêu giáo dục kỷ năng sống cho học sinh trung học là giúp các em có khả năng: làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn. Kỷ năng tham gia giao thông là một trong những kỷ năng quan trọng, cần thiết đối với học sinh trung học phổ thông. Đây là một vấn đề đang được xã hội quan tâm hàng đầu. Bởi trên thực tế hiện nay, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, trở thành vấn đề được Đảng và nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.Thực hiện chủ trương của Đảng, chính phủ,chương trình phối hợp giữa Trung ương Đoàn và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, những năm qua, tuổi trẻ cả nước đã tích cực tham gia các hoạt động góp phần gữ gìn trật tự an toàn giao thông. Hình ảnh thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên các nẻo đường đã trở nên thân thương, gần gũi, đem lại sự tự tin yêu thương cho mỗi người dân, làm sáng lên tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ vì cuộc sống cộng đồng. Với nhiều ưu điểm như gọn nhẹ, tiện lợi, tiết kiệm, thời trang, thân thiện với môi trường, xe đạp điện đang là lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh dành cho con em mình. Tuy nhiên, ý thức giao thông khi sử dụng xe đạp điện của các em học sinh rất đáng lo ngại. Không ít em điều chỉnh tốc độ vượt quá mức cho phép của nhà sản xuất, phóng nhanh, vượt ẩu. Nhiều vụ tai nạn do xe đạp điện gây ra khiến người đi đường bức xúc. Theo quy định, người điều khiển xe đạp điện không cần đăng ký thủ tục bằng lái xe, do đó họ chưa có kiến thức gì về an toàn giao thông như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng gây mất trật tự giao thông công cộng. Cá biệt hơn nữa một số người còn " đọ" chiếc xe của mình với tốc độ cao đi không khác xe máy là mấy ( nhiều xe có thể chạy với tốc độ 50km/h , hơn nữa đa số không chịu đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe, chính những điều này không chỉ gây nguy hại cho chính người điều khiển mà còn làm liên lụy đến những người xung quanh Mặc dù đã có một số quy định đối với việc sử dụng XÐÐ nhưng khi gặp các vi phạm thì lực lượng chức năng khó tạm giữ phương tiện vì không phải đăng ký cho nên không lập được biên bản. Mặt khác đối tượng vi phạm thường là học sinh phổ thông cho nên nhận thức về bảo đảm an toàn giao thông còn hạn chế. Nếu bị phạt thì các cháu viện lý do là học sinh cho nên... không có tiền nộp. Các chế tài xử lý người điều khiển XÐÐ còn bất cập, chưa đủ sức răn đe, phòng 3 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. ngừa. Mức xử phạt cao nhất đối với người điều khiển XÐÐ theo Nghị định 34/2010/NÐ-CP chỉ là 200 nghìn đồng nếu không đội mũ bảo hiểm. CSGT cũng thường "ngại" xử phạt người điều khiển XÐÐ. Chúng tôi, những nhà giáo đang giảng dạy trong nhà trường, luôn trăn trở về những vấn nạn giao thông, muốn đóng góp công sức của mình, dù nhỏ nhất để giảm thiểu tai nạn giao thông. Chính vì vậy, trong chương trình giaó dục công dân trung học phổ thông chúng tôi xây dựng các tiết ngoại khóa nhằm giáo dục kỷ năng sống cho học sinh, trong đó đáng chú ý là kỷ năng THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT. ( TIẾT NGOẠI KHÓA GDCD LỚP 10- THPT LÊ QUÝ ĐÔN). 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức,cá nhân và ủy ban an toàn giao thông quốc gia... đã nghiên cứu và soạn thảo chương trình, kỷ năng tuyên truyền đến tận mọi người những kiến thức cần thiết khi tham gia giao thông. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện an toàn giao thông cho học sinh THPT thông qua dạy học tiết ngoại khóa môn GDCD lớp 10.Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm phát triển kỷ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kỷ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học THPT thông qua dạy học tiết ngoại khóa môn GDCD lớp 10 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học . - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kỷ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học sinh THPT thông qua dạy học các tiết ngoại khóa môn GDCD lớp 10. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin cũng như các ngành khoa học xã hội, ngoài ra tôi đặc biệt sử dụng kết hợp một số phương pháp sau : - Phương pháp điều tra xã hội học; - Phương pháp phỏng vấn; 4 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. - Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê; - Phương pháp thực nghiệm sư phạm… 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Trường THPT Lê quý Đôn nhiều lớp nên tôi lựa chọn 4 lớp khối 10 để tiến hành điều tra, khảo sát, thực nghiệm và vận dụng các giải pháp. 5.2. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của các giải pháp nhằm phát triển kỹ năng và thực trạng việc giáo dục kỹ năng trong tiết ngoại khóa môn GDCD lớp 10 ở Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh. Đề ra một số phương pháp nhằm phát triển kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học sinh THPT thông qua dạy một số bài ngoại khóa của môn GDCD lớp 10. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Nếu xác định được các kỹ năng và những biểu hiện của kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện thuộc tiết ngoại khóa trong môn GDCD lớp 10, đồng thời căn cứ vào mục tiêu của dạy học môn GDCD trong trường THPT hiện nay thì đề tài có thể đề xuất được giải pháp có luận cứ khoa học đảm bảo tính khả thi, có hiệu quả góp phần nâng cao kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học sinh THPT. Đề tài có thể xem như là một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT. 5 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. B. Nội dung Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC TIẾT NGOẠI KHÓA MÔN GDCD LỚP 10. 1. Cơ sở lý luận: Giáo dục kỹ năng sống cho hs trung học trong điều kiện hiện nay là thật sự cần thiết vì những thay đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội( về kinh tế, chính trị,văn hóa, khoa học kỹ thuật, biến đổi khí hậu thiên tai,... trong nước và thế giới) đã tạo ra một cuộc sống hiện đại, vận động không ngừng, rất khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường; Những thay đổi về tâm sinh lý của chính bản thân trẻ chưa thành niên đang có tác động lớn đối với các em;Những thay đổi về mặt kinh tế- xã hội cũng ảnh hưởng đến từng gia đình các em. Để sống hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, không thể không giáo dục Kỹ năng sống cho thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. Việc giáo dục Kỹ năng sống nhằm giáo dục sống khỏe mạnh, sống an toàn là hết sức quan trọng giúp các em rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống. Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cũng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống của chính họ. Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, xã hội và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kỹ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học có thể thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực và do vậy sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội. Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, xã hội và bảo vệ quyền con người.Giáo dục kỹ năng sống giúp cho con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại. Xã hội hiện đại có những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống, một mặt sự phát triển của xã hội hiện đại làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, nhưng mặt khác làm nảy sinh những vấn đề mới mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách đương đầu, đồng thời mức độ phức tạp, khó khăn của những vấn đề cũ đã gặp trước đây cũng có xu hướng tăng lên. Như vậy trong xã hội hiện đại con người càng cần có kỹ năng sống để thích nghi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Kĩ năng sống là gì?. 6 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. Kỹ năng sống là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng sống: - Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. - Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Nói tóm lại, nói tới kỹ năng sống không đơn giản chỉ ở nhận thức mà cao hơn nữa con người còn biết tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các tình huống thực tiễn có hiệu quả, qua đó giúp con người sống vui vẻ, có ý nghĩa hơn. Đặc trưng cơ bản của kỹ năng sống - Kỹ năng sống là khả năng con người biết cách sống phù hợp và hữu ích. - Kỹ năng sống là khả năng con người dám đương đầu với những tình huống khó khăn trong cuộc sống và biết cách vượt qua. - Kỹ năng sống là kỹ năng tâm lý xã hội, con người biết quản lý bản thân mình và tương tác tích cực với người khác, với xã hội. Một số kỹ năng sống cơ bản Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống khác nhau. Tuy nhiên, kỹ năng sống thường không tồn tại độc lập, mà thường có mối quan hệ mật thiết với 7 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. nhau, đan xen và bổ sung cho nhau. Có thể tổng kết một số kỹ năng sống cơ bản sau : - Kỹ năng tự nhận thức - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng xác định giá trị - Kỹ năng xác định mục tiêu - Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề - Kỹ năng xử lý căng thẳng - Kỹ năng tư duy tích cực Tầm quan trọng của kỹ năng sống Kỹ năng sống là một phần quan trọng của cuộc sống cá nhân trong xã hội hiện đại. « Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao, không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào» (Lewis L. Dunmington) - Kỹ năng sống giúp con người tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm để có cái nhìn tự tin, có suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. - Kỹ năng sống giúp con người biến kiến thức, cảm xúc thành hành động thực tiễn. - Kỹ năng sống giúp con người luôn sống yêu đời, hạnh phúc, biết làm chủ cuộc sống của mình. Kỹ năng sống đặc biệt quan trọng đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe về thể chất và tinh thần. - Trong môi trường sống luôn có những biến động, xã hội luôn đặt ra với con người những yêu cầu cao thì kỹ năng sống giúp con người biết cách nghĩ, ứng xử, hành động phù hợp với hoàn cảnh, với bối cảnh văn hóa xã hội. Như vậy, kỹ năng sống góp phần thúc đẩy cá nhân và xã hội, ngăn ngừa được các vấn đề tiêu cực nảy sinh trong xã hội, bảo vệ sức khỏe và quyền con người. Các cá nhân thiếu kỹ năng sống là một nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề lệch chuẩn. Người có kỹ năng sống biết cách bảo vệ mình trước những yếu tố bất lợi của cuộc sống, biết xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, nhân văn và từ đó góp phần làm giảm tệ nạn xã hội, làm cho xã hội phát triển, văn minh. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống đang dần trở thành nhu cầu cấp thiết mà các bậc cha mẹ cần trang bị cho con cái của mình, giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống. Một trong những kỹ năng cần giáo dục cho học sinh trung học hiện nay đó là kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện. Đây là một kỹ năng quan trọng cấp thiết cho học sinh. Bởi vì, tình trạng học sinh vi phạm luật an 8 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. toàn giao thông khi ngồi trên xe đạp và xe đạp điện rất phổ biến trong những năm học vừa qua, kể cả đầu năm học 2015-2016. Có thể nói công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT là một công tác "chiến lược quan trọng hàng đầu" để nâng cao nhận thức và ý thức cấp hành pháp luật của nhân dân. Bởi vì, xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, phần lớn nhân dân không có điều kiện học tập tốt nên trình độ, nhận thức pháp luật phần nào cũng còn hạn chế; muốn có thói quen, ý thức chấp hành tốt pháp luật trong nhân dân cần phải có thời gian tuyên truyền, giáo dục dài hạn 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa; chương trình giáo dục pháp luật về an toàn giao thông ở các cấp học hiện nay vẫn còn hạn chế..... Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông được triển khai rộng khắp ở các cấp, các ngành, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn một cách kiên trì, thường xuyên, liên tục, tôi chắc chắn rằng trong một tương lai không xa, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo TTATGT trong nhân dân sẽ được nâng lên rõ rệt, góp phần quan trọng kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông, giảm thiệt hại về người, tài sản do tai nạn giao thông gây ra, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1Tình hình tai nạn giao thông: Ngày nay, tất cả các nước trên thế giới đang phải đương đầu với hiểm họa tai nạm giao thông. Hằng năm trên thế giới, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng và làm bị thương gần hàng chục triệu người( chủ yếu do TNGT đường bộ). Để làm giảm tai nạn giao thông, các nước đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp khác nhau: cải thiện chất lượng cầu đường và phương tiện; phát triển giao thông công cộng để hạn chế số lượng phương tiện cá nhân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật; hiện đại hóa công tác thống kê phân tích tai nạn giao thông để tìm các khâu yếu để khắc phục; thành lập cơ quan phối hợp các hoạt động về an toàn giao thông do chính phủ trực tiếp chỉ đạo, siết chặt hơn công tác kiểm tra và xử lí vi phạm an toàn giao thông. Trật tự an toàn giao thông ngày càng phức tạp. Vi phạm của người tham gia giao thông như phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ, đi sai phần đường, ô tô chở quá số người, quá tải, điều khiển mô tô, xe máy không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở những nơi quy định... diễn ra phổ biến nhưng ít bị xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, lòng sông, hành lang bảo vệ công trình giao thông diễn ra khắp nơi dưới các dạng xây nhà trái phép, làm nơi buôn bán, họp chợ...Nhiều tuyến phố có vỉa hè nhưng không có chỗ cho người đi bộ, nhiều đoạn quốc lộ bị biến dạng thành đường đô thị. Tác phong và ý thức chấp hành giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông rất kém. Tác phong tùy tiện, coi thường pháp luật khi tham gia giao thông đã thấm sâu vào nhiều người, thậm chí những người chấp hành nghiêm chỉnh bị coi là ngớ ngẩn, không bình thường. 9 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. Kinh doanh vận tải đã diễn ra nhiều hoạt động trái phép trong một thời gian dài như chở quá người, quá tải, chạy vòng vo để tranh giành khách, bán khách dọc đường, móc nối với các chủ quán cơm bất lương để bắt chẹt khách. Nhiều nơi, nhiều lúc, những hành vi tiêu cực lấn át các biểu hiện tích cực.Thái độ phê phán của dư luận đối với các vi phạm luật giao thông còn yếu ớt. Tóm lại tình hình trật tự ATGT ở nước ta mấy năm gần đây ngày càng phức tạp, tai nạn giao thông không ngừng gia tăng và len lõi đến hàng vạn gia đình từ thành thị đến nông thôn, gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Lòng tin của quần chúng đối với công tác quản lí nhà nước về trật tự ATGT ít nhiều bị xói mòn. Đi qua các cổng trường vào giờ tan học, người tham gia giao thông không ít lần giật mình, thót tim trước những tốp học sinh “cưỡi” xe đạp điện dàn hàng ngang, chở ba, phóng bạt mạng trên đường. Xe đạp điện đang có xu hướng thay thế xe đạp thông thường. Nếu để ý quan sát trên đường phố sẽ thấy tỷ lệ người sử dụng xe đạp điện ngày càng nhiều lên trong khi xe đạp thường thì hiếm dần đi. Tình trạng “kẹp 3” trên xe đạp điện, dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu… đang phổ biến trên đường phố Hà Nội. Ý thức của nhiều người, đặc biệt là học sinh đi xe đạp điện rất kém nên không phải là quá lời khi coi những hành động đó là những hành động có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. 6 tháng đầu năm nay, cả nước xảy ra 11.179 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.478 người, bị thương 10.149 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 1.648 vụ (12,85%), giảm 211 người chết (4,5%), giảm 2.114 người bị thương (17,24%). Theo số liệu thống kê từ Cục CSGT, tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2015 tiếp tục giảm trên cả 3 tiêu chí, tuy nhiên với những thông số cụ thể được phân tích qua các biểu đồ sau đặt ra những vấn đề đáng quan tâm trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ.. 10 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. Từ biểu đồ trên cho thấy, tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu ở các tuyến quốc lộ, nội thị. Đây là các tuyến đường có đặc điểm đường giao cắt nhiều, phương tiện lưu thông hỗn hợp với mật độ đông, dễ xảy ra va chạm, dân cư chủ yếu sống 2 bên đường nên khá phức tạp trong bảo đảm TTATGT. Đường cao tốc mới được đưa vào sử dụng trong những năm gần đây; đường được phân làn cụ thể, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác và chỉ cho xe ra vào ở những điểm nhất định. Đường cao tốc quy định rõ loại phương tiện được phép lưu thông, không có phương tiện hỗn hợp, lưu lượng phương tiện ít; tuy nhiên để bảo đảm an toàn, phòng ngừa tai nạn giao thông xảy ra cần nghiên cứu đầu tư, xây dựng các điều kiện, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông trên các tuyến đường cao tốc.. Mô tô, xe máy là loại phương tiện chủ yếu trong các vụ TNGT, đây là loại phương tiện chủ yếu tham gia giao thông tại Việt Nam hiện nay, tuy nhiên rất nhiều mô tô, xe máy cũ hoặc không bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Với tình trạng giao thông hỗn hợp, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, việc sử dụng phương tiện cá nhân phổ biến (đặc biệt là mô tô, xe máy) trong khi ý thức của người tham gia giao thông thấp thì các vụ TNGT xảy ra đối với loại phương tiện này còn có chiều hướng tăng cao.. 11 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. Gần 70% số vụ TNGT xảy ra vào khoảng thời gian từ 12h đến 24h, đây là khoảng thời gian người điều khiển phương tiện bị tác động tâm lý của sự mệt mỏi, căng thẳng, sự chênh lệch về nhiệt độ, ánh sáng giữa ngày và đêm (đặc biệt đối với phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa…). Điều đó cho thấy cần phải nghiên cứu về yếu tố này trong việc xem xét thời gian điều khiển phương tiện của người lái xe chứ không chỉ ở việc tăng số lượng và thay người điều khiển phương tiện. 2.2 Nguyên nhân gia tăng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông: Ngày 24/2/2003, Ban Bí Thư TƯ Đảng đã có chỉ thị số 22-Ct/TW, nêu rõ: " Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lí nhà nước về trật tự ATGT của các cấp còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm; ý thức chấp hành pháp luật pháp luật về trật tự ATGT của người tham gia giao thông còn rất kém; trong khi đó các cấp ủy đảng lại chưa quan tâm lãnh đạo; chỉ đạo đúng mức lĩnh vực công tác này." Đó là sự đánh giá thẳng thắn và đúng đắn là căn cứ vững chắc để xác định các giải pháp hợp lí nhằm khắc phục kịp thời tình hình bức xúc vừa qua. Những kết quả tích cực về tình hình an toàn giao thông đã được đánh giá tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2015, tổ chức ngày 2/7 , dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. Phân tích số liệu của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy: tai nạn giao thông trên đường bộ chiếm tới 98,5% số vụ, 96,8% số người chết và 99,6% số người bị thương. So với cùng kỳ năm 2014, giảm cả về số vụ , số người chết , số người bị thương. Mặc dù tai nạn giao thông đường bộ giảm nhưng tai nạn giao thông đường sắt và đường thủy lại tăng. 39 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giảm số người chết vì tai nạn giao thông, trong đó 8 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Cao Bằng, Tây Ninh, Bạc Liêu, Đồng 12 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. Nai, Hà Giang, Ninh Bình, Sóc Trăng, Lâm Đồng. Đặc biệt Cao Bằng giảm gần 50% số người chết do tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vẫn còn 23 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng, trong đó có 12 tỉnh tăng trên 10% là: Hải Dương, Hà Tĩnh, Kon Tum, Bình Dương, Điện Biên, Bắc Ninh, Nam Định, Gia Lai, Bắc Giang, Trà Vinh, An Giang, Bắc Kạn. 2.3. Thực trạng của việc dạy học môn GDCD lớp 10 và kỹ năng sống ở Trường THPT Lê Quý Đôn, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Thận lợi: Đa số học sinh có ý thức học tập tốt. Chấp hành nghiêm các quy định của luật an toàn giao thông đường bộ. Ban giám hiệu nhà trường cùng với đoàn thanh niên hết sức quan tâm đến việc chấp hành luật ATGT đối với học sinh sử dụng xe đạp và xe đạp điện. Xử lý nghiêm minh những đối tượng học sinh vi phạm luật ATGT. Giáo viên bộ môn Giáo dục công dân rất chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp trong giảng dạy. Khó khăn: Một số đối tượng học sinh chậm tiến, thường xuyên vi phạm luật an toàn giao thông khi điều khiển xe đạp điện. Kỹ năng sống của học sinh rất thiếu và rất yếu, vì đây chủ yếu là con em vùng nông nghiệp nông thôn của huyện Thạch Hà -Hà Tĩnh- khu vực vùng ven đô thị. Chương 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC KỸ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CÁC TIẾT NGOẠI KHÓA MÔN GDCD LỚP 10 Ở Trường THPT Lê Quý Đôn, Thạch Hà, Hà Tĩnh. 1. Biện pháp thực hiện : 1.1.Tăng cường giám sát học sinh Qua thực tế xử lý đối với vi phạm không đội MBH, công tác tuyên truyền trong nhà trường, vận động các bậc phụ huynh đóng vai trò quan trọng nhất. Tới đây, Ủy ban ATGT quốc gia sẽ kiến nghị các Bộ Công Thương, Tài chính, Công an triển khai các chuyên đề kiểm tra, xử lý đơn vị kinh doanh xe đạp điện không đúng quy định. Còn tại các địa phương, nhà trường, Ủy ban sẽ mở các chuyên đề tuần tra, kiểm soát xử lý việc thực hiện các quy định về xe đạp điện. Thời gian đầu có thể dừng xe, tuyên truyền, sau đó sẽ xử lý. Luật Giao thông đường bộ quy định xe đạp điện là phương tiện thô sơ, nhưng người đi vẫn phải đội MBH. Trong quá trình tuần tra, kiểm soát, lực lượng CSGT luôn tuyên truyền việc tuân thủ luật giao thông đối với người sử dụng xe đạp điện. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phối hợp với các nhà trường nhằm hạn chế tình trạng 13 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. học sinh vi phạm. Sẽ tiếp tục mở các chuyên đề, trực tiếp đến cổng trường để tuyên truyền cho học sinh. Đối với các trường hợp tái phạm sẽ bị tạm giữ xe 7 ngày, thông báo cho nhà trường thực hiện các biện pháp răn đe. Xây dựng văn hóa giao thông khi đi xe đạp điện, xe máy điện và tuyên truyền cho mọi người hiểu biết về những quy định, điều luật khi tham gia giao thông là vô cùng cần thiết và quan trọng. Người tham gia giao thông phải nắm rõ và tuân thủ các quy tắc khi tham gia giao thông đặc biệt là đối với học sinh. Những việc làm đơn giản như khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, không chở quá số người quy định, không lạng lách đánh võng và đi với tốc độ vừa phải, điều đố cũng là một phần đóng góp cho xã hội ngày nay không còn nạn nhân tai nạn giao thông. Đối với các trường THCS hay THPT nên thường xuyên tuyên truyền cho học sinh về tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm trước khi tham gia giao thông vì phần lớn các vụ tai nạn đều do không đội mũ bảo hiểm. Nhiều bạn học sinh cứ tưởng đội mũ bảo hiểm chỉ khi nào đi xe gắn máy hoặc vì sở thích "làm điệu" của bản thân mà phải cá cược với cả tính mạng của mình. Đó là điều không thể chấp nhận được. Nhiều tai nạn thương vong đã xảy ra cũng vì học sinh vẫn còn phớt lờ với những luật lệ giao thông. Những lúc chứng kiến những vụ tai nạn thương vong đã xảy ra thì tôi vẫn tự nhủ mình phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu mình chạy xe đạp điện hay xe máy điện. Vì thói sĩ diện của mình mà học sinh không thích độ mũ bảo hiểm vì cho rằng nó không "hợp thời trang" mặc dù điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của họ. Nhiều vụ tai nạn thương vong cũng đã xảy ra vì điều đó. 1.2. Giáo dục kỷ năng sử dụng xe đạp : Bằng phương pháp phỏng vấn; Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê; Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu về cách tham gia giao thông an toàn bằng xe đạp. GV đặt một số câu hỏi và giúp học sinh giải quyết từng nội dung của câu hỏi. Trước khi tham gia giao thông, em thực hiện những thao tác gì? Bản thân các em đã tham gia giao thông bằng xe đạp như thế nào? Điều gì các em chú ý nhất khi điều khiển phương tiện trên đường? Khi tham gia giao thông các em cần tuân theo những điều gì? GV cần tạo cho hs một không khí và tâm thế thoải mái để các em có thể chia sẽ hết những điều các em suy nghĩ. 14 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. Đạp xe đạp là một hình thức di chuyển thuận lợi và dễ dàng trong sinh hoạt hằng ngày đồng thời cũng là một môn thể thao lành mạnh và phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, rất cần được các em hs quan tâm, phát huy. Để được an toàn tối đa khi sử dụng phương tiện này, ngoài việc trang bị một chiếc xe đạp có chất lượng đảm bảo, các em cần tuân theo các điều sau: 1. Xe đạp cũng giống như tất cả các loại phương tiện khác lưu thông trên đường như xe hơi, xe gắn máy... Vì vậy người chạy xe đạp phải tuyệt đối tuân theo tín hiệu giao thông. Luôn nhớ: Nhường người đi bộ, dừng khi đèn đỏ và đặc biệt cẩn thận ở những chỗ giao nhau. 2. Luôn luôn lái xe bên phải đường theo đúng hướng dẫn giao thông. Không bao giờ được đi ngược đường . 3. Đi chậm lại và cẩn thận quan sát đèn tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua. 4. Ở những chỗ cắt nhau có đông người qua lại, khi muốn qua đường thì tốt nhất nên dắt xe đi trên phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu giao thông. 5. Kể cả khi đi cùng bạn bè cũng luôn đi hàng một (không lái xe sóng đôi) trên đường, vì việc đi hàng hai hàng ba dễ gây nguy hiểm cho mình, cho bạn và cho cả những người đi trên các phương tiện khác. 6. Khi muốn vượt, phải xin vượt lên bên trái người và xe khác. 7. Không lái xe bằng một tay và đặc biệt không bao giờ được chạy xe trên 1 bánh để tránh bị mất thăng bằng trong những tình huống bất ngờ. 8. Đi buổi tối phải chắc chắn xe có đèn và đèn phải sáng. 9. Không đeo tai nghe khi đang chạy xe để có thể nghe rõ tiếng còi của các xe khác cũng như tiếng còi điều khiển của cảnh sát giao thông. 10. Không bao giờ được đột ngột quẹo, cua khi chưa có sự quan sát đằng trước đằng sau. Khi muốn rẽ: đi chậm, dùng tay trái xin đường khi muốn rẽ trái; đi chậm, nhìn lại đằng sau bên phải khi muốn rẽ phải. Khi thấy thật sự có dấu hiệu an toàn - các xe đằng sau đi chậm lại hoặc lái theo hướng ngược với hướng mình định rẽ thì mới rẽ. 1.3. Giáo dục kỷ năng sử dụng xe đạp điện: Biện pháp thực hiện: -Phương pháp điều tra xã hội học; - Phương pháp phỏng vấn; - Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê; - Phương pháp thực nghiệm sư phạm… Gv đặt một số câu hỏi: 15 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. 1. Những khó khăn ban đầu khi các em điều khiển xe đạp điện là gì? Tai nạn có thể gặp là do đâu? 2. Trước khi khởi hành xe, các em phải làm gì? 3. Trách nhiệm của các em với việc điều khiển xe đạp điện trên đường? 4. Vì sao phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện? tiêu chuẩn quy định của mũ bảo hiểm như thế nào?Tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm? Hướng dẫn trả lời: 1. Những khó khăn ban đầu khi các em điều khiển xe đạp điện: Chưa nắm được cách vận hành xe. Phải tập làm quen với xe trong một thời gian nhất định. Cách xử lí các tình huống có thể gặp trên đường còn hạn chế. Tai nạn có thể gặp do điều khiển xe không đúng cách là do người điều khiển phương tiện thiếu văn hóa giao thông. Thiếu kỹ năng điều khiển phương tiện. 2. Kiểm tra xe trước khi khởi hành. Cần kiểm tra các bộ phận an toàn của xe : bánh xe: kiểm tra độ mòn của lốp( nếu có vật cứng đâm vào, lốp phải được loại bỏ). Kiểm tra áp lực hơi.Đèn, còi: Kiểm tra các đèn xi nhan, đèn hậu, đèn phanh đèn pha có sáng không. Kiểm tra còi, âm lượng còi.Phanh: Đối với phanh thì phải xem thử cự ly tự do của cần có đảm bảo không ( khoảng 20-25mm). 3. Trách nhiệm của người điều khiển xe đạp điện trên đường: Hiểu và chấp hành luật giao thông đường bộ và các quy định của pháp luật hiện hành. Có những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để lái xe an toàn. Thực hiện các biện pháp phòng, tránh tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông. 4. Quy định về mũ bảo hiểm: Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu theo quy định. Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Khi chọn mua mũ bảo hiểm, nên mua các loại mũ đã được kiểm tra, thử nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng( thường có dán tem CR trên mũ). Chỉ có mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và khi đội mũ phải cài quai đúng quy cách mới có tác dụng bảo vệ cho người đi mô tô, xe gắn máy khi chẳng may gặp tai nạn rủi ro. Tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm: Giảm va đập và hấp thu chấn động do va đập, giảm nguy cơ tử vong khi xảy ra tai nạn giao thông. Có tác dụng bảo vệ đầu, giảm tối đa phần chấn thương, nhất là chấn thương sọ não. Cách đội mũ bảo hiểm: Mở dây quai mũ sang hai bên, đội mũ lên đầu và kiểm tra xem mũ có vừa đầu không bằng cách xoay đi xoay lại. 16 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. Luôn cài quai mũ, vì nếu đội mũ mà không cài quai mũ thì mũ không có tác dụng bảo vệ. Không nên cài quá chật hoặc quá lỏng.Sau khi cài, hãy thử nhét hai ngón tay xuống dưới cằm, nếu nhét được 1 hoặc hai ngón tay là vừa. Nhiều loại xe đạp điện được thiết kế từ kiểu dáng mẫu mã đến phong cách đều giống xe đạp nên nhiều người lầm tưởng lái xe đạp điện cũng như lái xe đạp mà bỏ qua các kỹ thuật vận hành xe đạp điện an toàn. Dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các kỹ năng vận hành xe đạp điện an toàn và tiết kiệm nhiên liệu. 1. Chỉ nên vận hành xe đạp điện với tốc độ tối đa 25km/h Trước khi sử dụng tay ga điện, người dùng có thể đạp thêm vài nhịp trợ lực để bắt đầu hành trình. Tương tự khi lên dốc cao, đạp xe trợ lực hoặc giảm trọng tải để lên dốc mà không ảnh hưởng đến mô- tơ. Mỗi loại xe điện đều có một tải trọng khác nhau, loại nhỏ chở được trên 40kg, loại tải trọng nặng hơn cũng không quá 90 kg. Mỗi hãng xe đạp điện sẽ quy định vận tốc tối đa khi lái khác nhau nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên đi xe đạp điện với vận tốc quá 25km/h để đảm bảo an toàn. 2. Nên đi với tốc độ ổn định tránh bốc đồng GV: Vì sao nên đi với tốc độ ổn định tránh bôc đồng? Lý do: Thứ nhất việc cho xe vận hành ở tốc độ cao hơn mức trung bình làm động cơ hoạt động với công suất lớn hơn, kéo theo tiêu thụ nhiên liệu lớn. Thứ hai, việc phanh đột ngột ở tốc độ cao chính là cách bạn đang đổ đi lượng nhiên liệu vô nghĩa. Thứ ba, nên đạp một quãng đường trước khi mình ga, lúc nên dốc chúng ta cũng nên đạp trợ lực cho xe.Theo các nghiên cứu, hành động chạy tốc độ quá cao và phanh xe đột ngột có thể làm lượng nhiên liệu tiêu tốn thêm 40%. Cũng lưu ý không cho xe chạy ở tốc độ quá thấp, khi đó vừa tiêu hao nhiên liệu vừa ảnh hưởng đến tình hình giao thông chung. 3. Tránh tải nặng Nếu không cần thiết, hãy bỏ hết những vật dụng thừa trên chiếc xe của bạn ở nhà. Vì tải nặng xe khiến xe cần lực kéo lớn hơn, đồng nghĩa với việc động cơ phải làm việc vất vả hơn, đương nhiên tiêu thêm nhiên liệu. 4.Chú ý khi gặp đoạn đường xảy ra ùn tắc Các bạn cũng biết , tình trạng giao thông ở Việt Nam thường xuyên xảy ra ùn tắc .Vì vậy để tiết kiệm nhiên liệu Pin , khi gặp các đoạn đường tắc các bạn nên đạp thường chứ không nên dùng ga. Bởi khi ga ở trường hợp này , lượng Pin tiêu hao đi là rất nhiều . Các bạn nên chú ý điều này nhé. 5. Lựa chọn tuyến đường phù hợp 17 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. Đường bằng phẳng sẽ đưa xe di chuyển trong trạng thái đều đặn, không ảnh hưởng đến hao mòn lốp xe cũng như hao phí nhiên liệu. Tuy nhiên không phải tuyến đường nào cũng đẹp để cho bạn lựa chọn, vì thế khi gặp đường xấu giữ ga nhẹ nhàng, không thốc ga và cũng không đột ngột phanh, căn quãng đường vừa đủ để có thể dừng mà không cần quá nhiều phanh. 6. Kiểm tra xe thường xuyên Nên bảo dưỡng xe định kỳ để sửa chữa, thay thế kịp thời các chi tiết hư hỏng, vì chỉ một thay đổi nhỏ cũng ảnh hưởng đến chất lượng vận hành, từ đó tiêu tốn thêm nhiên liệu. Việc tiết kiệm được nhiên liệu hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách lái cũng như sử dụng xe đạp điện của các bạn. 7. Đội mũ bảo hiểm Người sử dụng phải luôn luôn đội mũ bảo hiểm có cài dây theo đúng quy định khi đi xe đạp điện. Đây không chỉ là ý thức chung khi tham gia giao thông mà hơn hết là để bảo vệ an toàn cho bản thân mỗi người. GV có thể trình chiếu một số hình ảnh thực hiện pháp luật an toàn giao thông để giáo dục , khắc sâu kiến thức cho học sinh.. 18 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. 19 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. Hiện nay có nhiều loại mũ bảo hiểm gọn nhẹ, phù hợp cho người đi xe đạp điện. 8.Cách điều khiển xe Xe đạp điện sử dụng tay ga giống như xe máy, vì vậy khi đi xe nên lưu ý ngồi chắc chắn trên xe để 2 chân chạm đất rồi mới bật khóa nguồn và ga lên, tránh trường hợp bị vụt tay ga đột ngột. Một số loại xe đạp điện như của hãng AMBIKE có tích hợp hệ thống ngắt điện tự động khi phanh sẽ giúp hạn chế tối đa tình huống này. Bên cạnh đó, trước khi đi xe cũng cần kiểm tra đèn báo vạch pin để chắc chắn là pin đã đầy, tránh trường hợp bị hết điện giữa đường.. 20 Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(21)</span>