Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chủ tịch Hội đồng quản trị - Phần thưởng sau 38 năm làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.44 KB, 2 trang )

Chủ tịch Hội đồng quản trị - Phần thưởng sau 38 năm làm việc
Bắt đầu là một kế toán viên, sau 38 năm làm việc tận tuỵ, Alfred J. Verrecchia hiện là tân
Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hasbro - công ty sản xuất đồ chơi và trò chơi lớn thứ 2 của
Mỹ. Phương trâm kinh doanh của ông là đầu tư tập trung, cắt giảm chi phí và thưởng phạt
rất rõ ràng. Ông cũng đã có những quyết định đặt công ty vào hoàn cảnh khó khăn, đôi khi
là những quyết định đau đớn cho công ty gia đình này. Ông đã từng nói: “Tôi có lẽ là một
“cái búa” của công ty”.
Sự thật, trong rất nhiều năm, ông là một người giám sát nghiêm nghị của Alan Hassenfeld,
cháu trai của người sáng lập ra công ty. Ông Hassenfeld nắm giữ 10,8% cổ phần gia đình
trong Hasbro; sau 14 năm đầy biến động, ông đã tiếp quản công ty. Ông vẫn giữ chức Chủ
tịch công ty, tập trung vào công tác từ thiện, quản lý và phát triển lĩnh vực sản phẩm mới
của công ty.
Alan Hassenfeld thực tế không có tiếng nói quan trọng trong công ty, ông không đi tất,
luôn có một sợi dây chun trên cổ tay để lấy may, và có vẻ luôn tìm cơ hội để có thể chốn đi
chơi môn thể thao ưa thích của mình là Scrabble. Ông không muốn phải sa thải hay là tiến
cử bất cứ ai trong số những nhân viên của mình. Đó cũng là lý do vào năm 1989, ông đã đề
nghị Verrecchia làm đồng chủ tịch Hội đồng quản trị.
Quyết định rời bỏ chức Chủ tịch hội đồng quản trị của ông Alan Hassenfeld không đơn
giản chỉ là một hành động từ bỏ chức vụ cao nhất của một trong những công ty gia đình
được ưa chuộng nhất ở Mỹ. Đó là một dấu hiệu cho thấy Hasbro đang đi lên. Hầu hết các
nhà đầu tư cho rằng: “Đã đến lúc”. Ông Sean McGowan, một giám đốc điều hành của
hãng Harris Nesbitt Gerard đã nói: “Verrecchia biết công ty cần gì và ông ấy có thể thực
hiện được. Phương thức lãnh đạo của ông Hassenfeld chỉ làm cho công ty trì trệ mà thôi”.
Thực tế, Hassenfeld đã cố đem lại sức sống mới cho công ty. Ông sử dụng những cố vấn
để sắp xếp lại tổ chức giống như nhiều công ty đồ chơi khác. Rất nhiều các chuyên gia
nước ngoài đến rồi đi. Trong khi đó ông Verrecchia lại mất ảnh hưởng. Công ty đã bỏ bê
các chi nhánh trong nước, thay vào đó là chạy theo các giấy phép khó khăn cho các bộ
phim như “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star Wars) hay “Người Nhện” (Spider Man). Các
chi nhánh hoạt động không có quy củ, cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng.
Kết quả là năm 2000, tổng doanh thu của Hasbro đã giảm hơn 10%, giảm xuống còn 3,8 tỷ
Đô la, thua lỗ 144,6 triệu Đô la Mỹ. Hassenfeld đã sa thải các các chuyên gia bên ngoài và


quay lại với người đã luôn luôn giúp ông trước đây: ông Verrechia. Vào tháng 8,
Hassenfeld đã tiến cử ông Verrecchia lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Verrecchia
nhanh chóng đề xướng những thay đổi quan trọng - bao gồm việc chuyển tất cả các chi
nhánh ở xa về trụ sở ở Pawtucket, R.L. để cắt giảm chi phí và liên kết các chi nhánh lại
với nhau; giảm 1,2 tỷ Đô la tiền nợ dài hạn và tập trung phát triển các chi nhánh chính của
Hasbro như G.L.Joe, Monopoly, và Easy-Bake Oven.
Tình hình sau đó đã có những tiến triển tốt: Tổng doanh thu của Hasbro trong quí hai đã là
581,5 triệu Đô la, tăng 7% so với năm trước, lãi 11,4 triệu Đô la so với lỗ 25.9 triệu Đô la
trong năm trước. Cổ phiếu của Hasbro tăng khoảng 60% từ tháng 8 năm 2000 - từ khi ông
Verrecchia đề xuất chiến lược mới. Và một sự thay đổi từ năm 2001 là Hasbro đứng thứ 3
trong 10 nhà sản xuất đồ chơi lớn nhất nước Mỹ .
Với ông Verrecchia, việc trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty là một phần thưởng
sau một thời gian dài phục vụ tận tụy. Khi anh trai của ông Alan là Stephen D. Hassenfeld
điều hành công ty, ông Verrecchia là một trong số những người thân tín nhất của ông
Stephen.
Ông Verrecchia xuất thân từ một gia đình trung lưu, ông nghỉ học giữa chừng trường Đại
học Rhode Island do không xác định được ngành nghề để theo đuổi. Nhưng có một điều
ông chắc chắn đó là ông không muốn tham gia vào công việc kinh doanh đồ đá quí của gia
đình. Khi ông quay lại trường, ông theo học ngành kế toán. Trong khi học ở trường, một
kiểm sát viên tại Hasbro - người đã từng dạy tại trường mà ông Verracchia đang học - đã
mời ông đến làm việc. Đó là vào năm 1965, khi đó tổng doanh thu của công ty chỉ là 30
triệu Đô la. Ông Verrecchia nhớ lại rằng mỗi sáng, ông cùng cha của ông Alan là ông
Merrill đến phòng để thư, mở các đơn đặt hàng để xem xét tình hình kinh doanh của công
ty. Thậm chí sau đó, khi có những công việc khó khăn như cầu xin các nhà cung cấp gia
hạn thời gian trả nợ thì ông Verrecchia cũng phải làm.
Sau khi ông Merrill mất vào năm 1979, con trai ông là Stephen tiếp quản công ty và điều
hành công ty đến khi ông mất ở tuổi 47 do căn bệnh AIDS. Alan - em trai của ông Stephen
là một trong số ít những người là ứng cử viên cho chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông
Alan đã làm việc chủ yếu là ở chi nhánh của công ty tại Hồng Kông, nhưng có rất ít kinh
nghiệm trong lĩnh vực tài chính và quản lý. Tuy nhiên ông vẫn muốn giữ chức vụ đó. Do

vậy, Verrecchia - một con người trung thành - đã ủng hộ Alan như Stephen vẫn làm.
Stephen đã từng nói: “Al (tức ông Verrecchia) là người cố vấn dày kinh nghiệm mà tôi tin
tưởng nhất sau em trai tôi ( tức ông Alan). Ông ấy luôn dạy tôi những bài học về tính kỷ
luật”.
Ông Kevin Mowrer, nguyên là một thành viên trong Hội đồng quản trị của Hasbro đã nói:
“Al thậm chí còn như một người bạn thân nhất. Ông ấy là người đứng sau bạn và không
ngại phải nói với bạn những gì ông thực sự nghĩ”.
Ví dụ như vào năm 1997, công ty ký kết được những hợp đồng có số tiền bản quyền ít nhất
là 590 triệu Đô la để được bán những đồ chơi liên quan đến các tập phim “Chiến tranh
giữa các vì sao” (Star Wars). Vào thời điểm đó, đây được coi là một hành động khôn
ngoan, nhưng kết quả lại rất thất vọng và Verrecchia phải can thiệp vào công việc điều
hành của ông Alan. “Ông là người đầu tiên cho biết phải sản xuất cho ai, bán cái gì và làm
thế nào để thành công” ông Mowrer nói. Với chiến lược mới của Hasbro, công ty không
còn tập trung vào những hợp đồng như vậy nữa.
Tất nhiên, Verrecchia cũng đã mắc phải những sai lầm. Một quyết định sai lầm nghiêm
trọng của ông là vào giữa những năm 90, ông ủng hộ một dự án có tên Slice Bread. Đó là
một trò chơi thực - ảo đã tốn 40 triệu Đô la nhưng chưa bao giờ có trên thị trường. “Đây là
một ví dụ để thấy rằng bạn có thể thất bại và vẫn có thể thành công” ông Verrecchia nói.

×