Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐỀ CƯƠNG, DỰ TOÁN Xây dựng “Kế hoạch Phịng chống thiên tai Tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh Hậu Giang”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.37 KB, 24 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG, DỰ TOÁN
Xây dựng “Kế hoạch Phịng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh Hậu Giang”

Hậu Giang, tháng 9 năm 2020


ĐỀ CƯƠNG, DỰ TỐN
Xây dựng “Kế hoạch Phịng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hậu Giang”
PHẦN 1. THUYẾT MINH
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013: tại Chương II, Mục 1; Điều 13.
điểm 1 (quy định nội dung phòng ngừa thiên tai đầu tiên là Xây dựng, phê duyệt
và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai);
- Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ Quy
định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai; Nghị định
83/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐCP ngày 17/10/2014 của Chính phủ Quy định về thành lập và quản lý Quỹ
Phòng, chống thiên tai;
- Nghị định 160/NĐ-CP ngày 29/11/2018 quy định chi tiết thi hành một
số điều của luật phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 20. Điểm 4 quy định
nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phịng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp
tỉnh là (Khoản b) Chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng và trình phê duyệt kế
hoạch, phương án ứng phó thiên tai;
- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về cơng tác
phịng, chống thiên tai.
- Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về


cơng tác phòng, chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
- Nghị quyết số 120/NQ - CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát
triển bền vững đồng bằng sơng Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng, chống thiên tai; khai
thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi; đê điều;
- Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
- Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 và Quyết định số
1


2901/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy
cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;
- Công văn số 26/TWPCTT ngày 19/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung
ương về Phịng, chống thiên tai về việc rà sốt Kế hoạch phịng chống thiên
tai cấp tỉnh;
- Cơng văn số 1247/VP.UBND-KT ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Về việc rà soát Kế hoạch phòng, chống
thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và góp ý mẫu Kế hoạch phịng, chống
thiên tai cấp tỉnh;
- Các văn bản pháp lý có liên quan đến lĩnh vực PCTT khác.
2. Tên nhiệm vụ
Xây dựng “Kế hoạch Phịng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giai
đoạn 2021 – 2026 tỉnh Hậu Giang”
3. Mục tiêu
Xây dựng và ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu

nạn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 phù hợp với thực tiễn địa phương và
các hướng dẫn, quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu
Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá, cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và
kết cấu hạ tầng trong phạm vi quản lý;
b) Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp,
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi
quản lý;
c) Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với các
cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai,
chú ý khu vực xung yếu và đối tượng dễ bị tổn thương;
d) Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống
thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
đ) Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế
hoạch phòng, chống thiên tai;
e) Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm
tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai.

2


5. Đơn vị quản lý và tổ chức thực hiện
Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm
cứu nạn tỉnh Hậu Giang
6. Phạm vi thực hiện
Phạm vi toàn tỉnh Hậu Giang.
7. Thời gian thực hiện
Hoàn thành trước 31/12/2020.
8. Sự cần thiết phải Xây dựng “Kế hoạch Phịng, chống thiên

tai và Tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hậu Giang:
8.1. Tổng quan
8.1.1. Vị trí địa lý
Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập vào
năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị
Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố
Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị
Thanh – thành phố Cần Thơ. Vị trí địa lý và địa giới hành chính tiếp giáp với 5
tỉnh cụ thể như sau:
- Từ 1050 18’ đến 1050 55’ kinh độ Đông;
- Từ 90 35’ đến 100 00’ vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc và Tây bắc giáp thành phố Cần Thơ.
- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Đơng giáp sơng Hậu và tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
Hậu Giang có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó: 02 thành phố, 01
thị xã và 05 huyện (với 54 xã, 12 phường, 10 thị trấn).
8.1.2. Đặc điểm tự nhiên
a. Đặc điểm địa hình
Hậu Giang là tỉnh ở Đồng bằng châu thổ sơng Cửu Long, địa hình thấp
trũng, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình tỉnh Hậu
Giang khá bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây với độ
dốc <3o, cao trình phổ biến từ 0,2 - 1,0 m so với mực nước biển (chiếm hơn 90%
diện tích tự nhiên), địa hình có độ cao 1,2-1,5 m (chiếm dưới 10% diện tích tự
nhiên), có thể phân chia thành các vùng sau:

3


Vùng cao nằm ven sơng Hậu có cao trình từ 1,0-1,5 m, thấp dần về phía

nội đồng.
Vùng trung bình nằm ven QL1A có độ cao trên dưới 0,8 m, thấp dần đến
giữa huyện Phụng Hiệp với cao trình trung bình 0,5 m.
Vùng thấp giới hạn bởi nam kênh Xà No - QL1A tới kênh Quản Lộ Phụng Hiệp, giáp ranh với Sóc Trăng, cao trình phổ biến từ 0,2 - 0,5 m.
Giữa các vùng trên, địa hình xen kẽ cao thấp, khơng hồn tồn giảm dần
theo hướng Bắc - Nam hoặc từ Đơng sang Tây.
Nhìn chung, địa hình Hậu Giang có dạng lịng chảo, vùng ven sơng rạch
và các tuyến lộ giao thông thường cao và thấp dần về xa. Khu vực ven sông khá
thuận lợi cho việc tưới tiêu tự chảy nhờ triều trong các tháng mùa khô, khu vực
xa sơng việc tưới tiêu có khó khăn hơn.
b. Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vịng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích
đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió
Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khơ có gió Đơng Bắc từ tháng
12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 27 0C khơng có sự chênh lệch
quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (35 0C) là tháng 4 và thấp nhất
vào tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ
92% - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình,
khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1 mm).
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt,
chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng
11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và độ ẩm trung
bình trong năm là 82%.
Hậu Giang khơng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước
mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Điều kiện
khí hậu thời tiết của Hậu Giang có những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác ở
vùng ĐBSCL khơng có được như: Ít thiên tai, khơng rét, khơng có bão đổ bộ
trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây
trồng và vật nuôi sinh trưởng.
c. Thuỷ văn

Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sơng ngịi kênh rạch chằng chịt với tổng
chiều dài khoảng trên 3.500 km. Mật độ sông rạch khá lớn trung bình khoảng
2 km/km2, cao nhất lên đến 3 km/km2. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng
cấu trúc rõ rệt là tầng cấu trúc dưới và tầng cấu trúc bên trên, trong đó tầng cấu
4


trúc dưới gồm nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên
là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắcma xâm
nhập hoặc phun trào.
Hậu Giang là một Tỉnh ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu
nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Thái Lan. Chế độ thủy văn của Hậu
Giang bị chi phối bởi 3 yếu tố: Thủy triều vịnh Thái Lan, chế độ thủy văn của
sông Hậu và mưa tại chỗ. Các yếu tố này tác động từng thời kỳ, từng vùng khác
nhau làm cho chế độ thủy văn Hậu Giang diễn biến phong phú và đa dạng.
8.2. Tình hình thiên tai tỉnh Hậu Giang năm 2019
Diễn biến thiên tai năm 2019, ngay từ đầu năm tình hình thời tiết, khí
tượng - thủy văn diễn biến bất thường và ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng đến
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nơng
nghiệp. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến nước ta, năm 2019
trên biển Đông xuất hiện 11 áp thấp nhiệt đới và 8 cơn bão; trong đó có 5 cơn
bão làm ảnh hưởng trực tiếp với các tỉnh Nam Bộ trong đó có tỉnh Hậu Giang;
lốc xốy, làm sập nhà hồn tồn 39 căn, nhà tốc mái 226 căn; có 02 đợt triều
cường lớn đỉnh triều cao nhất tại thành phố Ngã Bảy 1,57 m xuất hiện ngày
30/9/2019 cao hơn đỉnh triều năm 2018 là 0,01 m; tại thành phố Vị Thanh đỉnh
triều cao nhất 0,76 m ngày 01/10/2019 thấp hơn đỉnh triều năm 2018 là 0,01 m;
năm 2019 xảy ra có 52 điểm sạt lở bờ sơng; tình hình xâm nhập mặn năm 2019
trên địa bàn tỉnh diễn biến bất thường nồng độ cao nhất 10,3‰ tại Ngã 3 Nước
Trong, xã Hỏa Tiến thành phố Vị Thanh và độ măn cao nhất 12‰ tại cống 3 Cô,

huyện Long Mỹ; diễn biến thiên tai trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
a. Mưa, dông lốc, triều cường
Trong năm 2019 trên biển Đông xuất hiện 11 cơn bão (trong đó, có 05 cơn
bão và 11 cơn áp thấp nhiệt đới) ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền nước ta. Tại
Hậu Giang đã xảy ra 08 cơn lốc xoáy và nhiều cơn mưa lớn đã làm sập, tốc mái
nhà nhiều hộ dân.
Nhà sập 39 căn; so với năm 2018 là 82 căn, vậy thấp hơn 43 căn.
Nhà tốc mái 226 căn; so với năm 2018 là 119 căn, vậy tăng hơn 107 căn.
Ước thiệt hại là: 3.016.000.000 đồng; so năm 2018 (2.517.550.000 đồng)
tăng 499.450.000 đồng.
b. Sét đánh
Năm 2019 tình hình thiên tai rất phức tạp, trên địa bàn tỉnh xuất hiện
nhiều cơn mưa trái mùa, trong cơn mưa thường kèm theo sấm sét; trong năm 01
trường hợp sét đánh chết ở xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ.

5


c. Sạt lở bờ sông, bờ kênh
Năm 2014 sạt lở 36 điểm; ước thiệt hại: 1.5230.000 đồng;
Năm 2015 sạt lở 45 điểm; ước thiệt hại: 2.110.000 đồng
Năm 2016 sạt lở 61 điểm; ứớc thiệt hại: 3.000.000.000 đồng
Năm 2017 sạt lở 28 điểm; ước thiệt hại 3.732.000.000 đồng
Năm 2018 sạt lở 22 điểm; ước thiệt hại 1.594.000.000 đồng
Năm 2019 trên địa bàn tỉnh xảy ra: 52 điểm (huyện Châu Thành 45 điểm;
huyện Châu Thành A 02 điểm, huyện Phụng Hiệp 01 điểm; thành phố Ngã Bảy
04 điểm; trong đó: 01 điểm sụp lún đê bao, lộ tại ấp Đông An, xã Đại Thành).
So với cùng kỳ tăng 30 điểm (năm 2018 là 22 điểm).
Chiều dài sạt lở: 1.223,7 m; diện tích mất đất bờ sông: 6.055,7 m 2; ước
thiệt hại: 2.374.900.000 đồng.

So với cùng kỳ năm 2018: Số điểm sạt lở tăng 30 điểm; chiều dài sạt lở
tăng 817,8 m, diện tích mất đất tăng 3.500,5 m 2, thiệt hại tăng 780.900.000
đồng.
Có thể khẳng định tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng về số
điểm, chiều dài và diện tích mất đất bờ sơng. Do đó tình hình sạt lở trên địa bàn
tỉnh ngày càng nghiêm trọng.
Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2019: 5.391.600.000 đồng; so
năm 2018 (4.091.550.000 đồng) tăng 1.300.050.000 đồng.
d. Xâm nhập mặn
Tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong đầu năm 2020
xuất hiện với nồng độ mặn thấp, độ mặn đo được cao nhất ở các địa phương như
sau:
Triều Biển Đơng
Tình hình xâm nhập mặn xuất hiện tại huyện Châu Thành trên sông Cái
Côn với nồng độ là 4,2 (năm 2016 là 3‰) tăng 1,2 do ảnh hưởng của triều Biển
Đông.
Triều Biển Tây
Tại huyện Long Mỹ: Độ mặn cao nhất 18,4‰ tại cống 3 Cô, xã Lương
Nghĩa (Long Mỹ); so với cùng kỳ năm 2019 tăng 6,4‰ (năm 2019 là 12‰); so
với năm 2016 tăng 1‰ (năm 2016 là 17,4‰).

6


Tại thành phố Vị Thanh: Độ mặn cao nhất 18,6‰ tại Ngã 3 Nước Trong,
xã Hỏa Tiến; so với cùng kỳ năm 2018 tăng 8,3‰ (năm 2019 10,3‰); so với
năm 2016 tăng 3,3‰ (năm 2016 15,3‰).
Các địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp phi cơng trình và cơng
trình như: Tăng cường cơng tác tun truyền, cập nhật mặn thường xuyên, vận
hành các cống, đập cải tiến sẵn có, nạo vét kênh mương,sửa chữa trạm bơm, duy

tu bờ bao. Có 02 địa phương huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh đã đắp đập
thời vụ, đập ngăn mặn cải tiến để ngăn mặn trữ ngọt phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp và nước sinh hoạt cho người vùng bị hạn mặn.
Nồng độ mặn năm 2020 cao hơn năm 2019, nhưng thiệt hại do mặn gây ra
không đáng kể.
8.3. Sự cần thiết xây dựng “Kế hoạch Phòng chống thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn giai đoạn 2021 – 2026 tỉnh Hậu Giang
Theo số liệu thống kê từ đầu năm 2020 đến nay mưa kèm theo dông lốc
đã làm thiệt hại 301 căn nhà của người dân, trong đó sập hoàn toàn 63 căn và tốc
mái 238 căn. Bên cạnh đó, tồn tỉnh cũng đã xảy ra 45 điểm sạt lở bờ sông tại
huyện Châu Thành A, Châu Thành và thành phố Ngã Bảy với tổng chiều dài gần
1.200 m, diện tích mất đất hơn 5.700 m2. Riêng cơn bão số 2 mới đây còn ảnh
hưởng và gây thiệt hại hơn 700 ha lúa Hè thu trong giai đoạn thu hoạch bị đổ
ngã và làm ngập úng hơn 1.600 ha lúa Thu đông mới xuống giống, đồng thời
gây đổ ngả, xiêu vẹo nhiều diện tích mía, cây ăn trái, cũng như gây ngập úng rau
màu. Ước tính tổng thiệt hạu do thiên tai đã gây thiệt hại cho tỉnh gần 6 tỷ 700
triệu đồng, tăng hơn 2 tỷ 100 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy hàng năm, thiên tai làm ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người,
thiệt hại kinh tế trung bình hàng trăm tỷ đồng.
Tuy nhiên, hiện nay lực lượng làm cơng tác phịng chống tai ở các cấp còn
hạn chế, lại làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Mọi hoạt động, nhiệm vụ được
thực hiện bởi cơ quan điều phối liên ngành là Ban Chỉ huy phịng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn, dưới sự tham mưu của Văn phòng thường trực Ban
Chỉ huy (VPTT), đặt tại Chi cục Thủy lợi, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Số lượng cán bộ chun mơn liên quan đến phịng chống thiên
tai các cấp còn rất hạn chế và lực lượng này thường xuyên bị ln chuyển, dẫn
đến thiếu tính kế thừa.
Bên cạnh đó:
(i) Hệ thống cơng trình phịng chống thiên tai phức tạp, chưa được đầu tư
đồng bộ do đó chưa phát huy được hết công năng.


7


(ii) Dữ liệu về phòng chống thiên tai chưa được tổ chức một cách hệ
thống, khoa học; Thông tin từ mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, hệ thống
quan trắc chun dùng, hồ chứa, cơng trình phịng chống thiên tai khác thuộc
nhiều đơn vị quản lý, chưa đồng bộ;
(iii) Kinh tế - xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ, kết cấu hạ tầng, khu
dân cư, khu công nghiệp chịu tác động của thiên tai ngày càng lớn,… các thơng
tin này cần phải trực quan hóa, dể nắm bắt, kịp thời để tham mưu phục vụ điều
hành, ứng phó thiên tai hiệu quả.
Cho nên, để cơng tác phịng chống thiên tai đi vào chiều sâu, chủ động
trong việc bố trí nguồn lực, phân cơng, phối hợp các cấp, ban, ngành thực hiện,
phù hợp Quy hoạch Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ hiệu quả công
tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai, việc“Xây
dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 20212025”là hoạt động rất cần thiết,cần sớm thực hiện và phê duyệt để triển khai
thực hiện.
9. Nội dung thực hiện:
9.1. Khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu phòng chống thiên tai
- Thu thập, cập nhật, bổ sung đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế
+ Thu thập các bản đồ địa hình;
+ Đặc điểm khí tượng thủy văn, hải văn;
+ Đặc điểm dân sinh: Các số liệu thống kê về tình trạng nhà ở theo hướng
dẫn của Bộ Xây dựng; tỉ lệ lao động, cơ cấu lao động, số lượng và phân bố của
các đối tượng dễ bị tổn thương, … cần thiết phải đưa vào kế hoạch.
+ Kết cấu hạ tầng bị tác động của thiên tai và hoặc kết hợp phòng chống
thiên tai;
- Khảo sát hiện trạng Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phịng,
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và một số xã điểm về thiên

tai;
+ Hiện trạng tổ chức, nhân sự, trình độ chun mơn của cán bộ làm cơng
tác phịng chống thiên tai cấp huyện;
+ Thu thập quy chế làm việc, quy chế trực ban, kế hoạch công tác của Ban
Chỉ huy và Văn phịng thường trực cấp huyện;
+ Rà sốt hệ thống kết cấu hạ tầng, thiết bị, công cụ hỗ trợ ra quyết định;
+ Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phịng
chống thiên tai.
8


+ Các văn bản liên quan khác như phân công nhiệm vụ, quy chế phối hợp
giữa các thành viên, các cơ quan liên quan trong phòng chống thiên tai cũng
được đánh giá.
- Rà sốt, cơng tác dự báo, cảnh báo sớm
Nêu thực trạng công tác dự báo, cảnh báo sớm tại địa phương thơng qua
cơ quan dự báo khí tượng thủy văn trong Tỉnh/Khu vực/Trung ương về: mức độ
chi tiết, độ chính xác, tính đầy đủ, liên tục, kịp thời, dễ hiểu hay công cụ truyền
tin,
- Khảo sát, thu thập hệ thống cơng trình phịng chống thiên tai (do
cấp tỉnh, cấp huyện quản lý)
+ Hệ thống cơng trình thủy lợi;
+ Hệ thống các cơng trình đê điều;
- Thu thập phương tiện, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ
phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
+ Đánh giá về danh mục, số lượng, chất lượng, địa điểm lưu trữ, cơ quan
quản lý, thẩm quyền huy động, … được sử dụng trong q trình ứng phó với
thiên tai. Đánh giá chung về cơ chế quản lý và sử dụng; khả năng đáp ứng hiện
tại (kể cả huy động trong xã hội) và nhu cầu trong tương lai.
+ Đánh giá chung về năng lực của các cơ quan nòng cốt trong cơng tác

cứu hộ, cứu nạn trong q trình ứng phó thiên tai; sự tham gia của các cơ quan,
tổ chức, người dân. Nội dung đánh giá bao gồm: Nguồn nhân lực, trình độ
chun mơn, các trang thiết bị, phương tiện của lực lượng này (khác với mục
III.4 do cơ quan phòng chống thiên tai quản lý và khả năng huy động trong xã
hội).
+ Đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin, truyền thông, cảnh báo
thiên tai chung và riêng biệt (dùng riêng) tại các huyện. Mô tả khả năng
tiếp nhận và truyền đạt thông tin từ Hệ thống phòng chống thiên tai các
cấp đến người dân, năng lực ứng dụng cũng như quản lý cơ sở dữ liệu
phòng chống thiên tai tại địa phương.
- Năng lực và nhận thức của cộng đồng trong phòng chống thiên tai
Được thể hiện thông qua việc chủ động của người dân trong q trình
phịng chống thiên tai; kết quả thực hiện các nội dung của Đề án Nâng cao nhận
thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 1002).
- Đánh giá năng lực các kết cấu hạ tầng phịng chống thiên tai
+ Hệ thống cơng trình phịng chống thiên tai (đê điều, cơng trình bảo vệ
bờ sơng, bờ biển, hồ chứa tham gia cắt lũ cho hạ du, …).
9


+ Hệ thống cơng trình thủy lợi (hồ chứa thủy lợi, cống kiểm soát lũ, ngăn
mặn, trạm bơm, …).
+ Hệ thống đo đạc, quan trắc.
+ Hệ thống giám sát, cảnh báo thiên tai.
+ Hệ thống điện, thông tin liên lạc, truyền thanh, truyền hình.
+ Hệ thống giao thơng phục vụ cứu hộ, cứu nạn.
+ Nhà tránh trú thiên tai cộng đồng.
+ Hệ thống y tế, giáo dục.
+ Kết cấu hạ tầng khác kết hợp với phòng chống thiên tai.
- Thu thập hệ thống văn bản chỉ đạo tại địa phương về nội dung lồng ghép;

tình hình thực tế thực hiện lồng ghép trong các chương trình, dự án bao gồm cả
thuận lợi và khó khăn.
- Thu thập, đánh giá về công tác phục hồi, tái thiết
+ Nêu hiện trạng công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai (đánh
giá thiệt hại và nhu cầu); thực thi chính sách hỗ trợ để phục hồi; sử dụng
nguồn lực hỗ trợ khẩn cấp để sửa chữa (kết cấu hạ tầng, ổn định cuộc
sống, sinh kế bền vững), thực hiện các dự án di dời, quy hoạch mới, …
tái thiết “tốt đẹp hơn” so với trước đây.
- Đánh giá tất cả các nguồn lực tài chính đầu tư trực tiếp hoặc gián
tiếp (thơng qua nội dung lồng ghép) vào cơng tác phịng chống thiên tai bao
gồm:
+ Nguồn ngân sách thường xuyên
+ Nguồn ngân sách đầu tư
+ Nguồn ngân sách dự phòng/xử lý khẩn cấp
+ Nguồn ngân sách lồng ghép
+ Nguồn vốn ODA, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế
+ Các nguồn khác (Chữ thập đỏ, Phụ nữ, Thanh niên, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc, Phi chính phủ, Khối tư nhân, …).
- Thu thập cơ sở dữ liệu bản đồ số:
+ Các kết quả của dự án đã triển khai trên địa bàn;
+ Bản đồ Phương án ứng phó từng loại hìnhthiên tai trên địa bàn tỉnh (nếu
có);
+ Bản đồ số các dự án đã triển khai trên địa bàn;
10


+ Các bản đồ quy hoạch, hành chính;
+ Bản đồ sơ họa bản đồ phịng chống thiên tai/Thích ứng BĐKH xã,
huyện cơ bản đã xây dựng nhằm xác định một số khu vực trọng điểm về thiên
tai, vùng sơ tán, di dời.

9.2. Phân tích rủi ro, đề xuất giải pháp
+ Phân tích tình hình và xu hướng của thiên tai:
+ Thống kê loại thiên tai đã xảy ra trong những năm gần đây (5-10 năm)
và những thiên tai cực đoan, lịch sử (nếu có).
+ Phân tích đặc điểm của từng loại thiên tai theo một số tiêu chí: Thời gian
xảy ra, dấu hiệu báo trước, số lần xuất hiện, mức độ tác động, nguyên nhân gây
ra thiên tai và xu hướng tăng/giảm của các loại thiên tai, đặc biệt trong bối cảnh
biến đổi khí hậu có thể gây ra sự bất thường của thiên tai hoặc thiên tai cực
đoan.
+ Những thiệt hại và tác động của thiên tai đã xảy ra ở địa phương; bài
học kinh nghiệm đã được rút ra.
+ Nhận định về nguy cơ những loại hình thiên tai có thể xảy ra trong thời
gian tới và năng lực ứng phó thiên tai của các địa phương (cấp huyện và các xã
trọng điểm).
9.3. Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai
Kế hoạch Phòng chống thiên tai cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong
hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
+ Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để
ứng phó thiên tai có hiệu quả.
+ Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy
tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
+ Tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về phòng, chống thiên tai và
tác động của thiên tai đến an tồn tính mạng và tài sản của người dân trong tỉnh.
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ 4.0 phù
hợp với cơng tác phịng chống thiên tai trong tình hình mới.
+ Cung cấp thơng tin cho việc lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội, chương trình nơng thơn mới tại địa phương.
+ Có xét đến bối cảnh biến đổi khí hậu và khả năng xảy ra thiên tai cực
đoan.


11


+ Sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả trong việc phịng ngừa, ứng phó và
khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai; ưu tiên các giải pháp phi cơng trình,
đặc biệt trong việc nâng cao năng lực và nhận thức cho cộng đồng chủ động
phòng chống thiên tai.
+ Lập danh mục các nội dung ưu tiên cần triển khai và địa phương trọng
điểm;
* Khung Kế hoạch gồm các nội dung chủ yếu như sau:
Chương I. Các căn cứ pháp lý lập kế hoạch
Chương II. Mục đích, yêu cầu
Chương III. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, KTXH, cơ sở hạ tầng chủ
yếu
1. Vị trí địa lý
2. Đặc điểm địa hình, địa chất
3 Đặc điểm khí tượng, thủy văn
4. Đặc điểm dân sinh
5. Đặc điểm kinh tế - xã hội
6. Đặc điểm kết cấu hạ tầng
Chương IV. Hiện trạng công tác phòng chống thiên tai
1. Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phịng
chống thiên tai
2. Hệ thống chỉ huy Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm
cứu nạn các cấp và quy chế phối hợp
3. Công tác dự báo, cảnh báo sớm
4. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai
5. Công tác cứu hộ, cứu nạn
6. Công tác, thơng tin, truyền thơng trong phịng chống thiên tai

7. Năng lực và nhận thức của cộng đồng trong phòng chống thiên tai
8. Đánh giá năng lực các kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai
9. Đánh giá thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai trong các
chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các ngành, phát triển kinh tế - XH
10. Đánh giá về công tác phục hồi, tái thiết sau thiên tai
11. Nguồn lực tài chính
12


12. Hiện trạng phòng chống thiên tai
Chương V. Xác định rủi ro thiên tai
1. Phạm vi đánh giá
2. Nội dung đánh giá
2.1. Độ lớn của thiên tai
2.2. Các đối tượng bị ảnh hưởng (dân sinh, KTXH, CSHT)
2.3. Đánh giá rủi ro theo khu vực hành chính
Chương VI. Nội dung các biện pháp phòng chống thiên tai
1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
2. Biện pháp ứng phó
3. Phục hồi, tái thiết sau thiên tai
4. Biện pháp phòng chống thiên tai liên vùng
Chương VII. Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai
1. Nội dung lồng ghép
2. Nhiệm vụ lồng ghép của các ngành
Chương VIII. Xác định nguồn lực và tiến độ thực hiện
Chương IX. Xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch
2. Rà soát kế hoạch
3. Theo dõi, đánh giá
PHỤ LỤC

9.4. Biên tập Bản đồ thơng tin Phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn tỉnh Hậu Giang năm 2020
Rà sốt, sử dụng lại một số dữ liệu liên quan đến bản đồ hành chính, địa
hình, … (file số). Bản đồ thể hiện được các nội dung sau:
- Ranh giới quốc gia, tên quốc gia;
- Ranh giới tỉnh (không đổ màu vùng tỉnh);
- Các lớp hành chính, ranh giới hành chính huyện, tên xã;
- Vị trí các đài thơng tin
- Trạm quan trắc KTTV;
- Những khu vực sạt lở bờ biển nghiêm trọng (cần quan tâm).
13


- Khu công nghiệp lớn;
- Khu vực đã xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng;
- Khoanh vùng thường xuyên ảnh hưởng bởi ngập lụt, diện ngập;
- Các điểm vùng an tồn khi có bão mạnh, siêu bão và lũ lớn;
- Bảng thống kê các khu vực ngập lụt và số khẩu thường xuyên phải sơ
tán của các xã/huyện thuộc vùng thường xuyên ngập lụt của các tỉnh.
9.5. Lấy ý kiến và trình phê duyệt
a. Gửi Kế hoạch và Bản đồ lấy ý kiến của Văn phòng Ban Chỉ huy
phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
- Xin ý kiến bằng hình thức vẽ trực tiếp yêu cầu lên bản đồ và gửi yêu cầu
chỉnh sửa bằng văn bản về lại cho đơn vị tư vấn.
b. Hiệu chỉnh, bổ sung, hồn thiện sản phẩm theo các ý kiến góp ý
- Tổng hợp những vấn đề bất cập, còn thiếu để bổ sung, chỉnh sửa.
- Hoàn thiện sản phẩm.
c. Họp giải trình tiếp thu và lấy ý kiến
- Tổ chức hội thảo báo cáo kết quả Kế hoạch, bản đồ thơng tin phịng
chống thiên tai và giải trình tiếp thu, chỉnh sửa;

- Trình phê duyệt.
10. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. Tổ chức chuyến đi khảo sát
thực tế về các địa phương lấy ý kiến cộng đồng bổ sung vào dữ liệu và kiểm
chứng dữ liệu.
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu. Thu thập các dữ
liệu về dân sinh kinh tế của tỉnh, dữ liệu về thiên tai, công trình phịng chống
thiên tai, các loại bản đồ,… Tổng hợp, thống kê, phân tích và đánh giá một cách
hệ thống các tài liệu thu thập được. Viết báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp.
- Thảo luận nhóm.
- Tổ chức hội thảo tham vấn.

14


11. Sản phẩm bàn giao:
STT Tên sản phẩm

1

2

Số lượng

- Bản Kế hoạch phòng chống thiên 15 bản (08 bản/08
tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
TP, TX,
Hậu Giang giai đoạn 2021huyện + 7
2025;
bản VPTT)


- Bản đồ thơng tin Phịng chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
tỉnh Hậu Giang năm 2020.

15

03 bản

Ghi chú

Khổ A4

01 bản Khổ lớn
(Phù hợp với
Phòng trực
ban tại
VPTT Ban
chỉ huy
phòng chống
thiên tai
Tỉnh); 02
bản khổ A0


PHẦN 2. DỰ TỐN
1. Căn cứ lập dự tốn
- Nghị định số 141/2017/NĐ-CP, ngày 07/12/2017 của Chính phủ về việc quy
định mức lương tối tiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng;
- Thông tư 02 /2015/TT-BLĐTBXH, ngày 12/01/2015 của Bộ Lao động

thương binh và xã hội về việc Quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn
trong nước làm cơ sở dự tốn gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình
thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước;
- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc quy định chế độ cơng tác phí, chế độ chi hội nghị;
- Thông tư 109/2016/TT-BTC, ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính về quy
định dự tốn, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí thực hiện các cuộc điều tra
thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.
2. Dự toán
Tổng dự toán: 495,218,000 đồng. Bằng chữ: Bốn trăm chín mươi năm
triệu, hai trăm mười tám ngàn đồng.
(Dự tốn chi tiết đính kèm)

8


DỰ TỐN CHI TIẾT
Xây dựng kế hoạch phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021-2026 tỉnh Hậu Giang

TT
I

Nội dung công việc

Đơn vị

Số
lượng

Đơn giá

(đồng)

Thu thập, tài liệu liên quan đến phòng chống thiên tai

Thành tiền

Ghi chú

28,598,182

- Thu thập thơng tin vê đặc điểm khí hậu, địa hình. Các điều kiện
kinh tế xã hội, phân bố dân cư; Cơ sở hạ tầng...
- Thu thập hiện trạng Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phịng,
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và tìm kiếm cứu nạn cấp
huyện và một sô xã điểm về thiên tai
- Thu thập hệ thống cơng trình phịng chống thiên tai, cơng trình
kết hợp phòng chống thiên tai.
- Thu thập phương tiện, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục
vụ PCTT;

Công

150

190,655

28,598,182

Đơn giá công thu thập xem
phụ lục 1; Số ngày thu thập

xem phụ lục 2

- Thu thập dữ liệu về cơng tác phịng ngừa, ứng phó và phục hồi,
tái thiết sau thiên tai trong vòng 5-10 năm;
- Thu thập cơ sở dữ liệu bản đồ số
(06 người đi thu thập trong vòng 25 ngày, mỗi người phụ trách thu
thập 01 nội dung)
II

Chi phí đi khảo sát, thực địa tại tại các huyện trên địa bàn tỉnh

1

Chi phí thuê xe đi thực địa, thu thập dữ liệu (thuê xe 7 chỗ)

2

Phụ cấp công tác phí

-

Phụ cấp lưu trú (06 người x 25 ngày)

113,400,000
km

3,300

10,000


33,000,000

Phụ lục 2

80,400,000
ngày

8

150

200,000

30,000,000

Thông tư 40/2017/TT- BTC


TT
-

Nội dung công việc

Đơn vị

Số
lượng

Đơn giá
(đồng)


Thành tiền

Ghi chú

đêm

144

350,000

50,400,000

Thông tư 40/2017/TT- BTC

Khốn phịng nghỉ (06 người x 24 đêm )

III Báo cáo tông hợp, xây dựng phương án, lập bản đồ chuyên đê

240,000,000

1

Chuyên gia làm báo cáo tổng hợp đặc điểm tự nhiên, điều kiện
kinh tế xã hội khu vực (1 người x 2 tháng)

tháng
công

2.00


15,000,000

30,000,000

Mức 4 (TT 02/2015/TTBLĐTBXH)

2

Chuyên gia làm báo cáo tổng hợp diễn biến, thiệt hại thiên tai trên
địa bàn tỉnh (01 người x2 tháng)

tháng
công

2.00

15,000,000

30,000,000

Mức 4 (TT 02/2015/TTBLĐTBXH)

3

Chuyên gia lập kế hoạch phương án ứng phó (02 người x 1.5
tháng)

tháng
cơng


3.00

30,000,000

90,000,000

Mức 2 (TT 02/2015/TTBLĐTBXH)

4

Chun gia Lập bản đồ phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
(02 người x 1.5 tháng)

tháng
công

3.00

30,000,000

90,000,000

Mức 2 (TT 02/2015/TTBLĐTBXH)

IV

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Kế hoạch và bản đồ (01 ngày)

16,950,000

Người
/ngày

37

40,000

1,480,000

Thông tư 40/2017/TT- BTC

bộ

37

10,000

370,000

Theo thực tế

bản đồ

2

350,000

700,000

Theo thực tế


bộ

37

50,000

1,850,000

Theo thực tế

Thuê hội trường

ngày

1

5,000,000

5,000,000

Thông tư 40/2017/TT- BTC

6

Thuê máy chiếu

Cái/ngày

1


1,000,000

1,000,000

Theo thực tế

7

In pano, backdrop

Cái

1

1,000,000

1,000,000

Theo thực tế

8

Phụ cấp

Người
/ngày

37


150,000

5,550,000

Thơng tư 40/2017/TT- BTC

V

Chi phí khác

1

Chi giải khát giữa giờ (37 người)

2

Photo tài liệu phục vụ cuộc họp (37 bộ)

3

In bản đơ

4

Văn phịng phẩm (37 bộ)

5

41,250,000


9


TT

Nội dung công việc

Đơn vị

Số
lượng

Đơn giá
(đồng)

Thành tiền

Ghi chú

bộ

3

3,000,000

9,000,000

Theo thực tế

17,250,000


Theo thực tế

1

In ân, phô tô tài liệu thu thâp

2

In ấn, photo sản phẩm giao nộp

-

In, phô tô Báo cảo phương án úng phó + đóng tập

bộ

15

150,000

2,250,000

Theo thực tế

-

In bản đồ

tờ


3

5,000,000

15,000,000

Theo thực tế

3

Chi phỉ khác: mực in, VPP

15,000,000

Chi phí dự phịng khác

10,000,000

TỔNG CỘNG TRƯỚC THUẾ

450,198,182

THUẾ VAT (10%)

45,019,818

TỔNG CỘNG

495,218,000


VI

10


Phụ lục 1: Chiết tính đơn giá cơng thu thập tài liệu
Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021-2026 tỉnh Hậu Giang

TT
I
1
2

Nội dung công việc

Hệ số

Cán bộ thu thập tài liệu
Mức lương vùng tối thiểu cao nhất
Số ngày làm việc
Lương 1 ngày công

11

Giá trị

Ghi chú

4,194,400

22
190,655

Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày
15/11/2019


PHỤ LỤC 2: LỊCH TRÌNH, THỜI GIAN VÀ NỘI DUNG KHẢO SÁT, THU THẬP

12


Xây dựng kế hoạch phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021-2026 tỉnh Hậu Giang

STT

Đơn Khoảng Số
vị
cách
ngày

Lịch trình

1

- TP. HCM - TP. Vị Thanh + Thực địa các phường xã trên địa bàn thành phố
km
Vị Thanh (300 km+100km/01 ngày )

500


2

- TP. Vị Thanh - TP Ngã Bảy -TP. Vị Thanh và đi thực địa các xã
km
300km/huyện/03 ngày (60 km * 2 chiều + 300 km/3 ngày)

420

3

- TP. Vị Thanh - TX Long Mỹ - TP. Vị Thanh và đi thực địa các xã
km
200km/huyện/03 ngày (30 km * 2 chiều + 300 km/3 ngày)

360

4

- TP. Vị Thanh - huyện Châu Thành - TP. Vị Thanh và đi thực địa các xã
km
200km/huyện/03 ngày (40 km * 2 chiều + 300 km/3 ngày)

380

5

- TP. Vị Thanh - huyện Châu Thành A - TP. Vị Thanh và đi thực địa các xã
km
200km/huyện/03 ngày (30 km * 2 chiều + 300 km/3 ngày)


360

6

- TP. Vị Thanh - huyện Phụng Hiệp - TP. Vị Thanh và đi thực địa các xã
km
200km/huyện/03 ngày (40 km * 2 chiều + 300 km/3 ngày)

380

7

- TP. Vị Thanh - huyện Long Mỹ - TP. Vị Thanh và đi thực địa các xã
km
200km/huyện/03 ngày (30 km * 2 chiều + 300 km/3 ngày)

360

8

- TP. Vị Thanh - huyện Vị Thuỷ - TP. Vị Thanh và đi thực địa các xã
km
200km/huyện/03 ngày (20 km * 2 chiều + 300 km/3 ngày)

340

9

- TP. Vị Thanh đi vê TP. Hô Chí Minh


km

TỔNG

3
3
3
3
3
3

3
200
3,300

13

3

1
25

Ghi chú
* 06 người đi thu thâp, mỗi người phu
trách thu thập 01 nội dung
* Nội dung khảo sát, thu thập:
- Thu thập thơng tin vê đặc điểm khí hậu,
địa hình. Các điều kiện kinh tế xã hội,
phân bố dân cư; Cơ sở hạ tầng...

- Thu thập hiện trạng Văn phịng thường
trực BCH PCTT và tìm kiếm cứu nạn cấp
huyện và một sô xã điểm về thiên tai
- Thu thập hệ thống cơng trình phịng
chống thiên tai, cơng trình kết hợp phòng
chống thiên tai.
- Thu thập phương tiện, vật tư, trang thiết
bị, nhu yếu phẩm phục vụ PCTT;
- Thu thập dữ liệu về cơng tác phịng
ngừa, ứng phó và phục hồi, tái thiết sau
thiên tai trong vòng 5-10 năm;
- Thu thập cơ sở dữ liệu bản đồ số


PHỤ LỤC 3: THÀNH PHẦN ĐẠI BIỂU DỰ HỘI THẢO
STT

Đơn vị

Đơn vị tính

Số lưựng Ghi chú

1

ủy Ban Nhân dân tỉnh

Đại biểu

2


2

Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Đại biểu

2

3

Ủy Ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Đại biểu

16

4

Sở Tài chính

Đại biểu

1

5

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh

Đại biểu


1

6

Sỏ- Giáo dục và Đào tạo

Đại biểu

2

7

Sỏ’ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn tỉnh

Đại biểu

2

8

Biên phịng tỉnh

Đại biểu

2

9

Chi cục Thủy lợi tỉnh


Đại biểu

2

10

Ban chỉ huy Quân sự tỉnh

Đại biểu

2

11

Đơn vị tư vấn và các bên liên quan

Đại biểu

5

Tổng cộng

37

14

Mỗi huyện, thị, thành phố
02 đại




×