Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Yun Jong Yong, người tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu Samsung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.17 KB, 3 trang )

Yun Jong Yong, người tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu Samsung

Tại nhiều thị trường lớn trên thế giới, hãng điện tử nổi tiếng Samsung Electronics của Hàn
Quốc luôn đạt một tốc độ tăng trưởng mà ngay cả Sony cũng phải mơ ước. Thương hiệu
Samsung ngày càng trở nên nổi tiếng và luôn được đánh giá là đem lại tỷ suất lợi nhuận
cao nhất thế giới. Trong thành công ngày hôm nay của Samsung luôn có phần đóng góp
không nhỏ của Yun Jong Yong, giám đốc điều hành kiêm phó chủ tịch Samsung.
Sau khi tốt nghiệp đại học quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Yun Jong Yong gia nhập tập đoàn
Samsung. Được bổ nhiệm vào chức giám đốc điều hành năm 1996, lúc công ty đang ở
trong tình trạng khó khăn nhất, ông đã tiến hành nhiều cải tổ mang tính chiến lược như ứng
dụng mô hình quản trị mới của các công ty Mỹ, mạnh dạn sa thải những nhân viên kém
năng lực, mời gọi nhiều nhân tài trong và ngoài nước. Nhờ đó, Samsung đã vượt qua sóng
gió, tiếp tục kinh doanh có lời ngay cả khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á làm
nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng. Thành tích này đã mang lại cho Yun Jong Yong danh
hiệu “Doanh nhân châu Á của năm 1999” do tạp chí Fortune trao tặng.
Để thành công ở Trung Quốc, phải trở thành một công ty Trung Quốc!"
Yun Jong Yong là nhà quản trị luôn có những ý tưởng mới và khả năng dự báo. Nhận thấy
xu hướng công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi, ông lập chiến lược sản
xuất sản phẩm điện tử kỹ thuật cao, đặc biệt là điện thoại di động. Samsung luôn tìm cách
tung ra các sản phẩm mới trước đối thủ. Hiện nay, trung bình cứ 5 tháng Samsung lại đưa
ra thị trường một dòng sản phẩm mới, trong khi thời gian đó với Motorola, đối thủ của
Samsung trong lĩnh vực điện thoại di động, là từ 12 đến 18 tháng.
Song có lẽ thành công ấn tượng nhất của Samsung chính là tại thị trường Trung Quốc.
Trước đây không lâu, đối với rất nhiều nhà quản trị của Samsung Electronics thì "con
đường ngắn nhất đi thẳng đến hỏa ngục” chính là Trung Quốc. Lúc ấy, cũng như nhiều nhà
sản xuất hàng điện và điện tử dân dụng khác từ Nhật, Ðài Loan, Hongkong và các nước
Âu-Mỹ, họ cũng đã ồ ạt nhảy vào Trung Quốc đầu tư sản xuất và phân phối hàng điện-điện
tử, nhưng thất bại cứ chồng lên thất bại. Và chỉ đến Song Yun Jong Yong thì Samsung mới
bắt đầu có được thành công ở thị trường Trung Quốc.
Năm 2003, doanh thu của công ty ở thị trường Trung Quốc lên tới 6,7 tỉ USD, tăng 400%
so với năm 1998. Yun Jong Yong cho biết, “bí quyết” của Samsung trong việc chinh phục


thị trường này là phải trở thành một công ty Trung Quốc, nghĩa là từ thiết kế mẫu mã, sản
xuất đến phân phối sản phẩm phải được thực hiện ngay tại Trung Quốc. Theo ông, nếu cố
gắng bán sản phẩm phát triển tại Hàn Quốc vào Trung Quốc thì doanh nghiệp nhiều khả
năng sẽ thất bại bởi các sản phẩm giống như thế có thể bị “nhái” lại tại trung Quốc với giá
rẻ hơn nhiều.
Những biện pháp "mạnh"
Giống như hầu hết các tập đoàn doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc khác, Samsung thường
thực hiện kế hoạch tǎng sản lượng và doanh số bán hàng, do vậy hay dẫn đến tình trạng
hàng tồn kho nhiều, nhất là khi thị trường biến động. Sau khi phát hiện lượng máy thu
hình, máy vi tính và các sản phẩm điện tử khác còn tồn đọng nhiều, giám đốc Yun Jong
Yong ra lệnh tạm ngừng sản xuất thêm những mặt hàng trên cho đến khi giải tỏa được số
hàng trị giá trên 2 tỷ USD đó. Quyết định này làm cho nhiều thành viên trong ban giám
đốc ngạc nhiên vì cho rằng Samsung cần tǎng cường sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu trong
bối cảnh hàng hóa của hãng tương đối rẻ và có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường nhờ
đồng won mất giá so với đồng USD vào cuối nǎm 1997. Trước tình hình nhiều dây chuyền
sản xuất của hãng bị thua lỗ nǎm 1997, Yun đã trǎn trở rất nhiều về vấn đề làm thế nào để
tǎng giá đồng thời đưa ra giá chào bán ở mức thích hợp nhất cho các sản phẩm của hãng.
Theo ông, chỉ cần giá các mặt hàng tǎng 10%, Samsung có thể thu về được một khoản lãi
600 triệu USD. Biện pháp đầu tiên mà hãng thực hiện là giảm thời gian lưu kho vì, đối với
đồ điện tử trong kỷ nguyên khoa học và công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh như ngày nay,
hàng đọng trong kho càng lâu thì giá bán càng hạ và càng rút ngắn khoảng thời gian từ lúc
sản xuất đến lúc tiêu thụ sản phẩm thì sẽ càng bán được nhiều hàng hóa với mức giá trung
bình cao nhất.
Bên cạnh đó, Yun Jong Yong còn ra lệnh dẹp sạch mọi dự án làm ăn không hiệu quả ở một
số thị trường. 23 văn phòng bán hàng Samsung Electronics bị đóng cửa, 7 nhà máy
Samsung Electronics phải tự thân vận động để sống còn và phát triển vì sẽ không được tài
trợ từ công ty mẹ ở Hàn Quốc nữa. Tân giám đốc điều hành Samsung Electronics còn
quyết định sẽ chỉ tiếp tục sản xuất và kinh doanh những sản phẩm nào thực sự phát triển
được đồng thời chuyển trọng tâm quảng cáo và tiếp thị tại những thị trường trọng điểm
thay vì bung rộng khắp lãnh thổ châu Á như trước đó vẫn làm.

Không chỉ giỏi trong việc đưa ra các kế hoạch cải tổ kinh doanh, Yun Jong Young cũng rất
giỏi tiếp thị thương hiệu và sản phẩm. Năm ngoái, sau khi chạy quảng cáo trên màn ảnh
nhỏ ở nhiều thị trường châu Á với khúc phim có ngôi sao Hàn Quốc Ahn Jae Wook, số
máy vi tính Samsung bán ra đã tăng vọt 50% mà đạt mốc 1,6 triệu máy.
Nhờ tài lãnh đạo của Yun Jong Yong, năm 2003, Samsung đạt lợi nhuận 5 tỉ USD trên
tổng doanh thu 36 tỉ USD và trong quí I-2004, lãi ròng của công ty lên đến 2,65 tỉ USD,
tăng 168% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2003, Samsung được tạp chí Business week
xếp là nhãn hiệu đứng thứ 25 thế giới và hãng tư vấn Interbrand định giá thương hiệu của
hãng vào khoảng 10,8 tỉ USD. Hiện tại, Samsung tiếp tục giữ vững vị trí doanh nghiệp làm
ăn hiệu quả nhất Hàn Quốc.
Những mục tiêu và tham vọng mới
Mục tiêu của Yun là đến năm 2005, Samsung phải đạt doanh thu 7 tỉ USD tại Trung Quốc
và đạt uy tín ngang hàng với các thương hiệu Motorola, Sony trong con mắt người tiêu
dùng tại nhiều thị trường châu Á.
Theo Yun Jong Yong thì con đường còn rất dài vì hiện nay hơn phân nửa lượng sản phẩm
mà Samsung tiêu thụ được tại thị trường vẫn là những hàng điện tử gia dụng cấp thường,
chẳng hạn như đầu máy truyền hình, máy giặt, tủ lạnh, máy radio cassette, dàn stereo… Từ
nhận định đó, Yun đã đưa ra kế hoạch tăng doanh thu bằng cách sản xuất và kinh doanh
hàng điện tử cao cấp ứng dụng kỹ thuật điện tử số như thiết bị nghe nhạc nén qua phần
mềm MP3, điện thoại di động thế hệ 2,5G và 3G, máy chiếu xách tay (projector), truyền
hình màn hình phẳng…
Hiện sản phẩm Samsung bán chạy nhất ở nhiều thị trường châu Á luôn là điện thoại di
động với vỏ màu sặc sỡ, cửa sổ nhỏ cho biết số máy đang gọi đến và siêu nhẹ nhưng được
phân phối với giá khá đắt. Đây cũng là một cản trở đối với quá trình phát triển của
Samsung. Do vậy, mục tiêu mà Yun Jong Yong đặt ra là bên cạnh chất lượng thì quá trình
hạ giá thành cũng hết sức quan trọng trong cuộc cạnh tranh với các hãng điện tử khác.
Mới đây, Yun Jong Yong đã quyết định xây dựng một trung tâm công nghiệp sản xuất màn
hình tinh thể lỏng (TFT-LCD) lớn nhất thế giới tại Asan, tỉnh phía Nam Chungcheong.
Khu công nghiệp này được xây dựng trên khu đất rộng 2,01 triệu mét vuông, dự kiến sẽ đi
vào hoạt động từ năm 2005 với số vốn đầu tư khoảng 20 nghìn tỉ won (tương đương 16,8 tỉ

USD), có bốn dây chuyền sản xuất thế hệ sản phẩm thứ 7 này. Đây là dây chuyền sản xuất
TFT-LCD có công suất gấp đôi những dây truyền hiện đại trước đây. Ngoài ra khu công
nghiệp mới này sẽ tạo thêm 20.000 chỗ làm mới tới năm 2010. Khi việc xây dựng hoàn
thành, khu công nghiệp nói trên sẽ đạt doanh số khoảng 10 nghìn tỉ won/năm và Yun Jong
Yong dự báo doanh số tích luỹ từ năm 2005 đến 2010 sẽ là 48 nghìn tỉ won. Với nhà máy
này, cộng thệm Samsung Electronics hiện có ba dây chuyền sản xuất LCD ở Giheung, tỉnh
Gyeonggi và bốn dây chuyền hiện đại ở Cheonan, tỉnh phía Nam Chungcheong, Samsung
sẽ trở thành trung tâm sản xuất LCD lớn nhất thế giới, chiếm lĩnh được 40% thị phần thế
giới về sản phẩm LCD (hiện Hàn Quốc xuất khẩu 95% sản phẩm TFT-LCD sản xuất và
đang kiểm soát 37% thị phần thị trường thế giới).
Thành quả sáng chói của Yun Jong Yong tại Samsung khiến Choi Dung June, giám đốc
điều hành tại Appeal Telecom, một chi nhánh trực thuộc Motorola Inc. (Mỹ) và đang cạnh
tranh với Samsung ở lĩnh vực điện thoại di động, cũng phải thốt lên đầy ngưỡng mộ: “Yun
Jong Yong đã chứng tỏ khả năng tạo dựng cho Samsung hình ảnh thương hiệu nổi tiếng và
chất lượng tuyệt hảo trên thị trường thế giới!"

×