Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.09 KB, 47 trang )

UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ Y TẾ

BÁO CÁO
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ
TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030

BẮC NINH 2018


Phụ lục
Phụ lục.............................................................................................................................................................................2
PHẦN THỨ NHẤT.......................................................................................................................................................1
TỔNG QUAN.................................................................................................................................................................1
I. Đặt vấn đề.................................................................................................................................................... 1
II. Căn cứ xây dựng quy hoạch......................................................................................................................... 2
1. Các văn bản của Trung ương.................................................................................................................... 2
2. Các văn bản của tỉnh Bắc Ninh................................................................................................................ 3
III. Mục đích và yêu cầu quy hoạch.................................................................................................................. 4
1. Mục đích quy hoạch................................................................................................................................. 4
2. Yêu cầu quy hoạch................................................................................................................................... 4
IV. Đối tượng, phạm vi xây dựng quy hoạch.................................................................................................... 4
1. Đối tượng................................................................................................................................................. 4
2. Phạm vi.................................................................................................................................................... 5
V. Cơ sở tài liệu............................................................................................................................................... 5
VI. Phương pháp xây dựng quy hoạch.............................................................................................................. 5
PHẦN THỨ HAI...........................................................................................................................................................6
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y
TẾ TỈNH BẮC NINH...................................................................................................................................................6
I. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân
........................................................................................................................................................................ 6


2. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh.............................................................................................................. 7
3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến cơng tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khỏe nhân dân.............................................................................................................................................. 8
II. Thực trạng hệ thống y tế tỉnh Bắc Ninh....................................................................................................... 8
1. Thực trạng tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị..........................................................................8
2. Thực trạng cung ứng dịch vụ của hệ thống y tế tỉnh Bắc Ninh................................................................19
3. Đánh giá kết quả thực hiện một số chỉ tiêu quy hoạch theo Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 25/3/2010
của UBND tỉnh.......................................................................................................................................... 26
PHẦN THỨ BA...........................................................................................................................................................27
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC, BẢO VỆ, NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030.........................................................................................................................27
I. Bối cảnh thực hiện quy hoạch..................................................................................................................... 27
1. Thuận lợi................................................................................................................................................ 27
2. Thách thức............................................................................................................................................. 27
II. Dự báo nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2030......................................28
1. Dự báo về quy mô dân số....................................................................................................................... 28
2. Nhu cầu về nâng cao các chỉ số sức khoẻ dân cư.................................................................................... 28
3. Nhu cầu về nâng cao các chỉ số nhân lực y tế và dịch vụ y tế..................................................................28
4. Nhu cầu về phòng bệnh và khám chữa bệnh........................................................................................... 29
5. Dự báo nguồn nhân lực.......................................................................................................................... 30
PHẦN THỨ TƯ...........................................................................................................................................................31
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH BẮC NINH.......................................................................31
ĐẾN NĂM 2030...........................................................................................................................................................31
I. Mục tiêu chung........................................................................................................................................... 31
II. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể......................................................................................................................... 31
1. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................................... 31
2. Một số chỉ tiêu cụ thể............................................................................................................................. 32
III. Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030..................................................................33
1. Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế dự phòng....................................................................................... 33
2. Quy hoạch mạng lưới y tế xã.................................................................................................................. 34

3. Quy hoạch mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh công lập...........................................................................35
4. Quy hoạch phát triển mạng lưới Dân số - Kế hoạch hóa gia đình............................................................37
5. Quy hoạch phát triển mạng lưới sản xuất, cung ứng, phân phối thuốc và kiểm nghiệm thuốc.................38
6. Quy hoạch đầu tư xây dựng và công nghệ thông tin...............................................................................38
7. Mạng lưới Y tế ngồi cơng lập............................................................................................................... 39
8. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế............................................................................................... 39
IV. Giải pháp thực hiện quy hoạch.................................................................................................................. 40


1. Giải pháp về tài chính và cơ chế chính sách............................................................................................ 40
2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực y tế............................................................................................ 40
3. Giải pháp quản lý nhà nước về y tế......................................................................................................... 41
4. Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế........................................................................................ 41
5. Giải pháp về hợp tác công tác y tế trong nước và quốc tế.......................................................................41
6. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng............................................................41
V. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng......................................................................................................... 41
VI. Tổ chức thực hiện quy hoạch................................................................................................................... 43


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
BVĐK
BV&CSSKND
CBYT
CSSK
CSSKSS
DS-KHHGĐ
DSTH, DSĐH
ĐD
GDSK

HĐND
HSCC
KNDP-MP
KTV
NHS
PKĐK
PHCN
QLNN
SKSS
TTB
TNTT
TTYT
TTDS-KHHGĐ
TYT
VTYT
YHCT
YHHĐ
YTDP

Bảo hiểm y tế
Bệnh viện đa khoa
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Cán bộ y tế
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Dược sỹ trung học, Dược sỹ đại học
Điều dưỡng
Giáo dục sức khỏe
Hội đồng nhân dân

Hồi sức cấp cứu
Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm
Kỹ thuật viên
Nữ hộ sinh
Phòng khám đa khoa
Phục hồi chức năng
Quản lý nhà nước
Sức khỏe sinh sản
Trang thiết bị
Tai nạn thương tích
Trung tâm y tế
Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Trạm y tế
Vật tư y tế
Y học cổ truyền
Y học hiện đại
Y tế dự phòng


PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG QUAN
I. Đặt vấn đề
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm ở cửa ngõ phía
Bắc của Thủ đơ Hà Nội, có diện tích tự nhiên 822,7 km 2, dân số 1,2 triệu người
với 01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện, gồm 126 xã, phường, thị trấn. Sau khi
tái lập Tỉnh, đến nay Bắc Ninh đã cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo
hướng hiện đại, hầu hết các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội thuộc nhóm đứng
đầu cả nước như: Quy mô GRDP đứng thứ 4; Các chỉ tiêu: GRDP bình quân đầu
người; giá trị sản xuất công nghiệp; kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2; thu nhập
bình quân đầu người đứng thứ 7; thu hút vốn FDI đứng thứ 7; thu ngân sách

đứng thứ 10; nhiều chỉ tiêu trong lĩnh vực giáo dục, y tế thuộc nhóm dẫn đầu;
nhiều chính sách an sinh xã hội đi trước và thực hiện ở mức cao hơn so với tồn
quốc như: hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho người nghèo; trợ cấp cho người
cao tuổi, chương trình sữa học đường, hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi.
Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của tỉnh, ngành Y tế của tỉnh Bắc
Ninh cũng có những bước phát triển vượt bậc; hệ thống y tế được kiện toàn từ
tỉnh đến cơ sở; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường cả về số lượng
và chất lượng, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được
quan tâm, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi.
Tổ chức bộ máy tinh gọn phát huy hiệu lực, hiệu quả, tồn ngành hiện có 14
bệnh viện, 04 trung tâm kỹ thuật tuyến tỉnh, 08 Trung tâm y tế tuyến huyện, Chi
cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cùng 08 Trung tâm Dân số - Kế hoạch gia đình
tuyến huyện và 126 Trạm y tế xã, phường, thị trấn. Số bác sĩ/10.000 dân tăng từ 6
bác sĩ năm 2010 lên 9 bác sĩ năm 2017, giường bệnh/10.000 dân tăng từ 18,7 năm
2010 lên 28,5 năm 2017; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 18%
xuống còn 8,2%, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi duy trì mức trên 98%; tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên và tỷ số giới tính khi sinh được kiểm sốt; 100% trạm y tế
được cơng nhận đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
Để thực hiện tốt cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân
trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII; thống nhất quản lý Nhà nước đối với các hoạt
động của ngành Y tế trong giai đoạn tiếp theo nhằm hoàn thành mục tiêu “nâng
cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống
của người dân Bắc Ninh. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu
quả và hội nhập. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm
mọi người dân Bắc Ninh đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ” thì việc lập Quy
hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 là hết sức cần thiết. Kết
quả của quy hoạch sẽ là căn cứ để Tỉnh quản lý và chỉ đạo việc tổ chức thực
hiện các hoạt động y tế một cách hiệu quả nhất.


1


II. Căn cứ xây dựng quy hoạch
1. Các văn bản của Trung ương
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, ngày 23 tháng 11 năm
2009;
- Luật Dược số 105/2016/QH13, ngày 06 tháng 4 năm 2016;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, ngày 24 tháng 11 năm 2017;
- Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về Cơng tác Dân số trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 21-NQ/TW về Cơng tác Dân số trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân
dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của
Chính phủ;
- Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ

quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định tổ chức các cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg, ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai
đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg, ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về y tế dự phòng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020;
2


- Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg, ngày 22/02/2008 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 198/QĐ-TTg, ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1831/QĐ-TTg, ngày 09/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
- Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, ngày 05/6/2007 của liên Bộ Y tế Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà
nước;
- Thông tư số 51/2015/TTLT-BYT-BNV, ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế
- Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế
thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày

09/02/2012 về việc hướng dẫn mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy
hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày
31/10/2013 về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và
công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu;
2. Các văn bản của tỉnh Bắc Ninh
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX nhiệm kỳ
2015 - 2020;
- Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày 26/01/2018 của Tỉnh ủy thực
hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về Cơng tác Dân số trong tình hình mới;
- Chương trình hành động số 46-CTr/TU, ngày 26/01/2018 của Tỉnh ủy
thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;
- Chương trình hành động số 48-CTr/TU, ngày 26/01/2018 của Tỉnh ủy
thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập;
- Quyết định số 60/2013/QĐ-UBND ngày 08/02/2013 của UBND tỉnh Bắc
Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050;

3


- Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 25/3/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh
về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh đến năm
2020;
- Quyết định số 11/QĐ-UBND, ngày của UBND tỉnh Bắc Ninh quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh;

- Các Quyết định, đề án, kế hoạch thực hiện các lĩnh vực của ngành Y tế do
UBND tỉnh phê duyệt.
III. Mục đích và yêu cầu quy hoạch
1. Mục đích quy hoạch
- Xây dựng quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển cho ngành Y tế tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2030 làm cơ sở để xác định lộ trình đầu tư phát triển ngành Y
tế, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân góp
phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;
- Xây dựng Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030
làm cơ sở pháp lý để triển khai các đề án, dự án đầu tư xây dựng các đơn vị
trong ngành Y tế Bắc Ninh;
- Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả cơng tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
nhân dân, làm căn cứ khoa học để xây dựng kế hoạch trung hạn, hàng năm của
ngành Y tế;
2. Yêu cầu quy hoạch
- Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 phải đảm
bảo tính khoa học, khách quan, phát triển và toàn diện; phù hợp với quan điểm,
đường lối của Đảng, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân, phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành Y tế cả nước và Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh.
- Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 phải phù
hợp với thực tế khách quan trong tình hình mới, trong xu thế hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng, phù hợp với điều kiện và đặc điểm tự nhiên, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030.
IV. Đối tượng, phạm vi xây dựng quy hoạch
1. Đối tượng
Đối tượng quy hoạch gồm 08 lĩnh vực chủ chốt của ngành Y tế tỉnh Bắc
Ninh: (1) mơ hình tổ chức; (2) củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; (3)
phát triển mạng lưới y tế dự phòng; (4) hệ thống khám chữa bệnh, phục hồi chức

năng và hệ thống cấp cứu; (5) mạng lưới Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; (6)
phát triển mạng lưới sản xuất, cung ứng, phân phối thuốc và kiểm nghiệm thuốc;
(7) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế; (8) sử dụng đất và công nghệ thông tin.

4


2. Phạm vi
- Phạm vi khơng gian: Tồn bộ 08 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: đánh giá thực trạng hệ thống y tế tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2010 - 2017; xây dựng quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2030.
V. Cơ sở tài liệu
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
- Báo cáo tổng kết ngành y tế tỉnh Bắc Ninh hằng năm, từ 2010 đến 2017;
- Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh hằng năm từ 2010 đến 2017;
- Các quy hoạch phát triển ngành Y tế và tài liệu khác liên quan khác đến
định hướng phát triển ngành Y tế.
VI. Phương pháp xây dựng quy hoạch
1. Phương pháp tổng quan tài liệu, số liệu thứ cấp.
2. Phương pháp định lượng/mô phỏng dự báo.

5


PHẦN THỨ HAI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH BẮC NINH

I. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới cơng tác chăm sóc,
bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân
1. Các yếu tố tự nhiên
1.1 Vị trí địa ly
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là cửa ngõ phía Đơng Bắc của thủ đơ Hà Nội. Tỉnh
có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương
ở phía Đơng Nam, Hưng n ở phía Nam và thủ đơ Hà Nội ở phía Tây.
Bắc Ninh ở vị trí thuận lợi về giao thơng với các tuyến đường huyết mạch:
Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại
của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên
thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.
Ngoài ra tỉnh cịn có hệ thống đường thủy kết nối với nhiều sơng lớn.
Bắc Ninh có 08 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Bắc Ninh (là trung
tâm chính trị - kinh tế - văn hóa, xã hội, trung tâm phát triển công nghệ thông tin
của tỉnh), thị xã Từ Sơn và 06 huyện, với 126 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự
nhiên tồn tỉnh là 822,7 km2.
1.2 Địa hình
Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng sơng Hồng, địa hình tương đối
bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ
thống sơng Cầu. Ngồi ra, Bắc Ninh cịn có hai hệ thống sơng lớn là sơng Thái
Bình và sơng Đuống. Hệ thống sơng ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải
đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc
Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sơng Hồng.
Mức độ chênh lệch địa hình trên tồn tỉnh khơng lớn. Vùng đồng bằng
chiếm phần lớn diện tích tồn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 - 7m so với mực nước
biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài,
Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với
tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh,
thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ. Các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 - 100m,

đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiếp đến là núi Bu
(huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên
Thai (huyện Gia Bình) cao 71m
1.3 Khí hậu
6


Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa khá rõ
rệt. Có sự chênh lệch nhiệt độ rõ ràng giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô
lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa
trung bình hàng năm 1.400 - 1.600 mm. Độ ẩm trung bình: 79%.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh

2.1 Dân số và lao động
Năm 2016, dân số của tỉnh Bắc Ninh là 1.179.539 người. Mật độ dân số
trung bình 1.400 người/km2, cao gấp 5 lần so với cả nước (khoảng 280
người/km2), là tỉnh có mật độ dân số đơng đứng thứ 3 trong cả nước, sau thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong tổng dân số, dân số khu vực
thành thị chiếm khoảng 29%, dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 71%; dân
số phân bố không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh.
Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 661.000 người (chiếm 57%). Cơ
cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm
nghiệp: lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 48%; lao động dịch vụ chiếm
30%; lao động nơng, lâm nghiệp chiếm 22%.
2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh
Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2016 đạt 9,4%. Cơ cấu kinh tế các ngành,
lĩnh vực năm 2016: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,7%; công nghiệp xây dựng chiếm 73,7%; dịch vụ chiếm 20,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt
22,5 triệu đồng.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh năm 2010 là
4.820 tỷ đồng; giá trị trồng trọt là 2.089 tỷ đồng; giá trị chăn nuôi 1.880 tỷ đồng;

giá trị thủy sản 568 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất cơng nghiệp có mức tăng trưởng cao, ước đạt 729.980 tỷ
đồng (giá so sánh 2010). Cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chiếm
tỉ trọng lớn, tới gần 92% tổng giá trị sản xuất toàn ngành cơng nghiệp của tỉnh,
chủ yếu của tập đồn Samsung với sản lượng dịng điện thoại thơng minh duy trì
mức tăng cao và một số doanh nghiệp FDI khác như Microsoft, Samsung
Display, Flexcom, Canon….
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng là 38.670 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên
địa bàn là 25,5 tỷ USD, với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nhóm hàng điện tử.
Doanh thu du lịch khoảng trên 300 tỷ đồng; tổng lượt khách du lịch đạt trên
440.000 lượt; tổng ngày khách khoảng trên 470.000 ngày.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2016 ước đạt 16.608 tỷ
đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt trên 7.200 tỷ đồng.
Tập trung chăm lo bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội; quan tâm phát triển
giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của
7


nhân dân. Văn hố, thể thao, thơng tin, truyền thơng tiếp tục phát triển đa dạng,
cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân. Phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng.
Cơng tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện các
chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo
giảm còn 3,4% (theo chuẩn mới); giải quyết việc làm cho 27.000 lao động; nâng
tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn lên 63%.
3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến cơng
tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân
3.1. Lợi thế:

- Tỉnh Bắc Ninh có vị trí địa lý, địa hình và khí hậu và nền kinh tế phát
triển, tự đảm bảo cân đối ngân sách và điều tiết về Trung ương nên thuận lợi
trong đầu tư xây dựng mạng lưới cơ sở y tế cung cấp dịch vụ thuận tiện tới
người dân.
- Bắc Ninh có khí hậu ơn hồ, ít gặp những ngày thời tiết khơ nóng như ở
vùng miền Trung, hoặc mùa mưa kéo dài như miền Nam do vậy các tác nhân
gây bệnh khơng có điều kiện thuận lợi để phát triển; tương đối thuận lợi trong
cơng tác phịng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Dân số trong độ tuổi lao động lớn, đây là độ tuổi khỏe mạnh, ít gánh nặng
bệnh tật.
3.2. Hạn chế:
Diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số đông và phát triển công nghiệp, làng
nghề nên các yếu tố nguy cơ gây bệnh, mất an tồn thực phẩm nhiều.
Bắc Ninh có số lượng lao động nhập cư lớn, lưu thông thương mại với
nhiều nước trên thế giới và nhiều địa phương trong tồn quốc nên nguy cơ dịch
bệnh xâm nhập cao.
Khí hậu một số thời gian có độ ẩm lớn là điều kiện cho một số trung gian
truyền bệnh phát triển và ảnh hưởng sức khỏe người dân.
II. Thực trạng hệ thống y tế tỉnh Bắc Ninh
1. Thực trạng tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị
1.1 Tổ chức bộ máy ngành Y tế Bắc Ninh gồm:
1.1.1 Văn phòng Sở Y tế
- Ban Giám đốc Sở Y tế gồm: Giám đốc Sở Y tế và 03 Phó Giám đốc.
- Các Phòng thuộc Sở Y tế gồm: Phòng Thanh tra, Phòng Nghiệp vụ Y,
Phòng Nghiệp vụ Dược, Phòng Tổ chức Hành chính, Phịng Kế hoạch - Tài
chính, Phịng Quản lý hành nghề Y - Dược.
1.1.2 Các cơ đơn vị trực thuộc Sở Y tế: gồm 27 đơn vị, cụ thể:
8



- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (08 Trung tâm Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình ở cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Dân số);
- 07 Bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi,
Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Bệnh viện
Da liễu, Bệnh viện Sức khỏe tâm thần và Bệnh viện Phổi;
- 04 Trung tâm chuyên môn, kỹ thuật tuyến tỉnh: Trung tâm kiểm soát bệnh
tật, Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115, Trung tâm kiểm nghiệm, Trung tâm
Pháp y;
- 07 Bệnh viện đa khoa huyện, thị xã (TPBN không thành lập Bệnh viện);
- 08 Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và 126 Trạm y tế trực thuộc
Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.
1.1.3 Các đơn vị trong lĩnh vực ngành y tế trực thuộc UBND tỉnh
- Trường Cao đẳng y tế Bắc Ninh
- Ban Quản lý an toàn thực phẩm tỉnh (triển khai thí điểm)
1.1.4 Phịng y tế trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu
cho UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn
1.2 Y tế tư nhân và các đơn vị y tế ngành đóng trên địa bàn
1.2.1 Y tế ngành
Trên địa bàn tỉnh hiện có 01 Bệnh viện của quân đội (Bệnh viện Quân y
110) và 01 Bệnh xá công an tỉnh, Trạm y tế của Trung tâm điều dưỡng thương
binh Thuận Thành.
1.2.2 Y tế tư nhân
Tính đến hết năm 2017 tỉnh Bắc Ninh có 04 bệnh viện tư nhân đang hoạt
động (03 bệnh viện đa khoa và 01 bệnh viện chuyên khoa); 31 phòng khám đa
khoa; 55 phòng khám chẩn trị y học cổ truyền; 05 phòng khám chẩn đốn hình
ảnh, 197 phịng khám chun khoa, 53 cơ sở dịch vụ y tế và 909 cơ sở kinh
doanh dược các loại.
1.3 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực các đơn vị
ngành Y tế
1.3.1 Sở Y tế Bắc Ninh

- Cơ sở vật chất: gồm 1 tòa nhà 3 tầng, đầu tư xây dựng năm 2000 với 1414
m sàn, diện tích khu đất 3650 m 2; vị trí hiện tại Phường Suối Hoa, thành phố
Bắc Ninh.
2

- Nhân lực: tổng số 38 cán bộ
1.3.2 Bệnh viện đa khoa tỉnh
Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Trong giai đoạn 2010 đến 2017, Bệnh viện đã
được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị với quy mô 1000 giường bệnh, đầu tư
xây dựng trên khuôn viên khu đất thuộc phường Võ Cường, thành phố Bắc
9


Ninh. Hiện tại cơ sở hạ tầng của bệnh viện tương đối khang trang, đáp ứng tốt
nhu cầu cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh phục vụ nhân dân; hệ thống trang
thiết bị y tế đồng bộ, với nhiều trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống Cộng hưởng
từ; máy gia tốc điều trị ung thư, Hệ thống chụp Cắt lớp vi tính; hệ thống phịng
mổ hiện đại, bàn mổ đa năng điện thủy lực, máy gây mê kèm thở …qua đó chất
lượng khám chữa bệnh trong những năm gần đây đã được nâng lên rõ rệt.
Tổng diện tích đất khuôn viên bệnh viện đã được cấp là 59.082,3 m 2; với
01 tịa nhà 11 tầng, 01 tồ 7 tầng, 01 tòa 5 tầng khoa truyền nhiễm và nhiều hạng
mục phụ trợ khác, với tổng số hơn 80.000 m2 sàn xây dựng.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 bệnh viện có 833 cán bộ y tế gồm: 223
bác sĩ (gồm 27 BSCKII, 89 Thạc sỹ, BSCKI và 107 bác sĩ) 13 dược sĩ đại học,
16 dược sĩ cao đẳng, trung học, 364 điều dưỡng, 69 kỹ thuật viên y học và 148
cán chuyên ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ bệnh viện đa khoa tỉnh cơ bản
đáp ứng phát triển chuyên môn, kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.
Hiện Bệnh viện đã được phê duyệt và triển khai 10.850 dịch vụ kỹ thuật
đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, trong đó có 10.012 kỹ thuật
trong phân tuyến và 838 kỹ thuật vượt tuyến.

1.3.3 Bệnh viện Sản Nhi
Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Được đầu tư xây dựng từ năm 2012 trên
khuôn viên đất rộng 1,86 héc ta thuộc Phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh
gồm 01 tòa nhà 9 tầng và 01 tòa nhà 3 tầng khoa truyền nhiễm, tổng diện tích
đất xây dựng là 5212 m2, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 2015.
Hiện tại cơ sở hạ tầng của bệnh viện đã quá tải so với nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân dân; Tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng bệnh viện ở
khu đất rộng 2,1 héc ta bên cạnh.
Trang thiết bị y tế của bệnh viện tương đối đồng bộ, với nhiều trang thiết bị
hiện đại cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ kỹ thuật phục vụ nhân dân.
Nhân lực: Bệnh viện có 389 cán bộ y tế gồm: 96 bác sĩ (gồm 01 Tiến sĩ, 02
BSCKII, 16 Thạc sỹ, 19 BSCKI và 58 bác sĩ) 05 dược sĩ đại học, 02 dược sĩ cao
đẳng, trung học, 100 điều dưỡng, 23 kỹ thuật viên y học và 186 cán bộ chuyên
ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ bệnh viện Sản Nhi cơ bản đáp ứng phát
triển chuyên môn, kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.
Hiện tại Bệnh viện đang duy trì 500 giường bệnh kế hoạch, đã triển khai
thành công 4.500 dịch vụ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân, trong đó có 4.380 kỹ thuật trong phân tuyến và 120 kỹ thuật vượt tuyến
1.3.4 Bệnh viện Mắt
Được đầu tư xây dựng tại phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, với 853
m sàn xây dựng, trong khuôn viên khu đất rộng 1885 m 2. Hiện tại cơ sở vật chất
đã bắt đầu xuống cấp.
2

10


Trang thiết bị được đầu tư tương đối hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh chuyên khoa mắt.
Nhân lực: Bệnh viện có 46 cán bộ y tế gồm: 13 bác sĩ (gồm 02 BSCKII, 02

Thạc sỹ, 02 BSCKI và 07 bác sĩ) 02 dược sĩ đại học, 02 dược sĩ cao đẳng, trung
học, 08 điều dưỡng và 21 cán bộ chuyên ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ
bệnh viện Mắt cơ bản đáp ứng phát triển chuyên môn, kỹ thuật trong giai đoạn
hiện nay.
Hiện tại Bệnh viện duy trì quy mơ 50 giường bệnh kế hoạch, được phê
duyệt và triển khai thường xuyên 399 dịch vụ kỹ thuật, trong đó có 133 kỹ thuật
trong phân tuyến và 266 kỹ thuật vượt tuyến.
1.3.5 Bệnh viện Phổi
Được đầu tư xây dựng với 10.664 m 2 sàn xây dựng trong khuôn viện đất
rộng 8446,2 m2 thuộc khu Thanh Phương, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc
Ninh. Cơ sở vật chất tương đối khang trang hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu khám
chữa bệnh cho nhân dân.
Trang thiết bị bệnh viện được đầu tư tương đối đồng bộ từ nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ, hiện bệnh viện đã có máy chụp cắt lớp vi tính, máy nội soi khí,
phế quản, hệ thống máy thở...trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của bệnh viện
chuyên khoa Phổi hạng II.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 bệnh viện có 87 cán bộ y tế gồm: 19
bác sĩ (gồm 02 BSCKII, 05 BSCKI và 12 bác sĩ) 02 dược sĩ đại học, 01 dược sĩ
cao đẳng, trung học, 26 điều dưỡng, 06 kỹ thuật viên y học và 33 cán bộ chuyên
ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ bệnh viện Phổi cơ bản đáp ứng phát triển
chuyên môn, kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay Bệnh viện duy trì quy mơ 200 giường bệnh kế hoạch; triển khai
thành cơng 822 dịch vụ kỹ thuật, trong đó có 734 kỹ thuật trong phân tuyến và
88 kỹ thuật vượt tuyến.
1.3.6 Bệnh viện Da liễu
Được đầu tư xây dựng từ năm 1995, diện tích đất xây dựng 5315 m 2, trong
khuôn viên đất rộng 14,5 héc ta thuộc xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Mặc
dù được cải tạo, sửa chữa nâng cấp trong quá trình sử dụng nhưng hiện tại cơ sở
vật chất của bệnh viện đã xuống cấp.
Trang thiết bị chưa đầu tư nâng cấp đồng bộ, đặc biệt các trang thiết bị

chuyên khoa Da liễu, hiện tại các trang thiết bị bắt đầu xuống cấp, cần được đầu
tư.
Nhân lực: Bệnh viện có 63 cán bộ y tế gồm: 15 bác sĩ (gồm 07 BSCKI và
08 bác sĩ) 01 dược sĩ đại học, 04 dược sĩ cao đẳng, trung học, 14 điều dưỡng, 05
kỹ thuật viên y học và 24 cán bộ chuyên ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ
bệnh viện Da liễu cơ bản đáp ứng phát triển chuyên môn, kỹ thuật trong giai
đoạn hiện nay.
11


Hiện bệnh viện triển khai 80 giường bệnh kế hoạch, với 604 dịch vụ kỹ
thuật trong phân tuyến được phê duyệt, chưa triển khai được dịch vụ kỹ thuật
vượt tuyến.
1.3.7 Bệnh viện Sức khỏe tâm thần
Cơ sở vật chất được cải tạo nâng cấp tại đồi Búp Lê, phường Vũ Ninh,
thành phố Bắc Ninh. Hiện tại một phần cơ sở vật chất đã xuống cấp, một phần
vẫn do Trường cao đẳng y tế Bắc Ninh sử dụng. Trang thiết bị cơ bản đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 bệnh viện có 100 cán bộ y tế gồm: 19
bác sĩ (gồm 01 BSCKII, 09 BSCKI và 09 bác sĩ) 01dược sĩ đại học, 05 dược sĩ
cao đẳng, trung học, 43 điều dưỡng, 04 kỹ thuật viên y học và 28 cán bộ chuyên
ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ bệnh viện Sức khỏe tâm thần cơ bản đáp
ứng phát triển chuyên môn, kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.
Hiện tại Bệnh viện duy trì quy mơ 110 giường bệnh, triển khai 1433 dịch
vụ kỹ thuật trong phân tuyến phục vụ công tác khám chữa bệnh, chưa triển khai
kỹ thuật vượt tuyến.
1.3.8 Bệnh viện YHCT và PHCN
Được sáp nhập từ Bệnh viện YHCT và Bệnh viện PHCN từ ngày
01/4/2018. Cơ sở vật chất của Bệnh viện được bàn giao nguyên trạng từ 02 bệnh
viện, thuộc khu đất rộng 7953,5 m2 phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh; cơ sở

vật chất được đầu tư xây dựng đã lâu (cải tạo sửa chữa từ cơ sở vật chất của
bệnh viện đa khoa Bắc Ninh cũ), hiện đã xuống cấp cần được đầu tư xây dựng.
Trang thiết bị được bổ sung hàng năm, đã đủ các trang thiết bị cơ bản, còn
thiếu một số trang thiết bị phát triển kỹ thuật chuyên sâu.
Nhân lực: Hiện tại bệnh viện có 211 cán bộ y tế gồm: 45 bác sĩ (gồm 01
Tiến sĩ, 02 BSCKII, 04 Thạc sĩ, 13 BSCKI và 25 bác sĩ), 02 dược sĩ đại học, 12
dược sĩ cao đẳng, trung học, 22 điều dưỡng, 23 kỹ thuật viên y học và 107 cán
bộ chuyên ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ Bệnh viện YHCT và PHCN cơ
bản đáp ứng phát triển chuyên môn, kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.
Hiện tại bệnh viện duy trì quy mơ 300 giường bệnh kế hoạch, triển khai
1708 dịch vụ kỹ thuật, trong đó 1602 kỹ thuật trong phân tuyến và 106 kỹ thuật
vượt tuyến.
1.3.9 Chi cục Dân số - KHHGĐ
Diện tích đất xây dựng 895 m2, trong khuôn viên đất rộng 1887 m 2, thuộc
đường Ngô Gia Tự, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh; các khối nhà làm
việc được cải tạo, sửa chữa năm 2017 hiện tại đáp ứng hoạt động của Chi cục.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 Chi cục có 20 cán bộ gồm 02 bác sĩ (01
BSCKII, 01 Bác sĩ) và 18 cán bộ chuyên ngành khác;
1.3.10 Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh
12


Được sáp nhập từ các đơn vị Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm
Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm
Truyền thơng giáo dục sức khỏe và một phần Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao
động môi trường và giám định y khoa, bắt đầu hoạt động từ tháng 11 năm 2017.
Hiện tại sử dụng cơ sở vật chất của Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS làm trụ sở làm việc. UBND tỉnh đã có chủ trương sửa
chữa khoa Truyền nhiễm bệnh viện đa khoa tỉnh và tòa nhà 3 tầng hiện tại của
Trung tâm tại đường Nguyễn Quyền, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh

làm trụ sở làm việc.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 Trung tâm có 179 cán bộ gồm 03
BSCKII, 05 Thạc sĩ, 16 BSCKI 24 bác sĩ, 05 dược sĩ đại học, 08 dược sĩ cao
đẳng, trung học, 18 điều dưỡng, 14 kỹ thuật viên y học và 86 cán bộ chuyên
ngành khác.
Trang thiết bị: đã được đầu tư đầy đủ các TTB cơ bản phục vụ cơng tác
giám sát, phịng chống dịch bệnh và kiểm nghiệm chất lượng nước và ATTP, còn
thiếu một số trang thiết bị chuyên sâu. Hiện tại đơn vị đã có phịng xét nghiệm
đạt tiêu chuẩn an tồn sinh học cấp II, đủ điều kiện khẳng định xét nghiệm HIV
dương tính, các phịng xét nghiệm nước thực phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 17025, đủ
năng lực kiểm nghiệm các chỉ tiêu cơ bản.
1.3.11 Trung tâm pháp Y
Hiện tại đơn vị chưa có trụ sở làm việc riêng, đang sử dụng một phần nhà
A1 của bệnh viện đa khoa tỉnh làm trụ sở làm việc.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 Trung tâm có 05 cán bộ gồm 01 BSCKI
02 điều dưỡng, 02 cán bộ chuyên ngành khác.
1.3.12 Trung tâm kiểm nghiệm
Gồm 01 dãy nhà 02 tầng và 01 dãy nhà 3 tầng, với 739 m 2 đất xây dựng
trong khuôn viên đất rộng 1800 m2 thuộc phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh;
cơ sở vật chất được cải tạo, sửa chữa nhưng hiện chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển kiểm nghiệm chất lượng thuốc, mỹ phẩm.
Trang thiết bị được đầu tư lâu ngày đã lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng
nhu cầu phân tích, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, mỹ phẩm.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 Trung tâm có 24 cán bộ gồm 10 dược sĩ
đại học, 3 dược sĩ cao đẳng, trung học và 11 cán bộ chuyên ngành khác. Nhân
lực của Trung tâm đáp ứng nhu cầu phát triển kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm,
thực phẩm.
Hiện Trung tâm mới triển khai được các kiểm nghiệm cơ bản do thiếu trang
thiết bị chuyên sâu.
1.3.13 Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115

Hiện tại chưa có trụ sở riêng, đang bố trí một phần nhà A4 của bệnh viện đa
khoa tỉnh làm trụ sở làm việc.
13


Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 Trung tâm có 21 cán bộ gồm 02 bác sĩ
(gồm 01 Thạc sĩ, 01 bác sĩ) 06 y sĩ, 01 điều dưỡng, 01 dược sĩ trung học và 11
cán bộ chuyên ngành khác.
1.3.14 Bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn
Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng từ năm 2000 trên khuôn viên đất rộng
14.500 m2, thuộc phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn. Hiện tại cơ sở vật chất
đã xuống cấp, quá tải. UBND tỉnh đã có chủ trương đầu tư xây dựng bệnh viện
theo hình thức BT tại vị trí khu đất hiện tại nhưng đến nay vẫn chưa lựa chọn
được nhà đầu tư.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 bệnh viện có 154 cán bộ y tế gồm: 42
bác sĩ (gồm 01 Tiến sĩ, 02 BSCKII, 03 Thạc sĩ, 12 BSCKI và 24 bác sĩ) 03 dược
sĩ đại học, 03 dược sĩ cao đẳng, trung học, 40 điều dưỡng, 10 kỹ thuật viên y học
và 56 cán bộ chuyên ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ bệnh viện cơ bản
đáp ứng phát triển chuyên môn, kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.
Bệnh viện hiện duy trì quy mơ 200 giường bệnh, trang thiết bị cơ bản đáp
ứng nhu cầu chuyên môn, hiện bệnh viện được phê duyệt và triển khai 6189 dịch
vụ kỹ thuật, trong đó có 5555 kỹ thuật trong phân tuyến và 634 kỹ thuật vượt
tuyến.
1.3.15 Bệnh viện đa khoa huyện Lương Tài
Được đầu tư nâng cấp trong khuôn viên đất rộng 3 héc ta với 18.342 m 2 sàn
xây dựng tại khu vực thị trấn Thứa, huyện Lương Tài. Hiện tại dự án đang trong
giai đoạn hoàn thành, cơ sở vật chất của bệnh viện cơ bản đáp ứng hoạt động
chun mơn.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 bệnh viện có 129 cán bộ y tế gồm: 29
bác sĩ (gồm 01 BSCKII, 02 Thạc sĩ, 07 BSCKI và 19 bác sĩ) 01 dược sĩ đại học,

06 dược sĩ cao đẳng, trung học, 32 điều dưỡng, 11 kỹ thuật viên y học và 50 cán
bộ chuyên ngành khác.
Bệnh viện được đầu tư các trang thiết bị tương đối đồng bộ, hiện tại duy trì
quy mơ 150 giường bệnh kế hoạch, được phê duyệt và triển khai 3773 dịch vụ
kỹ thuật trong đó có 3770 kỹ thuật trong phân tuyến và 03 kỹ thuật vượt tuyến.
1.3.16 Bệnh viện đa khoa huyện Gia Bình
Được đầu tư nâng cấp với 10.268 m2 sàn xây dựng trong khuôn viên khu
đất rộng 16.254 m2 thuộc thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, cơ sở vật chất hiện
tại cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển chuyển mơn kỹ thuật.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 bệnh viện có 129 cán bộ y tế gồm: 37
bác sĩ (gồm 03 Thạc sĩ, 16 BSCKI và 18 bác sĩ) 02 dược sĩ đại học, 05 dược sĩ
cao đẳng, trung học, 34 điều dưỡng, 14 kỹ thuật viên y học và 37 cán bộ chuyên
ngành khác.
Hiện tại Bệnh viện đã được đầu tư tương đối đồng bộ các trang thiết, duy
trì quy mơ 140 giường bệnh, phê duyệt và triển khai 5446 dịch vụ kỹ thuật.
14


1.3.17 Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong
Được đầu tư xây dựng trong khuôn viên đất rộng 14.240 m2 thuộc thị trấn
Chờ, huyện Yên Phong; cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại cơ bản đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 bệnh viện có 153 cán bộ y tế gồm: 39
bác sĩ (gồm 01 BSCKII, 13 BSCKI và 25 bác sĩ) 03 dược sĩ đại học, 02 dược sĩ
cao đẳng, trung học, 41 điều dưỡng, 13 kỹ thuật viên y học và 55 cán bộ chuyên
ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ bệnh viện cơ bản đáp ứng phát triển
chuyên môn, kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.
Hiện tại Bệnh viện triển khai 170 giường bệnh kế hoạch với 5910 dịch vụ
kỹ thuật được phê duyệt, trong đó có 141 kỹ thuật vượt tuyến.
1.3.18 Bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du

Được đầu tư xây dựng 03 khối nhà chính với 19.071 m 2 sàn xây dựng trong
khuôn viên đất rộng 3 héc ta thuộc xã Liên Bão, huyện Tiên Du. Cơ sở hạ tầng
hiện tại của bệnh viện cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh phục
vụ nhân dân.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 bệnh viện có 145 cán bộ y tế gồm: 39
bác sĩ (gồm 02 BSCKII, 06 BSCKI và 31 bác sĩ) 02 dược sĩ đại học, 03 dược sĩ
cao đẳng, trung học, 45 điều dưỡng, 09 kỹ thuật viên y học và 47 cán bộ chuyên
ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ bệnh viện cơ bản đáp ứng phát triển
chuyên môn, kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.
Bệnh viện hiện duy trì 170 giường bệnh kế hoạch, với 3977 dịch vụ kỹ
thuật được phê duyệt, trong đó có 148 kỹ thuật vượt tuyến.
1.3.19 Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ
Được đầu tư xây dựng 05 khối nhà với 5996 m2 đất xây dựng trong khuôn
viên đất rộng 3 héc ta thuộc thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ từ năm 2008 và
đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2011. Cơ sở vật chất của bệnh viện đã bắt đầu
xuống cấp, cần được cải tạo, sửa chữa.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 bệnh viện có 163 cán bộ y tế gồm: 45
bác sĩ (gồm 02 BSCKII, 01 Thạc sĩ, 11 BSCKI và 31 bác sĩ) 03 dược sĩ đại học,
05 dược sĩ cao đẳng, trung học, 53 điều dưỡng, 13 kỹ thuật viên y học và 44 cán
bộ chuyên ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ bệnh viện cơ bản đáp ứng phát
triển chuyên môn, kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.
Bệnh viện duy trì quy mô 170 giường bệnh kế hoạch, Bệnh viện được phê
duyệt và triển khai 5158 dịch vụ kỹ thuật, trong đó có 101 kỹ thuật vượt tuyến.
1.3.20 Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành
Được đầu tư xây dựng tại xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, trong khuôn
viên đất 21.200 m2, với 10.457 m2 sàn xây dựng. Cơ sở vật chất gồm 03 khối
nhà chính: Khoa Ngoại Sản được đầu tư xây dựng từ năm 1994 đã xuống cấp
hiện đang được cải tạo nâng cấp; Khối nhà phòng khám đa khoa và hành chính
15



được đầu tư xây dựng năm 2009 hiện cũng bắt đầu xuống cấp; khối nhà khám
chữa bệnh và điều trị nội trú, được đầu tư xây dựng năm 2014.
Cơ sở vật chất của Bệnh viện được đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa ở
nhiều giai đoạn, không đồng bộ, hiện tại một số bộ phận đã xuống cấp, một số
hạng mục không đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cần đầu tư nâng cấp, mở
rộng.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 bệnh viện có 149 cán bộ y tế gồm: 40
bác sĩ (gồm 02 BSCKII, 12 BSCKI và 26 bác sĩ) 07 dược sĩ đại học, 45 điều
dưỡng, 12 kỹ thuật viên y học và 45 cán bộ chuyên ngành khác.
Hiện tại Bệnh viện duy trì quy mơ 160 giường bệnh kế hoạch, được phê
duyệt và triển khai 5426 dịch vụ kỹ thuật trong phân tuyến, chưa triển khai kỹ
thuật vượt tuyến
1.3.21 Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh
Được đầu tư xây dựng tại phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh trong khuôn
viên khu đất 1870 m2 gồm 2 khối nhà chính (khối nhà 3 tầng và khối nhà 5
tầng). Cơ sở vật chất được cải tạo nâng cấp, hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu
hoạt động chuyên mơn.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 trung tâm có 63 cán bộ y tế gồm: 13
bác sĩ (gồm 08 BSCKI và 05 bác sĩ) 02 dược sĩ đại học, 03 dược sĩ cao đẳng,
trung học, 13 điều dưỡng, 05 kỹ thuật viên y học và 27 cán bộ chuyên ngành
khác.
Trang thiết bị được trang bị cơ bản, đáp ứng thực hiện 2 chức năng y tế dự
phòng và khám chữa bệnh ngoại trú (khơng có giường bệnh nội trú). Hiện Trung
tâm đủ năng lực triển khai các dịch vụ cơ bản về khám chữa bệnh và một số ít
dịch vụ kỹ thuật hệ y tế dự phòng như xác định chẩn đốn dịch bệnh, giám sát
các yếu tố ơ nhiễm nguồn nước, ATTP.
1.3.22 Trung tâm y tế thị xã Từ Sơn
Đầu tư xây dựng từ năm 1991 trong khuôn viên đất rộng 2312 m 2 tại
phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, với 280 m2 diện tích xây dựng. Hiện tại cơ

sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng, cần đầu tư xây dựng mới.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 trung tâm có 46 cán bộ y tế gồm: 21
bác sĩ (gồm 01 BSCKII, 07 BSCKI và 13 bác sĩ) 01 dược sĩ đại học, 02 dược sĩ
cao đẳng, trung học, 03 kỹ thuật viên y học và 19 cán bộ chuyên ngành khác.
Trang thiết bị: chưa được đầu tư đồng bộ, hiện trung tâm chỉ có một số
trang thiết bị thiết yếu; năng lực chuyên môn về y tế dự phòng còn hạn chế, chủ
yếu thực hiện giám sát phòng chống dịch lâm sàng, chưa triển khai được các xét
nghiệm ni cấy chẩn đốn dịch bệnh, kiểm sốt chất lượng nước, ATTP.
1.3.23 Trung tâm y tế huyện Yên Phong

16


Đầu tư xây dựng từ năm 1977, trong khuôn viên khu đất rộng 2100 m2 tại
thị trấn Chờ, huyện Yên phong. Cơ sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng cần
được xây dựng mới.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 trung tâm có 30 cán bộ y tế gồm: 08
bác sĩ (gồm 03 BSCKI và 05 bác sĩ) 01 dược sĩ cao đẳng, trung học, 03 điều
dưỡng, 02 kỹ thuật viên y học và 16 cán bộ chuyên ngành khác.
Trang thiết bị: chưa được đầu tư đồng bộ, hiện trung tâm chỉ có một số
trang thiết bị thiết yếu; năng lực chun mơn về y tế dự phịng cịn hạn chế, chủ
yếu thực hiện giám sát phòng chống dịch lâm sàng, chưa triển khai được các xét
nghiệm ni cấy chẩn đốn dịch bệnh, kiểm soát chất lượng nước, ATTP.
1.3.24 Trung tâm y tế huyện Gia Bình
Được đầu tư xây dựng trên khuôn viên khu đất rộng 2388 m 2 tại thị trấn
Gia Bình huyện Gia Bình, gồm 02 khối nhà: Khối nhà làm việc 2 tầng, được xây
dựng từ năm 1991; khối nhà cấp 4 được xây dựng năm 2000. Hiện tại cơ sở vật
chất xuống cấp nghiêm trọng cần được đầu tư xây mới.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 trung tâm có 32 cán bộ y tế gồm: 08
bác sĩ (gồm 01 BSCKII, 02 BSCKI và 05 bác sĩ) 01 dược sĩ đại học, 01 dược sĩ

cao đẳng, trung học, 01 điều dưỡng, 02 kỹ thuật viên y học và 19 cán bộ chuyên
ngành khác. Trình độ, năng lực cán bộ trung tâm cơ bản đáp ứng phát triển
chuyên môn, kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.
Trang thiết bị: chưa được đầu tư đồng bộ, hiện trung tâm chỉ có một số
trang thiết bị thiết yếu, đã lạc hậu, xuống cấp. Năng lực chun mơn về y tế dự
phịng (xét nghiệm ni cấy chẩn đốn dịch bệnh, kiểm sốt chất lượng nước,
ATTP) còn hạn chế.
1.3.25 Trung tâm y tế huyện Quế Võ
Cơ sở vật chất đã bàn giao cho UBND huyện quản lý, hiện tại Trung tâm
đang nhờ trụ sở làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện. Trang thiết bị về y tế dự
phòng chưa được đầu tư đồng bộ; năng lực chun mơn về y tế dự phịng cịn
hạn chế.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 trung tâm có 38 cán bộ y tế gồm: 07
bác sĩ (gồm 04 BSCKI và 03 bác sĩ), 01 dược sĩ cao đẳng, trung học, 02 điều
dưỡng, 04 kỹ thuật viên y học và 24 cán bộ chuyên ngành khác.
1.3.26. Trung tâm y tế huyện Tiên Du
Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng từ năm 1997 tại thị trấn Lim, huyện
Tiên Du với 1790 m2 sàn xây dựng trong khuôn viên khu đất rộng 2948 m 2. Cơ
sở vật chất đã xuống cấp, cần được đầu tư nâng cấp
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 trung tâm có 29 cán bộ y tế gồm: 07
bác sĩ (gồm 01 BSCKII, 02 BSCKI và 04 bác sĩ) 01 dược sĩ đại học, 01 dược sĩ
cao đẳng, trung học, 01 kỹ thuật viên y học và 19 cán bộ chuyên ngành khác.
17


Danh mục trang thiết bị và năng lực chuyên môn về y tế dự phòng còn hạn
chế, nhiều TTB đã lạc hậu, xuống cấp chưa được đầu tư.
1.3.27 Trung tâm y tế huyện Thuận Thành
Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng từ năm 1988 tại thị trấn Hồ, huyện
Thuận Thành với 427 m2 diện tích đất xây dựng trong khuôn viên khu đất rộng

3656 m2. Mặc dù đã được cải tạo, nâng cấp nhưng hiện cơ sở vật chất đã xuống
cấp, cần được đầu tư xây dựng
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 trung tâm có 35 cán bộ y tế gồm: 11 bác
sĩ (gồm 05 BSCKI và 06 bác sĩ) 01 dược sĩ đại học, 02 dược sĩ cao đẳng, trung
học, 01 điều dưỡng, 02 kỹ thuật viên y học và 18 cán bộ chuyên ngành khác.
Trung tâm đã được thẩm định cấp phép hoạt động Phòng khám đa khoa;
hiện thực hiện được các dịch vụ kỹ thuật cơ bản về khám chữa bệnh, năng lực
xét nghiệm giám sát dịch bệnh, kiểm sốt chất lượng nước, ATTP cịn hạn chế.
1.3.28 Trung tâm y tế Lương Tài
Được đầu tư xây dựng trên khuôn viên khu đất rộng 4800 m 2 tại thị trấn
Thứa, huyện Lương Tài, với 264,3 m 2 diện tích đất xây dựng. Hiện tại cơ sở vật
chất cơ bản đáp ứng hoạt động chuyên môn.
Nhân lực: Tính đến hết 31/12/2017 trung tâm có 36 cán bộ y tế gồm: 10
bác sĩ (gồm 06 BSCKI và 04 bác sĩ), 02 dược sĩ cao đẳng, trung học, 04 điều
dưỡng, 03 kỹ thuật viên y học và 17 cán bộ chuyên ngành khác.
Trung tâm đã được thẩm định cấp phép hoạt động Phòng khám đa khoa;
hiện thực hiện được các dịch vụ kỹ thuật cơ bản về khám chữa bệnh, năng lực
xét nghiệm giám sát dịch bệnh, kiểm soát chất lượng nước, ATTP còn hạn chế.
1.3.29 Trung tâm DS - KHHGĐ các huyện thị xã, thành phố
Cơ sở hạ tầng của các Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện thị xã, thành phố
được đầu tư xây dựng đã lâu, hiện đã xuống cấp; một số trung tâm hiện khơng
có trụ sở riêng (TPBN, Tiên Du)
Trang thiết bị làm việc của Trung tâm DS-KHHGĐ chủ yếu là TTB văn
phòng, hiện đã được trang bị đáp ứng hoạt động chuyên môn.
Nhân lực: Mỗi trung tâm có từ 06-07 cán bộ (Trung tâm DS-KHHGĐ
huyện Tiên Du 06 cán bộ, các Trung tâm còn lại: 07 cán bộ) làm việc tại trung
tâm và 01 cán bộ chuyên trách dân số thuộc các Trạm y tế. Nhân lực hiện tại đáp
ứng yêu cầu chuyên môn.
1.3.30 Trạm y tế các xã, phường, thị trấn
Hiện tại mỗi xã, phường, thị trấn có một TYT thực hiện cơng tác chăm sóc

bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn, 126/126 TYT đã được cơng nhận đạt bộ
tiêu chí quốc gia y tế xã; 113/126 TYT có bác sĩ định biên tại trạm; 100% TYT
triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động TCMR, 100% thực hiện quản lý sức
khỏe người dân với tỷ lệ đạt 80%.
18


Cơ sở vật chất: 100% các TYT đã được kiên cố hóa; cần duy tu, bảo
dưỡng, sửa chữa nhỏ hằng năm để đảm bảo duy trì hoạt động chun mơn.
2. Thực trạng cung ứng dịch vụ của hệ thống y tế tỉnh Bắc Ninh
2.1 Cơng tác y tế dự phịng
2.1.1 Phịng chống dịch
Trong giai đoạn 2010 - 2017, tình hình dịch bệnh tại tỉnh Bắc Ninh tương
đối ổn định, không có các dịch lớn xảy ra.
Cơng tác phịng chống dịch bệnh được chủ động triển khai đồng bộ, kịp thời và
hiệu quả. Sở Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành có liên quan và các
huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giám sát, kiểm sốt,
khống chế có hiệu quả các vụ dịch tản phát và các bệnh truyền nhiễm gây dịch
nguy hiểm; chủ động triển khai các hoạt động giám sát phát hiện sớm, khoanh
vùng xử trí kịp thời, khơng để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn.
Khống chế có hiệu quả các bệnh truyền nhiễm gây dịch; tỷ lệ mắc các bệnh
truyền nhiễm có xu hướng giảm, khơng để tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm.
Duy trì tốt thống kê, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TTBYT.
Kết quả giám sát một số BTN năm 2017:
Bệnh Sốt xuất huyết: Giám sát ghi nhận mắc mới 1352 trường hợp sốt xuất
huyết, trong đó 576 trường hợp xét nghiệm dương tính với virus Dengue, cao
hơn 20 lần số ca mắc năm 2016; các trường hợp mắc đa phần là ngoại lai xâm
nhập, đều được phát hiện sớm, xử trí kịp thời khơng để tử vong và ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe.
Bệnh Tay chân miệng: Tổng số ca mắc mới là 457 ca, xét nghiệm 06 mẫu,

02 mẫu dương tính.
Bệnh sởi: Giám sát và lấy mẫu xét nghiệm 29 trường hợp nghị mắc, khơng
có trường hợp dương tính.
Bệnh bại liệt: Giám sát, lấy mẫu 04 trường hợp liệt mềm cấp nghi bại liệt;
kết quả phân lập âm tính với vi rút bại liệt.
Duy trì giám sát uốn ván sơ sinh, sốt rét: Trong năm không phát hiện
trường hợp mắc sốt rét và uốn ván sơ sinh.
Bệnh phong: Hiện tồn tỉnh có 170 bệnh nhân phong còn sống, 83 bệnh
nhân phong đang được quản lý, chăm sóc điều trị tại Bệnh viện Da Liễu.
Bệnh lao: Tổng số bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học: 198
bệnh nhân, số bệnh nhân lao phổi điều trị khỏi: 184 bệnh nhân, Số bệnh nhân lao
các thể được phát hiện: 658 bệnh nhân, khơng có bệnh nhân tử vong trong thời
gian điều trị lao.
2.1.2 Tiêm chủng mở rộng
19


Hoạt động tiêm chủng mở rộng được thực hiện thường xuyên hàng tháng
tại 100% các xã, phường, thị trấn với 126 điểm tiêm chủng cố định hằng tháng
tại các TYT. Triển khai ứng dụng CNTT trong tiêm chủng mở rộng. Tỷ lệ trẻ em
được tiêm chủng đầy đủ giai đoạn 2010 đến 2017 được duy trì ở mức cao đạt
98%; khơng có trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm, các bệnh có vắc xin
tiêm chủng.
Kết quả thực hiện chỉ tiêu hằng năm đều vượt kế hoạch, đảm bảo an tồn
tiêm chủng. Một số kết quả cụ thể cơng tác TCMR năm 2017:
- Duy trì tỷ lệ TCMR đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt > 98%, phụ nữ có
thai tiêm UV+2 đạt > 95%; 100% cơ sở tiêm chủng mở rộng trên địa bàn đã
công bố đủ điều kiện tiêm chủng.
- Thực hiện tốt công tác giám sát, ghi nhận và báo cáo các trường hợp phản
ứng sau tiêm chủng, năm 2017 ghi nhận 13 trường hợp, khơng có phản ứng nặng

sau tiêm chủng.
- Tiếp tục triển khai ứng dụng phần mềm quản lý tiêm chủng tại Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 08 Trung tâm y tế, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa
Sản Nhi và 126 Trạm y tế trên địa bàn, cập nhật danh sách trẻ trong độ tuổi tiểm
chủng vào phần mềm quản lý tiêm chủng, triển khai gửi tin nhắn qua điện thoại
nhắc lịch tiêm chủng.
2.1.3 Phịng, chống HIV/AIDS
Cơng tác Phịng, chống HIV/AIDS được triển khai thường xuyên, liên tục
với sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Các hoạt động tư vấn xét
nghiệm tự nguyện, giám sát nhiễm HIV ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao, can
thiệp giảm tác hại, điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone, điều trị ARV, dự phòng lây truyền mẹ con ... được triển khai có hiệu
quả trong giai đoạn 2010-2017. Kết quả số người bị nhiễm mới HIV hằng năm
giảm, tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng ở mức dưới 0,3%.
Một số kết quả cụ thể cơng tác Phịng, chống HIV/AIDS năm 2017
- Duy trì hoạt động các điểm tư vấn xét nghiệm tự nguyện; 02 phòng tư vấn
xét nghiệm HIV tự nguyện tại TP. Bắc Ninh và Quế Võ, 19 điểm tư vấn, đã thực
hiện tư vấn xét nghiệm cho 70.964 người. Tổ chức xét nghiệm sàng lọc HIV cho
phụ nữ mang thai, tổng số phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV 19.402 người
đạt 70%.
- Số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện trong năm 2017 là 56 người,
tổng số trường hợp lũy tích nhiễm HIV là 2421 người, số người nhiễm HIV tử
vong là 1002 người, Số trường hợp nhiễm HIV còn sống là 1.419 người (trong
đó 223 người chuyển sang giai đoạn AIDS).
- Duy trì điều trị methadone cho 399 người tại cơ sở điều trị methadone
thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và điểm cấp phát thuốc thuộc Trung tâm
Giáo dục dạy nghề hướng thiện.
20



- Triển khai hỗ trợ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV
có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh, đảm bảo 100% người nhiễm HIV trên
địa bàn có thẻ Bảo hiểm y tế; tổ chức điều trị ARV cho 505 người nhiễm HIV.
2.1.4 Phòng chống bệnh khơng lây nhiễm
Triển khai có hiệu quả các biện pháp phịng chống bệnh khơng lây nhiễm
và bệnh tật học đường; thực hiện phân tuyến quản lý, điều trị các bệnh không
lây nhiễm; triển khai quản lý, điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường tại y tế cơ
sở.
Kết quả quản lý một số bệnh không lây nhiễm năm 2017.
- Tồn tỉnh hiện có 18.259 người mắc Đái tháo đường được phát hiện, quản
lý và điều trị, số phát hiện mới trong năm 2017 là 1.763 người.
- Số người mới phát hiện tăng huyết áp là 4.596 người, tổng số người tăng
huyết áp được quản lý, điều trị lên 27.054 người.
2.1.5 Công tác y tế lao động và quản lý môi trường y tế
Công tác quản lý chất thải y tế được quan tâm đầu tư, thực hiện các cụm xử
lý chất thải y tế cho các đơn vị trong ngành, đảm bảo tất cả các cơ sở y tế quản
lý, xử lý chất thải y tế đúng quy định.
Công tác giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của các hộ gia đình
và các cơ sở cấp nước tập trung trên địa bàn được quan tâm, đầu tư nhiều TTB
hiện đại nâng cao năng lực kiểm nghiệm chất lượng nước của các cơ sở cấp
nước tập trung trên địa bàn, phòng kiểm nghiệm chất lượng nước đạt tiêu chuẩn
ISO 17025.
Cơng tác quản lý hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng dùng trong
gia dụng và y tế được quan tâm hằng năm.
Ban hành phân cấp quản lý sức khỏe người lao động trên địa bàn, thực hiện
quản lý sức khỏe người lao động theo phân cấp, duy trì hoạt động giám sát các
yếu tố nguy cơ, các bệnh nghề nghiệp trong các khu công nghiệp tập trung, làng
nghề trên địa bàn.
Một số kết quả cụ thể năm 2017
- Thực hiện ngoại kiểm chất lượng 400 mẫu nước của các cơ sở cấp nước

tập trung trên địa bàn;
- Giám sát chất lượng nước hộ gia đình, tồn tỉnh có 251.979 hộ, chiếm
90,7% hộ gia đình được sử dụng nước sạch.
- Duy trì kiểm tra hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng dùng trong
gia dụng và y tế.
- Hướng dẫn giám sát cho 425/615 cơ sở lao động đạt 69%, tỷ lệ cơ sở tổ
chức bộ phận y tế, lập hồ sơ vệ sinh lao động và khám sức khỏe, khám bệnh
nghề nghiệp đúng quy định cho người lao động cịn thấp, chỉ có 217/615 cơ sở
(chiếm 35%) lập hồ sơ vệ sinh lao động đúng quy định.
21


×