Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.98 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b>ĐƠN YÊU CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN</b>
<i><b>Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Thị xã Phổ Yên</b></i>
<b> 1. Tôi ghi tên dưới đây :</b>


<b>STT</b> <b>Họ và tên</b> <b>Ngày,</b>


<b>tháng,</b>
<b>năm</b>
<b>sinh</b>


<b>Nơi cơng</b>
<b>tác</b>


<b>Chức</b>
<b>danh</b>


<b>Trình</b>
<b>độ</b>
<b>chun</b>


<b>mơn</b>


<b>Tỷ lệ</b>
<b>(%)</b>
<b>đóng góp</b>


<b>vào việc</b>
<b>tạo ra</b>



<b>sáng</b>
<b>kiến</b>
1 Nguyễn Thị Q 8/3/1976 Trường


THCS
Bắc Sơn


Giáo
viên


Đại học
Văn-Sử


100%


Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp trong công tác
<i><b>bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Bắc Sơn.</b></i>


<b>2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quý Trường THCS Bắc Sơn –</b>
Thị xã Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên


<b>3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn</b>


<b>4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử</b>


Sáng kiến của tôi được nghiên cứu và áp dụng tại Trường THCS Bắc Sơn từ
tháng 9/2016 đến hết năm học 2019 – 2020.


<b>5. Mô tả bản chất của sáng kiến</b>


<b>5.1. Thực trạng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tuyển học sinh giỏi mơn Ngữ văn. Qua kinh nghiệm tích lũy của bản thân và sự
đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn áp dụng những phương pháp
mới trong quá trình bồi dưỡng và đã đạt được những kết quả nhất định.


<b>5.2. Một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ</b>
<b>văn 9</b>


<b>5.2.1. Công tác phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi </b>


Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu năm học.
Đây là công việc đầu tiên của người giáo viên dạy bồi dưỡng. Giáo viên phải nắm
được năng lực của từng học sinh trong đội tuyển: Có niềm say mê u thích văn
chương; có tố chất, tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện
vấn đề; có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống; giàu cảm xúc
và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống; có vốn từ Tiếng việt dồi
dào và có kỹ năng viết văn tốt.


Việc tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi dựa trên cơ sở:
<i>+ Kết quả học tập của học sinh ở các năm học trước</i>
+ Đề nghị của giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp


<i>+Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra tại lớp. Sau khi đã có bài, giáo viên</i>
chấm chữa bài cho học sinh lấy kết quả. Dĩ nhiên, một bài viết khơng thể đánh
giá được năng khiếu học Văn, nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện,
bổ sung ở những bài viết tiếp theo, vì việc tuyển chọn học sinh giỏi không chỉ
dừng lại ở một số bài viết mà phải theo dõi cả quá trình học tập.


Như vậy, bằng những biện pháp trên, giáo viên có thể tuyển chọn được


những học sinh có đủ những yêu cầu cần thiết để chuẩn bị cho đội tuyển học sinh
giỏi môn Văn của nhà trường.


DANH SÁCH ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI


<b>STT</b> <b>Họ tên học sinh</b> <b>Lớp</b>


1 Đỗ Hương Giang 9A


2 Trần Thị Minh Huyền 9B


3 Trần Thị Ngọc Mai 9C


4 Nguyễn Thị Thu 9D


<b>5.2.2. Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

về nội dung cơ bản cần truyền đạt cho học sinh, xác định cụ thể nhiệm vụ của
mình. Do vậy, muốn cho cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tốt, người giáo
viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho công việc này. Trong quá trình dạy, giáo
viên bán sát và làm theo kế hoạch đó để đảm bảo thời gian, đảm bảo đủ nội dung
kiến thức.


Kiến thức Ngữ văn ở chương trình THCS bao gồm nhiều kiến thức nhằm
nâng cao hứng thú, giúp học sinh lập luận giải quyết vấn đề mạch lạc, rõ ràng,
khoa học, phát huy được những nét sáng tạo, hình thành cách nói, cách viết có
giọng điệu riêng. Muốn vậy thì phải bồi dưỡng kiến thức văn học cho các em có
tính hệ thống, có chiều sâu theo từng vấn đề, từng chủ đề (chủ đề về người phụ
nữ, chủ đề về người lính, về tình cảm gia đình, về người lao động mới,…). Bên
cạnh đó cung cấp kiến thức về văn học sử ở từng giai đoạn rồi sâu chuỗi tác


phẩm đó vào một hệ thống nhất định.


C n c v o ă ứ à đề thi c p th xã, c p t nh trong nh ng n m qua, tôi nh nấ ị ấ ỉ ữ ă ậ
th y n i dung ấ ộ đề có hai ph n ki n th c rõ r t: Ngh lu n xã h i v ngh lu nầ ế ứ ệ ị ậ ộ à ị ậ
v n h c. Chính vì v y tơi ã xây d ng k ho ch b i dă ọ ậ đ ự ế ạ ồ ưỡng cho h c sinhọ
nh ng ki n th c sau:ữ ế ứ


<b>Phần</b> <b>Nội dung ôn tập</b> <b>Số</b>


<b>tiết</b>


<b>Thời gian</b>
<b>ôn tập</b>
<b> </b>


<b> Nghị luận</b>
<b>xã hội</b>


- Nghị luận về nhận thức cuộc sống (lý tưởng,
mục đích sống).


- Nghị luận về phẩm chất con người


- Nghị luận về nguyên tắc ứng xử trong cuộc
sống


35


Từ ngày
10/9/2019


đến ngày
7/5/2020


<b>Nghị luận</b>
<b>văn học</b>
(Tác phẩm


<i>1. Nghị luận về truyện trung đại:</i> tập trung ôn
theo các chủ đề:


- Chủ đề phản ánh hiện thực xã hội phong kiến
- Chủ đề người phụ nữ trong xã hội phong
kiến


- Chủ đề người anh hùng


- Giá trị nghệ thuật của từng truyện (yếu tố kì
ảo; nghệ thuật xây dựng nhân vật; bút pháp
ước lệ tượng trưng; bút pháp tả cảnh ngụ tình).


10


<i>2. Nghị luận về truyện hiện đại Việt Nam</i>
- Đời sống xã hội và con người Việt Nam:
Tình yêu làng, yêu nước; tình yêu lao động;
tình cha con


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

văn học lớp
9)



các tác phẩm truyện: Vẻ đẹp của người nông
dân; vẻ đẹp của người lao động mới; vẻ đẹp
của người lính.


<i>(Có sự liên hệ, tích hợp với các tác phẩm</i>
<i>truyện sáng tác trước CM tháng Tám- đã học</i>
<i>ở lớp 8, có cùng chủ đề).</i>


20


<i>3. Nghị luận về thơ hiện đại Việt Nam</i>


- Đất nước và con người Việt Nam qua hai
cuộc kháng chiến.


- Công cuộc xây dựng đất nước và những
quan hệ tốt đẹp của con người.


- Tình cảm u nước, tình u q hương.
- Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng,
lịng kính u Bác Hồ.


- Những tình cảm gần gũi, bền chặt của con
người: Tình mẹ con, bà cháu trong sự thống
nhất với tình cảm chung rộng lớn.


<i> * Ngồi ra ơn luyện cho học sinh các dạng đề</i>
<i>liên kết giữa nhiều tác phẩm để học sinh linh</i>
<i>hoạt hơn khi làm bài:</i>



- Chùm thơ về hình ảnh người lính: Đồng chí,
<i>Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính, Ánh trăng.</i>
- Chùm thơ về hình ảnh người bà, người mẹ:
<i>Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên</i>
<i>lưng mẹ, Con cò.</i>


<i>- Chùm thơ về quan niệm sống: Nói với con,</i>
<i>Mùa xuân nho nhỏ.</i>


- Chùm thơ về hình ảnh người lao động mới:
<i>Đồn thuyền đánh cá.</i>


- Chùm thơ về thiên nhiên: Sang thu.
- Chùm thơ về lãnh tụ: Viếng lăng Bác.


25


<b>5.2.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các dạng đề thi thường gặp</b>
<b>5.2.3.1. Kiểu bài nghị luận xã hội: Thường có những dạng như sau:</b>


<i><b>- Dạng bài nghị luận xã hội về một câu nói, câu danh ngơn hoặc từ một</b></i>
<i><b>câu ca dao, tục ngữ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tục ngữ bình dị nhưng đều có ý nghĩa sâu sắc, hướng tới những vấn đề xã hội. Ở
dạng đề này yêu cầu học sinh phải nắm bắt và hiểu được ý nghĩa bài học được
gửi gắm qua câu nói, danh ngơn, ca dao, tục ngữ. Từ đó đưa ra những ý kiến,
quan điểm của mình và rút ra bài học về nhận thức, hành động.


<b>+ Ví dụ:</b>



Đề 1: Suy nghĩ của em về câu nói của Nguyễn Thiếp: <i>“Ngọc không mài</i>
<i>không thành đồ vật. Người không học không biết rõ đạo”. </i>


Đề 2: Tục ngữ có câu: <i>“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, </i>nhưng lại có ý
kiến cho rằng<i> “Gần mực mà khơng đen, gần đèn mà không rạng”.</i> Suy nghĩ của
em?


Đề 3: Trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngơn<i>: “Hãy hướng tới mặt</i>
<i>trời, bóng tối sẽ ngã về phía sau lưng bạn”.</i>


<i><b>+ Giáo viên hướng dẫn cách làm: Học sinh cần tuân thủ các thao tác làm</b></i>
dạng bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lý. Nhưng bên
cạnh đó, học sinh cũng phải cần đánh giá sâu hơn về tính đúng đắn, đầy đủ, sâu
sắc của câu danh ngôn, câu tục ngữ, câu ca dao, đồng thời cũng chỉ ra những mặt
hạn chế (nếu có) ở thời điểm hiện tại. Giáo viên hướng dẫn học sinh triển khai
theo các luận điểm sau:


. Giải thích câu nói, câu danh ngơn, câu tục ngữ: Tùy theo yêu cầu của đề
bài có thể có những cách giải thích khác nhau.


. Phân tích và chứng minh


. Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…)
. Rút ra bài học nhận thức và hành động


<i><b>Hướng dẫn cánh làm đề 1: (Phần thân bài)</b></i>


<i>.Giải thích câu nói:</i> Giải thích từng vế của câu nói, trong đó trọng tâm là
để nhấn mạnh vế sau: “Người không học không biết rõ đạo”. “Đạo” ở đây là lẽ
đối xử hàng ngày giữa mọi người với nhau, tức là đạo đức, nhân cách của con


người.


Câu nói khẳng định một chân lý: Con người cần phải học để làm người.
<i>.Phân tích để làm rõ vai trị của việc học:</i>


Học để tiếp thu kiến thức (Tri thức khoa học, kỹ năng, vốn sống) để hình
thành nhân cách và đạo làm người.


Học để biết về đạo làm người, để có lối sống và hành vi đúng mực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>.Bàn về cách thực hiện lời dạy:</i>


Xác định mục đích học tập đúng đắn: Cho bản thân (kiến thức, kỹ năng để
tạo dựng tương lai tốt đẹp); cho cuộc sống (phục vụ gia đình, cho cộng đồng);
khẳng định bản thân.


Phương pháp học tập: Tự học, học suốt đời. Học kết hợp với hành, ứng
dụng vào thực tế. Học không chỉ ở trường lớp mà học ở mọi nơi, mọi lúc.


<i>.Liên hệ:</i> Những việc cần làm, đã và sẽ làm


Phê phán những biểu hiện: Học tủ, học vẹt, học gạo.
<i><b>- Dạng bài nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện </b></i>


+ Dạng bài này hay dùng để kiểm tra kiến thức, năng lực của học sinh giỏi
hoặc thi chuyên. Đề bài dưới dạng một câu chuyện mang một vấn đề, một triết lý
xã hội sâu sắc hướng tới người đọc. Ở dạng đề này, học sinh phải có kỹ năng
phân tích, đánh giá và cảm nhận để có thể tìm ra được chính xác nội dung câu
chuyện ấy hướng tới là gì? Từ đó mới có thể định hướng cho mình cách làm bài
trong tồn bài.



<b>+ Ví dụ:</b>


Đề 1: Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:
<b>Con lừa già và người nông dân</b>


<i>Một ngày kia, con lừa của bác nông dân sảy chân ngã xuống cái giếng bỏ</i>
<i>hoang. Con vật kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền trong lúc người chủ của nó nghĩ</i>
<i>xem nên làm gì để cứu con lừa lên… Cuối cùng, ơng quyết định rằng, vì con lừa</i>
<i>cũng già rồi và cái giếng thì đằng nào cũng phải lấp, nên sẽ có cách để khơng</i>
<i>phải bận tâm đến con lừa nữa.</i>


<i>Ơng mời hàng xóm đến giúp ơng một tay. Mỗi ngưởi cầm một cái xẻng xúc</i>
<i>đất đổ vào giếng. Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa rên rỉ thảm thiết. Sau khi</i>
<i>hứng những xẻng đất đầu tiên, nó hồn tồn tuyệt vọng, nhìn lên với đơi mắt đầy</i>
<i>ai óan. Chỉ đến khi đất ngập đến gần hết chân, nó mới bừng tỉnh, nó cảm nhận</i>
<i>điều gì đó đang và sẽ xảy ra đối với nó. Nó khơng nhìn lên nữa mà cố gắng xoay</i>
<i>sở để trồi lên. Bác nơng dân và mọi người chăm chú nhìn xuống giếng, họ kinh</i>
<i>ngạc trước những gì đang diễn ra. Cứ mỗi xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lại lắc</i>
<i>mình cho đất rơi xuống chân và bước lên lớp đất ấy. Cứ thế, từng xẻng đất, rồi</i>
<i>từng lớp đất. Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên miệng giếng, mệt</i>
<i>nhọc chạy ra ngoài trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.</i>


(Theo:<i> Hạt giống tâm hồn </i>– <i>Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ</i>, NXB Tổng hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>+ Hướng dẫn học sinh cách làm: Ở dạng đề này, học sinh làm bài phải</b>
tuân thủ hai bước quan trọng là:


<i>Bước 1:</i> Phân tích hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa
của vấn đề.



<i> Bước 2:</i> Thực hiện các thao tác nghị luận (Thao tác này giống như nghị
luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý, hiện tượng đời sống):


Hướng dẫn cánh làm đề 1<i>:</i>(Phần thân bài)


<i>Bước 1:</i> Phân tích, hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa


vấn đề: Thông qua chuyện con lừa, tác giả nêu lên bài học về cách ứng xử đối với
khó khăn hoạn nạn của con người trong cuộc sống.


<i>Bước 2:</i> Thực hiện các thao tác nghị luận: chứng minh, bình luận vấn đề


<i>.Chứng minh - Bình luận: </i>


Trong cuộc sống, bạn có thể bị thất bại do nhiều ngun nhân, thậm chí có
thể gặp hoạn nạn bất cứ lúc nào…


Điều quan trọng là đứng trước thất bại, chúng ta không bỏ cuộc, dũng cảm
đương đầu với thử thách, biết đứng dậy để vươn lên.


Mạnh dạn đối mặt với những thử thách của cuộc đời, đó là sức mạnh tinh
thần lớn lao có thể giúp con người vượt qua được những giới hạn của cuộc sống.


Điều quan trọng là bạn phải nhạy bén, sáng tạo, thông minh….để vượt qua
những thử thách đó


<i>.Rút ra bài học cho bản thân:</i>


Về nhận thức: Hãy dũng cảm, lạc quan. Bản lĩnh thép sẽ dẫn bước thành


công.


Về hành động: Hãy làm lại sau mỗi lần thất bại, không bỏ cuộc, nỗ lực
vươn lên, không đầu hàng số phận…


<i><b>- Dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học</b></i>
+ Đây là dạng đề nói về một vấn đề xã hội, một triết lý nhân văn sâu sắc nào
đó được rút ra từ trong tác phẩm văn học. Vấn đề xã hội này có thể học sinh đã
được học ở trong chương trình sách giáo khoa của mình hoặc chưa được học. Đề
bài đặt ra trong dạng đề này thường là các vấn đề xã hội sâu sắc, nhân văn từ
trong tác phẩm văn học như: lòng yêu nước, mục đích sống, trách nhiệm của
thanh niên trong xã hội hiện nay, ý chí nghị lực trong cuộc sống, đức tính khiêm
tốn, lý tưởng sống,…Vì là dạng đề kết hợp và vận dụng nhiều thao tác khác nhau:
giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…Kiểu văn bản này địi hỏi học sinh
phải linh hoạt trong từng thao tác làm bài của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Đề 1: Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn
<i>Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long, em có suy nghĩ gì về tính khiêm tốn của</i>
giới trẻ hiện nay?


Đề 2: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, tác giả đã thể hiện
ước nguyện chân thành muốn cống hiến một phần cơng sức của mình vào mùa
xn của đất nước. Em có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của giới trẻ hiện nay.


<b>+ Hướng dẫn học sinh cách làm:</b>


Dạng đề này, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo yêu cầu sau:
<i> Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận: </i>


Học sinh phải vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi:


Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?


Tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề
xã hội, vì thế khơng nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra
vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.


Bước 2: Nghị luận xã hội (phần trọng tâm)


Từ vấn đề xã hội được rút ra, học sinh tiến hành làm bài nghị luận xã hội,
nêu những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề xã hội ấy: Vấn đề được yêu cầu
bàn luận ở đây (cũng là vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học)
có thể là một tư tưởng đạo lí, có thể là một hiện tượng đời sống. Vì vậy học sinh
chỉ cần nắm vững cách thức làm các kiểu bài nghị luận xã hội (về tư tưởng đạo lí,
về một hiện tượng của đời sống) để làm tốt phần này.


<i><b>Hướng dẫn cách làm đề 1:</b></i>


<b> Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề xã hội trong tác phẩm là đức</b>
tính khiêm tốn. Học sinh sẽ giải thích khiêm tốn là gì? Sau đó phân tích, chứng
minh các vấn đề của khiêm tốn. Bình luận về đức tính khiêm tốn của thanh niên
hiện nay và rút ra bài học nhận thức và liên hệ bản thân.


<b> 5.2.3.2. Kiểu bài nghị luận văn học</b>


Thông thường, nghị luận văn học có 2 dạng cơ bản: Nghị luận về tác phẩm
<i>truyện hoặc đoạn trích. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tuy nhiên đối với</i>
học sinh giỏi, đề không chỉ dừng lại ở đó, mà thường gắn với những dạng đề sau:


<i><b>- Kiểu bài phân tích một tác phẩm có kèm giải quyết một nhận định, một ý</b></i>
<i><b>kiến</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

những chi tiết nổi bật và làm rõ ý kiến, nhận định. Ở dạng đề này thường xuất
hiện các từ ngữ “làm sáng tỏ nhận xét trên”, “làm sáng tỏ nhận định trên”, “làm
<i>sáng tỏ ý kiến trên”.</i>


<b>+ Ví dụ: </b>


Đề 1: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây
<i>truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.</i>


(Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, tập hai, NXB
Giáo dục – 2016, trang 15)


Bằng việc cảm nhận bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy), em hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.


Đề 2: “Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975, ngồi hình ảnh
<i>người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc còn mang nhịp thở của con người</i>
<i>lao động mới”.</i>


Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận
định trên.


<b>+ Hướng dẫn học sinh cách làm:</b>


Học sinh nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học. Giáo viên hướng
dẫn học sinh nắm được cách thức tìm hiểu đề bằng cách đọc kỹ từ ngữ trong đề
bài, chú ý những từ ngữ quan trọng để xác định vấn đề cần nghị luận. Dạng đề
này, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các
nội dung cơ bản sau:



.Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, khái quát về tác giả, tác phẩm. Từ đó nêu ra
ý kiến nhận định của đề bài (tùy theo từng đề).


.Giải thích nhận định, ý kiến


.Phân tích, chứng minh tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định
.Đánh giá, mở rộng vấn đề


<i><b>Hướng dẫn cách làm đề 1 (Phần thân bài)</b></i>


<i>.Giải thích ý kiến: Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích 2 ý trong ý kiến:</i>
Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác: Tác phẩm văn
chương là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ, là nơi chuyên chở, lắng đọng
những tâm tư, tình cảm của tác giả trước cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định giá trị của tác phẩm trong việc
thể hiện tâm hồn tác giả và truyền tải sự sống của tâm hồn ấy đến với người đọc.


<i>.Phân tích bài thơ Ánh trăng để làm rõ ý kiến:</i>


<i>Ánh trăng là bài thơ chất chứa tâm sự sâu kín trong tâm hồn Nguyễn Duy –</i>
một người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến , trở về với cuộc sống thời bình.


<i>Ánh trăng là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà người nghệ sĩ mang</i>
trong lòng.


<i>.Đánh giá, nâng cao: </i>


Bài thơ đã giúp ta hiểu rõ về giá trị của tác phẩm trong việc thể hiện tâm hồn


tác giả và đưa sự sống của tâm hồn ấy đến với mọi người.


Từ ý kiến của Nguyễn Đình Thi, ta có thể khẳng định rằng chừng nào tâm
hồn con người còn khát khao sự đồng cảm, sẻ chia của tâm hồn khác, chừng ấy
tác phẩm văn chương sẽ còn cần thiết.


<i><b> - Kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học</b></i>


+ Dạng đề này thường có hình thức bao gồm hai nhận định tách rời. Các ý
kiến/vấn đề bao giờ cũng có liên quan và thường được đặt trong mối quan hệ
hoặc tương đồng, hoặc bổ sung, hoặc tương phản - trái chiều với nhau. Dạng đề
này đòi hỏi học sinh phải sử dụng tổng hợp các thao tác nghị luân một cách linh
hoạt, bao gồm các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh,
bác bỏ.


<b>+ Ví dụ: Về hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu,</b>
có ý kiến cho rằng: “Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thủa trước”.
Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người
<i>chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”.</i>


Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, em hãy làm sáng tỏ những ý kiến
trên.


<b>+ Hướng dẫn cách làm: Nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học. Học</b>
sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung
cơ bản sau:


.Giải thích ý kiến: Học sinh giải thích từng ý kiến, sau đó đánh giá, nhận xét
khái quát về hai ý kiến.



.Phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ 2 ý kiến: mỗi ý kiến nhận xét về đặc
điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.


.Đánh giá về mối quan hệ giữa hai ý kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

+ Đây là dạng đề yêu cầu học sinh phải biết tổng hợp, khái quát so sánh, đối
chiếu những vấn đề trong các tác phẩm văn học.


Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều
bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, chi tiết nghệ thuật…Q trình
so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể
diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc khơng cùng một thời đại.
Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống
và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả. Từ đó thấy được những mặt kế thừa,
những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của
từng tác phẩm; sự đa dạng muôm màu của phong cách nhà văn. Đây là kiểu bài
khó đối với học sịnh giỏi.


<b>+ Ví dụ:</b>


Đề 1: Nét tương đồng và khác biệt trong cảm hứng trữ tình của bằng Việt và
Nguyễn Duy qua hai bài thơ Bếp lửa và Ánh trăng.


Đề 2: Cùng viết về tình cha con, nhưng hai tác phẩm <i>Lão Hạc của Nam Cao</i>
và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo
riêng, độc đáo.


Đề 3: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh người nơng dân
trước cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm
<i>Lão Hạc của Nam Cao và Làng của Kim Lân. </i>



<b>+ Hướng dẫn: Nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học. Bố cục hợp</b>
lý, lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu. Diễn đạt hành văn trong
sáng, lời văn đẹp, ấn tượng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau,
nhưng vẫn đảm bảo các nội dung cơ bản sau:


.Cảm nhận, phân tích các đối tượng: Phân tích đối tượng so sánh thứ nhất,
phân tích đối tượng so sánh thứ 2,... một cách đầy đủ nhưng tránh quá chi tiết,
dàn trải.


.So sánh các đối tượng: Nét tương đồng, nét khác biệt.


.Lí giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai (hay nhiều) đối tượng, điểm gặp
gỡ và cách thể hiện sự sáng tạo trong các tác phẩm đó.


.Bình luận, mở rộng.


<i><b>Hướng dẫn cách làm đề 2 (phần thân bài)</b></i>
<i>.Cảm nhận về tình cha con qua hai tác phẩm:</i>
Tình cha con trong <i>Lão Hạc</i>:


Giới thiệu khái quát về lão Hạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Tình cha con trong <i>Chiếc lược ngà:</i>


<i> </i>Giới thiệu khái quát về ông Sáu và bé Thu


Biểu hiện tình cha con của ơng Sáu, của bé Thu (Học sinh lấy dẫn
chứng phân tích).



<i>.Điểm gặp gỡ và sự sáng tạo trong cách thể hiện tình cha con của hai tác</i>
<i>phẩm </i>(Học sinh làm sáng tỏ ở hai tác phẩm).


<i>.Đánh giá chung:</i>


Cùng viết về tình cha con, nhưng hai tác phẩm có những sáng tạo độc đáo
trên là do bản chất của văn học (phải không ngừng sáng tạo), do sự khác biệt của
thời đại, mục đích sáng tác, đặc điểm sáng tác của hai tác giả.


Ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện tình cha cởn hai
tác phẩm.


Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận.
<b>5.2.4. Rèn các kỹ năng cho học sinh</b>


Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên không chỉ ôn luyện cho
các em nội dung kiến thức mà còn bồi dưỡng các kĩ năng cơ bản. Bởi đối tượng
được bồi dưỡng ở dây là học sinh giỏi cho nên việc phát triển kĩ năng là vô cùng
quan trọng.


<i><b>5.2.4.1. Kỹ năng lập dàn ý</b></i>


Việc lập dàn ý cho bài văn là rất quan trọng, giúp cho học sinh bao quát
được những nội dung chủ yếu có định hướng khi viết bài, kiến thức đảm bảo tính
hệ thống, tránh việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng. Kỹ năng này nếu
được rèn luyện nghiêm túc sẽ hình thành được ở học sinh khả năng chủ động và
độc lập tư duy trong học tập, khắc phục tình trạng học sinh làm bài theo kiểu
ngẫu hứng, nghĩ đến đau viết đến đó. Đây là một trong những biểu hiện của tính
khoa học ở một bài văn học sinh giỏi. Giáo viên hướng dẫn học sinh bước đầu lập
dàn ý sơ lược theo những yêu cầu sau:



- Xác định được hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết.


- Xác định mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi luận
điểm trong việc thể hiện các yêu cầu của bài.


- Sắp xếp các luận điểm theo trình tự chặt chẽ, khoa học.


Để rèn cho học sinh kỹ năng lập dàn ý trong các buổi ôn luyện, giáo viên khi
giao nhiệm vụ cho học sinh làm đề Văn nên dành 15 đến 20 phút học sinh lập dàn
ý theo những nội dung trên, sau đó trình bày ngắn gọn bằng hình thức nói, cuối
cùng giáo viên sửa thành một dàn ý hoàn chỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b> Đề bài : Suy nghĩ của em về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau:</b>
<b>Cách nhìn</b>


<i> Có hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở châu</i>
<i>Phi. Nhân viên của công ty thứ nhất sau khi đến nơi nhanh chóng bảo về:</i>
<i>“Người dân ở đây khơng có thói quen mang giày. Ngày mai, tôi sẽ đáp máy bay</i>
<i>về nước”.</i>


<i> Trong khi đó, nhân viên của cơng ty thứ hai lại báo về một nội dung hoàn</i>
<i>toàn khác: “Nơi đây đầy triển vọng vì chưa có ai mang giày cả. Chúng ta sẽ khai</i>
<i>thác thị trường”.</i>


(Trích <i>Đạo lí sống đẹp</i> - NXB Thời đại)


<b> Hướng dẫn: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, song cơ bản</b>
đáp ứng được các ý sau:



<i>a, Mở bài:</i> Giới thiệu câu chuyện và vấn đề nghị luận.


Với câu chuyện này, các em có thể tóm lược nội dung câu chuyện và nêu vắn
tắt ý nghĩa của câu chuyện đó.


<i>b, Thân bài:</i>


<b> * </b><i>Phân tích câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề:</i>


Giải thích từ <i>cách nhìn</i>. <i>Cách nhìn</i> là sự quan sát, đánh giá, quan niệm của
mỗi người về hiện tượng, sự vật, con người, cuộc sống…


Khái quát ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện đề cập đến hai cách nhìn.
+ Nhân viên cơng ty thứ nhất: là cách nhìn xuất phát từ sự quan sát vội vã,
lướt qua hiện tượng và vội vàng đưa ra kết luận một cách an phận, bằng lịng
chấp nhận thực tế. Cách nhìn này tiêu biểu cho sự đánh giá nông cạn, hời hợt.


+ Cách nhìn của nhân viên cơng ty thứ 2: là cách nhìn từ sự quan sát kĩ lưỡng,
cẩn thận và đưa ra kết luận một cách tích cực, tạo ra một cơ hội đầu tư. Cách nhìn
này biểu tượng cho sự đánh giá sâu sắc, thấu đáo.


+ Bài học từ câu chuyện trên: trong cuộc sống có khi cùng một vấn đề nhưng
đem đến nhiều cách đánh giá khác nhau. Có những cách đánh giá chỉ dừng lại ở
sự quan sát bên ngồi hiện tượng nhưng cũng có những cách đánh giá độc đáo,
bất ngờ đem đến niềm tin, thúc đẩy hành động hướng tới mục đích.


* <i>Bình luận về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện</i>:


+ Cuộc sống muôn hình vạn trạng, cùng một sự việc xảy ra, cùng một vấn đề
nhưng mỗi người lại có cách đánh giá khác nhau, phụ thuộc vào cách nhìn nhận


chủ quan của bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

động vươn lên của con người. Nhưng trong cuộc sống cũng có những cách đánh
giá, nhìn nhận vấn đề tạo cơ hội, niềm tin, lạc quan của con người. Đó là cách
nhìn tạo động lực giúp con người nỗ lực hành động để tạo ra những thành quả có
ý nghĩa cho bản thân và xã hội.


+ Để có được cách nhìn đúng đắn, tích cực con người cần có sự tinh nhạy, sắc
bén, sâu sắc khi quan sát và suy xét thấu đáo vấn đề trước khi đưa ra kết luận. Và
quan trọng hơn là phải có niềm tin đối với đối tượng được nhìn nhận, đánh giá.


+ Phản đề: Phê phán những người có cái nhìn hời hợt, có cách đánh giá chủ
quan theo cảm tính. Phê phán cái nhìn bi quan, thiếu tự tin,…


<i>* Liên hệ và rút ra bài học:</i>


+ Cuộc sống vốn mn màu, mn sắc nên khi nhìn nhận vấn đề khơng được
vội vàng, hấp tấp chỉ nhìn hời hợt bên ngoài hiện tượng mà phải suy nghĩ kĩ
lưỡng trước khi đưa ra kết luận. Và phải có trách nhiệm trước sự đánh giá của
bản thân.


+ Cần có cách nhìn lạc quan để phát hiện mặt tốt, mặt tích cực của sự vật,
hiện tượng, con người… Từ đó ln biết vượt qua những khó khăn, thử thách để
tạo cơ hội hướng tới mục đích cao cả.


<i> c, Kết bài:</i> Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện.


<b> Ví dụ: Lập dàn ý cho một đề bài nghị luận văn học</b>


<b> Đề bài: Có ý kiến cho rằng: </b><i>“Cảnh vật và tâm trạng trong thơ Nguyễn Du</i>


<i>bao giờ cũng vận động chứ không tĩnh tại”.</i>


Qua hai trích đoạn<i>“Cảnh ngày xuân” </i>và <i>“Kiều ở lầu Ngưng Bích” </i>(<i>Truyện</i>
<i>Kiều</i> - Nguyễn Du), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


<b>Hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý như sau:</b>
<i>a, Mở bài: - Giới thiệu về Truyện Kiều. </i>


- Cảnh vật, tâm trạng nhân vật dưới ngịi bút Nguyễn Du ln
có sự vận động trong suốt chiều dài tác phẩm. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho
rằng: (dẫn ý kiến)


<i> b, Thân bài:</i>


<i> * Giải thích ý kiến: </i>


- <i>Vận động</i> là sự thay đổi vị trí khơng ngừng của vật thể trong quan hệ với
những vật thể khác. <i>Tĩnh tại</i> là cố định một nơi, khơng hoặc rất ít chuyển dịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

thời gian, không gian và cảnh ngộ.
* <i>Chứng minh:</i>


- Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn vận động chứ không tĩnh tại: Nguyễn
Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ ln nhìn cảnh vật trong sự vận
động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình ln gắn bó, hịa quyện.


+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích <i>Cảnh</i> <i>ngày xuân</i>.
+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích <i>Kiều ở lầu Ngưng Bích.</i>
<i> ( Học sinh lấy dẫn chứng phân tích)</i>



- Sự vận động của tâm trạng con người trong hai đoạn trích: Nguyễn Du
khơng chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm
trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong <i>Truyện</i> <i>Kiều</i> ln có sự vận động
theo thời gian, không gian và cảnh ngộ.


+ Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích <i>Cảnh ngày xuân.</i>
+ Sự vận động của tâm trạng con người trong <i>Kiều ở lầu Ngưng Bích</i>.
<i> (Học sinh lấy dẫn chứng phân tích)</i>


<i>* Đánh giá khái quát: Tài năng tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du là một trong</i>
những yếu tố quan trọng làm nên thành công về nghệ thuật của tác phẩm và góp
phần thể hiện tấm lịng nhân đạo của nhà thơ trong sáng tác Truyện Kiều. (Có thể
liên hệ, mở rộng vấn đề)


<i>c, Kết bài: </i>


- Khẳng định lại những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.


- Tầm vóc, vị thế của Nguyễn Du và những đóng góp của thi nhân trong văn
đàn dân tộc.


<i><b>5.2.4.2. Kỹ năng viết văn</b></i>


Đây là kỹ năng quan trọng để hình thành một bài văn hồn chỉnh. Muốn có
bài văn hay, học sinh phải biết trình bày những hiểu biết, cảm xúc, suy nghĩ của
mình một cách rõ ràng, mạch lạc, khoa học và có sức thuyết phục. Việc đánh giá
kết quả căn cứ vào bài viết của học sinh.


Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng về các dạng bài văn nghị luận nhằm
rèn kỹ năng cho học sinh, tôi thường tiến hành theo các hình thức sau:



+ Rèn kỹ năng viết đoạn văn: Đoạn văn được trình bày dưới nhiều hình thức
diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng - phân - hợp. Dựa vào hệ thống luận điểm,
học sinh viết đoạn, mỗi đoạn triển khai một luận điểm.


+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở trên lớp trong thời gian quy định (90
phút, 120 phút).


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

3 bài viết).


Yêu cầu trong bài viết của học sinh:


<i> Về hình thức:</i> chữ viết sạch, đẹp, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, trình
bày khoa học.


<i>Về nội dung:</i> Học sinh phải viết được đoạn văn, bài văn hay, đúng yêu cầu
nội dung, có sự sáng tạo, có giọng văn riêng thể hiện phong cách người viết.


Trong kỹ năng viết bài hoàn chỉnh, có thực hành viết bài văn theo các dạng
đề văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Kỹ năng này phải được rèn luyện
thường xuyên ở trên lớp cũng như giao nhiệm vụ cho các em làm thêm ở nhà.


<i><b>5.2.4.3. Kỹ năng nhận xét, sửa chữa bài viết</b></i>


Sau khi thực hành viết bài văn, giáo viên cho học sinh tự đọc văn bạn để
sửa văn mình. Thơng qua cách làm này học sinh có thể tìm ra được những nhược
điểm của nhau và sửa chữa cho nhau, ngoài ra cịn có thể học tập ở nhau những
điểm tốt. Hoặc học sinh có thể sửa bài của mình sau khi thầy cơ giáo đã chấm.
Chú ý những thiếu sót mà giáo viên đã phát hiện, viết lại theo chỉ dẫn. Ngồi ra
giáo viên dành ít thời gian để hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo, nhất là


đọc các bài văn đạt giải để giúp học sinh học tập thêm ở văn người hoặc có thể
tham khảo những bài làm tốt của học sinh ở ngay trong đội tuyển.


Với những hình thức này địi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu,
năng sưu tầm mới có thể cung cấp được nhiều tài liệu cho học sinh. Đồng thời
cũng u cầu học sinh phải có sổ tích luỹ văn học mới học tập được ở bạn và có
thêm nhiều vốn văn học.


<i><b>5.2.4.4. Kỹ năng sưu tầm và đọc tài liệu tham khảo</b></i>


Đối với học sinh giỏi thì yêu cầu kiến thức phải thực sự phong phú và sâu
rộng thì các em mới chủ động, mạnh dạn thể hiện năng lực của mình. Để có kiến
thức sâu rộng, giáo viên cung cấp cho các em một số sách tham khảo. Ví dụ cuốn
sách Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam... Ngoài ra, giáo viên sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh và ngồi tỉnh
khác thơng qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các
rạng đề, đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có
thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Với học sinh giỏi, để rèn luyện kĩ năng này, giáo viên chỉ cần hướng dẫn
học sinh biết cách đọc, ghi chép, suy ngẫm từng dạng bài, kiểu bài. Từ đó tự rút
ra những kĩ năng cơ bản khi trình bày một bài văn. Ví dụ như khi học sinh đọc
một bài văn đạt giải, học sinh cần phải làm gì? Điều trước tiên giáo viên cần
hướng dẫn học sinh học cách triển khai bài viết. Với nội dung đó, đề bài đó thì
cách mở bài được triển khai như thế nào? Phần thân bài được trình bày ra sao? Ở
phần kết bài phải làm được những ý gì, kết quả nào? Việc luyện cho học sinh kĩ
năng đọc, nhận xét văn người để bổ sung sửa chữa cho văn mình chứ khơng phải
học thuộc lòng để sao chép một cách sáo rỗng. Vì mục đích cuối cùng của việc
đọc sách giáo khoa nói chung và sách tham khảo nói riêng là cách chuyển hóa tri
thức của người thành tri thức của bản thân mình một cách sáng tạo. Do đó việc


bồi dưỡng kĩ năng đọc sách tham khảo một cách khoa học, đúng đắn sẽ góp phần
khơng nhỏ trong việc rèn luyện năng lực văn chương cho các em.


<b>5.2.5. Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ Ngữ văn</b>


Ngữ văn là bộ môn nhiều học sinh không hứng thú học, ngại viết văn. Nên
theo tôi, điều đầu tiên khi bước vào lớp học, chúng ta phải tạo cho các em một sự
thoải mái, vui tươi. Có thể là một nụ cười đầy thân thiện cho buổi đầu tiên gặp
mặt và cũng có thể là những câu chuyện vui tươi hóm hỉnh hay những lời nói từ
tốn, nhẹ nhàng đầy cuốn hút. Trên bục giảng, người giáo viên còn là một nhà tâm
lý, chúng ta phải chịu khó lắng nghe các em nói, tìm hiểu những điều các em
đang muốn, giải thích những vướng mắc của các em, tạo nên sự gần gũi thân
thiện với các em. Bởi vì Văn học là bộ môn xuất phát từ cảm xúc và để cảm nhận
được cái hay cái đẹp của một tác phẩm Văn chương cũng như lan tỏa cái hay cái
đẹp ấy thì cũng khơng thể thiếu cảm xúc. Chính vì vậy người giáo viên phải luôn
tạo cảm xúc cho học sinh trong một giờ học Văn.


Qua những lời tâm sự của học sinh, ta phần nào thấy được vai trò của việc
tạo hứng thú trong tiết học có sức ảnh hưởng đến động cơ học tập của các em.


<b>5.2.6. Truyền đạt một số bí quyết cho học sinh khi đi thi</b>


Trước khi đi thi học sinh giỏi 2 ngày, tôi tổ chức buổi gặp mặt các em để
khắc sâu kiến thức, nhấn vào các dạng đề đã luyện, đồng thời truyền một số bí
quyết để học sinh có thể đạt giải:


- Trước khi đi thi:


+ Nắm chắc kiến thức và cách làm các dạng đề



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

+ Luôn giữ tinh thần thoải mái


+ Mang 2 bút cùng màu mực; đồng hồ để căn chỉnh thời gian
- Khi vào phịng thi:


+ Ln bình tĩnh, tự tin


+ Đề thường có 2 câu, câu nào dễ làm trước. Chú ý căn thời gian ở từng câu,
vì câu nghị luận xã hội chiếm 40% đề thi nên dành khoảng 60 phút để làm, còn
câu nghị luận văn học chiếm 60% nên dành thời lượng khoảng 90 phút để tránh
hiện tượng “Đầu voi đuôi chuột”.


+ Cần làm trọn vẹn cả hai câu. Căn chỉnh thời gian phù hợp để hồn thiện
bài.


+ Khơng được phân tâm khi thấy người bên cạnh xin giấy trước.


+ Nếu làm xong bài sớm, không nộp và ra khỏi phịng, hãy dành thời gian
đó để đọc và chữa bài.


<b>6. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng có</b>
<b>7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:</b>


<i><b>7.1. Đối với nhà trường: </b></i>Cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể và quan tâm đến


công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp để làm tiền đề cho thi HSG lớp 9.
Bố trí đầu tư quỹ thời gian cho thầy trò làm việc; sắp xếp thời gian biểu hợp lí.
Cần động viên, khen thưởng kịp thời với những giáo viên và học sinh có thành
tích cao trong dạy và học.



Tổ chun mơn ln có định hướng, đổi mới phương pháp chuyên môn
nghiệp vụ để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.


<i><b> 7.2. Đối với giáo viên: </b></i>


- Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinhgiỏi phù hợp với nội dung chương trình,
với trình độ năng lực của học sinh.


- Sưu tầm tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đơn đốc, động viên học sinh tích cực học tập.


- Phối hợp với phụ huynh học sinh tạo điều kiện và động viên học sinh học
tập tốt.


<i><b>7.3. Đối với học sinh trong đội tuyển: </b></i>


Cần trang bị đủ đồ dùng học tập, có ý thức tự học, tích cực hợp tác trong học
tập, biết tìm hiểu các kiến thức thực tiễn về đời sống, hiểu biết xã hội. Đặc biệt là
các em cần phải tích cực trong việc rèn luyện các kĩ năng làm bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Với kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn nhiều năm liền tại
trường THCS Bắc Sơn, tơi đã có được những kết quả cụ thể:


Trước khi thử nghiệm:


<b>TT Năm học</b> <b>Họ tên học sinh</b> <b>Lớp</b> <b>Đạt giải cấp</b>
<b>Thị xã</b>


<b>Đạt giải cấp </b>
<b>tỉnh</b>



1 2016-2017 Nguyễn Thị Thu Phương 9B Ba Khuyến khích
Sau khi thử nghiệm:


<b>TT Năm học</b> <b>Họ tên học sinh</b> <b>Lớp</b> <b>Đạt giải cấp</b>
<b>Thị xã</b>


<b>Đạt giải cấp </b>
<b>tỉnh</b>


4 2019-2020 Trần Thị Minh Huyền<sub>Trần Thị Ngọc Mai</sub> 9B<sub>9C</sub> Khuyến khích<sub>Ba</sub> <sub>Ba</sub>
Kết quả cho thấy, số học sinh đạt học sinh giỏi các cấp đã được duy trì và
từng bước tăng lên. Điều này đã phản ánh được tác dụng của những giải pháp,
hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi trên. Đó chính là điểm mới, là thành cơng khi
áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy.


<b>9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng</b>
<b>sáng kiến theo ý kiến tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần</b>
<b>đầu: Không có</b>


<b>10. Danh sách những người tham gia áp dụng thử: khơng có</b>


Trên đây là tồn bộ bản sáng kiến của tơi. Tơi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến
được hoàn thiện hơn.


<i><b> </b>Tôi xin chân thành cảm ơn!</i>


<i>Bắc Sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2020</i>
<b>Người nộp đơn</b>



</div>

<!--links-->

×