Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học chương trình địa lí 11 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 58 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ </b>


<b>NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN</b>
<i><b>1.</b></i> <b>Lời giới thiệu:</b>


Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người , do để tồn tại và phát
triển con người luôn phải chủ động , hăng hái cải biến môi trường tự nhiên , cải tạo
từng lớp. Bởi vậy , hình thành và phát triển TTC từng lớp là một trong những nhiệm
vụ chủ yếu của giáo dục.


Theo PGS. TS Vũ Hồng Tiến – Học viên thanh thiếu niên Việt Nam : “Về bản chất
là TTC nằm ở khát vọng thông hiểu , cố gắng về trí lực và có nghị lực cao trong qúa
trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động Học hỏi có liên hệ chặt chẽ
với <i>động cơ </i>Học hỏi. Động cơ đúng tạo ra <i>hứng thú. </i>hứng thú là tiền đề của <i>tự</i>
<i>giác. </i>Hứng thú và tự giác là hai nhân tố tạo nên tính hăng hái. Tính hăng hái sản sinh
nếp tư duy độc lập. Nghĩ suy độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại , phong
cách Học hỏi hăng hái độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác , hứng thú , bồi dưỡng
động cơ Học hỏi.”Tuy nhiên sử dụng phương pháp dạy học thụ động, thiên về thuyết
trình ghi chép thụ động thơng thường khó tạo nên TTC trong học tập của học sinh.


Bản thân tôi tin rằng học sinh cần phải học trong hạnh phúc và học để hạnh phúc.
Học tập là 1 quyền lợi của học sinh, nhưng quyền lợi ấy có thể trở nên nặng nề nếu
mỗi giờ học đều mang tính thụ động, khối lượng kiến thực lí thuyết nặng nề, kết quả
phản ảnh bởi những bài kiểm tra đánh giá 1 chiều, nhiều áp lực thành tích.


Tơi ln muốn học sinh của tơi có thể học tập trong khơng khí tích cực, vui vẻ, cảm
nhận được việc tìm kiến tri thức là niềm vui. Chính vì vậy tơi đã có ý tưởng biến
những nội dung học tập thành những trò chơi với những phần quà nhỏ bé hoặc những
điểm cộng cho những nỗ lực xứng đáng trên con đường tìm kiến tri thức của học trị.
Trị chơi với tính hấp dẫn tự thân, có tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy
học hiệu quả. Nếu được khai thác và áp dụng hợp lý, trò chơi dạy học sẽ giúp nâng cao


hứng thú học tập, kích thích tư duy của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cơ sở vật chất, thiết bị, khơng gian phịng học, bố trí lớp học, khả năng áp dụng công
nghệ thông tin của giáo viên…, phần nhiều giáo viên vẫn sử dụng cách giảng dạy
truyền thống là chủ yếu với ưu thế là khối lượng kiến thức truyền tải lớn, nhưng lại
không thật sự phát huy được tính tích cực và hạn chế về việc hình thành năng lực
trong quá trình học tập của học sinh.


Xuất phát từ ý tưởng trên, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng, áp dụng thử và viết
sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “ Thiết kế và sử dụng trị chơi nhằm phát huy tính
<i><b>tích cực trong dạy học chương trình địa lí 11 cơ bản” nhằm tạo ra mơi trường học tập</b></i>
tích cực, giảm áp lực từ học tập cũng như kiểm tra đánh giá cho việc học tập của học
sinh hiệu quả hơn.


<i><b>2.</b></i> <b>Tên sáng kiến: Thiết kế và sử dụng trị chơi nhằm phát huy tính tích cực</b>
<i><b>trong dạy học chương trình địa lí 11 cơ bản</b></i>


<i><b>3.</b></i> <b>Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:</b>


Sáng kiến áp dụng vào dạy học mơn địa lí 11 nhằm phát triển tư duy, nâng cao
tính tích cực của học sinh. Thơng qua các trị chơi, học sinh tự thân khám phá lĩnh hội
các kiến thức địa lí, kĩ năng, năng lực của mình và tăng sự sự hứng thú với môn học.


<i><b>4.</b></i> <b>Ngày sáng kiến được áo dụng lần đầu:</b>


- Sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2018
<i><b>5.</b></i> <b>Mô tả bản chất của sáng kiến</b>


<i><b>5.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến</b></i>



<i>5.1.1.</i> <i>Tính tích cực trong học tập:</i>


Theo các nhà tâm lý học: tính tích cực học tập là thái độ cải tạo của chủ thể đối với
khách thể, thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết
những vấn đề học tập, nhận thức (Nguyễn Ngọc Bảo); tính tích cực là lòng
mong muốn hành động được nãy sinh một cách không chủ định và gây nên những
biểu hiện bên ngoài hoặc bên trong của hoạt động (Okon); tính tích cực là trạng thái
hoạt động của chủ thể (L.F. Khaclamop); tính tích cực nhận thức được thể hiện bằng
nhiều dấu hiệu, như sự căng thẳng, sự tưởng tượng mạnh mẽ, sự phân tích tổng hợp
sâu sắc (Rodak).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học để nhận thức Sự tình mới; tập kết để ý vào Sự
tình đang học; bền chí hồn tất các bài tập , khơng nản trước những tình huống khó
khăn…


TTC học tập biểu hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:


– Bắt chước: gắng sức a dua mẫu Bắt đầu làm của thầy , của bạn…


– Tìm tịi: Đứng riêng ra giải quyết Sự tình nêu ra , tìm cách giải quyết khác
nhau về một số vấn đề…


– Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới , độc đáo , hữu hiệu.


Tính tích cực giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả các
quá trình học tập. Chỉ khi hứng thú và tìm được sự tích cực trong q trình học tập HS
có thể giảm mệt mỏi, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tịi, sáng tạo. Hứng thú
tạo nên ở HS sự tích cực học tập, khao khát đi vào tìm hiểu, khám phá tri thức. Tính
tích cực sự kết hợp giữa nhận thức với xúc cảm tích cực và hành động, nghĩa là có sự
kết hợp giữa hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng và tích cực hoạt


động với đối tượng.


Những dấu hiệu đặc thù riêng của tính tích cực đó là những biểu hiện về hành vi
và hoạt động của chủ thể trên lớp:


+ Tập trung chú ý trong giờ học


+ Khi theo dõi bài giảng, cá nhân tham gia vào bàn bạc, thảo luận vấn đề giáo viên
đặt ra cho cả lớp.


+ Nảy sinh các câu hỏi trong quá trình học tập. Khi hứng thú, cá nhân muốn đi sâu
vào bản chất của đối tượng nhận thức, do đó nảy sinh các câu hỏi và sự tìm tịi lời giải
đáp cho các câu hỏi đó.


- Những dấu hiệu của tích cực có liên quan với sự thay đổi hành vi của cá nhân ở
ngoài giờ học: Cá nhân tranh luận với nhau về vấn đề đặt ra, suy nghĩ về nội dung bài
học.


- Những dấu hiệu liên quan đến cách sống của cá nhân ở nhà là biểu hiện của độ
bền vững, phát triển cao của hứng thú học tập: Ở nhà cá nhân thường đọc loại sách gì,
sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào, lựa chọn hình thức ngoại khóa nào…


<i>5.1.2.</i> <i>Trị chơi</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

lượng dư thừa. Còn G.Piagie cho rằng, trị chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy, là một
nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ;…


Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì trị chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác
nhau tương đối xa:



- Một là kiểu loại phổ biến của chơi. Nó chính là chơi có luật (tập hợp quy tắc định
rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức
đối với người tham gia.


- Hai là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như
chơi bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể
dưới hình thức chơi ... Các trị chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là
có tổ chức và thiết kế, nếu khơng có những thứ đó thì khơng có trị chơi mà chỉ có sự
chơi đơn giản. Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ
chức, luật hay quy tắc chính là phương tiện gắn kết và tổ chức tập hợp đó.


<i>5.1.3.</i> <i>Trị chơi trong dạy học</i>
 <i><b>Khái niệm:</b></i>


Trị chơi trong dạy học về bản chất chính là các hoạt động học tập được tổ chức với
hình thức trò chơi dưới sự tổ chức, định hướng của giáo viên, nhằm đạt được các mục
tiêu dạy học khác nhau thay vì cách thức thuyết trình giảng giải thơng thường.


Trị chơi có thể được tổ chức với các mục đích khác khau nhau: Khởi động bài học,
ôn tập kiến thức cũ, khai thác kiến thức mới…


Sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ làm tăng sự chú ý với nội dung bài học và tăng
sự chủ động học tập của học sinh, mặt khác ngoài kiến thức và kĩ năng trị chơi cịn
giúp học sinh hình thành phát huy nhiều năng lực như hợp tác, tư duy, phán đoán…
những mục tiêu khó đạt được hơn với cách tổ chức dạy học truyền thống thơng
thường.


 <i><b>Cấu trúc chung của trị chơi dạy học</b></i>


Trị chơi dạy học có mọi đặc điểm của một trị chơi thơng thường. Nhưng về mặt


cấu trúc, trị chơi dạy học kết hợp giữa các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong
một tổ hợp hoạt động và quan hệ hiện thực. Đó là một cấu trúc phức tạp bao gồm các
thành tố sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ánh ở kết quả mà học sinh thu được. Kết quả đó cũng là kết quả giải quyết nhiệm vụ
học tập.


- Các hành động hay hành động chơi là những hoạt động mà người chơi thực hiện,
thể hiện vai… Hành động chơi phản ánh nội dung của trò chơi bởi vì hoạt động nào
cũng thâu tóm trong nó chủ thể, đối tượng, công cụ, động cơ, các hành động…


- Luật chơi hay quy tắc chơi là những quy định nhằm đảm bảo sự định hướng các
hoạt động và hành động chơi nhằm đảm bảo mục đích chơi hay nhiệm vụ học tập.
Luật chơi cùng với mục đích chơi quy định nội dung của trị chơi, các thuộc tính
khơng gian, thời gian, phương tiện chơi.


- Đối tượng hoạt động và giao tiếp là những thành tố chính của các hoạt


động. Tuy nhiên để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ học tập thì chúng cần được xác định
và thiết kế chặt chẽ, được chỉ dẫn cụ thể và rõ ràng.


Các quá trình, tính huống và quan hệ là những tiến trình, biến số và khuynh hướng
của các hoạt động, hành động chơi, biểu thị tác động của luật chơi. Dưới ảnh hưởng
của luật chơi, chúng diễn ra như là các động thái của trị chơi, nhưng hướng vào mục
đích của dạy học.


 <i><b>Phân loại trò chơi dạy học</b></i>
a) Phân loại trò chơi theo sự năng động


- Trò chơi động: là những trị chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ bắp


của người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, gồng gánh, vượt chướng ngại. Khi
dạy môn địa chỉ có thể tổ chức loại trị chơi vận động này trong các buổi học tập
ngoại khóa .


- Trò chơi tĩnh: là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, người chơi
khơng di chuyển. Những trị chơi tĩnh như: Ai là triệu phú, rung chng vàng, đốn ơ
chữ, đốn ý đồng đội,...


b) Phân loại trị chơi theo khơng gian


- Trị chơi ngồi trời: Có thể tổ chức cho HS của cả một khối lớp học chơi trị chơi
tìm hiểu về các kiến thức địa lí ở ngồi sân khấu, trong một tiết sinh hoạt tập thể.


- Trò chơi trong lớp: thường áp dụng trong giờ học của một lớp. Trong quá trình
dạy kiến thức có thể lồng ghép các chương trình trị chơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Trò chơi ngắn: là những trò chơi được tổ chức trong lớp học trong một thời gian
ngắn, chỉ khoảng 5-10 phút.


- Trò chơi dài: là những trò chơi được tổ chức trên 15 phút, cs thể được tổ chức
trong hoặc ngồi lớp học.


Ngồi ra, người ta cịn phân trò chơi theo từng thể loại như, trò chơi luyện giác quan,
nhanh nhạy, chính xác, trị chơi lý luận, trị chơi phản xạ, trị chơi luyện trí nhớ.


Những hình thái cơ bản của chơi xét theo bản chất tâm sinh lý của nó (chơi đơn
độc, chơi song song, chơi hội, chơi hợp tác, chơi chức năng, chơi kiến tạo, chơi tự do,
chơi có nghi thức, chơi sao chép lại mẫu, chơi có liên hệ, chơi sáng tạo v.v....)


d) phân loại trò chơi theo phương tiện hỗ trợ:



- Các trị chơi dùng lời: tức là các trị chơi khơng cần phương tiện hỗ trợ, giáo viên
là chủ trò, tất cả các hoạt động đều thực hiện bằng lời không cần phương tiện hỗ trợ
như: đối mặt, giải ô chữ, Bingo. Lợi thế nổi bật của nhóm trị chơi này là tác động
nhiều vào khả năng phản ứng nhanh, trí nhớ, tư duy ngơn ngữ, trí tưởng tượng của
học sinh trong q trình tham gia trị chơi.


- Các trị chơi ứng dụng cơng nghệ thơng tin: Cần có sự hỗ trợ của máy tính, máy
chiếu…trong q trình chơi như đuổi hình bắt kiến thức, đường lên đỉnh, đấu trường
địa lí… các trò chơi được thiết kế bằng Power point, phần mềm chuyên dụng. Ưu thế
là trực quan, sinh động, hấp dẫn, nhưng giáo viên cần đầu tư khá nhiều thời gian cho
việc thiết kế và chuẩn bị việc điều tiết trò chơi.


- Các trò chơi sử dụng phương tiện: Để chơi các trò chơi này giáo viên và học sinh
cần chuẩn bị trước các phương tiện, cơng cụ chơi. Ví dụ như : sịng bài địa lí, ghép
hình kể chuyện...Khi tham gia trò chơi, học sinh phải hoạt động tư duy, thuyết trình,
huy động kiến thức cũ, hoặc kiến thức vừa khai thác được vận dụng vào quá trình
chơi. Giáo viên cũng phải đầu tư nhiều cho việc thiết kế cơng cụ chơi: thẻ bài địa lí,
thẻ hình ảnh...để làm sao HS dễ sử dụng và việc dạy học diễn ra khoa học, thuận lợi.


 Chức năng dạy học của trò chơi


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- <i>Cải thiện khả năng giao tiếp thuyết trình: </i>Khi tham gia các trị chơi học sinh cần bảo
vệ ý kiến của mình, phản biện hoặc tranh biện trong khn khổ giữ hịa khí do vậy kĩ
năng giao tiếp của học sinh được cải thiện đáng kể khi hịa mình vào khơng khí chung
cảu trị chơi.


<i>- Rèn luyện trí nhớ: </i>Các hoạt động địi hỏi phải tái hiện trong thời gian ngắn hoặc dài
những kinh nghiệm tri giác, thị giác hoặc thính giác. Trí nhớ được trắc định bằng các
trị đố, trong đó phải huy động tri thức từ quá khứ để giải đáp những câu hỏi đánh đố.


Bởi vì trị chơi đố có thể được xây dựng cho tất cả những lĩnh vực học tập trong nhà
trường, nên có thể sử dụng chúng như những biện pháp để giúp HS tập dượt tri thức đã
học trước đây và bằng cách đó nâng cao hiệu suất trí nhớ của họ.


- <i>Rèn luyện tính sáng tạo</i>: Hiểu theo nghĩa phát kiến ra một biến thể mới của hoạt
động. Các kiểu trò chơi khác biệt nhau ở mức độ độc đáo mà nó khuyến khích hoặc
hạn chế. Những phương án khác của trị chơi thích hợp nhất cho việc kích thích tính
sáng tạo là giải trí bằng đồ hoạ, vẽ tranh, viết truyện, làm thơ, nghĩ ra các trị đùa, câu
đố, mơ tả những phát kiến tưởng tượng...


- <i>Học những kỹ năng phán đoán</i>: Chỉ một loại năng lực lường trước những dữ liệu
của các hành động có thể xảy ra trong tương lai ở trong một tình huống, và đánh giá
những nhân tố nào quyết định xác suất lớn nhất xảy ra điều gì đó.


- <i>Học kỹ năng đánh lừa: </i>Chỉ một loại năng lực đánh lạc hướng người khác bằng
cách tỏ ra dự định một hành động này nhưng thực tế lai thực hiện một hành động
khác. Năng lực này là sự mở rộng của năng lực dự đốn các sự kiện, nó địi hỏi phải
ước định được mình có thể dùng những cử chỉ biểu đạt nào để đánh loại được các đối
thủ, khiến cho họ phán đoán những sai lầm về những hoạt động sau đó của mình.


- <i>Học và rèn luyện hành vi có luật</i>: Có nghĩa là cá nhân hiểu các luật lệ, quy tắc
chi phối hoạt động, tuân theo luật, tôn trọng những thoả thuận đã nhất trí với nhau
để tránh vi phạm luật và làm theo những gì đã nhất trí. Mọi trị chơi có thể kích thích
những tiến bộ hướng tới những mục tiêu này nhất là trò chơi dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>- Cải thiện kỹ năng tự quản: </i>Thơng qua các trị chơi cho phép người tham gia biết
được họ có thể cải thiện kỹ thuật tự đánh giá bản thân ở chỗ nào. Ở đây chúng ta chỉ
quan tâm đến việc cải thiện khả năng tổ chức của người tham gia


 <i><b>Quy tắc sử dụng trò chơi dạy học</b></i>



- Xác định rõ mục tiêu dạy học – giáo dục của mỗi trò chơi: cần làm rõ những gì là
nhiệm vụ, quan hệ, nội dung và tình huống chơi; những gì là nhiệm vụ, quan hệ, nội
dung và tình huống dạy học - giáo dục.


- Trị chơi phóng tác chủ yếu giúp người học nâng cao nhận thức, hiểu sâu hơn bản
chất của vấn đề và cách giải quyết vấn đề mà trong những tình huống chính thức
người học khó hoặc khơng thể tiếp cận được.


- Trò chơi sáng tạo chủ yếu dạy người học cách suy nghĩ, rèn luyện tính năng động
của hành vi, động cơ xã hội trong học tập, tạo ra môi trường áp dụng những tri thức
và tư tưởng.


- Trò chơi cần được xem như môi trường hoạt động của người học, để học chính
nội dung của đề tài, bài học thơng qua ứng xử, xử lý, thực hiện, hành động với các đối
tượng, quá trình, quan hệ và tình huống chơi.


- Trị chơi phải có quan hệ chặt chẽ với nội dung học tập và nội dung cần phù hợp
với thực tế tổ chức trò chơi.


- Chỉ lựa chọn những yếu tố, vấn đề quan trọng, cần thiết và thích hợp với phương
thức chơi để đưa vào trò chơi với phán đốn rằng trị chơi sẽ mang lại hiệu quả cao
hơn so với giờ học bài bản.


- Trong trò chơi, các vai chơi và các vai trò của người chơi cần được xác định rõ
ràng.


- Khi đề ra các giải pháp hay kết luận về những vấn đề, tình huống phóng tác
(chơi), cần tránh tuyệt đối hố hồn cảnh chơi mà phải tìm cách đưa ra những liên hệ,
biến cố dữ liệu của đời sống thực tế vào, nhằm tạo ra sự gần gũi giữa tình huống chơi


và tình huống thật.


- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo để có khả năng giải đáp những thắc mắc của HS,
hướng dẫn và điều chỉnh quá trình chơi, tổ chức tổng thể trị chơi theo đúng thể loại
đặc thù của nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Cần có sự thảo luận và tổng kết sau trò chơi về 2 điều: nội dung và mục tiêu học
tập đạt đến đâu, người học học được cái gì bổ ích theo u cầu dạy học và ngồi u
cầu dạy học; xử lí tương tác nhóm và rút kinh nghiệm về tổ chức, trách nhiệm của
người học trong hoạt động.


- GV cần sử dụng một số biện pháp và hình thức đánh giá kết quả và hành vi học
tập của HS trong các điều kiện của trò chơi và những hoạt động khác nhau dưới hình
thức chơi. Điều đó giúp GV thu được thơng tin ngược cả cho việc dạy học nói chung
lẫn cho việc tổ chức hướng dẫn các trò chơi sau này hiệu quả hơn.


<i>5.1.4. Khả năng phát huy tính tích cực của trị chơi trong dạy học</i>


- Học trong quá trình vui chơi, là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống một cách nhẹ
nhàng, tự nhiên khơng gị bó phù hợp với đặc điểm tâm lí sinh học ở học sinh. Học
tập bằng trò chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng thần
kinh ở các em.


- Trong quá trình chơi HS huy động các giác quan để tiếp nhận thơng tin ngơn ngữ
hình ảnh. HS phải tự phân tích tổng hợp so sánh khái qt hóa làm cho các giác quan
tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành.


- Qua trò chơi học tập, học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều tri thức
nhiều khái niệm. Trên cơ sở đó những phẩm chất trí tuệ của các em được hình thành
như: Sự nhanh trí, tính linh hoạt, sáng tạo và kiên trì.



- Trị chơi dạy học là kĩ thuật, hoạt động bổ trợ trong quá trình dạy học. Hoạt động
này thiên về phần chơi, trong lúc chơi con người dường như quên đi mọi nỗi ưu tư,
phiền muộn. Chính vì vậy mà trị chơi dạy học giúp xua đi nỗi lo âu nặng nề của việc
học cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa giáo viên và HS.


- Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất thoải mái nên khả năng tiếp thu
kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn hoặc sau khi chơi cũng sẽ tốt hơn.


- Trị chơi dạy học cũng có thể hình thành cho học sinh những kĩ năng của mơn
học, học sinh khơng chỉ có cơ hội tìm hiểu kiến thức, ôn tập lại các kiến thức đã biết
mà cịn có thể có được kinh nghiệm, hành vi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Một số trị chơi có thể giúp cho học sinh có khả năng quyết định các phương án
đúng, cách giải quyết các tình huống một cách hợp lí.


- Trị chơi dạy học cũng có thể là biện pháp mà giáo viên tạo ra sự ganh đua giữa
các cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh. Khi tổ chức cho học sinh chơi
theo nhóm cịn tạo sự gắn kết và tinh thần đoàn kết cho học sinh.


- Trị chơi góp phần hồn thiện phẩm chất đạo đức, rèn cho học sinh tính trung
thực, tổ chức tự lực, đoàn kết. Khi tham gia chơi mọi học sinh đều có quyền bình
đẳng như nhau. Ở trị chơi học tập, các em cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả
hoạt động của mình: Đúng hay sai, phát hiện ra cái mới…Kết quả này có ý nghĩa to
lớn đối với các em, mang lại niềm vui vô hạn và phát triển vốn hiểu biết của các em.


Chính vì những ý nghĩa như trên nên trị chơi có thể phát huy cao tính tích cực
trong dạy học.


<i>5.1.5. Thực trạng sử dụng trị chơi trong dạy học địa lí 11 hiện nay</i>



Dựa trên thực tế công tác giảng dạy của bản thân và qua quan sát, dự giờ, trao đổi ý
kiến với giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn địa học ở trường THPT Lê Xoay và
nhiều đồng nghiệp hiện đang giảng dạy tại nhiều địa phương khác nhau, thông qua các
cuộc phỏng vấn, điều tra ý kiến phản hồi từ HS của nhà trường bản thân tôi nhận thấy:


- Ở nhiều trường THPT đặc biệt là các thành phố lớn, việc sử dụng các trò chơi
trong dạy học bộ mơn địa lí khơng cịn xa lạ. Các trò chơi chủ yếu được tổ chức vào
các dịp ngoại khóa, sinh hoạt ngồi giờ lên lớp, hoặc hoạt động khởi động đầu giờ
học, củng cố cuối bài hầu hết là các trò chơi ngắn. Theo đánh giá của giáo viên và học
sinh, các tiết học sử dụng trị chơi ln sơi nổi và hào hứng, mang lại nguồn năng
lượng tích cực cho tiết học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>5.2. Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong</b></i>
<i><b>dạy học địa lí 11 chương trình cơ bản.</b></i>


<i>5. 2.1. Những yêu cầu khi thiết kế trị chơi địa lý</i>


- Xây dựng bầu khơng khí vui tươi, sống động, thu hút tất cả mọi người
cùng tham gia.


- Rèn luyện năng lực phản ứng nhanh, quyết đốn, hợp tác.


- Giáo dục chiều sâu: Thơng qua các trò chơi giúp cho các em học sinh
nhận thức được tinh thần đồn kết, tình đồng đội và kỷ luật tập thể, tính trung
thực.


<i>5.2.2. Nguyên tắc khi tổ chức các trò chơi địa lý</i>


- Tổ chức trò chơi địa lý phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận


thức và hồn cảnh học tập của học sinh phù hợp với điều kiện vật chất và khơng
gian, thời gian thực hiện.


- Nội dung trị chơi là nội dung địa lý hoặc có liên quan trực tiếp, giúp mở
rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng địa lý.


- Trị chơi địa lý tuy mang tính tự nguyện tham gia nhưng phải đề cao tinh
thần kỷ luật, ý thức tập thể của học sinh; đề cao được vai trị, tính tích cực, sáng
tạo của các cá nhân học sinh.


<i>5.2.3. Các bước tiến hành thiết kế trò chơi</i>.


<i>* Bước 1:</i> Xác định mục tiêu và nội dung dạy học của trò chơi về kiến thức, kĩ
năng, năng lực cần hình thành trong mỗi trị chơi.


<i>*Bước : </i>Xác định thời lượng trò chơi và thời điểm tiến hành chơi trò chơi trong
các tiết học. Thời lượng dành cho trò chơi cần phù hợp với tiến trình bài dạy, khả
năng nhận thức của học sinh và những mục tiêu cần đạt của bài học.


<i>* Bước 3:</i> Lựa chọn trò chơi: khi lựa chọn trò chơi ngoài căn cứ vào mục tiêu và
nội dung dạy học. GV cũng cần căn cứ vào đặc điểm cụ thể của lớp học và đối
tượng học sinh (các yếu tố: số lượng, độ tuổi, trình độ, kĩ năng chơi, sức khỏe và
thể lực, diện tích lớp học…). Để thực hiện bước này giáo viên cần xác định mục
đích sử dụng trò chơi và các mức độ của trò chơi để chọn ra trị chơi phù hợp.


- Mục đích sử dụng trị chơi:
<i><b>Mục đích </b></i>


<i><b>trị chơi</b></i>



<i><b>Khởi động</b></i> <i><b>Ơn tập</b></i> <i><b>Khám phá tri</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Mục tiêu Tạo hứng
thú trước khi
học


- Học sinh chủ
động trong việc
khai thác kiến
thức kĩ năng đã
có qua các bài
học trước .


Khám phá tri
thức


Tác dụng Thư giãn,
kích hoạt tâm
thế học tập


- Tăng tính tích
cực của học sinh.


- Cải thiện khả
năng hợp tác.


- Trải


nghiệm tạo tình
huống có vấn đề


Đặc điểm Tiến hành


trong thời
gian ngắn.


Sơi động,
vui vẻ


Thao tác chơi là
hình thức học tập


Thao tác chơi
là nội dung học
tập


Yêu cầu Trị chơi đa
dạng


Sử dụng kĩ thuật,
cơng nghệ


Trị chơi khơi
gợi được tính
sáng tạo của
học sinh
- Các mức độ của trị chơi trong q trình dạy học


 Mức độ 1: Sử dụng trò chơi trước khi học như một phần khởi động
để tăng cường hứng thú học tập, khơi gợi ý muốn khám phá tri thức cho học
sinh trước khi bắt đầu bài học mới.



 Mức độ 2: Sử dụng trị chơi như một hình thức học tập nhằm giúp
học sinh tiếp cận và lĩnh hội kiến thức kĩ năng trong quá trình chơi một cách
sinh động hào hứng


 Mức độ 3: Sử dụng trò chơi như một nội dung học tập, người học
trải nghiệm tình huống học tập trong lúc chơi, từ đó người học tự khám phá
nội dung học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>* Bước 4:</i> Thiết kế trò chơi: cần nêu rõ tên trò chơi, luật chơi, đối tượng tham gia
và thời gian dự kiến. Khi thiết kế cần chú ý đến tính thi đua giữa các cá nhân và các
nhóm, có quy định về sự thưởng phạt rõ ràng, có cách chơi cụ thể, phát huy được
tính tích cực của HS. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, vừa sức với HS,
khơng q khó hoặc quá dễ, bám sát nội dung bài học.


<i>5.2.4. Các bước tổ chức trò chơi </i>


- Giới thiệu và giải thích thể lệ trị chơi (Luật chơi). GV phổ biến luật chơi, cách
thức chơi, những thao tác cần thiết, cố gắng thật ngắn gọn, rõ ràng làm sao để HS hiểu
rõ cách thực hiện trò chơi.


- Phân chia đội chơi và chơi thử (nếu cần thiết). Tùy theo trị chơi và đối tượng mà
giáo viên có thể cho HS chơi thử 1 hoặc 2 lần. Nếu trò chơi dễ, quen thuộc giáo viên
có thể bắt đầu cho chơi mà khơng cần chơi thử để trị chơi hấp dẫn ngay từ đầu.


- Tiến hành chơi: GV cần bao quát và điều khiển cuộc chơi, quan sát tỉ mỉ các hành
động, phản ứng của HS khi chơi. Sáng tạo và linh hoạt khi tổ chức xong cũng cần
công bằng, chính xác và dứt khốt trong việc bắt lỗi vi phạm để bảo vệ luật chơi.
Động viên các sáng kiến, ý tưởng hay của HS khi chơi trong điều kiện khơng vi phạm
luật chơi ban đầu.



- Kết thúc trị chơi: GV đánh giá kết quả và khen ngợi, động viên tất các các thành
viên trong lớp, thưởng trao giải đội thắng (nếu có). Nhận xét về tinh thần và thái độ
của HS khi tham gia trò chơi. Thảo luận và rút ra kiến thức cần đạt được. Tổng kết nội
dung kiến thức thơng qua trị chơi. Ổn định lại lớp ngay để tiếp tục bài dạy.


<i>-</i> Thiết kế các hoạt động dạy học sử dụng trò chơi. Chuẩn bị các phương tiện, đồ
dụng cần thiết để tổ chức trò chơi.


- Tiến hành dạy học và đánh giá.


<i>5.2.5. Một số trị chơi phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học địa lí</i>
<i>11.</i>


 <i><b>Trị chơi: Đối mặt</b></i>


Thời lượng 3 - 10 phút (tùy nội dung câu hỏi).
Mục tiêu - Tăng hứng thú học tập.


- Rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh và ghi
nhớ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Củng cố chuyên biệt 1 dạng thông tin nào đó


Vận dụng - Củng cố


Hình thức, đối
tượng chơi


- Chơi theo nhóm


Luật chơi và


cách chơi


- GV chọn ra 9-12 HS tham gia. HS được lựa
chọn sẽ đứng xung quanh vòng tròn giữa sân khấu
để trả lời các câu hỏi của GV.


- Giáo viên sẽ là người đưa ra câu hỏi đầu tiên,
mỗi HS có 3s để trả lời, HS lần lượt trả lời theo
chiều kim đồng hồ.


- Mỗi câu hỏi của đều có rất nhiều đáp án. Nếu
trả lời sai hoặc trùng lặp với câu trả lời trước, người
chơi sẽ bị loại ngay ra khỏi cuộc chơi. Hai người
chơi cuối cùng sẽ "đối mặt" để chọn ra nhà vơ địch.
Ở vịng cuối cùng này, 2 người chơi sẽ thi đấu trực
tiếp bằng cách lần lượt đưa ra các câu trả lời cho đến
khi có một người trả lời sai.


Chuẩn bị và
lưu ý


- Chuẩn bị câu hỏi mà có rất nhiều câu trả lời
(khoảng 3 câu).


- Gợi ý nếu cần.


- Yêu cầu HS kê tại bàn ghế để tạo khoảng
trống giữa lớp.



<i>Ví dụ minh họa: </i>Khi dạy bài thực hành EU để củng cố kiến thức về EU, giáo viên
chọn ra 9 người chơi, và yêu cầu học sinh kể tên các nước thuộc liên minh châu Âu
EU.


Giáo viên cũng có thể làm tương tự khi muốn củng cố cho HS tên
các nước tây Nam Á.


 <i><b>Trị chơi: Chúng mình hiểu nhau</b></i>
Thời lượng 3 – 10 phút


Mục tiêu - Tạo hứng thú học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Thúc đẩy khả năng tư duy, tưởng tượng của
học sinh.


Bản chất của
trò chơi.


- Đòi hỏi sự vận dụng kiến thức đã học và
ngơn ngữ nói, hình thể ở HS.


Vận dụng - Khởi động tạo hứng thú cho bài học mới.
- Tìm kiến thức mới có mức độ nhận biết – vận
dụng thấp.


- Củng cố nhanh.
Hình thức, đối


tượng chơi



- Chơi theo cặp đơi.


- Có thể tiến hành như một trò chơi độc lập
hoặc trong 1 chuỗi trò chơi liên tục


Luật chơi và
cách chơi


- Mỗi cặp đôi sẽ bốc thăm 1 – 2 cụm từ liên
quan đến nội dung bài học.


- Mỗi cụm từ sẽ có 1 phút để gợi ý và trả lời.
- Một người gợi ý 1 người trả lời.


- Người gợi ý có thể thoải mái sử dụng ngôn
ngữ cơ thể và từ ngữ nhưng không được nhắc đến
cụm từ trong từ bốc thăm được. Người còn lại dựa
vào gợi ý của bạn chơi để đoán từ.


Chuẩn bị - Khoảng 4 – 6 cụm từ kèm ảnh minh họa trên
power point.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>Hình ảnh minh họa trị chơi “chúng mình hiểu nhau trong 1 tiết học”</i>
 <i><b>Trị chơi : Đuổi hình bắt kiến thức:</b></i>


Thời lượng 5 phút


Mục tiêu - Tăng hứng thú học tập.



- Rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh, tư duy
ngôn ngữ.


- Tăng cường khả năng tư duy nhanh.
- Củng cố tinh thần đồng đội.


Bản chất: - Đòi hỏi học sinh phải sử dụng kĩ năng quan
sát nhanh hình ảnh, infographic, biểu đồ bản số liệu
rút ra thơng tin được truyền tải nhanh nhất có thể.


- Giảm tính nhàm chán của hình thức vấn đáp
hoặc giảng giải thơng thường.


- Tăng tính chủ động của học sinh trong quá
trình học tập.


Vận dụng - Tìm kiến thức mới có mức độ nhận biết – vận
dụng thấp.


Hình thức, đối
tượng chơi


- Chơi theo nhóm, đội.
Luật chơi và


cách chơi


- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Cùng quan
sát khoảng 4 – 5 hình ảnh trong vịng 3 phút. Mỗi
hình ảnh tương ứng với 1 nội dung kiến thức.



- Mỗi nhóm có 3 phút viết thật nhanh những
kiến thức nắm bắt qua hình ảnh, bất cứ thành viên
nào trong nhóm cũng có thể tham gia phán đoán,
viết lên bảng tin.


- Mỗi nội dung kiến thức đúng nhóm sẽ nhận
được 1 số điểm nhất định.


Chuẩn bị và
lưu ý


- Chuẩn bị 4 – 6 hình ảnh minh họa ( tùy vào
số nội dung cần truyền tải trong bài học).


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

chọn các hình ảnh q trừu tượng khó liên tưởng.
- Chia bảng thành các phần cho các đội lên ghi
nhanh kiến thức.


<i>Ví dụ minh họa:</i> Khi dạy về nội dung dân cư xã hội Châu Phi giáo viên có thể
chơi trị đuổi hình bắt kiến thức với 5 hình ảnh sau. Tương ứng với các nội dung kiến
thức.


- Dân số đông


- Dân số tăng nhanh, gia tăng tự nhiên cao, tuổi thọ trung bình thấp
- Nạn đói


- Nhiều dịch bệnh
- Xung đột



 <i><b>Trị chơi giải ơ chữ</b></i>


Thời lượng - 5 phút


Mục tiêu - Tăng hứng thú học tập


- Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, dự đoán
nhanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Ứng dụng - Củng cố sau bài học
Hình thức, đối


tượng chơi


- Chơi cá nhân hoặc cặp đôi


Luật chơi - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân
hoặc cặp đôi,giải các ơ chữ có nội dung liên quan
đến bài học. Học sinh sẽ phải tìm các từ hàng ngang
và từ chìa khóa.


- Số các từ hàng ngang tương ứng với số chữ
cái của từ chìa khóa.


- Mỗi ơ chữ sẽ có 1 chữ cái của từ chìa khóa.
Tìm được 1 từ hàng ngang , học sinh sẽ có 1 chữ cái
của từ chìa khóa


- Hs có thể đốn từ chìa khóa khi chưa tìm ra


tồn bộ từ hàng ngang.


Chuẩn bị và
lưu ý


- Giáo viên thiết kế ô chữ gắn liền với nội dung
bài học trên power pont.


- Xây dựng các gợi ý phù hợp cho các ơ chữ


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

 <i><b>Trị chơi: BINGO</b></i>


Thời lượng - 10 - 15 phút tùy số lượng ô – gợi ý


Mục tiêu - Tăng hứng thú học tập


- Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập.
- Tăng cường năng lực suy luận phán đoán
Bản chất - Làm giảm sự nhàm chán ở cách thức luyện


tập thông thường (làm bài tự luận, trắc nghiệm…) để
tăng hứng thú học tập cho học sinh.


- Tăng động lực học tập bằng điểm thưởng cho
người thắng cuộc.


- Kích thích sự tị mị và nhu cầu phán đốn ở
học sinh.


- Qua trị chơi bản thân học sinh cũng có thể tự


đánh giá kết quả học tập của mình.


Ứng dụng - Ơn tập


Hình thức, đối
tượng chơi


- Cá nhân.


Luật chơi - Học sinh kẻ bảng gồm 16 ô vuông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Từ khìa khóa sẽ được gợi ý bởi các dữ kiện
hàng ngang, hàng dọc hoặc hàng chéo nhờ vào sâu
chuỗi dữ kiện.


- Học sinh nào tìm ra từ chìa khóa và chỉ ra sâu
chuỗi dữ kiện là hàng ngang, hàng dọc, hay hàng
chéo đầu tiên sẽ là người thắng cuộc


Chuẩn bị và
lưu ý


- Giáo viên cần chuẩn bị bảng gợi ý các dữ
kiện, từ chìa khóa gợi ý bởi chuỗi dữ kiện, gợi ý phụ
khi cần thiết.


- Giáo viên cũng có thể biến tướng Bingo
thành hình thức để học sinh tự thiết kế lưới Bingo
bất kì liên quan đến các nội dung khác nhau để đó
chéo lẫn nhau.



<i>Ví dụ minh họa</i>: Tìm từ BINGO có 12 chữ cái dựa vào các dữ kiện được gợi ý bằng
16 gợi ý sau.


Số
Ô


Gợi ý Câu trả lời


1 Khu vực chiếm 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới Tây Nam Á
2 Nền văn mình cổ đại rực rỡ từng tồn tại ở tây Nam Á Lưỡng Hà
3 Tây Nam Á, Trung Á và châu Phi có đặc điểm nào tương


tự nhau về khí hậu.


Khơ hạn,
khắc nghiệt
4 Nguyên nhân dẫn đến sụt giảm đầu tư ở Mĩ la Tinh Bất ổn


chính trị
5 “GDP/ người và HDI ở mức cao, Dịch vụ chiếm tỉ trọng


>70% trong GDP, Tập trung chủ yếu ở Tây Âu, Bắc Mĩ “ là
đặc điểm của nhóm nước nào?


Nước phát
triển


6 Bán đảo nằm giữa châu Phi và Châu Á Ả rập



7 Vườn treo Babylon nằm ở quốc gia nào Irad


8 Tôn giáo chủ yếu của khu vực Trung Đông Hồi giáo
9 Tên viết tắt của tổ chức thị trường chung nam Mĩ MERCOSU


R


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

tinh ruộng đất
chưa triệt để.
11 Tên viết tắt của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC


12 NAFTA là tên viết tắt của tổ chức nào Tự do


thương mại
Bắc Mĩ


13 Số bệnh nhân HIV của châu Phi so với thế giới năm
2005


2/3


14 Trung Á có bao nhiêu quốc gia 6


15 Châu phi đóng góp bao nhiêu % vào GDP toàn cầu năm
2005


1.9%
16 Vấn đề xuất phát từ nhiều nguyên nhân nguồn nước, tôn


giáo, đất đai, sắc tộc



Xung đột


Lưu ý:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Học sinh cũng có thể tìm ra từ BINGO khi chưa tìm hết các dữ kiện, GV vẫn sẽ
cho học sinh tiếp tục tìm hết các dữ kiện cịn lại, củng cố lại kiến thức đã học cho học
sinh.


 <i><b>Trị chơi: Ghép hình kể chuyện:</b></i>
Thời lượng 20 phút


Mục tiêu - Tăng hứng thú học tập


- Phát triển khả năng thuyết trình, ngơn ngữ
của HS


Bản chất - Khai thác các mỗi quan hệ nhân quả trong địa
lí bằng hình ảnh.


Vận dụng - Khai thác kiến thức mới
Hình thức, đối


tượng chơi


- Nhóm


Luật chơi - Giáo viên chia lớp thành các nhóm (số nhóm
tùy vào đơn vị kiến thức)



- Mỗi nhóm sẽ được giao 3- 6 hình ảnh tùy vào
nội dung bài học tương ứng. Trong vịng 2 phút mỗi
nhóm có có thể sáng tác thơ, truyện, …từ chuỗi
hình ảnh gắn với chủ đề được giao.


- Tác phẩm được xây dựng dựa trên chuỗi hình
ảnh sẽ được cả lớp cho điểm dựa vào các tiêu chí:. +
Khoa học


+ Hấp dẫn người nghe


+ Sự lan tỏa truyền cảm hứng


- Điểm của 1 nhóm chấm cho 1 nhóm khác tối đa
là 5*


Chuẩn bị và
lưu ý


- Giáo viên phải có ý tưởng trước với các chuỗi
hình ảnh.


- Giáo viên chuẩn bị trước phiếu điểm để các
nhóm học sinh chấm chéo tác phẩm của nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i>Ví dụ minh họa: </i>Khi dạy bài một số vấn đề mang tính tồn cầu, giáo viên có thể
tiến hành cho HS chơi trị chơi ghép hình kể chuyện, với 4 nhóm ảnh về 4 nội
dung


<i>-</i> <i>Bùng nổ dân số</i>


<i>-</i> <i>Già hóa dân số</i>


- <i>Biến đổi khí hậu tồn cầu, suy giảm tầng ơ dơn</i>
<i>-</i> <i>Ơ nhiễm mơi trường nước ngọt, biển, đại dương</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i>Một bạn nam lớp 11a10 (2019 – 2020) đã cover một đoạn ráp của ca sĩ Nguyễn Đức</i>
<i>Cường – nghệ danh Đen Vâu về chủ đề ô nhiễm môi trường nước ngọt biển và đại</i>
<i>đương. Trước khi trở thành nhạc sĩ, ca sĩ – Nguyễn Đức Cường từng là công nhân</i>
<i>dọn vệ sinh nhiều năm ở khu vực Vịnh Hạ Long. Anh thường truyển tải khá nhiều</i>
<i>thông điệp về bảo vệ môi trường biển. Đoạn rap được các nhóm bình chọn 13*/15*</i>
<i>cho tác phẩm hay nhất trong trị ghép hình kể chuyện.</i>


 <i><b>Trị chơi: sịng bài địa lí</b></i>
Thời lượng 20-30 phút


Mục tiêu - Tăng hứng thú học tập


- Rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh
- Tăng cường khả năng tư duy nhanh
- Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Gắn kết, cải thiện năng lực giao tiếp trong
quá trình học sinh tham gia trị chơi.


Vận dụng - Ơn tập


Hình thức, đối
tượng chơi


- Chơi theo nhóm.



Luật chơi - Giáo viên chia lớp thành các nhóm 6 người.
Mỗi nhóm 1 bộ bài.


- Mỗi bộ bài tương ứng với nội dung 1 bài học.
- Mỗi bộ sẽ gồm các thẻ bài câu hỏi và các câu
trả lời. (số thẻ bài câu hỏi và số câu trả lời bằng nhau
và có nội dung tương ứng).


<i><b>Cách 1:</b></i>


- Học sinh tráo bài và chia bài theo lượt cho
các bạn trong nhóm.


- Bốc thăm 1 bạn được ra câu hỏi đầu tiên,
người có câu trả lời sẽ ra câu hỏi tiếp theo.


- Trong trường hợp khơng có người trả lời
được hoặc người sở hữu lá bài câu hỏi có cả lá bài
câu trả lời thì học sinh sẽ lại ra câu hỏi.


- Ai hết bài trước sẽ là người thắng cuộc


- Mỗi nhóm sẽ có 1 người thắng và được điểm
thưởng hoặc 1 phần quà do giáo viên chuẩn bị.


<i><b>Cách 2:</b></i>


- Mỗi nhóm có 15 phút để xếp các câu hỏi
tương ứng với câu trả lời.



- Nhóm nào xếp đúng nhiều câu nhất nhóm sẽ
giành chiến thắng.


Chuẩn bị và
lưu ý


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i>Ví dụ minh họa</i>: ơn tập học kì với bộ bài Hoa Kì


- Bộ bài Hoa Kì gồm 90 quân bài: 45 lá bài xanh là câu hỏi và 45 lá bài đỏ
là các lá câu trả lời.


- Mỗi câu hỏi chỉ tương ứng với 1 câu trả lời duy nhất. Học sinh có thể
tiến hành chơi theo cách 1 hoặc cách 2 tùy vào mục đích trị chơi.


 Cách 1 phù hợp với mục đích ơn tập.


 Cách 2 phù hợp với việc khai thác tìm hiểu kiến thức mới.


 Khi thực hiện chơi theo cách 2, giáo viên cũng có thể chia nhỏ bộ bài
theo đơn vị kiến thức để phù hợp với mục đích sử dụng như:


+ Các thẻ bài về vị trí và lãnh thổ


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27></div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28></div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29></div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30></div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31></div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32></div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Mục tiêu - Làm bài học sinh động vui vẻ và tăng cường
tính tích cực trong học tập


- Rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh


- Tăng cường khả năng tư duy , kích thích trí


tưởng tượng.


- Củng cố tinh thần đồng đội.


Bản chất - Tiết tấu nhanh, sơi động, kịch tính


- Bao gồm nhiều chuỗi hoạt động liên tục dài
ngắn khác nhau diễn ra liên tiếp, đòi hỏi học sinh
phải liên tục vận động suy nghĩ xuyên suốt tiết học
Vận dụng - Khai thác kiến thức mới


- Ôn tập cho các kì kiểm tra.
- Ngoại khóa bộ mơn.


Hình thức, đối
tượng chơi


- Chơi theo nhóm, đội
Luật chơi và


cách chơi


- Game show gồm chuỗi 3 – 4 phần liên tục
nối tiếp nhau (mỗi phần tương ứng với 1 trò chơi
ngắn, số lượng trò và thời lượng, số điểm cho mỗi
trò chơi tùy thuộc và nội dung kiến thức của bài
học): Khởi động – Vượt chướng ngại vật – Tăng tốc
– Về Đích


Chuẩn bị và


lưu ý


- Giáo viên thiết kế game show với các trò chơi
tương ứng với các nội dung bài học khoa học và hợp
lí về thời gian, phần quà cho các đội chơi.


- Song song với việc chuẩn kiến thức mỗi phần
chơi cần đan xen với việc làm sâu nội dung hoặc mở
rộng bài học.


- Giáo viên có thể linh hoạt đổi tên gameshow
tùy nội dung bài học.


<i>Ví dụ minh họa: </i>Khi dạy Liên Bang Nga (t1) - Tự nhiên dân cư xã hội. Giáo
viên có thể biến Tiết học thành cuộc thi “Đường đến Quảng trường đỏ”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

+ Các đội chơi sẽ lần lượt trải qua các phần thi
Phần
Thi
Nội dung
kiến thức
tương ứng.


Luật chơi và cách chơi


Thời
lượng
Chuẩn bị
<i><b>Khởi</b></i>
<i><b>động</b></i>


<i><b>-Đọc</b></i>
<i><b>lướt nhớ</b></i>
<i><b>nhanh</b></i>


Vị trí địa
lí và lãnh
thổ


- HS đọc nhanh mục vị trí địa lí và
lãnh thổ trong 2 – 3 phút.


- Mỗi đội cử 1 học sinh lên bảng
viết các cụm từ điền khuyết của nội
dung vị trí và lãnh thổ trong 2 phút.


- Mỗi cụm từ đúng sẽ được 5 điểm.


- 5 phút
- Bảng


điền
khuyết


<i><b>Vượt</b></i>
<i><b>chướng</b></i>
<i><b>ngại vật</b></i>
<i><b>- Hộp</b></i>
<i><b>háo hức</b></i>


Điều


kiện tự
nhiên Liên
bang Nga


- 4 đội bốc thăm gói câu hỏi


- Mỗi gói câu hỏi gồm 3 câu về các
nội dung địa hình, sơng hồ, khí hậu,
rừng và khoáng sản Liên Bang Nga.
Trả lời đúng mỗi câu đội chơi sẽ giành
được 10 điểm.


- Mỗi đội có 30s để trả lời 1 câu hỏi,
nếu hết 30s mà đội sở hữu gói câu hỏi
vẫn chưa trả lời đúng thì đội khác có
quyền giành lấy câu hỏi và lấy 10 điểm.


- 15 phút
- Giáo
viên chuẩn
bị 4 gói câu
hỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<i><b>tốc –</b></i>
<i><b>Đuổi</b></i>
<i><b>hình bắt</b></i>
<i><b>kiến</b></i>
<i><b>thức.</b></i>


điểm dân


cư Liên
Bang Nga


nghĩ trong 1 phút


- Đại diện đội thi viết lên bảng
những kiến thức bắt được từ hình ảnh
trong 2 phút.


- Mỗi nội dung kiến thức đúng sẽ
được 10 điểm.


- Giáo
viên chuẩn
bị 5 hình
ảnh tương
ứng với 5
đặc điểm
dân cư Liên
Bang Nga
<i><b>Về</b></i>


<i><b>Đích –</b></i>
<i><b>Chúng</b></i>
<i><b>mình</b></i>
<i><b>hiểu</b></i>
<i><b>nhau.</b></i>


Đặc
điểm xã hội


Liên Bang
Nga


<i><b>Luật chơi</b></i>


- Mỗi đội hãy cử ra 1 bạn đoán từ.
- Bạn đoán từ sẽ quay lưng lại với
màn hình.


- 1 bạn được chỉ định gợi ý đứng
phía dưới đưa ra dữ kiện gợi ý để bạn
đốn từ khóa(khơng được nhắc đến từ
có trong từ chìa khóa)


- Bạn nào đốn đúng và nhanh nhất
sẽ dành được 20 điểm/ dữ kiện .


- 5 phút
- GV
chuẩn bị 4
hình ảnh
tương ứng
với 4 thành
tựu tiêu iểu
về khoa học
cơ bản, kiến
trúc, văn
thơ, hội họa
Nga.



<i><b>5.2.6. Thiết kế bài học sử dụng trị chơi trong dạy học địa lí 11 chương trình cơ</b></i>
<i><b>bản.</b></i>


<b>Tiết. Bài 8. LIÊN BANG NGA (tiết 1) </b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<i><b>1. Kiến thức: </b></i>


<b>- Biết một số đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Liên Bang Nga.</b>


- Trình bày được đặc điểm về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những
thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.


- Phân tích các đặc điểm về dân số, phân bố dân cư của Liên Bang Nga và ảnh hưởng của
chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Quan sát nhanh bản đồ, lược đồ, bảng số liệu để nhận biết một số đặc điểm về vị trí địa
lí, lãnh thổ và về tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, dân cư của Liên Bang Nga.


- Phân tích lược đồ dân cư, số liệu về dân số, tháp dân số để nhận xét được Liên Bang
Nga là một quốc gia đông dân nhưng dân số đang giảm dần, dân cư phân bố không đều.
<i><b>3. Thái độ hành vi</b></i>


- Khâm phục những thành tựu lớn lao về khoa học, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc và tinh
thần cường quốc của Liên Bang Nga.


- Có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập.
<i><b> 4. Phát triển năng lực </b></i>


- Năng lực giải quyết vấn đề.


- Năng lực phản ứng nhanh
- Năng lực hợp tác.


<b>II. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC</b>
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp sử dụng trò chơi dạy học.
<b>III. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Giáo viên:</b>


<b>* Chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, giấy A</b>0, bút dạ.


* Chuẩn bị 4 phần quà cho các đội giành giải: Nhất, nhì, ba và khuyến khích
* Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức game show:


+ Phiếu điểm:


Nhóm :...
STT thành viên:.../.../.../.../.../...


Đội chơi Khởi động Vượt


chướng ngại
vật


Tăng tốc Về đích


VOlGA 1.


2.


3.


Điểm cộng


OBI 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

3.


Điểm cộng


LENA 1.


2.
3.


Điểm cộng:


YENISEI 1.


2.
3.


Điểm cộng:


<b>IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC </b>
<i><b>1. Ổn định, kiểm tra sĩ số (1 phút)</b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong q trình ơn tập</b></i>
<i><b>3. Các hoạt động dạy học</b></i>



- Giáo viên giới thiệu game show:


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi:


Hoạt động 1: Phần thi KHỞI ĐỘNG


Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
- Giáo viên yêu cầu học


sinh đọc nhanh nội dung thơng
tin về vị trí lãnh thổ Liên bang
Nga trong vòng 2 phút, quan sát
bản đồ hành chính thế giới.


- Mỗi đội cử 1 học sinh lên bảng
viết các cụm từ điền khuyết của nội
dung vị trí và lãnh thổ trong 2 phút.


- Mỗi cụm từ đúng sẽ được 5 điểm


<b>I. Vị trí địa lí và lãnh thổ</b>


- Diện tích: 17,1 triệu Km2<sub>, lớn nhất thế</sub>
giới.


- Lãnh thổ trải dài ở phần Đông Âu và
Bắc Á, giáp với giáp quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Đại điện các đội lên điền nhanh
thông tin.



- Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến
thức.


- Giáo viên hỏi: Với đặc điểm vị trí
địa lí và lãnh thổ như vậy Liên bang
Nga có thuận lợi và khó khăn gì?


- HS trả lời giáo viên nhận xét chuẩn
kiến thức.


Hoạt động 2: Phần thi “VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT”
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính


- 4 đội bốc thăm gói câu hỏi


- Mỗi gói câu hỏi gồm 4 câu về
các nội dung địa hình, sơng hồ, khí
hậu, rừng và khống sản Liên Bang
Nga


- Các gói câu hỏi địa hình,
sơng hồ, khí hậu, khống sản và
rừng lần lượt được các đội mở ra


<b>II. Điều kiện tự nhiên</b>
<b>1. Địa hình</b>


a. Phía Tây:



- Chủ yếu là đồng bằng: đồng bằng
Đông Âu, đồng bằng Xibia. Núi già
U-ran (U-ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục
Á – Âu).


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

và trả lời.


- Sau 10s đội sở hữu gói câu
hỏi khơng thể tự trả lời thì đội
khác có thể giành quyền trả lời.


- Giáo viên nhận xét chuẩn
kiến thức và ghi điểm của phần
thi.


- Trong quá trình học sinh
trả lời giáo viên có thể hỏi thêm 1
số câu hỏi để làm rõ nội dung bài
học.


+ Sơng ngịi miền Tây Liên
Bang Nga có giá trị về mặt nào?


+ Vùng nào ở Liên bang Nga
có khí hậu ơn hịa hơn cả?


+ Rừng và khống sản giầu có
mang lại thuận lợi gì cho sự phát
triển kinh tế Liên Bang Nga?



- Núi và cao nguyên chiếm diện tích
lớn: cao ngun Trung Xi-bia…


- Địa hình cao ở phía Đơng, thấp dần
về phía Tây => Sự phân hóa về thiên
nhiên và khí hậu.


<b>2. Khí hậu: Khí hậu ơn đới lục địa </b>
là chủ yếu, phía Tây khí hậu ơn hịa
hơn. Ngồi ra:


- Phía bắc khí hậu cận cực.
- Phía nam khí hậu cận nhiệt.
<b>3. Sơng ngịi</b>


- Nhiều sơng lớn có giá trị về nhiều
mặt.


- Hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất
thế giới.


<b>4. Khoáng sản và rừng</b>


- Tài ngun khống sản giàu có
- Diện tích rừng đứng đầu thế giới,
chủ yếu là rừng taiga


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<i><b>Gói câu hỏi “ĐỊA HÌNH”</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i><b>Gói câu hỏi “KHÍ HẬU”</b></i>



<i><b>Gói câu hỏi “RỪNG VÀ KHOÁNG SẢN”</b></i>


Hoạt động 3: Phần thi “TĂNG TỐC”


Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
- Giáo viên yêu cầu các đội


quan sát chuỗi hình ảnh và suy
nghĩ trong 3 phút


- Đại diện đội thi viết lên
bảng những kiến thức bắt được
từ hình ảnh trong 2 phút.


- Mỗi nội dung đúng đội thi


<b>III. Dân cư xã hội</b>
<b>1. Dân cư:</b>


- Dân số đông: 143 triệu người (2005),
đứng thứ 8 trên thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

sẽ giành được 2 điểm.


- Giáo viên chuẩn kiến thức
- Giáo viên phân tích thêm
về tháp dân số, bản đồ phân bố
dân cư Liên Bang nga.



- Dân cư phân bố khơng đều: Tập trung
ở phía Tây.


- Tỉ lệ dân thành thị cao: 70%.


- Là quốc gia có nhiều dân tộc, 80%
người Nga.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Hoạt động của giáo viên và học
sinh


Nội dung chính
- Mỗi đội cử ra 1 bạn đoán từ.


- Bạn đoán từ sẽ quay lưng lại với
màn hình.


- 1 bạn được chỉ định gợi ý đứng
phía dưới đưa ra dữ kiện gợi ý để bạn
đốn từ khóa(khơng được nhắc đến từ
có trong từ chìa khóa)


- Bạn nào đốn đúng và nhanh nhất
sẽ dành được 20 điểm/ dữ kiện .


- Giáo viên chuẩn kiến thức và ghi
lại điểm của các đội, yêu cầu học sinh
trả lời câu hỏi:


Đặc điểm xã hội Liên Bang Nga


mang lại thuận lợi gì cho phát triển
kinh tế?


- Học sinh trả lời, GV chuẩn kiến
thức.


- Nhiều cơng trình kiến trúc, tác phẩm
văn học nghệ thuật, nhiều công trình
khoa học lớn có giá trị.


- Đội ngũ khoa học, kĩ sư, kĩ thuật
viên lành nghề đơng đảo, nhiều chun
gia giỏi.


- Trình độ học vấn cao, 99% dân số
biết chữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i><b>Các cụm từ sử dụng trong trò chơi</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

- Giáo viên khái quát lại cho học sinh các nội dung cơ bản của bài học bằng sơ đồ
hệ thống kiến thức.


<b>5. Dặn dò, bài tập về nhà (1 phút)</b>
<b>- HS làm các bài tập còn lại trong SGK.</b>


- HS ghi ra những kiến thức còn băn khoăn, thắc mắc trong quá trình học bài ở nhà
để GV và HS cùng giải đáp ở tiết học sau.


<i><b>5.3.Khả năng áp dụng của sáng kiến</b></i>



Để đánh giá khả năng áp dụng của sáng kiến, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm
ở lớp mình dạy.


<i>5.3.1. Mục đích thực nghiệm </i>


- Kiểm nghiệm tính phù hợp của các trò chơi đã thiết kế.


- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi để phát huy tính tích cực trong
dạy mơn địa lí lớp 11.


<i>5.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm</i>


- Thiết kế các trò chơi và ứng dụng trò chơi vào dạy học mơn địa lí 11.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

+ Đối tượng thực nghiệm: tôi chọn 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy
Lớp thực nghiệm gồm: Lớp 11a9 (năm học 2018 – 2019,41 HS)
Lớp đối chứng: Lớp 11a6 (năm học 2018 – 2019, 35 Hs)


Cả 2 lớp trên đều học chương trình địa lí 11 cơ bản
+ Thời gian thực nghiệm:


- Thực hiện bài dạy thực nghiệm, tiến hành kiểm tra - đánh giá sau giờ dạy.
- Xử lí thống kê kết quả dạy học thực nghiệm.


- Điều tra ý kiến phản hồi của HS sau giờ dạy thực nghiệm.


- Đánh giá và kết luận về tính hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi được thiết kế
trong dạy học.


<i>5.3.3. Nội dung thực nghiệm </i>



- Thực nghiệm vào dạy bài Liên Bang Nga (tiết 1)
<i>5.3.4. Nguyên tắc thực nghiệm</i>


- Phải đảm bảo tính khoa học, khách quan về khối lượng kiến thức của bài trong
SGK địa lí 11 do nhà xuất bản giáo dục phát hành.


- Tuân thủ theo chương trình giảng dạy do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.
- Đảm bảo đúng đối tượng.


<i>5.3.5. Tiến trình thực nghiệm</i>


- Thực nghiệm được tiến hành song song trên 2 cặp lớp (lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng) tại trường THPT Lê Xoay. Lớp đối chứng được tiến hành trước, tôi giảng
dạy theo nội dung, phương tiện và phương pháp truyền thống, sẵn có. Với lớp thực
nghiệm, tơi giảng dạy theo kế hoạch sử dụng trị chơi đã xây dựng ở trên.


- Sau khi dạy xong bài Liên bang Nga (tiết 1), tôi tiến hành kiểm tra 10 phút đối với
cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (cùng bài, cùng đề kiểm tra).


- Sau khi thực nghiệm xong tất cả các nội dung, tôi tiến hành lấy ý kiến phản hồi
của HS bằng phiếu điều tra và hỏi trực tiếp học sinh của lớp thực nghiệm.


Để đánh giá kết quả tổng hợp về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh, tôi đã
biên soạn đề kiểm tra 10 phút và phiếu trưng cầu ý kiến học sinh sau khi sử dụng trò
chơi trong dạy học mơn địa lí.


<i>* Bộ câu hỏi đánh giá</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>Họ và tên:………... ĐỀ KIỂM TRA MƠN ĐỊA LÍ</b>



<b>Lớp: ……… </b> <i>Thời gian: 15 phút.</i>


Câu 1: Sông miền Đông Liên Bang Nga chủ yếu có giá trị về mặt nào?
A. Thủy lợi B. Thủy điện C. Giao thông D. Thủy sản
Câu 2. Ranh giới tự nhiên ngăn hai châu lục Á Âu là


A. Sông Obi C. Sông Yenisei D. Sông Lena D. Dãy Uran


Câu 3. Đất đai màu mỡ, khí hậu tương đối ơn hịa, thuận lợi cho cư trú là đặc điểm
vùng nào của Liên bang Nga.


A. Đồng bằng Tây Xibia B. Đồng bằng Đông ÂU
C. Trung tâm Uran D. Viễn Đông


Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu khiến lãnh thổ Nga phần lớn có khí hậu ơn đới lục địa là
do.


A. Lãnh thổ nằm sâu trong lục địa


B. Đường biên giới xấp xỉ chiều dài xích đạo
C. Lãnh thổ rộng lớn trải ra trên 11 múi giờ
D. Lãn thổ nằm ở khu vực trên 50o<sub> bắc.</sub>


Câu 4: Liên Bang Nga đứng thứ nhất và thứ 3 thế giới về hai loại khống sản nào
A. than đá và khí tự nhiên B. khí tự nhiên và than đá


C. dầu và than đá D. sắt và khí tự nhiên


Câu 5. Tài nguyên rừng đứng đầu thế giới với 886tr ha trong đó 764tr ha có thể khai


thác được của Liên Bang Nga chủ yếu là rừng gì?


A. rừng lá rộng ơn đới B. rừng hỗn hợp
C. rừng kín thường xanh D. rừng taiga.


Câu 6. Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của đồng bằng Tây xibia là
A. than và sắt B. dầu và khí tự nhiên


C. vàng và kim cương D. sắt và khí tự nhiên


Câu 7: Dân cư Liên bang Nga khơng có đặc điểm nào sau đây?
A. Dân số đứng thứ 8 thế giới nhưng mật độ dân số thấp


B. Tỉ lệ dân thành thị cao sống chủ yếu ở các thành phố lớn
C. Thành phần dân tộc đa dạng chủ yếu là người Nga


D. Nữ nhiều hơn nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

A. vùng viễn đông giàu tài nguyên B. vùng phía nam ấm áp


C. vùng đồng bằng đơng Âu ơn hịa D. đồng bằng Tây Xibia rộng lớn
Câu 9. “Hồ thiên nga” là tên của


A. một cơng trình kiến trúc B. một tác phẩm văn học
C. một vở balet D. một bài thơ


Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng về xã hội Nga
A. là một cường quốc về khoa học cơ bản.


B. cơng nghiệp quốc phịng phát triển, hiếu chiến.



C. nhiều thành tựu rực rỡ về văn học, kiến trúc, hội họa.
D. xảy ra nạn chảy máu chất xám.


ĐÁP ÁN


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


Đáp án B D B B D B B C C B


II. Về thái độ.


<b>PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH</b>


<b>SAU KHI SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MƠN ĐỊA LÍ 11</b>
<b>CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN.</b>


<i>Mong các em vui lịng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách</i>
<i>đánh dấu (<b>x</b>) vào <b>􀀀 </b>trước câu trả lời đúng với ý kiến của các em (ở một số câu có thể</i>
<i>chọn nhiều hơn 1 câu trả lời); hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây . </i>


Trường ………..
Lớp ………


Họ và tên ……….<i>(Có thể ghi hoặc không)</i>


<b>Câu 1</b><i>. </i>Bạn đã trực tiếp tham gia vào các trò chơi do GV tổ chức ở trường được
mấy lần?


� 1 lần � 2 lần � Nhiều hơn 2 lần � chưa bao giờ



<b>Câu 2. Bạn có thích trở thành thành viên tham gia thi trong các trò chơi liên quan</b>
đến kiến thức mơn địa lí do GV tổ chức khơng?


� Rất thích � Thích � Bình thường � Khơng thích


<b>Câu 3</b><i>. </i>Việc chuẩn bị và tham gia các trị chơi trong q trình học tập mơn địa lí do
GV tổ chức có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kiến thức của bạn không?


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Ý kiến khác ………


<b>Câu 4. Bạn nhận thấy trị chơi trong mơn địa lí có tác dụng như thế nào với bạn?</b>
� khởi động tăng hứng thú học tập


� Chủ động khai thác kiến thức bài mới.
� ôn tập kiến thức kĩ năng đã học


� Rèn luyện tư duy, năng lực giải quyết vấn đề nhanh
� Chú ý tập trung vào bài học


� Cải thiện năng lực giao tiếp, thuyết trình
� Cải thiện năng lực hợp tác


Ý kiến khác ………
<b>Câu 5. Bạn khơng hài lịng điều gì qua các trò chơi?</b>


� Hệ thống câu hỏi của trò chơi không liên quan đến kiến thức trong các giờ học
trên lớp.


� Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho trò chơi chưa tốt.


� Cách thức tổ chức các trò chơi chưa tốt.


Ý kiến khác ………
<b>Câu 6: </b>Trong giờ học mơn địa lí, khi giáo viên sử dụng trị chơi, em cảm thấy:
�Rất thích, hào hứng tham gia


�Thích


�Bình thường


�Căng thẳng, mệt mỏi sợ phải gọi trả lời
�Uể oải, chán nản.


�Không quan tâm


Ý kiến khác:………


<b>Câu 7: </b>Trong giờ học mơn địa lí, sau khi giáo viên tổ chức trị chơi dạy học, em
thường:


�Suy nghĩ và thực hiện yêu cầu


�Suy nghĩ vấn đề nhưng không tự giác tham gia
�Không quan tâm, không tham gia


Ý kiến khác………


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

�Tự suy nghĩ, huy động vốn kinh nghiệm của bản thân để thực hiện
�Đọc, nghiên cứu tài liệu để giải quyết vấn đề.



�Thảo luận với bạn để giải quyết.


�Không quan tâm, không tham gia giải quyết


Hoạt động khác………


<b>Câu 9: </b>Trong dạy học mơn địa lí, các trị chơi do giáo viên xây dựng có nội dung
đối với bạn thường:


�Phong phú, đa dạng,


�vừa sức và hấp dẫn đối với học sinh.
�Quá dễ


�Bình thường


�Phải nỗ lực tối đa mới giải quyết được


�Cố gắng hết sức nhưng không giải quyết được.
� Dễ hiểu, rõ ràng.


� Lủng củng, tối nghĩa.


� Liên hệ, vận dụng được các kiến thức địa lí học vào cuộc sống.
Ý kiến khác………


<b>Câu 10: </b>Bạn có kiến nghị gì để giáo viên xây dựng và sử dụng trị chơi dạy học
mơn địa lí được tốt hơn.


………


………
………


Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Em!
- Đánh giá kết quả thực nghiệm.


<i>5.3.6. Kết quả thực nghiệm</i>
I. Về nhận thức


<b>Lớp</b> <b>Số</b>
<b>HS</b>
<b>Điểm</b>
<b>Điểm</b>
<b>trung</b>
<b>bình</b>
<i><b>Yếu</b></i>
<i><b>(0 </b></i>
<i><b>-<5)</b></i>
<i><b>Trung</b></i>
<i><b>bình</b></i>
<i><b>(5 - <7)</b></i>


<i><b>Khá</b></i>
<i><b>(7 </b></i>
<i><b>-<8,5)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>ĐC 11a6</b>
<b>(2018 –</b>
<b>2019)</b>



<b>36</b> 4 14 12 6 7.3


<b>TN 11a9</b>
<b>(2018 –</b>
<b>2019)</b>


<b>41</b> 2 12 17 10 7.7


<i>II. Về thái độ:</i>


<i> * Qua quan sát của GV: </i>HS hào hứng, say mê tham gia các trò chơi, HS


tranh luận sôi nổi để đưa ra kết quả đúng, đặc biệt với trị sịng bài địa lí, học cịn
sáng tạo ra cách chơi mới, trị ơ chữ học sinh cịn có thể tự tạo lập ơ chữ mới để đố
nhau.


<i>* Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến:</i>


+ Với câu hỏi 2: có 52% ý kiến HS cho rằng rất thích, 41% cho rằng thích, 5% cho
rằng bình thường, 2% cho rằng khơng thích.


Tham gia các trị chơi trở thành người thắng cuộc hay góp phần vào chiến thắng
của đội chơi mang lại niềm vui trong học tập, đồng thời cũng là cơ hội để các em có
cơ hội thể hiện bản thân. Hứng thú với môn học tăng lên rõ rệt.


+ Với câu hỏi 6: thái độ tiếp nhận trị chơi của HS phản ánh tác dụng tích cực hóa của trị
chơi trong q trình dạy học khác nhau đối với những HS khác nhau


Thái độ của HS khi tham gia trò chơi



<b>Thái độ</b> <b>Số lượng</b>


<b>(HS)</b>


<b>Tỷ lệ (%)</b>


Rất thích, hào hứng tham gia 21 51


Thích 17 41


Bình thường 2 5


Căng thẳng, mệt mỏi, sợ bị gọi 1 2


Uể oải, chán nản 0 0


Không quan tâm 0 0


Ý kiến khác:……… 0 0


+ Với câu hỏi 7: thể hiện cách xử sự của HS khi tiếp nhận trò chơi của GV
HS ứng xử với trò chơi khi GV tổ chức


<b>Hoạt động của HS</b> <b>Số lượng</b>


<b>(HS)</b>


<b>Tỷ lệ (%)</b>


Suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu 35 85



</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

gia


Không quan tâm, không tham gia 2 5


Ý kiến khác 0 0


Khơng phải 100% học sinh đều đón nhận các trị chơi với tâm thái hồn tồn vui vẻ,
vẫn cịn nhiều học sinh khơng hợp tác khi tham gia các trị chơi với nhiều lí do: Thích
học theo phương pháp thơng thường, khơng thích hoạt động, khơng muốn phải làm việc
nhiều trong tiết học… giáo viên cần có các hình thức động viên khích lệ và uốn nắn để
học sinh nhiệt tình hơn với việc học tập.


+ Câu hỏi 9: có 2% ý kiến học sinh cho rằng rất khó, 5% khó, 87% cho rằng vừa
sức, 6% cho rằng dễ, khơng có ý kiến q dễ.


<b>1. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng có thơng tin gì</b>
<b>2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến</b>


<i>- Giáo viên: </i>Cần nỗ lực nhiều trong việc trau dồi kiến thức chuyên môn đồng thời
cải thiện năng lực công nghệ thông tin cũng như phương pháp dạy học. Vai trị chính
của giáo viên khi biến các nội dung học tập thành trò chơi thể hiện rõ ở việc trò chơi
được thiết kế khoa học, tổ chức chơi hợp lí nhằm đạt được các mục tiêu bài dạy, đánh
giá kết quả của học sinh rõ ràng cơng tâm.


<i>- Học sinh:</i> Có tư tưởng ham học, có ý chí quyết tâm cao, có mục tiêu rõ ràng,
khơng ngại khó ngại khổ khi học, có sự chuẩn bị trước nếu được giáo viên yêu cầu.


<b>3. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến</b>



Việc sử dụng trò chơi trong dạy học đã cải thiện kết quả học tập ở các lớp thực
nghiệm đồng thời kết quả này cũng cao hơn so với các lớp đối chứng


Qua quan sát giờ dạy thực nghiệm, chúng tơi nhận thấy việc sử dụng trị chơi đã
khiến học sinh tích cực hơn với các giờ học, đặc biệt là các trò chơi dài hoặc các
gameshow, học sinh đã nỗ lực cố gắng sử dụng trí lực nỗ lực đến tận những phút cuối
của trị chơi. Thơng qua trò chơi, khả năng giao tiếp và hợp tác, sử dụng ngơn ngữ của
học sinh có sự tiến bộ, khoảng cách tâm lí giữa giáo viên và học sinh cũng được rút
ngắn.


Khi phân tích định tính và định lượng thơng qua xử lý kết quả thực nghiệm khẳng
định sự hiệu quả, tính khả thi của giải pháp thiết kế và sử dụng trị chơi trong dạy học
địa lí nhằm tăng tính tích cực của học sinh. Việc sử dụng trị chơi trong dạy học đã
mang lại hiệu quả bước đầu góp phần nâng cao chất lượng dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>Số</b>
<b>TT</b>


<b>Tên cá</b>
<b>nhân</b>


<b>Địa chỉ</b> <b>Phạm vi áp dụng sáng</b>
<b>kiến</b>


1 Trần Thị


Thanh Huyền


Trường THPT Lê
Xoay-Vĩnh


Tường-Vĩnh Phúc


Giảng dạy mơn địa lí lớp
11 chương trình cơ bản
-THPT


<i>Vĩnh Tường, ngày tháng năm 2019 Vĩnh Tường, ngày 22 tháng 12 năm </i>
<i>2019 </i>


Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55></div>

<!--links-->

×