Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

“Phương pháp sử dung và xây dựng các loại biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế - xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 47 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU</b>
<b>1. Lý do chọn đề tài</b>


Biểu đồ là cấu trúc đồ hoạ dùng để biểu hiện một cách trực quan số liệu
thống kê về quá trình phát triển của một hiện tượng, mối quan hệ về thời gian và
không gian giữa các hiện tượng. Trong sách giáo khoa Địa lí kinh tế xã hội ở phổ
thơng trung học, biểu đồ thường được sử dụng với các hình thức phong phú tạo
điều kiện để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ các kiến thức địa lí và mối quan hệ giữa các
đối tượng, hiện tượng.


Tuy nhiên, việc xây dựng và sử dụng biểu đồ của học sinh ở trường phổ
thơng nói chung và Trung tâm GDTX&DN nói riêng còn yếu, chưa được chú trọng
nhiều. Biểu đồ phần lớn vẫn được coi là hình ảnh minh họa chưa được coi là nguồn
tri thức để học sinh khai thác, khám phá.


Do đó việc hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng các dạng biểu đồ trong
mơn địa lí ở nhà trường phổ thông đã và dang được nhiều giáo viên địa lí quan tâm.
Đặc biệt đối với chương trình địa lí 12, việc rèn cho các em có các kĩ năng vẽ và
khai thác tri thức từ biểu đồ càng có ý nghĩa quan trọng, tạo cho các em nền tảng
kiến thức để hồn thiện chương trình phổ thơng và chuẩn bị thi đại học. Xuất phát
từ lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp sử dung và xây dựng các loại biểu
<i><b>đồ trong dạy học địa lí kinh tế - xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam</b></i>
<i><b>Đảo”.</b></i>


<b>2. Mục đích nghiên cứu</b>


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của phương pháp sử dụng và xây
dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí Kinh tế - xã hội nhằm đề xuất một số biện pháp
phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ có hiệu quả trong dạy học Địa lí Kinh tế
- xã hội ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo.



<b>3. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Đề xuất một số biện pháp xây dựng và sử dụng biểu đồ nhằm nâng cao chất
lượng trong dạy học địa lí kinh tế xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam
Đảo.


<b>4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu</b>
<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>


Phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí Kinh
tế - xã hội ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo.


<i><b>4.2. Khách thể nghiên cứu</b></i>


Phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lí KT - XH
<b>5. Giả thuyết khoa học</b>


Phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế xã hội
lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo những năm gần đây đã đạt được một số kết
quả tích cực, song vẫn cịn những tồn tại và hạn chế nhất định khiến cho việc lĩnh hội tri
thức của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên hiệu quả chưa cao. Nếu áp dụng một
số phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ do tác giả đề xuất sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả trong việc dạy và học địa lí kinh tế xã hội ở Trung tâm.


<b>6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu </b>


- Khảo sát thực trạng sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lí kinh
tế xã hội ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo trong năm học 2014- 2015.


- Phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 12A và lớp 12B ở Trung tâm


GDTX&DN Tam Đảo năm học 2014 - 2015.


<b>7. Phương pháp nghiên cứu</b>


Quá trình thực hiện đề tài sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu:
<i><b>7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận</b></i>


Phân tích sách báo, tài liệu nghiên cứu, tạp chí liên quan tới đề tài. Phân
loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung về phương pháp xây dựng và sử
dụng bản đồ trong dạy học địa lí kinh tế xã hội lớp 12.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Quan sát thu thập dữ liệu từ thực tiễn xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy
học địa lí kinh tế xã hội lớp 12


<i>- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi</i>


Xây dựng các phiếu điều tra, bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối
tượng: cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ trưởng chuyên môn và một số
đối tượng có liên quan.


<i>- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục </i>


Tổng kết kinh nghiệm công tác xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học
địa lí kinh tế xã hội trong dạy học địa lí 12 của giáo viên giảng dạy.


<i><b>7.3. Phương pháp thống kê toán học </b></i>


Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thông qua
phiếu điều tra à thực nghiệm sư phạm.



<b>8. Cấu trúc đề tài</b>


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, đề tài được trình bày trong 3 chương.


<b>Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ</b>
trong dạy học Địa lí KT - XH lớp 12


<b>Chương 2: Thực trạng sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lí </b>
KT-XH lớp 12 ở trung tâm GDTX&DN Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VÀ</b>
<b>XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI LỚP</b>


<b>12</b>


<b>1.1. Quan niệm và các loại biểu đồ thường sử dụng trong dạy học Địa lý</b>
<b>kinh tế - xã hội</b>


<i><b>1.1.1. Quan niệm về biểu đồ </b></i>


Trước hết, theo từ điển Tốn học thì “Biểu đồ là một phương tiện biểu diễn
sự phụ thuộc giữa các đối tượng”. Theo từ điển của Pháp thì “Biểu đồ là một loại
đồ hoạ hoặc sơ đồ cho phép diễn tả quá trình phát triển của một hiện tượng, sự so
sánh hai yếu tố hoặc sự sắp xếp tương đối của các bộ phận trong một tổng thể.”


Trong một số giáo trình Bản đồ học của nước ngồi và trong nước cũng có
đề cập đến biểu đồ và coi biểu đồ như là một phương tiện, một loại kí hiệu để biểu
hiện trên bản đồ. Đồ thị và biểu đồ phản ánh các số liệu thống kê khác nhau như
dân số, diện tích đất canh tác, sản lượng lúa, …trên một lãnh thổ cụ thể. Bởi vậy


chúng thường được sử dụng trên Bản đồ kinh tế - xã hội, trong các tập Át lát hoặc
sách giáo khoa (SGK).


Từ những quan niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản sau của biểu đồ:
- Biểu đồ là một hình vẽ hoặc một cấu trúc đồ hoạ (chủ yếu dùng các kí hiệu
hình học) để biểu hiện về lượng của hiện tượng, trong đó mặt lượng có mối quan hệ
chặt chẽ với mặt chất.


- Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ giữa các hiện tượng và các quá trình địa lý.
Trong dạy học địa lý nói chung và Địa lý kinh tế - xã hội nói riêng thường
sử dụng rất nhiều số liệu thống kê về quá trình phát triển của hiện tượng, động
lực và mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Do đó, việc
trực quan hoá số liệu thống kê thành các loại biểu đồ trong dạy học địa lý là rất
cần thiết để lĩnh hội kiến thức dễ hơn và làm tăng hứng thú học tập cho các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

trong biểu đồ. Đồng thời trong q trình sử dụng ngồi việc học sinh dùng để khai
thác kiến thức thì biểu đồ còn là phương tiện trực quan để HS rèn luyện kĩ năng:
Xử lí và phân tích số liệu thống kê.


- Biểu đồ là phương tiện để học sinh khai thác tri thức


Trong q trình giảng dạy địa lí kinh tế xã hội, nếu chỉ sử dụng các số liệu
thống kê đơn thuần để minh họa thì bài học sẽ trở nên khơ khan, khó nhớ, khó hiểu
nhất là đối với bảng số liệu thống kê phức tạp. Chính vì vậy việc cụ thể hóa và trực
quan hóa các số liệu thống kê thành các dạng biểu đồ rồi từ các biểu đồ giáo viên
hướng dẫn học sinh phân tích rồi rút ra các kiến thức địa lí. Do vậy biểu đồ đã trở
thành nguồn tri thức, một phương tiện trực quan có tác dụng minh họa các hiện
tượng địa lí về mặt số lượng.


- Biểu đồ là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năng



Trong quá trình dạy học việc rèn luyện cho học sinh những kí năng, kĩ xảo là
rất quan trọng. Việc hình thành và rèn lun kĩ năng địa lí khơng tách rời mà gắn
liền với việc hình thành kiến thức. Nếu học sinh tích cực tham gia vào làm việc với
SGK, làm việc với các hình minh họa, các lược đồ, biểu đồ để từ đó khai thác các
kiến thức khác nhau và như vậy các kĩ năng của học sinh được rèn luyện. Việc học
sinh hoàn thiện các câu hỏi, bài tập ở nhà sẽ có tác dụng tốt để củng cố các kiến
thức đã học trên lớp. Đồng thời có tác dụng tích cực củng cố, rèn luyện kĩ năng làm
việc với biểu đồ của học sinh.


<i><b>1.1.3. Các loại biểu đồ </b></i>


Trên thực tế có nhiều cách phân loại biểu đồ khác nhau như: phân loại theo
bản chất, phân loại theo nội dung, hình thức,…của các sự vật, hiện tượng địa lý.


<i>1.1.3.1. Phân loại theo bản chất của sự vật, hiện tượng địa lý</i>


Phân loại theo kiểu này bao gồm: biểu đồ động thái, biểu đồ cơ cấu, biểu đồ
so sánh, biểu đồ mối quan hệ…


<i>- Biểu đồ động thái</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Biểu đồ theo đường:


Ví dụ1: Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của nước ta
giai đoạn 1901 - 2005


+ Biểu đồ hình cột:
Ví dụ 2:



Hình 1.2. Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các giai đoạn của
nước ta




- Biểu đồ biểu hiện quá trình phát triển của hai hiện tượng theo thời gian, có
các hình thức sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Ví dụ 3:


Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện dân số và sản lượng lương thực nước ta
giai đoạn 1985 - 2005





+ Biểu đồ kết hợp hình cột với đường:
Ví dụ 4:


Hình 1.4. Biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích và sản lượng lương thực có hạt
của nước ta giai đoạn 1990 – 2006


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Ví dụ 5:


Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn
1990 – 2005


- Biểu đồ thể hiện quá trình phát triển của nhiều hiện tượng theo thời gian, có
các hình thức sau:



+ Biểu đồ theo đường:
Ví dụ 6:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+ Biểu đồ hình cột:
Ví dụ 7:


Hình 1.7. Biểu đồ thể hiện bình qn lương thực có hạt theo đầu người của
cả nước,đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sơng Cửu Long


+ Biểu đồ kết hợp hình cột với đường:
+ Biểu đồ miền:


<i>- Biểu đồ cơ cấu</i>


Biểu đồ cơ cấu dùng để biểu hiện kết cấu của hiện tượng, cụ thể là biểu hiện
các thành phần trong tổng thể, do đó thường sử dụng các hình thức như: biểu đồ
hình trịn, hình vng, hình cột…


- Biểu đồ biểu hiện tỉ trọng của một thành phần trong tổng thể, có các dạng
sau:


+ Biểu đồ hình trịn:
Ví dụ 8:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>



+ Biểu đồ hình vng:
Ví dụ 9:


Hình 1.9 . Biểu đồ thể hiện tỉ trọng của ngành VN nhẹ - thực phẩm trong cơ


cấu công nghiệp


- Biểu đồ biểu hiện tỉ trọng của nhiều thành phần trong tổng thể, có các dạng
sau:


+ Biểu đồ hình trịn:
+ Biểu đồ hình vng:


- Biểu đồ biểu hiện về sự so sánh về cơ cấu của hiện tượng khác nhau trong
cùng một thời gian, có các dạng sau:


+ Biểu đồ hình trịn:


Ví dụ 10:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Hình 1.10.


Biểu đồ thể hiện cơ


cấu diện tích tự


nhiên và dân số


nước ta năm 2001


+ Biểu đồ hình cột chồng:
Ví dụ 11:


Hình 1.11. Biểu đồ tình trạng việc làm ở nước ta ở các khu vực thành thị và
nông thôn năm 2001



0
10000
20000
30000
40000


Cả n ớc Nông thôn Thành thị


Ngìn ng êi


Sè ng êi thiÕu viƯc lµm Sè ng êi thÊt nghiÖp Cã VLTX


- Biểu đồ biểu hiện sự thay đổi cơ cấu của hiện tượng theo thời gian trên một
lãnh thổ nhất định, có các dạng sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Hình 1.12. Biểu đồ cơ cấu sử dụng tài nguyên đất nước ta giai đoạn 1989
-2003


+


+ Biểu đồ miền
Ví dụ 13: Hình 1.13


- Biểu đồ so sánh


Biểu đồ so sánh dùng để so sánh các hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội này
với các hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội khác, hình thức biểu hiện rất phong phú,
có thể dùng biểu đồ hình trịn, biểu đồ hình vng, hình cột hay biểu đồ miền, biểu
đồ theo đường,…để so sánh các hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

+ Biểu đồ hình trịn:
+ Biểu đồ hình vng:
+ Biểu đồ hình quạt:
Ví dụ 14:


Hình 1.14. Biểu đồ thể hiện cán cân xuất nhập khẩu ngành ngoại thương
nước ta năm 1995 - 2001


+ Biểu đồ cột đơn:


Ví dụ: tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm của nước ta
+ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm:


Ví dụ:


Biểu đồ so sánh SL LT bình quân của ĐBSH, ĐBSCL và cả nước (VD 7)
- Biểu đồ so sánh các hiện tượng ở các không gian khác nhau:


+ Biểu đồ cột đơn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

lượng lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị nước ta phân theo vùng năm
2001


+ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm:


Ví dụ: Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn 1990 –
2005(VD5)


+ Biểu đồ cột chồng:



Vớ dụ: Biểu đồ tình trạng việc làm ở nớc ta ở các khu vực thành thị, nông
thôn năm 2001(VD 11)


<i>- Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ</i>


Trong các loại biểu đồ trên thì mỗi loại biểu đồ biểu hiện một mối quan hệ
nhất định nhưng nhìn chung có hai loại chính là: Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ của
các hiện tượng theo thời gian và biểu đồ biểu hiện mối quan hệ của các hiện tượng
ở các không gian khác nhau.


- Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ của các hiện tượng theo thời gian:
+ Biểu đồ theo đường:


Ví dụ: Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng lúa (ở ví dụ 3)
+ Biểu đồ kết hợp cột - đường:


Ví dụ: Biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích và sản lượng lương thực có hạt của
nước ta giai đoạn 1990 – 2006(VD 4)


<i>-. Một số hình thức biểu đồ khác </i>


+ Biểu đồ hình khối: dùng để biểu hiện số liệu thống kê của ba đơn vị chỉ
tiêu, người ta có thể sử dụng hệ toạ độ Đề các (khơng gian ba chiều) để biểu hiện
cả ba nguồn số liệu thống kê.


+ Biểu đồ đặt trên các bản đồ (bản đồ biểu đồ): Các loại biểu đồ này được
đặt ở các vị trí, lãnh thổ khác nhau trên bản đồ, có tác dụng trực quan sự phân bố
của các hiện tượng địa lý, đồng thời biểu hiện mối quan hệ giữa các hiện tượng về
mặt lãnh thổ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Phân loại theo kiểu bày có biểu đồ theo đường, biểu đồ hình cột, biểu đồ diện
tích, biểu đồ thể tích,…


- Biểu đồ theo đường: được sử dụng để biểu hiện diễn biến về số lượng của
hiện tượng theo thời gian nhằm trực quan hố q trình phát triển và tốc độ phát
triển của sự vật, hiện tượng địa lý.


- Biểu đồ hình cột: biểu hiện các đại lượng của hiện tượng bằng các cột hình
chữ nhật (đứng hoặc nằm ngang), có chiều dài tương ứng với số liệu thống kê.


- Biểu đồ diện tích: sử dụng diện tích các kí hiệu hình học phẳng (như diện
tích các hình trịn, hình vng, hình chữ nhật,…)để biểu thị đối tượng.


- Biểu đồ thể tích: sử dụng thể tích các hình khối (hình lập phương, hình hộp
chữ nhật,…) để biểu hiện về lượng của các đối tượng.


<i>1.1.3.3. Phân loại biểu đồ theo nội dung</i>


Theo cách phân loại này, thì biểu đồ được chia ra thành:


- Biểu đồ về các hiện tượng tự nhiên: như biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm,
biểu đồ khí áp, biểu đồ tốc độ gió,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ</b>
<b>TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI LỚP 12</b>


<b> Ở TRUNG TÂM GDTX&DN TAM ĐẢO</b>
<b>2.1. Một số vấn đề chung</b>



<i><b>2.1.1. Quan điểm và phương hướng sử dụng</b></i>


Chúng ta cần chú ý một só vấn đề khi sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lý
lớp 12 như sau:- Phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của người
học và nguồn số liệu thống kê để sử dụng và xây dựng các loại biểu đồ cho phù
hợp.


- Không chỉ coi biểu đồ là một phương tiện trực quan đơn thuần mà cần coi
nó là một nguồn kiến thức để HS khai thác phục vụ cho việ học tập.


- Cần tăng cường rèn luyện cho HS kĩ năng vẽ, phân tích các loại biểu đồ
cũng như phân tích số liệu thống kê và viết báo cáo ngắn về một vấn đề KT – XH.


- Cần sử dụng biểu đồ theo quan điểm “dạy học tích cực”, tạo cho các em
hứng thú học tập, tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu đồng thời dạy học thông qua
tổ chức các hoạt động học tập cho HS.


<i><b>2.1.2. Đặc điểm của chương trình Địa lý lớp 12</b></i>


Chương trình Địa lý lớp 12 THPT cũ được chia ra làm bốn chương, 27 bài
với nội dung tập trung vào Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, cụ thể là:


- Chương I: Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội
- Chương II: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội


- Chương III: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng
- Chương IV: Việt Nam trong mối quan hệ với các nước Đơng Nam Á


Chương trình địa lý lớp 12 mới được cấu tạo theo các đơn vị kiến thức lớn,
sắp xếp theo logic của khoa học và phù hợp với logic của quá trình, gồm các phần


dạy học chủ yếu sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Địa lí dân cư


- Địa lí các ngành kinh tế
- Địa lí các vùng kinh tế
- Địa lí địa phương


Mặc dù kiến thức ở trong hai chương trình địa lý này có nhiều điểm khác
nhau nhưng với các kĩ năng địa lý về cơ bản vẫn tiếp tục rèn luyện các kĩ năng ở
các lớp trước như phân tích số liệu thống kê, đọc và phân tích biểu đồ,…Ở lớp này,
HS bước đầu làm quen với tự lực nghiên cứu một vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội địa
phương.


<i><b>2.1.3. Hiện trạng của việc sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa</b></i>
<i><b>lí KT - XH lớp 12 THPT</b></i>


- Việc sử dụng biểu đồ trong nhà trường phổ thơng nói chung và trong
chương trình địa lí lớp 12 nói riêng cịn ít hiệu quả, chủ yếu là minh họa kiến thức
chưa phát huy được hết tác dụng của biểu đồ.


- Đối với các bài tập về biểu đồ hầu hết là cho học sinh tự tìm hiểu mà khơng
có sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.


- Hình thức sử dụng biểu đồ của giáo viên còn đơn giản, chủ yếu là sử dụng
biểu đồ trong SGK ở trên lớp, các hình thức khác: tự xây dựng biểu đồ từ các bảng
số liệu, khai thác biểu đồ trong Atlat...còn nhiều hạn chế.


- Việc hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ,
xử lí số liệu ít được chú trọng dẫn đến học sinh lung túng khi vẽ và nhận xét biểu


đồ.


- Nguyên nhân:


+ Giáo viên chưa thực sự thấy hết được vai trò của biểu đồ trong dạy học chủ
yếu coi là phương tiện trực quan đơn thuần, chưa coi biểu đồ là nguồn thông tin để
khai thác kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

+ Điều kiện thời gian, tiết học hạn chế, nội dung kiến thức nhiều bài cịn dài
và khó, ứng dụng công nghệ thông tin chưa phổ biến nên thời gian cho việc sử
dụng biểu đồ còn khiêm tốn, hiệu quả chưa cao.


<i><b>2.1.4. Hiện trạng của việc sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa</b></i>
<i><b>lí kinh tễ xã hội lớp 12 tại Trung Tâm GDTX&DN Tam Đảo</b></i>


- Việc sử dụng biểu đồ trong chương trình địa lí kinh tế xã hội lớp 12 tại
Trung Tâm cịn ít hiệu quả, chủ yếu là minh họa kiến thức chưa phát huy được hết
tác dụng của biểu đồ.


- Hình thức sử dụng biểu đồ của giáo viên chủ yếu là sử dụng biểu đồ trong
SGK ở trên lớp, các hình thức khác: tự xây dựng biểu đồ từ các bảng số liệu, khai
thác biểu đồ trong Atlat...đã được chú trọng tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.


- Kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ, xử lí số liệu của nhiều học sinh còn
yếu. Nhiều học sinh chưa biết khai thác kiến thức, số liệu từ các biểu đồ, Átlat.


- Nguyên nhân:


+ Học sinh chưa thực sự thấy hết được vai trò của biểu đồ trong học tập chủ
yếu coi là phương tiện trực quan đơn thuần, chưa coi biểu đồ là nguồn thông tin để


khai thác kiến thức.


+ Điều kiện thời gian, tiết học hạn chế, nội dung kiến thức nhiều bài cịn dài
và khó, ứng dụng công nghệ thông tin chưa phổ biến nên thời gian cho việc sử
dụng biểu đồ còn khiêm tốn, hiệu quả chưa cao.


+ Hầu hết học sinh khối GDTX có lực học yếu nên khả năng tính tốn, vận
dụng linh hoạt kiến thức để vẽ, nhận xét biểu đồ còn nhiều hạn chế.


+ Đặc thù học sinh khối GDTX &DN là sáng học văn hóa, chiều học nghề
nên thời gian để tự học, ơn lại bài của HS rất ít.


+ Nhiều HS điều kiện kinh tế gia đình khó khăn khơng đủ điều kiện mua đầy
đủ sách vở, đồ dùng học tập cho con em mình. Số lượng học sinh có Atlat rất ít.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

việc hướng dẫn học sinh khai thác thông tin của giáo viên cũng gặp nhiều khó
khăn.


<b>2.2. Sử dụng các hình thức biểu hiện của biểu đồ trong dạy học Địa lý</b>
<b>KT – XH lớp 12 THPT</b>


<i><b>2.2.1. Sử dụng biểu đồ trong SGK</b></i>


Thông qua việc sử dụng biểu đồ trong SGK, các em có thể trực tiếp xử lí các
thơng tin trên biểu đồ như đo, tính tốn và phân tích các đối tượng địa lý …và có
thể sử dụng để học ở trên lớp, ở nhà hay bất cứ lúc nào. Các biểu đồ trong SGK còn
được hỗ trợ từ kênh chữ, các lược đồ, sơ đồ…nên rất thuận lợi trong quá trình dạy
học địa lý. Tuy nhiên, SGK cũng bộc lộ một số hạn chế vì SGK được biên soạn
trước một thời gian nhất định do đó tính cập nhật thơng tin cịn yếu, vì vậy GV cần
phải thường xun cập nhật thơng tin và bổ sung các tư liệu cần thiết (với SGK sắp


tới được đưa vào phổ cập trong chương trình đổi mới thì các thơng tin đã được cập
nhật mới hơn).


Để sử dụng biểu đồ trong SGK đạt hiệu quả cao, GV cần hướng dẫn HS sử
dụng SGK để khai thác nội dung bài học, hiểu được kiến thức trọng tâm của bài và
giải đáp được một số vấn đề đặt ra trong bài học. Trong quá trình làm việc với
SGK, GV cần hướng dẫn HS làm việc với từng phần của nội dung bài học kết hợp
với các lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu thống kê …để so sánh, đối chiếu, phân tích tìm
ra mối liên hệ trong các kiến thức địa lý và từ đó giúp các em lĩnh hội kiến thức
một cách sâu sắc và dễ dàng hơn. Một trong những hình thức thúc đẩy HS khai thác
tri thức từ biểu đồ trong SGK đạt hiệu quả là lập ra các phiếu học tập hoặc ra các
bài tập nhận thức.


<i><b>2.2.2. Sử dụng biểu đồ trong bản đồ giáo khoa treo tường </b></i>


Các bản đồ giáo khoa treo tường với kích thước đủ lớn để đảm bảo tính trực
quan trong dạy học địa lý, song các biểu đồ trong đó lại quá nhỏ khiến cho việc
giảng dạy ở lớp gặp khó khăn. Các biểu đồ ở đây thường có hai dạng chính: hoặc
hỗ trợ cho các nội dung chính trên bản đồ hoặc thể hiện các nội dung bản đồ dưới
dạng các kí hiệu hoặc các dạng bản đồ biểu đồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

dẫn của GV trước cả lớp, đồng thời GV cũng nên cập nhật thông tin thường xuyên
để cung cấp cho HS do các thông tin trên bản đồ đã bị lão hố vì được thành lập
trước một khoảng thời gian nhất định hoặc GV có thể sử dụng nhiều bản đồ để HS
tiện quan sát và nghiên cứu theo nhóm ở dưới lớp. Trên các bản đồ thường có nhiều
biểu đồ hỗ trợ nên GV cần phải chọn biểu đồ cho thích hợp, phân tích biểu đồ nào
trước, biểu đồ nào sau sao cho phù hợp.


<i><b>2.2.3. Sử dụng biểu đồ trong Át lát Địa lý Việt Nam</b></i>



Át lát Địa lý Việt Nam là tập hợp các bản đồ treo tường thu nhỏ nhưng được
sắp xếp một cách có hệ thống và khoa học nên có thể coi là quyển SGK thứ hai của
HS lớp 12 THPT. Trong Át lát Địa lý Việt Nam, tuy khơng có kênh chữ hỗ trợ
nhưng lại có nhiều bản đồ, biểu đồ và hệ thống chú giải hỗ trợ. Trong Át lát này có
23 trang bản đồ, 15 trang bản đồ biểu đồ với số lượng nhiều hơn SGK nên đây là
một thuân lợi để HS khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lý.


Với số lượng đối tượng biểu hiện trong Át lát rất nhiều, vì thế nên GV cần
phải hướng dẫn HS khai thác nội dung phù hợp với bài học. Trước tiên các biểu đồ
cần được HS phân tích để thấy được đối tượng được biểu hiện theo xu hướng nào?
tăng hay giảm? tỉ lệ như thế nào so với tồn quốc?... sau đó kết hợp với bản đồ để
phân tích sự phân bố của đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý với
nhau.


Ví dụ:


Để dạy bài “Vấn đề phát triển nơng nghiệp”, GV có thể sử dụng bản đồ trong
Át lát Địa lý Việt Nam (trang 14) để hướng dẫn HS phân tích tình hình sản xuất
lương thực ở nước ta, trong đó làm nổi bật vai trị rất quan trọng của cây lúa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21></div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i><b>2.2.4. Sử dụng biểu đồ trong các phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học hiện</b></i>
<i><b>đại</b></i>


Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát
triển của các phần mềm máy tính với nhiều tính năng, tác dụng đã hỗ trợ đắc lực
cho dạy học địa lý nói chung và dạy học Địa lý lớp 12 nói riêng. Các phần mềm đó
như Mapinfo, Encarta, PcFact, Excel, Video…


<i>2.2.4.1. Sử dụng biểu đồ trong băng Video dạy học </i>



Băng Video dạy học chủ yếu là các ảnh tĩnh, động kèm theo lời thuyết minh
để trình bày nội dung bài học, hỗ trợ thêm bài học hoặc hướng dẫn thực hành các
kĩ năng địa lý. Trong băng Video dạy học có các bảng số liệu thống kê, bản đồ,
tranh ảnh, biểu đồ…do đó khi sử dụng băng Video dạy học, GV cần phải hướng
dẫn HS đối chiếu, phân tích, so sánh để tìm ra các mối liên hệ kiến thức trong bản
đồ, biểu đồ, số liệu thống kê và tranh ảnh.


Thường thì trong băng Video dạy học, biểu đồ được đưa ra nhằm khái quát
hoá các kiến thức của bài học, các nội dung chính của băng, các quy luật địa lý…
nên việc khai thác triệt để các biểu đồ có ý nghĩa rất lớn trong việc khắc sâu kiến
thức cơ bản cho HS, từ đó hình thành biểu tượng, khái niệm địa lý KT – XH và các
qui luật địa lý.


<i>2.2.4.2. Sử dụng biểu đồ trong các phần mềm máy tính</i>


Sử dụng máy vi tính hiện nay có thể khai thác được rất nhiều thơng tin thơng
qua các phần mềm, ngồi ra máy vi tính cịn có khả năng xử lí các thơng tin một
cách nhanh chóng và chính xác đồng thời cịn có nhiều tính năng khác như: chiếu
Video, trình chiếu, lồng ghép, kết nối mạng…có thể hỗ trợ đắc lực cho việc dạy
học địa lý. Có rất nhiều phần mềm để có thể sử dụng biểu đồ hỗ trợ cho việc dạy
học Địa lý lớp 12 như: MapInfo, Excel, Encarta, Ps Fact, …các biểu đồ trong các
phần mềm có thể sử dụng trong dạy học theo nhiều cách tiếp cận khác nhau như:


- Khai thác các thông tin, các dữ liệu để giải quyết các vấn đề liên quan đến
bài học.


- Sử dụng hỗ trợ cho dạy học .


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i><b>2.3. Sử dụng biểu đồ trong các khâu của quá trình dạy học và các hình</b></i>
<i><b>thức dạy học</b></i>



<i><b>2.3.1. Sử dụng biểu đồ trong khâu thiết kế bài giảng</b></i>


Để tiến hành bài giảng trên lớp đạt được kết quả tốt thì khâu thiết kế bài
giảng là rất cần thiết và quan trọng. Phần lớn các bài học Địa lý lớp 12 đều sử dụng
đến số liệu thống kê, việc trực quan hoá các số liệu thống kê thành các biểu đồ là
rất quan trọng làm cho HS dễ dàng tiếp thu kiến thức của bài học, làm cho bài học
trở nên sinh động.


Các bước tiến hành:


- Lựa chọn biểu đồ: Việc lựa chọn biểu đồ cần căn cứ vào mục tiêu của bài
học, nội dung SGK, GV và trình độ nhận thức của HS. Từ đó lựa chọn biểu đồ cho
phù hợp. Khi lựa chọn biểu đồ cần đảm bảo tính điển hình, đúng trọng tâm bài học
và khơng nên q lạm dụng vào biểu đồ, GV cần xem xét kĩ: biểu đồ này dùng để
làm gì trong việc hướng dẫn HS khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng và phục vụ
cho nội dung bài học.


- Lựa chọn các hình thức biểu hiện trên biểu đồ: Việc sử dụng biểu đồ một
cách hợp lí địi hỏi GV cần lựa chọn các hình thức biểu hiện biểu đồ sao cho giúp
HS lĩnh hội kiến thức bài giảng một cách dễ dàng, vừa phù hợp với thời gian tiết
học đồng thời phù hợp với trình độ nhận thức của HS.


- Hình dung trước cách sử dụng biểu đồ: Khi đã lựa chọn được các loại biểu
đồ phù hợp với quá trình giảng bài ở trên lớp thì bước tiếp theo GV cần hình dung
cách sử dụng biểu đồ như thế nào, sử dụng độc lập hay kết hợp với phương pháp,
phương tiện dạy học khác cũng như các tình huống có thể xảy ra trong q trình khai
thác biểu đồ, những thơng tin cần bổ sung để giúp HS khai thác. Cụ theer như sau:


+ Tiến hành cụ thể hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ biểu đồ: Xác định


mục đích khai thác biểu đồ, tìm hiểu nội dung, đặc điểm, chức năng của biểu đồ,
khai thác các kiến thức biểu hiện trên biểu đồ, hướng dẫn HS các kĩ năng vẽ biểu
đồ, ra bài tập để HS tự xác định và phân tích biểu đồ.


+ Các tình huống có thể xảy ra như vướng mắc về kiến thức, kĩ năng của HS,
thời gian sử dụng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i><b>2.3.2. Sử dụng biểu đồ trong khâu dạy học trên lớp</b></i>


<i>2.3.2.1. Phương pháp sử dụng biểu đồ để hình thành khái niệm địa lý KT –</i>
<i>XH cho HS lớp 12 THPT</i>


Trong chương trình Địa lý lớp 12 THPT, HS phải nắm vững nhiều khái niệm
cụ thể như “nguồn lực phát triển”, “sự bùng nổ dân số”, “sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế”,…ở nước ta. Do đó việc sử dụng biểu đồ để hình thành biểu tượng, khái
niệm địa lý cho HS là rất cần thiết.


<i>2.2.3.2. Phương pháp sử dụng biểu đồ để phân tích mối liên hệ của các hiện</i>
<i>tượng địa lý KT – XH </i>


Việc làm rõ mối liên hệ giữa các ngành kinh tế, giữa tự nhiên và kinh tế - xã
hội, mối liên hệ giữa các vùng là một đặc điểm của tư duy địa lý nói chung và địa
lý kinh tế - xã hội nói riêng. Do vậy việc làm rõ các mối liên hệ đó có tác dụng rất
lớn trong việc phát triển tư duy địa lý cho HS.


<i>2.2.3.3. Sử dụng biểu đồ để phân tích sự phân bố các hiện tượng địa lý KT –</i>
<i>XH </i>


Thông qua các biểu đồ trên các bản đồ có thể phân tích sự phân bố các hiện
tượng địa lý KT – XH, các mối liên hệ giữa các vùng, giữa các hiện tượng địa lý.


Từ đó có thể khái qt hố kiến thức địa lý, tìm ra các mối liên hệ tổng hợp làm nổi
bật đặc trưng KT – XH của mỗi vùng, đúng với đặc trưng bộ môn “tư duy địa lý là
tư duy gắn liền với lãnh thổ, tư duy xét đoán trên bản đồ”.


<i>2.2.3.4. Sử dụng biểu đồ để rèn luyện kĩ năng địa lý cho HS </i>


Việc rèn luyện kĩ năng địa lý cho HS là rất cần thiết và quan trọng, vừa làm
cho HS nắm vững kiến thức lí thuyết vừa gắn lí thuyết với thực hành làm cho kiến
thức của các em được sâu rộng và vững chắc hơn, đồng thời làm tăng hứng thú học
tập mơn địa lý.


Việc sử dụng biểu đồ để hình thành các kĩ năng địa lý cho HS bao gồm các
kĩ năng cơ bản sau:


- Kĩ năng xử lí và phân tích số liệu thống kê.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Kĩ năng phân tích biểu đồ.


- Kĩ năng viết báo cáo ngắn gọn về một vấn đề KT – XH.


<i><b>2.3.3. Sử dụng biểu đồ trong khâu ra bài tập và bài thực hành cho HS </b></i>
Sử dụng biểu đồ trong khâu ra bài tập và bài thực hành có tác dụng củng cố,
khắc sâu kiến thức đã học cho HS và rèn luyện các kĩ năng cần thiết khác để HS tự
học, tự nghiên cứu. Muốn sử dụng có hiệu quả các loại biểu đồ thì trước hết GV
phải làm cho HS nắm vững kiến thức về biểu đồ, sau đó đến kiến thức thực hành và
cách xử lí chúng. Cụ thể như sau:


- Xác định mục đích, ý nghĩa của biểu đồ.


- Những kiến thức cơ bản về biểu đồ như biểu đồ là gì? Các loại biểu đồ, ưu


nhược điểm? Cách vẽ, cách phân tích, khai thác kiến thức từ biểu đồ…


- GV làm mẫu các bước làm bài tập và bài thực hành.
- GV nhắc lại qui trình để HS ghi lại vào vở.


- Sau đó HS làm và GV cần có những nhận xét, đánh giá và chấm điểm bài
làm của HS để kịp thời điều chỉnh những sai xót mà HS mắc phải.


Các mức độ của bài tập, bài thực hành: việc ra bài tập hoặc bài thực hành cần
phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Theo đó có thể chia ra các mức độ sau:


- Bài tập tương tự mẫu.


- Bài tập làm theo hướng dẫn.


- Bài tập với các câu hỏi yêu cầu cao dần.
- Bài tập yêu cầu HS phải tư duy sáng tạo.


<b>2.4. Sử dụng biểu đồ kết hợp với các phương pháp dạy học khác</b>


Để sử dụng biểu đồ đạt hiệu quả cao trong dạy học Địa lý lớp 12 THPT thì
ngồi việc sử dụng tốt biểu đồ trong các khâu và các hình thức tổ chức dạy học,
khai thác triệt để các kiến thức biểu hiện trên các loại biểu đồ, GV cần phải kết hợp
với các phương pháp dạy học khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Để kết hợp với phương pháp này, GV cần nêu một số câu hỏi để HS tự suy
nghĩ và giải đáp hoặc GV có thể đưa ra một số tình huống có vấn đề sau đó khéo
léo dẫn dắt HS giải quyết vấn đề bằng cách đặt các câu hỏi gợi mở để đi sâu vào
bản chất của sự vật, hiện tượng địa lý.



<i><b>2.4.2. Sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp thảo luận</b></i>


Việc sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp thảo luận có tác dụng rõ rệt
trong việc phát huy tính tích cực hoạt động của HS , tăng cường mối liên hệ hợp tác
giữa các thành viên trong lớp, giúp GV nắm được hiệu quả giáo dục về mặt nhận
thức, thái độ và hành vi của HS. Khi sử dụng, để đạt hiệu quả cao GV cần chú ý
các điểm sau:


- Chọn bài hoặc vấn đề thích hợp


- Thơng báo cho HS chuẩn bị những ý kiến để phát biểu.


<i><b>2.4.3. Sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp đặt và giải quyết vấn đề</b></i>
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề là tạo nên “tình huống có vấn đề” –
tình huống học tập trong đó GV khéo léo điều khiển HS giải quyết vấn đề, làm cho
HS lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, phát triển được năng lực tư duy và hình
thành thế giới quan khoa học.


Trong một tiết học, hoạt động của GV với phương pháp này như sau:
- Đưa ra cho HS vấn đề để HS giải đáp.


- Hướng dẫn HS tìm ra hướng giải quyết vấn đề.
- HS trình bày kết quả nghiên cứu.


- Kết luận vấn đề và đánh giá kết quả nghiên cứu.


Như vậy việc sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp đặt và giải quyết vấn
đề là phương pháp có những nét cơ bản của sự tìm tịi khoa học, phát huy tính tích
cực, tính tự lực nhận thức của HS đồng thời rèn luyện cho HS phương pháp tự học,
tự nghiên cứu, phát huy tính năng động, tính sáng tạo của HS.



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27></div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ TRONG DẠY</b>
<b>HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI LỚP 12</b>


<b>3.1. Các loại biểu đồ có ưu thế được sử dụng trong chương trình Địa lí lớp</b>
<b>12 THPT</b>


- Biểu đồ đường: là loại biểu đồ được sử dụng để biểu hiện sự biểu diễn về
mặt số lượng của hiện tượng theo thời gian. Qua đó trực quan hóa được q trình
phát triển của hiện tượng và tốc độ phát triển của hiện tượng.


- Biểu đồ cột: biểu hiện các đại lượng của hiện tượng bằng các cột hình chữ
nhật (đứng hoặc nằm ngang) có chiều dài tương ứng với các số liệu thống kê. Loại
biểu đồ này cũng được dùng để biểu hiện quá trình phát triển của hiện tượng theo
thời gian. Mục đích chính của biểu đồ này không nhằm biểu hiện tốc độ phát triển
mà nhấn mạnh vào sự so sánh, sự phát triển về mặt số lượng của các hiện tượng.


- Biểu đồ kết hợp hình cột và biểu đồ theo đường


Hình thức này phổ biến trong dạy học địa lí do phải thể hiện các đối tượng
có đơn vị khác nhau hoặc các hiện tượng khác nhau nhưng có quan hệ với nhau
thường dùng hai trục đứng để thể hiện các đơn vị. Trong một số trường hợp có thể
sử dụng để thể hiện nhiều hơn hai đối tượng.


- Biểu đồ hình trịn:


Là loại biểu đồ thường được dùng để biểu hiện cơ cấu của hiện tượng so
sánh tổng thể, sự biến động của cơ cấu theo thời gian và không gian và không
gian. Tỉ trọng của các thành phần này thường được biểu hiện bằng hình quạt mà
diện tích của hình quạt tương ứng với số lượng tương đối của mỗi hiện tượng.



- Biểu đồ miền: Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát
triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật (hoặc hình vng),
trong đó được chia thành các miền khác nhau.


- Biểu đồ hình vng: Loại biểu đồ này cũng được dùng để biểu hiện cơ cấu
của hiện tượng. Hình vng được chia thành 100 ô, mỗi ô tương ứng với 1%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

cũng chỉ mối quan hệ giữa các hiện tượng biểu hiện trên biểu đồ về mặt không gian
lãnh thổ.


<b>3.2. Nguyên tắc xây dựng biểu đồ</b>


- Thu thập, phân tích số liệu thống kê có liên quan trong chương trình địa lí
12 THPT.


- Căn cứ vào mục đích, nội dung kiến thức bài học


- Căn cứ vào mối quan hệ giữa bảng số liệu thống kê với các loại biểu đồ.
- Xây dựng biểu đồ phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
- Đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ và tính giáo dục


<b>3.3. Qui trình xây dựng các hình thức biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12</b>
<b>THPT.</b>


<i><b>3.3.1. Biểu đồ cột</b></i>


Bước 1: Xác định mục đích vẽ


Bước 2: Xử lí số liệu với dạng biểu đồ cần vẽ


Bước 3: Vẽ biểu đồ


+ Vẽ hệ trục tọa độ vng góc, trục đứng thể hiện đơn vị của đối tượng cần
vẽ( Triệu người, triệu tấn, %...), trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng
khác nhau


+ Xác định tỉ lệ: chiều dài của trục tung, trục hoành cần căn cứ vào chuỗi số
liệu với số lớn nhất, số nhỏ nhất và nội dung thể hiện trên biểu đồ sao cho đảm bảo
tính trực quan, thẩm mĩ, thể hiện rõ nhất hiện tượng.


Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ:


+ Ghi các số liệu tương ứng vào các cột


+ Vẽ kí hiệu vào cột (nếu cần) và lập bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ


<i><b>3.3.2. Biểu đồ đường biểu diễn</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Kẻ hệ trục tọa độ vng góc. Trục đứng thể hiện độ lớn của các đối
tượng( số người, sản lượng, tỉ lệ phần trăm....). Trục nằm ngang thể hiện thời gian.


- Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục, chú ý tương quan giữa độ cao của
trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực
quan và mĩ thuật.


- Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính tốn và đánh
dấu tọa độ của các điểm mốc trên hai trục.Khi đánh dấu các năm trên trục ngang
cần lưu ý đến tỉ lệ( khoảng cách năm phải tương đối chính xác). Năm đầu tiên nằm
trùng với gốc tọa độ.



- Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình
thành đườn biểu diễn.


- Hồn thành biểu đồ:
+ Ghi số liệu vào biểu đồ


+ Nếu sử dụng kí hiệu thì cần có bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ


- Nếu vẽ hai hoặc nhiều đường biểu diễn có chung một đơn vị thì mỗi đường
cần có một kí hiệu riêng để phân biệt và có bảng chú giải kèm theo.


<i><b>3.3.3. Biểu đồ kết hợp</b></i>


- Kẻ hệ tọa độ vng góc. Hai trục đứng nằm ở hai bên biểu đồ. Xác định tỉ
lệ thích hợp trên các trục


- Vẽ biểu đồ hình cột
- Vẽ đường biểu diễn
- Hồn thiện biểu đồ:
+ Ghi số liệu vào biểu đồ
+ Lập bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- Vẽ khung biểu đồ (là một hình chữ nhật hoặc hình vng), cạnh đứng thể
hiện tỉ lệ phần trăm, cạnh nằm ngang thể hiện khoảng cách từ năm đầu đến năm
cuối của biểu đồ


- Vẽ ranh giới của miền. Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng


lên nhau thì ranh giới phía trên của miền thứ nhất được vẽ như khi vẽ đồ thị. Ranh
giới phía trên của miền thứ nhất lại chính là ranh giới phía dưới của miền thứ hai và
ranh giới phía trên của miền cuối cùng chính là đường nằm ngang thể hiện tỉ lệ
phần trăm.


- Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi số liệu vào biểu đồ
+ Lập bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ


<i><b>3.3.5. Biểu đồ hình trịn</b></i>


- Xử lí số liệu: Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thơ (tỉ đồng, triệu
người...) thì việc đầu tiên là phải xử lí số liệu thơ thành số liệu tinh (tỉ lệ phần
trăm).


- Xác định bán kính hình trịn: bán kính hình trịn cấn phù hợp với khổ giấy,
đảm bảo tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ.


Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình trịn có bán kính khác
nhau cần phải tính bán kính cho các hình trịn.


- Chia hình trịn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành
phần trong đầu bài.


Tồn bộ hình trịn là 3600<sub>, tương ứng với tỉ lệ phần trăm. Như vậy tỉ lệ 1% sẽ</sub>
tương ứng với 3,60<sub> trên hình trịn.</sub>


Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận
với chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống


nhau để thuận tiện cho việc so sánh.


- Hoàn thiện biểu đồ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

+ Chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ


<b>3.4. Sử dụng phần mềm Excel trong xây dựng biểu đồ</b>
<i><b>3.4.1. Vài nét cơ bản về Excel</b></i>


- Excel là phần mềm được sử dụng trong mơi trường Windows có thể
thực hiện được nhiều phép tính, xử lí các Bảng số liệu thống kê, đặc biệt là vẽ được
nhiều loại biểu đồ thông dụng…


- Khởi động Excel: nháy đúp chuột vào biểu tượng Excel trên màn
hình


- Thốt Excel; dùng phím tổ hợp Alt + F4


<i><b>3.4.2. Các loại biểu đồ có thể xây dựng được từ Excel </b></i>


Trong Excel có thể xây dựng được nhiều các dạng biểu dồ khác nhau tuỳ
thuộc vào bảng số liệu và mục đích vẽ như: biểu đồ hình cột, biểu đồ hình trịn,
biểu đồ đường, biểu đồ miền….


- Biểu đồ cột đứng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>


- Biểu đồ hình trịn




- Biểu đồ miền:


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i><b>3.4.3. Ví dụ cụ thể</b></i>


Trong chương trình địa lí lớp 12 có nhiều dạng biểu đồ có thể xây dựng được
bằng phần mềm Excel. Trong khuôn khổ đề tài tôi xin đưa ra các bước vẽ biểu đồ
hình cột trên Excel qua một bài tập cụ thể


Bài tập:


Cho bảng số liệu:


Sản lượng lương thực của thế giới thời kì 1950 – 2003


Năm 1950 1970 1980 1990 2000 2003


Sản lượng


(triệu tấn) 676 1213 1561 1950 2060 2021


- Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực qua các năm
- Bước1: Nhập bảng số liệu vào bảng tính Excel


- Bước 2: Chọn biểu đồ:
Chọn biểu đồ cột đứng
- Bước 3: Vẽ biểu đồ


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

+ Chọn Chart Wizard trên thanh Standard Toolbar, sau đó chon dạng biểu
đồ cột đứng ở Standard Types, chon dạng đầu tiên ở cửa sổ Chart sub - type,


xuất hiện hộp hội thoại:




+ Tiếp theo ta nháy chuột vào next/ next khi đó hộp thoại sau xuật hiện:




* Category (X) axis: năm
* Value (Y) axis: triệu tấn


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>


- Bước 4: Chỉnh sửa biểu đồ:


+ Phóng to, thu nhỏ theo ý muốn bằng cách: kích vào biểu đồ có thể kéo
từng góc để phóng to, thu nhỏ biểu đồ


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

. Format Chart Area: để xoá hoặc thay đổi khung viền của biểu đồ, thay
đổi front chữ


. Chọn Chart Type; chọn lại dạng biểu đồ nếu cần
. Source Data: chuyển đổi giữa hàng và cột


. Chart Options: có thể thay đổi tên biể đồ, chú giải, giá trị trên biểu đồ
- Bước 5. Kết thúc quy trình vẽ biểu đồ như in ấn, chèn sang Word, trình
chiếu Power point...


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

kênh thơng tin bổ ích để khai thác lượng kiến thức cần thiết cung cung cho học
sinh. Trong điều kiện giảng dạy ở hầu hết các nhà trường hiện nay, các phương
tiện và thiết bị dạy học chưa đầy đủ hoặc còn thiếu đồng bộ giáo viên giảng dạy


bộ mơn địa lí nói chung, nhất là địa lí kinh tế xã hội lớp 12 cần quan tâm nhiều
hơn nữa đến việc xây dựng các biểu đồ bằng nhiều hình thức và phương pháp
khác nhau - Đây là việc làm quan trọng và cần thiết để hướng đến chất lượng và
hiệu quả dạy học cao nhất, tránh tình trạng giáo điều dạy học theo hướng thiên
về truyền thụ kiến thức lí thuyết, một chiều cho người học.


<b>3.5. Thực nghiệm</b>


<i><b>3.5.1. Thời gian thực nghiệm</b></i>


Thực nghiệm được tiến hành trong 2 đợt tháng 12 năm 2014 và tháng 3 năm
2015 (cuối học kì I và cuối kì II năm học 2014-2015)


<i><b>3.5.2. Phương pháp tiến hành</b></i>


Thực nghiệm được tiến hành song song ở hai lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng. Hai lớp này có số lượng học sinh và chất lượng học tập tương đương nhau.


Lớp đối chứng dạy theo giáo án và khai thác kiến thức ở kênh hình và kênh
chữ trong SGK. Lớp thực nghiệm, dạy theo giáo án thiết kế mới theo hướng khai
thác kiến thức từ biểu đồ, bảng số liệu, Atlat. Các tiết dạy được thực hiện bình
thường theo thời khố biểu của nhà trường.


Sau mỗi đợt thực nghiệm giáo viên tiến hành kiểm tra việc nắm bắt kiến thức
của HS bằng các bài kiểm tra tự luận, thời gian kiểm tra khoảng 10 – 15 phút. Câu
hỏi kiểm tra có nội dung giống nhau. Thang điểm của mỗi lớp là thang điểm 10.


<i><b>3.5.3. Kết quả thực nghiệm</b></i>


Sau quá trình kiểm tra về kiến thức của HS lớp thực nghiệm và lớp đối


chứng, chúng tôi đã thu được kết quả sau:


<b>Bảng 1: Điểm kiểm tra kết quả thực nghiệm của HS lớp 12 trong học kì</b>
<b>I ( tháng 12 năm 2014)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>HS</b> 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trung tâm


GDT&DN
Tam Đảo


TN


(12A) 35 0 1 2 4 7 8 6 4 3 0


ĐC


(12B) 34 0 2 2 4 8 4 7 5 2 0


<b>Bảng 2: Điểm kiểm tra kết quả thực nghiệm của HS lớp 12 trong học kì</b>
<b>II ( tháng 3 năm 2015)</b>


<b>Trường</b> <b>Lớp</b> <b><sub>HS</sub>Số</b> <b>Điểm số</b>


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


Trung tâm
GDT&DN
Tam Đảo



TN


(12A) 35 0 0 0 1 3 5 7 10 7 2


ĐC


(12B) 34 0 0 1 4 7 8 7 5 2 0


Tiến hành xử lí bảng điểm của HS ra số liệu phần trăm để thấy rõ sự chênh
lệch về kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, cũng như thấy
vai trò của việc sử dụng biểu đồ để khai thác kiến thức trong q trình học tập Địa
lí.


<b>Bảng 3: Phần trăm kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 12 (học kì I)</b>
<b>Trường</b> <b>Lớp</b> <b>Số</b>


<b>HS</b>


<b>Điểm số (%)</b>


<b>1</b> <b>2</b> <b>3</b> <b>4</b> <b>5</b> <b>6</b> <b>7</b> <b>8</b> <b>9</b> <b>10</b>


Trung tâm
GDT&DN
Tam Đảo


TN 35 0 2.9 5.7 11.4 20.0 22.9 17.1 11.4 8.6 0
ĐC 34 0 5.9 5.9 11.8 23.5 11.8 20.6 14.6 5.9 0


<b>Bảng 4: Phần trăm kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 12 (Học kì II)</b>


<b>Trường</b> <b>Lớp</b> <b>Số</b>


<b>HS</b>


<b>Điểm số (%)</b>


<b>1 2</b> <b>3</b> <b>4</b> <b>5</b> <b>6</b> <b>7</b> <b>8</b> <b>9</b> <b>10</b>


Trung tâm
GDT&DN
Tam Đảo


TN 35 0 0 0 2.9 8.6 14.3 20.0 28.6 20.0 5.6
ĐC 34 0 0 2.9 11.8 20.6 23.5 20.6 14.7 5.9 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

móc mà dựa vào biểu đồ có trong Atlat các em sẽ nhận xét, đưa ra dẫn chứng và
giải thích. Kết quả khảo sát ở kì II của lớp thực nghiệm cũng đã cao hơn đáng kể so
với học kì I. Cịn ở lớp đối chứng tỉ lệ học sinh đạt từ 7 trở lên chỉ đạt 41,2% do khi
học các em không được hướng dẫn khai thác kiến thức từ các biểu đồ trong Atlat
nên các em thường học theo cách ghi nhớ, số liệu thường khơng chính xác và nhiều
em cịn bỏ xót ý. Kết quả khảo sát ở kì II kết quả khơng thay đổi nhiều so với kết
quả khảo sát kì I


Qua kết quả thực nghiệm cho phép chúng ta khẳng định tính đúng đắn và khả
thi của đề tài nghiên cứu. Việc hướng dẫn học sinh vẽ và nhận xét thành thạo các
loại biểu đồ, cách phân biệt các loại biểu đồ, cách khai thác kiến thức Địa lí từ các
biểu đồ sẽ giúp việc học tập bộ môn trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ hiểu hơn, khả năng
ghi nhớ kiến thức một cách logic sẽ tốt hơn. Đồng thời việc hướng dẫn học sinh
xây dựng và khai thác kiến thức từ biểu đồ sẽ khắc phục những hạn chế của
phương pháp dạy học cũ, thay đổi cách nhìn nhận đối với mơn Địa lí – mơn học


trước đây từng bị coi là mơn học phụ nhàm chán.


<b>KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ</b>
<b>1. Kết luận</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

kênh hình như bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh. Các câu hỏi và bài tập rèn luyện kĩ
năng khai thác kiến thức nói chung và biểu đồ nói riêng ngày càng được tăng
cường và chú trọng.


Trong đề tài, tác giả đã đưa ra các dạng biểu đồ được dùng phổ biến trong
SGK Địa lí lớp 12 (có hình minh họa). Các phương pháp sử dụng biểu đồ đồng
thời đưa ra các quy trình xây dựng các dạng biểu đồ, hướng dẫn các bước vẽ
biểu đồ bằng phần mềm Excel nhằm giúp cho học sinh học tập, nghiên cứu và
khai thác các kiến thức trên biểu đồ một cách có hiệu quả khi học nội dung Địa
lí kinh tế xã hội ở nhà trường phổ thông đặc biệt trong chương trình Địa lí lớp
12.


<b>2. Khuyến nghị</b>


<b>2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo</b>


- Có cơ chế khuyến khích thúc đẩy giáo viên giảng dạy bộ mơn địa lí
trong việc xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học địa lí nói chung và địa lí
kinh tế xã hội lớp 12 nói riêng.


- Quan tâm và coi trọng việc ra đề, kiểm tra chất lượng giảng dạy bộ mơn
địa lí thơng qua việc khai thác biểu đồ, Atlats để tạo điều kiện cho giáo viên
thay đổi phương pháp dạy và học phù hợp với yêu cầu dạy học theo hướng đổi
mới.



<b>2.2. Đối với Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo</b>


- Khuyến khích giáo viên giảng dạy mơn địa lí xây dựng các loại biểu đồ,
bản đồ trong giảng dạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Hướng dẫn dạy học Địa lí lớp 12. Nhà xuất bản Giáo dục – 2009


2. Nguyễn Trọng Phúc. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy
<i>học địa lí kinh tế - xã hội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 1997.</i>


3. Sách giáo khoa địa lí lớp 12 (Ban cơ bản). Nhà xuất bản Giáo dục –
2009.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

6. Lê Thông. Hướng dẫn cách làm bài tuyển sinh mơn Địa lí. NXB Giáo
dục, 2005.


7. Lê Thông (Chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Minh Tuệ. Bồi dưỡng
<i>học sinh giỏi địa lí. NXB Giáo dục, 2009.</i>


8. Phạm Thị Sen (Chủ biên), Đỗ Thị Bày, Nguyễn Trọng Đức. Kiểm tra
<i>đánh giá thường xuyên và định kì mơn Địa lí lớp 12. NXB Giáo dục, 2008.</i>


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...1


1. Lý do chọn đề tài...1



2. Mục đích nghiên cứu...1


3. Nhiệm vụ nghiên cứu...1


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...2


<i>4.1. Đối tượng nghiên cứu...2</i>


<i>4.2. Khách thể nghiên cứu...2</i>


5. Giả thuyết khoa học...2


6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...2


7. Phương pháp nghiên cứu...2


<i>7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận...2</i>


<i>7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn...2</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

8. Cấu trúc đề tài...3


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VÀ XÂY DỰNG
BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI LỚP 12...4


1.1. Quan niệm và các loại biểu đồ thường sử dụng trong dạy học Địa lý kinh tế
-xã hội...4


<i>1.1.1. Quan niệm về biểu đồ...4</i>



<i>1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT...4</i>


<i>1.1.3. Các loại biểu đồ...5</i>


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI LỚP 12Ở TRUNG TÂM GDTX&DN
TAM ĐẢO...16


2.1. Một số vấn đề chung...16


<i>2.1.1. Quan điểm và phương hướng sử dụng...16</i>


<i>2.1.2. Đặc điểm của chương trình Địa lý lớp 12...16</i>


<i>2.1.3. Hiện trạng của việc sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí </i>
<i>KT - XH lớp 12 THPT...17</i>


<i>2.1.4. Hiện trạng của việc sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí </i>
<i>kinh tễ xã hội lớp 12 tại Trung Tâm GDTX&DN Tam Đảo...18</i>


2.2. Sử dụng các hình thức biểu hiện của biểu đồ trong dạy học Địa lý KT – XH
lớp 12 THPT...19


<i>2.2.1. Sử dụng biểu đồ trong SGK...19</i>


<i>2.2.2. Sử dụng biểu đồ trong bản đồ giáo khoa treo tường...19</i>


<i>2.2.3. Sử dụng biểu đồ trong Át lát Địa lý Việt Nam...20</i>


<i>2.2.4. Sử dụng biểu đồ trong các phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại</i>


...22


<i>2.3. Sử dụng biểu đồ trong các khâu của quá trình dạy học và các hình thức dạy </i>
<i>học...23</i>


<i>2.3.1. Sử dụng biểu đồ trong khâu thiết kế bài giảng...23</i>


<i>2.3.2. Sử dụng biểu đồ trong khâu dạy học trên lớp...24</i>


<i>2.3.3. Sử dụng biểu đồ trong khâu ra bài tập và bài thực hành cho HS...25</i>


2.4. Sử dụng biểu đồ kết hợp với các phương pháp dạy học khác...25


<i>2.4.1. Sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp đàm thoại...25</i>


<i>2.4.2. Sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp thảo luận...26</i>


<i>2.4.3. Sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp đặt và giải quyết vấn đề...26</i>


CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA
LÍ KINH TẾ XÃ HỘI LỚP 12...28


3.1. Các loại biểu đồ có ưu thế được sử dụng trong chương trình Địa lí lớp 12 THPT
...28


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

3.3. Qui trình xây dựng các hình thức biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT.


...29


<i>3.3.1. Biểu đồ cột...29</i>



<i>3.3.2. Biểu đồ đường biểu diễn...29</i>


<i>3.3.3. Biểu đồ kết hợp...30</i>


<i>3.3.4. Biểu đồ dạng miền...30</i>


<i>3.3.5. Biểu đồ hình trịn...31</i>


3.4. Sử dụng phần mềm Excel trong xây dựng biểu đồ...32


<i>3.4.1. Vài nét cơ bản về Excel...32</i>


<i>3.4.2. Các loại biểu đồ có thể xây dựng được từ Excel...32</i>


<i>3.4.3. Ví dụ cụ thể...34</i>


3.5. Thực nghiệm...37


<i>3.5.1. Thời gian thực nghiệm...37</i>


<i>3.5.2. Phương pháp tiến hành...37</i>


<i>3.5.3. Kết quả thực nghiệm...38</i>


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...40


1. Kết luận...40


2. Khuyến nghị...40



2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo...40


2.2. Đối với Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo...40


TÀI LIỆU THAM KHẢO...42


PHỤ LỤC 1


<b>BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1</b>



Họ và tên:...
Lớp...Trường:...
<b>Câu hỏi:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>Trả lời:</b>


………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………


………
………
………


PHỤ LỤC 2


<b>BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 2</b>



Họ và tên:...
Lớp...Trường:...
<b>Câu hỏi:</b>


Dựa At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy trình bày tình hình phát
triển, sự phân bố và kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.


<b>Trả lời:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………


………
………
………
………


<b>Vấn đề mới, cải tiến sáng kiến kinh nghiệm đặt ra và giải quyết so với</b>
<b>SKKN trước đấy</b>


(ở trong nhà trường, trong tỉnh)


- Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sơ lí luận và phân tích, đánh giá được thực
trạng xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế xã hội lớp 12 ở
Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo.


- Đề xuất được một số phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy
học địa lí kinh tế xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo, từ đó giúp
cho việc dạy và học mơn địa lí đạt hiệu quả cao hơn, tránh được tình trạng dạy
học theo hướng truyền thụ kiến thức một cách máy móc, giáo điều.


- Là tư liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên giảng dạy mơn địa lí ở các nhà
trường phổ thơng.


<i>Ngày...tháng...năm 2015</i>


<b>XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG</b> <b>Tôi xin cam đoan đây là SKKN của</b>


</div>

<!--links-->

×