Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Hướng dẫn ôn tập văn học khối 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.58 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KIẾN THỨC CHUNG VỀ PHẨN ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN 12</b>
<b>A/ ĐỊNHHƯỚNG CHUNG:</b>


<b>I/ Phạmvi và yêu cầu của phần đọc – hiểu trong kì thi THPT QG</b>
<b> 1. Phạm vi:</b>


<i><b> 1.1. Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):</b></i>


- Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)


- Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản đượchọc trong chương trình).
<i><b>1.2. Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của </b></i>
con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi
trường,năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại
cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại vănbản nghị luận và văn bản báo chí).
.2/<b> Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu</b>


<b>2.1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt</b>
<b> Nhận diện qua mục đích giao tiếp</b>


<i><b>- Tự sự: Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo</b></i>
thành một kết thúc. Ngồi ra, người ta khơng chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc
hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc
sống.


Ví dụ:


“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa
<i>nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết</i>
<i>suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tơm lẫn tép. Cịn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến</i>
<i>chiều chẳng bắt được gì.”</i>



(Tấm Cám)
<i><b>- Miêu tả: Là dùng ngơn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự</b></i>
việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.


Ví dụ:


“Trăng đang lên. Mặt sơng lấp lống ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành
<i>một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dịng sơng sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn</i>
<i>tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”</i>


(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)
<i><b>- Biểu cảm :Là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống ln có những điều</b></i>
khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người khác. PT biểu cảm là dùng
ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.


Ví dụ:


<i>Nhớ ai bổi hổi bồi hồi</i>


<i>Như đứng đống lửa như ngồi đống than</i>


(Ca dao)
<i><b>Thuyết minh: Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho</b></i>
những người cần biết nhưng còn chưa biết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

“Theo các nhà khoa học, bao bì ni lơng lẫn vào đất làm cản trở q trình sinh trưởng của các
<i>lồi thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mịn ở các vùng đồi </i>
<i>núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của </i>
<i>các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch </i>


<i>bệnh. Bao bì ni lơng trơi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”</i>


(Thông tin về ngày trái đất)


<i><b>- Nghị luận</b><b> :là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến,</b></i>
thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Ví dụ:


“Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài
<i>giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì</i>
<i>các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”</i>


(Tài liệu hướng dẫn đội viên)
<b>- Hành chính – cơng vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân</b>
với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thơng
tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]


Ví dụ:


<i> "Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính</i>


<i> Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che</i>
<i>cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, khơng xử phạt hoặc xử phạt khơng kịp thời, không</i>
<i>đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật</i>
<i>hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của</i>
<i>pháp luật."</i>


2.2- Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ:
<i><b>Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt</b></i>



- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau
chuốt…Trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân


- Gồm các dạng chuyện trị/ nhật kí/ thư từ…
<i><b>Phong cách ngơn ngữ báo chí </b></i>


-Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề
thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)


<i><b>Phong cách ngơn ngữ chính luận</b></i>


Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, ; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ cơng khai quan
điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội


<i><b>Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật</b></i>


-Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, khơng chỉ có chức năng thơng tin mà cịn thỏa mãn nhu cầu
thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…


<i><b>Phong cách ngôn ngữ khoa học</b></i>


Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các
mục đích diễn đạt chun mơn sâu


<i><b>Phong cách ngơn ngữ hành chính</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Ví dụ 1 : Đọc đoạn văn sau vàtrả lời câu hỏi: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn </b>
<i>thương và còn phụ thuộc.Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải </i>
<i>đượcsống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương laicủa chúng phải được </i>
<i>hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải đượctrưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, </i>


<i>thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”.</i>


* Đoạn văn được viết theo phong cáchngôn ngữ nào?


( Trả lời: Đoạn văn được viếttheo phong cách ngơn ngữ chính luận).
<b>Ví dụ 2:</b>


<b> “Dịchbệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000người</b>
<i>tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc giaTây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi</i>
<i>vào cảnh mồ cơi vì E-bơ-la. Tại sao Li-bê-ri-a,cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái”</i>
<i> Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn,nhiều quốc gia </i>
<i>và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùngdịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” </i>
<i>E-bơ-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra.</i>


<i> Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạtnước ở Châu Âu, </i>
<i>Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viêny tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng </i>
<i>gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.</i>


<i> Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốctế không “quay </i>
<i>lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia vàthiết bị tới đây để dập dịch không chỉ là </i>
<i>hành động mang tính nhân văn, mà cịnthắp lên tia hi vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này”.</i>
(Dẫn theo nhân dân.Com.vn)


Văn bản trên được viết theophong cách ngôn ngữ nào?


(Văn bản trên được viết theo phong cách ngơn ngữ báo chí)


<b>Vídụ 3: “ Nhà di truyềnhọc lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân từ nước </b>
<i>bọtdính trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứxung quanh DNA </i>
<i>của tế bào.Sau đó, ơng tiến hành động tác tương tự với một số tếbào máu của nghi phạm.Tiếp đến, DNA</i>


<i>được chuẩn bị đặc biệt để tiến hành phântích.Sau đó, ơng đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền </i>
<i>dòng điện qua keo.Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống như mã vạch sọc ( giống như trêncác </i>
<i>sản phẩm chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một bóng đèn đặc biệt. Mã vạchsọc DNA của nghi phạm </i>
<i>sẽ ðem ra so sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trênngười của nạn nhân”.</i>


( Nguồn : Le Ligueur,27 tháng 5 năm 1998)
<i> * Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?</i>


( Trả lời: Đoạn văn được viếttheo phong cách ngôn ngữ khoa học).


<b> 2.3. Yêu cầu nhận diện và nêu tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) các hình thức, phương tiện ngơn </b>
<b>ngữ</b>


<i><b>a.</b></i> <i><b>Các biện pháp tu từ về từ/ từ vựng:</b></i>


<b>So sánh:là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương </b>
đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.


<i>“Quê hương là chùm khế ngọt” </i>
(Quê hương - Đỗ Trung Qn)


<i>“Nước biếc trơng như làn khói phủ</i>
<i> Song thưa để mặc bóng trăng vào”</i>
(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”</i>
(Tây Tiến – Quang Dũng)


<b>Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét </b>
<i>tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.</i>



<i> Về thăm quê Bác làng Sen,</i>
<i>Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”</i>
(Nguyễn Đức Mậu)


<b>Hốn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, </b>
hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt.


<i>“Đầu xanh có tội tình gì</i>
<i>Má hồng đến q nửa thì chưa thơi”</i>
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)


<b>NÓI QUÁ/ PHÓNG ĐẠI/ KHOA TRƯƠNG/ NGOA DỤ/ THẬM XƯNG/ CƯỜNG</b>
<b>ĐIỆU:</b>


- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mơ, tính chất của sự vật, hiện tượng
được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.


<i>“Dân cơng đỏ đuốc từng đồn</i>
<i>Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”</i>
(Việt Bắc - Tố Hữu)


<b>- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, </b>
nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.


<i>“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”</i>
(Bác ơi – Tố Hữu)


<b>ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ:Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý </b>


làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc…
và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.


<i>“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”</i>


<b>– Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí </b>
dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.


<i>“Bà già đi chợ cầu đơng</i>
<i>Xem một que bói lấy chồng lợi chăng</i>


<i>Thầy bói gieo quẻ nói rằng:</i>
<i>Lợi</i>


<i> thì có lợi nhưng răng chẳng cịn”</i>


<b>-LIỆT KÊ:Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu </b>
sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.


<i>“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng </i>
<i>Em đã sống lại rồi, em đã sống! </i>
<i>Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

(Tố Hữu)


<b> TƯƠNG PHẢN: Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả </b>
diễn đạt.


<i>“O du kích nhỏ giương cao sung</i>


<i>Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu</i>
<i>Ra thế, to gan hơn béo bụng</i>


<i>Anh hùng đâu cứ phải mày râu”</i>
(Tố Hữu)
<i><b>b.Tu từ về ngữ âm:</b></i>


<b>Biện pháp điệp âm:</b>


Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc
thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tơ đậm thêm hình tượng hoặc xúc
cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.


Điệp phụ âm đầu:


Đây là biện pháp tu từ ngữ âm lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng,
tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ theo đặc điểm của phụ âm đầu được
chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi những liên tưởng tinh tế khác nhau.


Ví dụ:


“Dứơi trăng quyên đã gọi hè


<i>Đầu tường lửa lựu lập lịe đơm bơng”</i>
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)


Hay:


<i>“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi</i>



<i>Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”</i>


Sự lặp lại các cặp phụ âm đầu n-n (nỗi niềm), m-m(mà mưa), x-x (xối xả), tr-tr (trắng
trời), th – th (Thừa Thiên) một cách liên tiếp, gối đầu lên nhau tạo nên ấn tượng mạnh
mẽ về những cơn mưa triền miên, dai dẳng, khắc sâu thêm tâm trạng đau đáu của tác giả
về Huế.


<b>3 Điệp vần:</b>


Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm
hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức
biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.


Ví dụ:


“Lá bàng đang đỏ ngọn cây


<i>Sến giang mang lạnh đang bay ngang trời”</i>
( Tố Hữu )
<b>Điệp thanh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Ví dụ:


<i>“Tài cao phận thấp chí khí uất</i>
<i>Giang hồ mê chơi quên quê hương”</i>
<i><b>c.Tu từ về cú pháp</b></i>


<b>c.1/ ĐẢO NGỮ:</b>


- Đảo ngữ là biện phap tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu,


nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn
thêm sinh động, gợi cảm, hài hịa về âm thanh,…


- Ví dụ:


“Lom khom dưới núi: tiều vài chú
<i> Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”</i>


[Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan]
=> Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu.


<b>c.2/ LẶP CẤU TRÚC:</b>


- Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng một kết
cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản


- Ví dụ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một” [Hồ Chí Minh]


=> khẳng định hùng hồn, đanh thép về sự đoàn kết, thống nhất ý chí của nhân dân ta.
“Trời xanh đây là của chúng ta


<i> Núi rừng đây là của chúng ta”</i>


[Đất nước – Nguyễn Đình Thi]


=> Khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng,….
<b>c.3/ CHÊM XEN:</b>


- Là chêm vào câu một cụm từ khơng trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong
câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.


Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.


“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
<i> Cũng vào du kích!</i>


<i> Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích</i>


<i> Mắt đen tròn (thương thương q đi thơi)”</i>


(Q hương – Giang Nam)
=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín đáo.
<b>c.4/ CÂU HỎI TU TỪ:</b>


- Là đặt câu hỏi nhưng khơng địi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác.
“Mẹ con đàn lợn âm dương


<i> Chia lìa đơi ngả</i>


<i> Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã</i>
<i> Bây giờ tan tác về đâu?”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>c.5/ PHÉP ĐỐI:</b>


- Là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong
lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động,
tạo nhịp điệu cho lời nói.


- Có 2 kiểu: đối tương phản [ý trái ngược nhau]; đối tương hỗ (bổ sung ý cho nhau)
“Ta/ dại /ta/ tìm/ nơi/ vắng vẻ



<i> Người/ khôn/ người/ đến/ chốn/ lao xao”</i>


(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Gần mực thì đen/ gần đèn thì sáng”


<b>c.6. Im lặng</b>


Là phương thức bỏ trống một phần từ ngữ, tạo ra một khoảng lặng buộc người đọc,
người nghe phải tự nhận thức, tự suy luận hoặc tạo ra một cảm xúc nào đấy.


Ví dụ:


<i>Bổng lịe chớp đỏ</i>
<i> Thơi rồi… Lượm ơi… </i>
<i>Ra thế…Lượm ơi…</i>


2. 4. Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật


- Lờitrực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tơi)


Ví dụ: "Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặtđỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của
<i>lính ngụy ngày xưa, cóvẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lãotrút</i>
<i>cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưngngười đàn bà, lão vừa đánh</i>
<i>vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứmối nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái </i>
<i>giọng rên rỉ đau đớn : Màychết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !</i>


<i> Ngườiđàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, khơng chốngtrả, cũng </i>
<i>khơng tìm cách chạy trốn.</i>


<i> Tấtcả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra </i>


<i>mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới."</i>


- Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.


Ví dụ: "Một người tù cổ đeo gơng, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng
<i>phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lạivội khúm núm cất những đồng tiền</i>
<i>kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Vàcái thầy thơ lại gầy gị, thì run run bưng chậu mực. Thay </i>
<i>bút con, đề xong lạckhoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy </i>
<i>vàđĩnh đạc bảo:</i>


<i>- Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo mộtbức lụa </i>
<i>trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cáihồi bão tung hồnh của một đời </i>
<i>con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơmquá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên </i>
<i>khơng?...Tơi bảo thực đấy: thầyQuản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi </i>
<i>đã, rồihãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồicũng đến nhem </i>
<i>nhuốc mất cái đời lương thiện đi.</i>


<i>Lửa đóm cháyrừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phịng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Bangười nhìn</i>
<i>bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù mộtvái, chắp tay nói một câu mà dịng </i>
<i>nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào:"Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

-Lờikể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời
kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.


Vídụ: “Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai…Việt ngóc


<i>dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một </i>
<i>chỗ, lớn nhỏ khơng đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận.Súng lớn và súng nhỏ quyện </i>
<i>vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậytrời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! </i>
<i>Việt muốn reo lên. Anh Tánhchắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung </i>


<i>phong thơi!Đó, lại tiếng hụp hùm…chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.Tiếng súng nghe thân </i>
<i>thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra…Cái cằm nhọn hoắt của anh Tánh nụ cười và</i>
<i>cái nheo mắt của anh Cơng mỗi lần anh động viênViệt tiến lên…Việt vẫn cịn đây, ngun tại vị trí này, </i>
<i>đạn đã lên nịng, ngóncái cịn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút…”</i>


<b>2. 5. Yêu cầu nhận diện các phép liên kết ( liên kết các câutrong văn bản)</b>
<b>Các phép liên kết</b>


<b>Đặc điểm nhận diện</b>
<i><b>Phép lặp từ ngữ</b></i>


Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
<i><b>Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa)</b></i>


Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã
có ở câu trước


<i><b>Phép thế</b></i>


Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
<i><b>Phép nối</b></i>


Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước
<b>Ví dụ: Đọc kỹ đoạn văn sau và xác định các phép liên kết được sử dụng:</b>


“Trườnghọc của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đàotạo những
<i>cơng dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Vềmọi mặt, trường học của chúng ta </i>
<i>phải hơn hẳn trường học của thực dân phongkiến.</i>


<i> Muốn được như thế thìthầy giáo, học trị và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”. </i>


<b> (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)</b>


( Trả lời: Các phép liên kết được sử dụng là:
<i>- Phép lặp:“Trường học của chúng ta”</i>


<i>- Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế chotồn bộ nội dung của đoạn trước đó.)</i>
2.6. Nhận diện các thao tác lập luận


<b>Các thao tác lập luận và cách nhận diện :</b>
<i><b>1.Giải thích</b></i>


Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng
ý của mình.


<i><b>2.Phân tích</b></i>


Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ
lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.


<i><b>3.Chứng minh</b></i>


Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết
phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng.
Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đơi khi thuyết minh trước rồi trích
dẫn chứng sau.)


<i><b>4.Bác bỏ</b></i>


Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập
trường đúng đắn của mình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…;
để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.


<i><b>6.So sánh</b></i>


So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một
sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một
sự vật mà mình quan tâm.


Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi
nhau thì gọi là so sánh tương phản.


<b>Ví dụ:</b>


· Thao tác giải thích


<i> “Cáiđẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta khơng háo hức cái tráng lệ, huy hồng, khơng saymê cái huyền ảo, </i>
<i>kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ.Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải </i>
<i>khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợptình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều khơng chuộng sự cầu</i>
<i>kì. Tất cả đềuhướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.</i>


( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần ĐìnhHượu)
· Thao tác chứng minh


<i>“Từ sau khiViệt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa họcvà công nghệ </i>
<i>(KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách choKH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn </i>
<i>10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lênrất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ </i>
<i>USD/năm. Cơ sở vật chấtcho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên </i>
<i>cứuvà trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thànhphần kinh tế khác,</i>


<i>3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và ĐàNẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết </i>
<i>quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầngthông tin tốt trong khu vực ASEAN (kếtnối thông tin với mạng </i>
<i>Á- Âu, mạngVinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,…”</i>


(Khoahọc công nghệ Việt Namtrong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết
– Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014-)


“Việchình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựngmột thế
<i>giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiềuchuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp </i>
<i>ngồi đời đã khơng cịn và vì thế những phongcách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài </i>
<i>“chat room” ta bắt gặpnhững cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngơn từ.</i>


<i>Xu hướng đơn giản hóalà khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉcần lướt qua những “chat room”(phòng </i>
<i>chat), forum (diễn đàn) chúng ta cóthể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như: wá, wyển </i>


<i>( quá,quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biếtkhơng?); bít rùi (biết </i>
<i>rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày),ni (nay), en(em), m (mày), ex (người u cũ), t </i>
<i>(tao), hem (khơng), Bít chítlìn (biết chết liền) v.v.</i>


<i>Xu hướng phức tạp hóa nhưmột cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), </i>
<i>thoai(thơi), dzìa(về), rồi(rồi), khoai(khó) ><in (xin), lƠ0~i(lỗi), em4jl(email).v.v. Trong xu hướng </i>
<i>phức tạp hóa một trong những nét đặc trưng cần phảinhấn mạnh đó là cách thể hiện, trình bày nội dung</i>
<i>văn bản. Với mong muốn đượcthể hiện, khẳng định bản thân (do tâm lý lứa tuổi) xu hướng này vì thế, </i>
<i>càngđược phát huy mạnh mẽ. Sự phức tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng loạtcác biểu đạt tình </i>
<i>cảm đi kèm :( buồn; :(( , T _ T khóc; :) cười; :))))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có; :x </i>
<i>u; :* hơn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp cịn đượcthể hiện trong cách trình bày cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e </i>
<i>hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚtjÂy nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào</i>
<i>nữa). Xuhướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khicũng không thể</i>
<i>hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cánhân như vậy.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>nay. Bên cạnh những nét độc đáo, nhữngsáng tạo đáng ghi nhận vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự </i>
<i>can thiệp, chấnchỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt….”</i>


(Ngôn ngữ @ và vấn đề giữ gìn sự trong sángcủa tiếng Việt)
·


<b> Thao tác lập luận phân tích</b>


“… Nói tới sách là nói tới trí khơn củalồi người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ
<i>tích lũytruyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ vềthế giới xung </i>
<i>quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xaxôi.</i>


<i> Những quyển sách khoahọc có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật </i>
<i>của nó,hiểu được trái đất trịn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên </i>
<i>khác nhau.Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên cácphần đất khác </i>
<i>nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, nhữngtruyền thống, những khát vọng.</i>


<i> Sách, đặc biệt là những cuốn sáchvăn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con </i>
<i>người, qua cácthời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khátvọng </i>
<i>và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểurõ mình là ai giữa vũ trụ </i>
<i>bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nàovới người khác, với tất cả mọi người trong cộng </i>
<i>đồng dân tộc và cộng đồng nhânloại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là </i>
<i>nỗi khổcủa con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.</i>


<i>Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhậnxét mà cũng là một lời </i>
<i>khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó lànguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con </i>
<i>đường sống”. Vì thế, mỗi chúng tahãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.</i>


<i><b> ( Bàn về việc đọc sách – NguồnInternet)</b></i>
· Thao tác bình luận



<i>“… Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việcđánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là</i>
<i>một trong các biểu hiện của ứng xử cóvăn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong cáccuộc họp:</i>
<i>cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọingười…Nhưng đó chỉ là những lời khơ </i>
<i>cứng,ít cảm xúc. Chỉcó lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kểtrên </i>
<i>dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thểcảm ơn vì những chuyện rất </i>
<i>nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đườngkhi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao </i>
<i>như cảm ơn người đã cứu mạngmình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc</i>
<i>đó, lời cảmơn cịn có nghĩa là đội ơn”.</i>


<i><b> ( Bài viết tham khảo)</b></i>


“… Tiếng nói làngười bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọngnhất
<i>giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữgìn tiếng nói của mình và ra </i>
<i>sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khảnăng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và </i>
<i>khoa học của châu Âu, việcgiải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An </i>
<i>Nam nàovứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giảiphóng giống nịi. </i>
<i>[…] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻđồng nghĩa với từ chối sự tự do của </i>
<i>mình...”</i>


(NguyễnAn Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXBGiáo dục, 2014, tr. 90)


·Thao tác lập luận so sánh


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật nhữngbảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi </i>
<i>đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vàođâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta </i>
<i>hẳn hoi mà chữ nướcngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một </i>
<i>nướckhác”. (Chữta, bài Bản lĩnh Việt Nam của HữuThọ)</i>



· Thao tác bác bỏ


“ …Nhiều đồngbào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếngnước mình
<i>nghèo nàn. Lời trách cứ này khơng có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết nhữngtừ thông dụng của ngôn ngữ và </i>
<i>còn nghèo những từ An Namhơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn </i>
<i>Dunghèo hay giàu?</i>


<i> Vìsao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, màlại khơng</i>
<i>thể viết những tác phẩm tương tự?</i>


<i> Phảiquy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?</i>
<i> Ở AnNam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:</i>


<i> Điềugì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ đểnói ra. …”</i>
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóngcác dân tộc bị áp bức


TheoSGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáodục, 2014, tr. 90)
2.7. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sửdụng


<i><b> 2.7.1. Câu theo mục đích nói:</b></i>
<i><b> - Câu tường thuật (câu kể)</b></i>
<i> - Câu cảm thán (câu cảm)</i>
<i> - Câu nghi vấn ( câu hỏi)</i>
<i> - Câu khẳng định</i>


<i> - Câu phủ định.</i>


<i><b> 2. 7.2. Câu theo cấu trúc ngữ pháp</b></i>


<i><b> - Câu đơn: Là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ gọi tắt là cụm chủ vị tạo thành. </b></i>



<i> - Câu ghép: Là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau. – Mỗi cụm C-V của câu </i>
ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép. VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.
<i><b> - Câu phức:Là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, trong đó có một kết cấu c-v làm nịng cốt, các kết cấu</b></i>
c-v còn lại bị bao hàm trong kết cấu c-v làm nịng cốt đó.


VD: Cái bàn này chân đã gãy


<i> - Câu đặc biệt:Là câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà khơng xác định được đó là </i>
chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt


<i><b>Ví dụ 1: Sáng ngày 16/5, hơn 1.300 học sinh trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội thamgia buổi học </b></i>
<i>ngoại khóa mang tên Chủ quyền biển đảo, khát vọng hịa bình. Buổi học được tổ chức với ý nghĩa </i>
<i>thểhiện tình u đất nước, một lịng hướng về biển Đơng.</i>


<i> Nhà trường cho rằngbuổi ngoại khố như thế này rất cần thiết, giúp ni dưỡng lòng tự hào dân</i>
<i>tộccho các em học sinh, đồng thời nâng cao hiểu biết về chủ quyền lãnh thổ và ýthức trách nhiệm của </i>
<i>tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.</i>


<i>Trong buổi ngoại khoá này, các học sinh trong trườngđã xếp hình, tạo thành dải chữ S bản đồ đất nước </i>
<i>Việt Nam cùng hai quần đảoTrường Sa và Hồng Sa. Hoạt động xếp hình diễn ra khá sớm vào lúc 6h30</i>
<i>nhưngcác học sinh tham gia đều rất hào hứng, sơi nổi. Vừa xếp hình, các học sinhtrường Phan Huy </i>
<i>Chú cịn được nghe kể về chiến cơng của cha ông trong việc bảo vệ đất nước, được nâng cao và tự ý </i>
<i>thức được trách nhiệm của bản thân đối vớiTổ quốc. (Theo Dân trí)</i>


<i> Đọc đoạn trích trên và cho biết kiểu câu nổi bật nhất mà văn bản sửdụng là gì? Tác dụng của kiểu </i>
câu đó trong việc thể hiện nội dung văn bản?


<i> ( Trả lời: - Kiểu câu sử dụng nhiều nhất là câutường thuật, câu phức.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>Ví dụ 2: “Tại Thế vận hội đặcbiệt Seatte [dành cho những người tàn tật] có chín vận động viên đều bị </b></i>
<i>tổnthương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để thamdự cuộc đua 100m. </i>
<i>Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiếnthắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục </i>
<i>trên đường đua. Và cậu bậtkhóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngối lại nhìn. Rồi họ </i>
<i>quaytrở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng down dịu dàng cúixuống hôn cậu bé: - </i>
<i>Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cơ gái nói xong, cả chínngười cùng khốc tay nhau sánh bước về vạch </i>
<i>đích. Khán giả trong sân vận độngđồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. </i>
<i>Mãi về sau,những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này”.</i>


[Nguồn: />


. Đọc đoạn văn bản trên và chỉ ra nhữngcâu đặc biệt được sử dụng trong văn bản trên. Nêu tác dụng
của chúng.


<i> (Trả lời: Các câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn văn:</i>


- Câu: “Trừmột cậu bé”. Hiệu quả biểu đạt: tạo sự chú ý về sự đặc biệt của một vậnđộng viên so với đám
đông trên đường đua.


-Câu: “Tất cả không trừ một ai”.Hiệu quả biểu đạt: Đặt trong mối liên hệ với câu trước đó, câu có
tác dụng nhấnmạnh, gây sự chú ý sự đồng lòng thực hiện một hành động cao cả (vì người bị tổnthương
về thể chất nặng hơn mình).


<b> 2.8. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản</b>


<b>Ví dụ 1: “Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quấtLí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm </b>
<i>đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩangồn ngộn các món ăn. Ngồi các món thường thấy ở cỗ Tết như gà </i>
<i>luộc, giò, chả,nem, măng hầm chân giò, miến nấu lịng gà, xúp lơ xào thịt bị… - món nào cũng mang </i>
<i><b>dấu ấn tài hoa của ngườichế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạtsen, </b></i>
<i>chả chìa, mọc, vây…”</i>



(Trích Mùalá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)


· Đọckĩ và xác định nội dung chính của đoạntrích trên? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn. (Trả lời:
Đoạn văn miêu tả mâm cỗ Tếtthịnh soạn do bàn tay tài hoa, chu đáo của cơ Lí làm ra để thết đãi cả
giađình. Có thể đặt nhan đề là “Mâm cỗ Tết”.


<b>Ví dụ 2: Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triểnkinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và </b>
<i>công nghệ (KH&CN) của đất nướctăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2%</i>
<i>trong hơn 10năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tươngđương </i>
<i>khoảng 1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhấtđịnh với hệ thống gần 600 </i>
<i>viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước,hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần</i>
<i>kinh tế khác, 3 khu công nghệcao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản </i>
<i>phẩm đạt kếtquả tốt. Việt Namcũng có cơ sở hạ tầng thơng tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông </i>
<i>tin với mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,… (Báo Hà Nội mới, </i>


ngày16/5/2014- Mai Hà, Ánh Tuyết)


*Đọc đoạn văn trên và cho biết nộidung chính bàn về vấn đề gì? Đặt tên cho văn bản.


( Trả lời: - Nội dung chính của đoạn văn bàn về: Sự phát triển củaKH&CN Việt Nam tronghồn cảnh
hội nhập, Có thể đặt tên cho đoạn văn là Khoa học công nghệ của Việt Nam,….)


<b> 2.9. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng</b>
<b> 9.1. Lỗi diễn đạt ( chính tả, dùng từ, ngữ pháp)</b>


<i><b> 9.2. Lỗi lập luận ( lỗi lơgic…)</b></i>


<b>Ví dụ: Đây là đoạn văn còn mắc nhiều lỗi dùng từ,chính tả, ngữ pháp, logic..., Anh/chị hãy chỉ ra </b>
những sai sót đó và chữa lạicho đúng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>được một quyluật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám: hiện tượngngười </i>
<i>nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá”</i>


<b> 2. 10. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản</b>
<b>- Cảm nhận về nội dung phản ánh</b>


<b>- Cảm nhận về cảm xúc của tác giả</b>


<b> Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau trong bàiNgồi buồn nhớ mẹ ta xưa...của Nguyễn Duy và trảlời câu hỏi sau:</b>
“(…)Mẹ ta khơng có yếm đào


nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu


váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa”


Ở khổ thơ này, hình ảnh người mẹ hiệnlên như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ dành cho mẹ là gì?
(Trả lời: - Hình ảnhcủa người mẹ nghèo bình dị, lam lũ, quê mùa, tần tảo, tất tả, bươn chải


giữachốn trần gian được gợi qua trang phục, qua lam lũ nhọc nhằn lao động với baolo toan vất vả.
- Cảm xúc của nhà thơ là nỗi buồn lặngthấm thía về gia cảnh nghèo nàn của mẹ là
tình yêu thương, trân trọng và niềmtự hào về mẹ).


<b> 2.11. Yêu cầu xác định từ ngữ,hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản</b>
- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nộidung chính của văn bản


- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn
Ví dụ 1 :


Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:


<i>“Trong làn nắng ửng khói mơ tan.</i>


<i>Đơi mái nhà gianh lấm tấm vàng.</i>
<i>Sột soạt gió trêu tà áo biếc,</i>


<i>Trên giàn thiên lí. Bóng xn sang”</i>
<i> ( Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)</i>


Bức tranh mùaxuân được tác giả vẽ lên bằng những hìnhảnh nào?


( Trả lời: Bứctranh mùa xuân được tác giả vẽ lên bằngnhững hình ảnh: nắng ửng, khói mơ tan,đơi mái
<i>nhà gianh, tà áo biếc, giàn thiên lí.</i>


<b>Ví dụ 2:</b>


<b> Đọc đoạn trích và trả lởi câu hỏi:</b>


“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Takhơng háo hức cái tráng lệ, huy hồng, khơng say mê cái huyền ảo,
<i>kì vĩ. Màusắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừaxinh, phải </i>
<i>khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trangsức, món ăn đều khơng chuộng sự cầu</i>
<i>kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng,thanh lịch, duyên dáng và có quy mơ vừa phải”.</i>


( Trích Nhìnvề vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)


Hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn và nêu ra3 từ mà anh/ chị cho là chứa đựng chủ đề đoạn văn.
( Trả lời: -Câu chủ đề của đoạn văn: Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo.


- 3 từ chứa đựng chủ đề đoạn văn là: cáiđẹp – xinh – khéo).


2.12. Yêu cầu nhận diện các hình thức nghị luận (hoặc cách thức trình bày của đoạn văn/ Kết cấu


<b>đoạn văn)</b>


<i><b>a. Đoạn văn diễn dịch (Có câu chủ đề): Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa </b></i>
khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu
chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,
có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.


VD:


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>nhiên, không thương tiếc, khơng do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vịng trên </i>
<i>khơng rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có </i>
<i>chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp </i>
<i>của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài </i>
<i>giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như </i>
<i>gần tới mặt đất, cịn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa </i>
<i>thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.</i>


(Khái Hưng)
<i><b>b. Đoạn văn qui nạp (Có câu chủ đề): Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý </b></i>
lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày
này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội
dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên được
trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh giá chung.


VD:


Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh
hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn
uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự
nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa


con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác
thơng qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là
<i><b>người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.</b></i>


(Trần Thanh Thảo)


<i><b>c. Đoạn tổng – phân – hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn </b></i>
văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển
khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những
câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét,
đánh giá hoặc nêu suy nghĩ…để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, năng cao
vấn đề.


VD:


Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm,
<i>như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây </i>
<i>mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dơng gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết </i>
<i><b>buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.</b></i>


(Vũ Tú Nam)


<i><b>d. Đoạn văn song hành (Khơng có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song </b></i>
song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh
của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn.


VD:


Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng
tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh


động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những
bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i><b>e. Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và </b></i>
thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có
hoặc khơng có câu chủ đề.


VD:


Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ
Nguyễn Trãi rồi thì cũng khơng phải là dễ hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà tồn
bài khơng hiểu. Khơng hiểu vì khơng biết chắc bài thơ bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều
nổi chìm của Nguyễn Trãi. Cũng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì có một ý nghĩa, nếu viết năm 1430
thì nghĩa khác hẳn.


(Hồi Thanh)


2. 13. Yêu cầu nhận diện thể thơ:
<b>a. Thơ lục bát</b>


- Là thể thơ dân tộc.


+ Số chữ và số câu: Một cặp hai câu thơ, câu trên sáu chữ (lục), câu dưới tám chữ (bát). Một bài thơ có
thể có nhiều cặp lục bát, số lượng cặp câu khơng hạn định.


- Ví dụ thơ lục bát: Các bài thơ Tương tư (Nguyễn Bính), Việt Bắc (Tố Hữu)…
<b>b. Thơ song thất lục bát</b>


- Là thể thơ dân tộc, dùng trong ngâm khúc, truyện Nôm.



+ Số chữ và số câu: Khổ thơ song thất lục bát gồm bốn câu: một cặp câu bảy chữ (song thất), hai câu
sáu chữ và tám chữ (lục bát). Một bài thơ có thể có nhiều khổ song thất lục bát, số lượng khổ thơ không
hạn định.




- Ví dụ thơ song thất lục bát:
<i>Trải vách quế gió vàng hiu HẮT, </i>
<i>Mảnh vũ y lạnh NGẮT như ĐỒNG. </i>
<i>Oán chi những khách tiêu PHÒNG, </i>
<i>Mà xui phận bạc nằm TRONG má ĐÀỌ</i>
<i>Duyên đã may cớ SAO lại RỦỊ </i>


<i>Nghĩ nguồn cơn dở DĨI sao ĐANG. </i>
<i>Vì đâu nên nỗi dở DANG ? </i>


<i>Nghĩ mình mình lại nên THƯƠNG nỗi MÌNH.</i>
<i>Trộm nhớ thủa gây HÌNH tạo HĨA </i>


<i>Vẻ phù dung một ĐÓA khoe TƯƠI </i>
<i>Nhụy hoa chưa mỉm miệng CƯỜI </i>


<i>Gấm nàng Ban đã nhạt MÙI thu DUNG </i>


(trích Cung n Ngâm Khúc của Ơn Hầu Ngơ Gia Thiều)
<b>c. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt</b>


- Là thể thơ lâu đời xuất xứ từ Trung Hoa


- Bài thơ có 4 câu thơ trong mỗi bài,mỗi câu gồm có 5


- Bố cục 4 phần: Đề, thực, luận, kết


VD:


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Xuất xứ: Trung Quốc


- Là bài thơ mà mỗi dịng 5 tiếng, bài có 8 câu (cứ một cặp câu lần lượt được gọi tên là Đề - Thực - Luận
- Kết)


VD:


<i><b>DỞ DANG </b></i>


<i>Tí tách giọt mưa rơi </i>


<i>Lịng thương nhớ một người </i>
<i>Niềm đau hồi chẳng cạn </i>
<i>Nỗi khỗ mãi không vơi </i>
<i>Lá úa bay đầy ngõ </i>
<i>Hoa tàn rụng khắp nơi </i>
<i>Tình đơi ta cách trở </i>
<i>Trọn kiếp dở dang rồi </i>
<i><b>LỠ LÀNG </b></i>


<i>Tình ta đã úa mầu </i>
<i>Vĩnh viễn phải xa nhau </i>
<i>Kẻ lấp hờn ngăn tủi </i>
<i>Người ôm thảm ấp sầu </i>
<i>Bồi hồi sa ngấn lệ </i>



<i>Thổn thức nhỏ dòng châu </i>
<i>Đã lỡ làng duyên nợ </i>
<i>Lìa tan mộng ước đầu </i>
<b>e. Thơ thất ngôn tứ tuyệt</b>
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Thơ trụng đại, thơ cận đại


- Là bài thơ mà mỗi dòng 7 tiếng, bài có 4 câu (Khai - Thừa - Chuyển - Hợp)
Ví dụ:


<i>Dõi mắt tìm ai tận cuối trời </i>
<i>Thu về chiếc lá ngậm ngùi rơi </i>
<i>Cay cay giọt lệ sầu chan chứa </i>
<i>Mộng ước tình ta đã rã rời </i>
<b>f. Thơ thất ngôn bát cú</b>
- Xuất xứ Trung Quốc


- Thơ trung đại, thơ cận đại...


- Là bài thơ mà mỗi dịng 7 tiếng, bài có 8 câu (cứ 1 cặp câu lần lượt được gọi tên là đề - thực - luận -
kết)


Bài thơ ví dụ:


TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY
<i>Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều </i>
<i>Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu </i>
<i>Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc </i>
<i>Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều </i>
<i>Gió Sở khơng vơi niềm tịch mịch </i>


<i>Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu </i>
<i>Xa xôi cách trở Kim lang hỡi </i>
<i>Có thấu lịng em tủi hận nhiều </i>
<b>j. Các thể thơ hiện đại</b>


- Văn học Việt Nam hiện đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Gồm các thể thơ:


- Thơ 3 tiếng: mỗi cầu 3 tiếng
- Thơ 4 tiếng: mỗi câu 4 tiếng
- Thơ 5 tiếng: mỗi câu 5 tiếng
- Thơ 6 tiếng: mỗi câu 6 tiếng
- Thơ 7 tiếng: mỗi câu 7 tiếng
- Thơ 8 tiếng: mỗi câu 8 tiếng


- Thơ tự do: không quy định số tiếng mỗi câu.


<b>BÀI TẬP THỰC HÀNH PHẦN ĐỌC HIỂU VÀ ĐÁP ÁN</b>
<b>Đề 1.</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các u cầu:</b>


<i>Nếu như khơng có cách nào để thay đổi thế giới bên ngoài, hãy thay đổi </i>
<i>chính mình, bởi vì đó là điều có thể thay đổi được. Khi bạn tập trung sự chú ý để </i>
<i>hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Chấp nhận những</i>
<i>điều bạn khơng thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được, và </i>
<i>nhìn nhận được sự khác biệt giữa hai điều này, đó là bài học mà chúng ta cần </i>
<i>phải theo đuổi suốt cuộc đời.</i>



<i>Ngoài việc thay đổi hành vi của chính mình, bạn có thể thay đổi được thái độ nhìn</i>
<i>nhận của bản thân. Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua trước </i>
<i>thái độ và phản ứng của bạn trước chúng. Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận một sự </i>
<i>việc thường sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mịn ý chí phấn đấu của con người.</i>
<i>Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ cịn nửa ly nước", </i>
<i>cũng có người nói “vẫn cịn nửa ly nước". Thái độ khác nhau sẽ tạo ra những cuộc</i>
<i>đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thơng qua việc thay </i>
<i>đổi cách nhìn và thái độ của bản thân.</i>


( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao
động xã hội,2014, tr 13)


1.Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (0,5 điểm)


2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống
<i>như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ cịn nửa ly nước", cũng có người </i>
<i>nói “vẫn cịn nửa ly nước"?(1,0 điểm)</i>


3. Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều
<i>bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được?(0.5 điểm)</i>
4.Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do tại sao
chọn thơng điệp đó.(1.0 điểm)


5.Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
<i>nghĩa của việc thay đổi chính mình.</i>


<b>Đề 2</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i>chặng đường dài phía trước quật ngã."</i>


<i>Giống như những gì vận động viên đó nói, ưu điểm của việc phân chia mục</i>
<i>tiêu là: thứ nhất, nó khiến cho mục tiêu lớn tưởng chừng như xa vời trở nên thiết </i>
<i>thực và dễ nắm bắt hơn. Khi tâm lý tin tưởng rằng mục tiêu đó có thể thực hiện </i>
<i>đươc, thì hành động của bạn sẽ không bị chi phối bởi nỗi sợ thất bại. Có rất nhiều</i>
<i>nguyên nhân khiến chúng ta chần chừ khi làm một việc gì đó, trong đó việc đặt ra </i>
<i>mục tiêu q cao, khiến chính mình sợ hãi là một trong những nguyên nhân lớn </i>
<i>nhất. Thực hiện việc phân chia mục tiêu chính là một phương thức để giảm thiểu </i>
<i>hoặc phòng tránh sự trì trệ do tâm lý sợ hãi thất bại gây ra. Phân chia mục tiêu </i>
<i>cịn giúp bạn có thêm niềm tin khi thực hiện. Khi thấy mục tiêu hoàn toàn nằm </i>
<i>trong tầm với, bạn sẽ cảm thấy tự tin. Khơng cần phải nói, hẳn ai cũng hiểu sự tự </i>
<i>tin có tác dụng quan trọng như thế nào đối với việc hoàn thành mục tiêu trong </i>
<i>cuộc sống.</i>


( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thơi, Alpha book biên soạn, NXB Lao
động xã hội)


1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?(0,5 điểm)


2. Theo lời kể của Một vận động viên marathon người Nhật Bản, anh/ chị hiểu
việc phân chia mục tiêu và mục tiêu duy nhất khác nhau ở điểm nào?(1,0 điểm)
3. Tại sao có thể nói: Khi thấy mục tiêu hoàn toàn nằm trong tầm với, bạn sẽ cảm
<i>thấy tự tin?(0.5 điểm)</i>


4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói:Ý chí của tơi đã bị cả chặng đường dài phía
trước quật ngã. Nêu rõ lí do tại sao.(1.0 điểm)


5.Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
<i>nghĩa việc phân chia mục tiêu trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu</i>


<b>Đề 3. </b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly </i>
<i>nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ", cậu bạn ngồi cạnh bật </i>
<i>cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thơi!". Câu chuyện trên </i>
<i>chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly </i>
<i>nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong </i>
<i>thực tế cuộc sống, khơng nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước</i>
<i>bị đổ, nếu khơng tự ốn trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn </i>
<i>suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà qn khơng </i>
<i>làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.</i>


<i>Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực </i>
<i>hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay khơng, cuộc sống vẫn biến mất </i>
<i>khơng ngừng. Khi cịn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi </i>
<i>tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất </i>
<i>người thân, mất đi sức khỏe... Khơng mất đi thì sẽ khơng có tương lai. Mỗi lần đối</i>
<i>diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có </i>
<i>trong q khứ, khơng muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng </i>
<i>chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong </i>
<i>tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành </i>
<i>của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có </i>
<i>được cuộc sống mới mẻ hơn.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao
động xã hội,2014, tr 27)


1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?(0,5điểm)



2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì
<i>bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn khơng thể</i>
<i>ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời </i>
<i>đêm tràn ngập những ánh sao.(1.0 điểm)</i>


3. Anh/ chị hiểu như thế nào về triết lí được rút ra từ câu chuyện?(0,5 điểm)
4.Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Khơng mất đi thì sẽ khơng có tương lai. Nêu
rõ lí do tại sao.(1.0 điểm)


5.Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
nghĩa câu văn: Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có
<i>được cuộc sống mới mẻ hơn .</i>


<b>Đề 4</b>


<b>Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>(1) Một lần tình cờ tơi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một</i>
<i>người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi</i>
<i>cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc</i>
<i>sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố.</i>
<i>(5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao</i>
<i>nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".</i>


<i>(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như</i>
<i>lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được</i>
<i>rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than</i>
<i>phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu</i>
<i>người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được</i>


<i>mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thịi khi khơng được ngồi xe hơi chỉ vì phải</i>
<i>chạy xe máy giữa trời nắng thì ngồi kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hơi</i>
<i>nhễ nhại, gị mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với</i>
<i>chuyện học hành q căng thẳng thì ngồi kia biết bao người đang khao khát một</i>
<i>lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi</i>
<i>chúng ta...</i>


(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)
<b>Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.(05 điểm)</b>


<b>Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”?</b>
(0,5 điểm)


<b>Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9).(10</b>
điểm)


<b>Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thơng điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.(10</b>
điểm)


<b>Đề 5</b>


<b>Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>vô cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử</i>
<i>thách mà vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình</i>
<i>với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con</i>
<i>được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những</i>
<i>vị phụ huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu</i>
<i>là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng…của họ. Điều đó là tất yếu vì những</i>
<i>đứa con ln là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.</i>



<i> Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an tồn</i>
<i>tại giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc khơng phải của riêng con mà của</i>
<i>biết bao bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học</i>
<i>đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu</i>
<i>đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã</i>
<i>được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay</i>
<i>con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui</i>
<i>về chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh</i>
<i>con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững</i>
<i>chắc bất cứ khi nào con cần tới.</i>


(Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”, trên netchunetnguoi.com)
<b>Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?(0,75 điểm)</b>


<b>Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.</b>(0,75
điểm)


<b>Câu 3. Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích trên.(0,75 điểm)</b>
<b>Câu 4. Hãy tìm nhan đề phù hợp để đặt tên cho đoạn trích.(0,75 điểm)</b>


<b>ĐÁP ÁN</b>
<b>ĐỀ 1</b>


1 Phương thức biểu đạt chính trong văn bản : nghị luận .


2 Hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống như khi
nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ cịn nửa ly nước", cũng có người nói “vẫn
<i>cịn nửa ly nước": làm rõ 2 thái độ, 2 cái nhìn trước cùng một hiện tượng. Từ “chỉ”</i>
gợi cái nhìn bi quan, tiêu cực; từ “vẫn”thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực.



3. Hiểu câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi,
thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được:


- Trong cuộc sống, có những điều ta khơng thể thay đổi được theo ý muốn chủ
quan của mình vì đó là những điều trở thành quy luật, tất yếu. Nếu tìm mọi cách
để thay đổi, ta sẽ mất cơng vơ ích, gặp thất bại cay đắng;


- Tuy nhiên, nếu có những điều có thể thay đổi, ta sẽ tìm cách thay đổi để nó phù
hợp với hoàn cảnh mới, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại hạnh phúc cho cá nhân
và cộng đồng.


4 Thí sinh có thể nêu một thơng điệp tâm đắc nhất. Nêu rõ lí do tại sao chọn thơng
điệp đó. Sau đây là gợi ý:


<i>- Mỗi người cần phải có cách sống tích cực, suy nghĩ tích cực để thay đổi cuộc đời</i>
<i>của mình;</i>


<i>- Thay đổi để thành cơng.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ


Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề,
phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.


( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì khơng cho điểm cấu trúc)


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình
được gợi ở phần c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ


giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:


- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể từ phương châm sống thể hiện trong phần
Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.


- Các câu phát triển đoạn:


+ Giải thích: thay đổi là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên
khác trước. Thay đổi chính mình là làm cho bản thân mình khác đi, loại bỏ cái xưa
cũ, lạc hậu đểm tìm đến cái mới mẻ tiến bộ từ nhận thức, tình cảm đến hành
động ;


+ Phân tích, chứng minh, bàn luận về thay đổi chính mình:


++Con người cần thay đổi chính mình. Bởi lẽ cuộc đời mỗi người ln đối diện
nhiều thứ thách, khó khăn, có thành cơng nhưng cũng khơng ít lần thất bại, có
hạnh phúc và bất hạnh, có niềm vui và nỗi buồn đau ,...


++Rất nhiều người trong chúng ta định nghĩa hạnh phúc là khi đạt được mục tiêu.
Tuy nhiên, bên cạnh những mục tiêu cịn có nhiều yếu tố quyết định hạnh phúc
của mỗi người, chẳng hạn như thói quen và suy nghĩ. Nếu bạn là một người bi
quan, dù có đạt được bao nhiêu mục tiêu lớn đi chăng nữa, bạn vẫn không cảm
thấy hạnh phúc. Do vậy, việc đầu tiên cần làm là thay đổi chính bản thân bạn
trước.


++Nhờ có thay đổi bản thân mà con người ln biết tìm tịi, học hỏi, sáng tạo. Nhờ
đó, cuộc sống vật chất và tinh thần sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ
xã hội;


++ Người biết thay đổi bản thân luôn đạt thành công nhờ trải qua thử thách, được


trải nghiệm, rèn luyện ý chí, nghị lực, có niềm tin vào chính mình


++ Phê phán một bộ phận giới trẻ khơng thay đổi bản thân nên để lại nhiều hậu
quả đáng tiếc: sống khơng có lí tưởng, ước mơ, hồi bão; trở nên lạc hậu, bi quan,
chán nản, luôn gặp thất bại trên đường đời.


- Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: hiểu được sự thay
đổi chính mình là cần thiết, từ đó tích cựa học tập và rèn luyện nhân cách, đạo
đức, lối sống chuẩn mực. d. Sáng tạo


Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2
lỗi trở lên sẽ khơng tính điểm này


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ 2</b>


1 - Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: nghị luận


2 Hiểu việc phân chia mục tiêu và mục tiêu duy nhất khác nhau ở điểm:


- Phân chia mục tiêu: là cách chia mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn để
ta dễ dàng vượt qua. Từ đó, ta có động lực bước tiếp nhằm hoàn thành mục tiêu
lớn ban đầu đã đặt ra;


- Mục tiêu duy nhất: là chỉ có một đích đến sau khi đã vượt qua hàng loạt những
khó khăn thử thách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

khả năng của mình và biết chắc chắn có thể làm được thì ta sẽ niềm tin vào chính
mình, có động lực, sức mạnh tinh thần để quyết tâm thực hiện đến cùng.



4 Thí sinh có thể đồng tình/khơng đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu
nói:Ý chí của tơi đã bị cả chặng đường dài phía trước quật ngã. Cần có lí giải lí do
hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.


- Nếu đồng tình với câu nói: dựa trên câu chuyện của Một vận động viên marathon
người Nhật Bản để khẳng định mục tiêu chặng đường dài phía trước là trở ngại,
rào cản rất lớn làm cho con người mệt mỏi, nhụt chí, khơng thể về đến đích đã đặt
ra;


- Nếu khơng đồng tình: Khẳng định ý chí của con người có sức mạnh rất lớn, biến
khơng thành có. Ý chí chính là nhân tố quyết định trên mỗi chặng đường đi đến
thành công. Ý chí thường đi đơi với sự nghị lực, đây cũng là hai vấn đề không thể
tách rời nhau. Chúng tạo thành một tổng thể đem lại một kết quả như con người
mong muốn. Vì thế, dù có chặng đường dài phía trước với nhiều thử thách, có ý
chí quyết tâm thì con người khơng bao thể gục ngã.


- Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên.


1 Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa việc
phân chia mục tiêu trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu.


a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ


Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề,
phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.


( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì khơng cho điểm cấu trúc)


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ý nghĩa việc phân
chia mục tiêu trong cuộc sống.



c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:


c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn
đề cần nghị luận.


c.2. Các câu phát triển đoạn:


- Giải thích: Mục tiêu là cái đích cuối cùng mà bạn muốn đạt được trong một thời
gian nhất định. Nó có thể là những kế hoạch, dự định của bạn trong cuộc sống.
Phân chia mục tiêu là chia nhỏ mục tiêu ra từng phần, từng giai đoạn để thực hiện
nhằm đạt kết quả cao nhất.


-Bàn luận, phân tích, chứng minh về ý nghĩa việc phân chia mục tiêu trong cuộc
sống.


+Ý nghĩa tác dụng của việc phân chia mục tiêu:


++Bản thân mỗi người phải ln xác định cho mình những mục tiêu trước mắt
cũng như lâu dài. Khi đã đặt ra mục tiêu cho mình rồi, bạn sẽ ln cố gắng để làm
sao thực hiện được nó. Nếu bạn thực hiện được nó trong khoảng thời gian càng
ngắn sẽ càng tốt. Bởi, mục tiêu là một dự định hay một kế hoạch mà bạn đã vạch
ra sẵn, bạn sẽ phải nỗ lực để đạt được nó. Nói cách khác, mục tiêu cũng là cái đích
đến của bạn qua những cống hiến, nó thể hiện qua những nỗ lực, những phấn đấu
bản thân bạn. Khi bạn đã xác định được mục tiêu, nó sẽ là động lực cho bạn tiến
đến.


++Nhờ có phân chia mục tiêu, tâm lí ta sẽ ổn định, khơng chống ngợp trước mục


tiêu quá lớn, quá xa vời. Từ đó, ta sẽ có thêm động lực để hồn thành tiếp những
mục tiêu nhỏ khác


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

nóng vội, đốt cháy giai đoạn; rèn cho con người đức tính kiên nhẫn, bền bĩ…
+ Bàn bạc mở rộng: không nên đặt ra mục tiêu quá lớn hoặc không biết phân chia
mục tiêu để thực hiện vì điều đó sẽ gây ra tâm lí sợ hãi khi gặp thất bại, làm ta
chùn bước, đầu hàng hoàn cảnh…


c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Là tuổi trẻ, cần
phải xác định mục tiêu cuộc sống của mình và biết phân chia mục tiêu phù hợp để
thành hiện, biến ước mơ thành hiện thực. Khơng bao giờ từ bỏ mục tiêu


d. Sáng tạo


Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
<b>Đáp án đề 3</b>


1 - Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: nghị luận


2 - Biệp pháp tu từ cú pháp: Điệp cấu trúc : Nếu như mãi…Nếu như bạn…


- Tác dụng: cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về
một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ
quên tương lai tươi đẹp trước mắt.


3 Hiểu về triết lí được rút ra từ câu chuyện cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước:
- Triết lí đó là: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó
- Cách hiểu: con người cần chấp nhận sự thay đổi, vạn biến của cuộc đời qua từng
giờ, từng ngày. Từ những biến chuyển đó mà ta tiếp tục tiến về phía trước với
niềm tin và hy vọng để có cuộc sống tốt đẹp hơn.



4. Thí sinh có thể đồng tình/khơng đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói:
Khơng mất đi thì sẽ khơng có tương lai. Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp
chuẩn mực pháp luật và đạo đức.


- Nếu đồng tình với câu nói: Quy luật cuộc sống là sự vận động không ngừng theo
chiều hướng đi lên, tích cực. Những gì cũ kĩ, lạc hậu sẽ mất đi để thay vào đó là
cái mới, cái tiến bộ…


- Nếu khơng đồng tình: Tuy chúng ta chấp nhận sự mất đi của sự vật, hiện tượng
để hướng về tương lai nhưng thực tế cuộc sống vẫn có những điều không thể mất
đi. Những giá trị tinh thần mang tính vĩnh hằng như niềm tin, đạo lí, chân lí, lịng
tốt…ln tồn tại bền vững trước thời gian nghiệt ngã.


- Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên.


5. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa câu văn:
Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống
mới mẻ hơn được gợi ở phần Đọc hiểu.


a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ


Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề,
phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.


( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì khơng cho điểm cấu trúc)


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: muốn có cuộc sống
mới mẻ, con người phải chấp nhận sự thay đổi .



c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:


c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong phần Đọc hiểu ) để
nêu vấn đề cần nghị luận.


c.2. Các câu phát triển đoạn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

ra, biết quên những điều làm ta đau khổ; cuộc sống mới mẻ là cuộc sống đã hồn
tồn khác. Ý cả câu: muốn có cuộc sống mới mẻ, tiến bộ, con người phải chấp
nhận mọi sự thay đổi.


-Bình luận, phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:


+Vì sao Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được
cuộc sống mới mẻ hơn:


++ Thay đổi là một quá trình mà mọi thứ xảy ra khơng lặp lại chu trình tuần hồn
của ban đầu. Nó diễn ra liên tục, mọi nơi, mọi thời điểm, đòi hỏi con người cần
phải thích ứng nhanh chóng;


++ Khơng phải mọi thứ thay đổi đều được dễ dàng chấp nhận. Chính tư tưởng lạc
hậu, bảo thủ, trì trệ…là những rào cản lớn nhất để sự thay đổi khó có thể diễn ra.
++Nhờ có chấp nhận sự thay đổi mà con người trở nên năng động, sáng suốt để
tìm ra hướng đi mới, cách làm mới phù hợp với sự tiến bộ của xã hội, làm cho
cuộc sống của mình và của mọi người sẽ trở nên mới mẻ, tốt đẹp hơn.


+ Bàn bạc mở rộng: chấp nhận sự thay đổi nhưng phải có lập trường vững vàng,
tránh bị dao động, lung lay tư tưởng để chạy theo sự thay đổi với chiều hướng xấu.


Cũng cần phê phán những người có thái độ cực đoan bảo thủ, khơng biết chấp
nhận sự thật…


c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Là tuổi trẻ,
mỗi người phải hiểu được giá trị của sự thay đổi. Để từ đó, xác định cho mình thái
độ sống tích cực, lạc quan, tin tưởng


d. Sáng tạo


Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2
lỗi trở lên sẽ khơng tính điểm này)


<b>ĐA 5</b>
<b>Câu a.</b>


Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
<b>Câu b.</b>


Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: tự sự, miêu tả và biểu cảm.
<b>Câu c.</b>


Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích:


- Đoạn trích là sự thấu hiểu và tình yêu thương, sẵn sàng sẻ chia của người cha
trước những vất vả của con trước ngưỡng cửa thi đại học.


- Đồng thời, đó cũng là lời động viên, khích lệ, tin tưởng của cha dành cho những
nỗ lực của con.



<b>Câu d.</b>


</div>

<!--links-->
Hướng dẫn ôn tập (văn 12 - mới)
  • 11
  • 635
  • 5
  • ×