Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.25 KB, 2 trang )
Bản hòa tấu thương hiệu
Có bao giờ bạn nghe một bản nhạc hòa tấu bị "lạc điệu" chưa? Hãy tưởng tượng sẽ tệ hại
như thế nào nếu phải nghe âm thanh phát ra từ các nhạc cụ của dàn nhạc "lạc điệu".
Tương tự, các hoạt động xây dựng thương hiệu cũng sẽ không mang lại hiệu quả mong đợi
nếu chúng không diễn ra đồng bộ và bài bản.
Nếu như một dàn nhạc hòa tấu cần có một bản hòa âm chung thì một sản phẩm cũng cần
có một chiến lược thương hiệu (Brand Strategy) để định hướng toàn bộ các hoạt động xây
dựng thương hiệu. Với nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khái niệm chiến lược
thương hiệu vẫn còn là một khái niệm mới và thường được hiểu như một chiến lược tiếp
thị.
Vậy, cụ thể một chiến lược thương hiệu bao gồm những gì?
Hiện trên thị trường tràn ngập các thương hiệu nội lẫn ngoại với vô số những thông điệp
tiếp thị từ nhà sản xuất. Hàng ngày, nó tác động đến người tiêu dùng dưới nhiều hình thức,
từ quảng cáo trên truyền hình, báo in, đài phát thanh; đến các tờ rơi, băng rôn, bảng biểu
trên đường phố… Trong bối cảnh như thế, câu hỏi đặt ra cho người làm thương hiệu là liệu
có cách nào thu hút sự chú ý của người tiêu dùng về phía mình hay không?
Định vị thương hiệu (Brand Positioning) được xem là một cách cơ bản và cốt lõi nhất để
thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Yếu tố cần thiết mà thông điệp định vị muốn
truyền tải đến người tiêu dùng chính là sự khác biệt (khác, hơn, lạ).
Lấy ví dụ trong ngành sản phẩm dầu gội đầu, giữa "cuộc chiến khốc liệt" đang diễn ra giữa
các "đại gia" nhằm thu hút quý bà, quý cô, bỗng có một thương hiệu dầu gội được định vị
dành riêng cho giới mày râu xuất hiện… và bước đầu được nhận định là thành công.
Kế đến là việc xây dựng một tính cách riêng cho thương hiệu (Brand Personality). Sẽ đến
lúc những yếu tố như hàng ngoại, chất lượng hay giá cả không còn là yếu tố chính tác động
đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng nữa mà chính là những lợi ích cảm tính do
một thương hiệu mang lại.
Chẳng hạn, tại sao một người mẹ lại chọn mua sữa bột thương hiệu X mà không phải là
sữa bột Y khi chất lượng và giá cả không có sự chênh lệch đáng kể? Có thể bởi vì người
mẹ thấy thương hiệu X đáng tin cậy hơn, gợi cho chị về một hình ảnh bé thông minh, khỏe
khoắn và vui vẻ. Đây chính là lợi ích cảm tính mà thương hiệu X có trong khi thương hiệu