Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Địa lý Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.97 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN </b>
---   ---


<b> </b>



<b> Hướng dẫn giảng dạy </b>


<b> Địa lý Nghệ An </b>



<b> </b>


<b> TÀI LIỆU DÙNG CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ </b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>



<b> HƯỚNG DẪN DẠY HỌC ĐỊA LÍ NGHỆ AN </b>
<b>(Dùng cho giáo viên THCS) </b>


I. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LỰA CHỌN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC


<b> 1. Nội dung: </b>


<b>- Việc lựa chọn nội dung dạy học những vấn đề địa lí địa phương phải phù hợp với </b>


<b>đối tượng học sinh của từng địa phương (vùng đồng bằng, v</b>ùng núi, vùng thành thị
và nông thôn) để tạo ra được hứng thú tìm hiểu những vấn đề kinh tế - xã hội địa
phương (tỉnh, huyện), từ đó có ý thức tìm hiểu những vấn đề liên quan.


<b>- Trong mỗi bài học, giáo viên không nhất thiết phải trình bày hết các nội dung </b>



<b>theo trình tự tài liệu đã biên soạn cho học sinh mà phải biết lựa chọn một số vấn đề </b>


có liên quan đến địa phương để tổ chức cho học sinh tự khám phá, tìm hiểu và giải
đáp thắc mắc. Đồng thời hướng dẫn những nội dung khác trong bài để học sinh tự
nghiên cứu tài liệu ở nhà.


- Các nội dung kiến thức và kĩ năng được lựa chọn trong các bài học phải góp phần
hình thành được thái độ, tình cảm của học sinh trong việc cố gắng học tập, rèn luyện
và có ý thức tìm hiểu và bước đầu góp phần xây dựng quê hương (tỉnh, huyện, xã).
- Nội dung các bài học được biên soạn khá dài và hệ thống kèm theo hệ thống câu hỏi
<b>để tạo điều kiện cho giáo viên có thể tự nghiên cứu khi soạn bài và học sinh có thể tự </b>


<b>học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Chính vì vậy, việc tổ chức giờ dạy phải </b>


được chuẩn bị chu đáo và có các hình thức tổ chức thích hợp với từng đối tượng học
sinh của từng vùng, miền khác nhau.


<b>2. Phương pháp tổ chức giờ học: </b>


- Giáo viên cần định hướng những vấn đề cụ thể (những hoạt động) và tổ chức nhằm
đạt được những mục tiêu cụ thể, khơng “khốn” cho học sinh tự nghiên cứu tài liệu,
cũng như nhồi nhét kiến thức bằng phương pháp đọc - chép.


<b>- Phương pháp dạy học những nội dung địa lí địa phương phải theo đúng tính thần </b>


<b>“Đổi mới cách dạy, cách học”. Đó là tổ chức các hoạt động trên cơ sở khai thác kiến </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>- Rèn luyện kĩ năng trong các tiết dạy địa lí Nghệ An là tăng cường năng lực quan </b>


<b>sát, vận dụng, liên hệ các kiến thức về địa lí huyện, xã để làm sáng tổ các vấn đề địa </b>



lí của tỉnh, đồng thời tự học, tự nghiên cứu tài liệu đã được biên soạn.


- Căn cứ vào nội dung và điều kiện thực tế của từng địa phương, giáo viên có thể lựa
chọn những vấn đề trọng tâm (những đơn vị kiến thức cơ bản) để tổ chức các hoạt
động (theo nhóm hoặc theo cá nhân), theo một trình tự logic nhằm đạt được mục tiêu
bài học.


<b>- Khuyến khích giáo viên tổ chức dạy học sáng tạo với các hình thức trong và ngoài </b>


<b>lớp, gắn các kiến thức trong sách với sự thay đổi về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội </b>


địa phương (đó là sự chuyển dịch cơ cấu, phân bố các ngành sản xuất, sự thay đổi dân
cư- xã hộ); các hình thức tổ chức xemina hoặc hướng dẫn viết thư ngỏ...


- Kết thúc các bài học, cần đưa ra những vấn đề liên hệ tình hình địa phương (xã,
phường, thị trấn) về kinh tế -xã hội, mơi trường để học sinh có ý thức tìm tịi, sưu tầm
thêm tư liệu, tranh ảnh, viết bài làm sáng tỏ thêm nội dung của bài đã học.


<b>3. Phương tiện dạy học: </b>


- Lược đồ Nghệ An (tự vẽ dựa vào khung đã có sẵn)
- Bản đồ Nghệ An (tự nhiên, kinh tế chung)


- Mơ hình tỉnh Nghệ An


- Các phương tiện tự làm khác (thiết kế ô chữ, lược đồ Nghệ An trống...).
II. GỢI Ý CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC


<b>BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN </b>



<b>1. Mục tiêu bài học. </b>


a. Về kiến thức :


- Nắm được vị trí và vai trị của vị trí địa lí của tỉnh Nghệ An đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng.


- Đặc điểm tự nhiên nổi bật và giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên
chính.


b. Về kĩ năng :


- Xác định được vị trí của tỉnh và của huyện mà học sinh đang sinh sống (phía nào
của tỉnh, giáp với các huyện )


- Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên (địa hình, khí hậu, sơng
ngịi...).


c. Về thái độ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Nhận thức đúng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có ý thức bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên ở địa phương.


<b>2. Phương tiện dạy học: </b>


- Khung lược đồ Nghệ An (khung để vẽ nhanh lược đồ)
- Bản đồ hành chính Nghệ An


<b>3. Tổ chức giờ học. </b>



3.1. Tổ chức trong lớp: Giáo viên có thể lựa chọn một số nội dung sau để tổ chức các
hoạt động:


Phương án 1.


HĐ Kiến thức, kĩ
năng cơ bản


Hình thức tổ chức (nhóm) Kết quả
cần đạt được
* Hỏi bài cũ "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh


Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ"


Hãy xác định địa danh "Xứ Nghệ" trong
câu ca trên.


Bao gồm 2
tỉnh Nghệ An


và Hà Tĩnh
- Nh1. Căn cứ vào bản đồ, lược đồ: Xác định


đường biên giới của tỉnh : giáp quốc gia, tỉnh
nào ? ở phía nào ? Độ dài đường biên giới
đất liền khoảng bao nhiêu km ?


Xác định đúng
vị trí của Nghệ


An


Nh2. Đọc tài liệu và đánh giá vai trò của vị
trtí địa lí trong việc phát triển giao thông vận
tải (đường bộ, đường biển và đường hàng
không) và bảo vệ quốc phòng.


- Ý nghĩa kinh
tế, quốc phịng
- Ý nghĩ chính
trị, văn hoá
1 Xác định vị trí


địa lí và phân
tích vai trị của
vị trí địa lí
trong phát
triển kinh tế và
bảo vệ quốc
phòng


Nh3: So sánh những thế mạnh của vị trí địa lí
Nghệ An so với tỉnh Hà Tĩnh.


- Nh1. Xác định các hướng núi chính và tên
đỉnh núi cao nhất ; đặc điểm thời tiết đặc biệt.



-Nh2. Đọc tài liệu nêu vai trò của hệ thống
sông Cả trong phát triển kinh tế và môi


trường.


2 Phân tích đặc
điểm tự nhiên
nổi bật của
tỉnh Nghệ An


Nh3. Xác định các mỏ khống sản chính. (trữ
lượng, phân bố, giá trị kinh tế)


Nh1. Hãy xác định 3 huyện có diện tích nhỏ
nhất, hoặc 3 huyện có số xã bằng nhau.


3 Sắp xếp diện
tích, dân số
các huyện theo
thứ tự


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nh2. Hãy sắp xếp 3 huyện có dân số và diện
tích lớn nhất.


4 Củng cố: Các
đặc điểm tự
nhiên nổi bật
của Nghệ An


Tổ chức các trò chơi dựa vào bản đồ, lược đồ
hoặc ô chữ với chủ đề vị trí và đặc điểm tự
nhiên Nghệ An. (xem phần sau)




Phương án 2.


Hoạt động 1. (Nhóm)


Học sinh đọc sách giáo khoa, kết hợp với bản đồ để


<b> Tổ chức ngoài trời </b>


a. Mục tiêu : Xác định cho học sinh nhiệm vụ xác định vị trí và đặc điểm tự nhiên nổi
bật của tỉnh Nghệ An.


b. Phương tiện dạy học :
- Bản đồ tự nhiên Nghệ An


- Lược đồ (trống) Nghệ An tỉ lệ lớn (3 đến 4 tờ)
- Phấn màu, tranh ảnh


c. Tổ chức dạy học .


<b> Hoạt động 1. Xác định vị trí của tỉnh Nghệ An và đánh giá vai trò của điều kiện tự nhiên </b>
Giáo viên: Chia lớp thành 4 nhóm (cách chia nhóm theo hình thức đếm số 1, 2,3, 4).


Sử dụng 4 lược đồ của tỉnh Nghệ An


- Nhóm 1. Xác định đường biên giới và các tỉnh A, B, C của Lào


- Nhóm 2. Dựa vào lược đồ 2. Xác định các dãy núi chính, đỉnh Pulai leng, Pù Hoạt và
xác định Vườn bảo tồn thiên nhiên quốc gia Pù Mát hoặc huyện nơi học sinh đang sống.
Nêu một số đặc điểm tự nhiên nổi bật của địa phương.



- Nhóm 3. Trên lược đồ 3. Xác định các phụ lưu của hệ thống sông Cả, nêu đặc điểm
về chế độ nước (mùa lũ, mùa cạn). Xác định vị trí nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ và nêu ý
nghĩa kinh tế- xã hội của cơng trình thuỷ điện này.


- Nhóm 1. Trên lược đồ 4. Dùng kí hiệu, xác định các mỏ khống sản chính. Nêu vai
trị của của khoáng sản vật liệu xây dựng ở Nghệ An. Xác định địa danh "đá đỏ Quỳ
Châu".


Các nhóm cử người lần lượt trình bày vấn đề đã chuẩn bị, các nhóm khác bổ sung.
Giáo viên nhận xét và kết luận, học sinh tiếp tục nghiên cứu thêm tài liệu ở nhà.


<b> Hoạt động 2. Củng cố đặc điểm tự nhiên nổi bật của Nghệ An : Tổ chức các trò chơi </b>


dựa vào bản đồ, lược đồ hoặc ô chữ với chủ đề vị trí và tự nhiên.
Ví dụ : Trị chơi ơ chữ : 1. Tên của một phụ lưu của sông Lam


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

3. Tên của một loại khoáng sản của Nghệ An


NẬMNƠN
6 chữ cái


Bắt nguồn từ huyện Kỳ Sơn


Nơi đang xây dựng cơng trình thuỷ điện Bản Vẽ


NGHĨAĐÀN
Gồm 8 chữ cái



Nằm ở phía TB của tỉnh


Đây là một huyện vùng núi thấp
Huyện này có 31 xã và 1 thị trấn
Đúng ở dữ kiện thứ nhất : 10 điểm
Đúng ở dữ kiện thứ hai : 7,5 điểm
Đúng ở dữ kiện thứ ba : 5 điểm
Đúng ở dữ kiện thứ tư : 0 điểm


ĐÁ TRẮNG


Là khống vật có nguồn gốc từ thực vật
Tuổi Các bon- Pec mi


Dùng để xây dựng, trang trí, tạo hình
Phân bố chủ yếu ở Quỳ Hợp


Ví dụ : Trả lời câu hỏi trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm)
1. Vườn quốc gia Pù Mát thuộc huyện


a. Tương Dương, Kỳ Sơn b. Anh Sơn, Con Cuông
c. Anh Sơn, Tương Dương, Con Cuông


2. Huyện Đơ Lương nằm ở phía nào của tỉnh Nghệ An:
a. Tây Bắc b. Đông Bắc c. Tây Nam


3. Chiều dài biên giới của Nghệ An với nước CHDCND Lào là:
a. 250 km b. 300 km c. 417 km



4. Vùng đất đỏ ba zan chiếm diện tích lớn nhất thuộc huyện:
a. Nghĩa Đàn b. Quỳ Hợp c. Quỳnh Lưu


Ví dụ: Hãy chọn một ý đúng (a, b, c) trong các câu trả lời sau đây:


1. 2. Huyện nào sau đây khơng có đường biên giới chung với nước Lào:
a. Quế Phong b. Quỳ Hợp c. Thanh Chương


2. Huyện nào sau đây khơng có đường biên giới biển:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

3. Tỉnh Nghệ An nằm về phía nào so với thành phố Huế ?
a. Đông Nam b. Tây Bắc c. Bắc


4. Sông Lam đổ ra biển qua huyện nào sau đây:
a. Diễn Châu b. Cửa Lò c. Nghi Lộc
5. Rừng quốc gia Pù Huống thuộc huyện nào sau đây:


a. Quỳ Hợp- Quỳ Châu b. Quỳ Châu c. Quế Phong
6. Số huyện của tỉnh Nghệ An có giáp Lào là :


a. 4 huyện b. 5 huyện c. 6 huyện


<b>BÀI 2. DÂN CƯ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG </b>
<b> </b>


<b>1. Mục tiêu bài học. </b>


a. Về kiến thức :



- Đặc điểm gia tăng tự nhiên, cơ cấu lao động, dân tộc và phân bố dân cư
- Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế


b. Về kĩ năng :


- Phân tích được biểu đồ gia tăng tự nhiên.


- Xác định địa bàn phân bố một số dân tộc ít người trên bản đồ.
c. Về thái độ:


- Có nhận thức đúng về các chủ trương, biện pháp giảm tỉ lệ tăng tự nhiên
- Góp phần tuyên truyền vận động giảm tỉ lệ sinh.


- Có ý thức tìm hiểu và tơn trọng các giá trị văn hóa của các dân tộc ít nguời.


<b>2. Phương tiện dạy học: </b>


- Khung lược đồ Nghệ An (khung để vẽ nhanh lược đồ)
- Bản đồ hành chính Nghệ An


- Biểu đồ gia tăng tự nhiên 2001-2005


<b>3. Tổ chức giờ học. </b>


Giáo viên có thể lựa chọn một trong số nội dung sau để tổ chức các hoạt động trên
lớp. Những nội dung còn lại hướng dẫn học sinh đọc tài liệu ở nhà và trả lời các câu
hỏi:


a. Đặc điểm gia tăng tự nhiên / Cơ cấu lao động/ Mối quan hệ giữa dân số và cơ cấu
ngành kinh tế.



b. Đặc điểm dân cư/ Cơ cấu thành phần dân tộc/ Tác động của chính sách dân số đến tỉ
lệ gia tăng dân số.


c. Gia tăng dân số/ Cơ cấu dân tộc/ Mối quan hệ giữa các dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

HĐ Yêu cầu về kiến
thức, kĩ năng cơ bản


Hình thức tổ chức (nhóm, cá nhân) Kết quả
cần đạt được
1 Kiểm tra bài cũ Cá nhân:


1. Căn cứ tỉ lệ gia tăng, hãy tính số dân của
tỉnh Nghệ An tăng lên hàng năm.


2. Huyện nào có biên giới biển: a. Quỳnh
Lưu/ b. Yên Thành / c. Diễn Châu.


3. Người H'Mông Nghệ An phân bố chủ yếu
ở huyện a. Tương Dương/ b. Kỳ Sơn/ c. Quế
Phong.


Sự phân bố
dân cư Nghệ
An không đều,
giữa các
huyện, không
đều ngay trong
1 huyện.



2 Gia tăng dân số và
sự chuyển dịch cơ
cấu dân số theo
ngành


Nh1. Quan sát bảng số liệu và nhận xét tỉ lệ
gia tăng tự nhiên.


Nh2. Căn cứ bản đồ phân bố dân cư, xác
định vùng phân bố các dân tộc H'Mông, Khơ
mú.


Nh3. Dựa vào bảng số liệu, nhận xét và giải
thích sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành.


- Tỉ lệ thấp, có
xu hướng giảm
- Cơ cấu lao


động có


chuyển dịch
tích cực.


3 Tìm hiểu đặc điểm
hoạt động kinh tế,
văn hoá của một số
dân tộc ít người



Nh1. Tìm hiểu dân tộc Thái (số người, ngành
sản xuất chính và phân bố ở các huyện, làn
điệu dân ca)


Nh2. Tìm hiểu H'Mơng (số người, phân bố,
đặc điểm, kinh nghiệm sản xuất)


Nh3. Tìm hiểu người Kinh (số người, phân
bố, đặc điểm dân ca xứ Nghệ)


4 Củng cố Cá nhân:


- Nếu đi theo tuyến đường 7 (từ Diễn Châu
lên Kỳ Sơn), chúng ta sẽ đi qua các huyện và
các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nào ?
- Trồng rừng có vai trị như thế nào đối với
việc phát triển kinh tế- xã hội miền núi?
- Vấn đề gì đang đặt ra khi tỉ lệ gia tăng dân
số tự nhiên xuống 1%/năm ?


5 HĐ nối tiếp - Nêu những hiểu biết về các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở miền núi Nghệ An.


- Làm các bài tập sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

3.2. Tổ chức giờ dạy với nội dung: Đặc điểm dân cư/ Cơ cấu thành phần dân tộc/
Tác động của chính sách dân số đến tỉ lệ gia tăng dân số.


HĐ Yêu cầu về kiến


thức, kĩ năng cơ bản


Hình thức tổ chức (nhóm, cá nhân) Kết quả
cần đạt được
1 Kiểm tra bài cũ Cá nhân:


1. Dân tộc nào sau đây không có ở tỉnh Nghệ
An: H'Mơng, Mơ nơng; Ơ du; Ê đê


2. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số của đồng
bào dân tộc tỉnh Nghệ An với số liệu13,5%
3. Người Việt chiếm bao nhiêu % trong cơ
cấu dân số tỉnh Nghệ An ?


2 Đặc điểm dân cư và
cơ cấu thành phần
dân tộc


Nh1. Quan sát bảng số liệu, vẽ biểu đồ cơ cấu
lao động và nhận xét.


Nh2. Xác định các huyện có đồng bào
H'Mông sinh sống. Nêu đặc điểm sản xuất
của dân tộc này.


Nh3. Tìm những
3 Tác động của chính


sách dân số, kết quả
và hạn chế.



Nh1. Tìm hiểu các chính sách nhằm giảm tỉ lệ
gia tăng dân số của tỉnh. .


Nh2. Tại sao trong thời gian gần đây, dân số
trong tồn tỉnh có xu hướng tăng?


Nh3. Nêu những nguyên nhân tác động đến tỉ
lệ sinh.


4 Củng cố Cá nhân:


- Nếu đi theo tuyến đường 7, chúng ta sẽ đi
qua các huyện và các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số nào ?


- Nêu một số lễ hội gắn liền với các đồng
bào dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An.


5 HĐ nối tiếp - Đọc tài liệu và tìm hiểu thêm về các cơng
trình cơng nghiệp có tác dụng thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội miền núi.


- Làm các bài tập sau đây: (như trên)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>BÀI 3. ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ NGHỆ AN </b>
<b> </b>


<b>1. Mục tiêu bài học. </b>



a. Về kiến thức :


- Đặc điểm khái quát nền kinh tế Nghệ An.


- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH
b. Về kĩ năng :


- Phân tích được biểu đồ cơ cấu kinh tế


- Xác định địa bàn phân bố một số trung tâm công nghiệp/ vùng nông nghiệp.
c. Về thái độ:


- Có nhận thức đúng về các chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh
- Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương.


<b>2, Phương tiện dạy học: </b>


- Khung lược đồ Nghệ An (khung để vẽ nhanh lược đồ)
- Bản đồ hành chính Nghệ An


- Bản đồ kinh tế chung
- Biểu đồ cơ cấu kinh tế


<b>3. Tổ chức giờ học. (có thể chọn hình thức trong lớp hoặc ngoại khoá) </b>


3.1. Tổ chức trong lớp.
HĐ Yêu cầu về kiến


thức, kĩ năng cơ bản



Hình thức tổ chức (nhóm, cá nhân) Kết quả
cần đạt được
1 Kiểm tra bài cũ Cá nhân:


1. Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp/
Công nghiệp/ dịch vụ, du lịch ở địa phương.
2. Các sản phẩm đó dựa vào những điều kiện
nào?


3. Kể tên một số dân tộc ít người và cho biết
hoạt động kinh tế chính của họ là gì?


Mối liên hệ
giữa tài
nguyên và tổ
chức sản xuất.


2 Cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu
kinh tế


Nh1. Quan sát bảng số liệu và nhận xét cơ
cấu kinh tế của tỉnh.


Nh2. Căn cứ bảng số liệu vẽ biểu đồ cơ cấu
kinh tế.


Nh3. Quan sát sự thay đổi tỉ trọng ngành công
nghiệp, giải thích nguyên nhân sự chuyển
dịch cơ cấu ngành công nghiệp.



Tỉ trọng ngành
nông nghiệp
chiếm ưu thế.
Tỉ trọng công
nghiệp, xây
dựng, dịch vụ
ngày càng
tăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

ngành kinh tế ở địa
phựơng


phương (vai trò, điều kiện, cơ cấu và phân
bố)


Nh2. Tìm hiểu về 1 ngành nông nghiệp (cơ
cấu, tình hình phát triển, triển vọng phát
triển)


Nh3. Tìm hiểu về 1 ngành du lịch (điều kiện
phát triển, mối quan hệ giữa phát triển du lịch
và bảo vệ môi trường)


quan trọng, cơ
cấu tương đối
đa dạng.
Trung tâm CN
chính là Vinh
và vùng phụ


cận,


- NN:


4 Củng cố Cá nhân:


- Kể tên cơ cấu các ngành công nghiệp. Sản
phẩm xi măng của Nghệ An được SX từ các
nhà máy nào?


- Vùng chuyên canh cây CN lâu năm/ hàng
năm lớn nhất thuộc huyện nào?


- Tại sao du lịch Cửa Lò trong những năm
gần đây phát triển mạnh?


...
...


5 HĐ nối tiếp - Viết 1 bản báo cáo ngắn về một ngành kinh
tế quan trọng nhất ở địa phương (huyện, thị,
thành)


- Phân tích những điều kiện để Thành phố
Vinh trở thành trung tâm kinh tế lớn của Bắc
Trung Bộ.


Giới thiệu khái
quát vị trí và
các điều kiện


cơ bản để phát
triển ngành
kinh tế đó.
- Tình hình
phát triển,
phân bố và
triển vọng.
3.2. Tổ chức học ngoại khoá tại các cơ sở sản xuất.


Giáo viên có thể chọn một trong số các nội dung : Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
du lịch trên địa bàn để tổ chức học sinh đi học tập và viết báo cáo.


Chuẩn bị: Giáo viên nói rõ yêu cầu buổi ngoại khoá : Tham quan và viết thu hoạch


- Yêu cầu: Thông qua học tập tại cơ sở sản xuất để biết được : Điều kiện, tình hình phát
triển và phân bố của ngành sản xuất, tác động của sản xuất đến môi trường của các Nhà
máy sản xuất xi măng; công nghiệp chế biến nông- lâm- thủy sản, vùng trồng cây nguyên
liệu...


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Viết báo cáo: Làm rõ đặc điểm sản xuất và vai trò của ngành kinh tế ở địa phương,
những tác động đến môi trường trong sản xuất nông nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ.
- Ví dụ : Viết báo cáo về công nghiệp khai thác đá trắng ở Quỳ Hợp.


Quỳ Hợp là một huyện vùng núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Nghệ An. Đây là
huyện có tiềm năng lớn về tài ngun khống sản, trong đó đá trắng là một nguồn khống
sản có giá trị kinh tế cao.


Những năm gần đây, ở Quỳ Hợp đã xuất hiện nhiều công ty khai thác và xuất khẩu
đá trắng như Cơng ty khai thác khống sản Việt - Nhật và nhiều công ti tư nhân khác.



Sản phẩm đá trắng ở Quỳ Hợp bao gồm đá ốp tường, đá trang trí, bột đá đã có mặt
trên thị trường trong nước và trên thế giới. Nước nhập khẩu các sản phẩm đá trắng nhiều
nhất từ Quỳ Hợp là Nhật Bản.


Tuy nhiên, quá trình khai thác và chế biến đá trắng đã làm cho mơi trường nước,
mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm. Chính vì vậy, để phát triển kinh tế bền vững, việc quy
hoạch khai thác phải đi đôi với chế biến làm đa dạng các sản phẩm đá trắng để xuất khẩu
là một phương hướng chính của các cơng ti khai thác và các cấp chính quyền tỉnh Nghệ
An.


<b>BÀI 4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI </b>
<b>VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG </b>


<b> </b>


<b>1. Mục tiêu bài học. </b>


a. Về kiến thức :


- Nắm được phương hướng phát triển kinh tế đến năm 2010


- Tác động của môi trường đến đời sống và sản xuất ở địa phương.
b. Về kĩ năng :


- Vẽ biểu đồ so sánh một số chỉ tiêu và nhận xét.


- Xác định và phân tích tác động của mơi trường đến ssản xuất và đời sống nơi đang
sinh sống.


c. Về thái độ:



- Có ý thức bảo vệ môi trường nơi đang sinh sống.


- Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương.


<b>2, Phương tiện dạy học: </b>


- Khung biểu đồ để sắp xếp các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
- Một số đồ dùng bằng bìa, giấy màu khác nhau.


<b>3. Tổ chức giờ học (có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài sân) </b>


3.1. Tổ chức trong lớp.


Hoạt động 1 (chia lớp thành 4 đến 6 nhóm). Hỏi bài cũ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Một số nhóm thảo luận : Các biểu hiện ô nhiễm môi trường ở Nghệ An
Hoạt động 2 (cá nhân):


- Viết báo cáo nhận định về tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 2000-2005 và dự
báo đến 2010.


- Viết báo cáo nhận định về tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường tự
nhiên của địa phương.


3.2 Tổ chức ngoài trời.


- Chia lớp thành 4 đến 5 nhóm, đến các địa điểm khác nhau của sân trường để
quan sát môi trường và những biểu hiện của ô nhiễm mơi trường. (nguồn nước, khơng
khí, tiếng ồn, ...) (từ 10 đến 15 phút)



- Các nhóm thu thập từ quan sát ngoài sân và vào lớp chuẩn bị những vấn đề có
tính cấp thiết nhất (từ 10 đến 15 phút).


- Nhóm trưởng trình bày nội dung đã chuẩn bị.


- Giáo viên tổ chức đánh giá kết quả và hướng dẫn học sinh đọc tài liệu ở
nhà.


<b> 3. Một số câu hỏi kiểm tra</b>
<i><b> a. Phần tự luận </b></i>


1. Nêu những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế- xã hội
và bảo vệ an ninh quốc phòng.


- Thuận lợi : Nằm trên con đường giao thông bắc - nam về cả đường bộ, đường sắt,
đường biển; đường hàng khơng. Có các cảng biển thuận lợi với giao thông với các nước
trong khu vực và trên thế giới.


- Khó khăn: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đường biên giới trên đất liền dài, địa hình
vùng núi hiểm trở, hệ thống giao thông chưa phát triển nên việc phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ an ninh biên giới rất khó khăn.


2. Hãy xác định tên các huyện vùng núi cao của tỉnh Nghệ An:
- Nghệ An có 10 huyện vùng núi, trong đó có 6 huyện vùng núi cao:
- Theo tuyến đường 48: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong


- Theo tuyến đường 7: Con Cng, Tương Dương, Kì Sơn


3. Quan sát bản đồ địa hình, xác định hướng và vị trí các vực núi cao:



- Hướng chủ yếu là TB-ĐN, dọc theo biên giới Việt - Lào. Đây là nơi bắt đầu của dãy
Trường Sơn bắc. Khu vực núi cao nhất thuộc huyện Kì Sơn, với đỉnh Pulaileng. Đỉnh Pù
Hoạt thuộc huyện Quế Phong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

4. Phân tích khả năng phát triển kinh tế của khu vực núi cao miền Tây Nghệ An.


- Khai thác khoáng sản như thiếc, vàng, đá trắng, nước khoáng: thuộc các huyện Quế
Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu... Khai thác một số gỗ quý ở Kỳ Sơn, Tương Dương, Con
Cuông.


- Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn: hầu hết ở các huyện vùng
núi. Phát triển thuỷ điện thượng nguồn sông Cả, thuộc huyện Tương Dương, Kì Sơn.
- Quy hoạch và bảo tồn các khu rừng tự nhiên có giá trị về khoa học và du lịch... ở Con
Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp và Quế Phong...


5. Giới thiệu một số nét về khu vực du lịch biển Cửa Lò.


- Bờ biển Cửa Lò là một bờ biển đẹp, rất có khả năng phát triển du lịch ở miền Trung.
- Biển Cửa Lò bao gồm phần bờ thoải, cát trắng dài khoảng 6 km với các đảo Ngư, đảo
Mắt, đảo Lan Châu.


- Các tỉnh ở phía Bắc, ở Hà Nội có thể đến nghỉ mát biển Cửa Lị có thể đi theo đường ô
tô, đường sắt rất thuận lợi.


- Công tác phục vụ khách du lịch ngày càng được cải tiến và tiện nghi với hệ thống khách
sạn chất lưọng tốt, đặc sản biển phong phú, giá hạ.


6. Hãy cho biết đặc điểm và giá trị kinh tế của dạng địa hình ở Nghệ An được người dân
địa phương gọi là “lèn”.



- Là dạng địa hình núi cịn sót lại ở đồng bằng do q trình phong hố từ xa xưa thuộc
các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc.


- Loại địa hình này có cấu trúc địa chất chủ yếu là đá vơi vì vậy nhân dân các địa phương
thường khai thác làm vật liệu xây dựng, hoặc dùng để nung vơi...Một số "lèn" là thắng
cảnh, có giá trị du lịch.


7. Nêu những ảnh hưởng của gió mùa tây nam đến sản xuất và đời sống nhân dân ở Nghệ
An.


- Đối với sản xuất: thuận lợi đối với ngành làm muối, chế biến thuỷ sản nhưng khó khăn
cho ngành trồng trọt, chăn ni gia súc do thiếu nước...


- Đối với đời sống: nhiệt độ cao, độ ẩm thấp làm cho sự bốc hơi nước mạnh, da khơ, ngột
ngạt gây khó chịu cho đời sống sinh hoạt, dễ xẩy ra nạn cháy nhà cửa, cháy rừng...


8. Nêu tác động của dải hội tụ nhiệt đới đến chế độ mưa ở Nghệ An.


- Dải hội tụ nhiệt đới là sự kết hợp của 2 khối khí nhiệt đới bắc và nam bán cầu. Khơng
khí trong dải hội tụ có sự xáo trộn làm cho thời tiết thay đổi và thường gây mưa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

9. Nêu một số đặc điểm sản xuất và sinh hoạt của người H'Mông ở Nghệ An.


- Người H'Mông sống chủ yếu các huỵện vùng núi cao Kì Sơn, Tương Dương, Quế
Phong.


- Sản xuất chính của người H'mơng là trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc vừa và nhỏ,
săn bắn. Người Hmơng có kinh nghiệm nghề rèn các loại công cụ lao động như dao,
cuốc, súng săn.



- Người H'Mơng tổ chức đón tết hàng năm theo tết của người Lào (vào cuối tháng 12
dương lịch). Trong các lễ hội, trai gái có trị chơi ném bo bo; người con trai thường thổi
khèn, đàn môi với những âm thanh đa dạng, độc đáo; người con gái có trang phụ màu
<b>sắc sặc sỡ. </b>


10. Tại sao mật độ dân số giữa các vùng đồng bằng và miền núi có sự chênh lệch?


- Về tự nhiên: vùng núi tuy giàu tài nguyên nhưng đi lại khó khăn. Q trình sản xuất và
tiêu thụ khơng thuận lợi.


- Về dân cư và lịch sử khai thác: Là nơi tập trung các ngành, các trung tâm cơng nghiệp
chính của tỉnh cịn miền núi thì ngược lại. Người dân ở miền núi chủ yếu là đồng bào các
dân tộc thiểu số, hoạt động kinh tế kém phát triển, phân tán.


11. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP giai đoạn 2000-2005.
a. Nhận xét:


- Trong cơ cấu GDP giai đoạn 2000-2005, ngành nơng nghiệp vẫn chiếm ưu thế.
- Có sự chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
- Có sự chuyển dịch từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực không sản xuất vật chất.
b. Nguyên nhân:


Do q trình cơng nghiệp hố nơng nghiệp và nơng thơn; do sự đầu tư mạnh mẽ để
phát triển công nghiệp, hình thành các khu cơng nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài...
12. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế giai đoạn 2000-2005


- Giai đoạn 2000-2005, tỉnh có 5 thành phần kinh tế, trong đó chiếm tỉ lệ lớn là thành
phần kinh tế Nhà nước và cá thể.



- Các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch từ khu vực hợp tác xã sang khu vực tư nhân.
Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn.


13. Tại sao sản xuất lúa vụ đơng xn ở Nghệ An có vai trò rất quan trọng ?


- Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng lương thực của toàn tỉnh (46,3% diện tích và
60,1% sản lượng lúa cả năm)


- Do thời tiết khí hậu của vụ đơng xn ít ảnh hưởng xấu đến năng suất và sản lượng lúa
- Do việc sử dụng đưa các giống mới thích hợp với vụ đơng xn vào sản xuất có năng
suất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Do hình thành các vùng chun canh cây cơng nghiệp tập trung nhằm cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến trong và ngoài tỉnh như cao su, chè, cà phê, dứa, cam,
mía...


- Nhu cầu các sản phẩm cây cơng nghiệp trên thị trường trường trong và ngồi nước ngày
càng cao nên thị trường sản phẩm cây công nghiệp ngày càng được mở rộng.


- Khai thác ngày càng có hiệu quả tiềm năng tự nhiên (đất trồng, khí hậu)...


15. Kể tên một số vùng trồng cây nguyên liệu tập trung gắn liền công nghiệp chế biến.
-Vùng mía, dứa nguyên liệu thuộc các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kì, Quỳnh Lưu.
- Vùng cà phê, cao su thuộc huyện Nghĩa Đàn.


- Vùng chè nguyên liệu Anh Sơn, Thanh Chương
16. Nêu đặc điểm, vai trò của tuyến đường quốc lộ số 7.


Tuyến đường 7. Bắt đầu từ Diễn Châu nối với của khẩu Nậm Cắn (Kì Sơn), với
chiều dài 250km, đi qua các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Con


Cng, Tương Dương, Kì Sơn.


Là tuyến đường nối vùng đồng bằng với các huyện miền núi nhằm thúc đẩy phát
triển KT-XH. Đồng thời là tuyến đường vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu cho nước
bạn Lào.


17. Tại sao nói cơng nghiệp hố nơng nghiệp và nơng thơn sẽ góp phần đưa tỉnh Nghệ An
ra khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010?


- Nghệ An là một tỉnh hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Trong cơ cấu dân số, dân số thuộc ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua còn chậm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b>b. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: </b></i>


Hãy chọn một ý trả lời đúng (a, b hoặc c) cho các câu hỏi sau đây:


TT Nội dung ĐA


1 Huyện miền núi cao có biên giới với CHDCND Lào dài nhất là:


a. Quế Phong b. Kỳ Sơn c. Tương Dương <b>b </b>


2


Đặc điểm tự nhiên đã tạo nên kiểu thời tiết đặc biệt ở Nghệ An là:
a. Có 3/4 diện tích là đồi núi thấp


b. Có dãy Trường Sơn ở phía Tây Nam



c. Là vùng chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam


<b>b </b>


3


Thời kì mưa tạo nên lũ tiểu mãn ở Nghệ An vào các tháng:
a. Tháng 6 và tháng 7 b. Tháng 7 và tháng 8


c. Tháng 8 và tháng 9


a


4


Vườn quốc gia Pù Huống thuộc địa phận huyện:


a. Quỳ Châu b. Quỳ Hợp


c. Quỳ Châu và Quỳ Hợp


c


5


Thứ tự các điểm du lịch biển của Nghệ An từ Bắc vào Nam:
a. Quỳnh Phương - Quỳnh Nghĩa - Xuân Thành - Cửa Lò
b. Quỳnh Phương - Quỳnh Nghĩa - Cửa Lò - Xuân Thành
c. Xuân Thành - Quỳng Nghĩa - Quỳnh Phương - Cửa Lò



a


6


6. Phụ lưu của sơng Cả có tiềm năng thủy điện lớn nhất là:


a. Nậm Nơn b. Sông Giăng


c. Sông Hiếu


a


7


Người địa phương thường gọi sông Lam là sơng Cả là vì:
a. Hệ thống sơng Lam lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ


b. Sông Lam bắt đầu từ thượng Lào, chảy vào Nghệ An với nhiều phụ
lưu.


c. Hệ thống sông Lam cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông
nghiệp.


a


8


Các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kì, Quỳnh Lưu, Quỳ Hợp đều có đặc điểm
chung là:



a. Giáp tỉnh Thanh Hóa b. Có đất đỏ ba zan
c. Có quốc lộ 48 đi qua


b


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

a. Diễn Châu - Quỳnh Lưu b. Diễn Châu - Yên Thành
c. Diễn Châu - Đô Lương


10


Thiên nhiên Nghệ An phong phú và phân hóa đa dạng là do:


a. Vị trí thuộc miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, có giáp biển
b. Có nhiều dạng địa hình từ đồng bằng đến đồi núi thấp và núi cao.
c. Chịu tác động của gió mùa TN vào mùa hè và gió mùa ĐB vào mùa
đơng


a


11 Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của Nghệ An năm 2005 là: <sub> a. 2% </sub> <sub> b. 1,4% </sub> <sub>c. 1,2% </sub> c
12 Mật độ dân số Nghệ An thấp nhất nhất thuộc huyện:


a. Kỳ Sơn b. Tương Dương c. Quế Phong


13


Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng:
a. Giảm tỉ trọng của ngành công nghiệp


b. Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ


c. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.


b


14 Dân tộc thiểu số nào sau đây khơng có ở tỉnh Nghệ An:


a. H'Mông b. Đan lai c. Ê đê c
15 Làn điệu dân ca của đồng bào Khơ Mú là:


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×