Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.55 KB, 2 trang )
Lúng túng định giá thương hiệu
Sự lúng túng trong việc định giá thương hiệu là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp VN
chứ không chỉ riêng của một số doanh nghiệp Nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa.
Vinaconex (thuộc Bộ Xây dựng) là một tổng công ty lớn của Nhà nước đang tiến hành cổ
phần hóa. Một chuyên gia của Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cho biết, tổng
tài sản của Vinaconex vào khoảng 3.600 tỉ đồng, trong đó trị giá thương hiệu Vinaconex -
theo nhiều nguồn tin khác nhau - chỉ được tính xấp xỉ 3,5 tỉ đồng - chưa bằng 1/1.000 tổng
tài sản doanh nghiệp. Một con số quá nhỏ nhoi.
Bản thân ông Phí Thái Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinaconex không thừa nhận con
số 3,5 tỉ này. Ông nói: "Trong quá trình tiến hành cổ phần hóa, chúng tôi đề nghị các doanh
nghiệp tự đánh giá giá trị của cái tên Vinaconex, ở đâu đó vào khoảng từ 5 đến 15% giá trị
doanh nghiệp. Còn đối với cả tổng công ty, giá trị thương hiệu Vinaconex được tính bao
nhiêu là một bài toán rất phức tạp, chắc chắn cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia, tạm
thời chúng tôi cũng chưa biết tính như thế nào...".
Sự lúng túng trong việc định giá thương hiệu là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp Việt
Nam chứ không chỉ riêng của một số doanh nghiệp Nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên - một doanh nghiệp
được coi là đi tiên phong ở VN trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu - cũng thừa
nhận: “Trong hoàn cảnh ta hiện nay chưa thể định giá chính xác được thương hiệu của một
doanh nghiệp. Đưa ra bất kỳ con số nào cũng là chủ quan”.
Ông Hồ Xuân Hùng - Phó trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung
ương - nhận xét: "Đến tài sản hữu hình còn chưa định giá đúng, định giá đủ, nói gì đến tài
sản vô hình như thương hiệu!".
Trong khi đó, theo ông Phạm Đình Chướng - Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ - vấn đề định
giá thương hiệu, hay rộng hơn là tài sản trí tuệ - đã bắt đầu được thế giới tính đến từ vài
thập niên.
Trong các lý thuyết kinh tế, quan điểm về tài sản doanh nghiệp đã có sự thay đổi căn bản.
Bên cạnh những tài sản hữu hình (động sản, bất động sản...) giờ đây xuất hiện các tài sản
vô hình (bao gồm các mối quan hệ của doanh nghiệp, các hợp đồng lợi thế và các sản
phẩm trí tuệ - bao gồm bằng sáng chế, thương hiệu, bí quyết thương mại...).
Càng ngày, vai trò của các tài sản vô hình càng quan trọng. Đối với một công ty chuyên