Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Gián án Di truyền học quần thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.99 KB, 5 trang )

2
)1(
++
rr
CHƯƠNG III.
DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ.
VÍ DỤ ÁP DỤNG
Ví Dụ 1: Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc ban đầu là:
0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
Hãy cho biết:
a) Tần số tương đói của các alen trong quần thể ngẫu phối
b) Quần thể này đã ở trạng thái cân bằng hay chưa? Giải thích.
Hướng dẫn
a) Áp dụng định luật Hacdi – Vanbec, ta có:
+ Tần số tương đối của Alen A: p(A) = d +
2
h
= 0,36 +
2
48,0
= 0,6
+ Tần số tương đối của Alen a: q(a) = r +
2
h
= 0,16 +
2
48,0
= 0,4
( Hay q(a) = 1 – p(A) = 1 – 0,6 = 0,4)
b) Quần thể này đã ở trạng thái cân bằng di truyền. Vì: khi ngẫu phối diễn ra thì sự kết hựp
ngẫu nhiên giữa giao tử ♂ và giao tử ♀ sẽ cho ra thế hệ tiếp theo có thành phần kiểu gen vẫn như ở


quần thể ban đầu. Dù ngẫu phối qua bao nhiêu thế hệ thì cấu trúc di truyền của quần thể và tần số
tương đối của các alen cũng không thay đổi => quần thể ở trạng thái cân bằng.
Ví dụ2: Quần thể giao phối ngẫu nhiên có những đặc điểm gì? Công thức tính số kiểu gen khác
nhau trong quần thể giao phối ngẫu nhiên. Từ đó rút ra được nhận xét gì?
Hướng dẫn
a) - Đặc điểm của quần thể giao phối ngẫu nhiên:
Các cá thể trong quần thể giao phối có quan hệ phụ thuộc nhau về mặt sinh sản nên quần thể giao
phối là một đơn vị sinh sản, đơn vị ồn tại của loài trong tự nhiên → quần thể tồn tại trong không
gian và theo thời gian.
- Quần thể giao phối nổi bật ở đặc điểm đa hình vì qúa trình giao phối dẫn đến đa hình về kiểu gen
và kiểu hình, do đó các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau những nét cơ bản nhưng sai khác về
nhiều chi tiết, nên khó tìm thấy được hai cá thể giống nhau hoàn toàn ( trừ sinh đôi cùng trứng).
b) Công thức tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể là
Trong đó r là số alen thuộc 1 gen
n là số alen khác nhau.
Trang 1
*Cấu trúc di truyền của quần thể: Khái niệm, tần số tương đối của các
alen, kiểu gen
* Cấu trúc di truyền cảu quần thể tự thụ phấn, quần thẻ giao phối gần và
quần thể ngẫu phối.
* Định luật Hacđi – Vanbec; điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định
luật.
n
Nhận xét : Giữa các quần thể khác nhau trong cùng một loài vẫn phân biệt với nhau ở tần số tương
đối của các alen, các kiểu gen và các kiểu hình. Do đó tần số tương đối của các alen về một gen
nào đó là dấu hiệu đặc trưng cho sự phân bố các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể đó.
BÀI TẬP
Bài tập tự luận
Câu 1. Thế nào là quần thể tự phối ? Khi xét một gen có 2 alen, em hãy cho biết cách tính
tần số tương đối của các alen đó trong quần thể đó qua n thế hệ tự phối.

Câu 2. Định luật Hacđi – Vanbec được phát biểu như thế nào ? Nêu những điều kiện để định
luật Hacđi – Vanbec được nghiệm đúng. Ý nghĩa của định luật về mặt lý luận và thực tiển.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Câu nào sau đây có nội dung không đúng khi nói về quần thể ?
A. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài
B. Quần thể là tập hợp các cá thể ngẫu nhiên nhất thời
C. Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng
D. Mỗi quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và tương đối ổn định
Câu 2. Thành phần kiểu gen của một quần thể có tính
A. ổn định B. đặc trưng và không ổn định
C. đặc trưng và tương đối ổn định D. không ổn định
Câu 3. Khi nói về vốn gen của quần thể, điều nào sau đây không đúng ?
A. vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
B. vốn gen của quần thể thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
C. Tần số kiểu gen của quần thể còn được gọi là cấu trúc di truyền của quần thể.
D. Vốn gen không đặc trưng cho quần thể.
Câu 4. Cách tính không đúng về tần số alen của một gen nào đó trong quần thể là
A. tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong
quần thể tại một thời điểm xác định.
B. tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
C. tỉ lệ giữa số alen được xét đến trên tổng số alen thuộc một locut trong quần thể.
D. tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.
Câu 5. Tần số một loại kiểu gen nào đó trong quần thể là
A. tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
B. tỉ lệ giữa các loại kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. tỉ lệ giữa số alen được xét đến trên tổng số alen thuộc một locut trong quần thể.
D. tỉ lệ giữa các loại cá thể mang kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 6. Ở ngô, alen A quy định màu hạt đỏ, aalen a quy định màu hạt trắng. Trong một quần thể
ngô có 480 cây ngô dỏ thuần chủng, 320 cây ngô đỏ không thuần chủng và 200 cây ngô trắng.
Tần số alen A và a trong quần thể là:

A. A = 0,6; a = 0,4 B. A = 0,4; a = 0,6
C. A = 0,64; a = 0,36 D. A = 0,7; a = 0,3
Câu 7. Ở đậu Hà lan, alen B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn.
Trong một quần thể có 1000 cây, trong đó có 160 cây hạt nhăn, số còn lại là cây hạt trơn. Xác
định tần số các kiểu gen trong quần thể. Biết rằng quần thể đậu ở trạng thái cân bằng.
A. BB = 0,64; Bb = 0,32 ; bb = 0,04 B. BB = 0,16 ; Bb = 0,48 ; bb = 0,36
C. BB = 0,36 ; Bb = 0,48 ; bb = 0,16 D. BB = 0,04 ; Bb = 0,32; bb = 0,64
Câu 8. Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng
Trang 2
A. tăng dần số kiểu gen dị hợp và giảm dần số kiểu gen đồng hợp
B. số kiểu gen đồng hợp trội tăng dần, số kiểu gen đồng hợp lặn giảm dần
C. tăng dần tần số alen trội và giảm dần tần số alen lặn.
D. tăng dần số kiểu gen đồng hợp trội và giảm dần số kiểu gen dị hợp.
Câu 9. Cấu trúc di truyền của quần thrr thực vật tự thụ phấn hay quần thể giao phối gần qua
nhiều thế hệ có đặc điểm là
A. phân hoá thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. quần thể có sự đa dạng phong phú về kiểu gen
C. tần số các alen và thành phần kiêu gen của quần thể đều thay đổi
D. tăng dần thể dị hợp và giảm dần thể đồng hợp.
Câu 10. Cấu trúc di truyền của quần thể không thay đổi qua nhiều thế hệ thường gặp ở quần
thể
A. tự thụ phấn B. giao phối ngẫu nhiên
C. giao phối cận huyết D. tự thụ tinh
Câu 11. Luật hôn nhân gia đình cấm không cho những người có họ hàng gần kết hoonvoiws
nhau vì kết hôn sẽ
A. không phù hợp với phong tục tập quán xã hội Việt Nam
B. tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử, nhất là đồng hợp tử gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu
hình
C. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp, làm giảm sức sống của dòng họ
D. làm giảm sự đa dạng, phong phú của dòng họ và dòng họ dễ suy thoái.

Câu 12. Một quần thể khởi đầu gồm toàn cá thể có kiểu gen dị hợp tử (Aa). Sau bao nhiêu thế
hệ tự thụ phấn thì kiểu gen dị hợp tử (Aa) chỉ còn lại 6,25%
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 13. Một quần thể khởi đầu có thành phần kiểu gen 0,30AA : 0,16Aa : 0,54aa. Sau 3 thế hệ
tự thụ phấn thì tần số kiểu gen đồng hợp tử trội AA trong quần thể là bao nhiêu?
A. 0,37 B. 0,02 C. 0,61 D. 0,27
Câu 14. Một quần thể khởi đầu có cấu trúc di truyền 0,8 AA : 0 Aa : 0,2 aa. Sau 5 thế hệ tự thụ
phấn thì cấu trúc di truyền sẽ là
A. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa B. 0,16 AA : 0,32 Aa : 0,52 aa
C. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa D. 0,8 AA : 0,32 Aa : 0,2 aa
Câu 15. Câu nào có nội dung không đúng khi nói về quần thể ngẫu phối
A. Quần thể ngẫu phối là quần thể mà các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tính để giao
phối ngẫu nhiên.
B. Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách
không đổi, trong những điều kiện nhất định.
C. Trong quần thể ngẫu phối không có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh sản.
D. Trong quần thể ngẫu phối các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên sẽ tạo nên
một lượng biến dị di truyền rất lớn
Câu 16. Điều nào sau dây không làm cho quần thể ngẫu phối duy trì tần số các kiểu gen ở trạng
thái cân bằng?
A. Các cá thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên
B. Quá trình chọn lọc xảy ra trong quần thể
C. Không có sự di - nhập gen xảy ra trong quần thể
D. Quá trình đột biến không xảy ra trong quần thể
Câu 17. Điều nào sau dây làm cho tần số các alen trong quần thể thay đổi nhanh nhất?
Trang 3
A. Đột biến B. Chọn lọc C. Di - nhập gen D. Nguồn sống
Câu 18. Về mặt lý luận, định luật Hacđi – Vanbec có ý nghiã là
A. giải thích được trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian
B. giải thích được sự hình thành loài mới từ loài ban đầu

C. giải thích được sự cạnh tranh giữa các quần thể cùng loài trong tự nhiên
D. giải thích được tác dụng của chọn lọc tự nhiên trong quần thể.
Câu 19. Nguyên nhân dẫn đến quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình là
A. quá trình tự phối B. quá trình giao phối không ngẫu nhiên
C. quá trình ngẫu phối D. quá trình giao phối gần
Câu 20. Số thể dị hợp ngày càng giảm, số thể dị hợp ngày càng tăng gặp ở
A. loài sinh sản sinh dưỡng B. loài sinh sản hữu tính
C. quần thể giao phối D. quần thể tự phối
Câu 21. Trong một trại chăn nuôi có 1200 con bò, trong đó có 432 con lông đen, 576 con lông
lang trắng đen và số còn lại là bò lông vàng. Biết rằng, kiểu gen AA quy định lông đen, Aa quy
định lông lang trắng đen, aa quy định lông vàng. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể

A. A = 0,6 ; a = 0,4 B. A = 0,8 ; a = 0,2
C. A = 0,4 ; a = 0,6 D. A = 0,84; a = 0,16
Câu 22. Giả sử một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền 0,6 AA : 0,4 Aa. Cho quần thể tự
phối bắt buộc thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F
1

A. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa B. 0,1 AA : 0,2 Aa : 0,7 aa
C. 0,8 AA : 0,1 Aa : 0,1 aa D. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa
Câu 23. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền
A. 45% AA : 40% Aa : 15% aa B. 60% AA : 20% Aa : 20% aa
C. 6,25% AA : 37,5% Aa : 52,25% aa D. 39% AA : 52% Aa : 9% aa
Câu 24. Cho biết thành phần kiểu gen của quần thể như sau
P: 35AA : 14 Aa : 91aa
Tần số alen A và alen a của quần thể này là
A. A = 0,42 ; a = 0,48 B. A = 0,3 ; a = 0,7
C. A = 0,7 ; a = 0,3 D. A = 0,31 ; a = 0,69
Câu 25. Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tang là
10000

1
. Giả sử quần thể này
cân bằng di truyền. Tỉ lệ người da bình thường có mang gen bệnh là
A. 0,01% B. 25% C. 10% D. 1,98%
Câu 26. Một quần thể gia súc có 10000 con ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó có 12,25%
là số cá thể lông trắng, số còn lại là cá thể lông nâu. Biết rằng A quy định lông nâu, aquy định
lông trắng. Quần thể này có bao nhiêu cá thể lông nâu thuần chủng ?
A. 8775 cá thể B. 4225 cá thể C. 2275 cá thể D. 4550 cá thể
Câu 27. Cho biết tần số tương đối của 2 alen D và d trong quần thể nhu sau: D = 0,64; d = 0,36.
Cấu trúc di truyền của quần thể này ở trạng thái cân bằng là
A. 38,44% DD : 47,12% Dd : 14,44% dd B. 40,96% DD : 46,08% Dd : 12,96% dd
C. 36% DD : 48% Dd : 16% dd D. 39,69% DD : 46,62% Dd : 13,69% dd
Câu 28. Một quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen như sau 1%AA : 64% Aa : 35%aa. Quần
thể này tự phối liên tiếp qua 4 thế hệ rồi sau đó ngẫu phối. Thành phần kiểu gen của quaafn thể ở
thế hệ thứ 5 là
Trang 4
A. 31% AA : 4% Aa : 65% aa B. 65% AA : 4% Aa : 31% aa
C. 10,89% AA : 44,22% Aa : 44,89% aa D. 44,89% AA 44,22% Aa : 10,89% aa
Câu29. Một quần thể khởi đầu gồm 100% cá thể có kiểu gen AaBbCCDd. Sau quá trình tự
phối( tự thụ phấn) liên tiếp qua nhiều thế hệ sẽ hình thành đối đa bao nhiêu dòng thuần.
A. 4 B. 6 C. 8 D. 10
Trang 5

×