Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

quyền sở hữu công nghiệp:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.83 KB, 10 trang )

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

I. ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
A. ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp:
- Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng
hoá được xác lập quyền sở hữu theo văn bản bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý tên thương mại được tự động xác lập khi hội đủ các điều kiện
quy định mà không phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Điều kiện hình thức:
Đơn yêu cầu văn bằng bảo hộ
• Quyền nộp đơn
• Thực hiện quyền nộp đơn
• Nguyên tắc nộp đơn
* Quyền nộp đơn
Quyền nộp đơn đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu giáng công nghiệp:
- Tác giả, đồng tác giả
- Người thừa kế
- Người sử dụng lao động
Quyền nộp đơn đối với nhãn hiệu hàng hoá:
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh hợp pháp
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn
yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người
khác sản xuất với điều kiện người sản xuất đó không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương
ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên.
Quyền nộp đơn đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá:
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác đang sản xuất, kinh doanh sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc
thù tại nước, địa phương có tên địa lý (yêu cầu: Đáp ứng điều 7, NĐ 63/CP)
- Cá nhân, pháp nhân nước ngoài đang là chủ văn bằng bảo hộ do nước ngoài cấp thì có quyền nộp
đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đó để sử dụng cho sản phẩm của


mình trên thị trường Việt Nam.
Quyền nộp đơn SC/GPHI, KDCN,NHHH có thể chuyển nhượng cho cá nhân hoặc pháp nhân khác
bằng văn bản (giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn).
Quyền nộp đơn đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá không được chuyển nhượng.
* Thực hiện quyền nộp đơn
- Nộp trực tiếp:Việc nộp đơn đựoc thực hiện bởi người có quyền nộp đơn
- Nộp gián tiếp: Việc nộp đơn được uỷ quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
* Nguyên tắc nộp đơn: Áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First to file)
Khái niệm “quyền ưu tiên” được xác lập theo ngày ưu tiên là ngày đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ
được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện nội dung (quy định tại các điều 782-786 Bộ luật dân sự)
Đối với sáng chế:
- Là giải pháp kỹ thuật
- Có tính mới thế giới
- Có trình độ sáng tạo
- Có khả năng áp dụng
Đối với giải pháp hữu ích:
- là giải pháp kỹ thuật
- Có tính mới thế giới
- Có khả năng áp dụng
Đối với kiểu dáng công nghiệp:
- Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm
- Có tính mới thế giới
- Dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp
Đối với nhãn hiệu hàng hoá:
Là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh
khác nhau.
Đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá:
- Là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương có điều
kiện địa lý độc đáo và ưu việt tạo nên tính chất chất lượng đặc thù của các mặt hàng (lưu ý : Tên gọi xuất

xứ hàng hóa đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá và đã mất chức năng chỉ dẫn xuất xứ hàng hoá đó thì
không được bảo hộ như một đối tượng sở hữu công nghiệp).
Các dấu hiệu không được bảo hộ:
a. Đối với sáng chế/ giải pháp hữu ích:
- Các phát minh, các lý thuyết khoa học
- Phương pháp và hệ thồng tổ chức và quản lý kinh tế, giáo dục, giảng dạy, đào tạo, luyện tập vật
nuôi.
- Hệ thống ngôn ngữ, ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng
trưng, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu, bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây
dựng các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ chỉ mang đặc tính thẩm mỹ, không mang đặc tính kỹ
thuật.
- Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng
tương tự.
- Giống thực vật, giống động vật.
- Phương pháp phòng bệnh, chuẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, cho động vật.
- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật, động vật.
b. Đối với kiểu dáng công nghiệp:
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình
trong lĩnh vực tương ứng.
- Hình dáng bên ngoài chỉ mang đặc tính kỹ thuật hoặc do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc
phải có.
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn được trong quá trình sử dụng.
- Kiểu dáng của sản phẩm chỉ có giá trị thầm mỹ.
c. Đối với nhãn hiệu hàng hoá:
- Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt (như các hình và hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các
chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ, chữ nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng).
- Dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào
đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.
- Dấu hiệu thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng….. mang tính mô tả
hàng hoá, dịch vụ và sản xuất của hàng hoá, dịch vụ.

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch gây nhầm lẫm hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ,
tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ.
- Dấu hiệu giống hoặc tương tự với các dấu chất lượng, dấu kiểm tra …. của các tổ chức trong và
ngoài nước.
- Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng tương tự tới mức
gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, ảnh lãnh tụ…. của Việt Nam và cả nước ngoài nếu không được
cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép.
d. Đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá
- Các chỉ dẫn xuất xứ không phải là tên địa lý (kể cả dấu hiệu mang tính chất biểu tượng của nước, địa
phương là nơi xuất xứ của hàng hoá nhưng không phải là tên địa lý, địa phương đó).
- Tên gọi xuất xứ hàng hoá đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa và đã mất chức năng chỉ dẫn
xuất xứ hàng hoá.
Các đối tượng không cần đăng ký gồm:
- Bí mật kinh doanh
- Chỉ dẫn địa lý
- Tên thương mại
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp).
Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các 4 đối tượng nếu trên không dựa trên Văn bằng
bảo hộ do Cục sở hữu công nghiệp cấp mà sẽ tự động được xác lập khi có đủ các điều kiện. Cụ thể như sau:
a. Bí mật kinh doanh:
Được bảo hộ dưới dạng là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin về nội dung, không phải dạng tín
hiệu hoặc dấu hiệu, không phải là những hiểu biết thông thường, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và
khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không
sử dụng thông tin đó. Các thành quả này được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin
đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
NĐ 54 cũng quy định các thông tin không liên quan đến kinh doanh như bí mật về nhân thân, về
quản lý nhà nước, về an ninh quốc phòng không được bảo hộ dưới danh nghĩa là bí mật kinh doanh.
b. Chỉ dẫn địa lý:
Được bảo hộ khi đó là những thông tin về nguốn gốc địa lý của hàng hoá thể hiện dưới dạng một từ
ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương

thuộc một quốc gia được thể hiện trên hàng hoá, bao bì hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán
hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc địa lý tạo nên (tránh nhầm lẫn giữa một chỉ
dẫn địa lý với một tên gọi xuất xứ hàng hoá, đây là hai đối tượng khác nhau và tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ
được bảo hộ dưới hình thức Văn bằng bảo hộ).
Nghị định 54 cũng quy định các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hoá, đã
mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý.
c. Tên thương mại:
Được bảo hộ khi là tập hợp những chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, có khả năng phân
biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực.
NĐ 54 cũng đã quy định các tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh, tên gọi
nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực :Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×