Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài giảng Địa lý 9 (HK1_2010-2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.7 KB, 4 trang )

- 1 -
UBND TỈNH TIỀN GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đề chính thức
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Địa lý lớp 9
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 2 trang, gồm 3 câu.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1 (2,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau:
Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ
(Đơn vị: người/km
2
)
Năm
Vùng
1989 2003
Cả nước 195 246
Trung du và miền núi Bắc Bộ 103 115
Đồng bằng sông Hồng 784 1192
Bắc Trung Bộ 167 202
Duyên hải Nam Trung Bộ 148 194
Tây Nguyên 45 84
Đông Nam Bộ 333 476
Đồng bằng sông Cửu Long 359 425
a). Hãy nhận xét về sự phân bố dân cư của cả nước và các vùng của nước ta.
b). Giải thích vì sao Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
có mật độ dân số tăng cao hơn mức trung bình của cả nước.
Câu 2 (4,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy
a). Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.


b). Kể tên các ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, rút ra nhận
xét.
Câu 3 (4,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau:
Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực
và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng
(Đơn vị: %)
Năm
Tiêu chí
1995 1998 2000 2002
Dân số 100,0 103,5 105,6 108,2
Sản lượng lương thực 100,0 117,7 128,6 131,1
Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 113,8 121,8 121,2
a). Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và
bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995 -
2002.
b). Nhận xét về tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương
thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn trên.
-----------------------------------------------HẾT-----------------------------------------------
Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam
Giám thị không giải thích gì thêm.
UBND TỈNH TIỀN GIANG
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – 2010 - 2011
Đề chính thức Môn: Địa lý lớp 9
Câu Nội
dung
Điểm
1 (2,0
điểm)
a). Nhận xét về sự phân bố dân cư của cả nước và các vùng của

nước ta:
- Mật độ dân số nước ta cao (dẫn chứng)
- Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ:
+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển: Đồng bằng sông
Hồng, Đông nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (dẫn chứng)
+ Thưa thớt ở miền núi: Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía
Bắc (dẫn chứng)
0,25
0,25
0,5
0,5
b). Giải thích
- Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng công nghiệp
phát triển nhất nước ta nên thu hút lực lượng lao động từ các vùng
khác di cư đến.
- Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất cả nước, nhưng do chính sách
di dân để phát triển các vùng kinh tế mới nên mật độ dân số tăng
nhanh.
0,25
0,25
2
(4,0
điểm)
a). Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp
nước ta.
- Ngành công nghiệp nước ta phát triển nhanh (dẫn chứng)
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng (dẫn chứng)
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành (dẫn
chứng)
- Phân bố: hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng
Các trung tâm công nghiệp lớn tập trung hầu hết ở đồng bằng và
ven biển (dẫn chứng tên một số trung tâm công nghiệp)
(nếu học sinh không nêu dẫn chứng thì chỉ cho ½ số điểm của ý đó)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
b). Các ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, rút ra nhận
xét:
- Nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, sản xuất ô tô,
đóng tàu, điện tử, hoá chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng,
sản xuất giấy, xenlulô, dệt may, chế biến nông sản.
(nếu học sinh nên được 3 – 5 ngành cho 0,25 điểm; 6 đến 8 ngành
cho 0,5 điểm; 9 đến 12 ngành cho 0,75 điểm; 13 ngành trở lên cho
1,0 điểm)
- Nhận xét: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp đa
ngành có mặt hầu hết các ngành công nghiệp của nước ta.
1,0
0,5
- 2 -
3
(4,0
điểm)
a). Vẽ biểu đồ:
- Dạng biểu đồ: Trên 1 hệ trục tọa độ vẽ 3 đường biểu diễn: tốc độ
tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực trên đầu
người.
- Yêu cầu:

+ Đầy đủ: Tên biểu đồ, chú thích, đơn vị (%) ở trục tung.
+ Chính xác: Chính xác khoảng cách năm, tỷ lệ % các tiêu chí theo
bảng số liệu
2,0
b). Nhận xét:
- Tốc độ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng tăng liên tục qua
các năm (dẫn chứng).
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực cũng tăng liên tục qua
các năm (dẫn chứng).
- Nhìn chung sản lượng lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
tốc độ gia tăng dân số vì vậy bình quân lương thực theo đầu người
cũng liên tục tăng (dẫn chứng).
- Giai đoạn 2000 – 2002 tốc độ gia tăng dân số nhanh hơn tốc độ
tăng trưởng sản lượng lương thực vì vậy bình quân lương thực trên
đầu người có xu hướng giảm nhẹ
Nếu học sinh nhận xét chung: Dân số, sản lượng lương thực và bình
quân lương thực trên đầu người có tốc độ tăng trưởng liên tục qua
các năm và có dẫn chứng đầy đủ thì cho 1,50 điểm.
0,5
0,5
0,5
0,5

×