Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

[Luận văn Hóa Học 32]- Xây dựng hệ thống bài tập hóa học về kinh tế, xã hội và môi trường ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 125 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH </b>


<b>Lê Văn Hiến </b>



<b>XÂY DỰNG </b>



<b>HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC VỀ </b>



<b>KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG </b>


<b>TRUNG HỌC PHỔ THÔNG </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC </b>



<b> </b>





</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH </b>


<b>Lê Văn Hiến </b>



<b>XÂY DỰNG </b>



<b>HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC VỀ </b>



<b>KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG </b>


<b>TRUNG HỌC PHỔ THÔNG </b>



Chuyên ngành : <b>Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Hóa học</b>
Mã số : <b>60 14 10</b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC </b>


<b> </b>





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


<b> </b> TS. TRẦN THỊ MAI KHANH


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>MỤC LỤC ... 0</b>


<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ... 4</b>


<b>DANH MỤC CÁC BẢNG ... 4</b>


<b>DANH MỤC CÁC HÌNH ... 6</b>


<b>MỞ ĐẦU ... 1</b>


<b>1.Lý do chọn đề tài ... 1</b>


<b>2.Mục đích nghiên cứu ... 2</b>


<b>3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu ... 2</b>


<b>4.Giả thuyết khoa học ... 2</b>


<b>5.Nhiệm vụ nghiên cứu ... 2</b>


<b>6.Phương pháp nghiên cứu ... 2</b>



<b>7.Phạm vi nghiên cứu ... 3</b>


<b>8.Điểm mới của đề tài ... 3</b>


<b>chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ... 4</b>


<b>1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ... 4</b>


<b>1.2. Bài tập hoá học [10, 18, 19] ... 6</b>


1.2.1. Khái niệm bài tập hoá học ... 6


1.2.2. Tác dụng của bài tập hoá học ... 6


1.2.3. Phân loại bài tập hoá học ... 7


1.2.4. Xây dựng bài tập hóa học ... 7


<i>1.2.4.1. Nguyên tắc ... 7</i>


<i>1.2.4.2. Chú ý khi cho bài tập ... 7</i>


<i>1.2.4.3. Xu hướng hiện nay ... 8</i>


1.2.5. Phương pháp xây dựng bài tập hóa học ... 8


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>1.2.5.3. Tổng quát ... 8</i>


<i>1.2.5.4. Phối hợp... 8</i>



1.2.6. Cách sử dụng bài tập Hoá học ở trường THPT ... 8


<b>1.3. Vấn đề kinh tế, xã hội ... 9</b>


1.3.1. Mối quan hệ của hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội [13, 22] ... 9


1.3.2. Xu hướng phát triển hóa học trong nền kinh tế, xã hội [13] ... 11


1.3.3. Tầm quan trọng của hóa học trong nền kinh tế, xã hội [10,13,22] ... 14


<b>1.4. Vấn đề môi trường ... 15</b>


1.4.1. Khái niệm môi trường [7, 39] ... 15


1.4.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường [33] ... 17


1.4.3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt Nam [28] ... 18


1.4.4. Các loại ô nhiễm môi trường [2,3] ... 19


1.4.5. Các biện pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ... 20


1.4.6. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội [13] ... 21


<b>1.5. Trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá ... 22</b>


1.5.1. Phương pháp trắc nghiệm khách quan ... 22


1.5.2. So sánh trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận ... 24



<b>1.6. Tình hình sử dụng bài tập hoá học về kinh tế, xã hội và môi trường ở trường </b>
<b>THPT ... 25</b>


<b>chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC VỀ KINH TẾ, XÃ </b>
<b>HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT ... 31</b>


<b>2.1.Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hoá học về kinh tế, xã hội và môi trường ở </b>
<b>trường THPT ... 31</b>


2.1.1.Đảm bảo tính chính xác, khoa học ... 31


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

trường ... 31


2.1.4.Hệ thống bài tập cần phù hợp với kiến thức của học sinh THPT ... 32


2.1.5.Hệ thống bài tập phải hấp dẫn, gây hứng thú cho hoc sinh ... 32


<b>2.2.Quy trình xây dựng bài tập về kinh tế, xã hội và môi trường ... 32</b>


2.2.1.Bước 1. Tìm hiểu chương trình hố học ở trường THPT ... 32


2.2.2.Bước 2. Tìm tài liệu tham khảo ... 32


2.2.3.Bước 3. Chọn tài liệu có nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường ... 32


2.2.4.Bước 4. Tìm mối liên hệ giữa kiến thức hố học THPT với vấn đề kinh tế, xã hội và
môi trường ... 32


2.2.5.Bước 5. Xây dựng hệ thống bài tập ... 33



2.2.6.Bước 6. Xin ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp về hệ thống bài tập ... 33


2.2.7.Bước 7. Hoàn thiện hệ thống bài tập ... 33


<b>2.3.Hệ thống bài tập hoá học về kinh tế, xã hội và mơi trường ở trường THPT ... 33</b>


2.3.1.Bài tập hóa học về vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trong chương trình lớp 10
... 33


2.3.2.Bài tập hóa học về vấn đề kinh tế, xã hội và mơi trường trong chương trình lớp 11
... 45


2.3.3.Bài tập hóa học về vấn đề kinh tế, xã hội và mơi trường trong chương trình lớp 12
(lưu trong CD) ... 86


<b>2.4.Thiết kế giáo án có tích hợp nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường ... 87</b>


2.4.1.Giáo án bài “Phân bón hóa học” ... 87


2.4.2.Giáo án bài “Hoá học và vấn đề kinh tế” ... 92


2.4.3.Giáo án bài “Hoá học và vấn đề xã hội” ... 92


2.4.4.Giáo án bài “Hố học và vấn đề mơi trường” ... 92


2.4.5.Giáo án bài “Flo – Brom – Iot” ... 92


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ... 95</b>



<b>3.1.Mục đích thực nghiệm ... 95</b>


<b>3.2.Nhiệm vụ thực nghiệm ... 95</b>


<b>3.3.Đối tượng thực nghiệm ... 95</b>


<b>3.4.Tiến trình thực nghiệm ... 95</b>


3.4.1.Chuẩn bị ... 96


<i>3.4.1.1.Chọn giáo viên thực nghiệm ... 96</i>


<i>3.4.1.2.Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ... 96</i>


<i>3.4.1.3.Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm ... 97</i>


3.4.2.Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp ... 97


3.4.3.Xử lý kết quả thực nghiệm ... 97


<b>3.5.Kết quả thực nghiệm ... 99</b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 109</b>


<b>1. Kết luận ... 109</b>


<b>2. Kiến nghị ... 111</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ĐC : đối chứng



GV : giáo viên


HN : Hà Nội


HS : học sinh


PT : phổ thông


SL : số lượng


THPT : trung học phổ thông


TN : thực nghiệm


TNKQ : trắc nghiệm khách quan


TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh


TT : thứ tự


<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Bảng 1.3. Mục đích sử dụng bài tập hố học của giáo viên ... 28


Bảng 1.4. Mức độ cần thiết của hệ thống bài tập ... 28


Bảng 1.5. Mức độ kết hợp nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường ở trường
THPT ... 29


Bảng 1.6. Thống kê kết quả học học tập có sử dụng nội dụng về kinh tế, xã hội


và môi trường ... 29


Bảng 1.7. Thống kê khó khăn của giáo viên khi sử dụng hệ thống bài tập có nội
dung về kinh tế, xã hội và môi trường ... 30


Bảng 1.8. Thống kê mức độ xây dựng bài tập hố học có nội dung về kinh tế, xã
hội và môi trường ... 30


Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ... 109


Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm ... 109


Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 1) ... 110


Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 2) ... 111


Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 3) ... 112


Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 4) ... 113


Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 5) ... 114


Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 6) ... 115


Bảng 3.9. Phân loại kết quả học tập ... 115


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Hình 2.1. Thùng chứa bột Chlorine ... 36


Hình 2.2. Hình dạng thuốc flocoumafen và cơng thức cấu tạo của flocoumafen
... 36



Hình 2.3. Mẩu thuốc nổ C4 chứa hexogen và mơ hình phân tử hexogen ... 54


Hình 2.4. Bom thối xuất sứ từ Trung Quốc... 61


Hình 3.1. Đồ thị đường luỹ tích (bài 1) ... 110


Hình 3.2. Đồ thị đường luỹ tích (bài 2) ... 111


Hình 3.3. Đồ thị đường luỹ tích (bài 3) ... 112


Hình 3.4. Đồ thị đường luỹ tích (bài 4) ... 113


Hình 3.5. Đồ thị đường luỹ tích (bài 5) ... 114


Hình 3.6. Đồ thị đường luỹ tích (bài 6) ... 115


Hình 3.7. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 1) ... 115


Hình 3.8. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 2) ... 116


Hình 3.9. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 3) ... 117


Hình 3.10. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 4) ... 118


Hình 3.11. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 5) ... 119


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>MỞ ĐẦU </b>
<b>1.Lý do chọn đề tài </b>



Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ mơi trường, nhưng tình trạng ơ nhiễm
mơi trường là vấn đề rất đáng lo ngại. Do đó, trong chương trình hóa học phổ thơng
đã lồng ghép các nội dung giáo dục mơi trường, nhằm giúp học sinh hình thành ý
thức bảo vệ mơi trường từ khi cịn ngồi trong ghế nhà trường. Mục đích của Giáo dục
mơi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng
mơi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao
hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và
tránh những thảm hoạ mơi trường, xố nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra
những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc
đạt được những kỹ năng có những động lực và cam kết hành động dù với tư cách cá
nhân hay tập thể để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa
những vấn đề mới nảy sinh. Bên cạnh đó hóa học cịn là mơn khoa học có mối quan
hệ mật thiết đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Sự phát triển của hóa học đi cùng với
sự phát triển của nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, nội dung việc giáo
dục cho học sinh hiểu được tầm quan trong của hóa học trong sự phát triển kinh tế và
xã hội là một vấn đề không kém phần quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

kinh tế và xã hội khi còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua các bài tập trong từng
chương, từng bài của chương trình hóa học lớp 10, 11, 12.


<b>2.Mục đích nghiên cứu </b>


Xây dựng hệ thống bài tập hóa học có nội dung mơi trường, kinh tế và xã hội
trong chương trình hóa học trung học phổ thông.


<b>3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu </b>


- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống bài tập hoá học có tác dụng giáo dục môi
trường, kinh tế và xã hội cho học sinh THPT.



- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Hoá học ở trường THPT.


<b>4.Giả thuyết khoa học </b>


<b> </b>Nếu xây dựng được hệ thống bài tập hoá học về kinh tế xã hội và mơi trường


có thể giúp giáo viên dễ dàng hơn khi lồng ghép các kiến thức về giáo dục môi
trường, kinh tế và xã hội trong trường trung học phổ thông, nâng cao kết quả học tập
của học sinh.


<b>5.Nhiệm vụ nghiên cứu </b>


- Nghiên cứu những kiến thức về mơi trường, kinh tế và xã hội có thể áp dụng
trong chương trình Hóa học trung học phổ thơng.


- Xây dựng hệ thống bài tập thuộc chương trình Hố học THPT có nội dung giáo
dục mơi trường, kinh tế và xã hội.


- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng.
- Vận dụng kiến thức đo lường, đánh giá kết quả học tập để phân tích kết quả


thực nghiệm.


<b>6.Phương pháp nghiên cứu </b>


6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận\


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Phương pháp phân loại, hệ thống hoá.
- Phương pháp lịch sử.



6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát, điều tra.


- Phương pháp chuyên gia: học hỏi kinh nghiệm của giáo viên có nhiều năm
đứng lớp.


- Thực nghiệm sư phạm.


6.3. Các phương pháp toán học xử lý số liệu thông kê


<b>7.Phạm vi nghiên cứu </b>


- Về địa bàn nghiên cứu: những trường ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và
những tỉnh lân cận.


- Về thời gian nghiên cứu: năm học 2010 – 2011.


- Về nội dung nghiên cứu: Các bài tập trong chương trình hóa học trung học phổ
thông.


<b>8.Điểm mới của đề tài </b>


- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận có nội dung giáo dục môi
trường, kinh tế và xã hội cho học sinh THPT.


- Các câu hỏi cung cấp cho học sinh kiến thức và giúp học sinh hình thành ý
thức vận dụng kiến thức hóa học trong sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ
môi trường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI </b>
<b>1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu </b>


Vấn đề giáo dục kinh tế, xã hội và môi trường trong trường phổ thông đã được
nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể như sau:


1) Phạm Bích Cần (2007), thiết kế một số moodun giáo dục môi trường khai thác
từ sách giáo khoa hóa học lớp 10 nâng cao, sách giáo khoa hóa học thí điểm
ban khoa học tự nhiên lớp 11, 12, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.


2) Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2004), giáo dục môi trường thông qua một số bài
giảng hóa học cụ thể ở trường phổ thơng, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP.HCM.


3) Nguyễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa
học lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.


4) Lê Thị Mỹ Trang (2003), Tìm hiểu mơi trường và giáo dục mơi trường qua
mơn hóa học ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.


5) Hà Tú Vân (2003), Giáo dục môi trường thông qua một số bài trong chương
trình hóa học lớp 10, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.


6) Phan Thị Lan Phương (2007), Giáo dục môi trường thông qua giảng dạy hóa
học lớp11 ở trường trung học phổ thơng, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP.HCM.


7) Trần Thị Thanh Hương (1999), Giáo dục mơi trường thơng qua mơn hóa học ở
trường PTTH và THCS tại TP Hải Phòng, luận văn thạc sĩ, ĐHSP HN.



8) Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007), Website giáo dục môi trường qua chương
trình hóa hoc lớp 10, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

10) Nguyễn Thị Thanh Hằng (2007), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệmvề
hóa kĩ thuật và ứng dụng trong chương trình hóa phổ thơng, khóa luận tốt
nghiệp, ĐHSP TP.HCM.


11) Trần Thị Phương Thảo (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách
quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, luận văn thạc sĩ, ĐHSP
TP.HCM.


12) Trần Thị Tú Anh (2009), Tích hợp các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường
trong dạy học hóa học lớp 12 trường THPT, luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
13) Trần Thị Hồng Châu (2009), Giáo dục mơi trường thơng qua dạy học mơn


hóa học lớp 10, 11 ở trường THPT, luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.


14) Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học
gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT, luận văn thạc sĩ,
ĐHSP TP.HCM.


Trong các cơng trình nghiên cứu được đề cập ở trên có nhiều cơng trình nghiên
cứu về vấn đề giáo dục mơi trường trong chương trình hóa học THPT. Tuy nhiên,
luận văn thạc sĩ của ThS Trần Thị Phương Thảo và ThS Trần Thị Tú Anh là gần với
đề tài nghiên cứu của tôi nhất. Trong cơng trình nghiên cứu của ThS Trần Thị
Phương Thảo, tác giả xây dựng nên một hệ thống bài tập hóa học gắn liền với thực tế
bao gồm cả vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Các bài tập tác giả chọn rất phong
phú, đa dạng dựa vào kiến thức trong chương trình THPT. Tuy nhiên, tác giả xây
dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chủ yếu về ứng dụng của hoá học vào
đời sống thực tế chứ chưa đi sâu vào các bài tập về kinh tế, xã hội và môi trường.


Trong luận văn của ThS Trần Thị Tú Anh chỉ đề cập đến việc tích hợp các nội dung
giáo dục môi trường, kinh tế và xã hội trong các bài giảng nhằm mục đích giáo dục
vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường cho học sinh nhưng chưa xây dựng được hệ
thống bài tập giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của hóa học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

là phải hồn thiện hơn nữa câu hỏi trắc nghiệm, cách thức kiểm tra, đánh giá khi thực
nghiệm sư phạm.


<b>1.2. Bài tập hoá học [10, 18, 19] </b>
<b>1.2.1. Khái niệm bài tập hoá học </b>


Bài tập hoá học là phương tiện để dạy học sinh tập vận dụng kiến thức. Một
trong những tiêu chí đánh giá sự lĩnh hội tri thức hoá học là kỹ năng áp dụng tri thức
để giải quyết các bài tập hoá học chứ không phải là kỹ năng kể lại tài liệu đã học. Bài
tập hoá học là một trong những phương tiện có hiệu quả để giảng dạy mơn hố, tăng
cường và định hướng hoạt động tư duy của học sinh [18].


<b>1.2.2. Tác dụng của bài tập hoá học </b>


 <sub>Ý nghĩa trí dục </sub>


- Làm chính xác hố khái niệm, củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một
cách sinh động, phong phú, hấp dẫn


- Ơn tập, hệ thống hố kiến thức một cách tích cực nhất. Thực tế cho thấy
học sinh rất buồn chán nếu như chỉ nhắc lại kiến thức mà không được giải
bài tập


- Rèn các kỹ năng hoá học như cân bằng phương trình, tính tốn, thực hành
thí nghiệm



- Rèn khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống và bảo vệ môi
trường


- Rèn kỹ năng sử dụng ngơn ngữ hố học và các thao tác tư duy.


 Ý nghĩa phát triển


Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc
lập, thông minh và sáng tạo.


 <sub>Ý nghĩa đức dục </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>1.2.3. Phân loại bài tập hoá học </b>


Dựa vào các cơng đoạn của q trình dạy học, có thể phân loại bài tập hố học
như sau :


• Ở công đoạn dạy bài mới: nên phân loại bài tập theo nội dung để phục vụ việc
dạy học và củng cố bài mới.


• Ở cơng đoạn ơn tập, hệ thống hoá kiến thức và kiểm tra đánh giá: do mang tính
chất tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương nên phải phân loại trên các cơ
sở sau :


Dựa vào tính chất hoạt động của học sinh khi giải bài tập có thể chia thành bài tập
lý thuyết và bài tập thực nghiệm.


• Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành bài tập tái hiện kiến thức, bài
tập rèn tư duy.



• Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành bài tập định tính và bài tập định
lượng.


Trong thực tế dạy học, có 2 cách phân loại bài tập có ý nghĩa hơn cả là phân loại
theo nội dung và theo dạng bài.


<b>1.2.4. Xây dựng bài tập hóa học </b>


<i><b>1.2.4.1. </b></i><b>Nguyên tắc </b>


Lựa chọn bài tập điển hình; phải kế thừa, bổ sung nhau; có tính phân hóa, vừa
sức học sinh; cân đối giữa thời gian học lý thuyết và bài tập.


<i><b>1.2.4.2. </b></i><b>Chú ý khi cho bài tập </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b>1.2.4.3. </b></i><b>Xu hướng hiện nay </b>


Loại bỏ bài tập cần đến những thuật toán phức tạp để giải; có nội dung lắt léo,
giả định rắc rối, phức tập, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học.


Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm; trắc nghiệm khách quan.


Xây dựng bài tập rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải
quyết vấn đề; có nội dung phong phú, sâu sắc, phần tính tốn đơn giản nhẹ nhàng.


<b>1.2.5. Phương pháp xây dựng bài tập hóa học </b>


<i><b>1.2.5.1. </b></i><b>Tương tự </b>



<b>Loại 1:</b>Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay dổi lượng chất.


<b>Loại 2:</b> Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng. Lúc này lượng
chất thay đổi nên sản phẩm cũng thay đổi theo.


<b>Loại 3:</b> Thay đổi cả hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng
phương trình HH cơ bản.


<i><b>1.2.5.2. </b></i><b>Đảo cách hỏi </b>


Đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như khối lượng, số mol, thể tích,
nồng độ...sẽ tạo ra nhiều bài tập mới có mức khó tương đương.


<i><b>1.2.5.3. </b></i><b>Tổng quát </b>


Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng quát. Bài tập tổng quát mang tính trừu
tượng cao nên khó hơn các bài tập có số liệu cụ thể.


<i><b>1.2.5.4. </b></i><b>Phối hợp </b>


Chọn chi tiết hay ở một số bài để xây dựng, phối hợp thành một bài tập mới.


<b>1.2.6. Cách sử dụng bài tập Hoá học ở trường THPT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

chuyển tiếp từ phần này sang phần kia, để củng cố bài, để hướng dẫn học sinh tự học
ở nhà.


Khi ôn tập, củng cố, luyện tập, kiểm tra đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài
tập. Ở Việt Nam, bài tập được hiểu theo nghĩa rộng, có thể là câu hỏi lý thuyết hay
bài toán.



Sử dụng bài tập hố học để đạt được các mục đích sau :


• Củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức và hình thành quy luật của các quá trình
hố học


• Rèn kỹ năng


• Rèn năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.


<b>1.3. Vấn đề kinh tế, xã hội </b>


<b>1.3.1. Mối quan hệ của hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội [13, 22] </b>


Hóa học và cơng nghiệp hóa học với những thành tựu to lớn, những phát minh
đa dạng mới mẻ đã và đang góp phần phát triển sản xuất, tăng năng suất, chất lượng
sản phẩm, làm cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng phong
phú, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt, hóa học
có vai trị quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu vai trị của Hóa học trong năng lượng, nhiên liệu
và vật liệu là quan trọng thế nào?


 <sub>Vấn đề vật liệu: Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế. Đồng hành </sub>


cùng với sự phát triển của nhân loại, vật liệu là không thể thiếu. Vật liệu được
dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu cống, các cơng trình kiến trúc ... Nhu cầu
của kinh tế đối với vật liệu là vô cùng to lớn. Trong lịch sử phát triển của
nhân loại đã sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Với đà phát triển của khoa
học – kĩ thuật của kinh tế, xã hội, yêu cầu của con người về vật liệu ngày


càng phong phú, đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong các
nghành kinh tế, quốc dân.


 Trong ngành y học: làm các bộ phận nhân tạo.


 <sub>Ngành xây dựng: cần những vật liệu làm cho cơng trình chắc, bền, đẹp, phù </sub>


hợp hơn…


 <sub>Ngành năng lượng: cần những loại vật liệu chuyên dụng để chế tạo thiết bị </sub>


khai thác nguồn thiên nhiên vô tận từ mặt trời, nước, gió, năng lượng các lị
phản ứng hạt nhân…


Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề vật liệu cho tương lai vật liệu compozit:
có tính năng bền, nhẹ, chắc không bị axit hoặc kiềm và một số hố chất phá huỷ trong
mơi trường Hố học với các nghành khoa học trong lĩnh vực kĩ thuật vật liệu đang
nghiên cứu và khai thác những vật liệu mới có trọng lượng nhẹ, siêu bền với mơi
trường, siêu nhỏ...Có cơng năng đặc biệt như: Máy bay được làm bằng vật liệu siêu
nhẹ. Vật liệu nano: là vật liệu được chế tạo nên từ những hạt có kích thước cỡ
nanomet. Vật liệu có độ cứng cao, siêu dẻo…Chế tạo máy bay tàng hình đối với các
loại rada. Vật liệu quang điện tử: có độ siêu dẫn ở nhiệt độ cao được dùng trong sinh
học, y học, điện tử,... Dòng điện đi qua chất siêu dẫn


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>1.3.2. Xu hướng phát triển hóa học trong nền kinh tế, xã hội [13] </b>


Thập niên 90 của thế kỷ trước là thời điểm các nghiên cứu về việc phát triển
các quy trình thân thiện với mơi trường thay cho việc sử dụng các hóa chất độc hại từ
đó đã làm xuất hiện một khái niệm mới là Hóa học xanh. Điều này càng được thúc
đẩy do nhận thức của con người về tác hại của rác thải công nghiệp ngày càng tăng


lên và việc cần thiết phải xử lý các chất thải hóa học của chính phủ. Thơng qua việc
kết hợp giữa việc siết chặt luật pháp, mục tiêu nghiên cứu và nhận thức về cách vận
hành quy trình tốt nhất thì lĩnh vực Hóa học xanh đã có những bước tiến nhanh chóng
và giúp có được một nhận thức rõ ràng hơn về công nghệ sạch. Chẳng hạn sự phân
tách các chất thải hiện đã được thực hiện dễ dàng bằng cách dùng cacbon dioxit siêu
tới hạn, các dung môi hữu cơ độc hại dễ bay hơi nay đã được thay thế bằng các dung
môi là chất lỏng ion khó bay hơi cùng với việc đưa vào sử dụng các tác nhân và xúc
tác dị thể để tránh việc sử dụng các q trình hịa tan vốn độc hại, gây khó khăn cho
việc tách và tinh chế.


Sự quan trọng của việc giới thiệu các chuẩn mới để xác định độ “xanh” của
một quy trình (nhất là trong ngành công nghiệp dược) cũng đã bắt đầu được tiến
hành. Một trong số những chỉ số xưa nhất và được dùng nhiều nhất nhân tố E (E
factor) – thể hiện tỉ lệ giữa chất thải trên tổng lượng sản phẩm đã cho thấy rõ sự lãng
phí hóa chất trong các q trình hóa học. Những sự đánh giá gần đây hơn cho thấy sự
cần thiết của việc khảo sát một tập hợp rộng lớn hơn các số liệu qua một chu trình
sống của sản phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

sự tăng theo hàm mũ sự tập trung của hiến pháp đến các sản phẩm (đáng kể nhất là ở
châu Âu, nơi có các ủy ban đăng ký, đánh giá, ủy quyền và giới hạn các hóa chất hay
gọi tắt là REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and restriction of
CHemicals)) và mức độ tiêu dùng đang bị đe dọa nếu cứ sử dụng hóa chất một cách
vơ tội vạ. Các thách thức này chỉ có thể được chấp nhận với một sự kết hợp tốt giữa
các nghiên cứu thuần về việc phát hiện ra định hướng nghiên cứu, khảo sát ứng dụng.


Sự hợp tác giữa các nhà hóa học, sinh học và các kỹ sư sẽ hiểu ra được cách
làm thế nào để sử dụng nguồn cacbon bền vững nhất: sinh khối không bắt nguồn từ
thực phẩm với một hiệu quả cao nhất. Các sinh khối này bao gồm các chất thải nông
nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm cũng như các sản phẩm phụ trong các
quá trình quy mô lớn như sản xuất nhiên liệu sinh học. Lượng lớn các chất tiêu thụ và


các chất thải cơng nghiệp như dịng điện thải và các dụng cụ điện có thể được khai
thác bằng cách sử dụng các cơng nghệ ít gây tác động mạnh đến mơi trường vốn chỉ
được xuất hiện vào những năm 90. Đây không chỉ là một bước tiến lớn hướng đến
việc tạo thành một kỷ nguyên mới của hóa học xanh và hóa học bền vững mà cịn
giúp giải quyết được những vấn đề leo thang chất thải trong xã hội hiện đại.


Đặc biệt, có thể tạo ra được nhiều sản phẩm từ các sản phẩm sinh khối như
xenlulơ, chitin hay tinh bột có thể đóng vai trò như các phân tử nhỏ nhưng khi cần
thiết chúng có thể đóng vai trị nền tảng để chế tạo các vật liệu mới cao phân tử. Các
hợp chất như etanol, axit lactic, axit sucxinic hay glyxerol có thể thay thế, hay ít nhất
là giảm thiểu sự phụ thuộc của chúng ta vào các nhiên liệu hóa thạch như eten,
propen, butadien hay benzen. Do đó các cơng cụ của Hóa học xanh tương lai cần phải
đa năng, linh hoạt cũng như phải sạch, an toàn và hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

toàn hơn) cũng như sự phát triển tiếp tục trong tương lai của các phương pháp tổng
hợp quan trọng chẳng hạn giảm thiểu các bước tiến hành bằng các hệ thống phản ứng
lồng vào nhau để có thể đưa nhiều phản ứng trở thành một bước duy nhất. Về sự kết
hợp giữa hóa học – cơng nghệ thì các hệ thống màng xúc tác, các kỹ thuật tiến hành
phản ứng chuyên sâu và các hệ thống phản ứng tiết kiệm năng lượng ngày càng trở
nên quan trọng. Kỹ thuật lên men sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải các
sinh khối có cấu trúc phức tạp về các phân tử nhỏ với sự kiểm soát chặt chẽ hơn về
năng lượng sử dụng để nhiệt phân bằng cách sử dụng xúc tác hay các phương pháp
mới (chẳng hạn vi sóng) thì chúng ta có khả năng xây dựng các quy trình song song
để tạo thành các phân tử khác nhau, điều này dẫn đến việc tạo thành nhiều chất cơ
bản hơn. Việc tìm ra con đường mới phát triển bền vững với giá thành hợp lý để tạo
thành các chất thơm là đặc biệt khó khăn: chúng ta cần phải có những cách thức tốt
hơn để khai thác nguồn chất thơm vô tận trong tự nhiên như ở trong lignin hay
suberin.


Thách thức trong Hóa học xanh khơng chỉ đơn thuần là thay thế các hóa chất


độc hại như các cromat hay các dẫn xuất polyhalogen thơm nhưng có thể đảm bảo
rằng các chất có thể thay thế được chúng cũng như cách thức để tạo thành sẽ xanh và
bền vững. Hiện tại cần có thêm nhiều nghiên cứu nhắm đến việc thỏa mãn các tiêu
chuẩn lập pháp mà REACH cũng như các đạo luật về chất lượng sản phẩm đã đề ra.
Các sản phẩm an tồn, thân thiện mơi trường được u cầu ở các mặt hàng thương
mại như chất chậm cháy, hóa dẻo, chất kết dính và ngịi nổ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu lớn là xây dựng được một kỷ nguyên mới cho các
sản phẩm xanh và bền vững.


<b>1.3.3. Tầm quan trọng của hóa học trong nền kinh tế, xã hội [10,13,22] </b>


• Hố học với đời sống


Phản ứng hóa học xảy ra trong cuộc sống hằng ngày thí dụ như trong lúc nấu
ăn, làm bánh hay rán mà trong đó các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã
góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Thêm vào đó thức ăn được phân
tách ra thành các thành phần riêng biệt và cũng được biến đổi thành năng lượng


• Hố học với các khoa học khác


Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi
có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đốn trước tính chất của những
hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp những
hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa
học trong những mẫu thử nghiệm.


Mặc dù tất cả các chất đều được cấu tạo từ một số loại "đá xây dựng" tương
đối ít, tức là từ khoảng 80 đến 100 nguyên tố trong số 118 nguyên tố được biết đến
nhưng sự kết hợp và sắp xếp khác nhau của các nguyên tố đã mang lại đến vài triệu


hợp chất khác nhau, những hợp chất mà đã tạo nên các loại vật chất khác nhau như
nước, cát, mô sinh vật và mô thực vật. Thành phần của các nguyên tố quyết định các
tính chất vật lý và hóa học của các chất và làm cho hóa học trở thành một bộ môn
khoa học rộng lớn.


Cũng như trong các bộ mơn khoa học tự nhiên khác, thí nghiệm trong hóa học
là cột trụ chính. Thơng qua thí nghiệm, các lý thuyết về cách biến đổi từ một chất này
sang một chất khác được phác thảo, kiểm nghiệm, mở rộng và khi cần thiết thì cũng
được phủ nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

của vật lý (thí dụ như việc chế tạo các chất siêu dẫn mới). Hóa sinh, một chuyên
ngành rộng lớn, đã được thành lập tại nơi giao tiếp giữa hóa học và sinh vật học và là
một chuyên ngành không thể thiếu được khi muốn hiểu về các quá trình trong sự
sống, các q trình mà có liên hệ trực tiếp và không thể tách rời được với sự biến đổi
chất.


Đối với y học thì hóa học khơng thể thiếu được trong cuộc tìm kiếm những
thuốc trị bệnh mới và trong việc sản xuất các dược phẩm. Các kỹ sư thường tìm kiếm
vật liệu chuyên dùng tùy theo ứng dụng (vật liệu nhẹ trong chế tạo máy bay, vật liệu
xây dựng chịu lực và bền vững, các chất bán dẫn đặc biệt tinh khiết,...). Ở đây bộ
môn khoa học vật liệu đã phát triển như là nơi giao tiếp giữa hóa học và kỹ thuật.


• Hố học trong cơng nghiệp


Cơng nghiệp hóa học là một ngành kinh tế rất quan trọng. Cơng nghiệp hóa
học sản xuất các hóa chất cơ bản như axít sunfuric hay amoniac, thường là nhiều triệu
tấn hằng năm, cho sản xuất phân bón và chất dẻo và các mặt khác của đời sống và sản
xuất cơng nghiệp. Mặt khác, ngành cơng nghiệp hóa học cũng sản xuất rất nhiều hợp
chất phức tạp, đặc biệt là dược phẩm. Nếu khơng có các hóa chất được sản xuất trong
cơng nghiệp thì cũng khơng thể nào sản xuất máy tính hay nhiên liệu và chất bôi trơn


cho công nghiệp ô tô.


<b>1.4. Vấn đề môi trường </b>


<b>1.4.1. Khái niệm môi trường [7, 39] </b>


Môi trường là một trong những vấn đề đang được cả xa hội quan tâm, trong
lịch sử phát triển của nhân loại đã có nhiều định nghĩa về mơi trường cụ thể như:


- Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật. Theo định
nghĩa này thì khơng thể nào xác định được mơi trường một cách cụ thể, vì mỗi cá thể,
mỗi lồi, mỗi chi vẫn có một mơi trường và một quần thể, một quần xã lại có một
môi trường rộng lớn hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa cũng có
những yếu tố có hại hoặc khơng có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta khơng
thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên.


- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi Trường của
Việt Nam, 1993)


- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực
thể của tự nhiên...mà ở đó, cá thể, quần thể, lồi...có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp
bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định nghĩa này ta
có thể phân biệt được đâu là mơi trường của lồi này mà khơng phải là mơi trường
của lồi khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước
(Pleiston và Neiston), song khơng phải là mơi trường của những lồi sống ở đáy sâu
hàng ngàn mét và ngược lại.



- Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định
nghĩa của UNESCO (1981) thì mơi trường của con người bao gồm tồn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đơ thị, hồ
chứa...) và những cái vơ hình (tập qn, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó con người
sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.


Như vậy, mơi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh
trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh
của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>1.4.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường [33] </b>


Môi trường là không gian chứa đựng các cơ thể sống bao hàm xã hội loài
người, giới sinh vật (động vật và thực vật). Mỗi cơ thể sống khơng thể tồn tại ở ngồi
mơi trường được. Vì vậy nói tới vai trị của mơi trường đối với đời sống xã hội điều
đầu tiên cần phải nhấn mạnh: Môi trường là không gian sống của mọi loài sinh vật
(kể cả con người),các loài sinh vật sinh ra, lớn lên, trưởng thành và tiêu vong đều ở
trong môi trường. Nếu không gian môi trường trong sạch sẽ làm cho chất lượng cuộc
sống được nâng cao, mọi loài sinh vật sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển tốt,
ngược lại nếu không gian môi trường bị ô nhiễm, môi trường bị suy thoái sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng của cuộc sống và như vậy sẽ cản trở sự phát triển bình
thường của mọi lồi sinh vật, trong đó có xã hội lồi người. Do đó bảo vệ mơi trường,
giữ cho mơi trường trong sạch có tác dụng trực tiếp đến việc bảo tồn và duy trì sự
sống của mọi sinh vật ở trong môi trường.


Môi trường là nơi cung cấp các yếu tố cần thiết, các điều kiện cần thiết cho sự
sống của tất cả các loài sinh vật. Ăngghen nói “con người là sản phẩm của tự nhiên”,
con người tồn tại trong môi trường tự nhiên, cùng phát triển với môi trường tự nhiên,


vật chất trong cơ thể con người do môi trường tự nhiên cung cấp, khơng khí mà con
người hít thở, nước mà con người uống… cũng đều từ môi trường tự nhiên và thức ăn
của con người xét cho cùng cũng từ môi trường tự nhiên: lúa gạo, hoa màu, rau xanh,
trái cây đều mọc từ đất, tôm cá lớn lên từ ao nước sông, hồ, biển… Con người và môi
trường luôn thống nhất với nhau, sống trong môi trường con người một mặt chịu sự
ảnh hưởng của môi trường, mặt khác con người lại tác động vào môi trường làm cho
môi trường biến đổi, sự biến đổi của môi trường lại ảnh hưởng trở lại đối với con
người. Những thứ mà môi trường tự nhiên cung cấp cho con người bao gồm những
thứ có khả năng tái tạo được và những thứ khơng có khả năng tái tạo. Vì vậy, để đảm
bảo cho xã hội phát triển con người cần phải biết giữ gìn những nguồn lực của tự
nhiên để sử dụng lâu dài trong tương lai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

hoạt động văn hóa, xã hội, nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật… cũng phải dựa
vào môi trường, sử dụng các “chất liệu” do mơi trường cung cấp.


Nói tóm lại mọi sự sống trên trái đất và mọi quá trình hoạt động của con người
đều được tiến hành trong môi trường, đều dựa vào môi trường và sử dụng các yếu tố
có sẵn của mơi trường. Xuất phát từ nhận thức đó chúng ta thấy mơi trường có vai trị
to lớn, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi loài sinh vật sống trong môi
trường.


<b>1.4.3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt Nam [28] </b>


Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan, mà chủ yếu là do hoạt động sản xuất công nghiệp của con người.


Sau đây là một số ngun nhân chính gây ơ nhiễm môi trường:


 <sub>Tự nhiên </sub>



Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố
gây ơ nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên
tồn thế giới, khơng tập trung trong một vùng. Trong q trình phát triển, con người
đã thích nghi với các nguồn này.


 <sub>Công nghiệp </sub>


Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ơ nhiễm
là q trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2,


NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, q trình thất thốt, rị rỉ trên


dây truyền cơng nghệ, các q trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.


Đặc điểm: nguồn cơng nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung
trong một khơng gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và
nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.


 <sub>Giao thông vận tải </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao
thơng lớn và quy hoạch địa hình, đường xá khơng tốt thì sẽ gây ơ nhiễm nặng cho hai
bên đường.


 <sub>Sinh hoạt </sub>


Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử
dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ
xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi.



Đây là các nguyên nhân chính dẫn tới các ô nhiễm trầm trọng về môi trường vì
thế để khắc phục, chúng ta cần nhiều biện pháp mạnh trong xử phạt những tập thể, cá
nhân có những hoạt động gây tác hại cho môi trường.


<b>1.4.4. Các loại ơ nhiễm mơi trường [2,3] </b>


 Ơ nhiễm khơng khí


Ơ nhiễm mơi trường khơng khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường
đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí có tác động xấu
đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng
đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm
tầng ơzơn),... Cơng nghiệp hố càng mạnh, đơ thị hố càng phát triển thì nguồn thải
gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng khơng
khí theo chiều hướng xấu càng lớn, u cầu bảo vệ mơi trường khơng khí càng quan
trọng.


 Ô nhiễm chất thải


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

 Ô nhiễm nguồn nước


Ô nhiễm nguồn nước lên đến mức báo động, hạn chế nguồn nước sạch cung cấp
cho sinh hoạt đời sống.


 Ô nhiễm hóa chất độc


Khi xã hội phát triển với nhu cầu xây dựng nhiều nhà máy sản xuất phục vụ đời sống
thì các hóa chất độc cũng được thải ra càng nhiều từ trưc tiếp các nhà máy, hay qua
các sản phẩm hóa chất ấy...chúng ngày càng ảnh hưởng xấu đến môi trường (đất,
nước, khơng khí...) và cuộc sống con người...



<b>1.4.5. Các biện pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam </b>


 Biện pháp khắc phục ô nhiễm mơi trường khơng khí


• Hạn chế sự gia tăng phương tiện vận chuyển một cách tự phát, tiến tới xây
dựng các phương tiện vận tải công cộng hiện đại như xe bus,tàu điện
ngầm, tàu điện trên cao...


• Sử dụng nhiên liệu sạch như điện, ga, Hydro, năng lượng mặt trời...
• Cải thiện kỹ thuật xe máy nhằm giảm bớt sự phát thải khí ơ nhiễm từ xe


cộ và sử dụng các biện pháp đơn giản để giảm sự bay hơi nhiên liệu.
• Tăng cường kiểm soát sự phát thải kiểm định kỹ thuật máy móc.
• Biện pháp giáo dục cộng đồng.


• Trồng nhiều cây xanh.


 <sub>Biện pháp khắc phục ô nhiễm chất thải rắn </sub>


• Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.- Xây dựng thêm nhà máy tái
chế chất thải


• Tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung
• Thực hiện đúng các luật giữ gìn mơi trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

• Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ơ
nhiễm mơi trường nước


• Thiết kế hệ thống cấp nước, tiêu nước cho các khu ni thuỷ sản


• Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nước


 <sub>Biện pháp khắc phục ơ nhiễm chất độc </sub>
• Giữ vệ sinh thân thể.


• Vệ sinh nhà cửa, phát quang xung quanh.
• Vệ sinh an tồn thực phẩm.


• Dùng thuốc sỗ giun theo thời gian hướng dẫn của bác sĩ....


<b>1.4.6. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội [13] </b>


Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân tạo nên sự phát triển của
kinh tế - xã hội: đó là sự ra đời của máy móc, cơng cụ khoa học kỹ thuật, đó là sự
thơng minh cùng với óc sáng tạo và khả năng lao động của con người… nhưng hơn
tất cả đó là mơi trường. Tự bản thân máy móc, cơng cụ sẽ khơng phát huy tác dụng
nếu khơng có ngun vật liệu, nhiên liệu; con người dù thông minh sáng tạo đến bao
nhiêu cũng sẽ không thể có khơng gian để tồn tại và sản xuất nếu khơng có mơi
trường. Khơng thể tách sự phát triển kinh tế xã hội khỏi môi trường, mơi trường và
phát triển có mối quan hệ khăng khít với nhau. “Nếu khơng bảo vệ mơi trường một
cách chính đáng, kinh tế sẽ bị yếu dần. Ngược lại, khơng có kinh tế, bảo vệ môi
trường sẽ thất bại”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

phát triển kinh tế con người sẽ phải khai thác môi trường, do vậy ở đây nảy sinh mâu
thuẫn giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.


Trong phạm vi một quốc gia, cũng như trên tồn thế giới, ln ln tồn tại hai
hệ thống: Hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống môi trường. Hệ thống kinh tế xã hội
cấu thành bởi các khâu: Sản xuất, lưu thơng phân phối, tiêu thụ, tạo nên một dịng
ln chuyển nguyên liệu, năng lượng, hàng hóa, phế thải giữa các phần tử của hệ


thống. Hệ thống môi trường với các thành phần thiên nhiên và xã hội cùng tồn tại
trên một địa bàn với hệ thống kinh tế - xã hội. Mối quan hệ hay mâu thuẫn đều được
biểu hiện rất rõ ràng.


Hệ thống kinh tế lấy nguyên liệu, năng lượng từ hệ thống môi trường. Đây là
một chức năng của môi trường: cung cấp nguyên, nhiên liệu cho cuộc sống con
người. Nếu vì phát triển kinh tế mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên không
tái tạo được hoặc khai thác quá khả năng phục hồi đối với tài nguyên tái tạo được thì
sẽ dẫn tới khơng cịn ngun liệu, năng lượng, từ đó phải đình chỉ sản xuất, giảm sút
hoặc triệt tiêu hệ thống kinh tế. Chất thải là thứ mà cuộc sống sinh hoạt của con
người và các hoạt động kinh tế thải ra môi trường nhều nhất. Hầu hết các phế thải đều
độc hại đối với sức khỏe và sinh mệnh con người, tác động xấu đến khơng khí, nước,
đất, các nhân tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên khác. Những chất độc hại đó
làm tổn hại chất lượng môi trường khiến cho hệ thống kinh tế khơng thể hoạt động
một cách bình thường được.


Để cho sự phát triển được bền vững, việc xây dựng và phát triển kinh tế của
đất nước đòi hỏi mỗi quốc gia phải có tính tốn, phải căn cứ vào tình hình tài nguyên
và trình độ phát triển của đất nước mà định ra chiến lược chung của quốc gia. Môi
trường và phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ khắn khít bền chặt và bao hàm cả
mâu thuẫn gay gắt. Vấn đề quan trọng là phải giải quyết được mâu thuẫn đó một cách
hợp lý và có lợi nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

 <sub>Định nghĩa </sub>


- TNKQ là phương tiện nhằm hướng tới khách quan hóa việc đánh giá kết quả:
kết quả thu được khơng cịn phụ thuộc nhiều vào chủ quan người đánh giá.


- Tự luận và các trắc nghiệm có kết thúc mở khơng phải là TNKQ. Chúng là các
hình thức đánh giá chủ quan.



- Trắc nghiệm trả lời - ngắn, nếu khi soạn có chiến lược thiết kế đúng và khoa
học trong một chừng mực nhất định, có thể đem lại hiệu quả khách quan cho kiểm tra
và đánh giá. Chúng được gọi là các trắc nghiệm <i>bán khách quan. </i>


 <sub>Ưu điểm của TNKQ </sub>


- Phạm vi quét kiến thức và kĩ năng rộng hơn nhiều so với tự luận.
- Ở cấp cơ sở sử dụng kết quả từ TNKQ thích hợp hơn:


• Kiểm tra được từng cá nhân HS.


• TNKQ dễ cho điểm, đáng tin cậy và dễ làm việc với thống kê.
- TNKQ thích hợp cho kiểm tra diện rộng →tự động hóa chấm điểm.
- Đề TNKQ ngắn nên:


• gộp lại thành một bộ trắc nghiệm →tăng độ tin cậy.
• trải ra ở nhiều chủ đề →nhiều thông tin hơn


- TNKQ thực ra không tiết kiệm được nhiều thời gian như nhiều người từng
nghĩ. Nếu khâu chấm điểm mất ít thời gian thì lại tốn rất nhiều thời gian


ở khâu chuẩn bị, soạn đề.


- Đề TNKQ đảm bảo đủ độ rõ ràng, khơng mơ hồ, có độ tin cậy cao, cần tính
chun nghiệp cao, địi hỏi nhiều thời gian cho cân nhắc trước khi soạn và cho thử
nghiệm trước khi đưa ra áp dụng đại trà.


- TNKQ thường gồm các loại (câu hỏi, bài tập) thông dụng sau:
1. Đúng/ sai



2. Đa lựa chọn
3. Tương ứng cặp


4. Điền (bán khách quan)


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Trong 5 loại này, loại được sử dụng nhiều nhất là đa lựa chọn.


 Nhược điểm của TNKQ


- Loại đa lựa chọn đòi hỏi HS khả năng nhận ra câu trả lời đúng mà không bắt
HS phải nhớ và phải có kĩ năng tự soạn ra câu Trả lời:


- TNKQ quá tập trung vào kĩ năng đọc. Sự nhấn mạnh quá đáng vào kĩ năng đọc
vơ tình làm giảm hiệu lực kĩ năng viết của HS.


- Để tạo nên tình huống, TNKQ đa lựa chọn đưa ra số câu trả lời sai gấp 3, 4 lần
câu trả lời đúng. Những câu trả lời sai lại phải có vẻ ngồi hợp lí. TNKQ vơ tình đã
tạo mơi trường học thông tin sai cho HS →nguyên tắc phản giáo dục đối với trẻ em.


- Người soạn TNKQ thường chủ quan, vì cho rằng TNKQ soạn dễ. Kết quả là:
bộ câu hỏi thường rời rạc, chuyên biệt, không bao quát, thường không quan tâm đúng
mức đến các kĩ năng phân tích và tổng hợp.


- Khuyến khích HS đốn mị, nhất là loại TNKQ đúng/ sai


<b>1.5.2. So sánh trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận </b>


• Một câu hỏi tự luận địi hỏi thí sinh phải tự suy nghĩ ra câu trả lời rồi diễn đạt



bằng ngôn ngữ riêng của bản thân, câu hỏi trắc nghiệm buộc thí sinh phải chọn
duy nhất một câu đúng nhất.


• Một bài luận đề có rất ít câu hỏi nhưng thí sinh phải diễn đạt bằng lời lẽ dài


dòng, còn một bài trắc nghiệm có rất nhiều câu hỏi nhưng chỉ địi hỏi trả lời
ngắn gọn nhất.


• Làm bài luận đề cần nhiều thời gian để suy nghĩ và diễn đạt, cịn khi làm trắc


nghiệm thời gian đó cần để đọc và suy nghĩ.


• Chất lượng bài tự luận phụ thuộc vào kỹ năng người chấm bài, còn chất lượng


bài trắc nghiệm phụ thuộc vào kỹ năng người ra đề.


• Một đề bài luận đề tương đối dễ soạn nhưng khó chấm điểm, cịn trắc nghiệm


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

• Với bài luận đề, thí sinh tự do bộc lộ suy nghĩ cá nhân, người chấm tự do cho


điểm theo xu hướng riêng; bài trắc nghiệm chỉ chứng tỏ kiến thức thông qua tỉ
lệ câu trả lời đúng, người ra đề tự bộc lộ kiến thức thơng qua việc đặt câu hỏi.


• Một bài trắc nghiệm cho phép và đơi khi khuyến khích sự "phỏng đoán" đáp


án, nhưng một bài luận đề cho phép sử dụng ngơn từ hoa mỹ, khó có bằng
chứng để "lừa phỉnh" đáp án.


<b>1.6. Tình hình sử dụng bài tập hoá học về kinh tế, xã hội và mơi trường ở trường </b>
<b>THPT </b>



Đề tìm hiểu về thực trạng sử dụng bài tập hóa học về vấn đề kinh tế, xã hội và
môi trường, cũng như thấy được sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. Chúng tôi đã phát
phiếu xin ý kiến đến 40 giáo viên hiện đang dạy các trường THPT tại Tp. HCM như:
Nguyễn Thị Diệu, An Đông, Lương Văn Can, Nguyễn An Ninh, Trương Vĩnh Ký,
Hoàng Diệu, Nguyễn Khuyến…Kết quả thu được như sau:


1. Quý Thầy/Cô đánh giá như thế nào về <i><b>vai trò </b></i>của bài tập hố học trong q
trình dạy học?


Bảng 1.1. Vai trị của bài tập hố học


STT Mức độ Số GV %


1 Rất quan trọng 39 97,5


2 Quan trọng 1 2,5


3 Không quan trọng lắm 0 0
4 Khơng có vai trị gì 0 0


Hầu như các giáo viên đều cho rằng bài tập hóa học có một vai trị vơ cùng
quan trọng trong q trình học hóa học (chiếm 97,5%), khơng có giáo viên nào cho
rằng bài tập hóa học khơng quan trọng hoặc khơng đống vai trị gì.


2. Q Thầy/Cơ thường sử dụng bài tập hố học từ <i><b>nguồn</b></i> nào ?
Bảng 1.2. Nguồn bài tập giáo viên sử dụng


STT Mức độ Số GV %



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

2 Sách tham khảo bán trên thị trường. 21 52,5


3 Mạng internet 30 75,0


4 Tự biên soạn 20 50,0


Khi được đặt vấn đề về nguồn bài tập mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy
học, thì tất cả đều cho rằng sử dụng bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập, điều
này hồn tồn hợp lý vì bài tập sách giáo khoa là một chuẩn mực của chương trình
hóa học THPT. Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển rất mạnh và internet là
nguồn tư liệu phong phú mà giáo viên có thể dễ chỉnh sửa và sử dụng cho phù hợp
với trình độ học sinh nên có 75% giáo viên sử dụng nguồn tư liệu này. Trong khi đó,
chỉ có 52,5% giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo và 50% giáo viên tự biên soạn bài
tập.


3. Quý Thầy/Cô sử dụng bài tập hoá học chủ yếu để đạt được <i><b>mục đích</b></i> gì
trong dạy học?


Bảng 1.3. Mục đích sử dụng bài tập hoá học của giáo viên


STT Mức độ Số GV %


1 Củng cố, hoàn thiện kiến thức 37 92,5


2 Rèn kỹ năng giải bài tập 29 72,5


3 Giúp học sinh vận dụng kiến thức trong cuộc sống 5 12,5


4 Nâng cao hiệu quả dạy học 35 87,5



Trong 40 giáo viên được điều cho thì chỉ có 12,5% giáo viên sử dụng bài tập
nhằm mục đích giáo dục học sinh thấy được tầm quan trọng của hóa học trong thực tế
cuộc sống. Khi được hỏi tại sao khơng dùng bài tập loại này thì tất cả đều cho rằng
bài tập này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các bài kiểm tra cũng như bài thi đại học.


4. Quý thầy cô cho rằng việc đưa nội dung giáo dục kinh tế, xã hội và môi
trường vào trường học là cần thiết hay không?


Bảng 1.4. Mức độ cần thiết của hệ thống bài tập


STT Mức độ Số GV %


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

2 Cần thiết 19 47,5


3 Bình thường 4 10,0


4 Ít cần thiết 3 7,5


5 Khơng cần thiết 4 10


Có 72,5 % giáo viên cho rằng nên đưa nội dung về vấn đề kinh tế xã hội và
môi trường vào chương trình hóa học THPT, chỉ có 17,5 % cho rằng điều này là
không cần thiết. Những ý kiến của giáo viên phản ánh đúng với tinh thần dạy học hóa
học mà bộ giáo dục đang hướng đến.


5. Xin ý kiến của giáo viên về việc tích hợp các nội dung về kinh tế, xã hội và
môi trường trong dạy học hóa học ở trường THPT.


Bảng 1.5. Mức độ kết hợp nội dung về kinh tế xã hội và môi trường ở trường THPT



Ý kiến của giáo viên


Mức độ đồng ý của giáo viên


Rất
thường


xuyên


Thường
xun


Thỉnh
thoảng


Rất ít
khi


Khơng
bao giờ


Cập nhật những tư liệu có nội dung về
kinh tế, xã hội, mơi trường trong dạy học
hóa học.


2,5 % 10,0% 50,0% 25,0% 12,5


Tích hợp vấn đề kinh tế, xã hội và môi


trường trong dạy học hóa học. 5,0% 12,5% 60,0% 20,0% 2,5%


Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung


kinh tế, xã hội và mơi trường. 7,5% 10% 70,0% 10,0% 2,5%


Dựa vào bảng kết quả thăm dò ý kiến giáo thì nhận thấy giáo viên rất ít khi tích
hợp hay sử dụng bài tập có nội dung kinh tế, hội và mơi trường trong dạy học hóa
học, điều này chứng tỏ đa số giáo viên chưa chú trong đến mơi quan hệ của hóa học
với thực tế cuộc sống.


1. Thầy cô đánh giá như thế nào về những tiết học có sử dụng những bài tập có nội
dung về kinh tế, xã hội và môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

STT Tác dụng Đồng ý


Không đồng
ý


Không ý
kiến


SL % SL % SL %


1 HS hứng thú học tập 39 97,5 0 0,0 1 2,5


2 HS tích cực nhận thức 30 75,0 5 12,5 5 12,5
3 Nâng cao ý thức của học sinh về tầm quan


trọng của hóa học trong đời sống. 35 87,5 1 2,5 4 10,0
4 HS u thích mơn hóa học 28 70,0 5 12,5 7 17,5
5 Tiết học sinh động, hấp dẫn 25 62,5 10 25,0 5 12,5


6 Chất lượng bài dạy được nâng cao 26 65,0 12 30,0 2 5,0


Theo bản đánh giá trên ta nhận thấy việc đưa nội dung giáo dục cho học sinh
thấy được mối quan hệ của hóa học với vấn đề kinh tế xã hội và mơi trường trong day
học hóa học làm nâng cao hiệu quả dạy học, đồng thời nó giúp cho học sinh hiểu rõ
thêm tầm quan trọng của mơn hóa học.


7. Xin cho biết khó khăn khi thầy cơ sử dụng hệ thống bài tập có nội dung kinh
tế, xã hội và mội trường trong dạy học hóa học.


Bảng 1.7. Thống kê khó khăn của giáo viên khi sử dụng hệ thống bài tập có nội dung về
kinh tế, xã hội và mơi trường


STT Những khó khăn Số GV %


1 Bài giảng dài, sợ cháy giáo án 20 50,0


2 Thư viện nhà trường không đủ tư liệu. 10 25,0
3 Mất nhiều thời gian để tra cứu tài liệu. 30 75,0
4 Học sinh chưa hứng thú trả lời câu hỏi vì trong các bài


kiểm tra, đề thi đại học rất ít những câu hỏi dạng này. 8 20,0


5 Chưa có nhiều kinh nghiệm. 12 30,0


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

giảng, 25% cho rằng nhà trường chưa đủ tư liệu và 20 % cho rằng học sinh sẽ học
hứng với bài học.


8. Theo Thầy/Cơ, giáo viên có cần thiết phải thường xuyên tuyển chọn, biên
soạn bài tập có nội dụng về kinh tế xã hội và mội trường cho học sinh không ?



Bảng 1.8. Thống kê mức độ xây dựng bài tập hố học có nội dung về kinh tế, xã hội và môi
trường


STT Mức độ Số GV %


1 Rất cần thiết 39 97,5


2 Cần thiết 1 2,5


3 Không cần thiết 0 0,0


4 Ý kiến khác 0 0,0


Từ thực trạng sử dụng bài tập có nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường ở
trường PT, tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống bài tập này là vô cùng cần thiết, đó
cũng là mong muốn của hầu hết các giáo viên. Điều này giúp cho việc dạy học hóa
học cho học sinh PT nắm được bản chất của mơn hóa học.


<b>TĨM TẮT CHƯƠNG 1 </b>


Trong chương này, chúng tơi đã trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề
tài, bao gồm các nội dung chính như sau:


1. Vấn đề mơi trường đã nêu các nội dung như: khái niệm, bảo vệ môi trường,
nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và các biện pháp khắc phục.


2. Vấn đề kinh tế xã hội đã đề cập đến mối quan hệ giữa hóa học với sự phát triển
kinh tế. xã hội và tầm quan trọng của hóa học trong su phát triển đó.



3. Bài tập hóa học đã trình bày khái niệm, tác dụng, phân loại, cách xây dựng và
sử dụng các bài tập hóa học…


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39></div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HỐ HỌC VỀ KINH TẾ, </b>
<b>XÃ HỘI VÀ MƠI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT </b>


<b>2.1.Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hoá học về kinh tế, xã hội và mơi trường ở </b>
<b>trường THPT </b>


<b>2.1.1.Đảm bảo tính chính xác, khoa học </b>


Với mục đích của việc xây dựng bài tập là giúp học sinh hiểu đúng, hiểu đầy
đủ các kiến thức hố học phổ thơng, cho nên tính chính xác, khoa học của bài tập là
yếu tố quan trọng hàng đầu.


<b>2.1.2.Hệ thống bài tập cần phong phú, đa dạng và xuyên suốt cả chương trình </b>


Bài tập phải được tuyển chọn cần thận từ nhiều tài liệu, kết hợp với một số
phần tự xây dựng trải rộng khắp chương trình hố học THPT, liên quan đến nhiều
vấn đề của hố học nhưng khơng nằm ngồi chương trình, khơng mang tính đánh đố.
Bài tập có thể ở hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm, sao cho phát huy hết năng lực
của học sinh.


<b>2.1.3.Hệ thống bài tập cần khai thác mối liên hệ giữa hóa học với kinh tế, xã hội và mơi </b>
<b>trường </b>


• Bài tập phải đi sâu khai thác hiện tượng hố học, bản chất hố học chứ khơng
phải tính tốn nặng nề bằng các phương trình tốn học phức tạp.


• Bài tập phải gắn liền với kiến thức thực tế, khai thác quá trình sản xuất hoá


học, khả năng ứng dụng của hoá học vào thực tế đời sống.


• Bài tập phải được giải quyết bằng việc vận dụng các định luật cơ bản của hố
học, tránh đốn mị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>2.1.4.Hệ thống bài tập cần phù hợp với kiến thức của học sinh THPT </b>


Các bài tập hóa học được xây dựng dựa trên các chuẩn kiến thức hóa học trong
chương trình trung học phổ thơng, để từ đó học sinh có thể vận dụng kiến thức hóa
học của mình để giái quyết vấn đề được đưa ra.


<b>2.1.5.Hệ thống bài tập phải hấp dẫn, gây hứng thú cho hoc sinh </b>


Các bài tập hoá học phải tạo nên sự hứng thú hấp dẫn cho học sinh, khi giải bài
tập học sinh được học thêm những kiến thức mới và những chuỗi quan hệ giữa lý
thuyết và thực tế để từ đó học sinh thêm hứng thú để tiếp tục giải các bài tập tiếp
theo.


<b>2.2.Quy trình xây dựng bài tập về kinh tế, xã hội và mơi trường </b>


<b>2.2.1.Bước 1. Tìm hiểu chương trình hố học ở trường THPT </b>


Để xây dựng hệ thống bài tập có nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường ở
trường THPT, chúng ta phải biết trong chương trình hố học ở trường THPT có bao
nhiêu chương, trong mỗi chương thì có lượng kiến thức nào có liên hệ với thực tế.


<b>2.2.2.Bước 2. Tìm tài liệu tham khảo </b>


Tài liệu tham khảo, sách giáo khoa và nguồn tư liệu trên mạng internet là một
phần khơng thể thiếu trong q trình xây dựng bài tập, đó khơng chỉ là ngn tư liệu


phong phú mà còn là cơ sở lý luận vững chắc để xây dựng hệ thống bài tập phong
phú, đa dạng và chính xác khoa học


<b>2.2.3.Bước 3. Chọn tài liệu có nội dung về kinh tế, xã hội và mơi trường </b>


Sau khi có nguồn tài liệu phong phú, chúng tơi chọn ra những tài liệu nào có nội
dung kiến thức gắng liền với vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Sau khi có nguồn tài liệu phù hợp chúng tơi tìm quan liên hệ giữa những kiến
thức hoá học trong trường THPT với các vấn đề có trong tài liệu tham khảo để tạo cơ
sở cho việc xây dung hệ thống bài tập.


<b>2.2.5.Bước 5. Xây dựng hệ thống bài tập </b>


Dựa vào các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập về kinh tế xã hội và môi
trường và lượng kiến thức từ nguồn tài liệu đã tìm kiếm ta xây dưng nên hệ thống bài
tập theo từng chương trong chương trình hố học phổ thơng.


<b>2.2.6.Bước 6. Xin ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp về hệ thống bài tập </b>


Sau khi xây dựng hệ thống bài tập chúng tôi đã xin ý kiến những giáo viên,
giảng viên để chỉnh sửa và hoàn thiện bài tập.


<b>2.2.7.Bước 7. Hoàn thiện hệ thống bài tập </b>


Sau khi chỉnh sửa và hoàn thiện bài tập về nội dung và hình thức chúng tơi đã sử
dụng hệ thống để tiến hành thực nghiệm.


<b>2.3.Hệ thống bài tập hố học về kinh tế, xã hội và mơi trường ở trường THPT </b>



Hệ thống bài tập được xây dựng theo từng chương của ba cấp lớp 10, 11, 12 và
được chia làm hai phần: bài tập trắc nghiệm tự luận với 166 câu và bài tập trắc
nghiệm khách quan với 67 câu trong đó:


• Lớp 10 có 25 câu hỏi trắc nghiệm tự luận và 10 câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.


• Lớp 11 có 91 câu hỏi trắc nghiệm tự luận và 25 câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.


• Lớp 12 có 50 câu hỏi trắc nghiệm tự luận và 32 câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Bài tập tự luận.


<b>Chương halogen </b>


<i><b>Câu 1. </b>Tại sao nước hồ bơi có mùi hơi rất nồng? Tiếp xúc thường xun có hại gì </i>


<i>khơng? </i>


<b>Trả lời: </b>


Theo đúng qui chuẩn, hồ bơi phải được thay nước 1 lần /ngày và lọc tuần hoàn
nước nhưng thực tế ít có hồ bơi thực hiện đúng như vậy do quá tốn kém. Thông
thường nước hồ bơi được lọc thô rồi cho “clo bột”, tức là clorua vơi CaOCl2 để khử


trùng nên có mùi hơi của clo.


Clorua vơi có tính oxi hố mạnh nên có khả năng diệt khuẩn tốt nhưng nó chỉ


phát huy tốt công dụng khi được sử dụng vừa phải và nước phải tương đối sạch, nếu
không sẽ gây ra các bệnh về da và hô hấp.


<i><b>Câu 2</b>. Chlorine là gì? Tại sao khi có dịch cúm H1N1 người ta mua Chlorine về khử </i>


<i>trùng? </i>


<b>Trả lời: </b>


Chlorine là chất bột màu trắng, có cơng thức gần đúng là Ca(ClO)2 (canxi


hipoclorit). Tuy nhiên, Chlorine thực sự không phải là Ca(ClO)2 nguyên chất mà


đúng hơn phải viết là CaOCl2 (clorua vơi). Do thói quen sử dụng tên gọi, người ta ít


gọi, thậm chí khơng biết tên clorua vơi hay canxi hipoclorit.


Khi dịch cúm H1N1 xảy ra và lan rộng, người ta mua Chlorine về pha vào
nước để phun xung quanh cơ quan, nơi làm việc, nhà ở do Chlorine nó có chứa clo ở
mức oxi hố +1, có tính oxi hố mạnh và khử trùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Hình 2.1. Thùng chứa bột Chlorine


<i><b>Câu 3. </b>Muối ăn có thành phần là gì? Sử dụng nhiều có hại gì khơng? Liều lượng bao </i>


<i>nhiêu là an tồn? </i>


<b>Trả lời: </b>


Muối biển có thành phần chính là NaCl, ngồi ra cịn có KCl, MgCl2, CaCl2,



MgSO4, CaSO4,… Sau khi tinh chế muối biển, người ta còn cho thêm hỗn hợp KI,


KIO3 vào để cung cấp thêm iot.


Sử dụng quá nhiều muối ăn thường hay muối iot đều có hại cho sức khoẻ như:
cao huyết áp do cơ thể hấp thu lượng lớn Na+<sub>và loãng xương do cơ thể bài tiết lượng </sub>


lớn Ca2+. Như vậy, các nhà khoa học phải tính tốn cho thêm iot vào muối ăn với tỉ lệ


cân bằng hợp lí, khơng thừa khơng thiếu. Nói chung, với một người bình thường mỗi
ngày chỉ nên ăn khoảng từ 3 đến 6 gam muối, người cao huyết áp từ 2 đến 4 gam, trẻ
em thì cịn ít hơn nữa.


<i><b>Câu 4. </b>Muối iot là gì? Liều lượng bao nhiêu là đủ? Thừa iot tác hại gì khơng? Tại </i>


<i>sao khi thức ăn gần chín mới cho muối iot vào? </i>


<b>Trả lời: </b>


Muối iot là hỗn hợp muối thường với KI và KIO3 nhằm cung cấp thêm lượng


iot vào bữa ăn hàng ngày để tránh các bệnh do thiếu iot.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

thường vượt trên 1000 microgram/người/ngày thì cơ thể sẽ ngừng điều tiết iot, làm
tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.


Muối iot kém bền với nhiệt nên khi đun nấu lâu sẽ bị phân huỷ làm thất thoát
lượng iot bổ sung:



4KI + O2 + 2CO2 → 2K2CO3 + 2I2


2KIO3 + CO2 → K2CO3 + I2 + O2


<i><b>Câu 5. </b>Nước flo là gì? Tại sao trẻ em phải súc miệng bằng nước flo? </i>


<b>Trả lời: </b>


Nước flo là dung dịch rất lỗng của NaF, có tính diệt khuẩn cao do ion F- <sub>rất </sub>


độc.


Men răng có thành phần chính là apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 (khoảng 70%). Dưới


tác dụng của axit tạo ra do thức ăn thừa hoặc có sẵn trong thức ăn, men răng bị bào
mòn dần. Súc miệng bằng nước flo không những diệt được vi khuẩn mà còn cung cấp
ion F-làm chuyển dịch cân bằng về phía tạo men răng, làm răng thêm chắc


3Ca3(PO4)2.CaF2 ←→ 10Ca
2+


+ 6PO4


+ 2F


<i><b>-Câu 6. </b>Thuốc diệt chuột hiện nay chứa chất gì? Sử dụng có an tồn khơng? </i>


<b>Trả lời: </b>



Hiện nay, có rất nhiều chất có thể diệt chuột với nguồn gốc, xuất sứ khác nhau.
Thơng dụng và khá an tồn là thuốc dạng viên của Đức có chứa flocoumafen, cơng
thức phân tử C33H25F3O4. Chất flocoumafen gây độc, làm máu không thể đông lại,


chuột chết do bị xuất huyết bên trong. Khi sử dụng cần lưu ý tránh tiếp xúc nguồn
nước và phải thu gom xác chuột thường xuyên.




</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i><b>Câu 7. </b>Theo chuẩn nước sạch trong hệ thống nước cấp thì nước có hàm lượng clo </i>


<i>thấp dưới tiêu chuẩn (0,3mg/lít) dễ bị nhiễm vi sinh. Tùy cấp độ, người uống nước </i>
<i>này có thể bị đau bụng, tiêu chảy... </i>


<i>Ngược lại, nước có hàm lượng clo vượt quá tiêu chuẩn (0,5mg/lít) có thể gây </i>
<i>ngộ độc. Tùy theo nồng độ, thời gian tiếp xúc mà mức độ ảnh hưởng khác nhau. Các </i>
<i>triệu chứng lâm sàng của người bị nhiễm độc clo cấp tính là: ho, khó thở, đau ngực, </i>
<i>phù phổi... Nếu ngửi lâu có thể gây tổn thương đường hơ hấp. Tiếp xúc lâu với mắt </i>
<i>có thể gây tổn thương giác mạc. Vậy trong 5 lít nước sinh hoạt chứa tối đa bao nhiêu </i>
<i>gam clo. </i>


<b>Trả lời: </b>


Hàm lượng clo tối đa trong nước cấp là 0,5 mg/lít.
Vậy trong 5 lít nước chứa tối đa 0,5x5=2,5 mg clo.


<i><b>Câu 8. </b>Ngày nay, trong mỗi gia đình thường có một chai thuốc tẩy (nước javen) dùng </i>


<i>để tẩy trắng quần áo khi bị bẩn. Ngoài ra nước javen còn được dùng để diệt khuẩn </i>
<i>nước. Nước javen là gì? Vì sao nước javen có tác dụng tẩy trắng, diệt khuẩn … </i>



<b>Trả lời: </b>


Dung dịch muối hipoclorit của các kim loại kiềm (NaOCl, KOCl); muối này
khơng bền, dễ bị phân hủy để giải phóng oxi nên có tính oxi hố mạnh. Điều chế
bằng cách điện phân dung dịch muối clorua kim loại kiềm khơng có màng ngăn.
Nước Javen là tên gọi của chất lỏng được điều chế năm 1789 tại Nhà máy Hoá chất
Javen [Javelle - tên của một phường ở tả ngạn sông Xen (Seine), ngoại ô Pari] bằng
cách cho khí clo sục vào dung dịch nước của kali hiđroxit (KOH) hay kali cacbonat
(K2CO3):


2KOH + Cl2 → KClO + KCl + H2O


hay K2CO3 + Cl2 → KOCl + KCl + CO2.


Hơn 30 năm sau (1822), Labarac (A.G. Labarraque; 1777 - 1850) dược sĩ
người Pháp đã điều chế Nước Javen với giá thành rẻ hơn bằng cách cho clo tác dụng
với Na2CO3:


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Nước Javen được dùng làm thuốc thử, chất sát trùng và tẩy trắng.
Trong công nghiệp, nước Javen được điều chế bằng cách điện phân dung dịch muối
ăn 15 - 20% trong thùng điện phân khơng có màng ngăn với cực âm bằng titan và cực
dương bằng than chì.


Nước Javen có tính tẩy màu vì nó có chứa NaClO. Tương tự như HClO,
NaClO có tính oxi hóa rất mạnh nên phá vỡ các sắc tố màu sắc của các chất. Vì thế,
Nước Javen được dùng làm thuốc tẩy trắng trong công nghiệp cũng như trong gia
đình.


<i><b>Câu 9. </b>Khí CFC (cloroflorocacbon: CFCl3 hoặc CFCl2 hoặc CF2Cl2 ….) có nhiều </i>



<i>ứng dụng như làm khí sinh hàn trong các thiết bị làm lạnh. Tuy nhiên, ngày nay khí </i>
<i>CFC bị cấm sử dụng làm khí sinh hàn, vì khí CFC là một trong những khí có thể gây </i>
<i>thủng tầng ozon. Cơ chế làm thủng tầng ozon của khí CFC là gì? </i>


<b>Trả lời: </b>


CFC là các chất có tính ổn định cao. Tuy nhiên bức xạ cực tím (sóng ngắn)
xuất hiện trong tầng bình lưu phân li chúng. Các phân tử Cl, F, Br của CFC được biến
đổi thành các nguyên tử (gốc) tự do hoạt tính nhờ các phản ứng quang hoá:


CFCl3 →<i>h</i>ν CFCl2
.


+ Cl.
CFCl2


.


→<i>h</i>ν CFCl.
+ Cl.
CF2Cl2 →<i>h</i>ν CF2Cl


.


+ Cl.
CF2Cl. →<i>h</i>ν CFCl. + Cl.


Các nguyên tử Cl, F, Br tác dụng huỷ diệt O3 theo phản ứng:



Cl. + O3 → ClO + O2


ClO + O3 → Cl +2O2


Như vậy một nguyên tử Cl (hay F, Br) có thể tác dụng với 100000 phân tử O3 để biến


O3 thành O2.


<i><b>Câu 10. </b>Cho đến nay, hầu hết dân chúng trên thế giới đều biết đến hóa chất Teflon </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>Trả lời: </b>


Chất Teflon không dính là do một tính chất đặc biệt của hóa chất nầy. Teflon
chỉ là một tên thương hiệu dùng để gọi thay thế tên hóa chất của một loại polymer
polytetrafluoroethylene (-CF2-CF2-) viết tắt là PTFE.


Đặc tính độc đáo của PTFE là hệ số cọ sát (coefficient of friction) của chất này
thấp nhất đối với tất cả các kim loại hiện diện trên trái đất. Do đó nó có thể được
dùng như một lớp áo tráng bên trong nồi niêu trong kỹ nghệ nấu nướng.


<i><b>Câu 11. </b>Cồn iot là gì? Tác dụng của cồn iot là gì? </i>


<b>Trả lời: </b>


Cồn iot là dung dịch cồn và iốt với nồng độ 5% Iốt có tác dụng oxi hóa vi
khuẩn, diệt nấm ngồi da. Tác dụng sát trùng, diệt nấm là do chất iod chứ không phải
do cồn, độ cồn có trong cơng thức thường là thấp - chỉ giúp hòa tan iod.


Cồn iốt là một chất sát trùng mạnh có tính phá hủy các chất hữu cơ như da, quần áo,
sách vở... Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng trên những vùng cần giữ thẩm mỹ như


da mặt.


Hiện nay iốt còn được sử dụng ở dạng hữu cơ (betadine, povidone) khơng gây
kích ứng da, được sử dụng an tồn trên các vùng niêm mạc khá nhạy cảm như trong
miệng, âm đạo...


<i><b>Câu 12. Theo tính t</b>ốn của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung </i>


<i>cấp 1,5.10-4</i> <i>g nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì lượng KI cần dùng cho </i>


<i>một người trong một ngày là bao nhiêu ? </i>


<b>Trả lời: </b>


Khối lượng KI cần dùng cho một người trong một ngày là.


4


4
1, 5.10 .(39 127)


1, 96.10 ( )


127 <i>g</i>






+ <sub>=</sub>



<i><b>Câu 13. </b>Tại sao phát-xit Đức dùng clo để làm vũ khí hố học trong chiến tranh thế </i>


<i>giới thứ nhất? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Vào ngày 22 tháng 4 năm 1915, trong chiến dịch I-pen ở Bỉ, Đức đã cho phun
khí clo để đột phá phịng tuyến liên quân Anh – Pháp và đã có 15.000 người trúng
độc. Clo là chất khí độc, nặng hơn khơng khí đến 2,4 lần, bay là là trên mặt đất gây
sát thương cao.


Clo cũng được sử dụng trong chiến tranh I-rắc năm 2007.


<b>Chương Oxi – Lưu Huỳnh </b>


<i><b>Câu 1. </b>Tại sao sau cơn mưa có sấm sét, khơng khí lại trong lành hơn? </i>


<b>Trả lời: </b>


Khi có ấm sét, tia lửa điện sẽ chuyển một phần nhỏ oxi thành ozon theo
phương trình: 3O2 → 2O3


Một lượng nhỏ ozon trong khơng khí có tác dụng diệt khuẩn do ozon có tính
oxi hoá mạnh.


<i><b>Câu 2. </b>Máy rửa rau quả hoạt động bằng cách phóng điện qua khơng khí khơ dưới </i>


<i>điện áp 4000V, sau đó dẫn sản phẩm tạo thành qua nước ngâm rau quả để diệt vi </i>
<i>khuẩn, nấm mốc và vi lượng thuốc trừ sâu đến trên 90%. Hãy giải thích q trình </i>
<i>hoạt động của máy rửa rau quả. </i>



<b>Trả lời: </b>


Khí phóng điện qua khơng khí khơ dưới điện áp 4000V sẽ tạo ra ozon
3O2 → 2O3


Lượng ozon sinh ra có tính oxi hóa mạnh nên có tác dụng diệt khuẩn.


<i><b>Câu 3</b>. Máy rửa rau quả của Trung Quốc theo các chuyên gia là không thực sự an </i>


<i>tồn bởi vì ngồi ozon nó cịn tạo ra một lượng nhỏ NO2</i> <i>làm nước rửa có môi trường </i>


<i>axit, gây hại cho sức khoẻ và môi trường. Hãy nêu một phương pháp đơn giản nhất </i>
<i>để kiểm tra ngay máy tạo ozon có lượng chất này hay không. </i>


<b>Trả lời: </b>


Để kiểm tra xem máy tạo ozon có NO2 khơng ta có thể dung q tím để thử


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<i><b>Câu 4. </b>Các loại nước khống như Lavie, Vĩnh Hảo, … sử dụng cơng nghệ khử trùng </i>


<i>nước nào mà uống không bị hôi? </i>


<b>Trả lời: </b>


Các nhà máy sản xuất nước khoáng lớn đều sử dụng công nghệ khử trùng nước
bằng ozon để nước thành phẩm khơng có mùi hơi. Thiết bị hiện đại, tiên tiến làm sản
sinh ozon có chất lượng, khơng lẫn NO2 nên sử dụng an tồn, khác với nước máy và


nước đóng chai kém chất lượng có mùi hôi là do khử trùng bằng clo.



<i><b>Câu 5. </b>Tại sao khi sử dụng máy photocopy ta thấy có mùi khét và phải đặt máy </i>


<i>photocopy ở nơi thoáng mát? </i>


<b>Trả lời: </b>


Máy photocopy hoạt động sẽ có sự phóng điện qua khơng khí tạo thành lượng
nhỏ ozon nên ta ngửi thấy mùi khét. Vì vậy phải đặt máy photocopy ở nơi thống mát
để ozon khuếch tán ra ngồi tránh tích tụ gây các bệnh về thần kinh và hô hấp.


<i><b>Câu 6. </b>Nước ozon là gì? Nó được sử dụng ở đâu, hiệu quả ra sao? </i>


<b>Trả lời: </b>


Nước ozon hay dung dịch hoạt hoá điện hoá là dung dịch chứa các chất oxi hoá
mạnh như: O3, H2O2,… Nước ozon dùng chữa bệnh viêm loét, nấm da, chống nhiễm


khuẩn cho bệnh viện (thay cho chất OHC[CH2]3CHO giá cao, gây độc cho nhân


viên,…) và nước ozon còn diệt được virus cúm gà H5N1.


<i><b>Câu 7. </b>Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một </i>


<i>lượng lớn lưu huỳnh, cịn trong khơng khí lại chứa nhiều nitơ. Q trình đốt sản sinh </i>


<i>ra các loại khí độc hại như: sulfua đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hịa </i>


<i>tan với hơi nước trong khơng khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric </i>


<i>(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>Trả lời: </b>


Từ SO2 tạo axit sunfuric


2SO2 + O2 ,


<i>o</i>
<i>xt t</i>


→ 2SO3


SO3 + H2O → H2SO4


Từ NO2 tạo axit nitric


4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3


<i><b>Câu 8.</b>Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen?</i>


<b>Trả lời: </b>


Do bạc tác dụng với O2 và khí H2S có trong khơng khí tạo ra bạc sun-phua có


màu đen. Cụ thể: 4Ag + O2 + 2 H2S = 2 Ag2S + 2H2O.


<i><b>Câu 9. </b>Khi làm thí nghiệm với các hợp chất của lưu huỳnh thường sinh ra một lượng </i>


<i>khí H2S hay SO2, những khí này rất độc có thể gây hại đến sức khỏe cũng như mơi </i>



<i>trường sống xung quanh. Để giảm thiểu lượng khí này người ta thường dùng nước </i>
<i>vơi. Hãy giải thích vì sao lại dùng nước vơi và viết phương trình phản ứng hóa học </i>
<i>minh họa. </i>


<b>Trả lời: </b>


Nước vơi là Ca(OH)2 là một bazơ phản ứng mạnh với H2S và SO2 tạo thành


muối nên có thể làm giảm thiểu lượng khí này.
H2S + Ca(OH)2 →CaS + 2H2O


SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O


<i><b>Câu 10. </b>Cao su là một trong những vật liệu quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, </i>


<i>cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp khi chưa lưu hóa thì kém bền, kém đàn hồi, dễ </i>
<i>chảy dính ở nhiệt độ cao.. Để cao su trở nên bền, đan hồi tốt hơn người ta phải lưu </i>
<i>hóa nó.Hóa chất để lưu hóa cao su là gì? Vì sao sau khi lưu hóa cao su lại tốt hơn. </i>


<b>Trả lời: </b>


Lưu hóa cao su là chế hóa cao su với một lượng nhỏ lưu huỳnh (3-4%) ở nhiệt
độ 130o


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<i><b>Câu 11. </b>Phía trên tầng đối lưu và phần dưới tầng bình lưu ở độ cao 20-30 km là tầng </i>


<i>ozon. Tầng ozon đóng vai trị cực kì quan trọng trong việc bảo vệ sự sống trên bề mặt </i>


<i>trái đất. Vì sao tầng ozon có vai trị quan trọng đó? </i>



<b>Trả lời: </b>


Tầng ozon có tác dụng như một lá chắn bảo vệ xung quanh trái đất, ngăn
không cho tia cực tím thâm nhập vào trái đất. Tia cực tím là một trong những nguyên
nhân gây ra bệnh ung thư.


<i><b>Câu 12. </b>Sữa bò tươi là một loại thực phẩm đang được tiêu thụ một lượng lớn. Tuy </i>


<i>nhiên, sữa lại dễ nhiễm khuẩn nên thời gian gần đây nhiều người thu mua sưa bò trên </i>


<i>địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận thường pha oxy già vào sữa nhằm làm sữa tươi </i>
<i>lâu hơn. Hãy dùng kiến thức hóa học giải thích việc làm trên, nếu pha oxy già vào </i>
<i>sữa có gây hại đến sức khỏe không? </i>


<b>Trả lời: </b>


Nước oxy già (dung dịch H2O2 3%) có tính oxi hóa mạnh, thanh trùng và diệt


khuẩn. Pha oxy già vào sữa nhằm mục đích thanh trùng, diệt khuẩn. Oxy già là chất
phân ly nhanh, giải phóng oxy và chuyển hóa thành nước, khơng ảnh hưởng sức
khỏe. Tuy nhiên, lượng oxy già trong sữa tươi quá cao có thể oxi hóa chất béo trong
sữa, từ đó làm sữa tươi có mùi hơi.


Phần trắc nghiệm.


Câu 1. Dung dịch axit nào sau đây không được chứa trong bình thủy tinh ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Câu 2. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp tẩy rửa nhà tắm, ví dục
như “Duck pro nhà tắm” là một sản phẩm thơng dụng. Nó giúp tẩy vết gỉ sét, vết hóa
vơi, vết xả phịng đọng lại, vết thâm đen trong kẻ gạch…. Thành phần quan trong có


trong sản phẩm này là


A. HCl. B. NaOH. C. Na2SO4 D. CaOCl2.


Câu 3. Mưa axit là khi lượng mưa có độ pH thấp có thể gây hại đến môi trường như
phả hủy các đồ vật bằng kim loại, các cơng trình xây dựng… Thành phần chính gây
ra mưa axit là


A. CO2. B. O2. C. N2. D. SO2.


Câu 4. Hiện nay nồi, chảo khơng dính là một trong những vật dụng được sử dùng
nhiều trong chế biến thực phẩm. Để chế tạo nồi chảo khơng dính người ta tráng một
lớp Teflon lên trên bề mặt. Công thức của Teflon là


A. CF4. B. (-CF2-CF2)n. C. CF2Cl2. D. CCl4.


Câu 5. Tầng ozon ở độ cao 20 – 30 km có vai trị quan trọng trong việc ngăn cản tia
cực tím ( tác nhân gây bệnh ung thư). Tuy nhiên, ngày nay lương ozon ngày càng suy
giảm. Một trong những hóa chất gây suy giảm lượng ozon là


A. CFC. B. O2. C. N2. D. SO2.


Câu 6. Đầu que diêm ngồi S, C, P cịn chứa 50 % KClO3. Vai trò KClO3 là


A. chất cung cấp oxi để dốt cháy C, S, P.
B. làm chất kết dính.


C. làm tăng ma sát giữa đầu que diêm và vỏ bao diêm.
D. làm chất phát hỏa.



Câu 7. Trong đời sống, người ta dùng ozon O3 để khử trùng nước, khử mùi, tẩy trắng


thực phẩm… là do


A. O3 có tính oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao.


B. O3 có tính khử mạnh, khả năng sát trung cao.


C. O3 là một khí độc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Câu 8. Nhiều nơi trên thế giới, lưu huỳnh lắng đọng thành những mỏ lớn. Lưu huỳnh
được đưa lên mặt đất bằng cách bơm nước siêu nóng (khoảng 1700C) dưới áp suất


cao cùng với khơng khí nóng vào mỏ lưu huỳnh. Hỗn hợp bọt của khơng khí, nước và
lưu huỳnh nóng chảy được đẩy lên mặt đất. Có thể lấy được lưu huỳnh theo cách trên
là nhờ tính chất nào của lưu huỳnh?


A. Lưu huỳnh dễ nóng chảy.


B. Lưu huỳnh tan trong khơng khí và nước nóng.
C. Lưu huỳnh là đơn chất.


D. Lưu huỳnh dễ tan trong nước.


Câu 9. Muối gì được dùng làm thuốc ảnh tráng lên cuộn phim?


A. AgBr. B. NaBr. C. PbBr2. D. AgNO3.


Câu 10. Khi bể nhiệt kế trong phịng thí nghiệm, để thu lại thủy ngân bi rơi vải thì ta
dùng hóa chất nào?



A. Lưu huỳnh. B. Sắt . C. Cacbon. D. Nước.


<b>2.3.2.Bài tập hóa học về vấn đề kinh tế, xã hội và mơi trường trong chương trình lớp </b>
<b>11 </b>


Bài tập tự luận


<b>Chương sự điện ly </b>


<i><b>Câu 1. </b>Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2 mm. Lớp men này là hợp </i>


<i>chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng : </i>


<i>5Ca2+ + 3PO4</i>


<i></i>


<i> + OH-</i> <i> Ca5(PO4)3OH (1) </i>


<i>Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu </i>


<i>răng. Sau bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng </i>
<i>tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường </i>
<i>cao tạo điều kiện tốt cho việc hình thành các axit đó. Hãy giải thích vì sao khi độ pH </i>
<i>giảm thì làm tăng khả năng sâu răng, nêu phương pháp làm bảo vệ răng. </i>


<b>Trả lời: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

H+ + OH- → H2O



Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lý Lơ-Sa-Tơ-li-ê, cần bằng (1) chuyển


dịch theo chiều nghịch và men răng bị bào mòn, tao điều kiện cho sâu răng phát triển.
Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường, đánh răng
sau khi ăn. Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF2, vì ion F


- <sub>tạo </sub>


điều kiện cho phản ứng sau xảy ra:
5Ca2+ + 3PO4




+ F-  Ca5(PO4)3F


Hợp chất Ca5(PO4)3F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH.


Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men
răng theo phản ứng (1), vì trong trầu có vơi tơi (Ca(OH)2), chứa các ion Ca


2+


và OH
-làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.


<i><b>Câu 2. </b>Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, diện tích đất phèn các loại có đến khoảng 1,5 </i>


<i>triệu ha, phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu </i>
<i>và ở một số vùng khác. Ở Miền Bắc đất phèn chủ yếu tập trung ở vùng Kiến An - Hải </i>


<i>Phòng. Đất phèn có nhiều ảnh hưởng đến việc trồng trọt của những vùng đất bị </i>
<i>nhiễm phèn đó. Vậy đất phèn là gì? Hãy nêu một số biện pháp cải tạo đất phèn. </i>


<b>Trả lời: </b>


Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất
có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống. Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thủ phạm chủ
yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe).


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i><b>Câu 3. </b>Trước đây người dân thường sử dụng nước ao, hồ làm nước sinh hoạt hang </i>


<i>ngày. Tùy theo khu vực mà nước trong hay đục, để làm trong nước người ta thường </i>
<i>dung phèn chua. Hãy giải thích việc làm này. </i>


<b>Trả lời: </b>


Phèn chua làm trong nước vì trong thành phần của phèn chua có Al2(SO4)3 .


Khi vào trong nước thì có phản ứng thuỷ phân thuận nghịch :
Al3+ + 3H2O  Al(OH)3 + 3H


+




Trong đó Al(OH)3 dạng keo có bề mặt rất phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng


ở trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.


<i><b>Câu 4</b>. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày là do lượng axit HCl </i>



<i>trong dạ dày quá cao, giảm pH. Để giảm bớt lượng axit, người ta thường uống dược </i>


<i>phẩm Nabica (NaHCO3). Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra. </i>


<b>Trả lời: </b>


H+ + HCO3


→ CO2 + H2O


<i><b>Câu 5. </b>Rau quả khơ được bảo quản bằng khí SO2</i> <i>thường chứa một lượng nhỏ hợp </i>


<i>chất có gốc SO3</i>


<i>2-. Để xác định sự có mặt của các ion SO</i>


<i>3</i>


<i>2-</i> <i>trong rau quả, một hoc </i>


<i>sinh ngâm một ít quả đậu trong nước. Sau một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho </i>


<i>tác dụng với dung dịch H2O2</i> <i>(chất oxi hóa), sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch </i>


<i>BaCl2. Viết các phương trình ion thu gọn đã xảy ra. </i>


<b>Trả lời: </b>



SO3


+ H2O2 → SO4


+ H2O


Ba2+ + SO4


→ BaSO4


<i><b>Câu 6. </b>Vì sao khi ăn trái cây khơng nền đánh răng ngay? </i>


<i><b>Trả lời: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i><b>Câu 7. </b></i>Vì sao thêm muối q sớm thì đậu khơng nhừ?


<b>Trả lời: </b>


Các bà nội trợ thường nhắc nhở: khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm. Điều này
có thể giải thích một cách khoa học như sau: Trong đậu nành khơ, nước rất ít. Do đó
có thể coi nó như một dung dịch đặc và lớp vỏ là một màng bán thấm. Khi nấu, nước
bên ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm đậu nành nở to ra. Sau một thời gian các tế
bào trong hạt đậu bị phá vỡ làm cho đậu mềm.


Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngồi có thể khơng đi vào
trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong
nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá


nhiều.


<i><b>Câu 8. </b></i>Vì sao nước mắt lại mặn?


<b>Trả lời </b>


Nước mắt mặn là vì trong một lít nước mắt có 6g muối. Nước mắt sinh ra từ
tuyến lệ nằm ở phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt thu nhận được muối từ
máu (trong 1 lít máu có 9g muối). Nước mắt có tác dụng bơi trơn nhãn cầu, làm cho
nhãn cầu khơng bị khơ, bị xước vì có muối nên cịn có tác dụng hạn chế bớt sự phát
triển của vi khuẩn trong mắt.


<i><b>Câu 9. </b>Để xử lý nước thải sinh hoạt có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau như: </i>


<i>phương pháp hóa lý, phương pháp sinh học. Hãy nêu đặc điểm của phương pháp hóa </i>
<i>học trong quá trình xử lý nước thải. </i>


<b>Trả lời: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để
đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến
đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hồ tan nhưng khơng
độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường.


<b>Chương nitơ và photpho </b>


<i><b>Câu 1. </b>Tại sao dân gian có câu ca dao: </i>


<i>“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ </i>



<i>Nghe tiếng sấm dậy phất cờ mà lên” ? </i>


<b>Trả lời: </b>


Khi có sấm sét, khí N2 và O2 có sẵn trong khơng khí tác dụng với nhau tạo một


lượng nhỏ NO, khí NO sinh ra tác dụng với O2 tạo thành NO2, sau đó NO2 hố hợp


với O2 và H2O tạo thành HNO3, HNO3 trong nước mưa tác dụng với thành phần


cacbonat trong đất đá tạo muối nitrat dễ tan sẽ cung cấp thêm một lượng đạm tự
nhiên cho đất dưới dạng ion NO3-.


<i><b>Câu 2. </b>Tại sao nitơ được gọi là azot? </i>


<b>Trả lời: </b>


Theo tiếng Hi Lạp, nitơ có tên là “azot”, nghĩa là “khơng có sự sống” bởi nitơ
trong khơng khí có tính chất ngược hồn tồn với oxi, động vật khơng sống được
trong nitơ và lửa cũng không cháy được trong nitơ.


<i><b>Câu 3. </b>Tại sao Ăngghen lại nói “Ở đâu có nitơ, ở đó có sự sống” </i>


<b>Trả lời: </b>


Ăngghen khẳng định như vậy hồn tồn có lí bởi vì đối với thực vật, nitơ có
vai trò như một nguyên tố dinh dưỡng cấu tạo nên tế bào, không phải thực vật nào
cũng cố định được đạm từ nitơ khơng khí (trừ cây thuộc họ đậu) nên con người phải
chuyển hố nitơ đó thành dạng muối dễ tan như amoni hoặc nitrat để rễ cây hấp thụ
và duy trì sự sống. Đối với động vật, nitơ là nguyên tố không thể thiếu để hình thành


nên protein từ đơn giản đến phức tạp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Trả lời: </b>


Thuốc nổ dinamit có thành phần chính là nitroglixerol hay glixeryl trinitrat, là
chất lỏng không màu, nặng, sánh, rất dễ phát nổ do phân tử chứa nhiều nhóm nitro,
được Nobel sử dụng làm thuốc nổ an toàn lần đầu tiên và trở thành nổi tiếng.
Nitroglixerol được điều chế từ phản ứng nitro hoá giữa glixerol và hỗn hợp HNO3


đặc, H2SO4 đặc (tỉ lệ thể tích 1:1, nhiệt độ 22oC)


C3H5(OH)3 + 3HONO2 2 4


H SO


đặc→ C3H5(ONO2)3 + 3H2O


<i><b>Câu 5. </b>Thuốc nổ TNT, C4 là gì ? </i>


<b>Trả lời: </b>


Thuốc nổ TNT có thành phần chính là 2,4,6-trinitrotoluen được điều chế từ
phản ứng nitro hoá giữa toluen và axit nitric đặc (H2SO4đặc xúc tác)


CH3


+ 3HONO2 + 3H2O


H<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>đặc



CH3


NO<sub>2</sub>


NO2


O<sub>2</sub>N


Thuốc nổ C4 là loại thuốc nổ dẻo có thể chứa đến 94% về khối lượng hợp chất
RDX (viết tắt của “<b>R</b>esearch <b>D</b>epartment <b>E</b>xplosive”, tên IUPAC là
1,3,5-trinitroperhydro-1,3,5-triazine hay hexogen, cơng thức phân tử C3H6N6O6), ngồi ra


cịn có thêm chất dẻo để kết dính, sức công phá mạnh hơn TNT nhiều, khi cháy sinh
ra nhiều khói độc. C4 được sử dụng phổ biến trong chiến tranh ở Việt Nam.




Mẩu thuốc nổ C4 chứa hexogen Mơ hình phân tử hexogen
Hình 2.3. Mẩu thuốc nổ C4 chứa hexogen và mơ hình phân tử hexogen


<i><b>Câu 6. </b>Photpho trắng được bảo quản thế nào? Bị bỏng photpho trắng thì xử lí ra </i>


<i>sao? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Photpho trắng tự cháy trong khơng khí tạo khói trắng mùi tỏi và toả năng
lượng dưới dạng lân quang màu xanh nhạt. Do đó phải bảo quản photpho trắng bằng
cách ngâm ngập trong nước.


Photpho trắng được Pháp sử dụng như vũ khí hố học ở Việt Nam. Nạn nhân
bị bỏng do nhiệt (photpho trắng cháy toả nhiệt mạnh, có thể cao đến 1200o<sub>C), sau đó </sub>



sản phẩm cháy hoá hợp với H2O tạo axit gây ra bỏng do axit.


4P + 5O2 → 2P2O5 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4


Trong phịng thí nghiệm, khi bị bỏng P trắng có thể ngâm ngay chỗ bỏng vào
dung dịch CuSO4 lỗng (khoảng 2%), sau đó rửa sạch lại bằng nước.


5CuSO4 + 2P + 8H2O → 2H3PO4 + 5Cu + 5H2SO4


<i><b>Câu 7. </b>Hiện tương Ma trơi là gì? </i>


<b>Trả lời: </b>


Ma trơi là hiện tượng tự bốc cháy của hợp chất điphotphin P2H6 và kéo theo sự


cháy của photphin PH3 trong khơng khí tạo thành đốm lửa trong những ngày hanh


khô ở các khu nghĩa địa. Ở đây, sự phân huỷ chậm xác chết có chứa hợp chất của
photpho đã tạo ra P2H6, PH3. Như vậy ma trơi là một hiện tượng hoá học.


P2H6 + 4O2 → P2O5 + 3H2O


<i><b>Câu 8. </b>Hợp chất của photpho có ứng dụng gì? </i>


<b>Trả lời: </b>


Ca(H2PO4)2 được dùng làm phân bón, cung cấp lân cho cây dưới dạng H2PO4



CaHPO4: làm chất phụ gia cho thức ăn của động vật.


Ca5P3O10 (canxi triphotphat): được cho vào bột giặt.


<i><b>Câu 9. </b>Diêm tiêu là gì? Vì sao diêm tiêu được dung để ướp thịt? </i>


<b>Trả lời: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

sắc, hương vị thịt, do vậy muối diêm được cho phép dùng làm phụ gia thực phẩm
nhưng trong giới hạn cho phép để bảo quản thịt, ướp thịt làm jambon, xúc xích.


<i><b>Câu 10. </b>Trong dân gian người ta dùng phân đạm (urê) để ướp thịt cá. Tuy nhiên, </i>


<i>phân đạm đã bị cấm sử dụng để ướp thịt cá. Hãy giải thích vì sao phân đạm có thể </i>
<i>dùng để ướp thịt cá, tác hại của nó? </i>


<b>Trả lời: </b>


Do phân đạm có tính diệt khuẩn, mặt khác khi ướp sẽ phân huỷ tạo thành các
chất nitrat, nitrit (như muối diêm), nên kéo dài được thời gian bảo quản cá, làm cho
cá giữ được màu sắc, nhất là màu hồng ở <i>Phân đạm:</i>dùng phân đạm ướp cá là nguy
hiểm:


- Phân đạm (urê) giá rẻ, thường dùng lượng nhiều, lại ướp lâu, thấm vào cá
nhiều, lượng ướp nitrat, nitrit sinh ra cũng sẽ nhiều và gây độc như khi dùng
muối diêm quá giới hạn cho phép.


- Phân đạm (urê) thấm vào cá, hoặc không kịp biến đổi hoặc biến thành các
chất trung gian khác như: ammoniac (có mùi khai, khi nấu bị mất đi một phần
nhưng phần cịn lại làm cho cá có mùi vị lạ, khó chịu, ăn khơng ngon, khó ăn)


và axit cyanic (gây độc).


- Phân đạm và các chất trung gian làm cho tổng lượng nitơ trong thực phẩm
tăng lên, làm mất cân bằng nitơ trong thực phẩm, ăn vào không có lợi. Khi
dùng chúng làm nước mắm, kiểm nghiệm có thể cho con số tổng lượng nitơ
cao giả tạo (nhưng khơng phải là lượng đạm có tính dinh dưỡng).


<i><b>Câu 11. </b>Hiện nay, người dân vẫn dùng phân đạm (urê) để ướp thịt cá dù đã bị cấm </i>


<i><b>sử dụng. Hãy nêu một phương pháp đơn giản nhất để nhận ra phân đạm trong thịt, </b></i>


<i><b>cá nhằm bảo vệ sức khỏe. </b></i>


<b>Trả lời: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<i><b>Câu 12. </b>Hãy trình bày phương pháp điều chế nitơ và các ứng dụng của nó. </i>


<b>Trả lời: </b>


Nitơ lỏng được sản xuất theo quy mô công nghiệp với một lượng lớn bằng cách
chưng cất phân đoạn khơng khí lỏng và nó thường được nói đến theo cơng thức
giả LN2. Nó là một tác nhân làm lạnh (cực lạnh), có thể làm cứng ngay lập tức các


mô sống khi tiếp xúc với nó. Khi được cách ly thích hợp khỏi nhiệt của mơi trường
xung quanh thì nó phục vụ như là chất cô đặc và nguồn vận chuyển của nitơ dạng khí
mà khơng cần nén. Ngồi ra, khả năng của nó trong việc duy trì nhiệt độ một cách
siêu phàm, do nó bay hơi ở 77 K (-196°C hay -320°F) làm cho nó cực kỳ hữu ích
trong nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn trong vai trò của một chất làm lạnh chu
trình mở, bao gồm:



• Làm lạnh để vận chuyển thực phẩm


• Bảo quản các bộ phận thân thể cũng như các tế bào tinh trùng và trứng, các


mẫu và chế phẩm sinh học.


• Trong nghiên cứu các tác nhân làm lạnh


• Để minh họa trong giáo dục


• |Trong da liễu học để loại bỏ các tổn thương da ác tính xấu xí hay tiềm năng
gây ung thư, ví dụ các mụn cóc, các vết chai sần trên da v.v.


• Nitơ lỏng có thể sử dụng như là nguồn làm mát để tăng tốc CPU,GPU, hay các


dạng phần cứng khác.


• Ứng dụng của Nitơ lỏng trong sản xuất thực phẩm và đồ uống như (Làm căng


vỏ bao,)


<i><b>Câu 13. </b>Từ khi CFC bị cấm sử dùng trong các thiết bị làm lành người ta đã thay vào </i>


<i>đó là khí NH3. Hãy giải thích vì sao NH3 được dùng để thay thế khí CFC. </i>


<b>Trả lời: </b>


Khí CFC là khí sinh hàn được dùng trong các thiết bị làm lạnh, tuy nhiên khí
CFC có thể làm giảm lượng ozon trên khí quyển. Do đó, người ta dùng khí NH3 để



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Sau khi nén và làm lạnh NH3 sẽ biến thành chất lỏng giống như nước nhưng


sôi ở nhiệt độ -340C. Khi bị nén xong, amôniăc sẽ bay hơi. Lúc này nó hấp thụ


nhiều nhiệt. Đó là ngun nhân vì sao người ta sử dụng amơniăc trong tủ lạnh.
<i><b>Câu 14.</b>Vì sao ăn sắn ( củ mì) hay măng có khi bị ngộ độc? </i>


<b>Trả lời: </b>


Ăn sắn hay măng bị ngộ độc khi chúng chứa nhiều axit xianhyđric (HCN). Ở
dạng tinh khiết axit xianhyđric là chất khí mùi hanh nhân, có vị đắng và rất độc.
Nhiệt độ nóng chảy là -13,3o<sub>C, tan trong nước, rượu, ete và là axit rất yếu. Trong </sub>


thiên nhiên gặp ở dạng liên kết trong một số thực vật ( hạt mận, đào, củ sắn, măng
tươi).


Sắn luộc hay măng luộc hoặc xào nấu có vị đắng là chứa nhiều axit xianhyđric,
có nguy cơ bị ngộ độc. Khi luộc sắn cần mở vung để axit xianhyđric bay hơi, sắn đã
phơi khơ, giã thành bột để làm bánh thì khi ăn khơng bao giờ bị ngộ độc vì khi phơi
khô axit xianhyđric sẽ bay hết hơi.


Trong công nghiệp axit xianhyđric được điều chế bằng cách oxi hoá hỗn hợp
khí metan (CH4) và amoniac (NH3), có xúc tác platin. Axit xianhyđric là nguyên liệu


điều chế tổng hợp các chất cao phân tử. Axit xianhyđric ở dạng tự do dùng làm chất
xông hơi chống côn trùng gây bệnh. Muối của axit xianhyđric như kali xianua (KCN)
dùng trong tổng hợp chất hữu cơ, trong nhiếp ảnh và để tách kim loại vàng ra khỏi
quặng.


<i><b>Câu 15. </b>Tại những vùng đất phèn, để bón phân đạm bón cho cây trồng người ta </i>



<i>thường bón phân urê và hạn chế các loại phân đạm như amoni nitrat hay amoni </i>
<i>sunfat. Dựa vào kiến thức hóa học hãy giải thích hiện tượng trên. </i>


<b>Trả lời: </b>


Đất phèn hay đất chua là những loại đất có nồng độ H+ cao ( pH thấp), những


vùng đất này có ảnh hưởng đến việc trồng trọt. Phân đạm amoni nitrat và amoni
sunfat chứa ion NH4


+ <sub>bị thủy phân trong nước tạo mơi trường axit. Do đó, khơng thể </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

phân đạm ở vùng đất chua người ta thường sử dụng phân urê để khử bớt độ chua của
đất.


<i><b>Câu 16. </b>Tại sao không được trơn vơi với supephotpho để bón cho cây trồng? </i>


<b>Trả lời: </b>


Vơi và supephotpho khơng thể trộn chung vì Ca(H2PO4)2 và Ca(OH)2 có thể


phản ứng với nhau


Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 4H2O


Supephotphat chứa Ca(H2PO4)2 là chất dễ tan nên cây có thể đồng hóa, trong


khi đó khi trộn suphotphat với vơi tạo thành Ca3(PO4)2 là chất kết tủa nên cây khó có



thể hấp thụ và phần kết tủa này còn làm cho đất trở nên rắn hơn.


<i><b>Câu 17. Khi n</b>gười thợ lặn lặn xuống một độ sâu khá lớn thì sẽ cảm thấy thần kinh </i>


<i>bang hồng, cử động mất tự nhiên tựa như say rượu. Trạng thái đó gọi là “say nitơ”. </i>
<i>a) Hãy dùng kiến thức hóa học để giải thích trạng thái trên. </i>


<i>b) Trạng thái “say nitơ” ảnh hưởng như thế nào đến người thợ lặn? Nêu biện </i>
<i>pháp khắc phục. </i>


<b>Trả lời: </b>


a) Độ hòa tan của nitơ ở trong nước nhỏ đến đâu đi nữa nhưng ở trong máu của
chúng ta bao giờ cũng chứa nitơ hóa tan cùng với một số khí khác. Độ hịa tan của
nitơ trong máu thay đổi tùy theo sự thay đổi của áp suất khí quyển, nhưng trong điều
kiện bình thường, phạm vi của sự thay đổi đó rất nhỏ, khơng ảnh hưởng gì đến cảm
giác của chúng ta.


Những người thợ lặn càng lặn sâu thì khơng khí họ hơ hấp càng bị nén mạnh.
Chính sự tăng nồng độ nitơ hòa tan trong máu gây ra trạng thái say nitơ, nhưng lúc
ấy, ở trong cơ thể của con người khơng gây ra sự biến đổi hóa học nào cả. Quả thế,
khí trơ nặng như Krypton và Xenon cũng hòa tan như thế trong máu, cũng tác dụng
như thế mặc dù khổng thể nghi ngờ có một phản ứng hóa học nào của chúng ở trong
đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

phải chịu một sự uy hiếp mới nghiêm trọng hơn nhiều, nó chẳng những ảnh hưởng
đến sức khỏe mà cịn nguy hiểm cả đến tính mạng nữa. Nitơ thừa ở trong máu có thể
thốt ra theo 2 cách: qua mặt phổi hoặc ngay trong máu dưới dạng những bong bóng
nhỏ. Những bong bóng này bị sự tuần hoàn của máu kéo theo trong các mao quả, có
thể làm tắc mao quản và bấy giờ làm cho người ta chết. Muốn tránh sự uy hiếp đó,


khi hồn thành nhiệm vụ, người thợ lặn phải ngoi lên từ từ để cho nitơ hòa tan ở
trong máu có thể thốt ra ngồi mặt phổi.


<i><b>Câu 18. </b>Trong dân gian khi trong rau, cây trái người ta thường dùng nước tiểu để </i>


<i>tưới cho cây vì trong nước tiểu có chứa amonac và urê là hai thành phần cung cấp </i>
<i>đạm cho cây trồng. Tuy nhiên, một số người khi tưới nước tiêu cho cây thi cây lại bị </i>
<i>héo. Hãy giải thích hiện tượng trên. </i>


<b>Trả lời: </b>


Nồng độ urê trong nước tiểu cao sẽ làm lông tơ của rễ cây bị héo, cây không
hút được nước và các chất dinh dưỡng dẫn đến cây héo. Nhưng làm cho rễ cây héo
còn do nồng độ muối trong nước tiểu, nồng độ muối này tạo hiện tượng thẩm thấu
làm cây mất nước. Nếu pha một phần nước tiểu chín phần nước thì tốt cho cây. Nước
tiểu ủ được ba ngày tốt hơn nước tiểu tươi.


<i><b>Câu 19. </b>Trong quá trình chăm sóc cây,bên cạnh phân bón hóa học người ta cịn </i>


<i>thường dùng tro bếp để bón cây. Hãy giải thích việc làm đó. </i>


<b>Trả lời: </b>


Trong tro bếp có chứa K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây. Do đó người ta


dùng tro bếp để bón cho cây trồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Hình 2.4. Bom thối xuất sứ từ Trung Quốc


<b>Trả lời: </b>



Bom thối (Fart bomb) là sản phẩm của Trung Quốc là một loại bóng bên trong
chứa chất gây mùi thối (chất gây mùi thối có thể là NH3, H2S, indol,…). Khi bị đập


mạnh, các chất trong bom sẽ thoát ra gây mùi khó chịu. Trị chơi tinh nghịch này có
thể gây hại đến thần kinh.


Chương cacbon – silic


<i><b>Câu 1. </b>Khi mùa đông giá rét,ở nhiều nơi người ta thường đốt than để sưởi ấm hay </i>


<i>dùng cho các sản phụ mới sinh. Tuy nhiên, nhiều người lại khuyên rằng không nên </i>
<i>nằm than, đặc biệt là trong phịng kín cửa. Vì sao người ta khun như vậy? </i>


<b>Trả lời: </b>


Khi than cháy sinh ra khí CO là một khí độc, có khả năng kết hợp với sắt (II)
trong hemoglobin của máu tạo thành cacbonhemohlobin là một hợp chất bền, làm cho
hemoglobin mất khả năng vận chuyển oxi dẫn đến nguy hiểm cho con người.


<i><b>Câu 2. </b>Nước đá khơ là gì? Nêu ứng dụng của nước đá khô. </i>


<b>Trả lời: </b>


Nước đá khô (băng khơ) là khí CO2 khi bị hạ xuống nhiệt độ thấp và áp suất nó


chuyển thành thể rắn.


Băng khơ, tức CO2 rắn, nhìn bề ngồi giống như các cục tuyết nén chặt, được



sử dụng trong nhiều lĩnh vực như bảo quản thức ăn hoặc cứu hỏa.
Nhiệt độ của băng khô rất thấp (-78 độ C) vì chúng được nén ở áp suất lớn và nhiệt
độ thấp CO2 mới chuyển thành dạng lỏng rồi sang rắn, nhưng nếu cầm nó vào tay,


người ta vẫn khơng có cảm giác q lạnh, lý do là khi ta tiếp xúc, khí CO2 bay ra


ngăn cách tay ta và băng khô. Chỉ khi nắm chặt cục băng khơ thì ta mới bị tê cóng.
Danh từ băng khơ diễn đạt chủ yếu tính chất vật lý của nó. Bản thân băng khơ khơng
bao giờ bị ẩm và làm ướt bất kỳ vật nào xung quanh. Gặp nóng là lập tức nó biến
thành khí (CO2), khơng qua trạng thái lỏng hiện tượng này người ta còn gọi là hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Đặc tính đó của băng khơ có thể được sử dụng để bảo quản thực phẩm cực tốt,
bởi khí CO2 bám trên bề mặt cịn có tác dụng ức chế khả năng phát triển của vi sinh


vật. Cuối cùng, CO2 rắn còn là chất cứu hỏa tin cậy. Chỉ cần ném một miếng băng


khô vào đám lửa đang cháy là có thể dập tắt nó.


<i><b>Câu 3. </b>Khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi lại làm </i>


<i>mất mùi khê? </i>


<b>Trả lời: </b>


Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm khê làm cho
cơm đỡ mùi khê.


<i><b>Câu 4. </b>Hiệu ứng nhà kính là gì? Hậu quả của hiệu ứng nhà kính? </i>


<b>Trả lời: </b>



Năng lượng mặt trời đến trái đất dưới dạng sóng ngắn. Một phần bức xạ được
bề mặt trái đất, khí quyển phản xạ trở lại vũ trụ. Phần còn lại sưởi ấm bền mặt trái
đất. Trái đất cũng phát ra các sóng hồng ngoại. Các sóng này lại được các khí nhà
kính như khí cacbonic, metan, ozone, hơi nước…giữ lại và duy trì nhiệt độ cho bầu
khí quyển . Hiện tượng này gọi là hiệu ứng nhà kính.


Hiện nay, hiệu ứng nhà kính đang làm cho trái đất nóng lên và hậu quả của nó là:


• Băng hai cực tan, mực nước biển dâng cao và hiển nhiên, một khu vực đất liền


bị chìm.


• Các điều kiện sống của sinh vật bị thay đổi .
• Khí hậu trái đất bị biến đổi.


• Xuất hiện nhiều lồi bệnh mới


<i><b>Câu 5. </b>Theo các nhà khoa học, sự gia tăng hiệu ứng nhà kính được tính dựa trên </i>


<i>cơng thức sau: </i>


<i>Tổng hiệu ứng nhà kính = tỷ lệ tương đối tính cho 1 gam x nồng độ khí có </i>
<i>trong khơng khí </i>


Các loại khí gây
hiệu ứng nhà kính
có trong khơng khí


Tỷ lệ tương đối


trong một gam


Nồng độ có trong
khơng khí năm
2000 (phần triệu)


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

của con người


Cacbonic 1 366 24


Metan 23 1,7 60


Đinitơ oxit 296 0,31 14


Hơi nước 0,1 11000 0


<i>a)</i> <i>Khí nào gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất? </i>


<i>b)</i> <i>Từ năm 1750 đến năm 2000, khí nào sau đây có nồng độ gia tăng lớn nhất </i>


<i>(tính theo phần triệu) trực tiếp từ các hoạt động của con người? </i>


<b>Trả lời: </b>


a) Sự ảnh hưởng của các khí đến hiệu ứng nhà kính
• Khí cacbonic: 1x366=366


• Metan: 23x1,7=39,1


• Đinitơ oxit: 296x0,31=91,76


• Hơi nước: 0,1x11000=1100


Trong bốn khí trên hơi nước đóng góp nhiều nhất vào hiệu ứng nhà kính là hơi
nước sau đó đến khí cacbonic. Tuy nhiên, hơi nước có thành phần ổn định trong
khơng khí cịn khí cacbonic thì tăng lên do sự thải ra của các khu công nghiệp,
cháy rừng… Do đó, khi nói đến hiệu ứng nhà kính người ta thường nói đến khí
cacbonic.


b) Từ năm 1750 đến 2000, khí có sự gia tăng nhiều trong khơng khí nhất là khí
metan.


<i><b>Câu 6. </b>Than hoạt tính là gì? Ứng dụng của than hoạt tính? </i>


<b>Trả lời: </b>


Than hoạt tính là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vô định
hình (bột), một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit. Ngồi carbon thì phần cịn
lại thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát). Than hoạt tính
có diện tích bề mặt ngoài rất lớn nên được ứng dụng như một chất lý tưởng để lọc
hút nhiều loại hóa chất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

• Trong y tế (<i>Carbo medicinalis</i> – than dược): để tẩy trùng và các độc tố sau
khi bị ngộ độc thức ăn...


• Trong cơng nghiệp hóa học: làm chất xúc tác và chất tải cho các chất xúc
tác khác...


• Trong kỹ thuật, than hoạt tính là một thành phần lọc khí (trong đầu lọc
thuốc lá, miếng hoạt tính trong khẩu trang); tấm khử mùi trong tủ lạnh và
máy điều hịa nhiệt độ...



• Trong xử lý nước (hoặc lọc nước trong gia đình): để tẩy các chất bẩn vi
lượng.


• Tác dụng tốt trong phịng tránh tác hại của tia đất.
<i><b>Câu 7. </b>Vì sao một số loại bánh bao khi ăn có mùi khai? </i>


<b>Trả lời: </b>


Khi làm bánh bao để vỏ bánh được xốp người ta phải sử dụng bột nở. Bột nở
thường dùng là muối amoni hiđrocacbonat NH4HCO3 khi hấp bánh NH4HCO3 bị


phân hủy tạo thành khí NH3 và CO2 làm xốp bánh. Tuy nhiên, nếu bánh hấp khơng


kỹ thì NH3 khơng thốt ra ngồi hết làm cho bánh có mùi khai.


<i><b>Câu 8. </b>Người bị loét dạ dày tá tràng thường được khun khơng dùng các loại nước </i>


<i>có gaz. Hãy giải thích vì sao khơng được dung các loại nước trên? </i>


<b>Trả lời: </b>


Khi uống nước có gaz có chứa thành phần Bicarbonate sẽ gây kiềm hóa máu,
kích thích dạ dày tiết ra acid nên đối với những người không bị lt thì sẽ khơng sao,
cịn những người đã bị loét thì sẽ tạo điều kiện làm loét phát triển khi dùng nước có
gaz.


<i><b>Câu 9. </b>Ngày nay, nước uống có ga đang được sử dụng trên thế giới với một số lượng </i>


<i>lớn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nước uống có ga có thể gây </i>


<i>lỗng xương. Dùng kiến thức hóa học hãy giải thích vấn đề trên. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc dùng nhiều nước uống có ga hay nước ngọt
làm tăng nguy cơ xốp xương. Loại đồ uống này chứa axit phosphoric làm mất cân
bằng phốt pho và canxi trong máu, làm tăng thải canxi từ xương ra nước tiểu.


<i><b>Câu 10. </b>Vì sao trong bia và nước giải khát người ta nén khí CO2 vào, tác dụng của </i>


<i>nó là gì? </i>


<b>Trả lời: </b>


Sản xuất bia người ta cố tình nạp CO2 ở gần cuối quy trình sản xuất: CO2 này


mua và được đựng trong bình nén. Khi đem nạp vào bia phải qua hệ thống làm sạch
bằng than hoạt tính và KMnO4.


Bão hịa CO2 trong bia và nước giải khát có tác dụng:


• CO2 có tác dụng sát khuẩn: CO2 + H2O  H2CO3 tính axit của CO2 có tác


dụng kìm chế sự gia tăng của vi sinh vật có hại.


• Khi mở chai uống bia: H2CO3  CO2 + H2O, đây là phản ứng thuận nghịch,


phản ứng này thu nhiệt nên làm cho nhiệt độ ở miệng hạ xuống nên ta cảm giác
mát lạnh, nhất là mùa hè.


<i><b>Câu 11. Trong các </b>hộp bánh thường có chứa gói nhỏ silicagel. Các gói silicagel này </i>



<i>được dán nhãn “Chất hút ẩm” và “ không được ăn”. Silicagel là gì? Vì sao người ta </i>
<i>dung silicagel là chất hút ẩm? </i>


<b>Trả lời: </b>


Silicagel thực chất là đioxit silic, ở dạng hạt cứng và xốp (có vơ số khoang
rỗng li ti trong hạt). Cơng thức hóa học đơn giản của nó là SiO2.nH2O (n<2), nó được


sản xuất từ natri othosilicat (Na2SiO4) hoặc Silic TetraClorua (SiCl4). Hiện nay


silicagel có vai trị rất quan trọng trong cơng nghệ hóa học từ đơn giản đến phức tạp.
Silica gel được dùng rất nhiều làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ hóa dầu, lọc
nước,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

và bám vào chỗ rỗng bên trong các hạt. Một lượng silicagel cỡ một thìa cà phê có
diện tích tiếp xúc cỡ một sân bóng đá. Silica gel có thể hút một lượng hơi nước bầng
40% trọng lượng của nó và có thể làm độ ẩm tương đối trong hộp kín giảm xuống
đến 40%.


<i><b>Câu 12. </b>Xi măng là một vật liệu kết dính quan trọng trong ngành xây dựng, có nhiều </i>


<i>loại xi măng khác nhau nhưng quan trọng và thông dụng hơn cả là xi măng </i>
<i>pooclăng. Hãy cho biết thành phần hóa học của xi măng pooclăng và quá trình sản </i>
<i>xuất của loại xi măng này. </i>


<b>Trả lời: </b>


Thành phần hóa chủ yếu bao gồm:


Oxit SiO2 Al2O3 CaO Fe2O3 MgO SO3 K2O Na2O


Hàm lượng


(%)


19-25% 2-9% 62-67% 1-5% 0-3% 1-3% 0.6% 0.2%




Các thành phần khống chính của xi măng và lượng nhiệt phát sinh của chúng trong
q trình thuỷ hố :


Thành phần khoáng


Tỉ lệ
trong hỗn


hợp XM
(%)


Nhiệt
lượng
riêng
(cal/g)


Nhiệt
lượng
đóng góp


(cal/g)



C3S (3CaO. SiO2 : Alit) 55 120 66.0


C2S (2CaO. SiO2 : Belit) 15 62 9.3


C3A (3CaO. Al2O3 : Tricanxi Aluminat) 10 207 20.7


C4AF (4CaO. Al2O3. Fe2O3 :


ALumoferit canxi) 8 100 8.0


Phương pháp sản xuất xi măng pooclăng.


Xi măng pooclăng được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ đá vôi, trộn với đất sét có
nhiều SiO2 và một ít quặng sắt bằng phương pháp khô hoặc phương pháp ướt, rồi


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

hỗn hợp màu xám gọi là clanhke. Để nguội, rồi nghiền clanke với một chất phu gia
thành bột mịn, sẽ được xi măng.


<i><b>Câu 14. </b>Trong các loại xi măng hiện nay trên thị trường đều được kèm theo tên gọi </i>


<i>Pooclăng. Vì sao xi măng có thêm tên gọi đó? </i>


<b>Trả lời: </b>


Năm 1824 một nhóm nghiên cứu người Anh công bố kết quả nghiên cứu thành
cơng một loại chất kết dính bền nước, được chế tạo bằng con đường phối liệu nhân
tạo đá vơi + đất sét theo một tỷ lệ thích hợp nghiền mịn và nung ở nhiệt độ 9000<sub>C đến </sub>


11000C sau đó đem nghiền với một lượng thạch cao, sản phẩm này trộn với nước cho
ta dạng hồ dẻo sau một thời gian đơng cứng lại như đá có màu sắc tương tự như loại


đá ở vùng đảo Portland cho nên người ta lấy tên nó là xi măng Pooc lăng.


<i><b>Câu 15. </b>Vì sao xi măng được dùng làm chất kết dinh trong ngành công nghiệp xây </i>


<i>dựng? </i>


<b>Trả lời: </b>


Trong xây dựng, xi măng được trộn với nước thành khối nhão, sau vài giờ sẽ
bắt đầu đơng cứng. Q trình đơng cứng của xi măng chủ yếu dựa vào sự kết hợp của
các hợp chất có trong xi măng với nước, tạo nên những tinh thể hiđrat đan xen vào
với nhau thành khối cứng và bền.


Hiện nay người ta còn sản xuất các loại xi măng có những tính năng khác
nhau: xi măng chịu axit, xi măng chịu nước biển...


<i><b>Câu 16. </b>Vì sao thủy tinh thường có màu xanh? </i>


<b>Trả lời: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<i><b>Câu 17. </b>Vì sao thủy tinh lại có thể tự thay đổi màu? </i>


<b>Trả lời:</b>


Việc chế tạo thủy tinh đổi màu cũng tương tự như chế tạo thủy tinh thường, chỉ
khác là người ta thêm vào nguyên liệu chế tạo thủy tinh một ít chất cảm quang như
bạc clorua hay bạc bromua... và một ít chất tăng độ nhạy như đồng clorua. Chất nhạy
cảm làm cho thủy tinh biến đổi nhạy hơn.


Sự thay đổi màu có thể giải thích như sau: Khi bị chiếu sáng, bạc clorua tách


thành bạc và clo. Bạc sẽ làm cho thủy tinh sẫm màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc
và clo lại gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thủy tinh lại trong suốt.
<i><b>Câu 18. </b>Ngày 7/2/2011 (tức mùng 5 tết) người ta phát hiện 9 thanh niên chết ngạt </i>


<i>trong một ngôi nhà ở Hải Phịng. Theo thơng tin người dân xung quanh cho biết tối </i>
<i>6/2/2011 9 thanh niên này tụ tập, đóng kín cửa bật nhạc rất lớn gây ồn ào mặc dù lúc </i>
<i>đó đang bị mất điện, người dân cịn nghe được tiếng của động cơ ô tô. Hãy nêu một </i>
<i>nguyên nhân khách quan dẫn đến cái chết của nhóm thanh niên trên. </i>


<b>Trả lời: </b>


Nguyên nhân cái chết được xác định như sau: Do mất điện nên các thanh niên
này cho nổ máy xe 4 chỗ, bật loa công suất lớn trên xe để nhảy và uống rượu. Kết quả
khói xe thải ra khí CO, CO2 q nhiều, khơng thốt ra được do cửa đóng kín gây ngộ


độc và ngạt thở dẫn đến tử vong.


<b>Bài tập hóa học phần hiđrocacbon. </b>


<i><b>Câu 1. </b>Theo một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, Một lượng lớn khí metan đang rị </i>


<i>rỉ từ một lỗ hổng khổng lồ vừa được phát hiện ở phía dưới những khối băng vĩnh cửu </i>
<i>ở Bắc Băng dương. Nếu tiếp tục rị rỉ nhiều như hiện nay, khối khí mêtan này sẽ thúc </i>
<i>đẩy q trình nóng lên tồn cầu. Vì sao khi một lượng lớn khí metan bị rị rỉ sẽ ảnh </i>
<i>hưởng đến môi trường. </i>


<b>Trả lời: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Đáy của Bắc Băng dương chứa một lượng carbon (C) vô cùng lớn, và các
chuyên gia lo ngại rằng việc rò rỉ chúng dưới dạng metan (CH4) sẽ kích thích nhiệt



độ trái đất tăng lên. Metan là một loại khí nhà kính có tác hại gấp 30 lần so với CO2.


Chính vì vậy khí metan sẽ là nguyên nhân dẫn đến trái đất nóng lên.


<i><b>Câu 2. </b>Ngày nay, nhiều gia đình ở Việt Nam đã sử dụng khí biogas như là một nguồn </i>


<i>năng lượng chính trong hoạt động của gia đình. Theo các nhà khoa học, việc sử dụng </i>
<i>khí biogas là một trong những cách bảo vệ môi trường. </i>


<i>a)</i> <i>Khí biogas là gì? </i>


<i>b)</i> <i>Vì sao sử dụng biogas để bảo vệ môi trường? </i>


<b>Trả lời: </b>


a) Biogas là khí sinh học, là một hỗn hợp khí sản sinh từ sự phân hủy những hợp chất
hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường yếm khí (cịn gọi là kỵ khí).
Thành phần chính của Biogas là CH4(50 - 60%) và CO2 cịn lại các chất khác như hơi


nước N2, O2, H2S, CO….. được thủy phân trong mơi trường yếm khí, xúc tác nhờ


nhiệt


b) Hiện nay, khí Biogas được tạo ra từ các chất hữu cơ có trong xác động vật, chất
thải của người và động vật. Do đó, khi sử dụng khí Biogas là một cách để bảo vệ môi
trường xung quanh.


<i><b>Câu 3. </b>Ở Việt Nam, những gia đình chăn ni từ 4 con lợn trở lên là đủ điều kiện tạo </i>



<i>ra loại khí đốt này. Chỉ cần đầu tư khoảng 1 - 1,2 triệu đồng, có thể xây được một </i>
<i>hầm biogas có dung tích trên 3m3, tuổi thọ trung bình khoảng 10 - 15 năm. Theo tính </i>
<i>tốn, mỗi năm sử dụng khí đốt biogas có thể tiết kiệm từ 1 - 2 triệu đồng, trong điều </i>
<i>kiện đun nấu thoải mái. Khí biogas được sinh ra khi xác động vật và các chất hữu cơ </i>
<i>lên men trong điều kiện hiếm khí. Tuy nhiên, khi khí Biogas bị rị rỉ làm cho mơi </i>
<i>trường xung quanh có mùi hơi. Hãy giải thích hiện tượng trên. </i>


<b>Trả lời: </b>


Khí biogas gồm khoảng 60% mêtan (CH4), 40% carbonic (CO2) và dưới 1 %


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

chiếm số lượng ít nhưng làm khí có mùi hăng khó chịu. Biogas an tồn, tuy có mùi
hơi khó chịu khi bị xì ra ngồi.


<i><b>Câu 4. </b>Người ta có thể dung khí Bioga là nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Tuy </i>


<i>nhiên, Để sử dụng biogas làm nhiên liệu thì phải xử lý biogas trước khi sử dụng tạo </i>
<i>nên hỗn hợp nổ với khơng khí. Hãy giải thích tác dụng của việc xử lý khí biogas. </i>


<b>Trả lời: </b>


Khí biogas gồm khoảng 60% metan (CH4), 40% carbonic (CO2) và dưới 1 %


H2S. Khí H2S có thể ăn mòn các chi tiết trong động cơ, sản phẩm của nó là SOx cũng


là một khí rất độc. Hơi nước có hàm lượng nhỏ nhưng ảnh hưởng đáng kế đến nhiệt
độ ngọn lửa, giới hạn cháy, nhiệt trị thấp và tỷ lệ khơng khí/nhiên liệu của Biogas. Do
đó, trước khi dùng khí biogas làm nhiên liệu cho động cơ cần phải loại bỏ các chất
gây hại trên.



<i><b>Câu 5. </b>Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết? </i>


<b>Trả lời: </b>


Đất đèn có thành phần chính là canxicacbua khi tác dụng với nước sinh ra khí
axetilen và canxihidroxit.


CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2


Axetilen có thể tác dụng với nước sinh ra andehitaxetic. Các chất này làm tổn
thương đến hoạt động hơ hấp của cá vì vậy có thể làm chết cá.


<i><b>Câu 6. </b>Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 mol metan, etilen, axetilen lần lượt là 890, 1410, </i>


<i>1300 kJ. Vì sao người ta lại dùng axetilen làm đèn xì mà khơng phải hai chất kia? </i>
<i>Mặc dù hai chất kia có sẵn hơn? </i>


<b>Trả lời: </b>


Tuy axetilen khi cháy tỏa ra nhiệt lượng thấp hơn nhưng khi cháy tạo ra ít nước
hơn metan và etilen


CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O


C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Thế nên khi đốt metan và etilen phần nhiệt lượng bị mất đi để làm bay hơi
nước nhiều hơn axetilen cũng vì lượng nước tạo ra nhiều hơn nên chỗ hàn sẽ bị rỗ
nên chỗ nối không bền.



<i><b>Câu 7. </b>Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Cơ quan bảo vệ môi </i>


<i>trường (EPA) và Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thì có 9% </i>
<i>trong số 199 loại nước giải khát được kiểm tra có nồng độ benzen cao hơn tiêu chuẩn </i>
<i>nồng độ Benzen 5 phần tỷ (ppb) của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA). Vì sao </i>
<i>cần phải hạn chế lượng benzene có trong các loại nước giải khác? </i>


<b>Trả lời: </b>


Một số loại nước giải khát có hàm lượng benzene cao là do cơng thức chế biến
của nó. Sau khi phát hiện trong nước giải khát có hàm lượng benze cao hơn mức cho
phép nên các công ty nước giải khát đã điều chỉnh cơng thức chế biến của mình. Sở
dĩ phải hạn chế hàm lượng benzen trong nước giải khát vì benzen là một trong những
tác nhân gây ra bệnh ung thư.


<i><b>Câu 8. </b>Sơn móng tay là một cách làm đẹp của phụ nữ. Tuy nhiên, trong nước sơn </i>


<i>móng tay có chứa các chất như benzen, toluen là những chất độc có thể ảnh hưởng </i>
<i>đến sức khỏe của con người. Tác hại của benzen và toluen là gì? </i>


<b>Trả lời: </b>


Benzen có trong chất tẩy, sơn móng là loại dung mơi hữu cơ gây độc hại cho
thợ móng và khách hàng của họ. Chất này bay hơi rất nhanh và được hấp thụ ngay
qua đường hơ hấp, sau đó lưu tại gan, tủy sống và các tế bào mỡ. Tủy xương là cơ
quan chịu nhiều tác hại của benzen nhất, gây trở ngại cho sự tăng trưởng và tái tạo tế
bào. Benzen gây độc ở thần kinh, làm người bệnh choáng váng, mệt mỏi, mất sáng
suốt. Nếu hít liên tục chất này trong thời gian dài, bệnh nhân sẽ bị thiếu hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu. Ung thư bạch cầu, ung thư hạch non-Hodgkin lymphoma có thể
xảy ra sau 10-15 năm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

nhanh vào các mô tế bào não, gan, thận ngay sau khi hít vào. Nó gây độc trực tiếp
đến thần kinh, nhất là với phụ nữ có thai.


<i><b>Câu 9. </b>Các loại xăng được bán trên thị trường có nhiều loại như: xăng 85, xăng 90, </i>


<i>xăng 92, xăng 95. Các con số của mỗi loại xăng cho biết độ tốt của loại xăng đó và </i>
<i>được gọi là chỉ số octan. Chỉ số octan là gì? </i>


<b>Trả lời: </b>


Chỉ số đặc trưng cho tính chống kích nổ của nhiên liệu động cơ (xăng). Chỉ số
octan càng cao, khả năng chống nổ càng tốt hay nhiên liệu càng tốt vì kích nổ làm
giảm tuổi thọ của động cơ (xăng không cháy mà nổ sẽ làm tăng tiêu thụ xăng, giảm
công suất, động cơ quá nóng). Chất isooctan (2,2,4-trimetyl pentan) là nhiên liệu
khơng bị kích nổ được dùng làm chuẩn và quy ước có chỉ số octan bằng 100; heptan là
nhiên liệu rất dễ kích nổ, được quy ước có chỉ số octan bằng 0. Chỉ số octan của một
loại xăng bằng hàm lượng (tỉ lệ % thể tích) của isooctan trong hỗn hợp của nó với <i>n </i>-
heptan mà trong điều kiện thử tiêu chuẩn, hỗn hợp này có khả năng chống nổ tương
đương với loại xăng ấy.


Ví du: loại xăng có chỉ số octan bằng 85 có nghĩa là xăng ấy có khả năng chống
kích nổ tương đương với hỗn hợp gồm 85% isooctan và 15% heptan.


<i><b>Câu 10. </b>Trước đây, để thu được xăng có chỉ số octan cao cần phải có kỷ thuật cao </i>


<i>trong quá trình lọc dầu dẫn đến giá thành của các loại xăng cao. Do đó, người ta </i>
<i>thường hịa tan một số chất phụ gia vào trong xăng để tăng chỉ số octan của xăng. </i>
<i>Một trong những chất phụ gia đã được sử dụng là chì tetraethyl. Tuy nhiên, chì </i>
<i>tetraethyl đã bị cấm sử dụng từ đó có cụm từ xăng khơng chì. Vì sao chì tetraethyl </i>


<i>được sử dụng làm chất phụ gia cho xăng? </i>


<b>Trả lời: </b>


Một phát minh quan trọng trong ngành dầu mỏ là thêm Pb(C2H5)4 vào xăng để


tăng chỉ số octan. Cơ chế rất đơn giản: Pb(C2H5)4 rất dễ bị phân hủy tạo hai gốc tự do


etyl để bắt các gốc tự do do nhiên liệu tạo thành như đã nói ở trên. Tuy nhiên một
thời gian sau, vấn đề ơ nhiễm Pb trong khơng khí trở nên nghiêm trọng và Pb(C2H5)4


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

khác để bắt các gốc tự do, trong đó đáng kể nhất là MTBE (metyl tertbutyl ete).
Nhưng sau đó chất này bị phát hiện là có khả năng gây ung thư và bị cấm nốt. Ngày
nay người ta hay pha thêm cồn vào xăng để tăng chỉ số octan.


<i><b>Câu 11. </b>Pheromone là những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa </i>


<i>các cá thể cùng loài, những chất này được tiết ra ngồi cơ thể cơn trùng và có thể </i>
<i>gây ra những phản ứng chuyên biệt cho những cá thể khác cùng lồi. Đơi khi chất </i>
<i>nầy cịn được gọi là hormone xã hội (social hormone) hay được xem như một hệ </i>
<i>thống thông tin hóa học. Có lồi chỉ sản xuất một số ít pheromone, một số lồi khác </i>
<i>lại có khả năng sản xuất nhiều hơn. Hệ thống pheromone khá phức tạp ở các lồi cơn </i>
<i>trùng sống thành xã hội. Trong nơng nghiệp người ta cũng dùng pheromone. </i>


<i>a)</i> <i>Mục đích của việc sử dụng pheromone là gì? </i>


<i>b)</i> <i>Nêu một số công thức của pheromone. </i>


<b>Trả lời: </b>



a) Nhiều loại pheromone đã được sử dụng để phịng trị cơn trùng trong nơng nghiệp,
đặc biệt là những pheromone dục tính hay pheromone hấp dẫn sinh dục. Do tính hấp
dẫn của nó đối với cá thể cùng lồi, cho nên người ta đã sử dụng pheromone nhằm:


• Phát hiện sự hiện diện của cơn trùng (dự tính, dự báo).
• Xác định vùng nhiễm cơn trùng.


• Gây hỏa mù về sinh dục, trong trường hợp này con đực khơng có khả


năng phát hiện con cái, do đó con cái sẽ khơng được thụ tinh, khơng thể
sinh sản.


• Theo dõi mật số cơn trùng.


• Hấp dẫn cơn trùng đến những vùng nhất định, sau đó xử lý thuốc.


b) Cơng thức hóa học của một số pheromone dục tính ở một số lồi cơn trùng:


• Ngài <i>Argyrotaenia velutinana</i> (Tortricidae): Cis-11-Tetradecenyl
acetate.


• Sâu đo cải bắp <i>Trichoplusia ni</i> (Hubner): Cis-7-dodecen-1-ol acetate.


• Mọt <i>Dendroctonus pseudotsugae</i> (Scolytidae):


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i><b>Câu 12. </b>Tinh dầu là một loại chất lỏng được tinh chế (thông thường nhất là bằng </i>


<i>cách chưng cất bằng hơi nước) từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây, hoặc những </i>
<i>thành phần khác của thực vật. Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã </i>
<i>mang sức sống, năng lượng và mạnh hơn 100 lần các loại thảo dược sấy khô. Hầu </i>


<i>hết các loại tinh dầu đều trong, ngoại trừ vài loại tinh dầu như dầu cây hoắc hương, </i>


<i>dầu cam, "lemongrass" thì đều có màu vàng hoặc hổ phách. Hãy trình bày một </i>


<i>phương pháp đơn giản nhất để phân biệt tinh dầu và dầu mỡ động thực vật. </i>


<b>Trả lời: </b>


Tinh dầu là những chất lỏng có cấu tạo chủ yếu là các loại tecpen. Do đó, tinh
dầu có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều so với dầu mỡ động thực vật, tinh dầu cịn có thể
bay hơi khi để ngồi khơng khí. Vì vậy có thể phân biệt tinh dầu và dầu mỡ động
thực vật dựa vào nhiệt độ sôi của chúng.


<i>Câu 13. Tinh dầu chanh giúp tẩy chất nhờn ở da, miễn dịch rất tốt. nó kthích cho tinh </i>


<i>thần bạn sảng khoái hơn .Dầu chanh chống nhiễm trùng và làm sạch khơng khí. </i>
<i>Thành phần hóa học có trong tinh dầu chanh là Limonene, chất này là một loại </i>


<i>tecpen có cơng thức phân tử là C10H16. Hãy viết công thức cấu tạo của limonene và </i>


<i>gọi tên. </i>
Trả lời:


Công thức cấu tạo.


1-metyl-4-(1-methylethenyl)-cyclohexene


<i><b>Câu 14. </b>Từ rất lâu con người đã biết sử dụng tinh dầu để chữa bệnh cảm bằng cách </i>


<i>nấu một nồi nước xông cùng với lá của một số loại thực vật như: chanh, bưởi, sả…. </i>


<i>Vì sao làm như thế có thể giải cảm? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Trong các loại thực vật chứa tinh dầu ở lá, than, hoa… Khi ta nấu các loại thực
vật này tinh dầu được chiết ra và bay hơi cùng với hơi nước. Tinh dầu là một loại
dược phẩm tốt để chữa trị bệnh cảm, ho…


<i><b>Câu 15. </b>Butan thường được người cắm trại dung như một nhiên liệu. Khi butan cháy </i>


<i>sinh ra khí cacbonic và nước theo phương trình phản ứng sau </i>


<i>2C4H10(k) + 13O2(k) → 8CO2(k) + 10H2O(k) </i>


<i>Khi đốt 1 gam khí butan, nhiệt độ của một lít nước trong lị kín tăng 10oC, đồng thời </i>


<i>sinh ra 3,0 gam khí CO2</i> <i>( có thể tích là 1,7 lít) cùng với 1,6 gam hơi nước (có thể </i>


<i>tích là 2,1 lít). Trong một lần cắm trại, Nam muốn đun một lít nước từ 20oC lên </i>


<i>100oC. Như vậy có bao nhiêu gam CO2 thốt ra? </i>


<b>Trả lời: </b>


Khối lượng khí CO2 sinh ra là:


100 20


3 24 (gam)
10 <i>x</i>


− <sub>=</sub>



<i><b>Câu 16</b>. Làm sao để đuổi được gián, kiến trong nhà? </i>


<b>Trả lời: </b>


Dùng vỏ chanh băm nhỏ rắc ở nơi gián và kiến hay lui tới, mùi tinh dầu có
trong vỏ chanh (do chất limonen, tecpinen,…) sẽ đuổi được kiến và gián.


<i><b>Câu 17. </b>Chất độc màu da cam là gì? Nó được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam </i>


<i>ra sao? Tác hại thế nào? </i>


<b>Trả lời: </b>


Chất độc màu da cam (dioxin) là một nhóm chất hố học sinh ra trong quá
trình sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4-D; 2,4,5-T. Chất này khơng có màu hoặc là tinh thể
màu trắng nhưng được chứa trong các thùng sơn màu da cam để cảnh báo đây là chất
độc nên được gọi là “chất độc màu da cam”. Trong số các loại dioxin, nhóm chất
TCDD là loại độc nhất mà con người điều chế được cho đến nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Dioxin có chu kì bán huỷ khá lớn (7 đến 10 năm) nên tác hại kéo dài, khó khắc
phục.


Mỹ đã rải xuống Việt Nam 80 tirệu lít chất diệt cỏ, trong đó tổng lượng dioxin
có thể lên đến 600-680 kg, trong khi chỉ cần vài phần tỉ gam đã có thể gây ung thư,
tai biến sinh sản,… Đến ngày nay hậu quả để lại rất nặng nề.


Dự kiến kinh phí “tẩy rửa” dioxin tại sân bay Đà Nẵng cuối năm 2013 là 34 triệu
USD



<i><b>Câu 18. </b>Một người đàn ơng bắn chết 1 con bị bệnh. Chẳng may nó ngã ra và đè vào </i>


<i>anh ta. 72 giờ sau anh ta chết dưới cái xác con bò. Trong điều kiện thời tiết ẩm, </i>
<i>những chất thải của vi khuẩn phân hủy xác động vật sẽ gây mùi đặc trưng sau 48 giờ. </i>


<i>Vi khuẩn trong bao tử bò lên men thức ăn và giải phóng chất khí trong đó có CO2 và </i>


<i>CH4. 96 giờ sau khi chết, xác con vật bị trương lên. 7 ngày sau khi chết, trên cái xác </i>


<i>xuất hiện các lỗ sâu, khí phân hủy thốt ra theo các lỗ này và xác khơng cịn mùi hơi </i>
<i>nữa. Trưa chủ nhật người ta tìm thấy cái xác trương sình và đầy mùi hơi của con bị. </i>
<i>Ngày cuối cùng mà người đàn ơng có thể chết là ngày thứ mấy? </i>


<b>Trả lời: </b>


Trưa chủ nhật người ta tìm thấy xác con bò bị trương sình và đầy mùi hơi,
chứng tỏ nó chết trước đó khoảng 4 ngày (96 giờ), tức là thứ tư. Mà người đàn ông
chết sau con bò 3 ngày (72 giờ), tức là ngày thứ bảy.


<i><b>Câu 19. </b>Thuốc nổ TNT (cịn gọi là TNT, tơlit, hay trinitrotoluen) là một hợp chất hóa </i>


<i>học có công thức C6H2(NO2)3CH3, danh pháp IUPAC: </i>


<i>2-methyl-1,3,5-trinitrobenzen. Chất rắn màu vàng này là một loại chất thử trong hóa học nhưng nó </i>


<i>là loại chất nổ nổi tiếng được dùng trong lĩnh vực quân sự. Sức công phá của TNT </i>
<i>được xem là thước đo tiêu chuẩn về sức công phá của các quả bom và của các loại </i>
<i>thuốc nổ khác. </i>


<i>a)</i> <i>Khi nổ TNT tạo ra những sản phẩm gì? </i>



<i>b)</i> <i>Vì sao TNT là thuốc nổ quan trọng nhất trong quân sự? </i>


<b>Trả lời: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

2 C7H5N3O6 → 3 N2 + 5 H2O + 7 CO + 7 C


Phản ứng này thuộc loại tỏa nhiệt, nhưng nó cần năng lượng hoạt hóa cao. Do việc
tạo ra các sản phẩm của cacbon, những vụ nổ TNT có muội khói, độc.


b) TNT là một trong những chất nổ thông dụng nhất cho các ứng dụng của
quân đội và cơng nghiệp. Giá trị của nó nằm ở chỗ khơng nhạy với sốc và ma sát, vì
thế giảm thiểu nguy cơ nổ ngồi ý muốn. TNT nóng chảy ở 80°C (180 °F), thấp hơn
nhiều so với nhiệt độ mà nó tự phát nổ, nhờ đó nó có thể được trộn chung một cách
an tồn với các chất nổ khác. TNT khơng hút nước hay hịa tan trong nước nên có thể
sử dụng rất hiệu qua trong mơi trường bị ẩm ướt. Hơn nữa, nó tương đối bền khi so
sánh với các chất nổ mạnh khác.


<b>Bài tập ancol – phenol </b>


<i><b>Câu 1. </b>Để nấu rượu từ gạo người ta trải qua các quá trình sau: </i>


• <i>Nấu gạo chín với Mục đích làm chín hạt gạo nhằm hồ hóa tinh bột gạo giúp </i>


<i>cho vi sinh vật dễ sử dụng tinh bột này để lên men rượu. </i>


• <i>Lên men rượu là quá trình đường hóa tinh bột và lên men đường glucozơ để </i>


<i>tạo thành rượu. Quá trình này diễn ra từ 2 đến 3 ngày. </i>



• <i>Chưng cất là giai đoạn cuối cùng trong q trình sản xuất rượu. </i>


• <i>Trong hỗn hợp sau khi lên men có chứa nước, ancol etylic, tinh bột, glucozơ. </i>


<i>Hãy giải thích vì sao có thể tách rượu ra khỏi hỗn hợp trên. </i>


<b>Trả lời: </b>


Trong hỗn hợp sau khi lên men có nhiều chất, tuy nhiên trong các chất đó ancol etylic
có nhiệt độ sơi thấp nhất 80o


C, dựa vào tính chất này của ancol người ta dung
phương pháp chưng cất để thu ancol tinh khiết.


<i><b>Câu 2. </b>Để sản xuất rượu người ta dùng qui trình sản xuất sau: </i>


6 10 5 n 6 12 6 2 5
(C H O ) →C H O →C H OH


<i>Giả sử trong gạo có chứa 70% tinh bột, quá trình lên men rượu đạt hiệu suất là 60% </i>
<i>thì từ 100 Kg gạo có thể điều chế được bao nhiêu lít rượu nguyên chất? (biết khối </i>
<i>lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Dựa vào quá trình điều chế ancol từ tinh bột ta tính được khối lượng ancol


70 46 2


100 39, 75( )


100 162


<i>x</i>


<i>x</i> <i>x</i> = <i>kg</i>


Thể tích của ancol nguyên chất là:


39, 75


49, 69( )
0,8


<i>m</i>


<i>v</i> <i>kg</i>


<i>D</i>


= = =


<i><b>Câu 3. </b>Sử dụng cồn để sát trùng vết thương thì dùng cồn bao nhiêu độ là tốt nhất? </i>


<b>Trả lời: </b>


Sử dụng cồn (dung dịch etanol) với độ cồn là 70o <sub>sẽ có tác dụng sát trùng tốt </sub>


nhất vì nếu độ thấp q thì khơng đủ để làm biến tính protein của vi khuẩn, cịn độ
cao q thì cồn sẽ vơ tình làm đơng cứng lớp protein bên ngoài nên vi khuẩn được
bảo vệ.


<i><b>Câu 4. </b>Thức ăn nào không được dùng khi uống rượu? </i>



<b>Trả lời: </b>


Carot vì caroten trong carot kết hợp với enzim trong gan tạo ra độc tố.


Thức ăn chứa phèn vì phèn làm chậm nhu động dạ dày ruột, lưu lại rượu ở
đường tiêu hoá lâu hơn, người uống rượu dễ say hơn.


<i><b>Câu 5. </b>Trên lon bia 333 có ghi độ cồn là 5,3%, lon bia 333 có thể tích là 330 ml sẽ </i>


<i>chứa bao nhiêu ml acol etylic nguyên chất. </i>


<b>Trả lời: </b>


Thể tích ancol etylic ngun chất có trong lon bia 333 là:


330 5, 3


17, 49( )
100


<i>x</i>


<i>ml</i>


=


<i><b>Câu 6. </b>Loài muỗi có thể định vị con người ở cách xa hàng trăm mét bằng cách dị tìm </i>


<i>hỗn hợp gồm khí cacbonic và một số chất hóa học phát ra từ cơ thể con người. Dựa </i>


<i>vào nguyên lý đó, người ta đã dựng lên một số loại bẫy muỗi, số lượng muỗi mắc bẫy </i>
<i>được ghi nhận như sau: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<i>4. Octenol + eten → 600 con </i>


<i>5. Heptanol + metan → 600 con </i>


<i>Theo kết quả trên thì chất nào thu hút muỗi nhất ? </i>


<b>Trả lời: </b>


Từ kết quả sử dụng 5 hỗn hợp khác nhau, ta có thứ tự tăng dần khả năng hấp
dẫn muỗi của các chất là:


Eten < Metan < Etanol < Heptanol < Octenol


<i><b>Câu 7. </b>Khối lượng riêng của etanol nhỏ hơn nước. Tính chất này là nguyên nhân gây </i>


<i>ra những biểu hiện kỳ quặc của sự say rượu, ví dụ như nhìn thấy cảnh vật xung </i>
<i>quanh xoay lịng vịng. Người ta làm một thí nghiệm ở mèo cho thấy thức uống pha từ </i>


<i>hỗn hợp rượu với nước nặng (D2O) sẽ làm mất hiện tượng trên. Những người tình </i>


<i>nguyện uống thử cho thấy họ khơng phân biệt được loại rượu cocktail nặng (dùng </i>
<i>nước nặng pha chế) với loại rượu cocktail bình thường. </i>


<i><b>Tính chất nào sau đây khơng phù hợp để giải thích kết quả trên? </b></i>


<i><b>A. </b>Tính chất (ví dụ mùi vị) của các đồng vị khác nhau là giống nhau. </i>



<i><b>B. </b>Với loại cocktail có rượu, khơng thể cảm nhận được sự khác biệt về mức độ </i>


<i>nặng nhẹ của nước đã dùng pha chế thức uống đó. </i>


<i><b>C. </b>Etanol nặng cũng gây say như etanol thường. </i>


<i><b>D. </b>Dung dịch rượu pha trong nước nặng sẽ nặng bằng nước thường vì khối </i>


<i>lượng riêng của chúng bù trừ lẫn nhau. </i>


<b>Trả lời: </b>


Đáp án A hợp lí vì H2O và D2O đều không màu, không mùi; đáp án B hợp lí vì


lí do tương tự; đáp án D có thể đúng vì thoả qui luật pha trộn hai chất lỏng có khối
lượng riêng khác nhau. Chỉ có đáp án C là khơng hợp lí vì đề khơng hề đề cập đến
etanol nặng và etanol thường, chỉ có nước nặng và nước thường.


<i><b>Câu 8. </b>Axit picric được đề cập lần đầu tiên trong một bản viết tay về giả kim thuật </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<i>axit picric như thuốc nổ mạnh chính. Tuy nhiên, khi sử dụng axit picric làm thuốc nổ </i>
<i>lại gây nhiều nguy hiểm. Vì sao đạn pháo nhồi axit picric khơng bền? </i>


<b>Trả lời: </b>


Đạn pháo nhồi axit picric trở nên rất khơng bền khi chất này ăn mịn vỏ bom
tạo ra picrate kim loại, vốn kém bền hơn phenol nguyên mẫu.


<b>Bài tập anđehit – xeton – axit cacboxylic </b>



<i><b>Câu 1. Fomalin </b>là gì? Vì sao fomalin được cho vào bánh phở? </i>


<b>Trả lời: </b>


Formol có tên hóa học là formaldehyde, cơng thức là HCHO. Ở dưới dạng
lỏng, formol có mùi rất khó ngữi và chỉ được tung ra thị trường dưới dạng hòa tan
trong rượu methanol từ 37 đến 50%.


Dung dịch formalin có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn và nấm (kể các
các bào tử) nên được sử dụng để tiêu trùng. Chính vì lý do này formol đã được tẩm
lên bánh phở để chống thiu và vấn nạn nầy đã nổ lớn và làm náo động thị trường
buôn bán phở ở VN cũng như ở hải ngoại, những nơi có người Việt định cư ở những
năm vừa qua và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.


<i><b>Câu 2. </b>Khi uống rượu được hấp thụ trên tồn tuyến của bộ phận tiêu hóa, bắt đầu </i>


<i>ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Cồn được hấp thụ ở đấy đi thẳng vào máu và vì </i>
<i>thế được phân tán ra trên toàn cơ thể. Cồn được hấp thụ ở ruột đi cùng với máu đến </i>


<i>gan và được phân hủy một phần ở đó. Khả năng tiếp nhận cồn tăng lên nhờ vào các </i>


<i>yếu tố làm gia tăng việc lưu thơng máu thí dụ như nhiệt (Irish coffee), đường (rượu </i>


<i>mùi) hay điơxít cacbon (hơi ga trong sâm banh). Ngược lại, mỡ làm cho cơ thể tiếp </i>


<i>nhận cồn chậm lại. Việc này không làm giảm việc hấp thụ cồn mà chỉ kéo dài thời </i>
<i>gian ra. </i>


<i>a)</i> <i>Nguyên nhân gây ra những cơn nhức đầu khi uống rượu là gì? </i>



<i>b)</i> <i>Vì sao uống rượu với các loại nước ngọt sẽ dễ say hơn? </i>


<b>Trả lời: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

b) Đường ngăn cản việc phân hủy cồn trong cơ thể, vì vậy mà tác động nhức đầu
ở các loại rượu có đường rất cao, nhất là ở rượu mùi và một số loại sâm banh,
cũng như uống rượu với các loại nước ngot thì sẽ mau say hơn.


<i><b>Câu 3. </b>Tiết canh hỗn hợp, tức món “Mao huyết vượng”, vốn là đồ ăn rất được người </i>


<i>dân Trung Quốc ưa dùng. Nguyên liệu chính để làm món này là tiết lợn, tiết chó, </i>
<i>hoặc tiết vịt. Tiết sau khi được làm đơng, có dạng khối lớn sẽ được trộn với các </i>
<i>nguyên liệu băm nhỏ đã được xào chín, như: thịt lợn, gan, cật…và ớt bột, rau thơm. </i>
<i>Món này nhìn thống qua rất sợ, nhưng có hương vị đặc biệt, là một món quý thường </i>
<i>đem ra đãi khách tại nhiều địa phương của Trung Quốc. Hiện nay, tiết canh trung </i>
<i>quốc đang được bán ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người khi ăn tiết canh Trung Quốc </i>
<i>đã bị nhiễm liên cầu khuẩnHoại tử, nhiễm trùng máu, ung thư. Nguyên nhân được </i>
<i>đưa ra là do khi làm tiết canh nhiều người đã dung một hóa chất để làm tươi và bảo </i>
<i>quản tiết canh được lâu hơn. Hóa chất bảo quản được sử dụng ở đây là gì? </i>


<b>Trả lời: </b>


Để bảo quản tiết canh được tươi lâu hơn nhiều Trung Quốc đã dung fomalin
cho vào khi làm động tụ tiết canh. Fomalin là nguyên nhân chính gây ra bệnh cho
người dùng tiết canh.


<i><b>Câu 4. </b>Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào có màu đỏ? </i>


<b>Trả lời: </b>



Có một số hợp chất hố học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch
thay đổi màu khi độ axit thay đổi. Trong rau muống ( và vài loại rau muống khác) có
chất chỉ thị màu này. Trong chanh có chứa 7% axit xitric, vắt chanh vào nước rau
làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau
muống có màu xanh là chứa chất kiềm canxi.


<i><b>Câu 6. </b>Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa. </i>


<b>Trả lời: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat người ta cũng tách cazein rồi
cho lên men tiếp. Việc làm đậu phụ cũng theo nguyên tắc tương tự như vậy.


<i><b>Câu 7. </b>Vì sao bơi vơi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau? </i>


<b>Trả lời: </b>


Do trong nọc ong, kiến, nhện có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi
là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.


2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + 2H2O


<i><b>Câu 8. </b>Hãy giải thích vì sao dùng me, giấm…để cá bớt tanh ? </i>


<b>Trả lời: </b>


Khi nấu canh cá thì cho thêm chất chua (me, giấm,…) để làm giảm mùi tanh
của cá. Chất chua (axit lactic có trong nước dưa, me, axit axetic có trong giấm, axit
citric có trong chanh…) nâng cao hương vị và hạn chế mùi tanh của cá.



Trong chất tanh của cá, có chứa hỗn hợp các amin [(CH3)2NH và (CH3)3N], có


tính bazơ yếu. Các chất chua dùng để nấu canh cá đều là axit hữu cơ, chúng có phản
ứng với các amin tạo thành muối. Do đó làm giảm hoặc làm mất vị tanh của cá.


<i><b>Câu 9. </b>Ngày nay, nhiều bạn trẻ muốn giảm cân đã sử dụng phương pháp uống giấm. </i>


<i>Uống giảm để giảm cân có tác hại đến sức khỏe khơng? </i>


<b>Trả lời: </b>


Giấm dùng để ăn là một sản phẩm được sản xuất do q trình acetyl hóarượu
etylic thành acid acetic dưới tác dụng của enzym oxy hóa của một chủng vi khuẩn
đặc biệt.


Nếu sử dụng giấm làm gia vị thì khơng có hại; Nhưng nếu dùng q nhiều với
mục đích giảm béo thì có hại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<i>kiềm hóa dễ bị rối loạn</i>bởi dự trữ kiềm của cơ thể giảm mạnh, khơng trung hịa được
acid nữa.


<i><b>Câu 10. </b>Khi tetrame hóa axetandehit với chất xúc tác thích hợp ta được metandehit, </i>


<i>chất này cịn được gọi là cồn khô. Cồn khô được sử dụng để làm gì? </i>


<b>Trả lời: </b>


Metandehit cháy tỏa nhiệt như cồn, vì vậy được gọi là “cồn khơ”. Trước kia,
cồn khô được sử dụng làm chất đốt rất thuận lợi cho các đoàn thám hiểm, các thợ
săn,…hoạt động ở vùng Bắc Cực hoặc ở những ngọn núi quanh năm tuyết bao phủ.


Ngày nay, người ta dung chất đặc biệt làm cho etanol hóa rắn ngay ở nhiệt độ thường
và cũng gọi là cồn khô. Cồn khô được dung để đun nấu ngay trên các bàn tiệc vì nó
an tồn hơn so với bếp ga nhỏ.


<i><b>Câu 11. </b>Metyl salicylat là một chất lỏng có mùi mạnh và bền, tan trong dung môi </i>


<i>dầu, chất béo, vaselin... Nó dễ thấm qua da, giúp giảm đau tại chỗ, chống tê thấp, </i>
<i>đau cơ bắp... Nhưng nếu dùng nhiều, Metyl salicylat sẽ làm rộp da, khi gặp nước </i>
<i>càng nóng ran mạnh (có thể gây rối loạn thân nhiệt khi xoa ở diện rộng, tồn thân). </i>
<i>Cơng thức cấu tạo của metyl salicylate là gì? </i>


<b>Trả lời: </b>


Cơng thức cấu tạo của metyl salicylat:


<i><b>Câu 12. </b>Tại sao thuốc hiện hình của Trung Quốc khi xịt vào áo thì gây bẩn nhưng </i>


<i>một lát sau lại khơng còn dấu vết? </i>


<b>Trả lời: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

theo chất màu biến mất. Hầu như dung môi hữu cơ nào cũng có độc tính, dễ gây ung
thư nên cần phải tránh xa trò chơi nguy hiểm này.


<i><b>Câu 13. </b>Trong lúc chơi đùa với bạn, An đã vơ tình làm dính mực của cây bút bi lên </i>


<i>áo của Lan, vì sợ bị mẹ Lan mắng nên An đã tìm cách để tẩy vết mực trên áo của </i>
<i>Lan. Sau một hồi suy nghỉ An đã dùng lọ axeton dùng để lâu bảng để tẩy sạch vết bẩn </i>
<i>của mực bút bi. Hãy giải thích cách làm của An. </i>



<b>Trả lời: </b>


Khi áo bị dính mục bút bi ta có thể dùng axeton vì axeton là một dung mơi có
thể hịa tan được nhiều chất hữu cơ. Khi dùng axeton những chất có trong mực sẽ bị
hịa tan nên có thể tẩy được vết bẩn này.


<i><b>Câu 14. </b>Làm sao tẩy sạch vết café bám ở đáy cốc? Làm sao tẩy được tem giá hoặc </i>


<i>nhãn mác trên đồ dùng ? </i>


<b>Trả lời: </b>


Dùng giấm ngâm cốc chứa café trong khoảng vài phút, sau đó rửa sạch bằng
nước.


Thấm giấm lên tem, nhãn mác vài phút rồi chà xát sẽ dễ tróc khỏi đồ vật hơn.


<b>Câu 15.</b> Trong gia đình, kiến thường làm hư hại thực phẩm hoặc gây ra những


vết cắn đau. Một phương pháp diệt kiến là cho borat Na2B4O7.10H2O vào mật ong.


Khi kiến tha hỗn hợp này về tổ và kiến chúa ăn nó, tổ kiến sẽ bị tiêu diệt. Hầu hết các
loại kiến đều tiết ra axit formic HCOOH. Axit này là nguyên nhân chính làm giảm
pH của tế bào da và làm vết thương đau rát. Axit formic điện ly theo phương trình:


HCOOH (dd) H+(dd) + HCOO-(dd)


<i><b>a)</b></i> <i>Khi phân tích nọc của một loại kiến thông thường, người ta xác định được </i>


<i>nồng độ của HCOOH, H+</i>



<i> (dd) và HCOO- (dd) lần lượt là 4,34M; 2,77 x 10-2M </i>


<i>và 2,77 x 10-2M.Tính giá trị của hằng số cân bằng Kacho hệ này. </i>


<i><b>b)</b></i> <i>Vì sao khi bị kiến cắn người ta thường hay bôi xà phòng? </i>


Trả lời:


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>



+ - 2 2


4
[H ][HCOO ] 2, 77 10 2, 77 10


K 1, 77 x 10 M


[HCOOH] 4, 34


<i>a</i>


<i>x</i> − <i>x</i> <i>x</i> − −


= = =


b) Để làm giảm đau khi bị kiến cắn người ta dùng phản ứng trung hịa, do đó khi
bi kiến cắn người ta bơi xà phịng lên chỗ bị cắn để trung hòa axit trong nộc của kiến.
Câu 16.



<i>Tính chất của Dietylen glycol </i>


<i>Khối lượng riêng </i> <i>1,118 g/cm3</i>


<i>Điểm nóng chảy </i> <i>-10,45oC</i>


<i>Điểm sơi </i> <i>245oC </i>


<i>Màu sắc </i> <i>Trong suốt, không màu </i>


<i>Hấp thụ </i> <i>Bị hấp thụ bởi một số loại </i>


<i>chất dẻo </i>


<i>Độ tan trong nước </i> <i>Tan hoàn toàn </i>


<i>Liều gây chết </i> <i>0,5 g/kg cơ thể người/ngày </i>


<i>Độ nhớt </i> <i>Cao </i>


<i>Tẩy uế </i> <i>Diệt khuẩn </i>


<i>Chỉ định </i> <i>Không được uống </i>


<i>Trong những năm 1980, ngành công nghiệp sản xuất rượu của nước Áo bị ảnh hưởng </i>
<i>nghiêm trọng khi một nhãn hiệu rượu “toàn thân ngọt ngào” bị phát hiện có chứa </i>
<i>đietylen glicol 1,08g/chai. Cần bao nhiêu chai để một phụ nữ nặng 60kg dùng trong </i>
<i>một ngày với liều gây chết? </i>


<b>Trả lời: </b>



Khối lượng etylen glycol có thể gây chết một phụ nữ 60 kg trong một ngày là:
60x0,5 = 30 Kg


Số chai rượu người phụ nữ đó là 30000/1,08 = 27778 (chai)
• <b>Một só câu hỏi trắc nghiệm </b>


<b>1.</b> Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

C. Ozon.


D. Dẫn xuất flo của hiđrocacbon.


<b>2.</b> Khi X trong dịch vị dạ dày có nồng độ nhỏ hơn 0.00001 M thì mắc bệnh khó tiêu.
Khi nồng độ lớn hơn 0.001 M thì mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày
có chứa muối NaHCO3. X là


A.CH3COOH


B.HCl.
C.HCOOH.
D.NaOH.


<b>3.</b> Chọn câu đúng nhất. Để sát trùng lên da khi bị thương có thể dùng


A. cồn iôt.
B. cồn clo.


C. dung dịch Cl2.



D. dung dịch H2SO4 đặc.


<b>4.</b> Để chữa sâu răng, người ta có thể sử dụng


A. dung dịch NaF và CaF2.


B. dung dịch NaF và HClO3.


C. dung dịch NaF và NaI.
D. khí O3 và dung dịch NaF.


<b>5.</b> Khi đánh răng, trong thành phần kem đánh răng có CaF2 góp phần tạo men. Men


đó là


A.Ca2(PO4)OH. B.Ca2(PO4)O F.


C. Ca2(PO4)F. D.Ca2(PO4)HF.


<b>6.</b> Lượng (gam) dược phẩm Nabica (NaHCO3) cần dung để trung hồ 10 ml HCl


0.04M có trong dạ dày là


A. 0.336. B.0.636.
C.0.366. D.0.663.


<b>7.</b> Để trung hồ 788 ml HCl có trong dạ dày,cần dung 10ml sữa magie. Biết rằng cứ


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

A.tiêu chảy. B. ợ chua.



C.khó tiêu. D.viêm đường ruột.


<b>8.</b> Trong y học, người ta dùng nào muối sau để chuẩn đoán bệnh ung thư?


A.NaNO3. B.NaHCO3.


C.NaHSO4. D.NaCl.


<b>9.</b> Người ta sản xuất khí nitơ trong cơng nghiệp bằng cách nào sau đây?


A. Chưng cất phân đoạn khơng khí lỏng.
B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.


C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi khơng khí.
D. Cho khơng khí đi qua bột đồng nung nóng.


<b>10.</b>Vật liệu gốm siêu dẫn nhiệt độ cao (nhiệt độ của nitơ lỏng) có ý nghĩa to lớn trong


ngành cơng nghiệp năng lượng. Bởi khi đó việc truyền tải điện di xa hầu như
không bị tổn thất năng lượng. Lí do nào sau đây là phù hợp?


A. Nitơ lỏng có giá thành rẻ hơn nhiều so với heli lỏng.
B. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng điện trở bằng không.


C. Nguyên liệu để sản xuất nitơ lỏng là khơng khí, hầu như vô tận.
D. A, B, C đều đúng.


<b>11.</b>Thuốc nổ đen là hỗn hợp của các chất nào sau đây?


A. KNO3 và S.



B. KNO3, C và S.


C. KClO3, C và S.


D. KClO3 và C.


<b>12.</b>Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần có chú ý nào sau đây?


A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng.


B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu đựng
đầy nước khi chưa dùng đến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<b>13.</b>Sau khi làm thí nghiệm với P trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc với hoá chất này cần


được ngâm trong dung dịch nào để khử độc?
A. Dung dịch axit HCl.


B. Dung dịch kiềm NaOH.
C. Dung dịch muối CuSO4.


D. Dung dịch muối Na2CO3.


<b>14.</b>Cơng thức hố học của supephotphat kép là
A. Ca3(PO4)2.


B. Ca(H2PO4)2.


C. CaHPO4.



D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.


<b>15.</b>Cho sơ đồ biểu diễn chu trình của cacbon trong tự nhiên:


Quan sát sơ đồ và cho biết nhận định nào sau đây là đúng nhất? Lượng CO2 trong


khơng khí được điều tiết bởi
A. cây xanh.


B. cân bằng hoá học giữa CO2, CaCO3 và Ca(HCO3)2


trong nước biển.


C. hạn chế sử dụng các nhiên liệu hố thạch theo cơng
ước quốc tế.


D. cả A, B và C đều đúng.


<b>16.</b>Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước


sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngồi vũ trụ. Chất
khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?


A. H2. B. N2.


C. CO2. D. O2.


<b>17.</b>Hậu quả của việc Trái đất đang ấm dần lên là hiện tượng băng tan ở hai cực. Các



</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Hãy lựa chọn những ảnh hưởng có thể xảy ra khi Trái đất ấm lên, trong số các dự báo
sau ?


A. Nhiều vùng đất thấp ven biển sẽ bị nhấn chìm trong
nước biển.


B. Khí hậu Trái đất thay đổi.


C. Có nhiều trận bão lớn như bão Katrina.
D. A, B, C đều đúng.


<b>18.</b>Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon. Kim cương


cứng nhất trong tự nhiên, trong khi than chì mềm đến mức có thể dùng để sản xuất
lõi bút chì 6B, dùng để kẻ mắt. Điều giải thích nào sau đây là đúng?


A. Kim cương có cấu trúc tinh thể dạng tứ diện đều, than chì có cấu trúc lớp,
trong đó khoảng cách giữa các lớp khá lớn.


B. Kim cương có liên kết cộng hố trị bền, than chì thì khơng.


C. Đốt cháy kim cương hay than chì ở nhiệt độ cao đều tạo thành khí cacbonic.
D. Một ngun nhân khác.


<b>19.</b>Cacbon vơ định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt


tính. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp cho con người chế tạo các thiết
bị phòng độc, lọc nước?


A. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic.



B. Hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước.
C. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước.
D. Tất cả các phương án A, B, C.


<b>20.</b>Mùa đông, khi mất điện lưới quốc gia, nhiều gia đình phải sử dụng động cơ điezen


để phát điện, phục vụ nhu cầu thắp sáng, chạy tivi...Không nên chạy động cơ
điezen trong phịng đóng kín các cửa vì


A. tiêu thụ nhiều khí O2 sinh ra khí CO2là một khí độc.


B. tiêu thụ nhiều khí O2, sinh ra khí CO là một khí độc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>21.</b>Cơng thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hố học chính của loại


A. đá đỏ . B. đá vôi.


C. đá mài. D. đá tổ ong.


<b>22.</b>Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất quan trọng, có ứng dụng rất rộng rãi.


Lí do nào khiến cho việc ứng dụng bê tông cốt thép trở nên phổ biến trong công
nghiệp xây dựng ?


A. Thép và bê tơng có hệ số giãn nở nhiệt bằng nhau.
B. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất bền.
C. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất đắt tiền.
D. A, B đều đúng.



<b>23.</b>Để tách actemisin, một chất có trong cây thanh hao hoa vàng để chế thuốc viên


chống sốt rét, người ta làm như sau: ngâm lá và thân cây thanh hao hoa vàng đã
băm nhỏ trong n-hexan. Tách phần chất lỏng, đun và ngưng tụ để thu hồi n-hexan.
Phần còn lại là chất lỏng sệt được cho qua cột sắc kí và cho các dung mơi thích
hợp chạy qua để thu từng thành phần của tinh dầu. Kỹ thuật nào sau đây <i>không </i>
<i>được</i>sử dụng?


A. Chưng cất. B. Chưng cất lôi cuốn hơi nước.


C. Chiết xuất. D. Kết tinh lại.


<b>24.</b>Chỉ số octan là một chỉ số chất lượng của xăng, đặc trưng cho khả năng chống


kích nổ sớm. Người ta quy ước iso octan có chỉ số octan là 100, cịn n-heptan có
chỉ số octan là 0. Xăng 92 có nghĩa là loại có khả năng chống kích nổ tương
đương hỗn hợp 92% iso octan và 8% n-heptan. Trước đây, để tăng chỉ số octan
người ta thêm phụ gia tetra etyl chì (Pb(C2H5)4), tuy nhiên phụ gia này làm ô


nhiễm môi trường, nay bị cấm sử dụng. Hãy cho biết hiện nay người ta sử dụng
chất phụ gia nào để làm tăng chỉ số octan?


A. Metyl tert butyl ete. B. Metyl tert etyl ete.


C. Toluen. D. Xylen.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>2.4.Thiết kế giáo án có tích hợp nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường </b>


<b>2.4.1.Giáo án bài “Phân bón hóa học” </b>



<b>PHÂN BĨN HỐ HỌC </b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Kiến thức</b>


Học sinh biết


• Nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng.
• Thành phần một số loại phân bón thường dùng.
• Cách bảo quản và sử dụng một số phân bón hố học.
Học sinh vận dụng:


• Chọn loại phân hoá học phù hợp với các loại đất nhằm bảo vệ mơi trường đất.
• Chọn loại phân hố học để giúp cây trong phát triển nhanh mang tính kinh tế


trong trồng trọt


<b>2. Kỹ năng</b>


• Có khả năng nhận biết một số loại phân bón hố học


• Có khả năng đánh giá chất lượng từng loại phân bón hố học .


<b>3. Thái độ </b>


Học sinh có ý thức trong việc sử dụng phân bón hố học trong việc trồng trọt
nhằm bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế quốc gia.


<b>3. Trọng tâm</b>



Xác định được thành phần và ứng dụng từng loại phân .


<b>II. PHƯƠNG PHÁP</b> :


Giải thích – đàm thoại – nêu vấn đề .


<b>III. CHUẨN BỊ</b> :


Tranh ảnh , tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở việt nam .


<b>IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG</b>
<b>1. Kiểm tra</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

HNO3 → H3PO4 → NaH2PO4 → Na2HPO4 → Na3PO4 → Ca3(PO4)2
<b>2. Bài mới </b>


Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung


<i><b>Hoạt động 1</b></i> : <i><b>Vào bài</b></i>
- Cho biết một vài loại
phân mà em đã biết ?
<i><b>Hoạt động 2</b></i> : phân
đạm


<i>- Gv đặt hệ thống câu </i>


<i>hỏi</i> :


* Phân đạm là gì ?
* Chia làm mấy loại ?


* Đặc điểm của từng
loại ?


* Cách sử dụng ?
→Gv nhận xét ý kiến
của HS .


- Đặc điểm của phân
đạm amoni ?


- Có thể bón phân đạm
amoni với vôi bột để
khử chua được không ?
tại sao ?


Phân lân , kali , urê …


Hs tìm hiểu sgk và dựa
vào hiểu biết thực tế để
trả lời .


-Có chứa gốc NH4+


→có mơi trường axit
- Khơng thể được vì


xảy ra phản ứng :
CaO + NH4


+



→ Ca2+ +
NH3 + H2O


-Đều chứa N


-Amoni có mơi trường
axit cịn Nitrat có mơi


<b>I. PHÂN ĐẠM</b> :


- <i>Phân đạm</i>là những


hợp chất cung cấp Nitơ
cho cây trồng .


- <i>Tác dụng</i> : kích thích


quá trình sinh trưởng của
cây , tăng tỉ lệ protêin
thực vật .


- <i>Độ dinh dưỡng</i>đánh


giá bằng %N trong phân
.


<i><b>1.Phân đạm Amoni</b></i> :
- Là các muối amoni :
NH4Cl , (NH4)2SO4 ,



NH4NO3 …


- Dùng bón cho các loại
đất ít chua .


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

- Phân đạm amoni và
phân đạm nitrat có
điểm gì giống và khác
nhau ?


- Vùng đất chua nên
bón phân gì ?vùng kiềm
thì sao ?


- Tại sao Urê được sử
dụng rộng rãi ?


- Giai đoạn nào của cây
trồng đòi hỏi nhiều
phân đạm hơn ?


- Loại cây trồng nào đòi
hỏi nhiều phân đạm hơn
?


<i><b>Hoạt động 3 : phân lân </b></i>
- Phân lân là gì ?


- Có mấy loại phân lân


?


- Cách đánh giá độ dinh
dưỡng ?


- Nguyên liệu sản xuất
?


- Phân lân cần cho cây
trồng ở giai đoạn nào ?


trường trung tính .
=> Vùng đất chua bón
nitrat vùng đất kiềm bón
amoni .


- do urê trung tính và
hàm lượng n cao .
- giai đoạn sinh trưởng


của cây .


-Phân có chứa nguyên tố
P


- Có 2 loại .
- dựa vào % P2O5


-Quặng



- Thời kỳ sinh trưởng


- sẽ được mốt số vi
khuẩn trong đất phân
huỷ .


- Là các muối Nitrat
NaNO3 , Ca(NO3)2 …


- <i>Điều chế</i> :


Muối cacbonat + HNO3




<i><b>3. Urê</b></i> :


- CTPT : (NH2)2CO ,


46%N
- Điều chế :
CO2 + 2NH3 →


(NH2)2CO + H2O


<b>II. PHÂN LÂN</b> :


- <i>Cung cấp</i> photpho


cho cây dưới dạng


ion photphat PO4


3-- <i>Cần thiết</i>cho cây ở


thời kỳ sinh trưởng .


- <i>Đánh giá</i>bằng hàm


lượng %P2O5 tương


ứng với lượng
photpho có trong
thành phần của nó


- <i>Nguyên liệu</i> : quặng


photphoric và apatit .


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

- Tại sao phân lân tự
nhiên và phân lân nung
chảy không tan trong
nước nhưng vẫn sử
dụng làm phân bón ?
- Chúng thích hợp cho
những loại cây nào ? tại
sao ?


- Super photphat đơn và
super photphat kép
giống và khác nhau như


thế nào ?


- Tại sao gọi là đơn ,
kép ?


- Đều là Ca(H2PO4)2


- Khác nhau về hàm
lượng P trong phân
- Do có giai đoạn sản


xuất khác nhau .


- phân có chứa nguyên
tố K


- KCl , NH4Cl …


- Chống bệng , tăng sức
chịu đựng .


- <i>Thành phần</i>: hỗn hợp


photphat và silicat của
canxi và magiê


- <i>Chứa</i> 12-14% P2O5


- Không tan trong nước ,
thích hợp cho lượng đất


chua .


<i><b>2. Phân lân tự nhiên</b></i> :
Dùng trực tiếp quặng
photphat làm phân bón .


<i><b>3. Super photphat</b></i> :
- Thành phần chính là
Ca(H2PO4)2


a. <i>Sper photphat đơn</i>


:


– Chứa 14-20% P2O5


– Điều chế :


Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 →


2CaSO4


+


Ca(H2PO4)2


b. <i>.Super photphat </i>


<i>kép</i> :



– Chứa 40-50% P2O5


- Sản xuất qua 2 giai
đoạn :


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<i><b>Hoạt động 4</b></i> : phân kali
- Phân Kali là gì ?
- Những loại hợp chất
nào được dùng làm
phân kali ?


- Phân kali cần thiết cho
cây như thế nào ?


- Loại cây nào đòi hỏi
nhiểu phân kali hơn ?


<i><b>Hoạt động</b></i>5: một số
loại phân khác.


- Phân hỗn hợp và phân
phức hợp giống và khác
nhau như thế nào ?


- Có những loại phân
hỗn hợp và phức hợp
nào ? cho ví dụ ?


-Đều chứa nhiều nguyên
tố trong phân



- Khác nhau trong quá
trình điều chế .


- Sau một thời gian
trong đất các nguyên tố
vi lượpng ít` đi cần bỏ
xung cho cây theo
đường phân bón .


2H3PO4




+ 3CaSO4


Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 →



3Ca(H2PO4)2


<b>III. PHÂN KALI</b> :


- <i>Cung cấp</i>nguyên tố


Kali cho cây dưới dạng
ion K+


- <i>Tác dụng</i>: tăng cường



sức chống bệnh , chống
rét và chịu hạn của cây


- <i>Đánh giá</i>bằng hàm


lượng % K2O


<b>IV. MỘT SỐ LOẠI </b>
<b>PHÂN </b>


<b> KHÁC : </b>


<i><b>1. Phân hỗn hợp và </b></i>
<i><b>phân phức hợp : </b></i>


- Là loại phân chứa đồng
thời hai hoặc 3 nuyên tố
dinh dưỡng cơ bản .
<i><b>* Phân hỗn hợp </b></i>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

- Phân vi lượng là gì ?
- Tại sao phải bón phân
vi lượng cho đất ?


- Nó được trộn từ các
phân đơn theo tỉ lệ


N:P:K nhất định tuỳ theo
loại đất trồng .



<i><b>* Phân phức hợp</b></i> :
Sản xuất bằng tương tác
hoá học của các chất .
<i><b>2. Phân vi lượng </b></i>
- Cung cấp những hợp
chất chứa các nguyên tố
như Bo, kẽm , Mn , Cu ,
Mo …


- Cây trồng chỉ cần một
lượng rất nhỏ .


- Phân vi lượng được
đưa vào đất cùng với
phân bón vố cơ hoặc hữu
cơ .


<b>2.4.2.Giáo án bài “Hoá học và vấn đề kinh tế” </b>


(lưu trong CD)


<b>2.4.3.Giáo án bài “Hoá học và vấn đề xã hội” </b>


(lưu trong CD)


<b>2.4.4.Giáo án bài “Hố học và vấn đề mơi trường” </b>


(lưu trong CD)


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

(lưu trong CD)



<b>2.4.6.Giáo án bài “Cacbon” </b>


(lưu trong CD)


<b>2.4.7.Giáo án bài “Oxi – ozon” </b>


(lưu trong CD)


<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 2 </b>


Để xây dựng hệ thống bài tập có nội dung về sự phát triển kinh tế, xã hội và
giáo dục môi trường, tôi đã đề nghị nguyên tắc và quỳ trình xây dựng các bài tập hố
học.


• Ngun tắc xây dựng bài tập như: Chính xác, khoa học, phong phú, đa
dạng và xuyên suốt cả chương trình, khai thác mối hệ giữa hóa học với
môi trường, kinh tế và xã hội, phù hợp với kiến thức của học sinh THPT
và bài tập phải gây hứng thứ và hấp dẫn cho học sinh.


• Quy trình xây dựng hệ thống bài tập là những bước chuẩn bị để xây
dựng nên hệ thống bài tập như: tìm nguồn tài liệu, chọn lọc kiến thức
phù hợp với chương trình hố học trung học phổ thơng và xây dựng nên
các câu hỏi từ những nguồn kiến thức đó.


Từ những ngun tắc và quy trình đã được nêu, tơi đã xây dựng hệ thống bài
tập có nội dung về sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Hệ thống bài tập được
trải dài trong ba khối lớp của chương trình hố học ở trường THPT, với mục đích
giáo dục cho HS về mối liên hệ của hóa học với các vấn đề trong xã hội bao gồm:



• Lớp 10 có 25 câu hỏi trắc nghiệm tự luận và 10 câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.


• Lớp 11 có 90 câu hỏi trắc nghiệm tự luận và 25 câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103></div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM </b>
<b>3.1.Mục đích thực nghiệm </b>


• Đánh giá hiệu quả nội dung đã đề xuất của hệ thống các bài tập, thông qua xây
dựng hệ thống bài tập về vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường để giáo dục học
sinh thấy tầm quan trọng của mơn hóa học trong đời sống.


• Đối chiếu kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá khả năng
áp dụng hệ thống bài tập đã đề xuất vào quá trình dạy học hoá học ở trường
THPT.


<b>3.2.Nhiệm vụ thực nghiệm </b>


• Sử dụng hệ thống bài tập hố học đã được xây dựng trong chương 2 của đề tài
để giáo dục học sinh về tầm quan trọng của hóa học về vấn đề kinh tế, xã hội
và mơi trường.


• Kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của những nội dung của đề tài.
• Phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận cần thiết.


<b>3.3.Đối tượng thực nghiệm </b>


<i>Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm </i>



TT Trường THPT Lớp Sĩ số Ban GV dạy học


1 An Đông


Quận 5 – Tp.HCM


10A6 40


Cơ Ban Nguyễn Chí Linh
10A9 42


2 Lương Văn Can
Quận 8 – Tp.HCM


11A2 45


Cơ Ban Nguyễn Ngọc Anh Thư
11A4 44


3 Nguyễn Đình Chiểu
Mỹ Tho – Tiền Giang


12A1 42


Cơ Ban Lê Huỳnh Phước Hiệp
12A2 42


4 Lý Tự Trọng
Quận TB – Tp.HCM



12A3 39


Cơ Ban Phạm Dương Hoàng Anh
12A4 40


Tổng số học sinh lớp thực nghiệm: 166
Tổng số học sinh lớp đối chứng: 168


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Nội dung của luận văn là xây dựng hệ thống bài tập về vấn đề kinh tế, xã hội
và môi trường, những kiến thức của luận văn thường xuyên được đề cập trong
chương trình hóa học phổ thơng. Do đó, tơi chọn lớp thực nghiệm trong cả ba khối
lớp, cụ thể: 2 lớp 10; 2 lớp 11; 4 lớp 12. Trong đó lớp 12 được thực nghiệm ở cuối
chương trình vì trong chương trình lớp 12 có chương IX là chương về vấn đề kinh tế
xã hội và môi chương.


Mỗi trường thực nghiệm sẽ chọn ra 2 lớp:


+ Lớp đối chứng: giáo viên không dạy theo nội dung mà luận văn đã đề xuất.
+ Lớp thực nghiệm: có số lượng và trình độ tương đương với lớp đối chứng,
được giáo viên dạy theo nội dung mà luận văn đã đề xuất.


Hai lớp này sẽ cùng làm một đề kiểm tra và so sánh kết quả thu được.


<b>3.4.1.Chuẩn bị </b>


<b>3.4.1.1.Chọn giáo viên thực nghiệm </b>


Chúng tôi chọn giáo viên dạy thực nghiệm theo tiêu chuẩn sau:
+ Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao



+ Có chun mơn vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy


+ Đã dạy qua cả ba khối 10, 11, 12 để có cái nhìn tổng quát nhất về
chương trình hố học THPT


+ Có tâm huyết trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực tư duy.


<b>3.4.1.2.Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng </b>


Chúng tôi chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương về các mặt:
+ Số lượng học sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>3.4.1.3.Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm </b>


Chúng tôi đã trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm một số vấn đề trước khi
thực nghiệm:


+ Tính hợp lý khi chọn các lớp đối chứng và thực nghiệm đã nêu.


+ Tình hình học tập, năng lực nhận thức của học sinh các lớp về mơn hố
học.


+ Đánh giá của giáo viên thực nghiệm về hệ thống bài tập và đề thực nghiệm.
+ Nhận xét của giáo viên thực nghiệm về cách thức xây dựng các tình huống
có vấn đề và việc đề ra phương pháp giải, giúp học sinh vượt qua chướng
ngại nhận thức.


<b>3.4.2.Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp </b>


Chúng tôi cùng với giáo viên thực nghiệm theo dõi lịch trình giảng dạy, học


tập tại các trường thực nghiệm để kịp thời triển khai thực nghiệm.


Chúng tôi nhận thấy thời gian thực nghiệm hợp lý là bắt đầu từ khi học sinh
lớp 12 vừa kết thúc chương trình, đang chuẩn bị vào giai đoạn ơn tập, củng cố kiến
thức, hay sau khi học sinh học hết chương vì khi đó học sinh có lượng kiến thức tổng
hợp để giải quyết vấn đề.


Giáo viên thực nghiệm dạy các lớp đối chứng theo chuẩn kiến thức và kỹ năng,
còn dạy các lớp thực nghiệm có lồng ghép các kiến thức của hệ thống bài tập nhằm
mở rộng kiến thức cho sinh.


Sau khi dạy xong mỗi chương của chương trình giáo viên thực nhiệm cho hoc
sinh làm bài kiểm tra trong thời gian 30 phút.


<b>3.4.3.Xử lý kết quả thực nghiệm </b>


Kết quả thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học như sau:


<b>+ Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích </b>


- Bảng phân phối tần số: số HS có được điểm tương ứng với một đơn vị điểm xi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

k
i i
i=1


n x
X =


n




- Bảng tần suất tích lũy: liệt kê số % HS đạt điểm xi trở xuống.
<b>+ Vẽ đồ thị đường luỹ tích từ bảng phân phối tần suất luỹ tích </b>


Đồ thị đường lũy tích giúp thuận lợi cho việc so sánh kết quả giữa lớp TN và ĐC.


<b>+ Tính các tham số đặc trưng </b>


<b>-Trung bình cộng</b>: là điểm “cân bằng” trong một tập hợp dữ liệu.


Với : ni là tần số của các giá trị xi


n là số HS thực nghiệm.


Điểm trung bình phần nào có thể cho phép đánh giá xem hiệu quả giảng dạy ở lớp
nào cao hơn. Nhưng không thể chỉ dựa vào điểm trung bình cộng mà cịn dựa vào các
tham số khác.


<b>- Phương sai S2và độ lệch chuẩn S</b>: Là các tham số đo mức độ phân tán của


các số liệu quanh giá trị trung bình


2
2 n (x -x)i i
S =


n - 1


2


i i


n (x -x)
S =


n - 1




Độ lệch chuẩn phản ánh sự dao động của số liệu quanh giá trị trung bình cộng.
Độ lệch chuẩn càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán.


<b>-Sai số tiêu chuẩn m </b>tức là khoảng sai số của điểm trung bình. Sai số càng


nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.


S
m =


n ; giá trị X sẽ biến thiên trong đoạn [X - m; X + m]
<b>- Hệ số biến thiên V </b> <sub>V = </sub>S<sub>.100%</sub>


X


- Khi 2 bảng số liệu của 2 nhóm có giá trị X tương đương thì căn cứ vào giá trị
độ lệch chuẩn S, nhóm có S nhỏ là nhóm có chất lượng tốt hơn.


- Khi 2 bảng số liệu của 2 nhóm có X khác nhau thì so sánh giá trị của V.
Nhóm có giá trị V nhỏ là nhóm có chất lượng đồng đều hơn.



<b>+ Lập bảng phân loại kết quả học tập của học sinh: </b>


<i>Nguyên tắc phân loại </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

Khá: Điểm từ 7 đến 8


Trung bình: Điểm từ 5 đến 6 ;
Yếu – kém: Điểm dưới


• Để khẳng định sự khác nhau giữa 2 giá trị XTN và XĐC là có ý nghĩa với mức


ý nghĩa α, chúng tôi dùng chuẩn -Student


TN C
2 2
TN C
TN C


(X - X )
t =
S S
n n
Ñ
Ñ
Ñ
+


Chọn α từ 0,01 đến 0,05, tra bảng phân phối student tìm giá trị tα, k với độ lệch



tự do k = nTN + nĐC -2


- Nếu t ≥ tα, k thì sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa


α


- Nếu t < t<sub>α, k</sub> thì sự khác nhau giữa XTN và XĐC là chưa đủ ý nghĩa với mức ý


nghĩa α.


<b>3.5.Kết quả thực nghiệm </b>


Để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi cho học sinh các lớp thực
nghiệm và đối chứng làm kiểm tra và thu được kết quả như sau:


Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm


TT Phương
án


Số
HS Đề


Điểm Xi


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


1


TN 40 1


2
0
0
0
0
0
0
0
0
3
8
11
9
13
12
8
6
4
4
1
1
0
0
ĐC 42 1


2
0
0
3
2


5
4
7
9
12
14
10
6
3
5
2
2
0
0
0
0
0
0
2


TN 45 3
4
0
0
0
0
0
0
3
1


6
3
12
11
10
13
7
9
4
6
2
2
1
0
ĐC 44 3 <sub>4 </sub> 0 <sub>0 </sub> 1 <sub>2 </sub> 6 <sub>5 </sub> 13 <sub>14 </sub> <sub>10 </sub>12 8 <sub>8 </sub> 3 <sub>3 </sub> 1 <sub>2 </sub> 0 <sub>0 </sub> 0 <sub>0 </sub> 0 <sub>0 </sub>


3 TN 42 5


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

ĐC 42 5
6
0
0
1
1
5
2
14
8
8
9


6
9
6
8
2
4
0
1
0
0
0
0
4


TN 39 5
6
0
0
0
0
1
0
3
5
8
6
12
15
7
7


6
3
2
2
0
1
0
0
ĐC 40 5


6
1
0
2
4
6
3
10
9
9
11
7
8
4
4
1
1
0
0
0


0
0
0


Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 1)


Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi %HS đạt điểm Xi


%HS đạt điểm Xi trở


xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0


1 0 3 0.0 7.1 0.0 7.1


2 0 5 0.0 11.9 0.0 19.0


3 0 7 0.0 16.7 0.0 35.7


4 3 12 7.5 28.6 7.5 64.3


5 11 10 27.5 23.8 35.0 88.1


6 13 3 32.5 7.1 67.5 95.2


7 8 2 20.0 4.8 87.5 100.0



8 4 0 10.0 0.0 97.5 100.0


9 1 0 2.5 0.0 100.0 100.0


10 0 0 0.0 0.0 100.0 100.0


nTN = 40 nĐC = 42 100,00 100,00


0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


TN
ĐC


Hình 3.1. Đồ thị đường luỹ tích (bài 1)


Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 2)


Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi %HS đạt điểm Xi


%HS đạt điểm Xi trở


xuống



TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0


1 0 2 0.0 4.8 0.0 4.8


2 0 4 0.0 9.5 0.0 14.3


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

4 8 14 20.0 33.3 20.0 69.0


5 9 6 22.5 14.3 42.5 83.3


6 12 5 30.0 11.9 72.5 95.2


7 6 2 15.0 4.8 87.5 100.0


8 4 0 10.0 0.0 97.5 100.0


9 1 0 2.5 0.0 100.0 100.0


10 0 0 0.0 0.0 100.0 100.0


nTN = 40 nĐC = 42 100,00 100,00


0.0
20.0
40.0
60.0
80.0


100.0
120.0


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


TN
ĐC


Hình 3.2. Đồ thị đường luỹ tích (bài 2)


Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 3)


Điểm Xi


Số HS đạt điểm Xi %HS đạt điểm Xi


%HS đạt điểm Xi trở


xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0


1 0 1 0.0 2.3 0.0 2.3


2 0 6 0.0 13.6 0.0 15.9


3 3 13 6.7 29.5 6.7 45.5



4 6 12 13.3 27.3 20.0 72.7


5 12 8 26.7 18.2 46.7 90.9


6 10 3 22.2 6.8 68.9 97.7


7 7 1 15.6 2.3 84.4 100.0


8 4 0 8.9 0.0 93.3 100.0


9 2 0 4.4 0.0 97.8 100.0


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

nTN = 45 nĐC = 44 100,00 100,00


0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


TN
ĐC


Hình 3.3. Đồ thị đường luỹ tích (bài 3)


Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 4)



Điểm Xi


Số HS đạt điểm Xi %HS đạt điểm Xi


%HS đạt điểm Xi trở


xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0


1 0 2 0.0 4.5 0.0 4.5


2 0 5 0.0 11.4 0.0 15.9


3 1 14 2.2 31.8 2.2 47.7


4 3 10 6.7 22.7 8.9 70.5


5 11 8 24.4 18.2 33.3 88.6


6 13 3 28.9 6.8 62.2 95.5


7 9 2 20.0 4.5 82.2 100.0


8 6 0 13.3 0.0 95.6 100.0


9 2 0 4.4 0.0 100.0 100.0



10 0 0 0.0 0.0 100.0 100.0


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


TN
ĐC


Hình 3.4. Đồ thị đường luỹ tích (bài 4)


Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 5)


Điểm Xi


Số HS đạt điểm Xi %HS đạt điểm Xi


%HS đạt điểm Xi trở


xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC



0 0 1 0.0 1.2 0.0 1.2


1 0 3 0.0 3.7 0.0 4.9


2 1 11 1.2 13.4 1.2 18.3


3 7 24 8.6 29.3 9.9 47.6


4 17 17 21.0 20.7 30.9 68.3


5 23 13 28.4 15.9 59.3 84.1


6 14 10 17.3 12.2 76.5 96.3


7 10 3 12.3 3.7 88.9 100.0


8 6 0 7.4 0.0 96.3 100.0


9 2 0 2.5 0.0 98.8 98.8


10 1 0 1.2 0.0 100.0 100.0


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0



0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


TN
ĐC


Hình 3.5. Đồ thị đường luỹ tích (bài 5)


Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 6)


Điểm Xi


Số HS đạt điểm Xi %HS đạt điểm Xi


%HS đạt điểm Xi trở


xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0


1 0 5 0.0 6.1 0.0 6.1


2 0 5 0.0 6.1 0.0 12.2


3 6 17 7.4 20.7 7.4 32.9


4 12 20 14.8 24.4 22.2 57.3


5 24 17 29.6 20.7 51.9 78.0



6 21 12 25.9 14.6 77.8 92.7


7 12 5 14.8 6.1 92.6 98.8


8 3 1 3.7 1.2 96.3 100.0


9 3 0 3.7 0.0 100.0 100.0


10 0 0 0.0 0.0 100.0 100.0


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


TN
ĐC


Hình 3.6. Đồ thị đường luỹ tích (bài 6)
Bảng 3.9. Phân loại kết quả học tập


Bài
kiểm



tra


Giỏi Khá Trung bình Yếu
TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1 1 2,5 0 0,0 12 30 2 4,8 24 60,0 13 30,9 3 7.5 27 64,3


2 1 2,5 0 0,0 10 25,0 2 4,8 21 52,5 11 26,2 8 20,0 29 69,0


3 3 6,6 0 0,0 11 24,5 1 2,3 22 48,9 11 25,0 9 20,0 32 72,7


4 2 4,4 0 0,0 15 33,3 2 4,5 24 48,9 11 25,0 4 8,9 31 70,5


5 3 3,7 0 0,0 16 19,7 3 3,7 37 45,7 23 28,1 25 30,9 56 68,3


6 3 3,7 0 0,0 15 18,5 6 7,3 45 55,5 29 35,3 18 22,2 47 57,3


Từ số liệu ở bảng 3.9, chúng tôi tiến hành vẽ biểu đồ tổng hợp kết quả học tập của
lớp TN và ĐC.


0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0


YK TB K G



TN
ĐC


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0
80.0


YK TB K G


TN
ĐC


Hình 3.8. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 2)


0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0



YK TB K G


TN
ĐC


Hình 3.9. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 3)


0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0


YK TB K G


TN
ĐC


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0



YK TB K G


TN
ĐC


Hình 3.11. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 5)


0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0


YK TB K G


TN
ĐC


Hình 3.12. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 6)
Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trưng


Đề
kiểm tra


X±m S V (%)


TN ĐC TN ĐC TN ĐC



1 6,05±0,19 3,90±0,23 1,2 1,51 19,8 38,7
2 5,80±0,21 3,98±0,22 1,34 1,46 23,16 36,63
3 5,82±0,24 3,75±0,20 1,64 1,30 28,2 34,57
4 6,16±0,20 3,77±0,22 1,36 1,43 22,17 37,86
5 5,38±0,18 3,79±0,17 1,61 1,52 29,89 40,11
6 5,52±0,16 4,22±0,18 1,41 1,59 25,48 37,62


Qua kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy kết quả học tập của lớp
thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, thể hiện ở:


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

Đồ thị các đường luỹ tích của lớp thực nghiệm nằm bên phải và phía dưới đồ
thị các đường luỹ tích của lớp đối chứng.


<i>b) </i>Xét về tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu


Tỉ lệ học sinh giỏi khá của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng, tỉ lệ
học sinh trung bình, yếu lớp thực nghiệm ln thấp hơn lớp đối chứng.


c) Xét giá trị các tham số đặc trưng


+ Trung bình cộng điểm của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.


+ Độ lệch chuẩn s, độ biến thiên V(%), sai số tiêu chuẩn (m) lớp thực nghiệm
luôn thấp hơn lớp đối chứng.


d) Đánh giá kết quả giữa lớp TN và ĐC bằng chuẩn Student


Khi dùng phép thử Student đối với từng bài kiểm tra với từng cặp lớp, chúng
tôi thấy luôn có t > tk, α nên sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa. Do vậy,



kết quả đó có được chính là hiệu quả của sản phẩm được thiết kế, xây dựng và áp
dụng linh hoạt vào giảng dạy ở các lớp thực nghiệm chứ khơng phải do ngẫu nhiên.


<b>TĨM TẮT CHƯƠNG 3 </b>


Trong chương này chúng tơi đã trình bày q trình thực nghiệm sư phạm và phân
tích kết quả thực nghiệm cụ hể như sau:


 Chúng tôi đã chọn 4 cặp lớp thực nghiệm và đối chứng thuộc 4 trường thuộc


các hệ công lập, dân lập ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.


 <sub>Qua việc dùng thống kê để tính tốn kết quả thực nghiệm, chúng tơi phân tích </sub>


số liệu, tính các tham số đặc trưng. Từ kết quả đó cho phép chúng tơi đánh giá
hệ thống bài tập đề xuất là hợp lý, các câu hỏi tự luận cũng như trắc nghiệm có
tác dụng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và giúp học sinh nắm rõ mối quan
hệ giữa hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội.


 <sub>Kết quả lấy ý kiến giáo viên về việc xây dựng hệ thống bài tập theo trình tự </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

Tóm lại, các kết quả thu được căn bản xác nhận giả thuyết khoa học của đề tài.
Qua kết quả điều tra và so sánh kết quả kiểm tra của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm,
chúng tôi khẳng định


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>
<b>1. Kết luận </b>


Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích và nhiệm


vụ đã đề ra, chúng tơi đã cơ bản hồn thành những cơng việc sau:


1.1. Nghiên cứu và xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài


- Nghiên cứu lịch sử vấn đề, tìm những khố luận, luận văn về vấn đề kinh tế xã
hội và môi trường để xây dựng nên hướng nghiên cứu của đề tài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

- Nghiên cứu các vấn đề về kinh tế, xã hội, tìm hiểu mối quan hệ giữa hố học và
sự phát triển kinh tế, xã hội để từ đó cho thấy tầm quan trọng của hoá học với
thực tế cuộc sống.


- Nghiên cứu các vấn đề về môi trường như: các loại ô nhiễm môi trường, nguyên
nhân gây ra ô nhiễm môi trường, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, biện
pháp bảo vệ mơi trường. Từ đó nhận thấy rằng bảo vệ mơi trường là một vấn đề
cấp thiết của các ngành khoa học đặc biệt là ngành hoá học.


1.2. Điều tra thực trạng dạy học có tích hợp nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường
ở trường THPT, tổng kết kết quả điều tra và rút ra một số vấn đề thực trạng làm cơ sở
để xây dựng hệ thống bài tập.


1.3. Nghiên cứu và đề xuất 5 nguyên tắc nguyên tắc và 7 quy trình xây dựng hệ
thống bài tập hoá học về vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường sao cho phù hợp với
trình độ tiếp nhận của học sinh THPT.


1.4. Xây dựng hệ thống bài tập hoá học về vấn đề kinh tế xã hội và môi trường theo
từng chương của từng khối lớp trong chương trình hóa học THPT. Trong mỗi khối
lớp chúng tôi xây dừng hai loại câu hỏi: câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi
trắc nghiệm tự luận như:


• Lớp 10 có 25 câu hỏi trắc nghiệm tự luận và 10 câu hỏi trắc nghiệm khách


quan.


• Lớp 11 có 91 câu hỏi trắc nghiệm tự luận và 25 câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.


• Lớp 12 có 50 câu hỏi trắc nghiệm tự luận và 32 câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.


1.5. Xây dựng 7 giáo án có tích hợp nội dung về vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường,
7 giáo án này là công cụ để tiến hành thực nghiệm sư phạm, để nhận ra sự khác biệt
giữa việc dạy học có tích hợp nội dung giáo dục môi trường và những giáo án
thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

Thực nghiệm sư phạm với đối tượng học sinh đa dạng về nhiều mặt: dân lập,
công lập, thành phố và nông thôn bao gồm


- 4 lớp thực nghiệm với 166 học sinh.
- 4 lớp đối chứng với 168 học sinh.


Chúng tôi đã chọn và trao đổi với giáo viên thực nghiệm để tiến hành dạy các
giáo án đã xây dựng. Sau mỗi bài dạy chúng tôi cho học sinh làm kiểm tra 30 phút về
các vấn đề đã được trình bày trong giáo án và thu bài kiểm tra cua học sinh.


1.7. Xử lý kết quả thực nghiệm


Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã dùng các phương pháp toán
học để xử lý kết quả thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm sư phạm giúp chúng tôi
khẳng định sự cần thiết của đề tài với thực tiễn dạy học, tính khoa học của hệ thống
bài tập và tính đúng đắn của quan điểm dạy học bằng bài tập. Quan điểm này thực sự
là phương tiện dạy học hiệu nghiệm, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản của quá


trình dạy học.


<b>2. Kiến nghị </b>


<i><b>2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo </b></i>


- Giảm tải chương trình hóa học THPT để giúp giáo viên có thời gian nghiên cứu
và tích hợp các nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường trong bài giảng nhằm
giúp bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn học sinh.


- Có kế hoạch đào tạo giáo viên nhằm giúp giáo viên biết vận dụng bài tập về vấn
đề kinh tế, xã hội và môi trường để tăng hiệu quả dạy học cho học sinh.


- Thay đổi hình thức thi cử, đa số các câu hỏi trong nội dung bài thi tuyển sinh Đại
học và Cao đẳng hướng vào vấn đề tính tốn, ta có thể thay vào đó những câu hỏi
ứng dụng nhằm giúp học sinh nắm rõ hơn bản chất của hóa học.


<i><b>2.2. Đối với trường THPT </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

- Tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên khi day học có tích hợp nội dung về kinh tế,
xã hội và môi trường.


- Thường xuyên tổ chức cho học sinh các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan tại
các nhà máy để học sinh hiểu thêm về mối quan hệ của hóa học và thực tế cuộc
sống


<i><b>2.3. Đối với giáo viên </b></i>


- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn của sở giáo dục nhằm thấy được mục tiêu của
dạy học hóa học.



- Tích cực tra cứu các tài liệu về vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường để ứng dụng
vào bài giảng.


- Thuyên xuyên tích hợp các nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường trong các
bài giảng, bài kiểm tra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Trịnh Văn Biều (2005), <i>Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học</i>,
ĐHSP TP.HCM.


2. Nguyễn Thanh Danh (2006), <i>Môi trường - tại sao ơ Nhiễm khơng khí (tập 2),</i>
NXB Đồng Nai, Đồng Nai.


3. Nguyễn Thanh Danh (2006), <i>Môi trường: tại sao ô nhiễm đất và ô nhiễm nước </i>


<i>(tập 3)</i>, NXB Đồng Nai, Đồng Nai.


4. Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách (2007), <i>Cơ sở lý thuyết các phản ứng hoá học</i>,
NXB Giáo dục, Hà Nội.


5. Dương Văn Đảm (2006), <i>Hóa học quanh ta</i>, NXBGiáo dục, Hà Nội.


6. Phạm Bích Đào, Phạm Đình Hiến, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Thị Thanh Thuý


(2009), <i>Trắc nghiệm hoá học</i>, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.


7. Vũ Đăng Độ, <i>Hóa học và sự ơ nhiễm mơi trường</i>, NXB GIÁO DỤC 2002.



8. Phạm Thị Hằng, Giáo dục môi trường qua hình ảnh, ĐHSP TP Hồ Chí Minh
2003.


9. Lê Văn Khoa (2007), <i>Khoa học môi trường</i>, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Chương Nhiếp (1996), <i>Lô gic học</i>, ĐHSP TP.HCM.


11. Hoàng Phê (2006), <i>Từ điển Tiếng Việt</i>, NXB Đà Nẵng.


12. Nguyên Ngọc Quang (1994), <i>Lý luận dạy học hóa học (tập 1)</i>, NXB Giáo dục,
Hà Nội.


13. Trần Quốc Sơn, Đặng Văn Liếu, Nguyễn Văn Tịng (2007), <i>Giáo trình cơ sớ </i>


<i>hố học hữu cơ tập 3</i>, NXB ĐHSP, Hà Nội.


14. Trần Quốc Sơn (2008), <i>Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11-12</i>, NXB Giáo
dục, Hà Nội.


15. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị
Thặng (2008), <i>Hoá học 12 nâng cao</i>, NXB Giáo dục, Hà Nội.


16. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2008), <i>Hoá </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

17. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Văn Thái (2008), <i>Hoá học </i>


<i>10 nâng cao</i>, NXB Giáo dục, Hà Nội.


18. Nguyễn Xuân Trường (2002), <i>Hoá học vui</i>, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.



19. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2007),


<i>Hoá học 10</i>, NXB Giáo dục, Hà Nội.


20. Nguyễn Xuân Trường (2005), <i>Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ </i>


<i>thông</i>, NXB Giáo dục, Hà Nội.


21. Nguyễn Xuân Trường, Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan (2007), <i>Bài tập hoá học </i>
<i>12</i>, NXB Giáo dục, Hà Nội.


22. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2007),


<i>Hố học 12</i>, NXB Giáo dục, Hà Nội.


23. Nguyễn Xuân Trường (2007), <i>Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm </i>


<i>mơn hố học ở trường phổ thông</i>, NXB Giáo dục, Hà Nội.


24. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn
Phú Tuấn (2008), <i>Hố học 12</i>, NXB Giáo dục, Hà Nội.


25. Thủ tướng chính phủ, <i>Quyết định số 1363/QĐ – TTg về việc phê duyệt Đề án </i>


<i>“Đưa các nội dung về giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”</i>,


Hà Nội 2001.


26. Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, <i>Cơ sở Hố học môi trường</i>, NXB KHKT
1999.



27. Vũ Anh Tuấn (2008), <i>Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12, </i>
NXB Giáo dục, Hà Nội.


28. Nguyễn Đức Vận (2000), <i>Hố học vơ cơ tập 2</i>, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.


29. Viện Hóa học Hồng gia Australia, <i>Đề thi Hóa học Quốc gia Australia</i>, Trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong dịch, Tp.HCM.


30. M. V. Zueva (1982), <i>Phát triển học sinh trong giảng dạy hoá học (Dương Tất </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

31.

32.


33.


34. />m_ma_i_t


35.


36. />


%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_l%C3%A0_g%C3%AC%3F


37. />


_v%E1%BB%87_m%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_cho_h%E1%BB
%8Dc_sinh_ph%E1%BB%95_th%C3%B4ng_c%C6%A1_s%E1%BB%9F
38.





39.
40. .


41.


42.
04514320.html


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

<b>CHUYÊN: </b>



<b>Giảng dạy Hóa học 8-12 </b>



<b>Rèn luyện Kỹ năng giải quyết các vấn đề Hóa học </b>



<b>Rèn luyện tư duy sáng tạo học tập </b>



<b>Truyền sự đam mê yêu thích Hóa Học </b>



<b>Luyện thi HSG Hóa học 8-12 </b>



<b>Luyện thi vào trường Chuyên Hùng Vương (BD),… </b>



<b>Tư vấn chọn ngành cho HS </b>



<b>Biên soạn chuyên đề HHC nâng cao cho HSG/ SV </b>



<b>Giảng dạy Cơ chế phản ứng/ Hóa Lập thể,… </b>




<b>LIÊN HỆ: </b>

<b>0986.616.225</b>



<b>Website </b>

<b>:</b>

<b>www.hoahocmoingay.com </b>



<b>Email </b>

<b>: </b>



<b>Fanpage </b>

<b>:</b>

<b>Hóa Học Mỗi Ngày </b>



<b>ĐỊA ĐIỂM: </b>

<b>196/41, Đường N11, KP 3, Phú Tân, </b>


<b>TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương </b>



</div>

<!--links-->


<a href=' /><a href=' /> Những vấn đề lí luận và thực tiễn huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.docx
  • 91
  • 2
  • 10
  • ×