Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu Khắp của dân tộc Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.64 KB, 14 trang )

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CÁC LÀN ĐIỆU KHẮP CỦA DÂN TỘC THÁI
Ở HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc cùng sinh sống, cùng mở mang dựng nước và giữ nước.
Trong đó đơng nhất là dân tộc Kinh, còn lại là 53 dân tộc thiểu số có tiếng nói và mang bản sắc văn
hố riêng, cùng hịa chung để trở thành bản sắc văn hố dân tộc Việt Nam. Nhắc đến văn hoá là
nhắc đến toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần không thể thiếu của con người, là thước đo
những giá trị văn hoá giúp ta phân biệt được dân tộc này với dân tộc khác. Trong đó, dân tộc Thái
cũng là một dân tộc điển hình, có tiếng nói riêng và mang bản sắc văn hóa riêng góp phần làm cho
bản sắc dân tộc Việt Nam thêm đa dạng và phong phú hơn.
Tuy nhiên, khoảng gần chục năm trở lại đây dưới tác động của khoa học kĩ thuật, sự phát
triển của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, đặc biệt là dưới sự ảnh hưởng từ quá trình giao lưu văn hóa
đã tác động mạnh mẽ tới vốn văn hóa truyền thống của người Thái làm cho văn hóa của người Thái
ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa khơng còn lưu giữ được " đậm đà " như trước đây. Trái lại nó
bị mai một, pha trộn và hịa lẫn trong sự thay đổi của xã hội.
Vì vậy, là sinh viên khoa Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật, đứng trước sự biến đổi về bản sắc
văn hóa truyền thống của dân tộc, tơi xin được góp một phần cơng sức bé nhỏ của mình thơng qua
đề tài "Bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu Khắp của dân tộc Thái ở huyện Lang Chánh,
tỉnh Thanh Hóa " nhằm giới thiệu những nét văn hóa của người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh
Thanh Hóa; mặt khác nêu ra tình trạng bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp; đề xuất những giải
pháp tích cực và kiến nghị hợp lí để giúp cho cơng tác bảo tồn và phát huy các làn điệu khắp có
được kết quả tốt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thái nói chung nhưng có
rất ít cơng trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thái ở huyện Lang Chánh.


3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận
 Mục đích nghiên cứu: thơng qua việc khảo sát về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội truyền
thống và những đặc trưng văn hóa, đặc biệt là thực trạng công tác bảo tồn các làn điệu K hắp của
người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa để thấy được những thay đổi của nó dưới tác
động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và dưới tác động của q trình giao lưu tiếp biến văn hóa.
Đề tài xin được đề xuất những giải pháp để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Thái nói chung và
các làn điệu Khắp nói riêng, qua đó góp phần vào sự nghiệp xây dựng văn hóa dân tộc.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Tìm hiểu đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Lang
Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

2


-Tìm hiểu thực trạng bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp trên địa bàn huyện Lang Chánh,
tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất những giải pháp và nhằm bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp của người Thái.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: văn hóa, xã hội và các làn điệu Khắp của người Thái ở huyện Lang
Chánh, tỉnh Thanh Hóa; Những thay đổi của hoạt động khắp trong xã hội hiện nay; Thực trạng bảo
tồn và phát huy các làn điệu Khắp của người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
 Phạm vi nghiên cứu: những đặc điểm cơ bản và những thay đổi của văn hóa xã hội và các
làn điệu Khắp của người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa; Tập trung khảo sát thực trạng
bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp của người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa trong
10 năm trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Thực hiện đề tài này, khóa luận chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận là tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa và chính sách phát triển văn
hóa; đồng thời có tham khảo một số cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo.... tài liệu

có liên quan đến nội dung được đề cập trong khóa luận.
* Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng các phương pháp khảo sát, điều tra, điền dã dân tộc học gặp gỡ các nghệ
nhân và cán bộ văn hóa trong địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập tài liệu .
Phân tích mơ tả tổng hợp hệ thống hố các cơng trình nghiên cứu liên quan của các tác giả đi
trước, dùng phương pháp so sánh để đối chiếu với các tài liệu điền dã thực địa, từ đó rút ra những
điểm riêng chung.
6. Kết cấu của khóa luận.
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của khóa luận được
trình bày trong 3 chương chính:
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của người Thái ở
huyện Lang Chánh
Chương 2:Thực trạng công tác bảo tồn những làn điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh
trong giai đoạn hiện nay
Chương 3:Đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị các làn điệu Khắp
của người Thái ở Lang Chánh

3


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ NGƯỜI THÁI
Ở HUYỆN LANG CHÁNH
1.1. Khái quát về tự nhiên, xã hội
1.1.1. Vị trí địa lí
Lang Chánh là một trong số 11 huyện miền núi, nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hoá, theo
trục đường 15A đây là vùng địa hình có nhiều núi cao và đèo dốc và chia cắt mạnh bởi nhiều sông
suối. Cách trung tâm Thành phố Thanh Hố 100 km.
- Phía Bắc giáp : huyện Bá Thước;
- Phía Nam giáp : huyện Thường xuân;

- Phía Đơng giáp : huyện Ngọc Lặc;
- Phía Tây giáp : huyện Quan Sơn và huyện Sầm Tớ (thuộc tỉnh Hùa Phăn của Nước bạn
CHDCND Lào).
1.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội
Với mật độ dâ n số trung bình khoảng 74 người/km2 được phân bố đều trên 10 xã và 1 thị
trấn, mỗi xã trung bình trên 3000 người bao gồm 3 dân tộc chính:Thái, Mường, Kinh và có khoảng
37 người dân tộc khác (Hoa, Thổ, Ê - đê.).
Về lao động, do điều kiện sản xuất chưa phát triển các địa phương chưa thật sự chú ý đến
nguồn lực này, nên người lao động tự đi kiếm việc làm dẫn đến thu nhập khơng cao. Tồn huyện
hiện có 16.369 người lao động trong độ tuổi trong đó, có 919 người lao động thiếu việc làm. Để
giải quyết vấn đề này Lang Chánh đã và đang thực hiện đề án xuất khẩu lao động và chuyên gia
giai đoạn 2003 – 2005. Đến nay đã có trên 150 lao động sang các nước trong khu vực Đông Nam
Á.
Cơ sở hạ tầng, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo bộ mặt
nông thôn, vùng cao, biên giới đã được khởi sắc đáng mừng, hệ thống giao thông nông thôn và từ
trung tâm thị trấn đi các xã đã được xây dựng cơ bản và thông suốt.
Đại hội đảng bộ huyện qua các thời kỳ đều xác định cơ cấu kinh tế của huyện là : Lâm –
Nông nghiệp; Tiểu thủ - Công nghiệp và xây dựng cơ bản.
1.2. Khái quát về người Thái ở huyện Lang Chánh
1.2.1. Nguồn gốc, lịch sử di cư của người Thái ở huyện Lang Chánh
- Lịch sử tộc người Thái Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, thì tổ tiên của người Thái đã sinh cơ lập nghiệp tại một vùng nào
đó chính trong phạm vi họ đang cư trú hiện nay, có thể từ trước cơng ngun đã có một phần người
Thái cư trú chủ yếu là ở vùng Mường Thanh bây giờ. Sang những thế kỷ đầu công nguyên, một bộ

4


phận Thái Trắng ở đầu sông Đà, sông Nậm Na đã di cư xuống phía Nam cư trú ở các huyện phía
Bắc như mường Tè, mường Xo (Phong Thổ), mường Lay, Quỳnh Nhai (Sơn La). Đến thế kỷ thứ XI

theo “Quăm Tô Mương” cho rằng: khởi thủy từ thời đại của anh em Tạo Xuông, Tạo Ngần đưa
ngành Thái Đen xi theo dịng sơng Hồng xuất phát từ mường Ơm, mường Ai (Vân Nam, Trung
Quốc) đến mường Lò (Nghĩa Lộ). Sau đó hậu duệ Tạo Xng, Tạo Ngần đã khai “Mường” lập
“Tạo” tạo ra cả một vùng rộng lớn gồm rất nhiều huyện. Vùng giữa ngày nay: Thuận Châu (Mường
Muổi) thuộc tỉnh Sơn La là thủ phủ của ngành Thái Đen. Cho đến cuối thế kỷ XIII, người Thái ở
Việt Nam đã ổn định về cư trú chủ yếu ở Tây Bắc Việt Nam.
- Nguồn gốc, lịch sử người Thái ở huyện Lnag Chánh.
Nguồn gốc, lịch sử người Thái nơi đây được thể hiện trong các áng mo hồn người chết. Nơi
đây có Mường Đanh (thuộc xã Yên Khương) là Mường lớn nhất, cái tên đất tên mường này phản
ánh một cách rõ ràng rằng người Thái ở nơi đây đã từ Tây Bắc Việt Nam, từ Lào đi dọc xuống.
Người Thái ở huyện Lang Chánh khá đông chiếm đến 53% số dân trong huyện, dân tộc Thái
theo tư liệu ghi chép còn lại cùng những nét truyền thống dân gian cho thấy nhóm Thái đầu tiên
vào sinh sống tại đây là sớm nhất, gọi là Mương, Chiêng.
1.2.2. Làng bản
Bản của người Thái ở huyện Lang Chánh – Thanh Hoá được dựng ở các chần đồi, các nhà
trong bản được dựng rất gần nhau như thế có thể giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn hay ốm
đau. Người đứng đầu trong bản là người được dân bản tín nghiệm nhất (Trưởng bản).
1.2.3. Nhà cửa, trang phục, ăn uống, ngủ, chữ viết
- Về nhà cửa:
Người Thái nơi đây sống tập trung ở vùng chân đồi, và nhà ở của họ là những ngôi nhà sàn
truyền thống. Nhà sàn của người Thái thường được xây dựng với một thiết kế rất đơn sơ nhưng lại
không kém phần khang trang, sang trọng và bề thế. Điều đáng nói là nhà người Thái ở đây không
phải dùng đến mọt mẫu sát nhỏ nào trong việc thiết kế và xây dựng, với cấu trúc được làm bởi các
loại cây thân gỗ và các loại cây như: cây Tre, cây Nứa, cây Luồng...
-Về trang phục:
Trang phục chính là nét đặc sắc nhất của văn hố dân tộc nói chung và qua đó người ta có
thể phân biệt được dân tộc này với dân tộc khác.
Nam giới: mặc quần áo ống rộng, màu tối.
Phụ nữ: chủ yếu là “Xín Cọ” váy dệt, “Xứa Cóm” Áo coóm, “Xứa dao Xứa luống” Áo dài,
khăn piêu, thắt lưng xanh.

-Về ăn uống :
Cách chế biến đồ ăn thức uống của người Thái nơi đây có những nét riêng biệt và ta khơng
thể khơng nhắc đến những món ăn truyền thống và độc đáo như cơm xôi đồ, cơm độn sắn, cơm

5


lam. Công thức ăn uống của người Thái là: xôi đồ chấm chẻo, măng rau đồ, thịt cá nướng, cơm
lam, thịt - cá làm chua, lạp sống hoặc chín, gỏi, mọk
-Ngủ:
Là một trong những nét sinh hoạt văn hóa, truyền thống lâu đời của dân tộc Thái. Vì vậy,
người phụ nữ cịn dồn cuộc đời lao động của mình vào việc sản xuất bộ để ngủ. Đây là một dân tộc
không theo nếp nằm chiếu, giường mà quanh năm phải trải đệm. Nó khơng những làm cho con
người ấm cúng mà còn là sản phẩm tượng trưng cho sự chăm chỉ và giầu có, biếng nhác và nghèo
nàn của mỗi gia đình người Thái.
-Về chữ viết:
Người Thái là một cộng đồng tộc người có ngơn ngữ riêng, có chung cội nguồn ngơn ngữ
với tiếng nói của các dân tộc: Tày, Nùng, Lào, Lự, Bố y, Sán Chay ở Việt Nam; với tiếng Lào và
Thái Lan; với tiếng Choang và tiếng Thái ở miền Nam Trung Quốc. Tiếng Thái có âm tiết và có
thanh điệu - một âm mang một thanh tạo thành một từ biểu đạt ý. Về cấu trúc các thành phần trong
cú pháp tiếng Thái cùng một mô típ với tiếng Việt, đó là thứ tự: Chủ ngữ - vị ngữ - các thành phần
tân ngữ và bổ ngữ.
1.2.4. Tín ngưỡng, tơn giáo
Tín ngưỡng người Thái nơi đây là tín ngưỡng đa thần, thờ tổ tiên, các thần vá coi mọi vật
đều có hồn và có nhiều loại thần linh khác nhau.Việc thờ cúng tổ tiên , thổ cơng có liên quan đến
thần chú được quy về người đứng đầu, họ có cơng sáng lập và có nhiều ngày lễ như “Xên Bản –
Xên Mương” là để cầu cho mưa thuận gió hồ, thần linh phù hộ cho dân bản.
Tiểu kết
Nhìn chung, người Thái ở huyện Lang Chánh có mơi trường sinh sống khá ổn định. Với
điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội rất thuận lợi cho đời sống tinh thần và đời sống vật chất, điều

kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp từ đó giúp người Thái ở huyện
Lang Chánh duy trì và phát triển cuộc sống dễ dàng hơn, điều kiện văn hóa, xã hội cũng rất phong
phú và đa dạng, người Thái ở huyện Lang Chánh có những bản sắc văn hóa đặc sắc được đúc kết từ
nhiều thế hệ, những đặc điểm văn hóa của người Thái trong huyện Lang Chánh như: thiết chế bản
làng; nhà cửa, ăn uống chữ viết, ngủ; tơn giáo và tín ngưỡng đã làm nổi bật lên bản sắc văn hóa của
người Thái rất rõ so với các dân tộc khác trong huyện.

Chương 2

6


THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN NHỮNG LÀN ĐIỆU KHẮP CỦA NGƯỜI THÁI Ở
LANG CHÁNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu chung về Khắp của người Thái
2.1.1. Nguồn gốc hình thành các điệu Khắp
Trong tâm thức người Thái, bao âm điệu trên a,x,c (theo Dương Đình Minh Sơn) ln quyện
lại với nhau. Nó phản ánh cuộc sống và khát vọng của người Thái và từ đó hình thành nên âm nhạc
đặc trưng, riêng biệt của người Thái.Trong các làn điệu dân ca chủ yếu được hát lên bởi các bài thơ,
mà những vần thơ Thái thường ở dạng dạo đầu, láy đuôi.
Cùng với những vần thơ, âm điệu, nhịp điệu và tiết tấu riêng biệt đó, Khắp dần dần hình
thành trong đời sống xã hội của tộc người Thái và ngày càng đi sâu vào trong cuộc sống của tộc
người Thái.
2.1.2. Một số nét cơ bản về Khắp
Với người Thái, Khắp mang ý nghĩa gốc là hát thơ, nhưng cũng đồng nghĩa với hị, ngâm
khắp cũng có nghĩa là thơ ca, làn điệu dân ca, cách trình diễn thơ ca….những lời Khắp có văn vẻ
như thơ nhưng hơn nữa nó cịn có nhịp điệu và tiết tất rất cao. Cộng đồng người Thái đã dùng thơ
để hát, từ đó với người Thái có thể coi thơ đã quy định giai điệu của ca.
Trong Khắp người Thái dùng âm thanh nhịp điệu của các nhạc khí để thổ lộ tư tưởn ,tình
cảm của mình qua các nhạc cụ như pí, tiêu, khèn, sáo.

Người Thái sử dụng cốt truyện của các tác phẩm văn học như: Xống chụ xôn xao, Khun Lu
Nàng Uả , Tán chụ xiết xương của chính dân tộc mình sáng tác ra và sử dụng những tác phẩm văn
hóa của 3 dân tộc Việt, Lào,Trung Quốc phỏng dịch làm truyện thơ như các tác phẩm :Tống Chân
Cúc Hoa, Lương Sơn Bá –Trúc Anh Đài, Tam Quốc Diễn Nghĩa…..từ đó sáng tác nên các bài Khắp
cho chính cộng đồng mình sử dụng. Ngồi những cốt truyện trong tác phẩm văn học người Thái
còn sử dụng rất nhiều đề tài khác nhau để sáng tác nên những bài Khắp ý nghĩa.
Nói về Khắp của người Thái ở Lang Chánh nó vơ cùng đa dạng và phong phú về thể loại,
ngữ điệu và lối gieo vần câu trước câu sau, ngữ nghĩa phải được liên kết hết sức chặt chẽ để người
nghe cảm thấy du dương êm ái, sâu lắng, trìu mến mà thân thương .
2.1.3. Mơi trường và phương thức diễn xướng
Từ lâu Khắp đã gắn chặt với cuộc sống của người lao động, dòng đời của con người từ khi
sinh ra, lớn lên cho đến khi nằm xuống dường như mỗi chặng đường ấy đều được đánh dấu bằng
những thể loại dân ca riêng, Khắp ru con, Khắp đồng dao cho các thiếu nhi đồng, thiếu niên, hát
giao duyên nam nữ, Khắp trong đám cưới cho các đôi vợ chồng, Khắp lễ cơm mới, Khắp Mo chữa
bệnh, cầu cúng…vì vậy mơi trường và phương thức diễn xướng của Khắp rất đa dạng và phong
phú.

7


Phương thức diễn xướng của Khắp Thái chủ yếu là hát thơ, có nhac đệm hoặc khơng có
nhạc đệm trong môi trường sinh hoạt vui chơi hoặc đám cưới hoặc tín ngưỡng.
2.2. Một số điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh
2.2.1. Khắp Xư Tay ( Hát kể chuyện thơ)
2.2.1.1. Khắp Sám Lương-Ính Đai ( Hát thơ Lương Sơn Bá – Trúc Anh Đài )
2.2.1.2. Khắp Xư Nang Peng Hóa ( Hát thơ Tống Trân Cúc Hoa)
2.2.2. Khắp Tó Nhe( Hát đối đáp)
2.2.2.1. Khắp bao xáo.
2.2.3. Khắp mưa bán mương( Hát về bản mường )
2.2.3.1. Khắp có lng ( Hát ca ngợi cây luồng).

2.2.3.2. Khắp Páy háy ,páy na( Hát đi ruộng, đi nương).
2.2.4. Khắp chum Đảng , chum xết ( Hát mừng Đảng mừng Xuân)
2.2.4.1.Chạ ớn Đảng ( Hát cảm ơn Đảng).
2.2.4.2. Đất 02
2.2.5. Khắp ứ ụ luk non( Hát ru con)
2.3. Giá trị của Khắp trong đời sống xã hội của người Thái
2.3.1. Khắp là một sinh hoạt văn hóa truyền thống thể hiện những nét bản sắc văn hóa
Thái
Người Thái Khắp mọi lúc, mọi nơi khi họ cần tâm tư và giãi bày tình cảm, có thể trong
không gian hẹp như mâm cơm, trong nhà, trên hàn khuống đến những không gian rộng như trong
rừng, dưới ruộng,trong đám cưới, đám xin, họp mặt… Trong mâm cơm, hay bất kỳ không gian nào
người Thái thường khắp cho nhau nghe rất lâu, thể hiện sự quý trọng bạn, anh em, hay là khách đến
nhà vì vậy Khắp thể hiện bản sắc dân tộc của người Thái một cách sâu sắc.
2.3.2. Khắp giúp gắn kết cộng đồng
Người Thái có nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp là cơ sở để gắn kết cộng
đồng: trong đám cưới, đám xin, ma chay, các lễ cầu cúng, dịp tết, sinh hoạt cộng đồng, múa xịe…
và Khắp ln xuất hiện trong các sinh hoạt văn hóa đó. Người Thái coi tiếng hát là lời chào, lời hỏi
thăm và cũng là nơi để dễ dàng bày tỏ tâm tư tình cảm hơn chính vì vậy mà Khắp có chức năng
nâng đỡ, khích lệ tinh thần con người, giúp nhau vượt qua khó khăn và có thêm sức mạnh để xây
dựng cuộc sống mới.
2.3.3. Khắp là nơi nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách của con người
Khắp luôn gắn với cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của cộng đồng và nó cũng được
sinh ra từ đó, nên nó là kết tinh của những văn hóa, vốn sống, kinh nghiệm, tâm tư và cả những
điều khuyên răn con người. Khắp có sức ảnh hưởng lớn đến con người dẫn đến sự hình thành và
phát triển nhân cách mỗi người.

8


2.3.4. Khắp làm cho đời sống tinh thần người Thái phong phú hơn

Khi được tham gia trong các buổi đám xin, đám cưới, hội họp, các ngày lễ…người Thái
thường dùng những bài khắp để giảy bày tâm tư tình cảm của mình, bình thường trong cuộc sống
lao động con người ít có dịp để tâm sự vào những dịp được xum họp với nhau người ta thường
Khắp với nhau để nói hết nỗi lịng của mình. Khắp được sáng tác ra trong mơi trường sống của
người Thái vì vậy khi người Thái sử dụng Khắp nó trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết, đặc biệt khi
Khắp xong người ta hay có những lời khen và tán thưởng với nhau, tạo nên khơng khí gần gũi và
ấm cúng từ đó con người hòa nhập và gần gũi với nhau hơn.
2.3.5. Khắp đóng góp vào sự phát triển nền âm nhạc Thái
Khắp là làn điệu dân ca của người Thái, mỗi ngày cuộc sống có thêm bao nhiêu điều thú vị
và từ đó Khắp lại được sáng tác ra với các loại hình, nội dung khác nhau và thơ ca dân tộc Thái
mang tính khai sáng , thức tỉnh, yêu nước và cách mạng với các bài Khắp như :Chạ ớn Đảng ( Cảm
ơn Đảng), nhọng bán nhọng mương(Khen bản khen mường) , chum Đảng, chum mua pí mớ( Khắp
mừng Đảng, mừng mùa xuân mới)…. để phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng người
Thái. Khắp càng ngày càng phát triển và ngày một hoàn chỉnh trong âm nhạc điều đó đã khẳng
định cho các dân tộc khác biết rằng, trong văn hóa đồ sộ của người Thái cũng có làn điệu dân ca
riêng của dân tộc mình.
2.4. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh
2.4.1. Công tác sưu tầm các làn điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh
- Đối với người dân
Các nghệ sĩ và một số người yêu thích Khắp, ý thức được Khắp ngày càng bị mai một, nên
đã ghi chép lại các bài Khắp. Đó là những bài có từ thời cha ơng để lại .Ngồi ra các nghệ nhân cịn
sáng tác các bài Khắp mới về nội dung đất nước đổi thay, những bài khắp ca ngợi về Đảng về quê
hương.
-Đối với chính quyền .
Hoạt động sưu tầm các làn điệu dân ca Thái chủ yếu chỉ diễn ra ở một số xã ,cịn ở cấp
huyện thì các hoạt động diễn ra rất ít.Mặc dù đã các cấp nghành liên quan đến hoạt động văn hóa ở
cấp huyện đã đưa ra dự án bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp Thái nhưng các hoạt động
khuyến khích, tuyên truyền kêu gọi các nghệ nhân và nhân tích cực tham gia các công tác ghi chép
lại các bài Khắp chưa được thực hiện.
2.4.2. Công tác truyền dậy các làn điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh

Trước đây, công tác truyền dậy Khắp diễn ra rất phổ biến, cộng đồng người Thái cùng
nhau chia sẻ và truyền dậy cho nhau, vì vậy hoạt động này diễn ra rất sôi nổi .Kết quả của công tác
truyền dậy Khắp,nhiều người biết Khắp , Khắp hay, cho nên qua nhiều thế hệ Khắp vân ln tồn tại
trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Thái.

9


Hiện nay, người biết Khắp hiện nay cịn rất ít, giới trẻ không mấy mặn mà với nghệ thuật
truyền thống nên hoạt động truyền dậy Khắp khơng cịn được diễn ra phổ biến như trước kia, chỉ có
một số người thực sự u thích Khắp thì mới học Khắp. Khó khăn trong hoạt động truyền dậy
Khắp là nhiều người hiểu và khơng nghe rõ được tiếng hát Khắp.Vì vậy, cần truyền dạy cho các thế
hệ trẻ hiểu được những lời ca trong khắp và làm thế nào để họ có thể hưởng thụ được những giá trị
trong các làn điệu dân ca.
2.4.3. Tổ chức các cuộc thi, liên hoan, giao lưu Khắp
Những năm trước cách mạng tháng Tám có rất nhiều hoạt động như tổ chức các cuộc thi,
giao lưu Khắp trong xã, huyện diễn ra rất phổ biến .
Một số năm gần đây, Khắp chỉ hiện diện chủ yếu trong các dịp diễn ra lễ hội và các ngày hội
văn hóa thể thao do các cơ quan văn hóa địa phương tổ chức, đã được cải biên nâng cao. Hiện
nay, ở huyện Lang chánh các cán cán bộ quản quản lý văn hóa đã bắt tay vào thực hiện các
chương trình, dự án bảo tồn và phát huy Khắp trên toàn điạ bàn huyện. Người Thái ở huyện Lang
Chánh tập trung chủ yếu ở các xã Trí Nang, Lâm Phú, Yên Thắng, Yên Khương, Tân Phúc, Tam
Văn. Những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các làn điệu dân ca Thái của địa phương trong
Dự án bảo tồn hát khắp dân tộc Thái Thanh Hóa, Dự án bảo tồn hát khắp dân tộc Thái Lang
Chánh. Chủ yếu là các hoạt động đưa các nghệ nhân của các xã đi giao lưu và tham gia cuộc thi
Khắp trong huyện, tỉnh. Tồn tỉnh Thanh hóa có 4 huyện tiêu biểu tham gia dự án là: huyện
Thường Xuân, huyện Quan Hóa, huyện Lang Chánh, huyện Quan Sơn. Tồn huyện Lang Chánh
có 6 xã tiêu biểu là: Trí Nang, Lâm Phú, Yên Thắng, Yên Khương, Tân Phúc, Tam Văn. Tháng 5
năm 2014“ Hội thi ,giao lưu hát dân ca các làn điệu Khắp của người Thái ở tỉnh Thanh Hóa” đã
được tổ chức ở Thành phố Thanh Hóa.

Tiểu kết
Các nội dung trình bày trong chương này cho ta biết một số đặc điểm về Khắp, một số điệu
Khắp và các giá trị của Khắp trong đời sống xã hội của người Thái. Đặc biệt là thực trạng bảo tồn
và phát huy Khắp trong những năm gần đây, các hoạt động sinh hoạt văn hóa Khắp ngày càng bị
vắng bong dần, trong khi công tác bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp chỉ diễn ra ở một số số xã
và chưa có hiệu quả. Trước nguy cơ đó, việc tìm ra những phương pháp bảo tồn và phát huy các
làn điệu Khắp cũng như bản sắc văn hóa dân tộc Thái là một vấn đề rất cần được quan tâm, đồng
thời việc ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của quá trình giao lưu văn hóa để văn hóa Thái cùng hịa
nhập với các nền văn hóa mới mà khơng bọ pha trộn, hịa tan và góp phần giữ gìn những nét văn
hóa tốt đẹp của dân tộc Thái ở Lang Chánh nói riêng và các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung.

10


Chương 3
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ
CÁC LÀN ĐIỆU KHẮP CỦA NGƯỜI THÁI Ở LANG CHÁNH
3.1. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở vật chất
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những
nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và tồn bộ nhân dân các huyện khu vực phía
Tây nói chung, huyện Lang Chánh nói riêng nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển.Đến
nay, Lang Chánh vẫn là một trong những huyện nghèo của tỉnh , trình độ phát triển kinh tế thấp
kém; sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; kết cấu hạ tầng phức tạp; cơ cấu kinh tế chưa hợp lý , còn
nhiều bất cập; tổ chức quản lý bộ máy yếu; hiệu lực và hiệu quả thấp.…điều đó ảnh hưởng khơng
nhỏ đến việc giữ gìn,bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Thái thì trong đó có Khắp.
3.2. Xây dựng cơ chế, chính sách và đầu tư các thiết chế văn hóa
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của đảng về
“ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc”. Để thể hiện sự
quan tâm và ghi nhận đúng đắn vị trí vai trị của sự nghiệp văn hóa, văn nghệ đối với sự phát triển
kinh tế-xã hội của huyện, tỉnh.Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh đã ban ra nhiều Nghị quyết quan trọng

như Công văn số: 2526/SVHTTDL-NVVH ngày 20 tháng 11 năm 2014 về việc: Phối hợp tổ chức
tổng kết Dự án bảo tồn hát Khắp dân tộc Thái Thanh Hóa. Cơng văn số: 627/UBND-VHTT ngày
25 tháng 11 năm 2014 về việc tham gia tổng kết Dự án bảo tồn hát khặp dân tộc Thái Thanh Hóa.
Hằng năm , Uỷ ban nhân dân huyện ,tỉnh đã rất quan tâm nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá
trị vă hóa nói chung, trong đó có Khắp vào chương trình , mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
huyện và các địa phương, cơ sở.Huyện Lang Chánh đã đầu tư ngân sách cho việc xây dựng nhà văn
hóa cho các xã,bản đầu tư kinh phí cho các nghệ nhân đi tham gia giao lưu các cuộc thi Khắp trong
huyện, tỉnh với số tiền trên 500.000.000đ. Hiện nay, trong 5 xã vùng sâu, vùng xa đều có nhà văn
hóa cấp xã,bản .
3.3. Thực hiện cơng tác tuyên truyền, giáo dục
Để phát huy và giữ gìn bản sắc của người Thái ở Lang Chánh , Uỷ ban nhân dân xã, huyện
cần khuyến khích, tuyên truyền các hoạt động giao lưu văn hóa ,văn nghệ giữa các vùng miền trong
huyện, tỉnh, đặc biệt trong dịp lễ tết,các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước và của địa phương.

11


Phịng Văn hóa huyện Lang Chánh cần phối hợp với phịng Thơng tin và Truyền thơng ,Đài
phát thanh- Truyền hình huyện và các cơ quan xã đẩy mạnh tuyên truyền trên các thơng tin đại
chúng .Cơng tác giữ gìn kế thừa, bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp của người Thái ở Lang
Chánh cần phải trên cơ sở đánh giá đúng nhu cầu và nhận thức của đồng bào về văn hóa của chính
dân tộc họ. Cho nên, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy giá trị các làn điệu dân ca truyền thống
trong bản thân đồng bào dân tộc Thái ở Lang Chánh là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự
thành bại của công tác này.
3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa
Động lực phát triển của văn hóa thể hiện tập trung ở nguồn nhân lực của đồng bào người
Thái ở huyện Lang Chánh trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa ,hiện đại hóa . Trong cơng tác
bảo tồn, giữ gìn và phát huy các làn điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh, việc đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa và làm cơng tác chun mơn, nhằm đáp
ứng u cầu cơng tác hiện nay là một địi hỏi cấp bách. Do đó, phải quan tâm thích đáng đến đội

ngũ những người làm cơng tác văn hóa và các tri thức người Thái, văn nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh
vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và phải coi họ là vốn quý của công tác này.
Để có đội ngũ cán bộ làm văn hóa có chất lượng và chun mơn cần phải tuyển chọn những người
có trình độ chun mơn, được đào tạo chính quy, có thời gian thử việc trước khi chính thức tuyển.
3.5. Lập và triển khai kế hoạch cụ thể, toàn diện và lâu dài cho công bảo tồn và phát huy các
làn điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh
Để có được một cách nhất qn cơng tác này, cần phải có sự thảo luận phối hợp giữa các
ban, ngành để đưa ra một kế hoạch cụ thể, toàn diện, thống nhất làm cơ sở cho các hoạt động văn
hóa trên thực tiễn về mọi phương diện kinh phí, đối tượng giữ gìn, hình thức giữ gìn, thời gian thực
hiện...
Trước hết, cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện các làn điệu Khắp của Thái
ở Lang Chánh. Trên cơ sở đó đánh giá lại tồn bộ các giá trị các làn điệu dân ca truyền thống của
người Thái, để lựa chọn phương thức, biện pháp bảo tồn, kế thừa và phát huy phù hợp đối với loại
hình.
Thứ hai, cần phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình khảo sát, sưu tầm các tác
phẩm văn học , và các bài thơ, các bài Khắp của người Thái.Chính quyền phải bảo đảm quản lý
chặt chẽ, sâu sát công tác bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp.
Tiểu kết
Trước thực trạng Khắp ngày càng vắng bóng dần trong các buổi sinh hoạt văn hóa, làm cho
đời sống của người Thái ở Lang Chánh giảm bớt đi không khí vui vẻ, và sự đồn kết trong cộng
đồng và nguy cơ mai một văn hóa ngày càng cao. Việc đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn và

12


phát huy các làn điệu Khắp là việc rất đáng để quan tâm, trong khi công tác bảo tồn và phát huy
các làn điệu Khắp ở địa phương diễn ra cịn mang tính hình thức và hiệu quả. Vì vậy, trong chương
3 là những giải pháp được đề xuất để góp phần vào cơng tác bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp
ở địa phương, để công tác bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp được diễn ra có hiệu quả hơn, từ
đó có thể góp phần bảo tồn và phát huy các làn điệu dân ca dân tộc Thái nói riêng và bản sắc văn

hóa các dân tộc Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là một tất yếu của lịch sử, xu hướng ấy phù hợp với sự tiến bộ của xã
hội .Trong những thập niên gần đây thông qua sự tác động của q trình kinh tế, tồn cầu hóa, khu
vực hóa và sự tiến bộ của xá hội, xu hướng này càng diễn ra mạnh mẽ. Đó là quy luật cơ bản của
văn hóa, bởi vậy, khơng một quốc gia dân tộc văn hóa nào lại khơng ít chịu ảnh hưởng của quy luật
này. Trong đó văn hóa Thái mà bài viết đề cập đến cũng không ngoại lệ.
Người Thái ở Việt Nam nói chung và người Thái ở huyện Lang Chánh nói riêng là một
trong số ít những dân tộc còn lưu giữ khá nguyên vẹn những bản sắc văn hóa dân tộc mình.Tuy
nhiên , hiện nay văn hóa Thái đang gặp khơng ít những nguy cơ, địi hỏi người quản lý văn hóa và
chính quyền địa phương cần lưu tâm và hỗ trợ kịp thời .Một trong những tác động ,mà văn hóa
Thái đang gặp phải là đó là giao lưu , tiếp biến giữa các dân tộc khác( dân tộc Mường, Mơng, Dao,
Kinh), trong đó văn hóa Kinh gọi là quan trọng nhất .
Tại huyện Lang chánh do q trình giao lưu văn hóa và di dân của người Kinh đã đặt ra cho
văn hóa Thái những thử thách không nhỏ , nguy cơ mai một văn hóa đã , đang và sẽ ln là vấn đề
thường trực đối với người dân và các nhà quản lý văn hóa nơi đây. Đặt biệt Khắp cũng ngày càng
vắng bong dần trong đời sống tinh thần của người Thái, thay vào đó là những bài hát của dân tộc
Kinh (nhạc thị trường, nhạc cách mạng, nhạc vàng…) số lượng thế hệ trẻ hiện nay thích nghe Khắp
ngày càng hiếm và những nghệ nhân, người biết Khắp cũng ngày càng ít đi, chỉ cịn những người
cao tuổi.
Với thực trạng đã và đang diễn ra như vậy, thông qua đề tài khóa luận tốt nghiệp trên, sinh
viên muốn cảnh báo về sự thay đổi, mai một các làn điệu dân ca Khắp Thái ở huyện Lang Chánh
hay nói cách khác là những tiêu cực do sự giao lưu văn hóa, phát triển xã hội mang lại. Từ đó ta có
một cách nhìn đúng đắn và những giải pháp tích cực sao cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống

13


văn hóa đồng bào dân tộc nhưng cũng vừa giữ gìn, bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa tốt

đẹp của dân tộc Thái nói riêng và của văn hóa Việt Nam nói chung.

14



×