Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế chuyển giao công nghệ thi công tường vây yamil đài loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------oOo-------

NGUYỄN SƠN HÀ

NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ THI CÔNG TƯỜNG VÂY YAMIL - ĐÀI LOAN

Chuyên Ngành:

CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Mã ngành:

60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 12 naêm 2007


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGÔ QUANG TƯỜNG
Chữ ký:

Cán bộ chấm nhận xét 1 : .................................................................................


Chữ ký:

Cán bộ chấm nhận xét 2 : .................................................................................
Chữ ký:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:

HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN

THẠC SĨ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày……tháng……năm………


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 16 tháng 12 năm 2007

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN SƠN HÀ

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 19/09/1976

Nơi sinh : Lạng Sơn


Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Khoá (Năm trúng tuyển) : 2005
1- TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ THI CÔNG TƯỜNG VÂY YAMIL – ĐÀI LOAN.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Chương 1: Giới thiệu.
- Chương 2: Tổng quan về công nghệ thi công tường vây.
- Chương 3: Phân tích ưu điểm, nhược điểm và lựa chọn hướng áp dụng.
- Chương 4: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của công nghệ thi công Yamil –
Đài Loan.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 16/07/2007
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 16/12/2007
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ NGÔ QUANG TƯỜNG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

TS. NGÔ QUANG TƯỜNG


LỜI CẢM ƠN

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy hướng dẫn, Tiến só NGÔ QUANG TƯỜNG, người thầy luôn tận tâm,

nhiệt tình trong công việc đã có những ý kiến xác đáng trong suốt quá trình thực
hiện Luận văn này.
Quý thầy cô Bộ mơn Thi cơng nói riêng và Trường Đại Học Bách Khoa Thành
phố Hồ Chí Minh nói chung đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và nhiều
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Sau cùng, tôi xin chân thành tri ân đến gia đình và bạn bè, những người đã
sát cánh bên tôi, hổ trợ, quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
Luận văn này.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2007.


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
I. HÌNH ẢNH:
Hình 2.1: Phối cảnh Công trình Sailing Tower.
Hình 2.2: Gầu ngoạm.
Hình 2.3: Các thiết bị chính: si lô, máy sàng cát, cẩu bánh xích và gầu ngoạm.
Hình 2.4: Chi tiết tường dẫn điển hình.
Hình 2.5: Bentonite được đổ đầy vào hố đào.
Hình 2.6: Kiểm tra độ nhớt của dung dịch bentonite.
Hình 2.7: Kiểm tra tỷ trọng của dung dịch bentonite.
Hình 2.8: Kiểm tra độ pH của dung dịch bentonite.
Hình 2.9: Kiểm tra hàm lượng cát của dung dịch bentonite.
Hình 2.10: Thi công đào tường vây.
Hình 2.11: Kiểm tra độ thẳng đứng hố đào bằng máy Koden.
Hình 2.12: a.Đổ bê tông panel sơ cấp sau khi đã lắp đặt gioăng CWS; b. Đào
panel kế tiếp và tháo dở ván khuôn CWS; c. Đổ bê tông panel kế tiếp hình thành
mối nối có gioăng CWS ngăn nước ở giữa.
Hình 2.13: Lắp gioăng CWS vào ván khuôn thép (stop-end).
Hình 2.14: Bộ gá để lắp đặt và treo giữ ván khuôn CWS.

Hình 2.15: Lắp đặt ván khuôn CWS.
Hình 2.16: Gioăng CWS tại vị trí mối nối sau khi đào xong panel kế tiếp và tháo
ván khuôn CWS.
Hình 2.17: Đất được cuốc vào xe tải để đi đổ.
Hình 2.18: Gia công lồng thép tại công trường.
Hình 2.19: Lắp dựng lồng thép.
Hình 2.20: Treo giữ lồng thép đúng cao trình thiết kế.
Hình 2.21: Đổ bê tông theo phương pháp đổ trong nước bằng ống tremie.
Hình 2.22: Kiểm tra độ dâng bê tông trong quá trình đổ.
Hình 2.23: Thi công tường dẫn hướng.


Hình 2.24: Nghiệm thu tường dẫn hướng sau khi đã đổ bê tông.
Hình 2.25: Mặt bằng bố trí bể chứa và máy trộn dung dịch Polymer.
Hình 2.26: Thi công đào tường vây bằng gầu ngoạm.
Hình 2.27: Kiểm tra độ nghiêng hố đào bằng thí nghiệm Koden.
Hình 2.28: Kết quả của thí nghiệm Koden.
Hình 2.29: Bệ gia công lồng thép.
Hình 2.30: Gia công được một lớp lồng thép.
Hình 2.31: Gia công cốt thép tường vây panel âm.
Hình 2.32: Gia công cốt thép tường vây panel dương.
Hình 2.33: Đai định vị lồng thép theo mặt cắt dọc.
Hình 2.34: Tư thế hàn đứng.
Hình 2.35: Cẩu lắp lồng thép.
Hình 2.36: Hạ lồng thép.
Hình 2.37: Biện pháp treo giữ lồng thép.
Hình 2.38: Đổ bê tông tường vây bằng ống tremie và kiểm tra độ dâng bê tông.
Hình 3.1: Polymer Neat Vis 220 và Soda dùng để trộn thành dung dịch Polymer.
Hình 3.2: Bể chứa và máy trộn dung dịch Polymer.
Hình 3.3: Máy trộn dung dịch Polymer đang hoạt động.

Hình 3.4: Thu hồi dung dịch Polymer về bể chứa để sử dụng lại.
Hình 3.5: Dụng cụ đo độ nhớt và tỷ trọng dung dịch Polymer.
Hình 3.6: Kiểm tra độ nhớt dung dịch Polymer bằng phễu 946cc/1500cc.
Hình 3.7: Chi tiết mối nối giữa hai panel tường vây.
Hình 4.1: Toàn cảnh công trường Sailing Tower.

II. BẢNG BIỂU:
Bảng 3.1: Đặc tính dung dịch Polymer.
Bảng 3.2: Các thông số của dung dịch Polymer ứng với các điều kiện địa chất.
Bảng 3.3: Tổng hợp so sánh dung dịch Polymer và bentonite truyền thống.


MỤC LỤC
Chương 1 : GIỚI THIỆU .................................................................................

1

1.1. Cơ sở nghiên cứu ........................................................................................

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................

2

1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ...................................................................

2

1.4. Phương pháp, công cụ nghiên cứu ..............................................................


2

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................

2

1.4.2. Công cụ nghiên cứu .............................................................................

3

1.5. Đóng góp mong muốn của nghiên cứu .......................................................

3

Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THI CÔNG TƯỜNG VÂY ...

4

2.1. Công nghệ thi công tường vây trên thế giới và Việt Nam .........................

4

2.2. Trình bày quy trình Công nghệ thi công tường vây truyền thống .............. 13
2.2.1. Tổng quan về phương pháp thi công tường vây .................................... 13
2.2.2. Thiết bị thi công ................................................................................... 13
2.2.3. Tường dẫn ............................................................................................ 15
2.2.4. Chuẩn bị dung dịch bentonite ............................................................... 17
2.2.5. Thi công đào tường vây ....................................................................... 24
2.2.6. Vệ sinh đáy hố đào ............................................................................... 31

2.2.7. Hệ thống gioăng CWS .......................................................................... 31
2.2.8. Đổ bỏ đất đào ...................................................................................... 35
2.2.9. Lắp đặt lồng thép ................................................................................. 35
2.2.10. Công tác đổ bê tông ........................................................................... 37
2.2.11. Các biện pháp an toàn khi thi công .................................................... 40
2.3. Trình bày quy trình Công nghệ thi công tường vây Yamil – Đài Loan ..... 41
2.3.1. Thi công tường dẫn hướng .................................................................... 41
2.3.2. Thi công đào đất .................................................................................. 44
2.3.3. Thi công lồng thép tường vây ............................................................... 52
2.3.4. Thi công đổ bê tông.............................................................................. 60


Chương 3 : PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM, NHƯC ĐIỂM VÀ LỰA CHỌN
HƯỚNG ÁP DỤNG .......................................................................................... 62
3.1. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của Công nghệ thi công tường vây Yamil –
Đài loan so với công nghệ thi công tường vây truyền thống............................. 62
3.1.1. Sử dụng dung dịch Polymer để ổn định thành hố đào thay cho dung dịch
bentonite truyền thống........................................................................................ 62
3.1.2. Cấu tạo các tấm panel tường vây ......................................................... 79
3.2. Tổng hợp đánh giá và lựa chọn hướng áp dụng ........................................ 82
3.2.1. Ưu điểm của công nghệ thi công tường vây Yamil – Đài Loan ............ 82
3.2.2. Nhược điểm của công nghệ thi công tường vây Yamil – Đài Loan ...... 84
3.2.3. Tổng hợp đánh giá ............................................................................... 86
Chương 4 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÔNG
NGHỆ THI CÔNG TƯỜNG VÂY YAMIL – ĐÀI LOAN ............................ 87
4.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 87
4.1.1. Phân tích kinh tế trong trường hợp các phương án kết cấu khác nhau có
xét đến yếu tố thời gian ...................................................................................... 87
4.1.2. Phương pháp sử dụng vài chỉ tiêu kinh tế tổng hợp ............................. 89
4.1.3. Phương pháp sử dụng vài chỉ tiêu kinh tế tổng hợp với một hệ chỉ tiêu kinh

tế kỹ thuật được gọi là chỉ tiêu cơ bản và chỉ tiêu phụ bổ sung ......................... 90
4.1.4. Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng
phương án ........................................................................................................... 91
4.1.5. Phương pháp giá trị – giá trị sử dụng .................................................. 96
4.2. Các phương án kỹ thuật .............................................................................. 98
4.2.1. Mục tiêu của các phương án kỹ thuật................................................... 99
4.2.2. Nhiệm vụ của các phương án kỹ thuật ................................................. 99
4.2.3. Nội dung của các phương án kỹ thuật .................................................. 101
4.2.4. Các chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá các phương án kỹ thuật ... 101
4.3. Phương pháp đánh giá các phương án kỹ thuật về mặt kinh tế ở giai đoạn thi
công trên góc độ lợi ích nhà thầu ...................................................................... 103


4.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp ............................................................... 103
4.3.2. Các chỉ tiêu bổ sung ............................................................................. 109
4.3.3. Sử dụng phương pháp giá trị - giá trị sử dụng để đánh giá .................. 115
4.4. Các bước thực hiện bài toán đánh giá phương án kỹ thuật ........................ 116
4.5. Tình huống áp dụng : Đánh giá hiệu quả kinh tế Công nghệ thi công tường
vây Yamil – Đài Loan tại Công trình Sailing Tower, 51 Nguyễn Thị Minh Khai,
Quận 1, TP.HCM ............................................................................................... 118
4.5.1. Mô tả chung dự án ............................................................................... 118
4.5.2. Gói cọc khoan nhồi và tường vây ......................................................... 119
4.5.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế Công nghệ thi công tường vây Yamil – Đài
Loan ................................................................................................................... 120
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 126
5.1. Kết luận các vấn đề đã nghiên cứu ............................................................ 126
5.2. Đánh giá hạn chế của nghiên cứu .............................................................. 127
5.3. Đề xuất những nghiên cứu sâu hơn ............................................................ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 129



TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nội dung chính của việc nghiên cứu bao gồm:
1. Giới thiệu tổng quan về công nghệ thi công tường vây trên thế giới và
Việt Nam.
2. Trình bày về quy trình công nghệ thi công tường vây truyền thống đã và
đang áp dụng tại Việt Nam.
3. Trình bày về quy trình công nghệ thi công tường vây Yamil – Đài Loan
lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
4. So sánh công nghệ thi công tường vây Yamil – Đài Loan với công nghệ
truyền thống trên cơ sở kết hợp giữa phân tích định tính (phân tích ưu điểm và
nhược điểm) với phân tích định lượng (đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phương
pháp so sánh các phương án kỹ thuật) và lựa chọn hướng áp dụng.
Nghiên cứu chuyển giao công nghệ thi công tường vây Yamil - Đài Loan
nhằm mục đích chính là hiểu rõ và làm chủ được quy trình công nghệ thi công
tường vây hiện đại và sạch, lần đầu tiên áp dụng tại Việt nam.
Từ đó, có thể ứng dụng rộng rãi để thay thế công nghệ thi công truyền thống
nhằm đem lại hiệu quả cao về kinh tế và bảo vệ môi trường sống trong sạch, bền
vững.
Đặc biệt, có thể bổ sung nghiên cứu này vào chương trình giảng dạy chuyên
ngành Xây dựng các trường Đại học tại Việt Nam.


1

Chương 1:

GIỚI THIỆU


1.1. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
“Nâng cao sức cạnh tranh” và “Cải thiện sức cạnh tranh” nền kinh tế đang
là hai yêu cầu rất “cấp bách” đối với nền kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh nói
riêng và Việt Nam nói chung trong tiến trình tham gia WTO và hội nhập kinh tế
quốc tế. Để thành công trong việc thực hiện hai yêu cầu này, khoa học công
nghệ đóng vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu. Tuy vậy, hiện nay tại
Việt Nam nói chung cũng như tại Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng, các hoạt
động chuyển giao công nghệ còn rất mới mẻ và hạn chế. Do đó, sự cải thiện khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, làm cho chất lượng
tăng trưởng của kinh tế Thành phố và Việt Nam sau nhiều năm dường như vẫn
chưa có sự thay đổi về chất .
Trong một nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh như hiện nay, các quốc gia cần
duy trì sự phát triển về công nghệ trong hầu hết các khu vực kinh tế. Hàn Quốc
và Đài Loan là những ví dụ điển hình về sự đầu tư vào phát triển công nghệ, để
từ đó, chuyển các doanh nghiệp nội địa thành các công ty toàn cầu. Trong khi
đó, Singapore thực hiện việc thương mại hóa công nghệ để đạt được sự tăng
trưởng kinh tế.
Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nói chung và Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng hiện nay bao gồm các hình thức chủ yếu là chuyển giao
công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong nước và
chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Mặt khác, một số đánh giá
khác thì phân chia việc chuyển giao công nghệ chủ yếu theo hai luồng chính là
từ công ty mẹ chuyển giao cho các công ty con trong các công ty 100% vốn nước
ngoài hoặc trong các công ty liên doanh. Luồng thứ hai là các hoạt động chuyển

GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà



2

giao công nghệ thương mại thuần túy.
Công nghệ thi công tường vây được chuyển giao theo công nghệ Yamil của
Đài Loan (thuộc luồng thứ hai) lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam với nhiều
ưu điểm vượt trội so với công nghệ thi công cũ đã đem lại luồng sinh khí mới cho
thị trường xây dựng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng Công nghệ thi công này vẫn chưa được
các nhà thầu mạnh dạn lựa chọn vì chưa hiểu rõ về những lợi ích do nó đem lại.
Điều đó đã hình thành nên cơ sở nghiên cứu đề tài này.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu chính là:
- Có thể nắm bắt và hiểu rõ về quy trình chuyển giao Công nghệ thi công
tường vây Yamil – Đài Loan.
- Tổng hợp và phân tích để đánh giá ưu điểm và nhược điểm của Công
nghệ thi công tường vây Yamil – Đài Loan so với công nghệ thi công tường vây
truyền thống.
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
- Theo qui mô: Các gói thầu thi công Tường vây thuộc các dự án đầu tư xây
dựng không phân biệt nguồn vốn.
- Theo địa lý: Tại TP.HCM.
- Theo đối tượng: Các nhà thầu chuyên thi công tường vây.
1.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về hiện trạng công nghệ thi công tường vây tại Việt Nam và
quy trình thi công tường vây theo công nghệ truyền thống.
Nghiên cứu về quy trình thi công tường vây theo chuyển giao công nghệ


GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Haø


3

Yamil của Đài Loan.
1.4.2. Công cụ nghiên cứu
- Dùng các phương pháp phân tích định tính, định lượng, kết hợp tham khảo
nhiều nguồn tài liệu liên quan: số liệu của công trình thực tế, tạp chí chuyên
ngành, tài liệu giảng dạy, internet…
- Theo dõi quy trình thi công thực tế, chụp hình và ghi nhận lại kết quả để
so sánh với lý thuyết nghiên cứu.
1.5. ĐÓNG GÓP MONG MUỐN CỦA NGHIÊN CỨU
- Giúp các nhà thầu xây dựng nắm vững được quy trình chuyển giao công
nghệ thi công tường vây Yamil – Đài Loan.
- p dụng rộng rãi Công nghệ mới này nhằm đạt hiệu quả kinh tế cho các
Nhà thầu nói riêng và đem lại lợi ích về kinh tế cũng như môi trường sống trong
sạch cho toàn xã hội nói chung.
- Có thể làm tài liệu tham khảo hoặc đưa vào nội dung giảng dạy cho các
sinh viên ngành Xây dựng ở các trường Đại Học.

GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà



4

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THI CÔNG TƯỜNG VÂY
2.1. CÔNG NGHỆ THI CÔNG TƯỜNG VÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
Công nghệ thi công tường hầm liên tục (tường vây) có nguồn gốc từ Châu
u.
Khởi đầu từ năm 1920 bởi lý luận AUGST WOLFHOL (nước Đức) đến năm
1951 được ICOS (nước Ý) phát triển cụ thể trở thành công nghệ thi công.
Qua 30 năm liên tục đẩy mạnh ra các nước Châu u (1954), Châu Nam Mỹ
(1956), Canada (1957), Nhật (1959), Hoa Kỳ (1962)… đến Đài Loan (từ thập
niên 1970) rồi phát triển đến công nghệ thi công tường vây của Nhật. Khi thi
công các công trình tầng hầm nhà cao tầng, nhằm phát triển công nghệ thi công
tường vây, các công ty chuyên nghiệp không ngừng đưa ra nhiều cách thi công
mới và nhiều thiết bị phục vụ cho việc đào đất (do thi công tường vây ban đầu
cần phải đào đất), đồng thời đưa ra phương pháp đào đất ở khu vực Đài Loan
theo kiểu mới.
Trên thế giới hầu hết các công trình nhà cao tầng đều được thiết kế với các
tầng hầm. Thông thường mỗi tòa nhà đều có một vài tầng hầm. Một số công
trình do những yêu cầu đặc biệt về sử dụng có thể có từ 5 – 10 tầng hầm [7].
Dưới đây thống kê một số công trình đã được xây dựng ở một vài nơi trên
thế giới:
- Chichang (Đài Loan):

14 tầng

3 tầng hầm


- Tai pao Ơ (Đài Loan):

27 tầng

4 tầng hầm

- Thư viện Anh:

7 tầng

4 tầng hầm

- CommerceBank Frankfurt(Đức): 56 tầng

3 tầng hầm

- Cental plaza Hồng Kông:

3 tầng hầm

GVHD: TS. Ngô Quang Tường

75 tầng

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


5


Ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay một số công trình nhà cao tầng có từ 1 –
3 tầng do kiến trúc sư nước ngoài và các kiến trúc sư trong nước thiết kế đã và
đang được thi công.
Tại Hà Nội có một số công trình:
- Khách sạn Fortuna, 6B Láng Hạ (1 tầng hầm).
- Công trình VietComBank Tower, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội (2 tầng
hầm).
- Công trình trụ sở Ngân hàng Công Thương Việt Nam, 108 Trần Hưng Đạo
(1 tầng hầm).
- Công trình khách sạn Hà Nội phố Phạm Đình Hồ (2 tầng hầm).
- Công trình trung tâm thông tin thương mại hàng hải quốc tế (2 tầng hầm).
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
- Công trình Sunwah Tower (2 tầng hầm).
- Công trình Harbour View Tower, 35 Nguyễn Huệ (3 tầng hầm).
- Công trình SaiGon Center (3 tầng hầm).
- Công trình Kumho Asiana Plaza, 39 Lê Duẩn (3 tầng hầm).
- Công trình Sailing Tower, 51 Nguyễn Thị Minh Khai (3 tầng hầm).

Hình 2.1: Phối cảnh Công trình Sailing Tower

GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


6


Giải pháp tường chắn đã được lựa chọn để thi công tầng hầm tại các công
trình này là một trong các phương án sau [7]:
- Một số hàng cọc BTCT được hạ bằng thiết bị ép thủy lực có sử dụng ván
ốp dày 5 – 8 cm. Các đầu cọc BTCT được liên kết với nhau bởi các thanh giằng
bằng thép tròn.

- Cọc thép chữ I được hạ xuống bằng thiết bị thủy lực, khỏang cách xấp xỉ
2m, có sử dụng ván gỗ hoặc tấm BTCT kết hợp hệ chống trong lòng.

GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


7

- Hệ cừ bằng cọc ván thép được hạ xuống bằng thiết bị ép thủy lực hoặc
máy ép rung kết hợp sử dụng hệ chống trong lòng hố đào.

GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


8


- Cọc nhồi BTCT được thi công bằng công nghệ khoan dung dịch kết hợp
kết hợp chống đỡ trong lòng hố đào.

GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


9

- Tường chắn bằng cọc ximăng đất được thi công bằng phương pháp bơm
phụt xi măng có chiều dày tường từ 60 – 300 cm có chống đỡ trong lòng hố đào.

GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


10

- Tường chắn BTCT thi công theo phương pháp lắp ghép các panel tương
đúc sẵn.

- Tường chắn BTCT đồng thời là tường tầm hầm được thi công bằng công
nghệ tường trong đất có sử dụng hệ chống trong lòng hố đào hoặc hệ neo trong
đất, hệ neo được thi công bằng công nghệ bơm phụt vữa xi măng.


GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


11

Thi công tường cừ thép và cọc thép chữ I được các nhà thầu Việt Nam thực
hiện với thiết bị ép và nhổ cừ ngoại nhập . thi công cọc xi măng đất do các đơn
vị của Việt Nam, Trung Quốc, Thụy Điển thực hiện bằng các thiết bị của Thụy
Điển và Trung Quốc. Thi công cọc nhồi BTCT do các đơn vị xây dựng Việt nam
tự làm chủ yếu bằng công nghệ khoan dung dịch bằng các thiết bị ngoại nhập.
Thi công tường trong đất và hệ neo trong đất cho đến nay vẫn do các nhà thầu
nước ngoài đảm nhận [7].
Công nghệ thi công tường vây cũng từ đó du nhập vào Việt Nam. Hầu hết
tường vây tầng hầm ở các công trình trên đều do nhà thầu nước ngoài chuyên về
tường vây đảm trách (Bachy Soletanche). Sau này, một số nhà thầu Việt Nam
chuyên về thi công cọc khoan nhồi như Delta, Long Giang, Jikon mới tiếp thu kỹ
thuật của Bachy Soletanche thông qua vai trò thầu phụ. Tuy nhiên, công nghệ thi
công tường vây của Bachy Soletanche là công nghệ truyền thống được phát triển
và áp dụng tại Việt Nam ngay từ những ngày đầu, cho đến nay công nghệ này
vẫn đang được sử dụng khá phổ biến.
Đến năm 2006, lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện một công nghệ thi công
tường vây kiểu mới do Công ty Gia Mẫn (Yamil) - Đài Loan phát triển. Công
nghệ này được chuyển giao theo hình thức thương mại thuần túy giữa Công ty
Gia Mẫn và Công Ty Licogi20 – một nhà thầu của Việt Nam chuyên thi công
cọc khoan nhồi. Đây cũng là lần đầu tiên Công ty Licogi20 nhận thầu thi công

tường vây và đã áp dụng chuyển giao công nghệ Yamil – Đài Loan thành công
tại công trình Sailing Tower, 51 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh.
* Nội dung chuyển giao công nghệ Yamil có thể được tóm gọn như sau:
Trong vòng một tháng đầu Kỹ sư Đài Loan hướng dẫn cho cán bộ kỹ thuật
và công nhân Việt Nam làm công việc chuẩn bị mặt bằng, dụng cụ. Bao gồm:
GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


12

- Đào và đổ bê tông tường dẫn hướng.
- Đổ bê tông nền.
- Thi công bể chứa dung dịch khoan và chứa đất.
- Thiết kế kết cấu thép tường theo công nghệ Đài Loan.
- Thiết kế panel dương, âm.
- Hoàn thiện các thiết bị, dụng cụ phụ trợ phục vụ công nghệ như: chổi làm
sạch tường, hệ thống Buli, cáp cẩu thép…
- Hướng dẫn sử dụng Polymer làm dung dịch khoan.
- Lập quy trình công nghệ thi công.
Trong một tháng rưỡi tiếp theo, Kỹ sư và công nhân Đài Loan trực tiếp tổ
chức thi công cùng với Kỹ sư và công nhân Việt Nam, cụ thể:
- Gia công kết cấu thép panel dương và âm.
- Các bước đào một panel dương và âm.
- Làm thí nghiệm Koden kiểm tra độ thẳng của hố đào.
- Đo kiểm tra chiều sâu hố đào.

- Phương pháp cẩu lồng cốt thép và hạ lồng thép vào hố đào.
- Bố trí ống đổ bê tông vào panel.
- Phương pháp đổ bê tông và đo kiểm tra độ dâng bê tông.
- Làm sạch bề mặt các tấm tole cách nước trước khi đổ panel dương.
- Phương pháp ghép bạt chắn bê tông vào cốt thép panel âm để tránh bê
tông lọt sang hố đào panel dương trong quá trình đổ bê tông.
- Phương pháp ghép gỗ dán chặn đầu thép chờ sàn tầng hầm.
Với thời gian 45 ngày, theo đánh giá của đoàn chuyên gia là Kỹ sư và công
nhân Việt Nam có thể làm chủ được công nghệ thi công ở tất cả các khâu.

GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


13

2.2. TRÌNH BÀY VỀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG TƯỜNG VÂY
TRUYỀN THỐNG
2.2.1. Tổng quan về phương pháp thi công tường vây
Kỹ thuật thi công tường vây bao gồm thi công tường bêtông cốt thép từ cao
trình mặt đất tự nhiên bằng cách sử dụng gàu ngoạm đào đất trong dung dịch
bentonite. Trong quá trình đào, hai vách hố đào được giữ ổn định bằng dung dịch
bentonite.
Sau khi hoàn tất việc đào, một lồng thép được hạ xuống trong dung dịch
bentonite và rồi bêtông được đổ vào hố đào theo phương pháp đổ bêtông dưới
nước bằng ống “tremie”.
Khi cao trình bêtông dâng lên, dung dịch bentonite thừa ra được rút ra để

tái sử dụng. Gioăng “CWS” được dùng để tạo các mối nối giữa các tấm tường
vây kế tiếp nhau.
2.2.2. Thiết bị thi công
Danh sách đầy đủ của thiết bị cần thiết để thực hiện công việc được cho sau
đây:
- Gàu ngoạm.
- Thiết bị trộn bentonite: một máy trộn với bơm Mission 3x4R
- Thiết bị tái chế bentonite: một máy sàng cát Caviem 100m3 /h hoặc tương
đương, bơm chìm 30 HP
- Lưu trữ bentonite: Bằng silô sức chứa từ 60m3 đến 80m3 một silo. Số
lượng silo sẽ được chuẩn bị phù hợp với khối lượng thi công trong từng giai đoạn.
- Hệ thống ống dẫn bentonite.
- Cẩu phục vụ bánh xích với tải trọng trên 35 tấn.
- Các loại bơm và ống đổ bêtông tremie.

GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


14

- Gioăng CWS.
- Văn phòng, kho.
- Hộp dụng cụ thí nghiệm.

Hình 2.2: Gầu ngoạm


GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


15

Hình 2.3: Các si lô, máy sàng cát, cẩu bánh xích và gầu ngoạm.
2.2.3. Tường dẫn
a. Trước khi thi công tường vây, tường dẫn được thi công. Tường dẫn là loại
tường bêtông cốt thép được đúc trước.
b. Tường bê tông cốt thép được xây dựng trên miệng của hố đào và nó
được lấp lại trước khi thi công tường vây. Tường dẫn được thiết kế theo đúng như
yêu cầu bản vẽ thiết kế thi công. Tùy theo từng loại đất mà tiến hành làm tường
dẫn một mặt hay hai mặt. Đối với việc thi công tường chắn, tường dẫn có cốp
pha một mặt thường được sử dụng hơn nếu đất tốt, tạo được taluy đất có độ dốc

GVHD: TS. Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc só

HVTH: Nguyễn Sơn Hà


×