Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nghiên cứu về quản lý hợp đồng thi công xây dựng tại khu vực thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

TRẦN NGỌC THẮNG

NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY
DỰNG TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Chun Ngành : CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã Số Ngành

: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7 Năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Cán bộ hướng dẫn khoa học : ………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 1: ……………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 2: ……………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM, BẢO VỆ LUẬN VĂN


THẠC SĨ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, Ngày ……… tháng …..…… năm 2010.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1

……………………………………………………………………………………………….…….

2

……………………………………………………………………………………………….…….

3

……………………………………………………………………………………………….…….

4

……………………………………………………………………………………………….…….

5

……………………………………………………………………………………………….…….

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên nghành


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

-------------------------------------------------Tp. HCM, ngày..........tháng………..năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên
Năm sinh
Chuyên ngành
MSHV

: TRẦN NGỌC THẮNG
: 11-11-1982
: Công nghệ và Quản lý Xây dựng
: 00808580

Giới tính : Nam
Nơi sinh : Quảng Trị

1.

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY
DỰNG TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Phân tích các điều kiện và điều khoản chính của các mẫu hợp đồng Fidic, 1999, Điều
kiện hợp đồng xây dưng: Cơng trình do Chủ đầu tư thiết kế. Sau đó tiến hành so sánh
với các điều kiện, điều khoản của các mẫu Hợp đồng sau:

¾


2508BXD-TV, 2007; Mẫu Hợp đồng thi cơng xây dựng được Bộ xây dựng
ban hành

¾

Một số mẫu hợp đồng thực tế áp dụng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Từ phân tích trên, tóm lược lại các vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra câu hỏi khảo sát
Đánh giá thực trạng quản lý hợp đồng và các vấn đề được chú trọng trong quản lý
hợp đồng hiện nay tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Bảng câu hỏi khảo sát). Tình
huống khảo sát là một cơng ty chun về cơng tác có liên quan đến việc soạn thảo và
quản lý Hợp đồng

3.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

25-01-2010

4.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

02-08-2010

5.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : T.S NGUYỄN DUY LONG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN QL
CHUYÊN NGÀNH

TS NGUYỄN DUY LONG

TS LƯƠNG ĐỨC LONG

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Kỹ thuật Xây Dựng, trường Đại học Bách Khoa TP.
Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập cũng
như q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Nhân cơ hội này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS Nguyên
Duy Long, người đã luôn động viên, tận tình hướng dẫn và có những đóng góp, gợi ý
quý giá trong giai đoạn làm đề cương luận văn cũng như giai đoạn thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tập thể công ty chuyên về khối lượng và
Hợp đồng được đề cập đến trong luận văn này đã giúp đỡ và trả lời bảng câu hỏi để
từ đó có thể hồn thành được luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Phòng đào tạo Sau đại học, trường Đại học Bách Khoa
TP.HCM đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian học tập tại trường.
Tơi cũng muốn bày tỏ lịng cảm ơn đến những người bạn và gia đình đã ủng hộ và

chia sẻ trong q trình tơi học tập cũng như thực hiện luận văn.


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hợp đồng rất quan trọng trong hoạt động xây dựng, vừa là cơ sở pháp lý giữa các bên có
liên quan trong dự án, vừa là căn cứ đề giải quyết các vấn đề xảy ra trong q trình thực
hiện dự án, do đó địi hỏi các bên tham gia cần có đủ kiến thức về Hợp đồng, hiểu rõ các
điều kiện điều khoản được quy định trong Hợp đồng.
Luận văn này nghiên cứu và đánh giá việc hiểu biết về các vấn đề trong Hợp đồng của khu
vực khảo sát.
Bằng cách phân tích từng điều kiện và điều khoản trong Hợp đồng FIDIC, sau đó tiến hành
so sánh với mẫu Hợp đồng thi công xây dựng 2508BXD-TV, 2007 được Bộ Xây Dựng ban
hành và một số mẫu hợp đồng thực tế áp dụng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh để chỉ ra
các rủi ro nếu có. Từ đó tóm lược lại các vấn đề cần nghiên cứu và chuẩn hòa Bảng câu hỏi
để khảo sát. Tình huống khảo sát được chọn là một cơng ty chun làm về cơng tác có liên
quan đến việc soạn thảo và quản lý Hợp đồng khá nổi tiếng tại khu vực thành phố Hồ Chí
Minh. Kết quả khảo sát thu thập được kết hợp với lý thuyết thống kê, lý thuyết kiểm nghiệm
Chi-square và được xử lý với phần mềm hỗ trợ SPSS.
Đa số những người được khảo sát cho rằng công tác quản lý hợp đồng là quan trọng, đã và
đang được chú trọng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đó cho thấy đa số vẫn chưa hiểu rõ, ít
quan tâm hoặc hiểu chưa đúng đối với các vấn đề được khảo sát. Việc chưa hiểu rõ trên có
thể dẫn đến một số rủi ro nhất định hoặc sẽ đến việc chủ quan khi thực hiện hoặc sẽ dẫn đến
các thiệt hại do chưa hiểu kỹ trong quá trình thương thảo Hợp đồng.
Bằng lý thuyết kiểm nghiệm Chi-Square phối hợp với phần mềm SPSS đã cho thấy thêm
rằng số năm kinh nghiệm không hề ảnh hưởng đến việc hiểu biết về quản lý Hợp đồng.

Nghiên cứu này củng cố lý thuyết rằng các bên tham gia dự án cần nâng cao hiểu biết về
hợp đồng và quản lý hợp đồng thi công xây dựng.


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh

ABSTRACT

Contracts play an important role in the construction industry, not only the legal basics for
parties involved but also fundamentals for sloving disagreement and disputes during the
performance. Thus, participants are required to have sufficient knowledge of Contract terms
and conditions.
This thesis investigated understanding of contract terms and conditions by construction
professionals in Ho Chi Minh City.
First, this thesis analyzed each sub-clause included in the FIDIC conditions of contract,
(Construction designed by the Employer, 1999), then compared to the template of
Construction Contract, named as 2508BXD-TV, 2007, issued by Vietnamese Ministry of
Construction and other construction contracts have been used for some projects in Ho Chi
Minh City. Potential risks were identified in this analysis.
Second, those above risks reflected in Questionnaire survey. The survey were carried out in
a famous foreign consultant company located in Ho Chi Minh City specialized in preparing
and modifying and managing construction contracts. Data were statiscally and analyzed
with supporting SPSS.
Most of the respondents were aware that the contract administration very critical in the
construction industry. However, this study found that most of surveyed respondents did not
understand or comprehend insight in to contract terms and conditions.
The Chi-Square tests shown that construction experience of the respondents and knowledge

of construction contracts were not correlated.
This research reinforces the hypothesis that construction professionals in Ho Chi Minh City
should continuously learn and improve their knowledge of contract administration.


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG THI CƠNG XÂY DỰNG
TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HVTH:

TRẦN NGỌC THẮNG

GVHD:

TS. NGUYỄN DUY LONG

LỚP:

CNQLXD2008

KHOA:

KỸ THUẬT XÂY DỰNG


HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài...............................................................................................1
1.2. Đặt vấn đề ..................................................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
1.5. Kết quả mong đợi......................................................................................................3
Chương 2:SƠ LƯỢC CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................5
2.1. Mẫu các điều kiện và điều khoản hợp đồng ...........................................................5
2.2. Các tranh chấp trong hợp đồng và giải quyết tranh chấp ....................................5
2.3. Các loại hợp đồng hay hình thức thực hiện hợp đồng...........................................8
2.4. Các nghiên cứu gần đây về hợp đồng....................................................................10
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................14
3.1. Thu thập dữ liệu......................................................................................................15
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu...............................................................................15
3.3. Xử lý dữ liệu ............................................................................................................15
3.4. Cơng cụ hỗ trợ.........................................................................................................15
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU.................................................17
4.1. Phân tích các điều kiện, điều khoản trong Hợp đồng..........................................17

4.2. Tóm lược lại các vấn đề cần phân tích................................................................102
Chương 5: PHÂN TÍCH, GIẢI THÍCH BẢNG CÂU HỎI VÀ ĐÁNH GIÁ ..........................114
5.1. Phân tích, giải thích và cách đánh giá bảng câu hỏi ..........................................114
5.2. Tình huống nghiên cứu, kết quả và đánh giá .....................................................127
5.3. Kiểm nghiệm về mối quan hệ giữa số năm kinh nghiệm và hiểu biết về Hợp đồng
.................................................................................................................................139
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................114
5.1. Kết luận..................................................................................................................114
5.2. Kiến Nghị ...............................................................................................................127
Phụ lục ......................................................................................................................................... i
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................... ii

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1

Mức độ rủi ro của Chủ đầu tư và Nhà thầu theo loại Hợp đồng (Col debella, 2004)...
...................................................................................................................................10

Hình 2


Biểu đồ về tỉ lệ theo năm kinh nghiệm của tổng số người tham gia khảo sát ........128

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1

Quy trình giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu.......................................................14

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1

Bảng phân tích chi tiết về các điều kiện điều khoản trong Hợp đồng ......................17

Bảng 2

Bảng phân tích và cách đánh giá Bảng câu hỏi ......................................................114

Bảng 3

Bảng kết quả trả lời được xử lý với SPSS ..............................................................129

Bảng 4

Bảng kết quả kiểm nghiệm với Chi-Square ............................................................140

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:


Chương 1:
1.1

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi công xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

GIỚI THIỆU

Sự cần thiết của đề tài:
“Khi có vấn đề xảy ra tại công trường, giải pháp để giải quyết khơng chỉ là phương pháp kỹ
thuật mà cịn là các phương pháp hợp đồng.” (Kusayanangi, 2009)
Phân tích kỹ hơn, điều đó có nghĩa là khi tranh chấp hợp đồng xảy ra đối với dự án xây
dựng quốc tế, các nhà quản lý cần phân tích định lượng (tìm ra các vấn đề thay đổi hợp
đồng, khẳng định sự cần thiết xử lý các vấn đề về thay đổi giá và đơn giá, từ đó làm rõ tính
chất về quyền trong hợp đồng) còn các kỹ sư tham gia trực tiếp tại cơng trường đưa ra
những phân tích định tính, tức là phải phân tích vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả, định lượng
thay đổi giá và thời gian, từ đó làm rõ những vi phạm về hợp đồng. Tranh chấp hợp đồng
được giải quyết dựa trên sự định lượng hóa chi phí và thời gian bồi hồn do kỹ sư tại cơng
trường tính tốn.
Như vậy, quản lý dự án xây dựng, không chỉ là quản lý chung chung mà cốt lõi của vấn đề
chính là quản lý hợp đồng xây dựng. Đây là trách nhiệm không chỉ của nhà quản lý mà còn
là trách nhiệm của nhân viên dự án. Họ cần thực hiện công việc hàng ngày theo hợp đồng
đã được ký, kiểm soát những thay đổi về giá, thời gian và tiến độ thi công.
Hợp đồng rất quan trọng, khơng chỉ là cơ sở thanh tốn mà còn là cơ sở giải quyết các vấn
đề. Để dự án được thực hiện một cách hoàn thiện, tất cả các bên cần nắm đầy đủ kiến thức
và các điều kiện của hợp đồng.
Trong thời gian gần đây, đã có việc tranh chấp xảy ra giữa Chủ đầu tư là công ty Cổ phần
BOO nước Thủ Đức (TWD) Nhà thầu Hyunhdai Rotem
Khi dự án chỉ cịn 9% là hồn thiện lại xảy ra nhiều sự cố khiến cơng trình bị đình trệ,

TDW quyết định cắt hợp đồng với Hyundai Rotem để tìm nhà thầu mới. Có 3 lý do được
TDW đưa ra để đơn phương chấm dứt hợp đồng với Hyundai Rotem là:


Nhà thầu vi phạm Điều 4.2 (trong hợp đồng) do không gia hạn “Bảo lãnh thực hiện
hợp đồng đúng hạn”,



Khơng khắc phục các sai sót theo thơng báo theo Điều 15.1; Nhà thầu từ bỏ thi cơng
hoặc có dấu hiệu từ bỏ thi cơng;



Nhà thầu khơng hồn thành dự án đúng tiến độ cam kết mà khơng có lý do chính
đáng.

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 1

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

TDW cũng tuyên bố tịch thu số tiền bảo lãnh hợp đồng là 5,7 triệu USD.

Tuy nhiên, một lãnh đạo TDW đã thừa nhận việc tiến độ thi công công trình chậm ngồi lỗi
của đơn vị tổng thầu thi cơng cịn có một phần lỗi của UBND TP HCM khi chậm bàn giao
mặt bằng cho chủ đầu tư để bàn giao cho đơn vị thi công.
Đại diện Hyundai Rotem lại cho rằng, chính TDW đã vi phạm một số nghĩa vụ trong thực
hiện hợp đồng. Theo hợp đồng, nghĩa vụ của nhà đầu tư là phải bàn giao mặt bằng đúng
tiến độ cho nhà thầu vào ngày 5/11/2005 (chậm nhất là 60 ngày sau khi ký). Thế nhưng,
đến 8/2008 vẫn cịn nhiều trở ngại cho mặt bằng thi cơng như mộ, trụ điện, thùng điện cao
thế, nhà dân...
Còn với việc gia hạn bảo lãnh, Hyundai Rotem cho rằng họ không sai. Thậm chí, ngay cả
trong trường hợp nếu Huyndai Rotem có chậm vài ngày gia hạn bảo lãnh thì đó cũng không
phải là một lỗi lầm không thể khắc phục để TDW buộc phải tịch thu tiền bảo lãnh, cắt hợp
đồng trong khi dự án đã hoàn thành 91%. Điều bất ngờ nữa là ngay sau khi đơn phương
chấm dứt hợp đồng với Hyundai Rotem thì TDW đã ngay lập tức với 3 đơn vị thi cơng mới
lại chính là những thầu phụ của Hyundai Rotem. (Thùy Trang, 2009)
Khi nhắc đến hợp đồng trong xây dựng, ta thường liên tưởng đến sự ràng buộc về quyền
lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia trong dự án xây dựng. Vì vây, việc
quản lý hợp đồng là cơng việc rất nhạy cảm, địi hỏi người quản lý phải có một sự hiểu biết
nhất định về hợp đồng và các điểm cần quan tâm trong hợp đồng. Mong rằng thông qua
luận văn này, các vấn đề dưới đây sẽ được tìm hiểu và đánh giá.
1.2

Đặt vấn đề:
Các trích dẫn trên cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý hợp đồng trong xây dựng. Câu
hỏi được đặt ra ở đây là đối với các doanh nghiệp xây dựng hoặc liên quan đến xây dựng,
các Chủ đầu tư ở Việt Nam hiện nay có đánh giá cao và quan tâm đúng mức công tác quản
lý hợp đồng xây dựng hay khơng?
Vì vậy, cần thiết phải có một khảo sát nghiên cứu để đánh giá tình trạng chung nhất của
cơng tác quản lý hợp đồng tại khu vực thành phố và các khu vực lân cận, đồng thời nêu ra
tầm quan trọng của công tác quản lý hợp đồng để các công ty quan tâm hơn về công tác
quản lý hợp đồng của mình. Ngồi ra, nghiên cứu này có thể chỉ ra có nên sử dụng một

hình thức hợp đồng (điều kiện hợp đồng) chung và phổ biến cho các dự án thi công xây
dựng tại khu vực

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 2

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

1.3

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu nghiên cứu:


Phân tích các điều kiện và điều khoản chính của các mẫu hợp đồng Fidic, 1999, Điều
kiện hợp đồng xây dưng: Cơng trình do Chủ đầu tư thiết kế. Sau đó tiến hành so
sánh với các điều kiện, điều khoản của các mẫu Hợp đồng sau:
¾

2508BXD-TV, 2007; Mẫu Hợp đồng thi công xây dựng được Bộ xây dựng
ban hành

¾


Một số mẫu hợp đồng thực tế áp dụng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Từ phân tích trên, tóm lược lại các vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra câu hỏi khảo sát


1.4

Đánh giá thực trạng quản lý hợp đồng và các vấn đề được chú trọng trong quản lý
hợp đồng hiện nay tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Bảng câu hỏi khảo sát). Tình
huống khảo sát là một cơng ty chun về cơng tác có liên quan đến việc soạn thảo và
quản lý Hợp đồng

Phạm vi nghiên cứu:
Tình huống khảo sát là một cơng ty chun về cơng tác có liên quan đến việc soạn thảo và
quản lý Hợp đồng. Từ đó đưa ra các nhận xét chung cho khu vực khảo sát về công tác quản
lý Hợp đồng thi công xây dựng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

1.5

Kết quả mong i:
ã

V lun vn:

ã



ỏnh giỏ c mc quan tõm n công tác quản lý hợp đồng hiện nay
của các Chủ đầu tư, các Nhà tư vấn và các Nhà thầu tại thành phố Hồ Chí

Minh hiện nay.

¾

Các mẫu hợp đồng có sẵn như Fidic hoặc mẫu được Bộ Xây dựng ban hành
có được áp dụng vào thực tế thi cơng xây dựng hay khơng?

Về bản thân:
¾

Hiểu biết hơn về Hợp đồng trong xây dựng và các vấn đề cần quan tâm
trong công tác quản lý hợp đồng

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 3

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

¾

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

Áp dụng sự hiểu biết đó vào cơng việc hiện tại để đạt hiệu quả cao hơn, làm
cho đề tài có khả năng ứng dụng trong thực tế.


HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 4

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Chương 2:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi công xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

SƠ LƯỢC CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Mẫu các điều kiện và điều khoản của hợp đồng:
Trên thế giới có rất nhiều dạng hợp đồng do nhiều tổ chức soạn ra, mỗi dạng hợp đổng đại
diện cho luật pháp của nước sở tại, vùng lãnh thổ, một khu vực địa lý hay chỉ đại diện cho
một hiệp hội nào đó. Mỗi loại hợp đồng trên bao gồm các điều kiện và điều khoản được
quy định khác nhau. Liệt kê dưới đây cho biết sự đa dạng trong các kiểu hợp đồng;
2.1.1.

JCT: Joint Contracts Tribunal, dạng hợp đồng này do các tổ chức sau soạn ra
Association of Consulting Engineers, the British Property Federation, the
Construction Confederation, the Local Government Association, the National
Specialist Contractors Council, the Royal Institute of British Architects, the Royal
Institution of Chartered Surveyors and the Scottish Building Contract Committee.

2.1.2.


NEC: New Engineering and Construction Contract, do the Institution of Civil
Engineers soạn dùng cho các dự án giao thông và xây dựng (Civil, construction)

2.1.3.

ICE: Hợp đồng cho các dự án giao thông và thủy điện (civil works) do các tổ
chức sau soạn the Conditions of Contract Standing Joint Committee (CCSJC), the
Civil Engineering Contractors Association (CECA) và Association of Consulting
Engineers (ACE).

2.1.4.

FIDIC Contract. Đây là hợp đồng mà BXD "nội địa hóa" để áp dụng cho VN.
Thực tế, kiểu hợp đồng này chỉ áp dụng cho các nước phát triển có sử dụng vốn
vay của ngân hàng quốc tế, còn bản thân các nước phát triển cũng không dùng

2.2. Các tranh chấp trong hợp đồng và giải quyết tranh chấp:
Có rất nhiều tranh chấp trong các hợp đồng xây dựng, các tranh chấp có thể tập hợp lại
dưới đây:
2.2.1

Tranh chấp về các điều kiện và điều khoản thanh toán:
Ở tranh chấp này, thường thì các bên tham gia tranh chấp về việc thanh tốn chậm
của Chủ đầu tư có thể gây khó khăn đối với tình hình của Nhà thầu, dẫn đến việc
chậm triển khai công việc nên gây trễ tiến độ thi cơng. Sau đó Chủ đầu tư có thể
quay lại phạt Nhà thầu với lý do trễ tiến độ, hoặc;

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG


Trang 5

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

Tranh chấp về việc khấu trừ tiền tạm ứng hoặc giá trị giữ lại. Xét rằng tiền tạm
ứng là khoản vay không lãi suất của Chủ đầu tư đối với Nhà thầu cho việc tập kết
máy móc thiết bị và triển khai các hạng mục chuẩn bị tại công trường. Thường thì
khoản tạm ứng này được Nhà thầu và Chủ đầu tư thỏa thuận, dao động từ 10%
đến 20% giá trị Hợp đồng được chấp thuận. Việc khấu trừ nhanh thì bảo đảm
quyền lợi cho Chủ đầu tư và nếu khấu trừ chậm thì Nhà thầu được hưởng lợi. Vì
vậy, nếu khoản này không được quy định và được Nhà thầu và Chủ đầu tư thỏa
thuận rõ thì cũng có nguy cơ gây tranh chấp sau này. Theo điều kiện hợp đơng
FIDIC thì khấu trừ tiền tạm ứng dựa trên khối lượng hoàn tất của Nhà thầu. Khi
khối lượng hoàn tất của Nhà thầu vượt quá số phần trăm của tiền tạm ứng (10%
đến 20%) thì mỗi đợt thanh tốn sẽ khấu trừ ¼ (25%) giá trị thanh tốn của đợt
đó.
2.2.2

Tranh chấp về Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ngồi việc có ý nghĩa là bảo đảm sẽ thực hiện công
việc Nhà thầu theo hợp đồng còn mang ý nghĩa khác là giảm rủi ro hơn cho Chủ
đầu tư vì Chủ đầu tư cần phải quan tâm đến các công việc mà Nhà thầu thực hiện
là đúng và có sự ăn khớp giữa các cơng việc hoặc các hạng mục của cơng trình và
việc có sử dụng được cơng trình hay khơng.

Trong trường hợp có sự cố xảy ra, Chủ đầu tư có thể yêu cầu Ngân hàng để thu
hồi số tiền Bảo lãnh như trong ví dụ nêu ở trên. Tuy nhiên, cần phải quan tâm đến
hình thức của Giấy Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là Bảo lãnh có điều kiện
(Condition Bond) hay Bảo lãnh không điều kiện (On-demand Bond) tùy theo
trường hợp áp dụng, quan tâm đến thời hạn và các điều kiện trong Bảo lãnh.
Dự án BOO Thủ Đức nói trên cũng là một ví dụ cho tranh chấp này. Trong trường
hợp này, liệu Chủ đầu tư có đúng khi thu hồi số tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng
của Nhà thầu Hyundai Rotem hay không? Sau khi Thanh tra của Bộ xây dựng làm
việc, ngày 11/09/2009 Thủ tướng chính phủ có ý kiến giao Chủ tich UBND thành
phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Chủ đầu tư nhà máy nước BOO Thủ Đức xem xét trả
tiền bảo lãnh hơn 5,7 triệu đơ cho Nhà thầu Hyundai Rotem (Nhóm PV Pháp luật,
2009)

2.2.3

Tranh chấp về tiến độ thực hiện hợp đồng:
Đây là vấn đề thường gây tranh cãi nhất trong thi công xây dựng, việc hồn thành
đúng tiến độ hay khơng ảnh hưởng rất nhiều về lợi ích của cả Chủ đầu tư và Nhà
thầu. Việc chậm trễ tiến đa số nhưng không phải lúc nào cũng do Nhà thầu gây ra

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 6

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành

phố Hồ Chí Minh

mà đôi lúc do tư vấn giám sát, do Chủ đầu tư hoặc do ảnh hưởng của các điều
kiện không lường thấy được (unforceable conditions) hoặc do Bất khả kháng
(Force majeure)..v.v.
Vì vây, việc chặt chẽ của hợp đồng trong qui định các nguyên nhân gây chậm trễ
là rất cần thiết để và giảm thiểu tranh cãi trong quá trình quản lý và thực hiện dự
án. Trong hợp đồng cần chỉ ra được ngày khởi cơng, ngày hồn thành bộ phận
cũng như ngày hoàn tất cuối cùng, thưởng phạt đối với các giai đoạn hồn tất đó,
các cơng việc được tính trong tiến độ và các cơng tác khơng được tính trong tiến
độ…
2.2.4

Tranh chấp về thiệt hại do chậm trễ (delay damages):
Thiệt hại do chậm trễ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi cũng như tình hình tài chính
của Chủ đầu tư và Nhà thầu. Chủ đầu tư thì chậm đưa dự án vào sử dụng nên sẽ
không thu được lợi nhuận theo dự kiến, nếu dự án sử dụng vốn vay thì ngồi việc
khơng được thu lợi mà cịn phải chịu thêm lãi từ Ngân hàng dẫn đến tình hình tài
chính của Chủ đầu tư lâm vào cảnh khó khăn. Cịn đối với Nhà thầu, việc kéo dài
thời gian thực hiện dự án đồng nghĩa với việc tăng chi phí sử dụng máy móc và
nhân cơng, ngồi ra cịn một số chi phí khác như quản lý, trả lãi vay…
Việc xác định được mức độ thiệt hại của Chủ đầu tư hay Nhà thầu thường khó xác
định nên nếu hợp đồng quy định khơng chặt chẽ thì sẽ gây rất nhiều tranh cãi và
rất khó cho trọng tài để xác định mức độ thiệt hại.

2.2.5

Tranh chấp do phát sinh:
Đa số các dự án đều có phát sinh nhưng khơng phải dự án nào Chủ đầu tư và Nhà
thầu cũng có thể dàn sếp, thống nhất được nguyên nhân phát sinh, giá trị phát sinh

và tiến độ phát sinh.
Nguyên nhân phát sinh cũng có thể từ Chủ đầu tư, Nhà thầu, Tư vấn ..v.v và cũng
có thể do cách diễn giải về các hạng mục công việc không rõ ràng dẫn đến hiểu
nhầm trong việc bỏ giá của Nhà thầu.
Điểm đặc biệt của ngành xây dựng là mang tính đặc thù, nên việc phát sinh trong
các dự án xây dựng cũng rất đặc thù. Vì vậy, việc chặt chẽ của hợp đồng, việc
hiểu biết hợp đồng của Chủ đầu tư, tư vấn và Nhà thầu cần được quan tâm hơn.

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 7

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

2.2.6

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

Tranh chấp do tạm ngưng hoặc chấm dứt hợp đồng:
Vụ tranh chấp của dự án BOO Thủ Đức trên là một ví dụ cho tranh chấp này.
Thường thì loại tranh chấp này xảy ra là do một bên chấm dứt hợp đồng hoặc tạm
ngưng công việc nhưng không được thông báo rõ ràng theo hợp đồng cho bên kia
dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia hoặc do một bên đơn phương chấm
dứt hợp đồng mà khơng có lý do chính đáng, . v.v

Các trích dẫn trên để thấy rằng việc tranh chấp hợp đồng rất đa dạng và phong phú, các

trích dẫn này tham khảo các tình huống tranh chấp trong cuốn sách “150 contractual
problems and their Solutions”, phiên bản lần 2 của tác giả Roger Knowles, cùng các điều
kiện và điều khoản của hợp đồng FIDIC, phiên bản 1999, tập 1 “Cơng trình xây dựng do
Chủ đầu tư Thiết kế”
2.3. Các loại hợp đồng hay hình thức thực hiện hợp đồng:
Nghiên cứu này chủ yếu nói đến các loại hay hình thức hợp đồng tùy theo các trường hợp
cụ thể và mức độ chi tiết của bản vẽ thiết kế để áp dụng hình thức hợp đồng khác nhau.
Chủ đầu tư có thể chọn một trong các loại hình thức như là: hợp đồng trọn gói (lump sum
contract), hợp đồng theo đơn giá cố định (unit price contract), hợp đồng chi phí cộng phí
lợi nhuận (Cost plus fee) hay hợp đồng cam kết giá lớn nhất (guaranteed maximum priceGMP)
2.3.1

Hợp đồng trọn gói,
Cịn được gọi là hợp đồng theo giá đã được xác định, là loại hợp đồng được phổ
biến được áp dụng tong nghành xây dụng. Theo loại hợp đồng này, Nhà thầu xác
định tổng giá trị để thực hiện một công việc xác định. Để thuận lợi cho việc bỏ giá
này là Chủ đầu tư phải biết tổng chi phí của gói thầu để giảm rủi ro cho chính dự
án của mình. Với lý do này, thiết kế bao gồm bản vẽ và tiêu chí kỹ thuật phải
hồn tất để cung cấp đầy đủ thơng tin để Nhà thầu bỏ giá. Thêm vào đó, thời gian
dự định hoàn tất dự án phải được ưu tiên cao. Mặc dù có thể thương thảo để giảm
giá thầu cho dự án nhưng thường thì thực hiện đấu thầu thì giá thầu thu được rất
cạnh tranh.

2.3.2

Hợp đồng theo đơn giá cố định:
Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ không dự tính được chính xác giá trị cho Cơng việc sẽ
được thực hiện. Vì vậy, đơn giá sẽ được so sánh giữa các Nhà thầu dựa trên khối
lượng dự tính. Các đợt thanh toán sẽ dựa vào khối lượng thi công thực tế đã thực


HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 8

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

hiện nhân với đơn giá đã có sẵn trong hợp đồng. Hợp đồng theo kiểu này sẽ áp
dụng cho Công việc mà phần ngầm chiếm tỉ lệ lớn vì ở dưới đất có nhiều điều
kiện khơng lường trước được.
Vì các đợt thanh toán sẽ dựa vào khối lượng thực tế nên Chủ đầu tư phải giám sat
Công việc chặt chẽ hơn. Theo hợp đồng này thì Nhà thầu có thể bắt đầu cơng việc
trước khi thiết kế hồn tất và bàn giao dự án sớm hơn
2.3.3

Hợp đồng chi phí cộng phí lợi nhuận:
Là loại hợp đồng đặc biệt bởi thanh toán của Chủ đầu tư đối với Nhà thầu dựa
trên Chi phí thực tế của Cơng việc đó cộng thêm phí lợi nhuận. Có nhiều cách để
định nghĩa phí cố định như: thêm một phần trăm cố định vào chi phí thực tế hoặc
một chi phí cố định
Loại hợp đồng này được sử dụng rộng rãi trong trường hợp Chủ đầu tư muốn
hồn tất dự án nhanh chóng hoặc khi hạng mục công việc không được định nghĩa
rõ ràng hoặc trong trường hợp giá cả leo thang, vì tất cả các chi phí đã được bao
gồm và lợi nhuận được đảm bảo đối với Nhà thầu


2.3.4

Hợp đồng cam kết giá lớn nhất:
Trong hợp đồng này, Nhà thầu cam kết giá lớn nhất và Chủ đầu tư sẽ không bảo
đảm đối với các chi phí nằm ngồi giá thầu này. Tuy vậy, thực hiện hợp đồng này
sẽ không rõ ràng về hạng mục công việc, chất lượng không được đảm bảo và tiến
độ sẽ khơng kiểm sốt tốt. Nên thực hiện hình thức hợp đồng này khi Nhà thầu
hoặc Quản lý dự án phải được Chủ đầu tư hết sức tin tưởng

Dự án xây dựng chứa đầy các rủi ro và nhưng điều chưa được biết đến. Tuy nhiên, việc lựa
chọn loại hợp đồng để thực hiện dự án cũng có mức độ rủi ro và chi phí cho các bên tham
gia. Mối hình thức thực hiện xác định mức độ rủi ro khác nhau được nêu trong sơ đồ dưới
đây:

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 9

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

HÌNH 1: MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VÀ NHÀ THẦU THEO LOẠI HỢP
ĐỒNG (Col debella, 2004)
2.4. Các nghiên cứu gần đây về hợp đồng:
2.4.1


Việc nhận thức của Các Nhà tư vấn về phương pháp phân tích chậm tiến độ thi
công (Nuhu và Issaka, 2008):
Việc giải quyết các yêu cầu về chậm trễ thường kéo theo việc hoàn tất chậm trễ
của các dự án xây dựng, bao gồm rất nhiều khó khăn trong đó thường dẫn đến sự
tranh luận của các bên tham gia. Nghiên cứu này là một phần của cuộc nghiên cứu
rộng rãi nhằm mục đích phát triển một mơ hình chung để giảm thiểu việc tranh
luận của các bên tham gia và giảm chi phí hiệu quả cho giải pháp tranh luận.
Trọng tâm của nghiên cứu này là hiểu biết của cá Nhà tư vấn về phương pháp
hiện tại để phân tích chậm trễ tiến độ. Dựa trên cuộc khảo sát của Hiệp hội Tư
Vấn Xây dựng của Vương Quốc Liên hiệp Anh, việc giám sát nghiên cứu, trong
số còn lại, việc nhận thức và việc sử dụng các phương pháp đó, việc hiểu biết
đáng tin cậy, bao gồm các chuyên gia, và các việc cản trở khi sử dụng của họ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng:


Phân tích sự chậm trễ là một cơng việc phức tạp, mà Kỹ sư khối lượng của dự án
thường áp dụng vai trị chủ đạo là đứng về phía của Chủ đầu tư,

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 10

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

2.4.2


Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh



Phương pháp đơn giản thường được sử dụng hơn các phương pháp phức tạp mặc
dù phương pháp đơn giản thường được biết đến là ít tin cậy hơn phương pháp
phức tạp



Cản trở chính để sử dụng phép biện chứng là: thiếu thông tin đầy đủ của dự án, sử
dụng tiến độ khơng theo phương pháp CPM, và ít cập nhật tiến độ dự án. Đó là lý
do thuyết phục rằng sự cải tiến trong kiểm soát tiến độ hiện tại và lưu giữ các hồ
sơ sẽ được đề xuất sử dụng là phương pháp đáng tin cậy hơn và, theo thứ tự, sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết suôn sẽ hơn các yêu cầu chậm trễ
Một hợp đồng chính so với nhiều hợp đồng chính (Eddy M. R, 2008):
Chính sách đối với việc xây dựng cơng trình cơng ảnh hưởng sự quan tâm của
người đóng thuế, các cấp có thẩm quyền xây dựng, nhà thầu chính, các nhà thầu
chuyên nghiệp và các bên có quyền lợi khác. Ở mỗi mức độ cụ thể, các cuộc tranh
luận dẫn đến một hình thức tối ưu để các chính sách đó được tuân thủ đã trở nên
cuộc tranh cãi dai dẵng trong những bên có quyền lợi cạnh tranh. Nghiên cứu này
giới thiệu một việc phân tích có hệ thống của vấn đề chính liên quan đến một hoặc
nhiều hợp đồng chính với ý định cung cấp dữ liệu khách quan để giải thích cuộc
tranh luận. Một cuộc thống kê phân tích đấu thầu của dự án và chi phí cuối cùng
từ mẫu quốc gia về các dự án xây dựng phát hiện rằng các dự án xây dựng công
với nhiều hợp đồng chính có 5% chi phí trực tiếp ít hơn so với việc sử dụng một
Nhà thầu chính. Hơn nữa, khoảng hơn 80% chi phí tiết kiệm được đó có thể qui
cho chi phí dự thầu thấp hơn đối với dự án nhiều hợp đồng. Kết quả của việc
nghiên cứu này cùng quan điểm với mơ hình của thuyết đấu thầu và mơ hình hiệu

xác định hiệu quả rủi ro.

2.4.3

Ảnh hưởng do dự tính khối lượng khơng chính xác của các Nhà tư vấn đối với
hợp đồng theo đơn giá (Douglas D.G và Caleb Riemer, 2009):
Bài báo này thảo luận về việc không cân bằng với giá đấu thầu trong hợp đồng
theo đơn giá trong cơng trình đường. Bài báo phân tích lý do các Nhà thầu khơng
cân bằng với giá đấu thầu của họ và tìm ra các cách cho phép các tổ chức vận tải
khơng khuyến khích thực hiện phương pháp này. Nghiên cứu phản ánh kết quả
của một cuộc khảo sát khối lượng dự tính chính xác của 462 dự án đường bộ ở
Oklahoma, và tìm thấy rằng một phương pháp để giảm thiểu việc không cân bằng
với giá đấu thầu là các tổ chức phải đảm bảo rằng khối lượng đấu thầu được sử
dụng theo dự tính của Nhà tư vấn càng chính xác càng tốt. Làm như vậy sẽ giảm
thiểu cần thiết cho Nhà thầu về việc không cân bằng để đảm bảo chi phí cố định

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 11

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

và lợi nhuận mục tiêu trên mỗi hạng mục đấu thầu khơng bị giảm do sử dụng khối
lượng dự tính của Nhà tư vấn.

Hợp đồng vì sao,? Chứng cứ. (Michael S.P, 2009):

2.4.4

Hợp đồng là một phần thường gặp đối với kiến trúc sư, kỹ sư và nền công nghiệp
xây dựng, mặc dù hợp đồng không được người sử dụng và các trường học hiểu
sâu sắc. Bài báo là bài kiểm tra theo kinh nghiệm của một mẫu khái niệm hợp
đồng để cải tiến sự hiểu biết của chúng ta về hợp đồng. Mẫu này thuyết phục rằng
hợp đồng phải được xem như một công cụ quản lý, công cụ này cung cấp các cấu
trúc để chúng ta hoàn thành các hạng mục của dự án. Việc lựa chọn hợp đồng
thích hợp tạo điều kiện thuận lợi của một tiến trình cho phép các bên tham gia đạt
được kết quả cao hơn. Mẫu xem xét hợp đồng như một công cụ đa chiều để trả lời
3 câu hỏi chính sau:


Cấu trúc của mối liên hệ tổ chức giữa các công ty là gì?



Sự sắp sếp rủi ro và lợi nhuận bao gồm trong dự án là gì?



Việc giải quyết mẫu thuẫn giữa các công ty sẽ được giải quyết như thế nào?
Kết quả cuộc nghiên cứu đề xuất mẫu khái niệm giải thích một vài sự thay đổi
trong thực hiện dự án và theo đó giữ lời hứa như là cơng cụ quản lý chiến lược

2.4.5

Việc sử dụng ngẫu nhiên các chiến lược của người đàm phán trong việc đàm phán

tranh chấp trong xây dựng (Sai On Cheung và các tác giả, 2009):
Trong quá trình đàm phán, chiến lược của người đàm phán phải phản ứng nhanh
các tình huống. Điều này thường được hiểu như là việc sử dụng ngẫu nhiên các
chiến lược của người đàm phán. Đề tài này nghiên cứu khái niệm về đàm phán
các tranh chấp trong xây dựng và có 3 giai đoạn cơng việc.


Giai đoạn 1: phát triển việc phân loại ba thứ nguyên của việc đàm phán các tranh
chấp trong xây dựng là: Nguồn gốc của sự tranh cãi, chiến lược của người đàm
phán và kết quả của việc đàm phán bởi việc phân tích các nhân tố thăm dị. Một
cấu trúc mơ hình tương đương cũng được sử dụng để xác nhận sự phân biệt này.



Giai đoạn 2: Nghiên cứu việc sử dụng ngẫu nhiên các chiến lược của người đàm
phán về kết quả tương ứng đối với nguồn gốc của sự tranh cãi từ việc sử dụng mơ
hình đa hồi qui tương đối.

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 12

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:



Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành

phố Hồ Chí Minh

Giai đoạn 3: Thảo luận về các vấn đề tìm được.
Nguồn gốc của sự tranh cãi, “chậm trễ” được phát hiện là ảnh hưởng tương đối
trong mơ hình đa hồi qui tương đối khi phân tích mối quan hệ giữa kết quả và
chiến lược. Điều đó có nghĩa là khi nguồn gốc của tranh cãi là sự chậm trễ thì một
loạt các chiến lược của người đàm phán sẽ được sử dụng, tương ứng với định
hướng của kết quả. Bài báo cũng chỉ ra rằng, chiến lược linh hoạt nhất là những gì
của q trình tìm kiếm. Nhóm chiến lược này hiệu quả đối với hầu hết các nhóm
nguồn gốc của sự tranh cãi, nhìn chung, kết quả tích cực rất được mong đợi. Tuy
nhiên, chiến lược hung hổ và quả quyết phải được sử dụng giới hạn vì chúng chỉ
có thể hữu ích khi sử dụng để dàm phán tại tòa án.

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 13

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Chương 3:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi công xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu được tóm lược trong các biểu đồ được cho dưới đây;

Khái niệm về Hợp
đồng xây dưng
So sánh các mẫu hợp
đồng xây dựng
Sự khác biệt và các
yếu tố cần quan tâm
trong công tác quản lý
Các yếu tố cần khảo
sát của công tác quản
lý hợp đồng

Kiểm tra sự cần thiết
phải khảo sát của các
yếu tố

Phát triển bảng câu hỏi
Hỏi ý kiến để chuẩn hóa
Điều chỉnh bảng câu hỏi

Thu thập dữ liệu

Gửi bảng câu hỏi đến các đối
tượng cần thu thập, điều tra

Phân tích dữ liệu

Sử dụng phương pháp thống kê
và phần mềm SPSS

Xác định chính được mức độ hiểu và quan tâm của những người được

khảo sát đối với các vấn đề trong Hợp đồng được phân tích.
SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 14

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

Sau khi phân tích các điều kiện và điều khoản trong Hợp đồng để chỉ ra các rủi ro có thể
mang lại cho các bên tham gia Hợp đồng, các câu hỏi sẽ được đặt ra để khảo sát xem các
bên tham gia hiểu về các vấn đề hoặc rủi ro đó như thế nào.
Các câu hỏi đó sẽ được cấu thành trong Bảng câu hỏi, sau khi hỏi ý kiến của một số người
có kinh nghiệm và ý kiến của giáo viên hướng dẫn sẽ được tóm lược và điều chỉnh lại và
chuẩn hóa. Sau đó, bảng câu hỏi sẽ được gửi ra ngoài để khảo sát.
Kết quả thu thập được xử lý với phần mềm Excel, SPSS để đánh giá mức độ hiểu và quan
tâm của người được khảo sát đối với các vấn đề được nêu trong Hợp đồng.
3.1. Thu thập dữ liệu:
Để hiểu biết sâu sắc và đánh giá đúng tình hình đồng thời đưa ra những chứng cứ thuyết
phục, cần phải tiến hành một cuộc khảo sát thực tế bằng cách chuẩn bi bảng câu hỏi để
khảo sát công ty xây dựng chuyên về công tác soạn thảo và quản lý Hợp đồng được chọn
để khảo sát. Tình huống khảo sát thu thập được là một cơng ty khá nổi tiếng nước ngồi ở
Việt Nam, và đối tượng khảo sát là nhân viên người Việt đang soạn thảo và quản lý Hợp
đồng.

3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Sử dụng bảng câu hỏi thật tỉ mỉ về các vấn đề về quản lý hợp đồng như các điều kiện, điều
khoản, các điểm dễ tranh chấp thường gặp.
3.3. Xử lý dữ liệu:
Sau khi có được số liệu, tiến hành phân tích và tổng hợp số liệu đó dựa trên các phương
pháp xác suất và thống kê kết sử dụng hỗ trợ của phần mềm SPSS.
3.4. Công cụ hỗ trợ:
Dùng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu.
Đối với phương pháp kiểm nghiệm Chi-Square, có thể tóm tắt lý thuyết như sau:
a.

Đặt giả thuyết thống kê:
• Giả thiết rỗng (H0): Khơng có sự khác nhau về hiểu biết về hợp đồng giữa các nhóm
có kinh nghiệm khác nhau.

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 15

MSHV: 00808580


LUẬN VĂN THẠC SĨ:

b.

Nghiên cứu về Quản lý hợp đồng thi cơng xây dựng tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh

• Giả thiết thay thế (HA): Có sự khác nhau giữa về hiểu biết hợp đồng giữa các nhóm

có kinh nghiệm khác nhau.
Tính tốn đại lượng X2
2

X  = 

(Oij ‐ Eij)2
Eij

Trong đó:
X2

Oij

Eij

đại lượng bình phương dung để kiểm định
đại diện cho số trường hợp được quan sát trong một ô cụ thể
của bảng chéo (tần số quan sát)

đại diện cho số trường hợp mong đợi gặp trong những ơ
của bảng chéo đó nếu khơng có mối liên hệ giữa hai
biến trong bảng (tần số mong đợi)
Rj x Cj

Eij = 

n

Cj

Rj

tổng số quan sát của hàng thứ i
tổng số quan sát của cột thứ i

Từ cơng thức tính X2 có thể thấy ngay X2 = 0 khi tất cả các tần số quan sát bằng
với các tần số mong đợi, nghĩa là lúc này khơng có mối liên hệ nào giữa các
biến. Mặc dù Chi-Square có thể bằng 0, nó khơng bao giờ nhận giá trị âm. O
khác biệ E càng nhiều, thì giá trị X2 tính được càng lớn, nghĩa là lúc này có khả
năng có mối lien hệ giữa 2 biến.

c. Tìm giá trị giới hạn X2(r-1)(c-1),α:
Đại lượng kiểm định này có phân phối Chi-Square nên có thể tra bảng phân
phối X2 để tìm được giá trị giới hạn với mức ý nghĩa α và số bậc tự do df=(r1)(c-1). Mức ý nghĩa là khả năng tối đa cho phép phạm phải sai lầm loại I trong
kiểm định, tức là khả năng bác bỏ H0 mặc dù thực tế H0 đúng. Nếu cho α=5%
nghĩa là khi thực hiện kiểm định ta chấp nhận một khả năng phạm sai lầm loại I
tối đa là 5%, từ đó độ tin cậy được của kiểm định là (1-α) = 95%.

d. Tiêu chuẩn giới hạn là so sánh giá trị giới hạn và đại lượng X2:
Bác bỏ giả thiết H0 nếu X2> X2(r-1)(c-1),α
Không bác bỏ được giả thuyết H0 nếu X2 ≤ X2(r-1)(c-1),α.

HVTH: TRẦN NGỌC THẮNG

Trang 16

MSHV: 00808580



×