Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Phân tích, so sánh nội lực và biến dạng trong cầu bê tông cốt thép dự ứng lực thi công theo công nghệ đà giáo di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 188 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

LÊ NHẬT TÂN

PHÂN TÍCH, SO SÁNH NỘI LỰC VÀ BIẾN DẠNG
TRONG CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP DỰ ỨNG LỰC
THI CÔNG THEO CÔNG NGHỆ ĐÀ GIÁO DI ĐỘNG
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CẦU HẦM
MÃ SỐ NGÀNH: 60 58 25

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2010


-i-

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUANG NHẬT

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. LÊ BÁ KHÁNH

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. VŨ XUÂN HÒA

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HĐ CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 30 tháng 01 năm 2010




-ii-

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: LÊ NHẬT TÂN

Phái

: Nam

Ngày tháng năm sinh : 25/08/1981

Nơi sinh

: Tiền Giang

Chuyên ngành


: Xây dựng cầu, hầm

Mã số ngành

: 60.58.25

Khóa

: K2007

Mã số học viên : 03807497

I. TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích, so sánh nội lực và biến dạng trong cầu bê tông cốt
thép dự ứng lực thi công theo công nghệ đà giáo di động.
II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Chương 1: Tổng quan về công nghệ đà giáo di động
Chương 2: Cơ sở lý thuyết tính tốn theo phương pháp đà giáo di động
Chương 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài nhịp và chiều cao dầm đến
nội lực và biến dạng trong dầm
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 02/02/2009
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/11/2009
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ Phạm Quang Nhật
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. PHẠM QUANG NHẬT

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGHÀNH



-iii-

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của Tiến só Phạm
Quang Nhật cũng như sự truyền đạt kiến thức của Quý thầy cô. Qua
đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Bách khoa Thành
phố Hồ Chí Minh, Khoa Xây Dựng và Bộ Môn Cầu Đường. Đặc biệt
tác giả chân thành cảm ơn Tiến Só Phạm Quang Nhật – Người thầy đã
trực tiếp theo dõi, hướng dẫn trong thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, góp
ý, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thu thập tài liệu để hoàn
thành luận văn.
Cảm ơn gia đình đã động viên, khuyết khích, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
TP. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Học viên

Lê Nhật Tân


-iv-

TĨM TẮT
Với luận văn này, ngồi việc giới thiệu về đặc điểm cấu tạo cũng như các
loại hình cơng nghệ của phương pháp thi công cầu trên đà giao di động, tác giả sẽ
tập trung nghiên cứu sự thay đổi của nội lực và biến dạng trong cầu ở từng giai đoạn
thi công, theo chiều dài nhịp và chiều cao dầm. Đối tượng nghiên cứu chính trong
luận văn là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực, 10 nhịp (trong đó, nhịp biên có chiều
dài bằng 0,8 lần chiều dài nhịp giữa), chiều cao dầm không đổi trên suốt chiều dài

cầu. Nghiên cứu cho các trường hợp chiều dài nhịp là 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60 m;
tương ứng với các trường hợp chiều cao dầm lần lượt là 2; 2,5; 3; 3,5 m. Trong luận
văn sẽ sử dụng phần mềm Midas/Civil để mơ hình hóa và tính tốn nội lực cho các
trường hợp.
Kết quả nghiên cứu sẽ phân tích sự thay đổi của nội lực và chuyển vị ở từng
nhịp theo các giai đoạn thi công, trong các trường hợp nêu trên.
Kết quả nhiên cứu trong luận văn cho thấy, các giá trị Nx, Qz, My và Δz phụ
thuộc chủ yếu vào số lượng bó cáp cũng như kích thước hình học của cầu và rất ít
thay đổi theo các giai đoạn thi cơng. Chỉ có mơ men xoắn Mx là thay đổi rõ rệt nhất
qua từng giai đoạn. Chính vì thế, đối với các gí trị Mx, luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu,
thiết lập biểu thức xác định giá trị Mx ở từng nhịp theo các giai đoạn thi công, với
chiều dài nhịp và chiều cao dầm khác nhau.
Kết quả nghiên cứu giúp kỹ sư thiết kế, những nhà quản lý dự án hiểu rõ hơn
ứng xử của kết cấu cầu khi thi công bằng công nghệ đà giáo di động. Sử dụng kết
quả nghiên cứu để xác định nội lực ở mỗi nhịp, dự đoán được nội lực ở giai đoạn thi
công tiếp theo.


-1-

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.....................................................................................................4
1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu: .....................................................................4
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu trong đề tài:......................................................5
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ..............................................................................6
4. Ý nghĩa khoa học và giá trị của đề tài: ...................................................................6
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ĐÀ GIÁO DI ĐỘNG ....................7
1.1. Giới thiệu sự phát triển của công nghệ đà giáo di động: .....................................7
1.1.1. Giải pháp sử dụng kết cấu đà giáo và trụ tạm thống nhất trên toàn cầu:...........7

1.1.2. Giải pháp chia nhỏ khẩu độ nhịp và sử dụng hai trụ tạm: .................................7
1.1.3. Giải pháp chia nhỏ khẩu độ nhịp và sử dụng một trụ tạm:................................8
1.1.4. Công nghệ di chuyển đà giáo trên mặt đất có sử dụng trụ tạm và kết cấu
chống đỡ: ...........................................................................................................9
1.1.4.1. Đặc điểm chung: ............................................................................................9
1.1.4.2. Nguyên lý cấu tạo và cơ cấu vận hành công nghệ:......................................10
1.1.5. Sự ra đời của công nghệ đà giáo di động: .......................................................15
1.2. Giới thiệu tổng quan về công nghệ đà giáo di động: .........................................22
1.2.1. Hệ thống đẩy dưới đúc trên: ............................................................................22
1.2.1.1. Bố trí hệ thống:.............................................................................................22
1.2.1.2. Chu trình hoạt động: ....................................................................................23
1.2.1.3. Ưu, khuyết điểm của giải pháp công nghệ:..................................................24
1.2.2. Hệ thống đẩy dưới đúc lưng chừng: ................................................................25
1.2.2.1. Bố trí hệ thống:.............................................................................................25
1.2.2.2. Chu trình hoạt động: ....................................................................................26
1.2.2.3. Ưu, khuyết điểm của giải pháp công nghệ:..................................................27
1.2.3. Hệ thống đẩy trên đúc dưới: ............................................................................28
1.2.3.1. Bố trí hệ thống:.............................................................................................28
1.2.3.2. Chu trình hoạt động: ....................................................................................29
1.2.3.3. Ưu, khuyết điểm của giải pháp công nghệ:..................................................30
1.2.4. Các phần cơ bản của hệ thống đà giáo: ...........................................................30
1.2.4.1. Dầm chính: ...................................................................................................31
1.2.4.2. Mũi dẫn: .......................................................................................................34
1.2.4.3. Dầm ngang: ..................................................................................................35
1.2.4.4. Hệ thống bàn trượt lao dầm: ........................................................................36
1.2.4.5. Khung treo:...................................................................................................38
1.2.4.6. Hệ đỡ công xon: ...........................................................................................40
1.2.4.7. Trụ đỡ:..........................................................................................................41
1.2.4.8. Hệ ván khuôn: ..............................................................................................42
1.2.4.9. Thiết bị lao, thiết bị thủy lực:.......................................................................45

1.3. Q trình phát triển cơng nghệ đà giáo di động ở Việt Nam:............................47


-2-

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TỐN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐÀ
GIÁO DI ĐỘNG ..................................................................................................49
2.1. Nguyên lý làm việc của công nghệ đà giáo di động: .........................................49
2.1.1. Nguyên lý chung:.............................................................................................49
2.1.2. Cơ chế làm việc của ván khuôn:......................................................................50
2.1.3. Tải trọng tác động lên đà giáo: ........................................................................50
2.1.4. Trạng thái chịu lực và biến dạng của đà giáo:.................................................51
2.2. Các giai đoạn làm việc của kết cấu:..................................................................51
2.3. Kích thước hình học của cầu:.............................................................................52
2.3.1. Sơ đồ bố trí nhịp: .............................................................................................53
2.3.2. Cấu tạo hình dáng và kích thước mặt cắt tiết diện: .........................................54
2.4. Bố trí cáp dự ứng lực: ........................................................................................56
2.4.1. Cấu tạo bó cáp dự ứng lực trong mặt cắt tiết diện:..........................................56
2.4.2. Tính tốn thiết kế sơ bộ bó cáp dự ứng lực trên cơ sở nguyên lý tính phẳng: 57
2.3.2.1. Bố trí cấu tạo đường cong bó cáp trên cơ sở lý thuyết lực nén hướng tâm: 58
2.3.2.2. Tính tốn thiết kế bó cáp trên cơ sở đáp ứng yêu cầu về chịu lực:..............60
2.4.3. Tính toán thiết kế dựa trên cơ sở khai thác phần mềm hiện đại:.....................61
2.5. Thiết kế trụ cầu: .................................................................................................61
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU DÀI NHỊP VÀ CHIỀU
CAO DẦM ĐẾN NỘI LỰC VÀ BIẾN DẠNG TRONG DẦM..........................65
3.1. Các trường hợp nghiên cứu:...............................................................................65
3.1.1. Chiều dài nhịp:.................................................................................................65
3.1.2. Chiều cao dầm: ................................................................................................65
3.1.3. Các trường hợp nghiên cứu: ............................................................................65
3.2. Mặt cắt ngang:....................................................................................................66

3.3. Đặc trưng vật liệu:..............................................................................................67
3.3.1. Bêtông dầm:.....................................................................................................67
3.3.2. Cáp dự ứng lực: ...............................................................................................67
3.3.3. Sơ đồ bố trí cáp dự ứng lực: ............................................................................67
3.4. Tải trọng:............................................................................................................69
3.4.1. Tải trọng tĩnh: ..................................................................................................69
3.4.2. Tải trọng dự ứng lực: .......................................................................................69
3.4.3. Ảnh hưởng của co ngót và từ biến:..................................................................70
3.4.4. Phản lực gối: ....................................................................................................70
3.5. Nội lực trong dầm bê tông cốt thép thi công theo công nghệ đà giáo di đông: .70
3.5.1. Lực dọc trục (Nx30,3) ........................................................................................71
3.5.2. Lực cắt (Qz30,3): ...............................................................................................74
3.5.3. Mô men My (My30,3): ......................................................................................78
3.5.4. Mô men Mx (Mx30,3): ......................................................................................82
3.5.5. Biến dạng (Δz30,3): ...........................................................................................86


-3-

3.6. So sánh, phân tích nội lực và chuyển vị trong các trường hợp cầu có chiều dài
nhịp và chiều cao dầm thay đổi:.........................................................................91
3.6.1. Tổng quát:........................................................................................................91
3.6.1.1. Lực dọc trục (Nx):........................................................................................91
3.6.1.2. Lực cắt (Qz): ................................................................................................93
3.6.1.3. Mô men Mx:.................................................................................................94
3.6.1.4. Mô men My:.................................................................................................96
3.6.1.5. Chuyển vị Δz:...............................................................................................98
3.6.1.6. Nhận xét: ....................................................................................................100
3.6.2. Phân tích sự thay đổi nội lực thông qua mô men Mx:...................................101
3.6.2.1. Mô men nhịp 1 (Mx.1):..............................................................................101

3.6.2.1. Mô men nhịp 2, 3, 8, 9 và 10 (Mx.2, Mx.3, Mx.8, Mx.9 và Mx.10):........122
3.6.2.2. Mô men nhịp 4, 5, 6 và 7 (Mx.4, Mx.5, Mx.6 và Mx.7): ..........................122
3.6.2.2. Tổng hợp: ...................................................................................................125
3.7. Kiểm chứng:.....................................................................................................126
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................129
PHẦN 4: PHỤ LỤC................................................................................................131
PHỤ LỤC A: CÁC TOÁN ĐỒ ĐỂ TRA CÁC HỆ SỐ K xCS. max .i , K xL. max .i , K xH. max .i ,
K xCS. min .i , K xL. min .i , K xH. min .i ........................................................................................131


-4-

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong những năm qua, nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng
đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để đạt được mục tiêu trên,
việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống giao thơng là cần thiết
và cấp bách. Việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông cần được ưu tiên đi trước
một bước để tạo tiền đề cho các nghành kinh tế khác phát triển, từ đó nâng cao đời
sống nhân dân, góp phần ổn định chính trị và phục vụ yêu cầu quốc phòng khi cần
thiết.
Để từng bước đạt được mục tiêu đề ra, một số cơng trình giao thơng quan
trọng đã được đầu tư nâng cấp mở rộng và thiết kế mới như:
+ Khu vực đồng bằng: các cơng trình như QL 1A, QL 60, QL 50, QL 80, cầu
Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương,
Trung Lương - Mỹ Thuận ...
+ Khu vực đồi núi: thiết các cơng trình như đường Hồ Chí Minh, QL 20, QL
27, cầu Bãi Cháy, đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, Hà Nội - Lào Cai ...
+ Khu vực đông dân (các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
...): các cơng trình như cầu Nhật Tân, cầu Nội Bài, cầu Hàm Rồng, cầu Phú Mỹ, đại

lộ Đông Tây, hầm Thủ Thiêm vượt sơng Sài Gịn, đường cao tốc TP. Hồ Chí
MinhLong Thành - Dầu Dây ...
Có thể thấy rằng sự phát triển của hạ tầng giao thông phản ánh rõ nét sự phát
triển mọi mặt của quốc gia. Sự phong phú, đa dạng của điều kiện tự nhiên đã dẫn tới
sự phát triển đa dạng của các cơng trình giao thơng như cầu, hầm, cơng trình phục
vụ khai thác khác…
Ngày nay, nhiều mục tiêu đặt ra đối với các cơng trình giao thơng như đảm
bảo an tồn cơng trình, an tồn giao thơng, chi phí thấp, hạn chế tối đa ảnh hưởng
bất lợi với môi trường thiên nhiên, không ảnh hưởng đến điều kiện giao thơng của
đường bên dưới cầu….Do đó, cần nghiên cứu, áp dụng các giải pháp, công nghệ


-5-

mới vào việc thiết kế, thi cơng các cơng trình cầu đường. Một trong những biện
pháp đáp ứng các yêu cầu đó là thi cơng cầu theo cơng nghệ đà giáo di động: di
chuyển cả hệ đà giáo, ván khuôn ở mỗi nhịp thi công, giảm tối đa nhân công, rút
ngắn khối lượng công việc cũng như thời gian thi công, vẫn đảm bảo giao thông bên
dưới cầu...
Trên thế giới, ý tưởng về công nghệ đà giáo di động đã hình thành từ rất
sớm. Ngày nay, nhiều giải pháp thi công đà giáo di động liên tục phát triển đảm bảo
hiệu quả cao nhất trong q trình thi cơng các cơng trình cầu.
Ở nước ta, tuy cơng nghệ đà giáo di động không phát triển mạnh lắm, nhưng
những năm gần đây việc áp dụng công nghệ này trong thi công cầu đã được chú
trọng và đã có nhiều cầu lớn thi công bằng công nghệ đà giáo di động.
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu trong đề tài:
Mục đích của đề tài là tìm hiểu rõ hơn ứng xử của cầu thi công theo phương
pháp đà giáo di động, cụ thể là tìm ra mối quan hệ giữa nội lực và chuyển vị với
chiều dài nhịp và chiều cao dầm. Từ đó, xây dựng biểu thức quan hệ giữa nội lực
hay chuyển vị với chiều dài nhịp và chiều cao dầm.

Đề tài tập trung chủ yếu vào các nội dung như sau:
- Tìm hiểu về quá trình phát triển, đặc điểm cấu tạo, các loại hình hoạt động
cũng như thực tế sử dụng công nghệ đà giáo di động trên thế giới và ở Việt Nam.
- Nêu lên một số đặc điểm cơ bản của cầu bê tông cốt thép về kích thước hình
học (sơ đồ bố trí nhịp, kích thước mặt cắt), đặc điểm vật liệu (bê tơng, cốt thép, hệ
thống dự ứng lực).
- Trình bày một số nguyên tắc chung về các giai đoạn làm việc, cách thức bố
trí cáp dự ứng lực trong dầm cũng như đặc điểm thiết kế trụ cầu bê tông cốt thép thi
công theo công nghệ đà giáo di động.


-6-

- Nghiên cứu sự thay đổi của nội lực và biến dạng khi thay đổi chiều dài nhịp
và chiều cao dầm và tìm ra quy luật tốn học cho sự thay đổi này.
- Các kết luận và kiến nghị.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đề tài nghiên cứu cầu liên tục, 10 nhịp, thẳng bằng bê tông cốt thép, mặt cắt
ngang hình hộp kính, có chiều cao khơng đổi, chiều dài nhịp biên bằng 0,8 lần chiều
dài nhịp giữa.
- Nghiên cứu cho các trường hợp chiều dài cầu (nhịp giữa) lần lượt là 30 m; 35
m; 40 m; 45 m; 50 m; 55 m; 60 m. Ứng với mỗi trường hợp chiều dài nhịp như trên,
lần lượt nghiên cứu từng trường hợp chiều cao dầm là 2,0 m; 2,5 m; 3,0 m; 3,5 m.
4. Ý nghĩa khoa học và giá trị của đề tài:
Trên thực tế, kinh nghiệm về thiết kế và thi công xây dựng cầu theo phương
pháp đà giáo di động ở nước ta còn chưa đáng kể, các tài liệu về thiết kế xây dựng
còn khan hiếm. Đất nước phát triển đòi hỏi mạng lưới giao thơng phải tương xứng,
ngày càng sẽ có nhiều cầu qui mơ được xây dựng. Vì vậy, đề tài này sẽ nghiên cứu
khía cạnh cơ bản nhất - chiều dài nhịp và chiều cao dầm - để hiểu rõ thêm về cầu thi
công theo công nghệ đà giáo di động và có thể ứng dụng được trong điều kiện Việt

Nam.
Kết quả đưa ra hy vọng có thể giúp ích cho các Kỹ sư thiết kế có thể nhanh
chóng xác định được nội lực và chuyển vị của cầu thi công theo công nghệ đà giáo
di động khi sơ bộ lựa chọn các phương án. Từ đó, có thể quyết định trước được các
kích thước hình học của cầu một cách xác đáng nhất.


-7-

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ ĐÀ GIÁO DI ĐỘNG
1.1. Giới thiệu sự phát triển của công nghệ đà giáo di động:
1.1.1. Giải pháp sử dụng kết cấu đà giáo và trụ tạm thống nhất trên toàn cầu:
Từ những năm đầu thập niên 1960, ở một số nước phát triển như CHLB Đức,
Pháp đã bắt đầu tập trung sự quan tâm đến mục tiêu hợp lý hóa sản xuất và cải tiến
cơng nghệ để nâng cao hiệu quả kỹ thuật kinh tế trong quá trình triển khai các dự án
xây dựng cơng trình cầu. Quan điểm này được quán triệt ngay trong giai đoạn lập
dự án và triển khai đồ án thiết kế kỹ thuật và cơng nghệ xây dựng. Có thể trình bày
một số giải pháp bắt nguồn từ quan điểm trên như sau:
1.1.2. Giải pháp chia nhỏ khẩu độ nhịp và sử dụng hai trụ tạm:
Đối với những cầu bê tông cốt thép dạng dầm liên tục nhiều nhịp có chiều dài
nhịp từ 30 m đến 50 m và chiều cao trụ không quá lớn (≤ 20 m), thi công trên nền
đất cứng, ổn định có thể bố trí hai trụ tạm (kiểu kết cấu lắp ghép dàn giáo chống từ
mặt đất). Trình tự tiến hành cơng nghệ bắt đầu từ một phía đầu cầu tiến dần đến
phía cầu bên kia. Q trình triển khai công nghệ thực hiện theo nguyên tắc thi công
từng nhịp một. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhà thầu đáp ứng đầy đủ vật tư
và thiết bị thì có thể triển khai đồng thời hai giai đoạn: đổ bê tông nhịp trước và
chuẩn bị lắp dựng đà giáo, ván khn, cốt thép nhịp tiếp theo.
Đổ bê tông


Ht<20 m

Lắp ván khuôn, cốt thép

Lmax = 50 m

Hình 1.1. Giải pháp chia nhỏ khẩu độ nhịp và sử dụng hai trụ tạm.


-8-

Đối với dầm bê tông cốt thép liên tục nhiều nhịp, đốt dầm đúc có chiều dài
bằng khẩu độ nhịp (nhịp biên có thể ngắn hơn). Vị trí liên kết hai đốt dầm thường
đặt ở vị trí hẫng 1/5.L (L là khẩu độ nhịp) và cũng tại vị trí này sẽ bố trí trụ tạm để
bảo đảm tính an tồn và ổn định trong các q trình thao tác cơng nghệ (đối với dầm
liên tục tại vị trí 1/5.L, mơ men uốn gần bằng 0).
Sau khi thi công xong đốt dầm bê tông cốt thép (đổ bê tông, căng kéo liên
kết), đà giáo và trụ tạm sẽ được tháo tách ra khỏi dầm để vận chuyển đến nhịp liền
kề, tiếp tục lắp ghép. Thực hiện công tác di chuyển đà giáo và trụ tạm có thể bằng
cần cẩu hoặc bằng xe chuyên dụng.
1.1.3. Giải pháp chia nhỏ khẩu độ nhịp và sử dụng một trụ tạm:
Trong trường hợp cầu có chiều cao trụ trên 20 m và chiều dài khẩu độ nhịp
bằng nhau (thông thường từ 30 m đến 50 m) có thể chỉ cần bố trí một trụ tạm ở
giữa.
Đổ bê tông

Ht<20 m

Lắp ván khuôn, cốt thép


Lmax = 50 m

Hình 1.2. Giải pháp chia nhỏ khẩu độ nhịp và sử dụng một trụ tạm.
Quá trình di chuyển và lắp ráp đà giáo, trụ tạm được thực hiện giống như giải
pháp sử dụng hai trụ tạm.
Ưu điểm của các giải pháp chia nhỏ khẩu độ nhịp và sử dụng trụ tạm thể hiện
ở chỗ: Chỉ cần một vài bộ đà giáo và trụ tạm cũng như công nghệ lắp ráp tương tự
để thi cơng ln phiên từng nhịp cho tồn bộ cầu, qua đó tạo khả năng giảm chi phí
vật tư, thiết bị và nâng cao tay nghề của công nhân theo nhịp độ tiến độ của cơng
trình. Giải pháp cơng nghệ này thích ứng đối với những cầu cạn có chiều dài nhỏ


-9-

hơn 300 m, với khẩu độ nhịp từ 30 m đến 50 m thi công trên nền đất ổn định và địa
hình tương đối bằng phẳng, Tuy nhiên, trong những trường hợp cầu thi công qua
những vùng đất yếu và trụ cao sẽ phát sinh nhiều yếu tố bất lợi do phải xử lý nền
đất làm móng cho trụ tạm và tốn kém nhiều vật tư cho việc xây dựng, gia cường trụ
tạm nhằm đáp ứng yêu cầu ổn định tối đa của kết cấu trụ trong quá trình thi cơng.

Hình 1.3. Sử dụng hệ đà giáo cố định thi công các nhịp dẫn gần bờ
1.1.4. Công nghệ di chuyển đà giáo trên mặt đất có sử dụng trụ tạm và kết cấu
chống đỡ:
1.1.4.1. Đặc điểm chung:
Về nguyên tắc giải pháp công nghệ di chuyển đà giáo trên mặt đất có sử dụng
trụ tạm và kết cấu chống đỡ cũng giống như giải pháp công nghệ sử dụng kết cấu đà
giáo và trụ tạm thống nhất trên toàn cầu.
Trên thực tế, công nghệ di chuyển đà giáo cơ bản dựa trên ý tưởng của việc
áp dụng luân phiên nhiều lần hệ thống trang thiết bị công nghệ (ván khuôn, hệ thống
thiết bị thi công cũng như nhân lực trên một cơng trình). Sự hình thành của giải

pháp cơng nghệ này chủ yếu nhằm giảm khối lượng công việc vận hành di chuyển


-10-

thiết bị, qua đó tạo khả năng hạ giá thành cơng trình. Điều kiện để áp dụng thực sự
có lợi đối với công nghệ này thể hiện ở chỗ: Cầu có số lượng nhịp lớn (nhiều hơn 7
nhịp) và địa hình bằng phẳng. Những yếu tố thuận lợi như vậy cho phép vận hành
công nghệ theo nguyên tắc: Cùng một lúc có thể di chuyển tồn bộ hệ thống thiết bị
công nghệ từ nhịp đã thi công xong đến nhịp tiếp theo. Giải pháp vận chuyển không
sử dụng cần cẩu tự hành hoặc xe chuyên dụng mà bằng đường goòng hoặc trên mặt
đất. (Di chuyển cả hệ thống đà giáo nguyên trạng mà không tháo rời ra như giải
pháp công nghệ sử dụng kết cấu đà giáo và trụ tạm thống nhất trên tồn cầu). Trên
hình 1.4 minh họa sơ đồ tổng quát cơ chế làm việc của công nghệ theo chiều dọc
cầu và ngang cầu.

Trụ tạm

Hình 1.4. Cơng nghệ di chuyển đà giáo trên mặt đất có sử dụng trụ tạm và kết cấu
chống đỡ.
1.1.4.2. Nguyên lý cấu tạo và cơ cấu vận hành công nghệ:
Sau khi xây dựng xong các trụ cầu (có thể thi cơng phần kết cấu nhịp trên các
trụ cầu đã xây dựng xong và thi công đồng thời các trụ mới), tiếp tục lắp đặt hệ
thống kết cấu phụ trợ: Hệ thống dàn giáo chống đỡ (hoặc trụ tạm), ván khuôn đặt
trên dàn đỡ, thiết bị vận hành hệ thống kết cấu công nghệ. Đối với những cơng trình
thi cơng trên nền đất yếu, sự cần thiết phải gia tải khắc phục hiện tượng lún của đất
nền hoặc có thể tăng cường khả năng chịu lực của nền đất bằng các giải pháp truyền
thống. Công nghệ đổ bê tông được tiến hành theo nguyên tắc từ nhịp đầu tiên, bắt
đầu từ vị trí có chuyển vị lớn đến vị trí đà giáo có chuyển vị nhỏ.



-11-

Hình 1.5. Thi cơng cầu cạn bằng cơng nghệ di chuyển đà giáo
Mối nối giữa các nhịp bê tông thường đặt ở vị trí 1/5.L đến 1/6.L (L là chiều
dài nhịp) để mối nối liên kết không nằm trong khu vực chịu ứng suất lớn. Mối nối là
vị trí dùng để chốt neo bó cáp dự ứng lực và nối cáp. Trước đây, các nước thường
áp dụng phương pháp công nghệ căng kéo ở khu vực mối nối với khoảng 50% số
lượng bó cáp được căng và 50% lượng cịn lại sẽ được căng kéo ở nhịp tiếp theo.
Nguyên tắc này sử dụng nhiều ở dầm bê tông cốt thép dự ứng lực thi công bằng
công nghệ đúc đẩy. Hiện nay, ở một số dự án vận dụng các qui trình mới cho phép
dùng bộ nối neo chủ động với khả năng có thể căng kéo 100% bó cáp trên một mối
nối.
Sau khi đã hồn thành các cơng việc về đổ bê tơng, căng kéo bó cáp và nối
cáp, việc tiếp theo là hạ ván khuôn, tách hệ thống đà giáo, ván khuôn ra khỏi dầm
bê tông cốt thép. Để có thể dễ dàng di chuyển qua chướng ngại vật (trụ cầu), hệ
thống đà giáo, ván khuôn được chia ra thành hai mảng kết cấu đơn lẻ làm việc độc
lập khi di chuyển. Trước khi di chuyển đến nhịp tiếp theo phải tiến hành tháo liên
kết để tách và di chuyển ngang hai mảng về hai phía sau cho các cạnh phía trong
của các bộ phận kết cấu mảng khơng vướng vào cạnh ngoài của thân và mũ trụ.


-12-

Hình 1.6. Hạ ván khn sau khi bê tơng đã đạt cường độ
Khác với công nghệ đà giáo di động với việc truyền lực trực tiếp lên trụ cầu
(kể cả giai đoạn di chuyển), ở công nghệ này sử dụng nền đất để làm nền di chuyển
hệ thống đà giáo, ván khuôn. Đường di chuyển thường được cấu tạo kiểu đường
gng.


Hình 1.7. Hệ thống trụ tạm và thanh chống sẽ được tách rời thành 2 mảng trước khi
di chuyển đà giáo


-13-

Xe gng vận chuyển tồn bộ hệ thống đà giáo, ván khn đến nhịp tiếp theo
trên đường gng. Để vận hành được hệ thống thiết bị, có sử dụng kích đẩy hoặc tời
kéo. Những giải pháp vận hành này nói chung đơn giản và thuận lợi vì tồn bộ khối
lượng công việc thao tác được thực hiện ngay trên nền đất. Đặc điểm mang tính lợi
thế của giải pháp cơng nghệ này thể hiện ở chỗ:
- Do hệ thống thiết bị công nghệ được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần nên hiệu
quả kinh tế kỹ thuật được nâng cao. Cầu càng dài thì hiệu quả kinh tế càng cao.
- Quá trình di chuyển hệ thống đà giáo trên mặt đất bằng giải pháp đẩy trên
đường goòng sẽ làm giảm chi phí vận chuyển thiết bị, qua đó làm giảm giá thành
cơng trình.
Bên cạnh những ưu điểm, giải pháp công nghệ này tồn tại một số nhược điểm
cơ bản như sau:
- Trong trường hợp nền đất yếu, việc đặt hệ thống đà giáo hoặc trụ tạm tỏ ra
không mấy thích hợp vì dưới tác dụng của tải trọng lớn (tĩnh tải dầm bê tơng cốt
thép) có thể gây nguy cơ lún và ảnh hưởng của yếu tố lún sẽ làm mất tính ổn định
bền vững của hệ đà giáo đang trong giai đoạn chịu lực. Điều này đặc biệt nguy hiểm
là quá trình lún diễn ra sau thời điểm bê tơng đóng rắn (bê tơng đã có tuổi) sẽ gây
nứt bê tơng hoặc có thể dẫn đến phá hoại kết cấu. Để khắc phục hiện tượng trên, sự
cần thiết phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật chống lún và phải đặt tải thử nghiệm
bảo đảm yêu cầu chung về biến dạng.
- Các công việc gia cường nền đất chống lún sẽ gây tốn kém ảnh hưởng đến
hiệu quả kỹ thuật và kinh tế.
- Phạm vi áp dụng của giải pháp công nghệ đà giáo di động trên mặt đất chỉ
giới hạn cho những cơng trình cầu có khẩu độ nhịp từ 21 m đến 40 m.

Một số công trình cầu được xây dựng bằng cơng nghệ đà giáo di động trên
mặt đất ở Cộng hòa Liên bang Đức vào những năm đầu thập kỷ 70:


-14-

Bảng 1.1. Một số cầu được thi công bằng công nghệ di chuyển đà giáo trên mặt đất
ở CHLB Đức
Tên cầu

Dạng mặt

Khẩu độ

Chiều cao

Chiều dài

Chu kỳ

cắt tiết

nhịp (m)

(m)

cầu (m)

xây dựng
cho một


diện

nhịp (tuần)
Grossdeuben

Bản

21

1,00

191

4

Markkleeberg

Bản

21

1,00

359

2

Bad Schandau


Bản

25 - 30

1,35

292

4

Dầm

35 - 40,25

1,80

153

8 - 10

Dầm

27 - 33

1,57

156

4-6


Posdam Hochstr

Bản

25 - 30,45

1,35

238

-

Dresden

Bản

17 - 38,5

1,50

325

4

Dầm

26,5

1,15


238,5

4

Halle Knoten

Dầm

34,8

1,60

350,69

4-5

Wismar

Bản

22 - 28

1,10

398,8

3 - 3,8

30 - 40


1,61

361,4

7-8

Bw Rb II
Bad Schandau
Bw Rb I
Magdeburg Hochstr

Plauensche
Gasse
Halle Tha
Imann Platz

Neubrandenburg Dầm - Bản


-15-

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, một số cơng trình cầu cũng đã áp
dụng loại hình cơng nghệ di chuyển đà giáo trên mặt đất để thi công như: Cầu vượt
nút Vọng (Hà Nội), cầu vượt Mai Dịch có khẩu độ 35 m, cầu Nhật Lệ (Quảng
Bình), v.v...
1.1.5. Sự ra đời của công nghệ đà giáo di động:
Sự ra đời của công nghệ đà giáo di động bắt nguồn từ ý tưởng áp dụng
nguyên lý cấu tạo và cơ chế làm việc của công nghệ di chuyển đà giáo trên mặt đất.
Sự khác nhau của hai giải pháp cơng nghệ có thể phân biệt qua các đặc điểm chính
sau:

- Ngược với ngun lý làm việc của cơng nghệ di chuyển đà giáo trên mặt đất
(đà giáo hoặc trụ tạm đặt trên mặt đất để chịu lực) thì ở công nghệ đà giáo di động
sử dụng trực tiếp các trụ chủ thể (trụ cầu được xây dựng trước đó) để chịu tải trọng
dầm bê tơng cốt thép.
- Thay vì cơ chế di chuyển đà giáo trên mặt đất bằng đường gng thì ở cơng
nghệ đà giáo di động sử dụng hệ chuyển động ngang và dọc đặt trên các giá đỡ (trụ
phụ) được bố trí hai bên trụ chủ thể. Với những đặc điểm dựa trên cơ sở ý tưởng
mới đã khắc phục được nhiều hạn chế và tồn tại của công nghệ đà giáo di động trên
mặt đất và từ đó tạo được các lợi thế mới, cụ thể: Phạm vi áp dụng công nghệ đà
giáo di động rộng hơn, có thể sử dụng nó để thi cơng cầu cạn trên các địa hình phức
tạp hoặc vượt qua các chướng ngại vực sâu, sông nước, v.v... và đặc biệt thích hợp
đối với những cầu cạn nằm trên vùng đất yếu.
- Trong q trình thi cơng khơng gây ách tắc giao thông do đảm bảo được
khoảng tĩnh không dưới cầu cho các phương tiện giao thông qua lại (trên mặt đất và
trên sông).
- Khác với công nghệ di chuyển đà giáo trên mặt đất, ở công nghệ đà giáo di
động, việc di chuyển đà giáo và ván khuôn cùng diễn ra đồng thời do nguyên lý cấu


-16-

tạo liên kết phù hợp với cơ chế vận hành đồng thời của đà giáo, ván khuôn cho phép
đơn giản hóa q trình thao tác cơng nghệ để qua đó tạo khả năng nâng cao hiệu quả
kỹ thuật và kinh tế của cơng trình.
So với cơng nghệ đúc đẩy hiện đang được nhiều nước áp dụng, trong đó ở
nước ta đã thử nghiệm thành công nhiều cầu như: Cầu Hiền Lương, cầu Quán Hầu,
cầu Sảo Phong, cầu Dinh, cầu Hà Nha, v.v... thì cơng nghệ đà giáo di động có
những ưu điểm vượt trội:
- Bảo đảm tính an tồn cơng trình cao trong q trình thi cơng vì dầm bê tông
cốt thép được chế tạo không ở trạng thái chuyển động như dầm bê tông cốt thép thi

công bằng công nghệ đúc đẩy. Ở công nghệ đà giáo di động, hệ dàn đẩy là kết cấu
phụ trợ có nhiệm vụ di động và đỡ ván khn đúc dầm. Vì vậy, trong quá trình di
chuyển, việc vận hành điều chỉnh hệ thống kết cấu thiết bị dễ dàng, thậm chí khi
đẩy, nếu có sự cố cũng khơng trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng dầm cầu
bê tông cốt thép.
- Qui mô hệ thống thiết bị vận hành (tạo lực đẩy) không cần thiết phải sử dụng
công suất cao như cơng nghệ đúc đẩy vì trọng lượng hệ thống thiết bị (đà giáo, ván
khn, hệ kích nâng, đẩy, v.v...) nhẹ. Ngồi ra, trong q trình đẩy, trọng lượng của
hệ thống thiết bị được phân thành hai mảng kết cấu làm việc độc lập nên lực đẩy
càng nhẹ hơn, cụ thể: Đối với hệ thống kết cấu dàn có khẩu độ nhịp 50 m, trọng
lượng cả dàn khoảng 650 T (mỗi mảng kết cấu nằng 325 T). Nếu sử dụng hệ trượt
bằng xe gng (hệ số ma sát khoảng 0,1) thì lực đẩy ngang chỉ cần 32 T. Trong
những trường hợp như vậy, cơng nghệ đẩy khơng phức tạp vì chỉ cần sử dụng các
loại kích cơng suất nhỏ hoặc dùng tời kéo.
- Dầm bê tơng cốt thép có sơ đồ bố trí cáp dự ứng lực phù hợp với sơ đồ phân
bố nội lực cho cả hai giai đoạn thi công và khai thác nên không hao tổn cốt thép như
công nghệ đúc đẩy.


-17-

- Cầu được thi công bằng công nghệ đà giáo di động thường không bị khống
chế giới hạn về chiều dài.

Hình 1.9. Cầu cạn được xây dựng bằng cơng nghệ đà giáo di động chạy dọc suốt
theo hai phía bờ kênh.
Do những đặc điểm mang tính lợi thế cơ bản như đã trình bày ở trên nên từ
lâu cơng nghệ đà giáo di động đã được các nước trên thế giới áp dụng để xây dựng
một khối lượng lớn cầu bê tông cốt thép. Các nước CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc,
Đài Loan là những nước đi đầu trong lĩnh vực áp dụng công nghệ đà giáo di động.

Hãng Ro Grustbau GMBH (CHLB Đức) đã sử dụng công nghệ này để xây dựng
nhiều cầu nổi tiếng thế giới như: cầu Euphrates (Irak), cầu RV1 (Thái Lan), cầu Rio
Paramo (Argentina và Paraguay), cầu Desegrat 2 (Thụy Sĩ), cầu Truen Wan (Hồng
Kông), cầu Guadina (Bồ Đào Nha) và đặc biệt trên tuyến từ Rouquebrune đến
Mentou đã có 9 cầu được xây dựng bằng công nghệ đà giáo di động.


-18-

Những năm gần đây, một số hãng đã sử dụng công nghệ đà giáo di động như
một công cụ chủ lực để xây dựng nhiều cầu bê tông cốt thép dự ứng lực, tiêu biểu
nhất là 2 hãng lớn: NRS (Nauy), Structuras (Úc) từ năm 1973 đến 2001 đã xây
dựng các cầu như trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2. Các cơng trình cầu được xây dựng bằng cơng nghệ đà giáo di động:
Tên cầu

Chiều
dài

(1)

(2)

Haihe

330 m

Beng Bu

1,0 km


Nan Cha

2,3 km

Đường sắt cao tốc
Seoul - Pussan
Đường sắt cao tốc
Seoul - Pussan
Đường cao tốc
Seoul - Pussan
Đường cao tốc
Seoul - Pussan
Đường cao tốc
Seoul - Pussan
Đường cao tốc
Seoul - Pussan

Đoạn
1
Đoạn
2
Đoạn
3
Đoạn
4
Đoạn
5
Đoạn
6


Section C230/240
Taiwan High Speed
Railway Project
Section C230/240
Taiwan High Speed
Railway Project
Bid C325a, 2nd Freeway
Ext. Project Lung Kang Nam - Ken
Viaduct Ta - Tu Bridge

Chiều
rộng

(3)
(4)
Trung Quốc
18,0 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 55 m (cầu đường sắt)
11,0 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 40 m (cầu đường sắt)
15,4 - - Đẩy dưới đúc trên
16,9 m - L = 55 m (cầu đường sắt)
Hàn Quốc
14,0 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 40 m (cầu đường sắt)
14,0 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 25 m (cầu đường sắt)
14,0 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 40 m (cầu đường sắt)

14,0 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 40 m (cầu đường sắt)
14,0 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 40 m (cầu đường sắt)
14,0 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 40 m (cầu đường sắt)
Đài Loan
13 m
- Đẩy dưới đúc trên
- L = 45 m (cầu đường bộ)
13 m

2,1
Km 2,8
Km

Giải pháp công nghệ,
khẩu độ nhịp

Năm
xây
dựng
(5)
2001
2000
1999
1999
1994
1994
1994

1993
1992
2001

- Đẩy dưới đúc trên
- L = 40 m (cầu đường bộ)

2001

18,55 m - - Đẩy dưới đúc trên
16,1 m
- L = 46 m (cầu đường bộ)

1999


-19-

Bid C312 - 14, 2nd
Freeway Ext. Hsi - Hu
Ta Cha Section, Tung Hsiao Viaduct and Yen
- Li Viaduct
Bid C313, 2nd Freeway
Ext. Hsi - Hu Ta Cha
Section, Ta - Cha
Intersection
Bid C361, 2nd Freeway
Ext. Pai - Ha Section,
Zen - Wen - Hsi river
Bridge

East - Wes expressway
E303 Taiwan National
Expressway
East - Wes expressway
E206 Taiwan National
Expressway
East - Wes expressway
E604 Taiwan National
Expressway
Second Freeway
Extension Project, Bid
E812 - 16, Taiwan Area
National Expressway
Second Freeway
Extension Project, Bid
E370, Taiwan
Intercharge
Motorway Viaduct
E404, Taiwan Area
Naional Development
Expressway
Motorway Viaduct
E404, Taiwan Area
Naional Expressway
Motorway Viaduct
E404, Taiwan Area
Naional Expressway
Utrechboog

2,5

Km 1,1
Km 850 m
3,5
Km

16,1 m 16 m 16,2 m

- Đẩy dưới đúc trên
- L = 48 m (cầu đường bộ)

1999

16,1 m

- Đẩy dưới đúc trên
- L = 45 m (cầu đường bộ)

1999

3,5
Km

16,1 m

- Đẩy dưới đúc trên
- L = 45 m (cầu đường bộ)

1998

4 Km


22,7 m

- Đẩy dưới đúc trên
- L = 37 m (cầu đường bộ)

1998

4 Km

19,7 m

- Đẩy dưới đúc trên
- L = 37 m (cầu đường bộ)

1997/
1998

4 Km

12 m

- Đẩy dưới đúc trên
- L = 40,5 m (cầu đường bộ)

1997

8 Km

22,6 m


- Đẩy dưới đúc trên
- L = 35 m (cầu đường bộ)

1997

3 Km

12 m

- Đẩy dưới đúc trên
- L = 50 m (cầu đường bộ)

1996

2,5
Km

16,1 m

- Đẩy dưới đúc trên và đẩy trên
đúc dưới
- L = 50 m (cầu đường bộ)

1995

4 Km

12 m


- Đẩy dưới đúc trên
- L = 42 m (cầu đường bộ)

1994

4 Km

12 m

- Đẩy dưới đúc trên
- L = 42 m (cầu đường bộ)

1994

3,5
Km

Hà Lan
11 m - Đẩy trên đúc dưới
- L = 50 m (cầu đường sắt)

2001


-20-

Ringroad Olomouc
D202-6, D204

1,5

Km

Kvi Suspension Bridge,
Oslo
Askoy Suspension
Bridge, Bergen
Menstad

600 m

Bolsoya

250 m

Storelubben Viaduct,
Bergen
Lodalen

300 m

Gartnerlok
Drammen
Drammen C

1057
m
433 m

1100
m

680 m
2000
m
600 m

Kristallopigi Crossing

1,4
Km

Viaduto da ribeira da
Moita
Viaduto Rio Maior

987 m

Viaduto de Alcobertas

2x0,8
Km
660 m

Viaduto de Alfeizarao
A3 - Autostrada Lisboa
- Faro Viaduto de
Alcarrache
A3 - Autostrada Lisboa
- Faro Viaduto de
Albufeira
Alcacar do Sal Ponte

Sobre o Rio Sado

2x0,6
Km

965 m

Cộng hòa Séc
15,7 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 45 m (cầu đường sắt)
Nauy
- Đẩy trên đúc dưới
- L = 35 m (cầu đường bộ)
- Đẩy dưới đúc trên
- L = 42 m (cầu đường bộ)
- Đẩy dưới đúc trên
- L = 60 m (cầu đường bộ)
- Đẩy dưới đúc trên
- L = 40 m (cầu đường bộ)
- Đẩy dưới đúc trên
- L = 42 m (cầu đường bộ)
- Đẩy dưới đúc trên
- L = 40 m (cầu đường bộ)
11 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 40 m (cầu đường bộ)
- Đẩy dưới đúc trên
- L = 48 m (cầu đường bộ)
- Đẩy dưới đúc trên
- L = 48 m (cầu đường bộ)
Hy Lạp

12,8 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 55 m (cầu đường sắt)
Bồ Đào Nha
15,5 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 35 m (cầu đường bộ)
15,4 m - Đẩy dưới đúc trên và đẩy trên
đúc dưới
- L = 40 m (cầu đường bộ)
16,1 m - Đẩy dưới đúc trên
- L = 40 m (cầu đường bộ)
15,3 m - Đẩy dưới đúc trên, MSS đôi
- L = 50 m (cầu đường bộ)
10,5 m - Đẩy dưới đúc trên, MSS đôi
- L = 62,5 m (cầu đường bộ)

2001
1994
1991
1991
1990
1990
1988
1980
1975
1973
1999/
2000
2000
2000
2000

2000
1999

840 m

17,3 m

- Đẩy dưới đúc trên, MSS đôi
- L = 35 m (cầu đường bộ)

1998/
1999

1,5
Km

18,5 m

- Đẩy dưới đúc trên, MSS đôi
- L = 44 m (cầu đường bộ)

1998


×