Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Ước tính chi phí của nhà thầu do tai nạn lao động trong thi công xây dựng tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 192 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------

NGUYỄN TRỌNG HẢI

ƯỚC TÍNH CHI PHÍ CỦA NHÀ THẦU DO TAI NẠN
LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI
TP HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: ThS. ĐỖ THỊ XUÂN LAN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. NGUYỄN DUY LONG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 25 tháng 09 năm 2010
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. TS. LƯƠNG ĐỨC LONG – Chủ tịch
2. TS. LÊ HOÀI LONG – Thư ký


3. TS. PHẠM HỒNG LUÂN – Ủy viên
4. TS. NGUYỄN DUY LONG – Ủy viên
5. TS. LƯU TRƯỜNG VĂN – Ủy viên
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ mơn quản lý chuyên ngành

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp. HCM, ngày 25 tháng 09 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN TRỌNG HẢI

Phái : Nam

Ngày tháng năm sinh: 24/11/1981

Nơi sinh: Buôn Ma Thuột


Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý Xây dựng

MSHV: 00806167

I. TÊN ĐỀ TÀI:

ƯỚC TÍNH CHI PHÍ CỦA NHÀ THẦU DO TAI NẠN
LAO ĐỘNG TRONG THI CƠNG XÂY DỰNG
TẠI T.P HỒ CHÍ MINH
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
− Phân tích ảnh hưởng của ATLĐ đến chi phí của dự án bằng cách xác định
chi phí trực tiếp trung bình của một vụ TNLĐ chết người;
− Xác định các thành tố ảnh hưởng đến việc đầu tư vào cơng tác an tồn lao
động trên cơng trường;
− Kiến nghị chi phí hợp lý dành cho công tác ATLĐ trong điều kiện xây
dựng tại thành phố Hồ Chí Minh.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 25/01/2010
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 02/08/2010
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. ĐỖ THỊ XUÂN LAN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MÔN

(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

QL CHUYÊN NGÀNH

ThS. ĐỖ THỊ XUÂN LAN


TS. LƯƠNG ĐỨC LONG


LỜI CẢM ƠN

Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến q thầy cơ, đồng nghiệp và bạn
bè đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành cuốn luận văn này. Đặc
biệt tơi gửi lịng biết ơn đến Ths. Đỗ Thị Xuân Lan – giảng viên trường đại
học Bách Khoa, người đã tận tình hướng dẫn tơi và cho tôi những lời khuyên
từ việc lập đề cương nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, các thức xử
lý số liệu cũng như việc chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ văn trong suốt thời gian
tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng muốn gửi lịng biết ơn đến chị Ngọc Bích –
công tác tại Sở LĐTBXH, người đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu về tai nạn lao
động tại Tp Hồ Chí Minh.
Để có được kết quả phỏng vấn trực tiếp tôi đã nhận được sự giúp đỡ
từ các anh chị đồng nghiệp tại công ty Vinata cũng như tại dự án Intel
Product Vietnam, tôi chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp.
Chân thành!

Nguyễn Trọng Hải


LỜI GIỚI THIỆU

Xây dựng là ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh
tế và là ngành duy nhất tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân dưới
dạng cơng trình xây dựng. Tuy nhiên, công việc xây dựng là công việc hết
sức nguy hiểm và xây dựng là ngành cơng nghiệp có nguy cơ xảy ra tai nạn
cao. Điều này thể hiện rõ thông qua các số liệu thống kê về tai nạn lao động
trong các ngành công nghiệp. Số vụ tai nạn lao động liên quan đến lĩnh vực

xây dựng trung bình chiếm 40% tổng số vụ tai nạn lao động.
Tai nạn trong xây dựng gây nên nhiều bi kịch cho con người, làm ảnh
hưởng đến tính mạng của người cơng nhân, làm hư hại tài sản, giảm năng
suất làm việc của công nhân, làm gián đoạn quá trình, làm chậm trễ thời gian
thực hiện công việc và vụ tai nạn chắc chắn làm phát sinh chi phí. Hiện nay,
có rất ít nghiên cứu định lượng về chi phí thực tế do những ảnh hưởng của tai
nạn lao động trong ngành xây dựng kể cả trên thế giới cũng như tại Việt
Nam. Nếu chi phí thực tế của vụ tai nạn (bao gồm cả chi phí gián tiếp) được
nghiên cứu một cách cụ thể, thì cơng tác an tồn lao động trên cơng trường
chắc chắn sẽ được quan tâm và xem trọng hơn. Nếu khơng có những nghiên
cứu này, những nỗ lực và ngân quỹ của nhà thầu dành cho công tác an tồn
lao động rất khó được định lượng cũng như rất khó thuyết phục các nhà thầu
đầu tư vào cơng tác an tồn lao động trên cơng trường.
Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định chi phí
trung bình của một vụ TNLĐ nghiêm trọng trong xây dựng, từ đó giúp cho
các nhà quản lý thấy rõ được chi phí thực sự do tai nạn lao động gây nên và
có một cái nhìn đúng đắn hơn về an toàn lao động, đảm bảo việc thực hiện và
quản lý tốt cơng tác an tồn lao động trên cơng trường, cũng như việc phân
bổ ngân quỹ và đầu tư vào cơng tác an tồn lao động nhằm hạn chế số vụ tai
nạn lao động xảy ra trên công trường.


Luận văn thạc sỹ

Ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI GIỚI THIỆU
MỤC LỤC .................................................................................................................. i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...........................................................................................................1
1.2. Cơ sở nghiên cứu................................................................................................4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................6
1.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................6
1.5. Lợi ích mong muốn. ...........................................................................................6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN........................................................................................8
2.1. Tổng quan về an toàn lao động tại Việt Nam. ...................................................8
2.2. Tổng quan về an tồn lao động tại thành phố Hồ Chí Minh............................12
2.3. Tai nạn và nguyên nhân xảy ra tai nạn.............................................................15
2.3.1. Định nghĩa tai nạn..........................................................................................15
2.3.2. Các nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động......................................................16
2.4. Các quy định của nhà nước về an toàn lao động..............................................17
2.4.1. Hệ thống pháp luật về bảo hộ lao động, ATLĐ và VSLĐ ............................18
2.4.2. Những nội dung quy định cơ bản của pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn
lao động và vệ sinh lao động .........................................................................22
2.5. Ảnh hưởng của an tồn lao động đến chi phí của dự án ..................................25
2.5.1. Các thiệt hại do tai nạn lao động ...................................................................25
GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang i

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Luận văn thạc sỹ


Ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng

2.5.2. Phân loại chi phí do tai nạn lao động ............................................................26
2.5.2.1. Chi phí trực tiếp ...........................................................................................27
2.5.2.2. Chi phí gián tiếp...........................................................................................28
2.6. Đầu tư vào cơng tác an tồn .............................................................................36
2.6.1. Nhân lực phụ trách về an toàn .......................................................................37
2.6.2. Đào tạo kiến thức về an toàn lao động ..........................................................38
2.6.3. Phương tiện bảo vệ cá nhân...........................................................................39
2.6.4. Giám sát kiểm tra phương tiện lao động .......................................................39
2.6.5. Chương trình về an tồn lao động .................................................................40
2.6.6. Bảo hiểm tai nạn lao động .............................................................................40
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................43
3.1. Giới thiệu..........................................................................................................43
3.2. Công cụ nghiên cứu..........................................................................................43
3.2.1. Khai thác dữ liệu thứ cấp ...............................................................................43
3.2.2. Khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp ................................................................44
3.3. Thu thập dữ liệu ...............................................................................................47
3.3.1. Khai thác dữ liệu lưu trữ ................................................................................47
3.3.2. Khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp ................................................................53
3.4. Phân tích dữ liệu...............................................................................................54
CHƯƠNG 4 XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................56
4.1. Giới thiệu .........................................................................................................56
4.2. Phân tích ảnh hưởng của an tồn lao động đến chi phí của nhà thầu .............56
4.2.1. So sánh chi phí do TNLĐ theo loại cơng trình ..............................................58
4.2.2. So sánh chi phí do TNLĐ theo đơn vị quản lý người lao động.....................61
4.2.3. So sánh chi phí do TNLĐ theo hợp đồng lao động .......................................63
4.2.4. Phân loại TNLĐ theo độ tuổi.........................................................................65
GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan


Trang ii

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Luận văn thạc sỹ

Ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng

4.2.5. Phân loại TNLĐ theo kinh nghiệm................................................................66
4.2.6. Đánh giá ảnh hưởng của văn bản quy phạm pháp luật đối với cơng tác an
tồn lao động.............................................................................................................67
4.3. Các thành tố ảnh hưởng đến việc đầu tư vào cơng tác an tồn lao động trên
cơng trường ...............................................................................................................69
4.3.1. Chi phí đầu tư vào cơng tác an toàn lao động.................................................70
4.3.2. Các thành tố ảnh hưởng đến việc đầu tư vào công tác ATLĐ phân theo loại
cơng trình ..................................................................................................................73
4.3.3. Các thành tố ảnh hưởng đến việc đầu tư vào cơng tác ATLĐ phân theo loại
hình doanh nghiệp.....................................................................................................76
4.4. Kiến nghị chi phí hợp lý dành cho cơng tác an toàn lao động trong điều kiện
xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................78
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................80
5.1. Kết luận............................................................................................................80
5.1.1. Ảnh hưởng của ATLĐ đến chi phí của nhà thầu ...........................................80
5.1.2. Các thành tố ảnh hưởng đến việc đầu tư vào công tác ATLĐ.......................81
5.2. Kiến nghị..........................................................................................................83
2.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước.................................................................83
5.2.2. Đối với chủ đầu tư .........................................................................................84
5.2.3. Đối với nhà thầu.............................................................................................85
5.3. Kiến nghị nghiên cứu sâu hơn .........................................................................86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC

GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang iii

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Luận văn thạc sỹ

Ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

: An toàn lao động

ATVSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động

BLĐTBXH

: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

BNN

: Bệnh nghề nghiệp


BHLĐ

: Bảo hộ lao động

KHCN

: Khoa Học và Cơng Nghệ

KTAT

: Kỹ thuật an tồn

NLĐ

: Người lao động

NSDLĐ

: Người sử dụng lao động

PCCC

: Phòng chống cháy nổ

PTBVCN

: Phương tiện bảo vệ cá nhân

TNLĐ


: Tai nạn lao động.

TLĐLĐVN

: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

VSMT

: Vệ sinh môi trường

GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang iv

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Luận văn thạc sỹ

Ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tỷ lệ tai nạn lao động chết người năm 2009 tại Tp. HCM.........................2
Hình 1.2: Số vụ TNLĐ từ năm 2005 đến 2009 tại Tp HCM......................................3
Hình 2.1: Tỷ lệ số người chết do TNLĐ tại các địa phương năm 2009 .....................9
Hình 2.2: Số vụ TNLĐ chết người năm 2009 theo loại hình doanh nghiệp.............10
Hình 2.3: Số vụ TNLĐ chết người năm 2009 theo lĩnh vực sản xuất ......................10
Hình 2.4: Số vụ TNLĐ tại các địa phương năm 2009 ..............................................12
Hình 2.5: Mối liên hệ giữa chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp..............................33

Hình 2.6: Mối tương quan giữa chi phí do TNLĐ và chi phí đầu tư vào ATLĐ .....36
Hình 3.1: Quy trình thực hiện khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp............................46
Hình 4.1: Biểu đồ phân loại cơng trình có TNLĐ ....................................................59
Hình 4.2: Biểu đồ chi phí do TNLĐ theo cơng trình................................................59
Hình 4.3: Biểu đồ phân loại NLĐ bị TNLĐ theo đơn vị quản lý.............................61
Hình 4.4: Biểu đồ chi phí do TNLĐ theo đơn vị quản lý .........................................62
Hình 4.5: Biểu đồ phân loại NLĐ bị TNLĐ theo HĐLĐ .........................................63
Hình 4.6: Biểu đồ chi phí do TNLĐ theo HĐLĐ .....................................................64
Hình 4.7: Biểu đồ phân loại NLĐ bị TNLĐ theo độ tuổi.........................................66
Hình 4.8: Biểu đồ phân loại NLĐ bị TNLĐ theo kinh nghiệm................................67
Hình 4.9: Số cơng trình được khảo sát......................................................................70
Hình 4.10: Chi phí dành cho cơng tác ATLĐ theo loại cơng trình ..........................70
Hình 4.11: Chi phí dành cho cơng tác ATLĐ theo loại hình doanh nghiệp .............71
Hình 4.12: Tỷ lệ đầu tư vào cơng tác ATLĐ ............................................................72
Hình 4.13: Tỷ lệ đầu tư vào ATLĐ đối với cơng trình sửa chữa, cải tạo. ................73
Hình 4.14: Tỷ lệ đầu tư vào ATLĐ đối với cơng trình xây mới nhà xưởng ............74
GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang v

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Luận văn thạc sỹ

Ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng

Hình 4.15: Tỷ lệ đầu tư vào ATLĐ đối với cơng trình xây mới nhà dân .................74
Hình 4.16: Tỷ lệ đầu tư vào ATLĐ đối với cơng trình xây mới nhà cao tầng .........75
Hình 4.17: Tỷ lệ đầu tư vào ATLĐ đối với cơng trình xây mới khác ......................75

Hình 4.18: Tỷ lệ đầu tư vào ATLĐ đối với công ty cổ phần....................................76
Hình 4.19: Tỷ lệ đầu tư vào ATLĐ đối với cơng ty TNHH .....................................77
Hình 4.20: Tỷ lệ đầu tư vào ATLĐ đối với cơng ty liên doanh ...............................77
Hình 4.21: Tỷ lệ đầu tư vào ATLĐ đối với các doanh nghiệp khác.........................78

GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang vi

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Luận văn thạc sỹ

Ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình TNLĐ tại Tp. HCM từ năm 2007 đến năm 2009 ......................2
Bảng 1.2: Tình hình TNLĐ tại Tp HCM năm 2009 ...................................................4
Bảng 2.1: Các địa phương để xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người năm 2009 .............9
Bảng 2.2: Nguyên nhân xảy ra TNLĐ do NSDLĐ năm 2009..................................10
Bảng 2.3: Nguyên nhân xảy ra TNLĐ do NLĐ năm 2009.......................................11
Bảng 2.4: Tình hình TNLĐ trên địa bàn Tp. HCM năm 2005 đến năm 2009 .........12
Bảng 2.5: Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động năm 2008 và năm 2009 ................14
Bảng 2.6: Phân biệt tai nạn lao động – Yuthanont (1998)........................................15
Bảng 2.7: Thiệt hại do TNLĐ tại Tp. HCM từ năm 2007 đến năm 2009 ................25
Bảng 2.8: Chi phí trực tiếp của vụ TNLĐ trong xây dựng.......................................28
Bảng 2.9: Chi phí gián tiếp của vụ TNLĐ trong xây dựng ......................................32
Bảng 2.10: Tổng chi phí của vụ TNLĐ trong xây dựng...........................................35
Bảng 4.1: Số vụ TNLĐ từ năm 1996 đến năm 2009 ................................................56


GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang vii

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 1: Giới thiệu

Luận văn thạc sỹ

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian qua lĩnh vực

xây dựng là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển rất nhanh. Mức độ
tăng trưởng của ngành xây dựng trong năm 2008 là 5,8% và trong năm 2009 là 12%.
Năm 2009, ngành xây dựng tạo ra 6,5% GDP so với 5,6% năm 2008. Mức tăng
trưởng được thống kê của ngành xây dựng ln cao hơn mức tăng trung bình của nền
kinh tế. Nhu cầu xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà máy cho các
ngành công nghiệp, nhu cầu sửa chữa và xây dựng mới nhà ở của nhân dân rất lớn,
kéo theo hàng loạt doanh nghiệp xây dựng được thành lập mới hoặc bổ sung thêm
chức năng hoạt động xây dựng. Trong năm 2009, các quận huyện tại Tp Hồ Chí
Minh đã cấp 32.866 giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở cho nhân dân. Hàng loạt
các cơng trình xây dựng dân dụng, cơng nghiệp, cơng trình xây dựng điện, cơng trình
giao thơng được triển khai thực hiện. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành

phố Hồ Chí Minh, thành phố hiện có 8.330 doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Về mặt kỹ thuật, bên cạnh kỹ thuật xây dựng truyền thống, các doanh nghiệp
xây dựng đã áp dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật xây dựng tiên tiến với nhiều trang bị
máy móc chuyên dùng phục vụ thi công xây dựng. Năng lực quản lý thi cơng những
cơng trình lớn, phức tạp của các doanh nghiệp xây dựng, trình độ cơng nhân xây
dựng làm việc trên địa bàn thành phố không ngừng được nâng lên, đáp ứng được
nhiều yêu cầu khắt khe của các nhà đầu tư, các tổ chức tư vấn giám sát có uy tín trên
thế giới. Trong năm 2009, Tp Hồ Chí Minh đã khánh thành cầu dây văng Phú Mỹ biểu tượng của Tp Hồ Chí Minh - với chiều dài toàn bộ cầu là hơn 2.100 m, rộng
27,5 m; khánh thành hầm chui trên đường Nguyễn Hữu Cảnh có chiều rộng 26 m,
chiều dài 430 m. Ngồi ra cịn một số cơng trình đang thi cơng như hầm Thủ Thiêm
(hầm vượt sơng lớn nhất Đơng Nam Á) có chiều dài 1.490m, bao gồm 371m hầm
dìm với chiều rộng 33,3m và chiều cao 9m; thi cơng tịa nhà Bitexco Finacial Towel
có 3 tầng hầm và 68 tầng lầu và rất nhiều tịa nhà cao tầng khác với cơng nghệ và kỹ
thuật tiên tiến đang được thi công.
GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 1

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 1: Giới thiệu

Luận văn thạc sỹ

Tuy nhiên, bên cạch việc phát triển quá nhanh và lớn của hoạt động xây
dựng trên địa bàn thành phố trong điều kiện năng lực quản lý về an toàn lao động và
vệ sinh môi trường trong hoạt động xây dựng của các ngành chức năng và bản thân
các doanh nghiệp không theo kịp cũng dẫn đến nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng vi

phạm tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và kỹ thuật an tồn trong xây dựng cịn phổ biến.
Tình trạng TNLĐ xảy ra trong hoạt động xây dựng ngày càng tăng rất báo động.
Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh Xã hội thành phố Hồ Chí
Minh, trong năm 2009 các doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn
thành phố đã xảy ra 1.319 vụ tai nạn lao động, trong đó có 111 vụ TNLĐ chết người,
làm chết 113 người và làm bị thương 1330 người. Cụ thể:
Bảng 1.1: Tình hình TNLĐ tại Tp. HCM từ năm 2007 đến năm 2009
Đơn vị tính
Số vụ tai nạn lao động

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Vụ

666

361

1.319

Số người chết

Người

117


88

103

Số người bị thương

Người

622

292

1.227

Tổng thiệt hại

1000 đồng

6.618.187

8.854.717

6.287.486

Thiệt hại về tài sản

1000 đồng

171.670


748.507

57.800

6.996

2.928

11.478

Số ngày công bị mất

Công

(Nguồn: Sở LĐTBXH Tp. HCM)
Trong các vụ tai nạn lao động xảy ra, các tai nạn lao động có liên quan đến
hoạt động xây dưng chiếm phần lớn. Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh
Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2009 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 102
vụ tai nạn lao động chết người, làm 103 người chết. Trong đó, ngành xây dựng
chiếm tỉ lệ 62%, còn lại là các ngành khác như sản xuất công nghiệp; dịch vụ, vận
tải; sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp.
Hình 1.1: Tỷ lệ tai nạn lao động chết người năm 2009 tại Tp. HCM
38%

Ngành xây dựng

62%

Khác: Sx công nghiệp, dịch vụ…


(Nguồn: Sở LĐTBXH Tp. HCM)
GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 2

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 1: Giới thiệu

Luận văn thạc sỹ

Các số liệu thống kê trên cho thấy các thiệt hại do tai nạn lao động gây nên
là rất lớn và một khi tai nạn lao động xảy ra nó sẽ gây ra hư hại tài sản, ảnh hưởng
đến sức khỏe và tính mạng của người công nhân cũng như tác động xấu đến năng
suất lao động. Việc tác động này có thể nhận thấy thông qua việc làm giảm các hoạt
động của người cơng nhân cho dù đó chỉ là một tai nạn nhỏ. Tác động này sẽ ảnh
hưởng nhiều hơn khi mà tổ đội của công nhân bị tai nạn làm việc với năng suất thấp
hơn trước khi bị tai nạn. Khi có tai nạn xảy ra thì người cơng nhân bị TNLĐ cần phải
được điều trị vết thương và các cá nhân có liên quan phải làm tường trình cũng như
báo cáo về vụ tai nạn. Các phần việc này sẽ làm phát sinh chi phí, dẫn đến việc làm
giảm lợi nhuận của dự án. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ giá trị thực của những tác
động này được biết đến.
Hình 1.2: Số vụ TNLĐ từ năm 2005 đến 2009 tại Tp HCM
1319

1400
1200
1000
782


800
600

666
543
361

400
200
0
2005

2006

2007

2008

2009

(Nguồn: Sở LĐTBXH Tp HCM - 2010)
Hiện nay, có rất ít nghiên cứu định lượng về chi phí thực tế do những ảnh
hưởng của tai nạn lao động trong ngành xây dựng kể cả trên thế giới cũng như tại
Việt Nam. Nếu chi phí thực tế của vụ tai nạn (bao gồm cả chi phí gián tiếp) được
nghiên cứu một cách cụ thể, thì cơng tác an tồn lao động trên công trường chắc chắn
sẽ được quan tâm và xem trọng hơn. Nếu khơng có những nghiên cứu này, những nỗ
lực và ngân quỹ của nhà thầu dành cho cơng tác an tồn lao động rất khó được định
lượng cũng như rất khó thuyết phục các nhà thầu đầu tư vào cơng tác an tồn lao
động trên cơng trường.


GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 3

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 1: Giới thiệu

Luận văn thạc sỹ

Vì vậy, ngân quỹ dành cho cơng tác an tồn lao động trên cơng trường xây
dựng cần được quan tâm như thế nào là vừa đủ để khơng q lãng phí hay bị bỏ sót
mà vẫn đạt được thành cơng là mong muốn khi thực hiện nghiên cứu này.
1.2.

Cơ sở nghiên cứu
Ngành công nghiệp xây dựng đóng vai trị quan trọng trong tồn bộ hệ thống

kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Tuy nhiên, công việc xây dựng là công
việc hết sức nguy hiểm và xây dựng là ngành công nghiệp có nguy cơ xảy ra tai nạn
cao, với các đặc điểm và điều kiện lao động tương đối khó khăn và không ổn định (Đ.
T. X. Lan và L. T. Văn, 2002).
− Tiến hành chủ yếu ngoài trời, phụ thuộc vào thời tiết;
− Có nhiều cơng việc nặng nhọc;
− Q trình thi cơng phức tạp;
− Mơi trường độc hại;
− Cơng nhân chưa được đào tạo có hệ thống.
Do đó, ngành xây dựng là một trong những ngành có tỷ lệ tai nạn lao động

khá cao so với những ngành nghề khác. Điều này thể hiện rõ thông qua các số liệu
thống kê về tai nạn lao động trong các ngành công nghiệp. Số vụ tai nạn lao động
trong ngành xây dựng trung bình chiếm 40% và số người chết do tai nạn lao động
chiếm 45%. Bảng 1.2 cho thấy số vụ tai nạn lao động trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
trong những năm gần đây.
Bảng 1.2: Tình hình TNLĐ tại Tp HCM năm 2009
STT

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Số vụ

Tỷ lệ

tai nạn

(%)

1

Doanh nghiệp hoạt động xây dựng

42

45,16

2

Sản xuất công nghiệp


32

34,41

3

Cơ sở dịch vụ, vận tải

17

18,28

4

Cơ sở sx tiểu thủ công nghiệp

2

2,15

93

100

Tổng cộng

(Nguồn: Sở LĐTBXH Tp. HCM)
GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 4


HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 1: Giới thiệu

Luận văn thạc sỹ

Tai nạn trong xây dựng gây nên nhiều bi kịch cho con người, giảm động cơ
làm việc của công nhân, làm gián đoạn tiến trình, làm chậm trễ thời gian thực hiện
cơng việc và ảnh hưởng đến chi phí, năng suất, danh tiếng của nền cơng nghiệp xây
dựng (Kartam, 1997). Bên cạnh đó, chi phí liên quan đến tai nạn cũng khá cao và
chiếm khoảng từ 7,9% đến 15% giá thành xây dựng (Everett và Frank, 1996).
Tai nạn lao động xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau mà ngun nhân có
thể là các yếu tố liên quan đến đặc trưng của dự án, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư
vấn giám sát, quản lý nhà nước, nhà thầu thi công, người cơng nhân ... Việc bảo đảm
an tồn lao động là một công việc đầy thách thức cho ngành công nghiệp xây dựng
với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Với thực trạng trên, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về quản
lý an toàn trong hoạt động xây dựng. Năm 2003 Quốc hội đã ban hành Luật Xây
dựng quy định trách nhiệm của các đơn vị tham gia đầu tư xây dựng cơng trình về
đảm bảo an tồn cho cơng trình xây dựng (khoản b, điều 52; điều 78). Chính Phủ
cũng đã quy định việc quản lý an tồn lao động trên cơng trường xây dựng là một
phần công việc trong quản lý thi công xây dựng (điều 27 và điều 30, Nghị Định 12,
2009). Tuy nhiên, các chi phí cụ thể dành cho cơng tác an toàn trong hoạt động xây
dựng chưa được thể hiện rõ trong q trình lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
cơng trình. Trong thơng tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng
về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình khơng thấy đề cập cụ
thể đến chi phí dành cho cơng tác an tồn lao động. Theo thơng tư này thì Chi phí
trực tiếp khác là chi phí cho những cơng tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây

dựng cơng trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ cơng trường,
an tồn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh,
thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước, vét bùn khơng thường xun
và khơng xác định được khối lượng từ thiết kế (điều 6, mục 3.1.1). Và phải chăng
chính việc khơng xác định rõ chi phí dành cho cơng tác an tồn lao động nên các nhà
thầu thường không đầu tư vào công tác an tồn lao động, dẫn đến tình trạng tai nạn
lao động trong xây dựng ngày càng gia tăng.
Bởi vì tai nạn lao động trong ngành xây dựng thường xuyên xảy ra và hậu
quả của vụ tai nạn là rất lớn, cho nên nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác
định chi phí trung bình của một vụ TNLĐ nghiêm trọng trong xây dựng, từ đó giúp
GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 5

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 1: Giới thiệu

Luận văn thạc sỹ

cho các nhà quản lý thấy rõ được chi phí thực sự do tai nạn lao động gây nên (chi phí
bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp) và có một cái nhìn đúng đắn hơn về
an tồn lao động, đảm bảo việc thực hiện và quản lý tốt công tác an tồn lao động
trên cơng trường cũng như việc phân bổ ngân quỹ cho cơng tác an tồn lao động.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu
Việc quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng là một phần công


việc trong quản lý thi công xây dựng. Nếu không thực hiện tốt cơng việc này thì tai
nạn sẽ rất dễ xảy ra. Khi tai nạn lao động xảy ra nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và
tính mạng của người cơng nhân, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, năng suất
lao động của nhà thầu và làm phát sinh chi phí. Chính vì thế, mục tiêu của đề tài là:
− Phân tích ảnh hưởng của ATLĐ đến chi phí của dự án bằng cách xác định
chi phí trực tiếp trung bình của một vụ TNLĐ chết người;
− Xác định các thành tố ảnh hưởng đến việc đầu tư vào cơng tác an tồn lao
động trên cơng trường;
− Kiến nghị chi phí hợp lý dành cho cơng tác ATLĐ trong điều kiện xây
dựng tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu
Mỗi loại cơng trình thường có một số cơng việc đặc trưng nguy hiểm riêng

cho loại cơng trình đó, vì thế tai nạn lao động cũng theo đó mà khác nhau và tỷ lệ
xảy ra tai nạn cũng khác nhau. Với mong muốn đạt được một số liệu tương đối đầy
đủ và phản ánh tổng quát nhất về bản chất của những vấn đề liên quan đến an toàn
lao động, các tai nạn trong hoạt động xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn 1996 đến 2009 sẽ được tập trung khảo sát.
Bên cạnh đó các cán bộ quản lý cơng trường, các nhân viên kế tốn phụ
trách việc lưu trữ các dữ liệu liên quan đến chi phí dành cho cơng tác an tồn lao
động trên công trường cũng được khảo sát nhằm làm rõ các chi phí mà nhà thầu đã
đầu tư vào cơng tác ATLĐ tại cơng trường.
1.5.

Lợi ích mong muốn.
Kết quả của nghiên cứu này có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của an tồn

lao động đến chi phí của dự án xây dựng.

GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 6

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 1: Giới thiệu

Luận văn thạc sỹ

Các thành tố ảnh hưởng đến việc đầu tư vào cơng tác an tồn lao động cũng
như chi phí dành cho cơng tác an toàn lao động sẽ được nghiên cứu và đề xuất.
Kết quả sẽ giúp các bên liên quan trong dự án xây dựng có một cái nhìn
đúng đắn hơn về vấn đề an tồn lao động, từ đó phân bổ nguồn lực cho cơng tác an
tồn lao động. Và làm sao để nguồn lực dành cho cơng tác an tồn lao động được
phân bổ hợp lý và tiết kiệm cũng là điều mà nghiên cứu này cần phải đạt được.

GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 7

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 2: Tổng quan

Luận văn thạc sỹ

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về an toàn lao động tại Việt Nam.
Theo báo cáo của 63 Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, trong năm 2009

cả nước đã xảy ra 6.250 vụ TNLĐ làm 6.421 người bị nạn, trong đó có 507 vụ
TNLĐ chết người làm 550 người chết, 1.221 người bị thương nặng, có 88 vụ có từ 2
người bị nạn trở lên. Một số vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong năm 2009: Vụ sạt
lở núi đá bên ta luy dương của đoạn đường đang thi công tại km 112 + 900 tỉnh lộ
105 thuộc huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La làm 4 công nhân bị chết ngày 06/01/2009; Vụ
điện giật làm 3 người chết và 3 người bị thương tại phường Ba Đình, thành phố
Thanh Hóa ngày 30/10/2009; Nhiều vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trong quá trình xây
dựng tòa nhà Keangnam (Hà Nội) làm 4 người chết và 3 người bị thương vào các
ngày 21, 22, 27 tháng 7 năm 2009; Vụ TNLĐ trong khi khai thác đá làm 2 người
chết tại núi Ràn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày 17/08/2009.
Các địa phương xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người năm 2009:
− Thành phố Hồ Chí Minh: 1.319 vụ làm 1.330 người bị nạn, trong đó có
102 vụ chết người, làm 103 người chết (chiếm 18,7% tổng số người chết),
113 người bị thương nặng;
− Đồng Nai: 1.525 vụ làm 1.542 người bị nạn, trong đó có 30 vụ chết người,
làm 30 người chết (chiếm 5,4% tổng số người chết), 184 người bị thương
nặng;
− Quảng Ninh: 370 vụ làm 382 người bị nạn, trong đó có 27 vụ chết người,
làm 30 người chết (chiếm 5,4% tổng số người chết), 225 người bị thương
nặng;
− Hà Nội: 111 vụ làm 113 người bị nạn, trong đó có 23 vụ chết người, làm
26 người chết (chiếm 4,7% tổng số người chết), 81 người bị thương nặng;
− Bình Dương: 638 vụ làm 648 người bị nạn, trong đó có 23 vụ chết người,
làm 24 người chết (chiếm 4,4% tổng số người chết), 29 người bị thương

nặng.
GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 8

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 2: Tổng quan

Luận văn thạc sỹ

Bảng 2.1: Các địa phương để xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người năm 2009
STT

Địa phương

Số vụ
TNLĐ

Số vụ

Số

Số

Số người

TNLĐ chết


người bị

người

bị thương

người

nạn

chết

nặng

1

Tp. Hồ Chí Minh

1.319

102

1.330

103

113

2


Đồng Nai

1.525

30

1.542

30

184

3

Quảng Ninh

370

27

382

30

225

4

Hà Nội


111

23

113

26

81

5

Bình Dương

638

23

648

24

29

6

Hà Nam

30


15

46

19

16

7

Long An

99

14

99

14

19

8

Hải Phịng

84

14


87

14

20

9

Hải Dương

60

13

64

13

16

10

Sơn La

20

11

31


16

15

(Nguồn: Bộ LĐTBXH)
Hình 2.1: Tỷ lệ số người chết do TNLĐ tại các địa phương năm 2009
19%

Tp. Hồ Chí Minh
5%

66%

5%
5%

Đồng Nai
Quảng Ninh
Hà Nội
Các địa phương khác

(Nguồn: Bộ LĐTBXH)
Theo phân tích từ 135 biên bản điều tra về các vụ TNLĐ chết người trong
năm 2009, ta có một số đánh giá sau (Bộ LĐTBXH – 2009):
− Theo loại hình doanh nghiệp thì công ty TNHH và công ty cổ phần là
những đơn vị để xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất (chiếm 61% tổng
số vụ TNLĐ chết người). Tiếp đó là loại hình DNNN và cơng ty cổ phần
vốn nhà nước (vốn nhà nước >51%).

GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan


Trang 9

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 2: Tổng quan

Luận văn thạc sỹ

Hình 2.2: Số vụ TNLĐ chết người năm 2009 theo loại hình doanh nghiệp
9%

8%

10%

Cơng ty cổ phần vốn nhà nước
Công ty TNHH và công ty cổ phần

12%

Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
61%

Khác

(Nguồn: Bộ LĐTBXH)
− Theo lĩnh vực sản xuất thì lĩnh vực xây lắp các cơng trình dân dụng, cơng

nghiệp và cơng trình giao thông chiếm 51,11% trên tổng số vụ TNLĐ chết
người. Tiếp đó là lĩnh vực khai thác than, khống sản; cơ khí chế tạo
Hình 2.3: Số vụ TNLĐ chết người năm 2009 theo lĩnh vực sản xuất
51%

27%

Lĩnh vực xây dựng
Lĩnh vực khai thác than
Lĩnh vực cơ khí, chế tạo

6%

Khác: sx vlxd, luyện kim…

16%

(Nguồn: Bộ LĐTBXH)
2.1.1.

Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ
Với đặc thù công việc nên nguy cơ xảy ra tai nạn lao động trong ngành xây

dựng là rất cao. Theo thống kê của Bộ LĐTBXH thì các nguyên nhân xảy ra tai nạn
lao động do người sử dụng lao động, do người lao động và do các cơ quan quản lý
nhà nước được thể hiện như sau:
Bảng 2.2: Nguyên nhân xảy ra TNLĐ do NSDLĐ năm 2009
STT

Nguyên nhân gây tai nạn


Tỷ lệ (%)

1

Không huấn luyện về ATLĐ cho NLĐ

11,85

2

Thiết bị khơng đảm bảo an tồn

26,67

3

Khơng có thiết bị an tồn

4

Khơng có quy trình, biện pháp ATLĐ

5

Khơng đảm bảo mơi trường làm việc an tồn

6

Do tổ chức lao động khơng hợp lý


14,07

7

Không trang bị PTBVCN cho NLĐ

5,19

Tổng cộng

2,96
14,81
0,74

76,29
(Nguồn: Bộ LĐTBXH)

GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 10

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 2: Tổng quan

Luận văn thạc sỹ

Bảng 2.3: Nguyên nhân xảy ra TNLĐ do NLĐ năm 2009

STT

Nguyên nhân gây tai nạn

Tỷ lệ (%)

1

Vi phạm các quy định về ATLĐ

14,07

2

Không sử dụng PTBVCN

4,44

3

Các nguyên nhân khách quan

5,20

Tổng cộng

23,71
(Nguồn: Bộ LĐTBXH)

Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước:

− Cơng tác thanh tra của Thanh tra Nhà nước về lao động chưa thường
xuyên, số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại các
doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh tra
viên chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số
lượng lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh. Nhiều địa phương do thiếu thanh
tra viên lao động nên hầu hết chỉ tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành, số
cuộc thanh tra lao động còn rất ít. Do đó khơng kịp thời phát hiện những
vi phạm pháp luật Lao động, dẫn đến nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đã
xảy ra;
− Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa được các cơ quan quản lý Nhà
nước thanh, kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời nên tình trạng vi
phạm các quy định của pháp luật, các Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an
tồn lao động cịn phổ biến đặc biệt tại các doanh nghiệp tư nhân; lao
động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; các hộ kinh doanh cá
thể, các làng nghề;
− Việc xử lý các vụ TNLĐ chết người đặc biệt nghiêm trọng chưa nghiêm:
6 tháng đầu năm 2009 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ nhận
được 35 biên bản điều tra hoặc báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người
của các địa phương, khơng có trường hợp nào bị đề nghị truy tố trách
nhiệm hình sự. Việc xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với những
người vi phạm để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cũng chưa nghiêm, chưa kịp
thời;

GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 11

HVTH: Nguyễn Trọng Hải



Chương 2: Tổng quan

Luận văn thạc sỹ

− Một số vụ xác định nguyên nhân gây tai nạn chưa chính xác nên chưa đưa
ra được các biện pháp phù hợp để phòng ngừa TNLĐ tái diễn.
2.1.2.

Thiệt hại về vật chất
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy

ra trong năm 2009 (chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình
người chết và những người bị thương...) là 39,388 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 2,7
tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do TNLĐ lên đến 457.817 ngày.
Trong số các vụ tai nạn lao động xảy ra trên cả nước, các vụ tai nạn xảy ra
tại cơng trình tịa nhà Keangnam (Hà Nội) là được nhắc đến nhiều nhất trong thời
gian qua. Trong khoảng thời gian từ tháng 07 năm 2009 đến tháng 02 năm 2010, tại
công trường này đã xảy ra 5 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết 6 người và
làm bị thương 3 người. Cơng trình liên tục bị đình chỉ thi cơng để phục vụ cho công
tác điều tra tai nạn lao động và thiệt hại do các vụ TNLĐ gây ra là rất lớn và chưa thể
thống kê được.
2.2.

Tổng quan về an tồn lao động tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ đơ thị

hóa nhanh, thi cơng nhiều cơng trình xây dựng thì thành phố Hồ Chí Minh ln nằm
trong những vị trí đầu của cả nước về số vụ tai nạn lao động.
Hình 2.4: Số vụ TNLĐ tại các địa phương năm 2009
1800

1525

1600
1400

1319

1200
1000
800

638

600

370

400

111

200
0
TP HCM

Đồng Nai

Quảng Ninh

Hà Nội


Bình Dương

(Nguồn: Bộ LĐTBXD – 2010)
Trong năm 2009 các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 1.319 vụ tai nạn lao động, làm chết 103 người
GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 12

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


Chương 2: Tổng quan

Luận văn thạc sỹ

và làm bị thương nặng 113 người. Chi phí thiệt hại là 6.287.486.000 đồng (trong đó
thiệt hại về tài sản là 57.800.000 đồng), làm mất 11.478 ngày công lao động. Tần
suất tai nạn lao động năm 2009 là 2,47%o.
Bảng 2.4: Tình hình TNLĐ trên địa bàn Tp. HCM năm 2005 đến năm 2009
Số vụ TNLĐ

Tổng số người bị TNLĐ

Thiệt hại do TNLĐ

Tần
Tổng số
suất

Số
Số
Thiệt hại
tiền
thiệt
TNLĐ
người
ngày
về tài
hại do
hàng
bị
cơng
sản
TNLĐ
năm
thương
nghỉ do
(ngàn
(triệu
(%o)
nặng
TNLĐ
đồng)
đồng)

Tổng
số

Số vụ

chết
người

Tổng
số

Số
người
chết

2005

543

65

572

67

92

2,65

6.451

5.635

932.264


2006

782

98

798

100

3

2,97

8.682

5.752

5.007

2007

666

89

739

117


4

2,44

6.996

6.618

171.671

2008

361

87

380

88

36

1,10

2.928

8.854

748.507


2009

1.319

102

1.330

103

113

2.47

11.478

6.287

57.800

Năm

(Nguồn: Sở LĐTBXH)
Tình hình TNLĐ trên địa bàn thành phố những năm gần đây diễn biến phức
tạp, tần suất TNLĐ tăng trong năm 2009 và tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng và
cơ khí (chiếm hơn 50%). Phân tích nguyên nhân của các vụ TNLĐ chết người xảy ra
trong năm 2009, một số vi phạm phổ biến của các có TNLĐ như sau:
− Khơng thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về ATLĐ, VSLĐ và
các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong q trình tổ chức sản xuất,
kinh doanh, thi cơng công trường xây dựng;

− Không đánh giá đúng và không quản lý được những rủi ro tiềm ẩn của
doanh nghiệp; không nắm vững đầy đủ các thông tin về điều kiện lao
động; khơng thực hiện tồn diện những giải pháp về ATLĐ và VSLĐ, đôi
khi chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực mà người quản lý doanh nghiệp
nắm vững và có kinh nghiệm;

GVHD: ThS. Đỗ Thị Xuân Lan

Trang 13

HVTH: Nguyễn Trọng Hải


×