Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Xem xét các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế của dự án cầu đường tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 141 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

TƠ CƠNG NGUN LÃM

XEM XÉT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
THIẾT KẾ CỦA DỰ ÁN CẦU ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số ngành : 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : T.S TRỊNH THÙY ANH

Cán bộ chấm nhận xét 1 : T.S PHẠM HỒNG LUÂN

Cán bộ chấm nhận xét 2 : T.S ĐINH CÔNG TỊNH

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 15 tháng 01 năm 2011
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên nghành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


Bộ mơn quản lý chuyên nghành


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TÔ CÔNG NGUYÊN LÃM

Phái: Nam.

Ngày, tháng, năm sinh: 04/02/1985

Nơi sinh: Ninh Thuận

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MSHV: 09080240
1- TÊN ĐỀ TÀI:
XEM XÉT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CỦA DỰ ÁN
CẦU ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế của một dự án cầu đường, xem xét sự nhất
quán trong việc nhìn nhận về vấn đề chất lượng thiết kế giữa tư vấn thiết kế (bên tạo ra sản
phẩm) và chủ đầu tư (khách hàng)... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
..........................................................................

..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: T.S TRỊNH THÙY ANH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Trong một khoảng thời gian ngắn với khối lượng công việc tương đối lớn thật
không dễ dàng để hoàn thành. Do vậy để thực hiện xong luận văn này thật sự rất
cảm ơn tất cả mọi người: Sự nhiệt huyết tận tâm của các Thầy cô trong bộ môn thi
công Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM, sự tận tình của giáo viên hướng dẫn
Cơ Trịnh Thùy Anh, Sự cảm thông của cơ quan công tác (Phân Viện Khoa Học
Cơng Nghệ GTVT Phía Nam) đã tạo điều kiện về thời gian cũng như những thuận
lợi để thực hiện đề tài, sự nhiệt tình giúp đỡ của các bạn những người đã giúp đỡ

rất nhiều trong quá trình khảo sát. Và đặc biệt nếu khơng có sự động viên của
những người bạn thân thiết, những người đồng nghiệp tuyệt vời, những người thân
u nhất thì có lẽ việc hồn thành luận văn này là không thể. Xin chân thành cảm
ơn tất cả! chúc mọi người thành công, hạnh phúc, sức khỏe trong cuộc sống.


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khi nói đến vấn đề chất lượng trong xây dựng thì chất lượng trong thi công thường
được quan tâm đến nhiều nhất, vấn đề chất lượng trong thiết kế chưa thực sự được
quan tâm nhiều. Xuất phát từ điều này mà chưa thực sự có một hệ thống tiêu chí rõ
ràng và đầy đủ để thực hiện việc đánh giá chất lượng thiết kế của 1 dự án, bên
cạnh đó vấn đề khác nhau trong quan điểm nhìn nhận về chất lượng thiết kế giữa
bên tạo ra sản phẩm (tư vấn thiết kế) và khách hàng (chủ đầu tư) cũng ảnh hưởng
nhiều tới việc tạo thành một sản phẩm thiết kế tốt đáp ứng các yêu cầu đưa ra.
Bằng cách tiến hành khảo sát hai nhóm đối tượng tư vấn thiết kế và chủ đầu tư làm
việc trong lĩnh vực cầu đường kết hợp với các tài liệu, quy định, nghiên cứu trước
nghiên cứu này đã đưa ra được một hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết
kế của một đồ án cầu đường. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng có một số
khác nhau cơ bản trong việc nhìn nhận về chất lượng thiết kế của 1 dự án giữa tư
vấn thiết kế và chủ đầu tư. Mơ hình cấu trúc AHP được áp dụng để xây dựng hệ
thống các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế, kỹ thuật so sánh cặp trong phương
pháp AHP được sử dụng để so sánh sắp hạng giữa các tiêu chí với nhau. Với một
hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế đã đưa ra sẽ giúp cho việc kiểm
soát chất lượng được thực hiện tốt hơn trong giai đoạn triển khai dự án và có thể
được sử dụng để kiểm tra đánh giá sau khi dự án đã hoàn thành, bên cạnh đó việc
nhìn nhận được sự khác nhau trong quan điểm về chất lượng sẽ giúp cho các bên
có sự điều chỉnh phù hợp đồng thời có những biện pháp quản lý chất lượng để tạo
ra những sản phẩm thiết kế ngày càng tốt hơn.



ABSTRACT
In quality of construction project, quality of construction phase is usually attended
very much while quality of construction design phase is opposite. Therefore, there
isn’t a clear, complete system to evaluate construction design quality of the
project. Besides, The difference in terms of perceptions of construction design
quality between producer (design consultant) and client (owner) affect design
product production very much. By surveying two groups: design consultant and
owner combine with literature review, The research has given a system of criteria
to evaluate construction design quality of a transport project. The result of research
show that there are some basic differences in perceptions of construction design
quality between design consultant and owner. AHP architecture model is applied
to build a system of criteria evaluating construction design quality, pair-wised
technology in AHP method is applied to compare the ranking of criterias. The
system of criterias evaluating construction design quality help to controll quality
in ongoing project period and audit in post-project period. Besides if we know the
difference in terms of perceptions of quality, we will have adjustments suitably
and quality management method to make design product better.


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 7
1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................................ 7
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 7
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 9

1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 10
1.5 Kết quả mong đợi .................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ...................................................................................................... 12
2.1 Thiết kế xây dựng.................................................................................................... 12
2.1.1 Sơ lược về thiết kế xây dựng ............................................................................................ 12
2.1.2 Nội dung thiết kế xây dựng cơng trình ........................................................................... 12
2.1.3 Các bước thiết kế xây dựng cơng trình........................................................................... 13

2.2 Khái qt về chất lượng ......................................................................................... 14
2.2.1 Khái niệm chất lượng ....................................................................................................... 14
2.2.2 Quản lý chất lượng ........................................................................................................... 17

2.3 Khái quát về chất lượng trong xây dựng .............................................................. 17
2.3.1 Chất lượng sản phẩm xây dựng ...................................................................................... 17
2.3.2 Chất lượng Thiết kế trong xây dựng .............................................................................. 19

2.4 Các nghiên cứu liên quan đã được công bố .......................................................... 27
2.5 Phương pháp định lượng AHP .............................................................................. 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 32
3.1 Quy trình nghiên cứu.............................................................................................. 32
3.2 Thu thập dữ liệu ...................................................................................................... 33
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ............................................................................... 33
3.2.2 Quy mô mẫu nghiên cứu .................................................................................................. 34

3.3 Các phương pháp, công cụ nghiên cứu ................................................................. 35
3.3.1 Công cụ nghiên cứu .......................................................................................................... 35
3.3.2 Chương trình ứng dụng ................................................................................................... 52

HV: Tô Công Nguyên Lãm


1


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ...................................................................................... 55
4.1 Xác định sơ bộ các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế bằng phỏng vấn ........ 56
4.1.1 Câu hỏi phỏng vấn ............................................................................................................ 56
4.1.2 Kết quả khảo sát các chuyên gia ..................................................................................... 56

4.2 Tổng hợp các tiêu chí đánh giá chất lượng ........................................................... 57
4.3 Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế ..................... 59
4.4 Cấu trúc AHP của chất lượng thiết kế .................................................................. 83
4.5 Trọng số, sắp hạng các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế ............................. 87
4.6 Phân tích đánh giá sự nhất qn trong việc nhìn nhận về chất lượng thiết kế
giữa Tư vấn thiết kế và chủ đâu tư...................................................................... 103
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 107
PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 133

HV: Tô Công Nguyên Lãm

2


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Dự tốn chi phí ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản
Bảng 2.1: Các tiêu chí đánh giá chất lượng của một dự án thiết kế
Bảng 3.1: Thang đo 9 mức
Bảng 3.2: Bảng liên hệ kích thước ma trận và chỉ số ngẫu nhiên
Bảng 4.1: Các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế
Bảng 4.2: Kết quả thu thập bảng câu hỏi khảo sát
Bảng 4.3: Kết quả thống kê vị trí cơng tác hiện tại của người trả lời
Bảng 4.4: Kết quả thống kê kinh nghiệm công tác của người trả lời
Bảng 4.5: Kết quả thống kê chức vụ hiện tại của người trả lời
Bảng 4.6: Kết quả thống kê loại hình dự án đang tham gia của người trả lời
Bảng 4.7: Kết quả thống kê các tiêu chí chất lượng đầu vào thiết kế
Bảng 4.8: Kết quả thống kê các tiêu chí chất lượng q trình thực hiện thiết kế
Bảng 4.9: Kết quả thống kê các tiêu chí chất lượng đầu ra thiết kế
Bảng 4.10: Kết quả thống kê bảng câu hỏi khảo sát phản hồi
Bảng 4.11: Kinh nghiệm của chuyên gia
Bảng 4.12: Kiểm tra tính nhất qn nhóm tiêu chí “Chất lượng đầu vào thiết kế”
Bảng 4.13: Kiểm tra tính nhất qn nhóm tiêu chí “Tư vấn thiết kế”
Bảng 4.14: Kiểm tra tính nhất qn nhóm tiêu chí “Số liệu, căn cứ thiết kế”
Bảng 4.15: Kiểm tra tính nhất qn nhóm tiêu chí “Chủ đầu tư”
Bảng 4.16: Kiểm tra tính nhất qn nhóm tiêu chí “Q trình thực hiện tk”
Bảng 4.17: Kiểm tra tính nhất qn nhóm tiêu chí “Chất lượng đầu ra sản phẩm thiết
kế”
Bảng 4.18: Kiểm tra tính nhất qn nhóm tiêu chí “u cầu chung”
Bảng 4.19: Kiểm tra tính nhất qn nhóm tiêu chí “Q trình thi cơng”
Bảng 4.20: Kiểm tra tính nhất qn nhóm tiêu chí “Hình thức hồ sơ”
Bảng 4.21: Tổng sắp hạng nhóm tiêu chí “Tư vấn thiết kế”
Bảng 4.22: Kiểm tra tính nhất qn của nhóm tiêu chí “Tư vấn thiết kế”
Bảng 4.23: Trọng số trung bình của nhóm tiêu chí “Chất lượng đầu vào thiết kế (D)”

Bảng 4.24: Trọng số trung bình của nhóm tiêu chí “Tư vấn thiết kế”
Bảng 4.25: Trọng số trung bình của nhóm tiêu chí “Số liệu, căn cứ thiết kế (D2)”
Bảng 4.26: Trọng số trung bình của nhóm tiêu chí “Chủ đầu tư (D3)”
Bảng 4.27: Trọng số, sắp hạng các tiêu chí thuộc mục tiêu chất lượng “Chất lượng
đầu vào thiết kế (D)”
Bảng 4.28: Trọng số, sắp hạng các tiêu chí thuộc mục tiêu chất lượng “ Quá trình
thực hiện thiết kế (Q1)”
Bảng 4.29: Trọng số, sắp hạng các tiêu chí thuộc mục tiêu chất lượng “ Chất lượng
đầu ra thiết kế (R)”
Bảng 4.30: Trọng số, sắp hạng các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế của dự án
Bảng P.1: Kiểm định thang đo
Bảng P.2: Bảng tổng hợp hệ số nhất quán CR của các nhóm tiêu chí
Bảng P.3: Bảng tổng hợp kiểm tra tính nhất quán giữa các chuyên gia
Bảng P.4: Trọng số các tiêu chí thuộc nhóm “Q trình thiết kế” của Tư vấn thiết
kế
Bảng P.5: Trọng số các tiêu chí thuộc nhóm “Chất lượng đầu ra thiết kế ” của Tư
vấn thiết kế
Bảng P.6: Trọng số các tiêu chí thuộc nhóm “Yêu cầu chung” của Tư vấn thiết kế
Bảng P.7: Trọng số, sắp hạng tiêu chí “Q trình thi công” của Tư vấn thiết kế
Bảng P.8: Trọng số, sắp hạng tiêu chí “Hình thức hồ sơ” của Tư vấn thiết kế

HV: Tô Công Nguyên Lãm

3


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh


Bảng P.9: Trọng số các tiêu chí thuộc nhóm “Chất lượng đầu vào thiết kế” của chủ
đầu tư
Bảng P.10: Trọng số, sắp hạng tiêu chí “Tư vấn thiết kế” của chủ đầu tư
Bảng P.11: Trọng số, sắp hạng tiêu chí “Số liệu, căn cứ thiết kế” của Chủ đầu tư
Bảng P.12: Trọng số, sắp hạng tiêu chí “Chủ đầu tư” của Chủ đầu tư
Bảng P.13: Trọng số, sắp hạng tiêu chí “Q trình thiết kế” của Chủ đầu tư
Bảng P.14: Trọng số các tiêu chí thuộc nhóm “Chất lượng đầu ra thiết kế” của Chủ
đầu tư
Bảng P.15: Trọng số, sắp hạng tiêu chí “Yêu cầu chung” của Chủ đầu tư
Bảng P.16: Trọng số, sắp hạng tiêu chí “Q trình thi cơng” của Chủ đầu tư
Bảng P.17: Trọng số, sắp hạng tiêu chí “Hình thức hồ sơ” của Chủ đầu tư

HV: Tô Công Nguyên Lãm

4


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1:
Hình 2.1:
Hình 3.1:
Hình 3.2:
Hình 3.3:
Hình 4.1:
Hình 4.2:
Hình 4.3:

Hình 4.4:
Hình 4.5:
Hình 4.6:
Hình 4.7:
Hình 4.8:

Đường cong tác động chi phí theo các giai đoạn trong xây dựng
Hệ thống của một dự án thiết kế kỹ thuật
Quy trình nghiên cứu
Quy trình thiết kế bảng câu hỏi
Tiến trình thực hiện khi sử dụng phương pháp AHP
Q trình tư duy thơng kê
Vị trí cơng tác hiện tại của người trả lời
Kinh nghiệm công tác của người trả lời
Chức vụ của người trả lời
Loại hình dự án đang tham gia của người trả lời
Tiêu chí “Năng lực của đội ngũ nhân viên trực tiếp thiết kế”
Tiêu chí “Năng lực của giám đốc dự án thiết kế”
Tiêu chí “Tài liệu, chương trình, phần mềm và các trang thiết bị khác phục
vụ quá trình thiết kế”
Hình 4.9: Tiêu chí “Kinh nghiệm cơng ty tư vấn thiêt kế”
Hình 4.10: Tiêu chí “Năng lực của đội ngũ nhân viên khác khơng trực tiếp tham gia
thiết kế”
Hình 4.11: Tiêu chí “Tính chính xác của các số liệu khảo sát địa chất, thủy văn, địa
hình, lưu lượng giao thơng…”
Hình 4.12: Tiêu chí “Tính đầy đủ, hồn thiện của tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng”
Hình 4.13: Tiêu chí “Tính phù hợp, chính xác của bước thiết kế trước”
Hình 4.14: Tiêu chí “Tính chính xác, rõ ràng của các yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra”
Hình 4.15: Tiêu chí “Sự tn thủ theo các quy định liên quan đến quản lý chất lượng
cơng trình của chủ đầu tư”

Hình 4.16: Tiêu chí “Kinh nghiệm của chủ đầu tư”
Hình 4.17: Tiêu chí “Sự hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm thiết
kế”
Hình 4.18: Tiêu chí “Khả năng làm việc nhóm, hợp tác giữa các thành viên thiết kế”
Hình 4.19: Tiêu chí “Khả năng quản lý,điều hành của giám đốc dự án tư vấn thiết kế”
Hình 4.20: Tiêu chí “Khả năng điều hành, quản lý dự án của chủ đầu tư”
Hình 4.21: Tiêu chí “Đảm bảo an tồn cơng trình khi khai thác”
Hình 4.22: Tiêu chí “Tính hợp lý của giải pháp kết cấu”
Hình 4.23: Tiêu chí “Phù hợp với các tiêu chuẩn, quy trình hiện hành”
Hình 4.24: Tiêu chí “Phù hợp với quy mơ, với bước thiết kế trước”
Hình 4.25: Tiêu chí “Tính thẩm mỹ, cơng năng sử dụng được đảm bảo”
Hình 4.26: Tiêu chí “Đảm bảo khơng vượt kinh phí được duyệt”
Hình 4.27: Tiêu chí “Tính rõ ràng hợp lý của các quy định về thử nghiệm, thí nghiệm
trong quá trình thi cơng”
Hình 4.28: Tiêu chí “Biện pháp đảm bảo vệ sinh mơi trường, phịng chống cháy nổ”
Hình 4.29: Tiêu chí “Biện pháp đảm bảo giao thơng trong q trình thi cơng”
Hình 4.30: Tiêu chí “Sử dụng những vật liệu và phương pháp thi cơng phù hợp”
Hình 4.31: Tiêu chí “Tính đồng bộ giữa thuyết minh, bản tính, bản vẽ”
Hình 4.32: Tiêu chí “Đảm bảo quy cách hồ sơ theo u cầu”
Hình 4.33: Tiêu chí “Sự đầy đủ của dữ liệu, thơng tin u cầu. Trình bày rõ ràng,
khoa học”
Hình 4.34: Cấu trúc AHP của chất lượng thiết kế
Hình 4.35: Cấu trúc AHP của mục tiêu “Chất lượng đầu vào thiết kế”
Hình 4.36: Cấu trúc AHP của mục tiêu “Chất lượng q trình thiết kế”

HV: Tơ Cơng Ngun Lãm

5



Luận văn thạc sĩ
Hình 4.37:
Hình 4.38:
Hình 4.39:
Hình 4.40:

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

Cấu trúc AHP của mục tiêu “Chất lượng đầu ra thiết kế”
Trọng số các tiêu chí “Chất lượng đầu vào thiết kế” theo cấu trúc AHP
Trọng số các tiêu chí “Q trình thực hiện thiết kế” theo cấu trúc AHP
Trọng số các tiêu chí “Chất lượng đầu ra thiết kế” theo cấu trúc AHP

HV: Tô Công Nguyên Lãm

6


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu chung
Nước ta đang trên đà phát triển trở thành một nước công nghiệp. Để
nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của các nghành kinh tế thì nhu
cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật địi hỏi là rất lớn. Vì vậy kéo theo là sự
phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, một bộ phận lớn của thu nhập quốc
dân và quỹ tích lũy nói riêng với vốn đầu tư, tài trợ của nước ngoài được sử
dụng trong xây dựng cơ bản. Nguồn vốn đầu tư đang tăng lên nhanh chóng

hằng năm, cụ thể dự toán chi ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản trong những
năm gần đây như sau:
Năm

2006

2007

2008

2009

Đầu tư
(tỷ đồng)

77.510

95.230

96.110

107.540

Bảng 1-1: Dự tốn chi phí ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản
(Nguồn: Bộ Tài Chính, )

Nhưng bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ đó, những vấn đề tồn tại vẫn còn
rất nhiều và đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Nguyen Duy Long và nhóm tác
giả (2004) đã nêu lên năm nhóm vấn đề liên quan tới trễ tiến độ, vượt chi phí,
chất lượng, an tồn lao động, năng suất lao động…của các dự án xây dựng lớn

tại Việt Nam đó là: (1) Tư vấn thiết kế, nhà thầu thiếu khả năng, (2) việc ước
lượng và quản lý thay đổi không tốt, (3) các vấn đề liên quan đến công nghệ
và xã hội, (4) Những vấn đề liên quan tới công trường, (5) kỹ thuật và công cụ
khơng thích hợp (xét trên cả mặt kỹ thuật lẫn quản lý). Đặc biệt chất lượng đã
trở thành một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu, thu hút sự quan tâm
chú ý của nhiều người; điều này đặt ra sự cần thiết phải có những biện pháp
cải tiến để chất lượng dự án xây dựng ngày càng tốt hơn.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Khi nói đến vấn đề chất lượng trong xây dựng, người ta thường nghĩ đến
chất lượng trong giai đoạn thi công mà không thấy rằng chất lượng của dự án
trong giai đoạn thiết kế đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất
HV: Tô Công Nguyên Lãm

7


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

lượng của toàn bộ dự án; đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, tiến độ
thực hiện dự án của nhà thầu thi công; điều này đã được Lam (2005) thể hiện
trong nghiên cứu của mình như sau (hình 1):

Hình 1-1: Đường cong tác động chi phí theo các giai đoạn trong xây dựng

Và cũng theo Burati (1992) sai khác chất lượng thiết kế (design quality
deviations) ảnh hưởng rất lớn tới chi phí của dự án, theo đó sai khác chất
lượng thiết kế chiếm trung bình 78% của tồn bộ sai khác diễn ra trong tồn
bộ q trình thực hiện dự án, 79% chi phí của tồn bộ sai khác về chất lượng

gây ra và 9.5% chi phí của tồn bộ dự án; Qua đây thể hiện rằng chất lượng
thiết kế ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn thi cơng nói riêng và chất lượng của
tồn bộ dự án nói chung. Bên cạnh đó trong việc đánh giá chất lượng thiết kế
hiện nay ở Việt Nam, vấn đề chất lượng thiết kế chưa thật sự được nhìn nhận
một cách rõ ràng và toàn diện, đặc biệt là một đồ án thiết kế chưa được thực sự
xem xét như là một sản phẩm: “sản phẩm thiết kế” . Chính vì vậy một đồ án
thiết kế chưa được xem xét xuyên suốt như q trình hình thành của một sản
HV: Tơ Cơng Ngun Lãm

8


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

phẩm: đầu vào của sản phẩm, quá trình hình thành của sản phẩm, đầu ra của
sản phẩm. Một đồ án thiết kế hiện nay thơng thường chỉ xem xét thơng qua
tiêu chí “Đầu ra sản phẩm thiết kế” (quy cách hồ sơ; nội dung tính tốn, đáp
ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn…) mà chưa xem xét đến các tiêu chí khác góp
phần vào việc hình thành chất lượng của một sản phẩm thiết kế như là: chất
lượng “Đầu vào sản phẩm thiết kế” (Năng lực của tư vấn thiết kế, năng lực của
chủ đầu tư…), chất lượng “Quá trình hình thành sản phẩm thiết kế” (việc quản
lý, kiểm soát chất lượng khi thực hiện thiết kế…). Bên cạnh đó liên quan đến
vấn đề chất lượng của một đồ án thiết kế thường có sự khác nhau trong cách
nhìn nhận giữa bên thiết kế (tạo ra sản phẩm) và bên chủ đầu tư (khách hàng),
dẫn đến việc đánh giá chất lượng của một sản phẩm thiết kế chưa thật sự được
thống nhất, không đồng quan điểm với nhau. Hiện nay ta thấy rằng trong các
mảng của ngành xây dựng ở Việt Nam thì xây dựng Cầu Đường thường hay
gặp các vấn đề về thiết kế hơn cả, vấn đề thiết kế ở đây có thể được hiểu bao

gồm các vấn đề về mặt kỹ thuật cơng trình (tính an tồn kết cấu, tuổi thọ cơng
trình…) và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến mặt xã hội (sự tác động đến
đời sống dân cư có cơng trình đi qua…), đã có rất nhiều cơng trình cầu đường
gặp sự cố liên quan tới chất lượng thiết kế trong thời gian vừa qua gây ra lãng
phí cũng như ảnh hưởng tới khả năng khai thác của cơng trình. Chính vì vậy
việc thực hiện đề tài “Xem xét các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế của
dự án cầu đường tại Việt Nam” là thật sự cần thiết, nó giúp cho các cơng ty
thiết kế cầu đường có cái nhìn tồn diện hơn về các tiêu chí đánh giá chất
lượng thiết kế của một dự án để có các biện pháp ngày càng nâng cao chất
lượng sản phẩm của mình, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề sau:
+ Xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế của một dự án cầu
đường trên quan điểm chất lượng là chất lượng của hệ thống trải qua các
giai đoạn: đầu vào sản phẩm thiết kế, quá trình thực hiện sản phẩm thiết
kế và đầu ra sản phẩm thiết kế.
HV: Tô Công Nguyên Lãm

9


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

+ Xem xét mức độ đóng góp của các tiêu chí đánh giá chất lượng (sử dụng
trọng số tương đối - relative weight) trong việc đánh giá chất lượng thiết
kế của một dự án.
+ Đánh giá sự nhất quán trong việc nhìn nhận về chất lượng thiết kế giữa
những người tạo nên sản phẩm (Tư vấn thiết kế) và khách hàng (chủ đầu

tư).
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Tùy vào mục tiêu nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài cho phép mà ta có
thể xem xét phạm vi nghiên cứu như sau:
Thời điểm nghiên cứu: Dữ liệu sẽ được thu thập dựa trên quan điểm đánh giá
cho các dự án thiết kế được thực hiện từ trước đến nay.
Địa điểm: Các công ty tư vấn thiết kế cầu đường, các đơn vị là chủ đầu tư của
các dự án cầu đường trong phạm vi TP.HCM.
Đối tượng nghiên cứu: Do đặc điểm riêng biệt của các dự án cầu đường và
thời gian thực hiện đề tài giới hạn nên đối tượng được tập trung nghiên cứu
chính ở đây chủ yếu là các dự án có vốn nhà nước, các dự án tuân thủ theo các
quy định về quản lý chất lượng của nhà nước. Dự án thiết kế được nghiên cứu
ở bước thiết kế bản vẽ thi công không phân biệt là thiết kế 1 bước, 2 bước hay
3 bước.
Quan điểm phân tích: Đứng trên góc nhìn của người tạo ra sản phẩm thiết kế
(tư vấn thiết kế) và khách hàng (chủ đầu tư).
1.5 Kết quả mong đợi
Chất lượng từ lâu đã được xem là vấn đề trọng yếu trong sản xuất nói
chung và ngành xây dựng nói riêng, chính vì vậy trong lĩnh vực xây dựng hiện
nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện liên quan đến vấn
đề chất lượng rải đều trên tất cả các phương diện: thi công, thiết kế, quản lý...
Ở Việt Nam hiện nay các nghiên cứu liên quan đến chất lượng trong xây dựng
cũng đã được thực hiện, tuy nhiên phần lớn là tập trung trong lĩnh vực thi
công, vấn đề chất lượng liên quan tới thiết kế chưa được xem xét nghiên cứu
nhiều. Do đó, với việc thực hiện đề tài này hy vọng sẽ đóng góp một phần
HV: Tơ Cơng Ngun Lãm

10



Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

trong việc nhìn nhận vấn đề chất lượng trong thiết kế một cách rõ ràng hơn, cụ
thể hơn để qua đó làm cơ sở cho các giải pháp quản lý, kiểm soát chất lượng.
Từ đó ngày càng nâng cao chất lượng thiết kế, góp phần vào thành cơng chung
của cả dự án.
Về mặt lý luận: Đồ án thiết kế được xem xét như là một “sản phẩm”,
theo định nghĩa của tiêu chuẩn ISO 9000:2000 “sản phẩm là kết quả của một
tập hợp các hoạt động có quan hệ lẫn nhau và tương tác để biến đầu vào thành
đầu ra”, điều này dẫn tới việc thay đổi quan trọng trong cách nhìn nhận về vấn
đề chất lượng thiết kế của một dự án. Chuyển quan điểm kiểm sốt chất lượng
thơng qua việc kiểm sốt chất lượng “Đầu ra sản phẩm” (quy cách hồ sơ, nội
dung tính tốn, đáp ứng các tiêu chuẩn quy trình…) sang khái niệm “Chất
lượng hệ thống” trong đó việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bằng cách
quản lý một cách toàn diện tất cả các giai đoạn cấu thành chất lượng của một
sản phẩm: chất lượng giai đoạn đầu vào của sản phẩm thiết kế (nguồn nhân
lực thiết kế, khả năng của chủ đầu tư...), chất lượng quá trình hình thành sản
phẩm thiết kế (hệ thống kiểm sốt chất lượng, hệ thống quản lý điều hành của
công ty tư vấn thiết kế …), chất lượng đầu ra sản phẩm thiết kế (quy cách hồ
sơ; nội dung tính tốn…). Nói cách khác nếu xét về mặt sản xuất một sản
phẩm thì chất lượng sản phẩm thiết kế sẽ được hình thành xuyên suốt từ chất
lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cho tới khi sản phẩm được đóng gói xuất
xưởng. “chất lượng là chất lượng của toàn hệ thống”.
Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần giúp cho các cơng ty Tư vấn thiết kế
cầu đường có cái nhìn tồn diện hơn về chất lượng thiết kế của một dự án, các
chỉ tiêu đánh giá chất lượng là thực sự quan trọng để định hướng cho việc
quản lý chất lượng được tốt hơn và làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng
thiết kế của một dự án. Bên cạnh đó, đề tài cịn giúp cho các cơng ty Tư vấn

thiết kế và khách hàng (chủ đầu tư) có cái nhìn nhất quán về chất lượng thiết
kế để tạo ra những sản phẩm ngày càng tốt hơn đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng.

HV: Tô Công Nguyên Lãm

11


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Thiết kế xây dựng
2.1.1 Sơ lược về thiết kế xây dựng
Thiết kế xây dựng cơng trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do
người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án. Cụ thể các bước thiết
kế như sau:
+ Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư
xây dựng cơng trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo
đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy
chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế
tiếp theo.
+ Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong
dự án đầu tư xây dựng cơng trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được
đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy
chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản
vẽ thi công.

+ Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các
thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy
chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi
cơng xây dựng cơng trình.
(Nguồn: Nghị định số 12/2009/NĐ-CP(12/02/2009, Luật Xây Dựng số
16/2003/QH11)

2.1.2 Nội dung thiết kế xây dựng công trình
Thiết kế xây dựng cơng trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Phương án công nghệ
+ Công năng sử dụng
+ Phương án kiến trúc
+ Tuổi thọ công trình
+ Phương án kết cấu, kỹ thuật
HV: Tơ Cơng Ngun Lãm

12


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

+ Phương án phòng chống cháy nổ
+ Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu quả cao
+ Giải pháp bảo vệ môi trường
+ Tổng dự tốn, dự tốn kinh phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế
xây dựng.
(Nguồn: Luật xây dựng số 16/2003/QH11)


2.1.3 Các bước thiết kế xây dựng cơng trình
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình có thể gồm một hoặc nhiều loại cơng
trình với một hoặc nhiều cấp cơng trình khác nhau. Tùy theo quy mơ, tính chất
của cơng trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng cơng trình được thực hiện một
bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
+ Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi cơng được áp dụng đối với cơng
trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơng trình. Trường hợp
này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi
công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công. Đối với
trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển
hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế
bản vẽ thi công.
+ Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi
công được áp dụng đối với cơng trình quy định phải lập dự án trừ các
cơng trình được quy định thiết kế theo một bước và ba bước. Trường hợp
này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp
thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công.
+ Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và
bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với cơng trình quy định
phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của cơng trình, việc thực hiện
thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Nếu cơng trình phải lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình thì thực hiện
thiết kế 2 bước hoặc nếu cần phải thực hiện thiết kế 3 bước thì người quyết định
đầu tư phải quyết định và ghi rõ trong dự án trước khi phê duyệt. Trường hợp

HV: Tô Công Nguyên Lãm

13



Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù
hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
Tóm lại một dự án xây dựng có thể được thiết kế một bước, hai bước hay
ba bước tùy vào quy mơ tính chất của cơng trình cụ thể (Lập Báo cáo kinh tế kỹ
thuật hay lập dự án đầu tư). Và theo từng giai đoạn thiết kế (cơ sở, kỹ thuật hay
bản vẽ thi công) mà sẽ có những u cầu khác nhau về nội dung, hình thức của
hồ sơ thiết kế. Điều này dẫn đến khi xem xét, đánh giá chất lượng của một đồ án
thiết kế thì các tiêu chí cũng sẽ khác nhau theo các giai đoạn thiết kế.
(Nguồn: NĐ12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng)

2.2 Khái quát về chất lượng
2.2.1 Khái niệm chất lượng
Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu và luôn biến đổi, chất
lượng là một phạm trù rất rộng và phức tạp nên có rất nhiều quan niệm khác
nhau về chất lượng. Sự bất đồng có thể chỉ đơn thuần bởi ngơn ngữ diễn giải, có
thể là do mối quan tâm về chất lượng trên các khía cạnh khác nhau, cách tiếp
cận quản lý chất lượng khác nhau. Đứng trên những góc độ khác nhau mà quan
niệm về chất lượng cũng khác nhau từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản
phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường…Hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ (ASQ) có
khái niệm về chất lượng như sau “Tồn bộ các đặc trưng và đặc điểm của một
sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan tới khả năng của nó để thỏa mãn yêu cầu đặt
ra”. Crossby cho rằng chất lượng đó là “Sự phù hợp đối với những nhu cầu
(conformance to requirements)”, Crossby đã chỉ ra rằng chi phí do chất lượng
kém mang lại vượt trội hơn là chi phí dùng để ngăn ngừa sản phẩm có chất
lượng kém. Theo Deming thì chất lượng là “thỏa mãn nhu cầu khách hàng”.
Theo Juran thì chất lượng là “thích hợp để sử dụng”. Còn nhiều định nghĩa về

chất lượng tùy theo quan điểm tiếp cận khác nhau: làm đúng ngay từ đầu, cung
cấp sản phẩm và dịch vụ với tiêu chuẩn cao nhất, chất lượng là những gì mà
khách hàng muốn sao thì nó là như vậy… Để tạo sự thống nhất, dễ dàng trong
điều hành quản lý tổ chức Quốc Tế về Tiêu Chuẩn Hóa (ISO) trong bộ tiêu
chuẩn ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa như sau “chất lượng sản phẩm là mức độ
tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. Định nghĩa chất lượng trong
HV: Tô Công Nguyên Lãm

14


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

ISO là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản
phẩm với đáp ứng nhu cầu khách quan của khách hàng.
(Nguồn: />
Đặc điểm của chất lượng đã được thể hiện trong nghiên cứu của Nguyễn
Thị Quý (2008) như sau:
+ Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của
khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ cơng nghệ
sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa.
+ Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn
biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo không gian, thời
gian, điều kiện sử dụng
+ Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xem xét đến mọi đặc
điểm của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.
Các nhu cầu này khơng chỉ từ phía khách hàng mà cịn từ các bên liên

quan, ví dụ như các u cầu mang tính pháp thể, nhu cầu của cộng đồng
xã hội.
+ Nhu cầu có thể được cơng bố rõ ràng dưới dạng những quy định, tiêu
chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử
dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc chỉ khi phát hiện được chúng trong
q trình sử dụng.
+ Chất lượng khơng chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn
hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá
trình.
Chất lượng sản phẩm được tạo nên từ nhiều yếu tố, nhiều điều kiện trong
chu kỳ sống của sản phẩm PLC (Product Life Cycle). Nó được hình thành từ khi
xây dựng phương án sản phẩm, thiết kế, lập kế hoạch, chuẩn bị sản xuất, sản
xuất, phân phối và tiêu dùng. Nói khác đi thì chất lượng sản phẩm được hình
thành trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động của một doanh
nghiệp, một tổ chức do nhiều yếu tố quyết định như:
+ Chất lượng máy móc thiết bị sử dụng trong q trình sản xuất
HV: Tô Công Nguyên Lãm

15


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

+ Chất lượng lao động
+ Chất lượng Marketing
+ Chất lượng nguyên vật liệu
+ Chất lượng quản lý
+ Chất lượng cung ứng…

Hai nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đó là: nhóm
nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngồi
+ Nhóm nhân tố bên trong: Lực lượng lao động, khả năng về kỹ thuật công
nghệ, nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức nguyên vật liệu, trình độ tổ
chức quản lý và tổ chức sản xuất.
+ Nhóm nhân tố bên ngồi: Nhu cầu về chất lượng sản phẩm, trình độ phát
triển của kỹ thuật công nghệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, vai trò quản
lý kinh tế vĩ mơ.
Để hiểu đầy đủ và có những biện pháp khơng ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm, địi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc các loại chất lượng sản
phẩm. Theo ISO 9000 người ta phân ra các loại chất lượng sau:
+ Chất lượng thiết kế: là giá trị riêng của các thuộc tính được phác thảo ra
trên cơ sở nghiên cứu trắc nghiệm của sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời có
so sánh với các hàng tương tự của nhiều nước. Chất lượng thiết kế được
hình thành ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.
+ Chất lượng tiêu chuẩn: là giá trị riêng của những thuộc tính của sản phẩm
được thừa nhận, phê chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm. Chất
lượng tiêu chuẩn có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh
trong quá trình quản lý chất lượng. Chất lượng tiêu chuẩn có nhiều loại:
tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nghành
(TCN), tiêu chuẩn doanh nghiệp (TCDN)
+ Chất lượng thực tế: chỉ mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản
phẩm, bao gồm chất lượng thực tế trong sản xuất và chất lượng thực tế
trong tiêu dùng.

HV: Tô Công Nguyên Lãm

16



Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

+ Chất lượng cho phép: là dung sai cho phép giữa chất lượng thực tế và chất
lượng tiêu chuẩn. Chất lượng cho phép phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật
của từng nước, phụ thuộc vào trình độ lành nghề của cơng nhân. Khi chất
lượng thực tế của sản phẩm vượt quá dung sai cho phép thì hàng hóa sẽ
trở thành hàng hóa phế phẩm.
+ Chất lượng tối ưu: biểu thị khả năng thỏa mãn toàn diện nhu cầu của thị
trường trong những điều kiện xác định với chi phí xã hội thấp nhất.
Thường người ta phải giải quyết mối quan hệ chi phí và chất lượng sao
cho chi phí thấp nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo, có như vậy doanh
nghiệp mới có lợi thế cạnh tranh và tăng được sức cạnh tranh.
2.2.2 Quản lý chất lượng
Cũng như khái niệm về chất lượng sản phẩm, hiện nay có rất nhiều quan
điểm khác nhau về quản lý (quản trị) chất lượng:
+ Theo quan điểm của người Nhật: Quản lý chất lượng là hệ thống các biện
pháp công nghệ sản xuất tạo điều kiện cho những sản phẩm hoặc dịch vụ
có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng với chi phí thấp nhất.
+ Theo quan điểm phương tây: Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt
động thống nhất, có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong những
tổ chức trên một đơn vị kinh tế chịu trách nhiệm triển khai các thơng số
chất lượng, duy trì chất lượng đã đạt được và nâng cao mức chất lượng
thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Tổ chức ISO đã đưa ra đã đưa ra một khái niệm khá toàn diện và được
chấp nhận rộng rãi hiện nay: “Quản lý chất lượng là một tập hợp những
hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất
lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng bằng những phương tiện
như: lập kế hoạch điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến

chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng”
2.3 Khái quát về chất lượng trong xây dựng
2.3.1 Chất lượng sản phẩm xây dựng
Theo Đinh Sỹ Chương (1998) thì chất lượng một sản phẩm xây dựng có
những đặc điểm nổi bật sau:
HV: Tơ Cơng Ngun Lãm

17


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

+ Chất lượng sản phẩm có vai trị cực kỳ quan trọng: nghành xây dựng luôn
là một trong những ngành kinh tế trụ cột. Nó tạo ra cơ sở vật chất cho tồn
xã hội. Cơng trình xây dựng có những tác động lớn lao, có thể tích cực
hoặc tiêu cực, đến an tồn, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, tiện nghi
đời sống hàng ngày của cộng đồng cũng như tâm tư tình cảm của con
người. Mặt khác những sản phẩm này có giá thành rất cao, nhất là những
cơng trình thuộc hạ tầng cơ sở.
+ Yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm rất phức tạp: chất lượng của sản
phẩm phải thỏa mãn các yêu cầu không chỉ của khách hàng mà cịn là của
xã hội. Vì vậy việc xác định yêu cầu của một sản phẩm-bước đầu tiên của
việc sản xuất ra một sản phẩm-đối với cơng trình xây dựng là khơng đơn
giản, dễ dàng. Nó địi hỏi sự thơng hiểu về kỹ thuật, kinh tế cũng như xã
hội, luật pháp. Bản thân khách hàng khơng thể tự mình xác định nhu cầu
của mình một cách đầy đủ, rõ ràng và khả thi mà phải có sự tham gia của
các chuyên gia xây dựng. Nhu cầu của khách hàng cần được xem xét về
nhiều phương diện:

• Có phù hợp với các quy định của luật pháp, quy chuẩn, quy
hoạch xây dựng của khu vực?
• Có phù hợp với đặc điểm tự nhiên, xã hội tại địa điểm xây
dựng?
• Có khả thi về kỹ thuật?
• Kinh phí (gồm cả giá thành xây dựng và chi phí sử dụng, bảo
trì cơng trình) có phù hợp với khả năng huy động vốn và lợi
ích kinh tế?
+ Sai hỏng gây hậu quả nghiêm trọng và khó khắc phục: Những sai hỏng về
chất lượng của loại sản phẩm này có thể gây ra những hậu quả xấu về an
tồn và khắc phục rất khó khăn, tốn kém. Đặc biệt đối với cơng trình hạ
tầng như cầu, đập thủy điện, nhà máy điện hạt nhân hoặc cơng trình cơng
cộng như chung cư, nhà hát…hậu quả này có thể sẽ rất nghiêm trọng.
Những sai hỏng về chất lượng của một cơng trình xây dựng có thể khơng
phát hiện được khi tiến hành nghiệm thu, bàn giao mà chỉ bộc lộ sau khi
HV: Tô Công Nguyên Lãm

18


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Trịnh Thùy Anh

sử dụng được một thời gian. Hơn nữa, khác với những sản phẩm thông
thường, khi phát hiện ra sai hỏng khách hàng không thể trả lại để đổi lấy
sản phẩm khác mà chỉ có thể trơng chờ vào những biện pháp sửa chữa
khắc phục tại chỗ, thậm chí có trường hợp phải phá đi làm lại. vì vậy hơn
đâu hết trong xây dựng việc tuân thủ nguyên tắc “làm đúng ngay từ đầu”
là rất quan trọng.

2.3.2 Chất lượng Thiết kế trong xây dựng
Có nhiều hoạt động tư vấn thường gặp trong xây dựng như là: Nghiên cứu
dự án đầu tư, thiết kế, tư vấn về đấu thầu và hợp đồng kinh tế, đánh giá tác động
môi trường, khảo sát xây dựng, khảo sát môi trường, giám sát thi công, kiểm
định chất lượng công trình, thẩm định hồ sơ các dự án thiết kế, quan lý dự án,
các dịch vụ kỹ thuật sau thi công…Như vậy sản phẩm thiết kế là một trong
những sản phẩm của hoạt động tư vấn. Sản phẩm của hoạt động tư vấn thực chất
là các thông tin kỹ thuật, thơng tin kinh tế và thuộc loại hình sản phẩm vô thể.
Cụ thể ở đây sản phẩm của hoạt động thiết kế là các hồ sơ thiết kế bao gồm: bản
vẽ, bản dự toán, bản quy định kỹ thuật…
Liên quan đến chất lượng sản phẩm thiết kế, điều 52 (Luật xây dựng số
16/2003/QH11) quy định thiết kế xây dựng công trình phải đảm bảo các yêu cầu
chung sau đây:
+ Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các
quy định về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng, cơng trình đã được duyệt.
+ Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng
cơng trình có thiết kế cơng nghệ.
+ Nền móng cơng trình phải đảm bảo bền vững, không bị lún nứt, biến dạng
quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ cơng trình, các cơng
trình lân cận.
+ Nội dung thiết kế xây dựng cơng trình phải phù hợp với nội dung của từng
bước thiết kế, thỏa mãn yêu cầu về chức năng sử dụng, bảo đảm mỹ quan,
giá thành hợp lý.
+ An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp
dụng; các tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, và
HV: Tô Công Nguyên Lãm

19



×