Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp trong nước đang đầu tư kinh doanh tại lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.34 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÙI VĂN HÙNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI
LÒNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
NƯỚC ĐANG ĐẦU TƯ KINH DOANH
TẠI LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đà Lạt, tháng 12 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu

Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 20 tháng 01 năm 2011.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ bao gồm:
1. Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS Lê Nguyễn Hậu
2. Chủ tịch: TS. Phạm Ngọc Thuý


3. Thư ký: TS. Vũ Thế Dũng
4. Phản biện 1: TS. Vũ Thế Dũng
5. Phản biện 2: TS. Phạm Ngọc Thuý
6. Uỷ viên: TS. Trần Hà Minh Quân
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: BÙI VĂN HÙNG

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20/10/1966

Nơi sinh: An Nhơn, Bình Định.

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
MSHV: 09170867

1- Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp
trong nước đang đầu tư kinh doanh tại Lâm Đồng.
2- Nhiệm vụ luận văn:

- Xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp trong nước
đang đầu tư, kinh doanh tại Lâm Đồng.
- Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp trong nước đang đầu tư, kinh doanh
tại Lâm Đồng về các yếu tố được xác định ở mục tiêu trên.
- Trên cơ sở các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh
nghiệp trong nước đang đầu tư, kinh doanh tại Lâm Đồng đề ra hướng các giải pháp
thu hút đầu tư trong thời gian tới.
3- Ngày giao nhiệm vụ: 02/8/2010
4- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 02/01/2011
5- Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. LÊ NGUYỄN HẬU
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng Chuyên ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. LÊ NGUYỄN HẬU

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


iii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gởi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học

Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, q thầy cơ Khoa Quản lý Cơng nghiệp đã tận tình
giảng dạy, tạo điều kiện cho tơi tham gia học tập và hồn thành khố học. Những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu được tích lũy ở giảng đường sẽ là hành trang
giúp tôi tự tin hơn trong cuộc sống và trong công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu đã trực tiếp hướng dẫn,
động viên tôi trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Sự quan tâm, hướng dẫn
của thầy đã giúp tơi khắc phục được những thiếu sót và hồn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các chuyên gia, các đồng nghiệp, các anh chị
công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, các anh chị công tác tại Sở Kế
hoạch và Đầu tư Lâm Đồng, các anh chị công tác tại Ban Quản lý các khu (cụm)
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các anh chị học viên lớp Cao học chuyên
ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Bách khoa tại Đà Lạt, cùng các anh

chị khác đã tạo điều kiện và giúp tơi trong q trình học tập và thực hiện nghiên cứu
này.
Cuối cùng, đặc biệt qua những dòng chữ này, tơi xin cảm ơn gia đình đã ln
động viên, tạo điều kiện cho tơi học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp. Cũng xin
được tỏ lòng cảm ơn đến những người bạn đã luôn kề vai sát cánh, sẻ chia biết bao
buồn vui trong suốt thời gian học đã qua.
Một lần nữa, xin được gởi lời cảm ơn đến tất cả mọi người.
Đà Lạt, ngày 02 tháng 01 năm 2011
Người thực hiện

Bùi Văn Hùng


iv

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, Lâm Đồng đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến
đầu tư kinh doanh tại Lâm Đồng, chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước. Mặc dù,
tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều biện pháp tích cực để cải thiện tốt môi trường đầu tư,
nhưng qua thực tế phản ảnh của các doanh nghiệp và theo đánh giá chỉ số năng lực
cạnh tranh năm 2009 (Lâm Đồng nằm trong tốp thấp nhất 54/63) cho thấy môi
trường đầu tư Lâm Đồng có vấn đề ảnh hưởng khơng tốt đến doanh nghiệp.
Xuất phát từ lý do nêu trên, nên việc tiến hành nghiên cứu “các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp trong nước đang đầu tư kinh doanh tại
Lâm Đồng” là cần thiết. Với mục tiêu chính của đề tài là khám phá các thuộc tính
của địa phương có ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp trong nước đầu
tư tại Lâm Đồng, từ đó đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư.
Nghiên cứu được thực hiện tại Lâm Đồng và thơng qua 2 bước là nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu khám phá định tính thực hiện
thông quan thảo luận với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cùng với một số
doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Lâm Đồng để khám phá ra các yếu tố có ảnh
hưởng đến sự hài lịng của các doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh tại Lâm Đồng,
làm cơ sở thiết lập các thang đo lường đối với các yếu tố ảnh hưởng để sử dụng
trong nghiên cứu định lượng tiếp theo. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông
qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp 229 doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh tại
Lâm Đồng.
Kết quả nghiên cứu cho kết quả có ba yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lịng
của doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh tại Lâm Đồng (1) yếu tố về chế độ, chính
sách (trách nhiệm của các sở, ngành cấp tỉnh liên quan đến đầu tư kinh doanh; dịch
vụ hành chính, pháp lý; chính sách ưu đãi đầu tư và thơng tin về chính sách ưu đãi
đầu tư), (2) yếu tố về chi phí liên quan (lao động, đất, điện, nước), (3) yếu tố về
nguồn lao động và cơ sở hạ tầng (chất lượng lao động, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hỗ


v


trợ giao thơng, hệ thống thốt nước) là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
các doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh tại Lâm Đồng. Trong đó yếu tố (1) Chế
độ chính sách đóng vai trị quan trọng nhất, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên
cứu định tính và đặc biệt hơn là phản ánh đúng tình hình thực tế tại địa phương Lâm
Đồng trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời
đưa ra các giải pháp cụ thể để tỉnh Lâm Đồng xem xét và quyết định thực hiện
nhằm cải thiện được môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới.


vi

ABSTRACT
In recent years, Lam Dong province has attracted many businesses to invest
and trade in the local, mainly domestic enterprises. Although, Lam Dong province
has many positive measures to improve the business and investment environment,
but reflects the reality of companies and by evaluating the competitiveness index in
2009 (Lam Dong is at the top lowest 54/63 position) showed that Lam Dong
investment environment has negative affected to the enterprises.
Stem from these reasons, the research of "Identifying the factors which
influence the domestic investor saticfaction in Lam Dong and provided measures to
attract investment" is needed. The main aim of this research is to identify the
properties of the local and how they influence the satisfaction of the domestic
enterprises investing in Lam Dong to propose measures to attract the investment.
The study was divided into two phases, pilot study and main survey, which
carried out in Lam Dong. The pilot study, which is to adjust and supplement
variables of the scale, was carried out by state management disscusions on
investment along with a number of business enterprises to invest in Lam Dong to
explore the factors that influenced on satisfaction of enterprises are investing in
business in Lam Dong. The main survey was carried out using the direct interview

method with 229 Lam Dong enterprises and business investors were interviewed.
The results show three factors influencing the satisfaction of the
investors in Lam Dong. They include (1) Regulations and policies (responsibility of
the departments at provincial related business administrative services, legal,
investment incentives and information on investment incentives), (2) Related costs
(labor, land, electricity and water), (3) elements of human resources and
infrastructure (labor quality, sale product supporting, traffic and drainage). Among
these tree factors, Regulations and policies is the most important determinant.


vii

These results are consistent with the results of the pilot study and reflect specifically
the real situation of Lam Dong province in the present.
The study results are used as a useful reference of further research. They
offer specific solutions to Lam Dong province to consider and decide to improve the
local investment environment in the future.


viii

MỤC LỤC
Nhiệm vụ luận văn....................................................................................................ii
Lời cảm ơn...............................................................................................................iii
Tóm tắt .................................................................................................................... iv
Abstract.................................................................................................................... vi
Mục lục ..................................................................................................................viii
Danh sách các phụ lục ............................................................................................xii
Danh mục các bảng................................................................................................xiii
Danh mục các hình ................................................................................................ xiv

Bảng danh mục viết tắt ........................................................................................... xv
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu về Lâm Đồng và tình hình phát triển kinh tế ................................... 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu ...................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu............................................................................ 4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI LÂM ĐỒNG ............................ 5
2.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................... 5
2.1.1. Tiếp thị, tiếp thị địa phương và phát triển kinh tế .......................................... 5
2.1.2. Các thành phần trong tiếp thị địa phương ...................................................... 5
2.1.2.1. Nhóm hoạch định: Nhà tiếp thị địa phương ................................................ 5
2.1.2.2. Thị trường mục tiêu của một địa phương .................................................... 6


ix

2.2. Mơ hình nghiên cứu........................................................................................... 9
2.3. Thực trạng thu hút đầu tư tại Lâm Đồng ......................................................... 11
2.3.1. Kết quả thu hút đầu tư .................................................................................. 11
2.3.1.1. Đầu tư trong nước...................................................................................... 12
2.3.1.2. Đầu tư nước ngoài ..................................................................................... 13
2.3.2. Đánh giá chung ............................................................................................. 14
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................... 16
3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 16
3.2. Nghiên cứu khám phá định tính ...................................................................... 16
3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 18
3.4. Thang đo ......................................................................................................... 19
3.4.1. Thang đo Cơ sở hạ tầng đầu tư..................................................................... 19

3.4.2. Thang đo Chế độ chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh........................ 20
3.4.3. Thang đo Môi trường sống và làm việc ....................................................... 21
3.4.4. Thang đo Tiềm năng và lợi thế của địa phương ........................................... 22
3.4.5. Thang đo sự hài lòng của doanh nghiệp ....................................................... 23
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .......................................... 24
4.1. Kết quả thống kê mô tả.................................................................................... 24
4.2. Kiểm định các thang đo ................................................................................... 26
4.2.1. Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến độc lập...................................... 26
4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến phụ thuộc ................................. 30
4.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo......................................................................... 31
4.4. Kiểm định mơ hình nghiên cứu ....................................................................... 33


x

4.4.1. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh .................................................................... 33
4.4.2. Phân tích hồi quy .......................................................................................... 35
4.4.3. Đánh giá hiện trạng của các yếu tố tác động ................................................ 38
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ.. 40
5.1. Tóm tắt định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 40
5.1.1. Phương hướng, mục tiêu tổng quát 5 năm 2011 – 2015 .............................. 40
5.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 40
5.2. Hướng các giải pháp thu hút đầu tư tại Lâm Đồng trong thời gian tới ........... 42
5.2.1. Nhóm giải pháp về chế độ chính sách .......................................................... 42
5.2.1.1. Nâng cao trách nhiệm các sở, ngành cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện
chế độ chính sách, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình
lập thủ tục đầu tư và triển khai đầu tư, kinh doanh ................................................ 43
5.2.1.2. Dịch vụ hành chính, pháp lý...................................................................... 44
5.2.1.3. Chính sách ưu đãi đầu tư ........................................................................... 46
5.2.1.4. Thơng tin rộng rãi về chính sách ưu đãi đầu tư ......................................... 47

5.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến Nguồn lao động và cơ sở hạ tầng................ 47
5.2.2.1. Về lao động................................................................................................ 47
5.2.2.2. Về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm....................................................................... 48
5.2.2.3. Về hỗ trợ các phương tiện giao thông ....................................................... 50
5.2.2.4. Nhu cầu về hỗ trợ hệ thống thoát nước ..................................................... 53
5.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến chi phí.......................................................... 54
5.2.3.1. Chi phí trong sinh hoạt .............................................................................. 54
5.2.3.2. Chi phí lao động ........................................................................................ 54
5.2.3.3. Giá thuê đất ............................................................................................... 55


xi

5.2.3.4. Giá nước ................................................................................................... 55
5.2.3.5. Giá điện ..................................................................................................... 56
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN ................................................................................ 58
6.1. Kết luận ........................................................................................................... 58
6.2. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................. 59
6.3. Một số hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 61
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 63
Phụ lục 1: Câu hỏi phỏng vấn................................................................................. 63
Phụ lục 2: Phân tích nhân tố ................................................................................... 67
Phụ lục 3: Kiểm định thang đo ............................................................................... 73
Phụ lục 4: Phân tích tương quan............................................................................. 76
Phụ lục 5: Phân tích hồi quy................................................................................... 77


xii


DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Câu hỏi phỏng vấn................................................................................. 63
Phụ lục 2: Phân tích nhân tố ................................................................................... 67
Phụ lục 3: Kiểm định thang đo ............................................................................... 73
Phụ lục 3: Phân tích tương quan............................................................................. 76
Phụ lục 4: Phân tích hồi quy................................................................................... 77


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo cơ sở hạ tầng đầu tư ................................................................ 19
Bảng 3.2: Thang đo chế độ chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh ................... 20
Bảng 3.3: Thang đo môi trường sống và làm việc ................................................. 21
Bảng 3.4: Thang đo Tiềm năng và lợi thế địa phương .......................................... 22
Bảng 3.5: Thang đo Sự hài lòng của doanh nghiệp................................................. 23
Bảng 4.1: Loại hình sở hữu doanh nghiệp............................................................... 24
Bảng 4.2: Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh .................................................................. 25
Bảng 4.3: Quy mô vốn đầu tư tại Lâm Đồng ......................................................... 25
Bảng 4.4: Thời gian doanh nghiệp đã đầu tư, kinh doanh tại Lâm Đồng .............. 26
Bảng 4.5: Các biến loại bỏ ...................................................................................... 26
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố sau khi loại biến (số biến độc lập còn lại là 26)
................................................................................................................................. 28
Bảng 4.7: Thang đo nghiên cứu hoàn chỉnh ........................................................... 29
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến phụ thuộc............................ 30
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định các thang đo.............................................................. 31
Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy mơ hình nghiên cứu .................................... 36
Bảng 4.11: Giá trị trung bình của các nhóm nhân tố............................................... 38



xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Khung nghiên cứu lý thuyết ................................................................... 10
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết hiệu chỉnh................................................ 34
Hình 4.2: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ......................................................... 37


xv

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
GDP: (viết tắt của Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm quốc nội, là một trong
những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.
FDI: (Foreign Direct Investment ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
VN: Việt Nam.
VCCI: Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam.
VNCI: Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam.
UBND: Uỷ ban nhân dân.
EFA (Exploratory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences): Phần mềm thống kê trong khoa
học xã hội
KMO: Kaiser Meyer Olkin
KT-XH: Kinh tế - xã hội.
AN-QP: An ninh - quốc phòng.
TT-ATXH: Trật tự an toàn xã hội.
DKTNKTXH: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
NLD&CSHT: Nguồn lao động và cơ sở hạ tầng.
CPLQ: Chi phí liên quan.
CDCS: Chế độ chính sách.
QLDHPTKT: Quản lý, điều hành phát triển kinh tế.

HAILONG : Sự hài lòng của doanh nghiệp.


1

Chương I: GIỚI THIỆU
Để thúc đẩy một địa phương như Lâm Đồng phát triển, chúng ta cần sự nỗ lực từ
bản thân địa phương, đồng thời cũng cần có sự trợ lực từ bên ngồi để kích thích
tiềm năng bên trong. Do vậy, cần giới thiệu địa phương với doanh nghiệp để họ
nhận ra Lâm Đồng có nhiều tiềm năng, nhiều cơ hội làm ăn mà họ cần quan tâm.
1.1. Giới thiệu về Lâm Đồng và tình hình phát triển kinh tế 1
Lâm Đồng là tỉnh miền núi nam Tây Ngun, diện tích tự nhiên 977,219 ha. Tồn
tỉnh có 12 đơn vị hành chính: 2 thành phố và 10 huyện. Thành phố Đà Lạt là trung
tâm hành chính, kinh tế của Tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km, Biên Hòa
270 km, Vũng Tàu 340 km, Nha Trang 210 km…
Trong 10 năm qua, Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị an ninh, quốc phịng.
Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý, các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng GDP bình qn 10
năm đạt 12.6%/năm, trong đó thời kỳ 2001 - 2005 tăng 11.3%/năm, thời kỳ 2006 2010 tăng 14%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh
tăng gấp 3.3 lần so với năm 2000 và tăng gấp 1.9 lần so với năm 2005. GDP bình
quân trên người năm 2010 đạt 19.2 triệu đồng tăng gấp 6.8 lần so với năm 2000 và
tăng gấp 3 lần so với năm 2005; rút ngắn được khoảng cách so với toàn quốc. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý với tỷ trọng công nghiệp trong GDP giữ mức 20.0 20.5%, tỷ trọng nông nghiệp là 48.2% và tỷ trọng dịch vụ là 31 - 32%.
Thời kỳ 2006 - 2010, tổng vốn đầu tư xã hội tại Lâm Đồng ước đạt 32,328 tỷ đồng,
tỷ lệ huy động bằng 40,3% so GDP tăng gấp 3.5 lần so thời kỳ 2001 - 2005; trong
đó vốn đầu tư trong nước chiếm 90.7% (vốn đầu tư nước ngoài chiếm 9.3%), vốn
1

Nguồn: Báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng, 2010.



2

ngân sách nhà nước đầu tư chiếm 16.21% (vốn ngoài ngân sách nhà nước 83.79%)
trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 10 năm đạt 14,556 tỷ đồng, tốc độ tăng
thu đạt 22%/năm, thu ngân sách đến năm 2010 đạt 3,000 tỷ đồng, gấp 7.3 lần so với
năm 2000 và gấp 2.5 lần so với năm 2005. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm đạt
1,530 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 gấp 5.6 lần so với năm 2000, và
gấp 2.1 lần so với năm 2005; một số nông sản xuất khẩu như chè, cà phê chiếm tỷ
trọng khá lớn so toàn quốc.
1.2. Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Tuy vậy, sự phát triển kinh tế của Lâm Đồng trong 10 năm qua chưa tương xứng
với khả năng: quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ, tăng trưởng chưa vững chắc và chưa đi
vào chiều sâu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; khả năng cạnh tranh và hội nhập
của doanh nghiệp thấp; cơ cấu nội bộ ngành của các ngành công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ chưa hợp lý; …2
Theo đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh do Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) thực
hiện thì thứ hạng Lâm Đồng qua các năm ngày càng thấp hơn so với các tỉnh, thành
phố khác trong cả nước (năm 2007 đứng thứ 46/64; năm 2008 đứng thứ 52/64; năm
2009 đứng thứ 54/63). Nghĩa là, chỉ số năng lực cạnh tranh những năm gần đây
ngày càng thụt lùi. Mặt khác, việc thu hút các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân
sách nhà nước nhiều, nhưng số dự án triển khai và vốn đầu tư thực tế là rất ít so với
số dự án và tổng vốn đầu tư đã đăng ký.
Với thực trạng như vậy nhưng hầu như chưa nghiên cứu nào phân tích nguyên nhân,
đánh giá các thuộc tính của địa phương làm cho các nhà đầu tư kinh doanh hài lòng

2


Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, 2010.


3

với môi trường kinh doanh của địa phương họ đang đầu tư kinh doanh đã được áp
dụng trong điều hành phát triển kinh tế tại địa phương, đặc biệt là tiếp cận theo quan
điểm marketing địa phương.
Theo quan điểm tiếp thị địa phương cho các doanh nghiệp trong nước, đề tài nghiên
cứu được hình thành với quan điểm cơ sở rằng, nếu các doanh nghiệp đang hoạt
động tại Lâm Đồng cảm thấy hài lịng với địa phương thì có nghĩa là mơi trường
đầu tư tại đây là tốt, có thể hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Ngược lại,
nếu những doanh nghiệp đang hoạt động không hài lịng thì sẽ khó lịng mà thu hút
doanh nghiệp mới.
Do đó, để góp phần vào việc cải thiện, phát triển mơi trường đầu tư tại Lâm Đồng
nhằm kích thích các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các nhà đầu tư trong nước,
hay nói cách khác là góp phần xây dựng, phát triển kinh tế Lâm Đồng thì việc tiến
hành nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp trong
nước đang đầu tư kinh doanh tại Lâm Đồng” là cần thiết.
Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu:
1. Xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp trong nước đang
đầu tư, kinh doanh tại Lâm Đồng.
2. Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp trong nước đang đầu tư, kinh doanh tại
Lâm Đồng về các yếu tố được xác định ở mục tiêu trên.
3. Trên cơ sở các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp
trong nước đang đầu tư, kinh doanh tại Lâm Đồng đề ra hướng các giải pháp thu hút
đầu tư trong thời gian tới (tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đang đầu
tư, kinh doanh tại Lâm Đồng và thu hút các doanh nghiệp khác đến Lâm Đồng để
đầu tư, kinh doanh).
1.3. Phạm vi nghiên cứu



4

Trên quan điểm thị trường mục tiêu của địa phương, nghiên cứu này tập trung vào
các nhà đầu tư kinh doanh trong nước, là thị trường mà nhiều địa phương đang chú
ý nhất. Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Lâm Đồng sẽ được thực hiện trong một
nghiên cứu khác.
1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả của đề tài sẽ giúp cho tỉnh Lâm Đồng có được một số cơ sở ban đầu về vai
trị của các thuộc tính của địa phương tác động vào mức độ hài lòng của doanh
nghiệp trong nước đầu tư tại Lâm Đồng; góp phần vào việc xây dựng chiến lược và
chương trình marketing đầu tư để thu hút các nhà đầu tư kinh doanh trong nước đến
và yên tâm đầu tư kinh doanh lâu dài tại Lâm Đồng.
1.5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu dự kiến sẽ chia làm bốn chương, gồm:
Chương 1. Giới thiệu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và thực trạng thu hút đầu tư tại Lâm
Đồng.
Chương 3. Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả phân tích dữ liệu.
Chương 5. Đề xuất hướng các giải pháp thu hút đầu tư.
Chương 6. Kết luận.


5

Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI LÂM ĐỒNG
2.1. Cơ sở lý thuyết

Phần này giới thiệu cơ sở lý thuyết, mơ hình nghiên cứu và thực trạng thu hút đầu tư
tại Lâm Đồng.
2.1.1. Tiếp thị, tiếp thị địa phương và phát triển kinh tế
Vai trò của tiếp thị đối với việc phát triển kinh tế của các quốc gia đã được các nhà
quản trị và tiếp thị đề cập đến từ nhiều thập niên qua và tiếp thị địa phương thường
được xem như là một động cơ trong sự phát triển của một nền kinh tế. Tuy nhiên
nhiều nước đang phát triển thường khơng chú trọng đến vai trị của tiếp thị địa
phương, và thường tập trung nhiều vào vấn đề sản xuất, tài chính, đầu tư, ... (Reddy,
A.C. & Cambell, D.P, 1994).
Về mặt tiếp thị, chúng ta có thể xem một địa phương hay một quốc gia là một
thương hiệu, và gọi là “thương hiệu địa phương” để phân biệt với thương hiệu sản
phẩm hay dịch vụ của các đơn vị kinh doanh.
Thương hiệu địa phương cũng có những đặc trưng riêng của nó và địi hỏi những
chương trình tiếp thị phù hợp.
2.1.2. Các thành phần trong tiếp thị địa phương
Theo Kotler & ctg (2002), tiếp thị địa phương liên quan đến ba nhóm chính, đó là
(1) nhóm hoạch định bao gồm các nhà tiếp thị địa phương, (2) các yếu tố tiếp thị, và
(3) thị trường mục tiêu (khách hàng của địa phương).
2.1.2.1. Nhóm hoạch định: Nhà tiếp thị địa phương


6

Việc xác định nhà tiếp thị địa phương nhiều khi không phải dễ dàng như việc xác
định các nhà tiếp thị trong các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại của tiếp thị thì cơng việc tiếp thị khơng phải là
nhiệm vụ của bộ phận tiếp thị mà là của tất cả các thành viên trong công ty; Nếu
vận dụng quan điểm này thì nhà tiếp thị địa phương là tất cả các thành viên trong
địa phương đó; Nhóm các nhà hoạch định tiếp thị địa phương bao gồm: chính
quyền địa phương, cộng đồng kinh doanh và cộng đồng dân cư tại địa phương đó;

Những thành phần này tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc hoạch định kế
hoạch tiếp thị cho một địa phương (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang,
2010).
Như vậy, để cho một kế hoạch tiếp thị địa phương có hiệu quả, cơng việc hoạch
định chiến lược tiếp thị và thực hiện nó khơng phải là cơng việc của chính quyền
hay một bộ phận chức năng của chính quyền, như Sở Kế hoạch và Đầu tư, mà là
của các nhà tiếp thị địa phương. Đây là "nguyên tắc phối hợp" trong tiếp thị. Dĩ
nhiên, cần phải có một tổ chức thực hiện chức năng phối hợp.
2.1.2.2. Thị trường mục tiêu của một địa phương
Cũng như tiếp thị thương hiệu sản phẩm hay một dịch vụ, nhà tiếp thị địa phương
cần phải xác định thị trường hay khách hàng mục tiêu của địa phương mình. Thị
trường mục tiêu của một địa phương có thể chia thành bốn nhóm khách hàng chủ
yếu, đó là (1) các nhà đầu tư và sản xuất kinh doanh (2) khách du lịch, hội nghị, (3)
người lao động, và (4) các nhà xuất khẩu.
Thị trường bao gồm các nhà đầu tư, kinh doanh là một trong những thị
trường ưu tiên hàng đầu của các địa phương, đặc biệt là các nước đang phát
triển. Thị trường này bao gồm các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước. Họ
đến một địa phương để tìm cơ hội đầu tư hợp tác kinh doanh độc lập hay liên kết,
liên doanh với các nhà đầu tư hiện tại của địa phương. Mục đích của nhóm khách


7

hàng này là lợi nhuận đem lại cho công việc đầu tư, kinh doanh của họ. Vì vậy họ
quyết định đầu tư tại một địa phương nào đó nếu và chỉ nếu khi địa phương đó có
khả năng và sẵn sàng giúp họ đạt được mục tiêu của mình.
Có nhiều cách thức mà các địa phương sử dụng để thu hút đầu tư về cho địa phương
của mình như tổ chức các hội thảo về đầu tư, họp mặt các nhà đầu tư hàng năm,
thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư, xây dựng và quảng bá các chính sách, chương
trình khuyến khích đầu tư như miễn thuế, dịch vụ miễn phí, ...

Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, các quốc gia, địa phương đều có những chính sách
thu hút đầu tư khác nhau tùy thuộc vào những mục tiêu ưu tiên của địa phương đó.
Có địa phương thu hút đầu tư vào ngành này nhưng lại hạn chế ngành nghề khác.
Thí dụ, nếu địa phương muốn ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp sản xuất tại
địa phương thì chính sách thu hút đầu tư vào các ngành nghề bảo quản, chế biến
nông sản.
Khách du lịch là thị trường mục tiêu thứ hai của các nhà tiếp thị địa phương. Thị
trường khách du lịch có thể chia thành hai nhóm chính: nhóm khách kinh doanh và
khơng kinh doanh (khách du lịch thuần túy, thăm thân nhân, bạn bè). Nhóm kinh
doanh bao gồm những người đến một địa phương nhằm vào mục đích kinh doanh
như tham gia các hội thảo kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư, ... Nhóm khách du
lịch kinh doanh thường được các địa phương tập trung nhiều trong các chương trình
tiếp thị đầu tư cho địa phương của mình hơn là nhóm khách du lịch thuần túy vì họ
cũng là một kênh truyền tin thích hợp về vấn đề đầu tư.
Tuy nhiên, nhóm khách không kinh doanh cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho địa
phương trong vấn đề phát triển kinh tế như thu nhập, công việc làm ăn, thuế, thông
qua các chi tiêu của họ trong quá trình họ lưu lại ở địa phương đó. Để làm tăng lợi
ích này, các nhà tiếp thị địa phương ln tìm cách hấp dẫn họ để họ có thể chi tiêu
nhiều hơn và kéo dài thời gian lưu trú của họ, cũng như kích thích nhiều du khách
đến tham quan địa phương mình. Chính vì vậy, các địa phương đều có chiến lược


8

thu hút khách du lịch, kinh doanh và không kinh doanh thơng qua các văn phịng
xúc tiến du lịch và văn phòng xúc tiến hội thảo kinh doanh, cũng như nhiều chương
trình quảng bá khác.
Người lao động cũng là một thị trường mục tiêu của các địa phương. Các địa
phương tìm cách thu hút những người có những kỹ năng nào đó đến định cư tại địa
phương mình. Dĩ nhiên mỗi địa phương có thể tập trung vào những nhóm người

định cư mới này khác nhau.
Các địa phương thường có xu hướng kích thích một số nhóm này nhưng lại ngăn
cản một số nhóm khác. Các nhóm mà các địa phương thường thích thú và kích thích
họ đến định cư tại địa phương của mình là những người có những kỹ năng chun
mơn trong ngành nghề mà địa phương mình cần.
Các nhà xuất khẩu cũng là thị trường mục tiêu của tiếp thị địa phương. Các nước
đang phát triển thường tập trung vào chiến lược xuất khẩu đi liền với chiến lược
thay thế hàng nhập khẩu. Các địa phương thường tìm kiếm những tổ chức, doanh
nghiệp có khả năng tìm kiếm thị trường xuất khẩu để làm gia tăng kim ngạch xuất
khẩu của địa phương mình. Hơn nữa, xuất khẩu cũng là một phương thức hữu hiệu
để quảng bá thương hiệu địa phương ra thị trường quốc tế. Vì vậy, đi đơi với việc
kích thích các nhà xuất khẩu đến địa phương, các địa phương cũng tìm cách thúc
đẩy xuất khẩu thơng qua các chính sách ưu đãi xuất khẩu, các tổ chức hỗ trợ, xúc
tiến xuất khẩu như tìm kiếm thị trường xuất khẩu, thông tin về thị trường thế giới,
đưa ra những chính sách ưu đãi cho các cơng ty tại địa phương có khả năng xuất
khẩu.
Các nhóm khách hàng trên đây "tiêu dùng" và tiếp tục tiêu dùng thương hiệu địa
phương nếu thương hiệu này làm họ thỏa mãn. Hay nói cách khác, thương hiệu đó
cung cấp cho họ giá trị ưu việt hơn thương hiệu cạnh tranh. Đây là nguyên tắc giá
trị trong tiếp thị. Vì vậy, nhà tiếp thị địa phương phải vận dụng nguyên tắc chọn lọc
và tập trung trong tiếp thị (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2003).


9

Khơng một địa phương nào có thể mạnh hơn địa phương khác về mọi phương diện.
Nhà tiếp thị địa phương phải chọn một số thị trường mục tiêu và tập trung nguồn
lực của địa phương mình để cung cấp giá trị cho thị trường mục tiêu đã chọn và đạt
được mục tiêu của địa phương.
Tóm lại, để tiếp thị một địa phương, các nhà tiếp thị cần phải xây dựng được một

thương hiệu địa phương có thể thỏa mãn được nhu cầu của thị trường mục tiêu. Vì
vậy, khi xây dựng thương hiệu địa phương cần chú ý xây dựng thương hiệu của
mình có những điểm khác biệt có ý nghĩa với khách hàng mục tiêu so với thương
hiệu cạnh tranh. Hơn nữa, sự thay đổi liên tục và nhanh chóng của mơi trường tiếp
thị (kinh tế, chính trị trên thế giới, cạnh tranh,…) và nhu cầu, quan điểm, … của
khách hàng, cho nên những gì là lợi thế của địa phương hơm nay có thể khơng cịn
là lợi thế cho ngày mai nữa.
Vì vậy, khi xây dựng thương hiệu địa phương cũng cần chú ý “Nguyên tắc quá
trình” của tiếp thị, nghĩa là công việc tiếp thị địa phương là một q trình tiếp diễn.
Cơng việc này thành cơng khi cộng đồng “Người dân và doanh nghiệp” cảm thấy
hài lòng với cộng đồng của họ, và kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như khách được
thỏa mãn. Vì vậy, các địa phương cần phải có chiến lược thích hợp để cải thiện địa
phương mình.
2.2. Mơ hình nghiên cứu
Với mục tiêu của đề tài, biến nghiên cứu (biến phụ thuộc) sẽ là biến “sự hài lòng
của các doanh nghiệp trong nước đang đầu tư, kinh doanh tại Lâm Đồng” và các
biến tác động (biến độc lập) bao gồm: Cơ sở hạ tầng đầu tư; Chế độ, chính sách,
dịch vụ đầu tư và kinh doanh; Môi trường sống và làm việc; Tiềm năng và lợi thế
địa phương (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2010).


×