Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giải pháp xây dựng hệ thống mạng lưới kho trung chuyển của công ty PV oil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 121 trang )

ðẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THỊ THU TRANG

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI
KHO TRUNG CHUYỂN CỦA CÔNG TY PV OIL

Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, 01 / 2010


ðẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THỊ THU TRANG

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI
KHO TRUNG CHUYỂN CỦA CÔNG TY PV OIL

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ THỊ BÍCH VÂN

TP. HỒ CHÍ MINH, 01 / 2010



CƠNG TRÌNH ðƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
ðẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Thị Bích Vân

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Vũ Thế Dũng

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. Bùi Nguyên Hùng

Luận văn thạc sĩ ñược bảo vệ tại HỘI ðỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 09 tháng 01 năm 2010
Thành phần Hội ñồng ñánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. Bùi Nguyên Hùng
2. TS. Vũ Thế Dũng
3. TS. Nguyễn Thiên Phú
4. TS. Võ Thị Quý
5. TS. Hồ Thị Bích Vân
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng ñánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn ñã ñược sửa chữa
Chủ tịch Hội ñồng ñánh giá LV

PGS. TS. Bùi Nguyên Hùng

Bộ môn quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ðH BÁCH KHOA TP. HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ðÀO TẠO SðH

ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày 26 tháng 11 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thu Trang ............................... Phái: Nữ ..........................
Ngày, tháng, năm sinh: 06/04/1983........................................... Nơi sinh: Hà Nội .............
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh....................................... MSHV: 01707072 ...........
I.TÊN ðỀ TÀI:

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI KHO TRUNG
CHUYỂN CỦA CÔNG TY PV OIL ...........................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:




Phân tích hiện trạng mạng lưới phân phối xăng dầu của công ty tại khu vực
Nam Bộ;
ðề nghị giải pháp xây dựng mạng lưới kho trung chuyển của Công ty.

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :


7/2/2009 ....................................................................

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 25/11/2009 ..................................................
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Hồ Thị Bích Vân

CN BỘ MÔN

QL CHUYÊN NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tơi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo, bạn bè và gia đình. Tơi xin được bày tỏ sự
trân trọng và lịng biết ơn sâu sắc đối với những sự giúp đỡ này.
Trước tiên, tơi xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong ban giảng huấn của Khoa
Quản lý Công nghiệp, trường ðại học Bách Khoa Tp.HCM – những người đã nhiệt
tình giảng dạy và giúp đỡ cho tơi trong suốt khóa học này. ðặc biệt, tơi xin trân
trọng gởi lời cảm ơn đến TS.Hồ Thị Bích Vân đã tận tình hướng dẫn tơi thực hiện
luận văn này.
Tơi cũng xin gởi lời cảm ơn ñến các ñồng nghiệp trong Viện Dầu khí – những
người đã chia sẽ, giúp đỡ và hỗ trợ tơi rất nhiều trong q trình nghiên cứu và thu
thập dữ liệu cho luận văn.
Cuối cùng, tơi xin được trân trọng cảm ơn gia đình tơi, bạn bè tơi – những người
ln động viên, giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong những
năm tháng học tập này.


Nguyễn Thị Thu Trang


Tóm tắt
Thị trường bán lẻ Việt Nam được nhiều chun gia nhận ñịnh là một thị trường tiềm
năng với nhu cầu tiêu thụ lớn và tốc ñộ phát triển nhanh. Những năm gần ñây các
doanh nghiệp trong nước ñã và ñang ñề ra các chương trình phát triển hệ thống phân
phối của doanh nghiệp mình nhằm đáp ứng sự phát triển của thị trường, chuẩn bị lực
ñể cạnh tranh với các tập đồn quốc tế đang từng bước gia nhập vào thị trường bán lẻ
Việt Nam.
Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng là một lĩnh vực như vậy, các doanh nghiệp trong
ngành cũng ñang nỗ lực xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống phân phối ñể ñủ sức
cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Nghiên cứu này trình bày những phân tích về hiện
trạng hệ thống phân phối xăng dầu và ñề xuất một trong những giải pháp tham khảo
cho việc phát triển hệ thống kho phân phối (kho cấp 2) của công ty PV Oil – là một
trong 2 doanh nghiệp lớn hiện nay trên thị trường kinh doanh xăng dầu.
Trên cơ sở dự báo về nhu cầu tiêu thụ, mục tiêu thị phần, kinh nghiệm dự trữ, nghiên
cứu đưa ra các kịch bản về cơng suất và phân bố kho trung chuyển trong hệ thống
phân phối của cơng ty PV Oil và tiến hành mơ hình hóa trên phần mềm Aspen DPO.
Bước tiếp theo nghiên cứu tiến hành so sánh các kịch bản, so sánh với kinh nghiệm
phát triển hệ thống kho của các nước phát triển và quy hoạch phát triển hệ thống kho
của chính phủ, từ đó đề xuất kịch bản phát triển hệ thống kho phân phối cấp 2 của
cơng ty.
Do tính nhạy cảm về số liệu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nghiên cứu còn
tồn tại một số hạn chế như một số dữ liệu là số liệu ước tính nên chưa phản ảnh hết
thực tế của doanh nghiệp, nghiên cứu chỉ ñề cập ñến việc phát triển hệ thống kho
nhằm mở rộng thị trường, thị phần chưa ñề cập ñến khả năng tài chính, chiến lược
marketing, giá bán, giá mua sản phẩm.



ABSTRACTS
Vietnam’s retail market is considered as an attractive market with the large demand
and the high annual growth rate. Recently, domestic companies have been building
their logistic networks in order to satisfy the market growth and prepare for competing
with foreign companies that have entered step by step to the Vietnam’ s retail market.
Petroleum trading field is a part of retail market, domestic petroleum trading
companies have also been buiding their logistic networks so that they are able to fight
against competitors in the integration period. This research shows the analysis of
current petroleum logistic network in South area and propose reference solution for
building logistic network (the secondary terminal) of PV Oil – One of two big
companies in current petroleum trading market.
Base on the demand forecast, PV Oil’ s market share target, experience in petroleum
inventory, the research gives scenarios of capacity and location of the secondary
terminals and simulate on Aspen DPO software. The comparision will carry out base
on analysing economic report of each scenario (the output of running simulation in
Aspen DPO). The next step is comparing the petroleum logistic network design with
the logistic network development of other country and petroleum stock plan of the
Government and gives the final secondary terminal network proposal.
According to the sensitiveness of business, there are some limitations in the research
such as using estimated data and only mention about the terminal network
development for the market target.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN ................................................................................... 1
1.1. Cơ sở hình thành ñề tài ..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa thực tiễn cuả đề tài .............................................................................. 3

1.5.
1.6.

Mơ hình nghiên cứu và phương pháp thực hiện ............................................... 3
Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 5

CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU............ 6
2.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 6
2.2. Hiện trạng thị trường phân phối xăng dầu khu vực Nam Bộ............................ 6
2.2.1.

Thị trường xăng dầu Nam Bộ .................................................................... 6

2.2.2.
2.2.3.
2.2.1.

Hiện trạng thị trường kinh doanh và phân phối xăng dầu........................ 11
Hệ thống phân phối xăng dầu hiện tại ở khu vực Nam Bộ ...................... 14
Nhận ñịnh về thị trường phân phối xăng dầu ở khu vực Nam Bộ ........... 22

2.3. Hiện trạng kinh doanh xăng dầu của công ty PV Oil ..................................... 22
2.3.1. Giới thiệu sơ lược về Cơng ty .................................................................. 22
2.3.2. Phân tích hoạt động kinh doanh và phân phối sản phẩm dầu .................. 23
2.3.3.
2.3.4.
2.3.5.

Phân tích các nguồn lực của Công ty cho việc kinh doanh xăng dầu ...... 27

Phân tích SWOT đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty .. 29
So sánh với Petrolimex - đối thủ chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng

dầu
.................................................................................................................. 31
2.4. Những vấn ñề tồn tại trong việc phân phối xăng dầu của Công ty................. 33
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH
BÀI TỐN
........................................................................................................... 34
3.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 34
3.2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ............................................................................ 34
3.2.1. ðịnh nghĩa về bài toán xây dựng hệ thống mạng lưới phân phối ............ 34
3.2.2.

Khái quát các nghiên cứu trong lĩnh vực xây dựng hệ thống phân phối . 35

3.2.3.

Kinh nghiệm xác định cơng suất kho của các ñơn vị kinh doanh xăng dầu
.................................................................................................................. 36

3.2.4.

Ứng dụng của bài tốn quy hoạch tuyến tính trong xây dựng hệ thống

phân phối................................................................................................................ 38
3.3. Xây dựng mơ hình cho bài tốn xây dựng hệ thống (kho cấp 2) của cơng ty
PV Oil........................................................................................................................ 43
3.3.1.


Mơ tả bài tốn........................................................................................... 43


3.3.2.
3.3.3.

Các kịch bản công suất kho cấp 2 ............................................................ 44
Xây dựng mơ hình bài tốn trên phần mềm Aspen DPO......................... 46

CHƯƠNG 4.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ SO SÁNH ðÁNH GIÁ ................. 54
4.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 54
4.2. Phân tích kết quả ............................................................................................. 54
4.2.1. Kết quả từ mơ hình................................................................................... 54
4.2.2. Thảo luận về kết quả ................................................................................ 57
4.3. Mơ hình mạng lưới phân phối ñề xuất ............................................................ 58
4.4.

So sánh với việc phát triển mạng lưới phân phối của các nước phát triển ..... 59

4.5.
4.6.

So sánh với quy hoạch phát triển hệ thống phân phối chung của quốc gia .... 61
Kiến nghị xây dựng mạng lưới phân phối của Công ty .................................. 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 68
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 69
PHỤ LỤC 1: PHÂN LOẠI HỆ THỐNG KHO KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ

CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU..................................................................... 69
PHỤ LỤC 2. XÁC ðỊNH CÔNG SUẤT KHO THƯƠNG MẠI ......................... 71
PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG KHO PHÂN PHỐI XĂNG DẦU Ở
KHU VỰC NAM BỘ ............................................................................................ 73
PHỤ LỤC 4: CÁC DỮ LIỆU CỦA MƠ HÌNH .................................................... 79
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ CHẠY MƠ HÌNH ......................................................... 84


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của từng tỉnh tại khu vực Nam Bộ ...................... 8
Bảng 2.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của cả nước và của khu vực Nam Bộ
(ngàn tấn/năm) ................................................................................................................ 9
Bảng 2.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của từng tỉnh (tấn/năm)......................... 10
Bảng 2.4. Thống kê hệ thống phân phối của một số doanh nghiệp tại khu vực phía
Nam năm 2008.............................................................................................................. 16
Bảng 2.5. ðơn giá vận chuyển xăng dầu bằng ñường bộ (Cent*/tấn/km) ................... 21
Bảng 2.6. Tổng hợp hệ thống cơ sở vật chất của PV Oil ở khu vực Nam Bộ.............. 27
Bảng 2.7. So sánh 2 ñối thủ chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu...................... 32
Bảng 3.1. Dự trữ thương mại theo quy ñịnh ở các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
...................................................................................................................................... 38
Bảng 3.2. Kịch bản 1: cơng suất và vị trí các kho chứa ............................................... 44
Bảng 3.3. Kịch bản 2: công suất và vị trí các kho chứa ............................................... 45
Bảng 3.4. Kịch bản 3: cơng suất và vị trí các kho chứa ............................................... 46
Bảng 3.5. Các thơng số của mơ hình ............................................................................ 48
Bảng 3.6. Số liệu tổng hợp về chi phí lưu kho ............................................................. 50
Bảng 3.7. Khả năng cung cấp xăng dầu tại các kho đầu mối của cơng ty PV Oil ....... 51
Bảng 3.8. Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong khu vực và ước tính mục tiêu đáp ứng của PV
Oil (tấn/năm, khơng tính phần tái xuất)........................................................................ 51
Bảng 3.9. Cơng suất các phương tiện vận tải (chiếc) ................................................... 52
Bảng 4.1. Kết quả phân tích kịch bản 1 (1.000 $/năm) ................................................ 54

Bảng 4.2. Kết quả phân tích kịch bản 2 (1.000 $/năm) ................................................ 55
Bảng 4.3. Kết quả phân tích kịch bản 3 (1.000 $/năm) ................................................ 56
Bảng 4.4. Quy mô phát triển hệ thống kho kinh doanh xăng dầu (1.000 m3) ............. 61
Bảng 4.5. So sánh giữa sức chứa hệ thống kho hiện tại của cơng ty và hệ thống kho đề
xuất ............................................................................................................................... 63


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Lược đồ nghiên cứu........................................................................................ 4
Hình 2.1. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu ở Việt Nam.................................... 6
Hình 2.2. Thị phần phân phối xăng dầu khu vực Nam Bộ........................................... 12
Hình 2.3. Sơ đồ mạng lưới hệ thống phân phối xăng dầu ở Việt Nam ........................ 15
Hình 2.4. Hệ thống kho phân phối của các ñối thủ lớn trong ở khu vực Nam Bộ ....... 17
Hình 2.5. Sơ đồ tổng qt về vận chuyển sản phẩm dầu khí ở Việt Nam.................... 18
Hình 2.6. Chuỗi giá trị chính của cơng ty PV Oil ........................................................ 23
Hình 2.7. Tỷ trọng PV Oil cung cấp cho các nhóm khách hàng .................................. 26
Hình 2.8. Hệ thống kho phân phối của 2 ñối thủ lớn trong ở khu vực Nam Bộ .......... 31
Hình 3.1. Cấu trúc dữ liệu của bài tốn ........................................................................ 47
Hình 4.1. Sơ đồ kho cấp 2 và hệ thống vận chuyển theo kịch bản 1............................ 55
Hình 4.2. Sơ ñồ kho cấp 2 và hệ thống vận chuyển theo kịch bản 2............................ 56
Hình 4.3. Sơ đồ kho cấp 2 và hệ thống vận chuyển theo kịch bản 3............................ 57
Hình 4.4. Mơ hình mạng lưới phân phối đề xuất ......................................................... 58
Hình 4.4. Hệ thống phân phối xăng dầu tại Hoa Kỳ .................................................... 60
Hình 4.5. So sánh giữa hệ thống kho hiện tại của cơng ty và hệ thống kho đề xuất.... 62


-1-

CHƯƠNG 1.
1.1.


TỔNG QUAN

Cơ sở hình thành đề tài

Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, xây dựng một hệ thống phân phối tối ưu và
quản lý hợp lý sẽ góp phần ñáng kể cho việc tăng doanh thu, lợi nhuận và tăng khả
năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng của các cơng ty.
Theo ơng Edward Frazelle - giám đốc của viện Logistics và là CEO của Logistics
Resources International của Atlanta, từ những năm 90 của thế kỷ trước, các công ty
trên thế giới tiến hành chu kỳ tái thiết kế hệ thống phân phối logistics 10 năm một
lần nhằm ñáp ứng sự thay ñổi nhu cầu tiêu thụ, giành và mở rộng thị trường. Trong
một số trường hợp, sự thay đổi nhanh chóng của mơi trường kinh doanh và nhu cầu
thị trường buộc các công ty phải tái thiết kế hệ thống phân phối này thường xuyên
hơn 5 năm một lần và một số trường hợp ñặc biệt là tái cấu trúc trên cơ sở hằng
ngày.
Cũng như các mặt hàng tiêu dùng và nguyên liệu cho sản xuất khác, kinh doanh
xăng dầu cũng cần một hệ thống mạng lưới phân bố kho hợp lý nhằm ñảm bảo ñáp
ứng cho sản xuất và sinh hoạt, do đó việc thiết kế hệ thống mạng lưới phân phối
ngồi tính cấp thiết cho việc sản xuất kinh doanh, một thiết kế hợp lý sẽ giúp doanh
nghiệp cải thiện doanh thu, lợi nhuận và mở rộng thị trường của mình. Bên cạnh đó
cịn đáp ứng các u cầu của Chính phủ cho việc hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực nhạy cảm này. Theo qui ñịnh của Chính phủ:
-

ðiều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: có cảng chun dùng
bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương tiện vận
tải xăng dầu khác trọng tải tối thiểu 7.000 tấn; có kho tiếp nhận xăng dầu
nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 m3 (xây dựng hoặc thuê trên 5 năm)
tiếp nhận trực tiếp xăng dầu từ tàu vào kho; Có hệ thống phân phối xăng dầu:

tối thiểu 10 cửa hàng xăng dầu (hay trạm bán lẻ) thuộc sở hữu hoặc ñồng sở
hữu theo hợp đồng liên doanh liên kết, góp vốn xây dựng và hệ thống ñại lý
tối thiểu 40 ñại lý bán lẻ xăng dầu (khơng có qui định cụ thể cho số tổng đại
lý).

-

Dự trữ lưu thơng xăng dầu: kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải
bảo ñảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu bằng 20 ngày cung ứng cả


-2-

về cơ cấu chủng loại; đồng thời phải có trách nhiệm tăng mức dự trữ lưu
thơng xăng dầu để đến năm 2010 ñạt mức tối thiểu 30 ngày.
PV Oil (Tổng cơng ty Dầu Việt Nam) là đơn vị thành viên của Tập đồn dầu khí
Việt Nam, được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị là Cơng ty Thương mại
Dầu khí (Petechim), Cơng ty THHH một thành viên Chế biến và Kinh doanh dầu
mỏ (PDC) và Công ty cổ phần dầu khí Mê Kơng (Petromekong). Cơng ty đã chính
thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2008. Một trong các lĩnh vực hoạt động chính của
PV Oil là phân phối các sản phẩm xăng dầu (bao gồm cơ bản là xăng, dầu DO,
FO…). Hiện tại hệ thống cơ sở hạ tầng, kho trong hệ thống phân phối của Công ty
vẫn đang trong q trình qui hoạch và chưa được sử dụng hiệu quả, thị phần của
Công ty tại khu vực này chỉ chiếm từ 18%-20%. Cùng với sự phát triển nhanh của
nhu cầu tiêu thụ trong khu vực (theo Petrovietnam khoảng 10%/năm, theo Bộ Công
Thương 8%-10% ( và mục tiêu mở
rộng thị phần của Công ty tại khu vực này lên 30%-32%, ñồng thời nâng cao hiệu
quả hệ thống mạng lưới phân phối thì việc nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống
mạng lưới kho trung chuyển của công ty PV Oil là bước ñi rất cần thiết và cũng là
lý do hình thành đề tài nghiên cứu này.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích hiện trạng và một số tồn tại trong hệ thống phân phối của Công ty ở khu
vực Nam Bộ.
ðề nghị giải pháp xây dựng hệ thống mạng lưới phân phối (kho cấp 2) của Công ty
ở khu vực Nam Bộ nhằm ñáp ứng sự tăng trưởng thị trường, mở rộng thị phần và
tạo lợi thế cạnh tranh so với các ñối thủ cạnh tranh.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

Khu vực ñịa lý: Nam Bộ
Lĩnh vực: hệ thống phân phối trong kinh doanh xăng dầu.
Nghiên cứu này chỉ tập trung xây dựng mạng lưới phân phối tối ưu dựa
trên tối đa hố lợi nhuận và cân bằng các nguồn lực của doanh nghiệp.


-3-

Mức độ chi tiết: hệ thống phân phối của Cơng ty ñến cấp tổng ñại lý (kho
cấp 2).
1.4.

Ý nghĩa thực tiễn cuả đề tài

ðối với Cơng ty
-


Thứ nhất: ðề tài sẽ góp phần giúp Cơng ty hệ thống và xem xét lại mạng lưới
phân phối hiện tại

-

Thứ hai: ðề tài sẽ ñề xuất kiến nghị về kế hoạch phát triển mạng lưới phân
phối (kho cấp 2) nhằm ñáp ứng sự tăng trưởng của nhu cầu tiêu thụ trong
những năm tới và mở rộng thị phần.

-

Thứ ba: Với một hệ thống mạng lưới kho phân phối hợp lý sẽ giúp giảm chi
phí cho việc phân phối sản phẩm từ đó cải thiện lợi nhuận của công ty.

ðối với học viên
Thực hiện ñề tài này là cơ hội ñể học viên nghiên cứu và vận dụng lý thuyết về xây
dựng hệ thống mạng lưới phân phối và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. ðây cũng là
vấn ñề học viên ñang quan tâm để hồn thành cơng việc của mình.
1.5.

Mơ hình nghiên cứu và phương pháp thực hiện


-4-

Mơ hình nghiên cứu
Tổng hợp và thu thập số liệu

Phân tích hiện trạng hệ thống phân phối của cơng ty


Xây dựng kịch bản về công suất và phân bố các kho

Xây dựng mơ hình LP cho bài tốn phân bố cho các kịch bản

Chạy và phân tích kết quả từ mơ hình

Mạng lưới phân phối (kho cấp 2) đề xuất

ðánh giá mức ñộ phù hợp với quy hoạch kho chứa của chính
phủ và sự phát triển hệ thống kho của các nước phát triển
Hình 1.1. Lược đồ nghiên cứu
Các số liệu cần thu thập bao gồm:
-

Nhu cầu tiêu thụ của từng tỉnh trong vùng và dự báo nhu cầu (dự báo đến
năm 2015, 2020)

-

Chi phí vận chuyển

-

Chi phí vận hành và lưu kho

-

Thông tin về mạng lưới phân phối hiện tại của Cơng ty và của đối thủ

Phương pháp thực hiện

-

Liên hệ thu thập số liệu từ công ty PV Oil, từ các tạp chí thơng tin thương
mại về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, chi phí vận chuyển, chi phí cho việc vận
hành và lưu kho.


-5-

-

Thông qua các trang web của Công ty, Petrolimex thu thập thông tin về
mạng lưới phân phối hiện tại.

-

Sử dụng phần mềm ArcGIS mô phỏng mạng lưới phân phối hiện tại của
Cơng ty và Petrolimex trên bản đồ.

-

Dựa trên quy mơ dự trữ thương mại quy định cho các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu và quy mô dự trữ tối thiểu theo kinh nghiệm số liệu dự báo
về nhu cầu tiêu thụ, mục tiêu đáp ứng thị phần của cơng ty ước tính quy mơ
cơng suất các kho trung chuyển cấp 2 và đưa ra các kịch bản phân tích.

-

Sử dụng phần mềm Aspen DPO (Distribution Plan Optimizer system) mô
phỏng các kịch bản phân phối.


-

So sánh các kịch bản và ñề xuất giải pháp xây dựng hệ thống kho cấp 2.

1.6.

Cấu trúc luận văn

Chương 1. Mở đầu
Chương 2. Phân tích thực trạng hệ thống phân phối xăng dầu
Chương 3. Cơ sở lý thuyết, thực tiễn và xây dựng mơ hình bài tốn
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và phân tích ñánh giá
Chương 5. Kết luận và kiến nghị


-6-

CHƯƠNG 2.
2.1.

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU

Giới thiệu

Trong chương này sẽ trình bày sơ lược về hiện trạng thị trường kinh doanh xăng
dầu và hiện trạng hệ thống phân phối xăng dầu trong khu vực khảo sát. Ngoài ra
chương này sẽ phân tích hiện trạng kinh doanh xăng dầu của công ty PV Oil và nêu
lên một số vấn đề cịn tồn tại trong việc kinh doanh xăng dầu và việc phát triển hệ
thống mạng lưới hiện tại của Công ty.

2.2.

Hiện trạng thị trường phân phối xăng dầu khu vực Nam Bộ

2.2.1.

Thị trường xăng dầu Nam Bộ

2.2.1.1.

Nhu cầu tiêu thụ căng dầu tiêu thụ xăng dầu

Cùng với tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian vừa qua nhu cầu tiêu dùng xăng
dầu ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng với mức tăng trung bình là 6,1% trong giai
đoạn 2001-2008. Hiện tại mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 14,7 triệu tấn các sản
phẩm xăng dầu. Nguồn cung cấp các sản phẩm xăng dầu này chủ yếu là nhập khẩu
từ các trung tâm phân phối trong khu vực như Singapore, Thái lan, Malaysia hay
Trung Quốc…

Nguồn: thơng tin thương mại

Hình 2.1. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu ở Việt Nam


-7-

Trong đó Nam Bộ là khu vực tiêu thụ xăng dầu lớn nhất cả nước, chiếm tỷ trọng
khoảng 64% nhu cầu tiêu thụ của cả nước, tương ñương với khoảng 9,4 triệu tấn
năm 2008 (nguồn: Viện dầu khí-quy hoạch dự trữ dầu mỏ). Lượng xăng dầu tiêu
thụ trong khu vực nhằm ñáp ứng cho các nhu cầu sau:

a. Nhu cầu cho giao thơng vận tải
Vận tải thuỷ: ðiểm đặc trưng của Nam Bộ là vận tải thuỷ rất thông dụng do có hệ
thống sơng lạch dày đặc. Cùng với hàng loạt các cảng biển, cảng sơng được xây
dựng mới và cải tạo cũng như giao thông tại các xã ấp chủ yếu là ghe, xuồng, tỉ lệ
tiêu thụ xăng dầu cho giao thơng vận tải đường thủy ngày càng tăng trong đó dầu
diesel là nhiên liệu chính của phương thức vận tải này chiếm trên 40% tổng các loại
nhiên liệu.
Vận tải bộ: Cùng với tốc ñộ tăng trưởng nhu cầu sử dụng xe cơ giới lại khá cao,
7%/năm ñối với xe ơtơ và 15%/năm đối với xe máy, sự cải tạo, nâng cấp hệ thống
các tuyến ñường quốc lộ, tỉnh lộ, nhu cầu sử dụng xăng dầu trong giao thông ñường
bộ liên tục tăng trên 10%/năm. Trong ñó xu thế sử dụng xăng chất lượng cao ngày
càng tăng.
Vận tải hàng không: Sân bay Tân Sơn Nhất và các sân bay khác thuộc cụm cảng
Hàng không Miền Nam cũng phát triển mạnh các tuyến bay và chuyến bay trong
nước, quốc tế. Theo đó là sự tăng trưởng trên 10%/năm các loại nhiên liệu máy bay
TC-1, JetA1.
b. Nhu cầu cho nông lâm ngư nghiệp
Canh tác nơng nghiệp đã được cơ giới hố, sử dụng nhiều máy cày, bừa, bơm nước
tưới tiêu. Ngoài ra nghề ni trồng, đánh bắt thuỷ hải sản phát triển rất mạnh, nhiều
ngư trường lớn thu hút các ñội tầu thuyền ñánh bắt cá xa bờ. Nhu cầu tiêu thụ dầu
diesel cho các nông nghiệp và phát triển ngư nghiệp là rất lớn.
c. Nhu cầu cho công nghiệp
Sử dụng dầu diesel ñể chạy máy phát ñiện diesel, nhiên liệu mazut để đốt lị. ðặc
biệt lượng mazut tiêu thụ rất lớn tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ðồng Nai,
Bình Dương, Long An, Cần Thơ và Kiên Giang. Tuy nhiên trong một số năm tới


-8-

chương trình khí điện đạm của Chính Phủ được thực thi ở Nam Bộ có thể làm thay

đổi phần nào tỉ lệ sử dụng nhiên liệu.
d. Nhu cầu khác
Ngoài những nhu cầu chính đã phân tích ở trên, các loại xăng dầu cịn được sử dụng
cho nhu cầu dân dụng như dùng dầu lửa làm chất ñốt trong các bếp ăn gia đình, sử
dụng xăng dầu trong các ngành nghề công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp...
Trong cơ cấu phân bố nhu cầu thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của từng tỉnh được ước
tính theo mức độ đóng góp GDP năm 2008 như sau:
Bảng 2.1. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của từng tỉnh tại khu vực Nam Bộ
Tỉnh
Vũng Tàu
HCM
Cần Thơ
Bình Phước
Bình Dương
ðồng Nai
Tây Ninh
Long An
Tiền Giang
Bến Tre
ðồng Tháp
Vĩnh Long
Trà Vinh
An Giang
Hậu Giang
Sóc Trăng
Kiên Giang
Bạc Liêu
Cà Mau
Tổng cộng


GDP (USD)
3.789.200
13.328.700
1.041.951
392.034
1.358.899
2.212.741
737.660
847.774
910.867
680.300
873.766
522.055
677.574
1.155.212
391.412
762.587
1.217.001
563.472
922.932
32.386.136

Nhu cầu tiêu thụ
(tấn/năm)
1.100.069
3.869.546
302.496
113.814
394.511
642.396

214.155
246.123
264.440
197.502
253.669
151.561
196.711
335.377
113.633
221.392
353.316
163.585
267.943
9.402.240

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Viện dầu khí

Nhìn chung nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tập trung nhiều nhất ở khu vực ðông Nam
Bộ với thành phố Hồ Chí Minh là trọng tâm và Vũng Tàu, ðồng Nai và Bình


-9-

Dương; khu vực miền Tây Nam Bộ tiêu thụ xăng dầu ít hơn với nhu cầu tiêu thụ
xăng dầu nhiều nhất là ở Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên giang.
2.2.1.2.

Dự báo

Theo số liệu dự báo của ñề án "Qui hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu mỏ và các

sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam ñến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" của Bộ
Cơng thương thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của cả nước ước tính như sau:
Bảng 2.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của cả nước và của khu vực Nam
Bộ (ngàn tấn/năm)
Loại nhiên liệu

2010

2015

2020

2025

Xăng ô tô

4.435

7.076

10.849

16.153

Dầu diesel (DO)

8.108

12.586


18.988

28.053

Dầu FO

2.863

3.474

3.979

4.482

Dầu hỏa

247

240

233

226

Xăng máy bay

738

882


1.020

1.155

Tổng số

16.391

24.258

35.070

50.069

Khu vực Nam Bộ

10.490

15.525

22.445

32.044

1.049

1.553

2.244


3.204

9.441

13.973

20.200

28.840

Tái xuất
Tiêu thụ trong
khu vực

Nguồn: Qui hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ tại Việt
Nam ñến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025

Theo dự báo này thì Nam Bộ vẫn là thị trường tiêu thụ xăng dầu chính của cả nước
với trên 50% nhu cầu xăng dầu. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì nhu cầu
tiêu thụ xăng dầu của khu vực Nam Bộ theo dự báo sẽ tăng nhanh trong giai ñoạn
tiếp theo với tốc độ tăng trưởng bình qn 7,7% trong giai ñoạn 2010-2025 và dự
kiến ñến năm 2016 nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng gấp đơi giai đoạn hiện nay. Trong ñó
nhu cầu tiêu thụ lớn nhất vẫn là dầu Diesel, tiếp theo là xăng, FO, nhiên liệu phản
lực và dầu hỏa.
Cũng theo dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở khu vực Nam bộ từ nay ñến năm
2025 vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực ðông Nam Bộ với thành phố Hồ Chí


-10-


Minh là trọng tâm và Vũng Tàu, ðồng Nai và Bình Dương, khu vực miền Tây Nam
bộ là các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu theo từng
tỉnh ñược dự báo cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của từng tỉnh (tấn/năm)
Năm
Vũng Tàu
HCM
Cần Thơ
Bình Phước
Bình Dương
ðồng Nai
Tây Ninh
Long An
Tiền Giang
Bến Tre
ðồng Tháp
Vĩnh Long
Trà Vinh
An Giang
Hậu Giang
Sóc Trăng
Kiên Giang
Bạc Liêu
Cà Mau
Tổng cộng
Nguồn: Viện dầu khí

2010
1.104.629
3.885.587

303.750
114.286
396.147
645.059
215.043
247.143
265.536
198.321
254.721
152.190
197.527
336.768
114.105
222.310
354.781
164.264
269.053
9.441.216

2015
1.634.805
5.750.507
449.537
169.138
586.281
954.660
318.255
365.762
392.983
293.507

376.976
225.235
292.331
498.402
168.870
329.009
525.061
243.103
398.188
13.972.608

2020
2.363.451
8.313.558
649.900
244.525
847.591
1.380.161
460.103
528.785
568.138
424.326
544.997
325.623
422.626
720.544
244.137
475.651
759.085
351.456

575.663
20.200.320

2025
3.374.270
11.869.162
927.854
349.105
1.210.095
1.970.438
656.884
754.939
811.124
605.805
778.086
464.889
603.377
1.028.712
348.551
679.081
1.083.735
501.770
821.868
28.839.744

Như vậy, với đà tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ, nhu cầu bổ sung các tiện ích (hệ
thống kho chứa và hệ thống phương tiện vận tải, cửa hàng xăng dầu) cho hệ thống
phân phối xăng dầu càng trở nên cấp thiết.



-11-

2.2.2.

Hiện trạng thị trường kinh doanh và phân phối xăng dầu

2.2.2.1.

Thị phần phân phối xăng dầu

Hiện tại, Chính phủ chính thức cấp phép và hạn mức nhập khẩu xăng dầu cho 11
ñơn vị ñầu mối. Ở khu vực Nam Bộ các doanh nghiệp này bao gồm:

-

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex).

-

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), trực tiếp là: Công ty Chế biến và kinh
doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC); Công ty Thương mại dầu khí (Petechim) và
Cơng ty cổ phần dầu khí Mekong (PetroMekong).

-

Cơng ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec).

-

Cơng ty Xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco).


-

Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh
(SaigonPetro).

-

Cơng ty Thương mại dầu khí ðồng Tháp (Petimex) .

-

Cơng ty Xăng dầu Qn đội ( Mipeco).

-

Cơng ty Vận tải và th tàu biển (Vitranchart).

-

Công ty Vật tư tổng hợp Phú Yên (Pygemaco).

-

Cơng ty thương mại xăng dầu đường biển.

-

Cơng ty ðiện lực Hiệp Phước.


Các doanh nghiệp đầu mối đều có xu hướng tổ chức mơ hình hoạt động đa dạng và
đảm ñương mọi lĩnh vực từ nhập khẩu, vận tải, kho chứa, xây dựng các cửa hàng
bán lẻ ñể cung ứng trực tiếp ñến người tiêu dùng…Tuy nhiên, do quỹ ñầu tư phát
triển của các doanh nghiệp ñầu mối kinh doanh xăng dầu còn hạn chế nên các
doanh nghiệp này chưa quan tâm ñúng mức tới việc phát triển mạng lưới bán lẻ,
kho tồn trữ, cảng và cầu cảng nhập xuất...
Hiện tại, trong số các doanh nghiệp ñược Nhà nước cấp phép nhập khẩu xăng dầu
chỉ có 4 doanh nghiệp lớn Petrolimex, Petec, PV Oil và Saigon Petro là có mạng
lưới các ñại lý bán lẻ trực tiếp. Các doanh nghiệp khác chủ yếu bán hàng thông qua


-12-

hệ thống các ñại lý thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc tiêu thụ trực tiếp cho sản xuất
của doanh nghiệp.
Thị phần phân phối cụ thể của các công ty ở khu vực Nam Bộ như sau:
Thị phần phân phối xăng dầu khu vực Nam Bộ
Petimex, 5%
Khác, 5%
PV Oil, 20%

Mipeco, 1%
Vinapco, 4%
SaigonPetro,
12%

Petec, 15%
Petrolimex, 38%

Nguồn: PV Oil


Hình 2.2. Thị phần phân phối xăng dầu khu vực Nam Bộ
Nhìn vào thị phần phân phối xăng dầu trong khu vực Nam Bộ cho thấy Petrolimex
và PVOil là hai ñối thủ lớn nhất trong khu vực và chiếm giữ thị phần nhiều nhất
(trên 50% thị phần), trong đó thị phần chiếm giữ của Petrolimex gần gấp đơi của
PVOil. Ngồi ra cạnh tranh trên thị trường phân phối xăng dầu trong khu vực Nam
Bộ khá gay gắt, bên cạnh 2 đối thủ chính cịn rất nhiều ñối thủ tiềm năng như Petec,
Saigonpetro,… ñang cố gắng mở rộng mạng lưới phân phối nhằm củng cố và chiếm
giữ thêm các thị phần mới.
2.2.2.2.
Bộ
*

Sơ lược một số ñối thủ kinh doanh xăng dầu lớn tại Nam

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL)

Là doanh nghiệp thuộc Tập đồn Dầu khí Việt nam. Mặc dù là doanh nghiệp lớn,
nhưng do hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn mới hình thành, phân bố khơng đồng
đều, mạng lưới bán lẻ chưa ñược ñầu tư tương xứng, hiện nay PV OIL mới chỉ nắm
giữ ñược khoảng 18-20% thị phần Nam Bộ.


-13-

Chiến lược phát triển kinh doanh xăng dầu của PV Oil ñề ra mục tiêu thị phần phấn
ñấu trong giai ñoạn 2010-2015 là 30-32%.
*

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)


Là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Cơng Thương, được giao nhiệm vụ chủ ñạo trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam với 56 đơn vị thành viên đóng trên ñịa
bàn 64 tỉnh thành phố trên cả nước. Với hệ thống cảng và kho có sức chứa lớn, hồn
thiện, kinh nghiệm quản lý, vận hành...Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam ñảm nhận
cung ứng xăng dầu ñáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ nội ñịa, một phần tái xuất
sang Campuchia và Lào, Nam Trung Quốc. Tuy nhiên tại thị trường Nam Bộ, nơi
có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia nhập khẩu xăng dầu thì thị phần của Petrolimex
đã bị thu hẹp đáng kể chỉ cịn dưới 38%.
*

Cơng ty Thương mại kỹ thuật và ðầu tư (Petec)

Là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Cơng Thương. Cơng ty có hệ thống các kho xăng
dầu hoàn thiện tại ba miền Bắc Trung Nam. Tại Nam Bộ, ngoài kho Cát Lái – TP
Hồ Chí Minh sức chứa 95.000m3, cầu cảng cho phép tiếp nhận tầu có tải trọng đến
25.000DWT, cơng ty Petec chuẩn bị xây dựng kho Cái Mép- Bà Rịa Vũng Tàu với
sức chứa 80.000m3 và cảng có thể tiếp nhận tàu dầu 70.000DWT. Do có kho đầu
mối lớn, với bộ máy quản lý và nhân lực gọn nhẹ, hiện nay Công ty Petec ñang
chiếm khoảng 15% thị phần Nam Bộ. Tuy nhiên kho Cát Lái đang có khả năng bị
giải toả (vì lý do qn sự).
*

Cơng ty Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (SaigonPetro)

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty bao gồm một kho xăng dầu tại Cát Lái (Thành
phố Hồ Chí Minh) có sức chứa khoảng 220.000m3 với cầu cảng cho phép tiếp nhận
tầu có tải trọng ñến 35.000DWT và một nhà máy chế biến condensate có cơng suất
chế biến 5.000 thùng/ngày (tương đương 250 ngàn tấn/năm) nên Cơng ty
SaigonPetro có rất nhiều ưu thế cạnh tranh tại khu vực ðơng Nam Bộ mà đặc biệt

tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, do có mạng lưới bán bn và bán lẻ tương
đối hồn chỉnh ở Nam Bộ nên SaigonPetro chiếm khoảng 12% thị phần nội địa.
*

Cơng ty xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco)

Là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Cơng ty có
nhiệm vụ chủ yếu tiếp nhận và cung ứng nhiên liệu bay cho các phương tiện vận tải


-14-

hàng khơng trong và ngồi nước và một phần nhỏ xăng dầu cung cấp cho thị trường
bên ngoài. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Cơng ty cịn hạn chế, chỉ có 35.000m3 kho
bể, chủ yếu tập trung tại các cụm cảng hàng không lớn như Nội Bài, ðà Nẵng, Tân
Sơn Nhất và một phần nhỏ ở Trà Nóc (kho qn đội). Chưa có cơ sở cầu cảng và
kho tiếp nhận, Vinapco chủ yếu dựa vào nguồn mua uỷ thác hay thuê kho của các
ñơn vị khác. Sản lượng xăng dầu tiêu thụ qua Vinapco chiếm khoảng 4,0% tổng
mức tiêu thụ xăng dầu trên tồn quốc.
*

Cơng ty xăng dầu Qn ñội

Là một ñơn vị trực thuộc Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc Phịng). Cơng ty có nhiệm vụ
chính là tiếp nhận và cung ứng xăng dầu cho các ñơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng.
Khối lượng xăng dầu nhập khẩu hàng năm của Công ty chỉ vào khoảng 100 ngàn
m3-tấn/năm, chiếm khoảng 1,0% tổng lượng tiêu thụ xăng dầu trên toàn quốc. Tại
Nam Bộ, Qn đội có kho cảng Nhà Bè của Qn khu 7.
*


Cơng ty Dầu khí ðồng Tháp (Petimex)

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty gồm một kho có sức chứa 35.000 m3 ở Cao
Lãnh. Cơng ty có sản lượng kinh doanh khoảng trên 400 ngàn m3-tấn/năm và kho
Phước Khánh- Nhơn Trạch - ðồng Nai sức chứa 24.000m3, cảng có thể tiếp nhận
tầu dầu 25.000 DWT. Petimex chiếm khoảng 5% thị phần kinh doanh xăng dầu
Nam Bộ.
2.2.3.

Hệ thống phân phối xăng dầu hiện tại ở khu vực Nam Bộ

2.2.3.1.

Hệ thống kho phân phối

Hiện tại, các ñơn vị ñầu mối thực hiện việc phân phối các sản phẩm xăng dầu qua
các cấp như sau:


×