Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu của ngành bưởi năm roi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 83 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

TRẦN DUY TÂN

PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN TRONG
XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH BƯỞI NĂM ROI
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học :TS Lê Thành Long….............................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1 :PGS.TS Bùi Nguyên Hùng..........................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2 :TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan....................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày .30 .
. . tháng . .07 . năm . 2010. . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Bùi Nguyên Hùng..................
2. TS. Lê Thành Long..............................
3. TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan............
4. TS. Trương Quang Được......................
5. TS. Nguyễn Quỳnh Mai.......................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau khi


luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày 28 tháng 06 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: .....................Trần Duy Tân

........................Phái: ...........Nam ..........

Ngày, tháng, năm sinh: ....01-08-1982.......................................Nơi sinh: .....Quảng Ngãi
Chuyên ngành: .................QUẢN TRỊ KINH DOANH........... MSHV:......01707062…..
I- TÊN ĐỀ TÀI: .Phân Tích Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Xuất Khẩu Của
Ngành Bưởi Năm Roi.
...........................................................................................................................................
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu của ngành bưởi Năm Roi
Đề xuất các giải pháp phát huy thuận lợi và giải quyết khó khăn......................................
...........................................................................................................................................

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ………26-10-2009……………………………………
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:.............28-06-2010 …………….................
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :...TS. LÊ THÀNH LONG ……..................................
...........................................................................................................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH


-i-

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở Khoa Quản lý Công nghiệp Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi nhiều
kiến thức quý báu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến TS Lê Thành Long, người đã
tận tình chỉ bảo cũng như truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài nghiên cứu và giúp tơi hồn thành tốt luận văn này.
Xin được cảm ơn bạn bè thân thiết, các anh chị đồng nghiệp, các bạn học viên cao
học, các bạn sinh viên của các Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học Kinh tế
TP.HCM, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Sau cùng, xin cho phép tơi được gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người đã luôn
thương yêu và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi học tập.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010

Trần Duy Tân


- ii -


TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Tìm đầu ra cho nơng sản luôn là đề tài thu hút nhiều chú ý bởi nước ta vẫn là một
nước nông nghiệp. Người nông dân lâu nay vẫn phải sống cùng với điệp khúc “ mất mùa
được giá, được mùa mất giá”. Trong công cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa chúng ta
đang đứng trước nguy cơ của sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng. Làm sao để nơng
sản có đầu ra ổn định, nơng dân có nguồn thu nhập ổn định là mục tiêu quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế.
Bưởi Năm Roi, một nông sản nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL, thời gian qua đã từng
bước thâm nhập thị trường thế giới. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu tăng không đáng kể
trong khi đó tình hình sản xuất trong nước đang gặp phải nhiều khó khăn. Đâu là nguyên
nhân của thực trạng trên?
Dựa trên lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Porter (1990) và nhiều nghiên cứu thực tế
khác, nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích các thuận lợi và khó khăn của hoạt động
xuất khẩu bưởi Năm Roi trên cơ sở phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành hàng bưởi Năm
Roi.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: xây dựng mơ hình và phân tích đánh giá.
Giai đoạn xây dựng mơ hình là q trình nghiên cứu định tính theo phương pháp phỏng
vấn sâu với 10 – 15 chun gia nhằm xây dựng mơ hình phù hợp đặc thù ngành và các
yếu tố văn hóa, xã hội con người Việt Nam. Giai đoạn phân tích đánh giá được thực hiện
bằng tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan kết hợp thu thập các số liệu thứ
cấp. Dữ liệu thu thập được sử dụng để phân tích và đánh giá các lợi thế cạnh tranh của
ngành bưởi Năm Roi từ đó phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất
khẩu bưởi Năm Roi.
Dù vẫn còn hạn chế nhưng kết quả nghiên cứu và các phân tích, đề xuất kiến nghị
có thể được xem như là nguồn tham khảo, giúp cho các nhà hoạch định chính sách có
những cái nhìn chính xác hơn trong việc xây dựng chiến lược cho nông nghiệp nói chung
và ngành bưởi Năm Roi nói riêng.



- iii -

ABSTRACT
Outlet for agricultural products is always a topic attracting much attention because
our country is an agricultural country. Farmers still have to live with the chorus "good
crop bad price, bad crop good price”. We are facing to the issue of increasing in the gap
of rich and poor in our industrialization and modernization strategy. The important object
of the development strategy is how agricultural product output and farmers’s income are
stable.
Nam Roi pomelo, a famous agricultural product in Mekong River Delta area, has
gradually penetrated the world market over time. However, the exported volume does not
increase significantly while the domestic production situation is facing many difficulties.
What is the cause of this situation?
Based on competitive advantage theory of Porter (1990) and many other empirical
researchs, this study aims to analyze the advantages and disadvantages of the Nam Roi
pomelo export activities base on analyzing the competitive advantages of Nam Roi
pomelo industry.
The research is conducted via two steps: model building and analysis and
assessment. Model building phase is the process of qualitative research using in-depth
interview method with 10-15 professionals to build research model that is appropriate to
specific factors of industry and culture, society and people of Vietnam. Analyzing and
assessment phase is done by conducting in-depth interviews concerning people and
collect the secondary data. Collected data is used to analyze and evaluate the competitive
advantages of the Nam Roi pomelo industry so doing the analysis of advantages and
disadvantages of the Nam Roi pomelo export activities .
In spite of the limitations, the results of analysis and proposals of research can be
viewed as a good reference assisting the policy makers to have more accurate insight in
developing strategies for the agricultural sector in generally and in Nam roi pomelo
particularly.



- iv -

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... i
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................................. ii
ABSTRACT ........................................................................................................................ iii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 3
1.3 Đối tượng và phạm vi giới hạn đề tài ....................................................................... 3
1.4 Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................. 3
1.5 Bố cục đề tài ............................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 5
2.1 Lý thuyết cạnh tranh .................................................................................................. 5
2.1.1 Cạnh tranh ........................................................................................................... 5
2.1.2 Năng lực cạnh tranh ............................................................................................ 5
2.1.3 Lợi thế cạnh tranh ............................................................................................... 5
2.1.4 Vị thế cạnh tranh ................................................................................................. 6
2.1.5 Mối quan hệ giữa cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và vị thế cạnh tranh ......... 6
2.2 Kinh doanh quốc tế và các lý thuyết thương mại cổ điển ....................................... 6
2.2.1 Khái niệm kinh doanh quốc tế ........................................................................... 6
2.2.2 Các học thuyết kinh doanh quốc tế cổ điển....................................................... 6
2.3 Lý thuyết thương mại hiện đại, lợi thế cạnh tranh quốc gia, mơ hình kim cương 8
2.3.1 Các điều kiện nhân tố ....................................................................................... 10
2.3.2 Điều kiện nhu cầu ............................................................................................. 11
2.3.3 Ngành liên quan và hỗ trợ ................................................................................ 11
2.3.4 Chiến lược công ty, cơ cấu và sự cạnh tranh .................................................. 12
2.3.5 Yếu tố bên ngồi: Cơ hội và chính phủ. .......................................................... 13
2.3.6 Quan hệ của các yếu tố quyết định. ................................................................. 14

2.4 Mơ hình nghiên cứu :............................................................................................... 14
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 15
3.1 Giới thiệu .................................................................................................................. 15
3.2 Xây dựng mơ hình: .................................................................................................. 16
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu: ................................................................................ 16
3.4 Phân tích số liệu:...................................................................................................... 17
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG NGÀNH BƯỞI NĂM ROI ....................................... 19
4.1 Giới thiệu chương: ................................................................................................... 19
4.2 Sự phát triển của ngành bưởi: ................................................................................. 19
4.2.1 Tổng quan về bưởi nói chung và sản phẩm bưởi Năm Roi............................ 19
4.2.2 Thực trạng bưởi Việt Nam: .............................................................................. 22
4.3 Phân tích thực trạng các nguồn lợi thế cạnh tranh của ngành bưởi Năm Roi:..... 25
4.3.1 Các điều kiện về yếu tố (Factor Conditions)................................................... 25


-v-

4.3.2 Các điều kiện về nhu cầu.................................................................................. 34
4.3.3 Các ngành hỗ trợ, liên quan ............................................................................. 42
4.3.4 Cấu trúc, Chiến lược và sự Cạnh tranh trong ngành ..................................... 49
4.3.5 Chính sách chính phủ: ...................................................................................... 54
4.3.6 Cơ hội ................................................................................................................ 58
4.3.7 Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hinh kim cương................................. 59
4.4 Tổng kết đánh giá các yếu tố. ................................................................................. 60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ............................................................................................ 62
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 62
5.2 Kiến nghị giải pháp và biện pháp triển khai .......................................................... 62
5.2.1 Kiến nghị giải pháp ........................................................................................... 62
5.2.2 Các biện pháp triển khai. .................................................................................. 63
5.3 Những hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo........................................................ 65

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 67
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 70
Phụ lục 1: Danh sách phỏng vấn chuyên sâu Bưởi Vĩnh Long. ..................................... 70
Phụ lục 2: Nội dung trao đổi với chuyên gia.................................................................... 71
Phụ lục 3: Nội dung đổi với các đối tượng liên quan. ..................................................... 71


- vi -

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mơ hình kim cương của M. Porter, 1990............................................................ 9
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu. .......................................................................................... 14
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu .......................................................................................... 15
Hình 3.2 Qúa trình thu thập dữ liệu .................................................................................. 17
Hình 4.1 Tỉ lệ diện tích bưởi trong cả nước và khu vực sơng Cửu Long....................... 19
Hình 4.2 Tỉ lệ diện tích bưởi chính ở khu vực sơng Cửu Long ..................................... 20
Hình 4.3 Diện tích và năng suất bưởi một số nước năm 2009 ....................................... 23
Hình 4.4 Giá bưởi xuất khẩu tương đối của một số nươc năm 2007............................. 24
Hình 4.5 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc năm 2007 ....... 24
Hình 4.6 Qui trình sản xuất, chế biến bưởi Năm Roi ..................................................... 29
Hình 4.7 Tổng sản lượng bưởi tồn trên thế giới gian đoạn 1990-2008 ....................... 36
Hình 4.8 Tổng sản lượng bưởi tươi tiêu thụ toàn trên thế giới giai đoạn 1990-2005... 37
Hình 4.9 Tình hình nhập khẩu phân bón giai đoạn 2001-1009...................................... 44
Hình 4.10 Cơ cấu nhập khẩu phân bón năm 2007 .......................................................... 45
Hình 4.11 Chuổi giá trị ngành phân bón ......................................................................... 45
Hình 4.12 Chuổi giá trị bưởi Vĩnh long .......................................................................... 49
Hình 4.13 Vị trí thành phần “nơng dân” trong chuổi giá trị .......................................... 50
Hình 4.14 Vị trí thành phần “thương lái” trong chuổi giá trị......................................... 50
Hình 4.15 Vị trí thành phần “người bán sỉ” trong chuổi giá trị ..................................... 51
Hình 4.16 Vị trí thành phần “công ty” trong chuổi giá trị ............................................. 51



- vii -

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Đặc tính phân 3 loại bưởi nổi tiếng: Lông Hồng, Da Xanh, Năm Roi ............. 21
Bảng 2: Diện tích, sản lượng, năng suất bưởi Năm Roi ở Vĩnh Long 2005-2009 ........ 21
Bảng 3: Diện tích, sản lượng, năng suất bưởi Năm Roi ở Bình Minh 2005-2009 ........ 22
Bảng 4: Tình hình ngành bưởi Trung Quốc giai đoạn 2003-2009 (1000 tấn) ............... 23
Bảng 5: Bảng tóm tắt thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên .............................. 27
Bảng 9: Bảng tóm tắt thuận lợi và khó khăn của nguồn lao động .................................. 30
Bảng 10: Bảng tóm tắt thuận lợi và khó khăn của nguồn trí thức .................................. 32
Bảng 11: Bảng tóm tắt thuận lợi và khó khăn của nguồn vốn ........................................ 33
Bảng 12: Bảng tóm tắt thuận lợi và khó khăn của cơ sở hạ tầng .................................... 34
Bảng 13: Bảng tóm tắt thuận lợi và khó khăn của yếu tố nhu cầu nội địa ..................... 35
Bảng 14: Tình hình sản xuất bưởi một số nước trong EU giai đoạn 2005-2007 (tấn) .. 37
Bảng 15: Tình hình nhập khẩu bưởi của EU giai đoạn 2005-2007 (tấn) ....................... 38
Bảng 16: Tình hình xuất khẩu bưởi của EU giai đoạn 2007-2009 (tấn) ........................ 38
Bảng 17: Tình hình ngành bưởi Nhật Bản giai đoạn 2003-2009 ( 1000 tấn) ................ 39
Bảng 18: Tình hình ngành bưởi Nga giai đoạn 2003-2009 (1000 tấn) .......................... 40
Bảng 19: Bảng tóm tắt thuận lợi và khó khăn của yếu tố nhu cầu thế giới.................... 41
Bảng 20: Thói quen mua cây giống của nhà vườn .......................................................... 42
Bảng 21: Bảng tóm tắt thuận lợi và khó khăn của nguồn giống ..................................... 43
Bảng 22: Bảng tóm tắt thuận lợi và khó khăn của phân bón .......................................... 46
Bảng 23: Bảng tóm tắt thuận lợi và khó khăn của cơ khí nơng nghiệp .......................... 47
Bảng 24: Bảng tóm tắt ảnh hưởng của Metro Cash & Carry .......................................... 49
Bảng 25: Bảng tóm tắt ảnh hưởng của cấu trúc, chiến lược và cạnh tranh .................... 53
Bảng 26: Bảng tóm tắt ảnh hưởng của chính sách đầu tư và thu hút đầu tư .................. 54
Bảng 27: Bảng tóm tắt ảnh hưởng của chính sách đầu đất đai ....................................... 55
Bảng 28: Bảng tóm tắt ảnh hưởng của chính sách đầu tư khoa học cơng nghệ ............. 56

Bảng 29: Bảng tóm tắt ảnh hưởng của chính sách tài chính, tiền tệ, hỗ trợ ................... 58
Bảng 30: Bảng tóm tắt ảnh hưởng của yếu tố cơ hội....................................................... 59
Bảng 31: Bảng tổng kết đánh giá các thuận lợi, khó khăn .............................................. 60
Bảng 33: Bảng tổng kết các giải pháp kiến nghị ............................................................. 62


- viii -

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO: World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới
FAO: Food and Agriculture Organization- Tổ chức Nông – lương thế giới
EU: European Union-Liên minh châu Âu
GAP: Good Agriculture Practices- Sản xuất nông nghiệp bền vững
USDA: United States Department of Agriculture- Bộ nông nghiệp Mỹ
APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation- Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương.
GTZ: Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức
FDI: Foreign Direct Investment-Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GPD: Gross National Product- Tổng sản phẩm quốc gia
MT: Metric Ton-1000Kg
IPM: Integrated Pest Management.
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
KH&CN: khoa học và công nghệ
VNFPA: Quĩ dân số liên hiệp quốc tại Việt Nam
DN: Doanh nghiệp
HTX: Hợp tác xã


-1-


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Xu hướng tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây, thương
mại giữa các nước không ngừng được mở rộng và phát triển cùng với nó là những cơ hội
và thử thách cho các thành viên. Là thành viên của tổ chức WTO, Việt Nam cũng khơng
nằm ngồi xu hướng đó. Các sản phẩm Việt Nam từng bước vượt ra biên giới nước nhà
để chinh phục khách hàng quốc tế. Trong sân chơi quốc tế, các công ty Việt Nam đối mặt
với những yêu cầu khắc khe hơn của khách hàng, môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hơn
và lợi nhuận cũng nhiều hơn. Các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ sản phẩm, về qui trình
sản xuất, yêu cầu về chất lượng, các vụ kiện chống phá giá, kiện về bản quyền, thương
hiệu …. là những gì mà DN chúng ta phải đối mặt. Trong khó khăn, các DN chúng ta
từng bước thích nghi, trưởng thành và phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm Việt từng bước
chinh phục các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu.
Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các địa phương tại
Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung, phục vụ cho chế biến
công nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng ĐBSCL có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất,
chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nước. Tổng lượng giống cây ăn trái các tỉnh ĐBSCL
sản xuất bình quân trong vài năm gần đây vào khoảng 26 đến 27 triệu cây/năm. Số lượng
giống cây ăn trái này được lưu thông khắp cả nước kể cả sang một số nước láng giềng.
Cả nước hiện có khoảng 765.000 ha cây ăn trái, sản lượng hơn 6,5 triệu tấn với
những loại trái cây chủ yếu như: dứa, chuối, cam, quýt, bưởi, xồi, thanh long, vải thiều,
nhãn, chơm chơm, sầu riêng. Kim ngạch xuất khẩu trái cây trong những năm gần đây dao
động ở khoảng 150 đến 180 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các loại cây ăn trái đang trồng
hầu hết đều cho năng suất khơng cao, chất lượng kém (khơng đẹp, kích cỡ không đều, vị
không đặc trưng), giá thành cao, nên khả năng cạnh tranh thấp. Điều này dẫn tới cây ăn
trái nước ta đang đứng trước thách thức lớn khi hội nhậpWTO .
Theo dự báo của FAO, nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm

tăng khoảng 3,6%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên thị


-2-

trường thế giới đối với mặt hàng rau quả luôn ở tình trạng cung khơng đủ cầu, dễ tiêu thụ
và giá cả ln trong tình trạng tăng. Các nước càng phát triển cơng nghiệp thì nhu cầu
nhập khẩu rau lại càng tăng, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu đối với các loại rau
quả tươi càng tăng. Có thể khẳng định rằng thị trường thế giới đối với rau quả là rất có
triển vọng.
Trong số các loại bưởi hiện nay, chỉ có bưởi Năm Roi đạt được sản lượng thương
phẩm và đủ để phục vụ xuất khẩu. Bưởi 5 roi là loại cây ăn trái đặc sản nổi tiếng của Vĩnh
Long, với diện tích khoảng 7.788 ha (năm 2008), chiếm >16% diện tích đất cây lâu tồn
tỉnh, nằm tập trung chủ yếu tuyến ven sông Hậu thuộc 2 huyện Bình Minh, Tam Bình và
trồng phân tán các huyện Long Hồ, Mang Thít, Trà Ơn, Vũng Liêm và thị xã Vĩnh Long.
Hàng năm, cung cấp cho thị trường từ 80.000 - 100.000 tấn.
Đây là loại cây ăn trái thích nghi rộng, có tiềm năng xuất khẩu khá lớn, được thị
trường trong và ngoài nước ưa chuộng, nhưng hiện nay sản lượng cung cấp cho xuất khẩu
chưa đáp ứng so với nhu cầu, loại 1 chỉ đáp ứng khoảng 10-15%, còn lại chỉ tiêu thụ trong
nước, khả năng cạnh tranh trong và ngồi nước cịn rất thấp, sự chênh lệch về giá trong
nước và xuất khẩu, chênh lệch giữa mùa thuận và mùa nghịch, chênh lệch giữa các giống
và giữa các vùng trồng, chênh lệch về hiệu quả đầu tư sản xuất? Lý giải từ đâu? Hướng
tháo gỡ và khắc phục.
Phân tích những thế mạnh cho thấy: Bưởi cịn là loại cây ăn quả có thời gian sinh
trưởng cũng như chu kỳ kinh tế rất dài (>30 năm). Quả bưởi có thời gian bảo quản rất lâu
so với các loại quả khác, thời gian bảo quản sau thu hoạch ở điều kiện tự nhiên là 40
ngày, bảo quản ở nhiệt độ 10oC có thể giữ được 100 – 110 ngày. Mặc khác, nếu so sánh
với các loại cây có múi khác như cam Sành, qt, chanh…thì bưởi là loại cây ít sâu bệnh
hơn (trừ sâu đục quả). Trong những năm qua (1996 đến nay) ngành Nông nghiệp & phát
triển nông thôn tỉnh, Sở Khoa học công nghệ, Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến

thương mại… đã có nhiều chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu, quy hoạch vùng nhằm
phát triển bưởi trên địa bàn tỉnh, các cơng trình: Quy hoạch phân vùng thích nghi bưởi
đến 2010; khảo sát chất lượng bưởi Năm Roi trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu giải pháp tổng
hợp nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi (giống, xử lý ra hoa, IPM, công nghệ trước và sau


-3-

thu hoạch); Xác lập chỉ dẫn địa lý Bình Minh – Vĩnh Long cho Bưởi Năm Roi (2005 2008); tổ chức thành lập hợp tác xã Mỹ Hòa (7/2006); Hỗ trợ đăng ký xây dựng tiêu
chuẩn và đạt chứng nhận Global GAP (8/2008). Với chứng nhận Global GAP và chỉ dẫn
địa lý, bưởi Năm Roi Bình Minh sẽ tiến thêm một bước dài trong việc khẳng định thương
hiệu của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã, DN tư nhân chế biến xuất khẩu
của Bình Minh có đủ điều kiện để xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường quốc tế (Eu, Mỹ,
Úc…)
Thế nhưng, tại sao con số xuất khẩu bưởi Năm Roi Bình Minh chỉ đạt rất khiêm
tốn (hợp tác xã Mỹ Hòa năm 2008 xuất 10 container, DN tư nhân Hoàng Gia trên dưới 16
container). Đâu là nguyên nhân của vấn đề? Đâu là những thuận lợi và khó khăn của hoạt
động xuất khẩu bưởi? Liệu có thể phát huy những thuận lợi đồng thời từng bước giải
quyết những khó khăn của ngành bưởi trong xuất khẩu?
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “ Phân tích thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu
của ngành bưởi Năm Roi” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Phân tích thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu của ngành bưởi Năm Roi.
Đề các giải xuất pháp cải thiện.
1.3 Đối tượng và phạm vi giới hạn đề tài
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đơn vị tham gia xuất khẩu sản
phẩm bưởi Năm Roi.
Phạm vi: Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp nói chung và bưởi Năm
Roi nói riêng
Thời gian: Đề tài thực hiện trên cơ sở số liệu thu thập từ năm 2000 đến tháng

5/2010.
1.4 Ý nghĩa đề tài
Đây là một vấn đề thời sự của ngành nông nghiệp, vấn đề đầu ra cho nông sản.
Thành công của đề tài sẽ giúp giải quyết các khó khăn của bưởi Năm Roi nói riêng và
nơng sản Việt Nam nói chung.


-4-

1.5 Bố cục đề tài
Tồn bộ đề tài được trình bày trong năm chương với nội dung lần lượt như sau:
Chương 1 giới thiệu tổng quát về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phương pháp và phạm
vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu trước đây. Trên cơ sở các lý thuyết, chọn lưa mô hình lý thuyết phù hợp. Xây
dựng mơ hình lý thuyết, kết hợp ý kiến chuyên gia từ đó đề nghị mơ hình nghiên cứu.
Chương 3 dựa trên mơ hình nghiên cứu xây dựng trong chương 2, xác định các nguồn
thông tin cần thu thập từ đó lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Với các
phương pháp nghiên cứu đề cập ở chương 3, việc thu thập các số dữ liệu cần thiết được
tiến hành. Dữ liệu thu được cung cấp cho q trình phân tích, đánh giá các yếu tố trong
mơ hình nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 4. Nội dung tóm tắt kết quả nghiên
cứu, nêu ra các kiến nghị và biện pháp triển khai sẽ được trình bày trong chương 5.


-5-

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 1 giới thiệu các vấn đề nghiên cứu và sự liên quan của nó, các mục tiêu và

phác thảo tổng quát của nghiên cứu này. Mục tiêu của Chương 2 là tìm kiếm một lý
thuyết thích hợp có thể giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các nguồn lợi thế cạnh
tranh trong một ngành từ đó xác định các thuận lợi và khó khăn của ngành bưởi Năm Roi
trong xuất khẩu. Chương này gồm ba phần chính, được tóm tắt và trình bày theo trình tự
logic trong các phần sau đây.
Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh, trước hết chương này sẽ
giới thiệu các khái niệm liên quan đến cạnh tranh và mối quan hệ của chúng.
Hai phần tiếp theo lần lượt giới thiệu một số lý thuyết giải thích thương mại quốc
tế và sự thành cơng trong thương mại quốc tế dưới các góc độ khác nhau.
2.1 Lý thuyết cạnh tranh
2.1.1

Cạnh tranh

Theo Micheal Porter (1996) thì:” Cạnh tranh là việc đấu tranh giành giật của một
số đối thủ về khách hàng, thị trường hoặc nguồn lực của DN. Tuy nhiên, bản chất của
cạnh tranh ngày nay khơng phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại
cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc là mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn
mình chứ khơng phải các đối thủ cạnh tranh”.
2.1.2

Năng lực cạnh tranh

Theo nhận xét của tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệu- học viện tài chính thì: “Năng lực cạnh
tranh của DN sẽ được nhìn nhận trên các mặt cơ bản như: Vốn, nguyên vật liệu, máy móc
thiết bị cơng nghệ, nguồn nhân lực, trình độ quản lý và khả năng tiếp cận, chiếm lĩnh thị
trường”
2.1.3

Lợi thế cạnh tranh


Theo Micheal Porter ( “Competitive advantage”, 1985, trang 3) thì: “ Lợi thế cạnh
tranh là giá trị một công ty mang lại cho người mua mà giá trị đó vượt qua chi phí của
cơng ty tạo ra nó. Giá trị mà người mua sẵn sàng để trả và giá trị cao hơn ngăn cản việc đề


-6-

nghị những giá trị thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp
những lợi ích độc đáo hơn là nảy sinh một giá trị cao hơn”.
2.1.4

Vị thế cạnh tranh

Vị thế cạnh tranh là vị trí chiếm lĩnh được bởi phối thức của công ty trong một thị
trường cụ thể so với đối thủ cạnh tranh. Giá trị chiến lược của vị thế thị trường phụ thuộc
không chỉ vào giá trị tương đối của chúng khi so sánh vị thế của đối thủ cạnh tranh mà
còn vào tính hấp dẫn của thị trường. Điều quan trọng là phân biệt thị trường hiện tại và thị
trường mục tiêu. (Rudolf Grunig)
2.1.5

Mối quan hệ giữa cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và vị thế cạnh tranh

Các năng lực cạnh tranh khác nhau của một công ty nếu được vận dụng tốt, kết
hợp với những chiến lược phát triển phù hợp sẽ mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh
tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Khi có lợi thế cạnh tranh, cơng ty sẽ có những bước phát triển
thuận lợi mang lại cho công ty khả năng chiếm lĩnh thị trường, thị phần sản phẩm hay
dịch vụ, nghĩa là cơng ty có vị thế cạnh tranh tốt hơn đối thủ.
2.2 Kinh doanh quốc tế và các lý thuyết thương mại cổ điển
2.2.1


Khái niệm kinh doanh quốc tế

Theo Michael R. Czinkota thì: “Kinh doanh quốc tế bao gồm các giao dịch diễn ra
giữa các nước nhằm để thỏa mãn mục tiêu cá nhân, công ty hay tổ chức”.
Hay theo Donald A.Ball “ kinh doanh quốc tế bao gồm các hoạt động vượt ra
ngoài biên giới một quốc gia”
2.2.2 Các học thuyết kinh doanh quốc tế cổ điển
a. Chủ nghĩa trọng thương
Trước thế kỷ 18, sự giàu có được xem xét trong điều kiện của vàng và bạc. Theo
đó, để tăng sự giàu có của họ, quốc gia tích lũy càng nhiều các kim loại q này ở mức có
thể (chủ nghĩa trọng thương), xuất khẩu hàng hoá sản xuất nhiều nhất có thể, và nhập
khẩu thì ngược lại, ít nhất có thể. Thương mại được xem như là một trị chơi tổng bằng
khơng, trong đó thặng dư thương mại trong một quốc gia được bù đắp bởi một thâm hụt
thương mại ở nước khác. Chính phủ, có một vai trị quan trọng trong thời kì "Chủ nghĩa
trọng thương", điều tiết thương mại quốc tế bằng cách khuyến khích sản xuất trong nước


-7-

(tự túc), đánh mức thuế cao hàng nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu, hoặc cho phép độc
quyền trong các ngành nhất định trong nước (Cho & Moon năm 2000)
b. Học thuyết lợi thế tuyệt đối (Theory of Absolute Advantage)
Không giống như lý thuyết Chủ nghĩa trọng thương, Adam Smith coi thương mại
như một trị chơi tổng hợp tích cực, nơi tất cả các đối tác thương mại có thể có lợi nếu
quốc gia chun sản xuất hàng hố mà họ có một lợi thế tuyệt đối. Các quốc gia có lợi thế
tuyệt đối ở các sản phẩm nào đó nếu một ngành xuất khẩu có thể sản xuất, với tổng lượng
vốn và lao động cho trước, một sản lượng lớn hơn bất kỳ đối thủ ở bất kỳ nước nào khác.
Vì vậy, khi một quốc gia khơng có khả năng đạt hiệu quả hơn bất kỳ quốc gia khác trong
sản phẩm bất kỳ, nó phải nhập khẩu hầu hết các sản phẩm. Ngược lại, nếu một nước đã có

một lợi thế tuyệt đối cho tất cả các sản phẩm, thương mại sẽ khơng cần thiết. Vì vậy,
thương mại giữa các quốc gia cho phép gia tăng sự giàu có (thực thu nhập) bằng cách lợi
dụng việc phân chia công việc và chun mơn hóa (Ellsworth & Clark Leith, 10, 1984)
c. Học thuyết lợi thế so sánh ( Theory of Comparative Advantage)
Trên nền tảng của Adam Smith, David Ricardo mở rộng và đóng góp cho lý thuyết
của Adam Smith. Trong năm 1817, Ricardo đã phát triển mơ hình phổ biến đến bây giờ,
mơ hình với hai nước, hai hàng hố và một đầu vào là lao động. Ông mở rộng lý thuyết về
lợi thế tuyệt đối thành lý thuyết lợi thế so sánh. Theo Ricardo, các lực lượng thị trường sẽ
phân bổ các nguồn lực của quốc gia cho những ngành mà ở đó năng suất đạt cao nhất khi
so sánh với các đối tác thương mại của quốc gia, một cách tương đối.
d. Học thuyết yếu tố thâm dụng ( Factor Endowment Theory)
Đầu thế kỷ 20, Heckscher & Ohlin đề xuất rằng lợi thế so sánh phát sinh
ở các quốc gia từ sự khác biệt trong các yếu tố thâm dụng mà họ có (Ellsworth & Clark
Leith, 1984). Hàng hóa khác nhau theo các yếu tố được yêu cầu trong sản xuất, một quốc
gia giành được lợi thế so sánh dựa trên yếu tố trong những sản phẩm thâm dụng các yếu
tố mà nó sở hữu phong phú. Các lý thuyết của Heckscher-Ohlin (HO) coi sự khác biệt của
các yếu tố thâm dụng giữa các nước giải thích sự khác biệt trong các chi phí yếu tố, kết
quả là khác nhau về lợi thế so sánh trong các sản phẩm mà mỗi nước có khả năng xuất
khẩu (Leamer & Levinsohn, 1995).


-8-

e. Nghịch lý Leontief
Một nghiên cứu thực nghiệm của mô hình Heckscher-Ohlin thực hiện bởi Leontief
(1953), đề cập đến mơ hình thương mại của Mỹ, cho ra một kết quả ngược lại. Thực tế
Mỹ là một quốc gia có nguồn vốn dồi dào cho nên theo lý thuyết HO, Mỹ sẽ xuất khẩu
hàng hóa thâm dụng vốn và nhập khẩu hàng hoá thâm dụng lao động. Theo nghiên cứu
của Leontief, thị trường Mỹ cho thấy kết quả ngược lại, hàng hố nhập khẩu phải có nhiều
hơn 30% vốn cho mỗi cơng nhân so với hàng hố xuất khẩu. Phát hiện này được đặt tên là

nghịch lý Leontief.
f. Học thuyết chu kì sống của sản phẩm quốc tế ( International Product Lyfe
Cycle Theory)
Raymond Vernon (1966) đã giải thích cho nghịch lý Leontief trong lý thuyết chu
kỳ sản phẩm của mình. Ơng cho rằng các hàng hóa sản xuất đi qua một chu kỳ sản phẩm
bao gồm : giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm. Sản phẩm đòi hỏi các yếu tố
khác nhau trong các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản phẩm. Có thể, các quốc gia
khác nhau đang ở trong những giai đoạn khác nhau của chu kì sản phẩm, do đó, lợi thế so
sánh của những sản phẩm thay đổi theo thời gian từ nước này sang nước khác.
2.3 Lý thuyết thương mại hiện đại, lợi thế cạnh tranh quốc gia, mơ hình kim cương
Tiếp tục các lý thuyết thương mại cổ điển là các học thuyết thương mại hiện đại
như tính kinh tế theo qui mơ, cạnh tranh khơng hồn hảo và lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Trong phần này sẽ tập trung giới thiệu, lý thuyết lợi thế cạnh tranh, hay còn gọi là mơ
hình kim cương.
Theo Porter trong cuốn sách "Những lợi thế cạnh tranh của các quốc gia", xuất bản
năm 1990, các quốc gia có nhiều khả năng thành cơng trong các ngành hoặc các phân
khúc ngành mà các đặc tính của quốc gia đó tạo mơi trường thuận lợi nhất cho các công ty
trong ngành để nâng cấp và đổi mới. Các nước sẽ xuất khẩu và thành công trong thị
trường quốc tế trong các ngành họ có lợi thế cạnh tranh. Vấn đề quan trọng là biết được
các yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các cơng ty trong ngành.
Porter lập luận rằng có một số thuộc tính của một quốc gia có ảnh hưởng đến mơi
trường cạnh tranh mà các cơng ty cạnh tranh có thể thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự phát triển


-9-

của các lợi thế cạnh tranh. Điều quan trọng là biết được các đặc điểm nào của một quốc
gia có thể dẫn đến thành công trong một ngành cụ thể để nhà quản lý và các nhà hoạch
định chính sách có thể nâng cao các yếu tố đó. Theo mơ hình này, đơn vị phân tích là
ngành bởi vì các đặc tính của đất nước ảnh hưởng đến tồn bộ ngành cơng nghiệp chứ

khơng phải một cơng ty nào đó. Tuy nhiên, các công ty và chuỗi là những đối tượng đạt
được lợi thế cạnh tranh.
Mơ hình này nổi bật sau bốn năm nghiên cứu trong một số ngành ở mười quốc gia
thương mại quan trọng, cụ thể là: Đan Mạch, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,
Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Lý thuyết của Porter xem xét bốn yếu tố quyết định trong việc ổn định lợi thế
cạnh tranh của bất kỳ ngành trong phạm vi một quốc gia. Những yếu tố quyết định là điều
kiện yếu tố, điều kiện nhu cầu, chiến lược công ty, cơ cấu và sự cạnh tranh và ngành hỗ
trợ, liên quan. Ơng cũng coi hai yếu tố bên ngồi, cơ hội và chính phủ có khả năng ảnh
hưởng đến bốn yếu tố chính.

Chính
phủ

Chiến lược, cơ cấu
và cạnh tranh

Điều kiện
yếu tố

Điều kiện
nhu cầu

Các ngành cơng
nghiệp hỗ trợ

Hình 2.1 Mơ hình kim cương của M. Porter, 1990
Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia, M. Porter, 1990



hội


- 10 -

Bốn yếu tố quyết định này định hướng môi trường ngành thành yếu tố thuận lợi
hoặc cản trở của một công ty của quốc gia bằng cách cung cấp cho công ty các áp lực, ưu
đãi và khả năng để thực hiện cải tiến và đổi mới. Đây là một phương pháp tổng thể với
mức độ phức tạp cao bởi vì nó có một sự kết hợp từ các ngành khác nhau như: đổi mới
công nghệ, kinh tế công nghiệp, phát triển kinh tế, địa lý kinh tế, thương mại quốc tế,
khoa học chính trị, và xã hội học cơng nghiệp. Phần sau đây giải thích các thành phần và
mối quan hệ của các thành phần của mô hình.
2.3.1 Các điều kiện nhân tố
Các điều kiện nhân tố đề cập đến yếu tố đầu vào có liên quan cần thiết để cạnh
tranh trong một ngành như là nguồn tài ngun vật lý (đất nơng nghiệp, khí hậu, vị trí ..),
nguồn nhân lực (chi phí lao động sẵn có và mức độ kỹ năng), kiến thức các nguồn lực (số
nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu, cơ sở dữ liệu …), nguồn vốn (chi phí và sự sẵn
có của vốn) và cơ sở hạ tầng (loại, chất lượng và chi phí của cơ sở hạ tầng). Các yếu tố có
thể được chia thành các yếu tố cơ bản và các yếu tố tiên tiến. Cơ bản là những yếu tố
đã được thừa kế hoặc tạo ra với một đầu tư thấp, ví dụ, tài nguyên tự nhiên, khí hậu, và
lao động có tay nghề thấp. Nâng cao là những yếu tố đòi hỏi cao mức vốn đầu tư vật chất
và con người, chẳng hạn như các viện nghiên cứu hoặc cơ sở hạ tầng phức tạp. Các yếu tố
cũng có thể được chia thành tổng quát và chuyên ngành. Những yếu tố được tổng quát
hóa là yếu tố có thể được sử dụng bởi một loạt các ngành. Các yếu tố đặc trưng là những
yếu tố có liên quan đến một ngành có phạm vi giới hạn hoặc duy nhất. Theo Porter,
những nhân tố đặc trưng cung cấp nhiều cơ sở lâu dài và có tính quyết định hơn về lợi thế
cạnh tranh so với những nhân tố tổng quát hoá. Ngược lại, khi lợi thế cạnh tranh dựa trên
các yếu tố cơ bản và tổng quát họ dễ dàng bắt chước, vì thế, nó là nguồn ít bền vững của
lợi thế cạnh tranh. Để có được lợi thế cạnh tranh, không phải là mức độ nguồn lực tại một
thời điểm nhất định, mà tốc độ chúng được tạo ra và nâng cấp mới là quan trọng nhất.

Không giống như các lý thuyết thương mại quốc tế trước đó, nơi các yếu tố sản
xuất là nguồn gốc của lợi thế, Porter cho rằng lợi thế cạnh tranh cho một ngành cụ thể tại
một quốc gia có thể phát triển trên bất lợi tại một số yếu tố. Đó là, ông cho rằng sự thiếu
hụt trong các yếu tố của sản xuất có thể là động lực cho các công ty cụ thể tạo ra một cách


- 11 -

mới để khắc phục sự thiếu hụt này. Do đó, thiếu hụt này có thể được chuyển thành một lợi
thế cạnh tranh khi đổi mới để phá vỡ bất lợi chọn lọc, không chỉ tiết kiệm về việc sử dụng
yếu tố mà cịn có thể tạo ra yếu tố lợi thế mới .
2.3.2 Điều kiện nhu cầu
Một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho các ngành
trong nước, trong mơ hình kim cương, là điều kiện nhu cầu. Porter cho thấy rằng các đặc
tính của nhu cầu trong nước có một số ảnh hưởng trong hầu hết các ngành ông và đồng
nghiệp đã nghiên cứu. Đặc điểm của nhu cầu trong nước là rất quan trọng vì hai lý do, lý
do đầu tiên là ảnh hưởng của tính kinh tế theo quy mơ liên quan đến kích cỡ của thị
trường. Lý do thứ hai là tác động của nó tới việc cải thiện và đổi mới trong nước khi
người tiêu dùng thị trường trong nước yêu cầu các sản phẩm mới và tốt hơn. Những
khách hàng sành điệu và khắt khe thị trường trong nước sẽ tạo áp lực cho các cơng ty
trong nước để đáp ứng cho họ và vì thế, các cơng ty phải cải tiến từ đó tạo nên lợi thế
cạnh tranh.
Có ba khía cạnh quan trọng của nhu cầu trong nước có liên quan đến các ngành để
các ngành phát triển các lợi thế cạnh tranh. Khía cạnh đầu tiên là thành phần nhu cầu,
bao gồm cả cấu trúc phân khúc của nhu cầu, những khách hàng sành điệu và khắt khe, và
nhu cầu của người mua hiện đại. Khía cạnh thứ hai là kích thước nhu cầu và mơ hình của
sự tăng trưởng, bao gồm cả kích cỡ, tốc độ tăng trưởng, nhu cầu nội địa ban đầu và bão
hịa sớm. Khía cạnh cuối cùng là quốc tế hóa nhu cầu trong nước, bao gồm cả người mua
lưu động hoặc đa quốc gia và ảnh hưởng của họ đến nhu cầu nước ngoài.
2.3.3 Ngành liên quan và hỗ trợ

Một yếu tố quyết định quan trọng của lợi thế quốc gia là sự hiện diện của các
ngành liên quan và hỗ trợ đẳng cấp thế giới trong nước. Các ngành liên quan là những
ngành chia sẻ các công nghệ chung, các đầu vào, các kênh phân phối, khách hàng, hoặc
cung cấp sản phẩm bổ sung. Các ngành liên quan đẳng cấp thế giới có thể cung cấp các
công ty của một quốc gia nguồn công nghệ, ý tưởng, các cá nhân và các đối thủ cạnh
tranh tiềm năng mà chúng có thể trở thành lợi thế cạnh tranh quốc tế. Các ngành hỗ trợ là
những nhà cung cấp đầu vào cho ngành công nghiệp, chẳng hạn như công nghệ, thông tin,


- 12 -

và nguyên liệu. Sự hiện diện tại quốc gia của một ngành hỗ trợ hàng đầu thế giới có thể là
một nguồn lợi thế cạnh tranh vì các ngành hỗ trợ có thể cung cấp cơ hội sử dụng sớm,
nhanh chóng và ưu đãi các đầu vào có hiệu quả chi phí nhất. Các chiến lược liên kết và
phối hợp với các ngành hỗ trợ có thể là một nguồn lợi thế cạnh tranh và chúng có thể giúp
ích trong q trình nâng cấp và đổi mới.
Các quốc gia, thơng thường, có tính cạnh tranh trong nhóm các ngành liên quan và
hỗ trợ kết nối thông qua các mối quan hệ dọc và ngang. Nhóm là sự tập trung về mặt địa
lý các cơng ty có liên quan, các nhà cung cấp đặc thù, các nhà cung cấp dịch vụ,
các công ty trong ngành liên quan, và các tổ chức liên kết (ví dụ như các trường đại học
cơ quan tiêu chuẩn và các hiệp hội thương mại) trong các lĩnh vực cụ thể. Các
nhóm hiện tại trong nước phản ánh tình trạng phát triển của nền kinh tế và các nhóm là
một thành phần thiết yếu của sự phát triển kinh tế của đất nước (Porter, 1998).
Mạng lưới phức tạp của các tương tác trong các cụm, có thể cung cấp một nguồn
lợi thế cạnh tranh chủ yếu trong suốt toàn bộ hệ thống kinh tế. Thường thì các nhóm được
tập trung về mặt địa lý, làm cho sự tương tác gần gũi hơn và năng động hơn. Điều này
càng khó khăn hơn để có được cùng một mức độ tương tác với các ngành liên quan và hỗ
trợ khi các ngành được đặt tại nước ngoài so với khi các ngành đang nằm trong cùng một
đất nước. Các nhóm ảnh hưởng đến cạnh tranh theo ba cách. Thứ nhất, các nhóm có thể
làm tăng năng suất của các công ty hoặc các ngành. Thứ hai, các nhóm có thể làm tăng

khả năng của chúng trong sự đổi mới và do đó, làm cho năng suất tăng trưởng. Cuối cùng,
các nhóm có thể kích thích hình thành DN mới hỗ trợ cải tiến và mở rộng các nhóm
(Porter, 1998). Các nhóm có thể được xem như là liên quan đến một trong
khía cạnh của viên kim cương, nhưng tốt nhất nên xem như là một biểu hiện của sự tương
tác giữa tất cả bốn phần của viên kim cương (Porter, 1990)
2.3.4 Chiến lược công ty, cơ cấu và sự cạnh tranh
Chiến lược và cơ cấu công ty liên quan đến các điều kiện tại một quốc gia mà nó
chi phối việc các cơng ty được thành lập, được tổ chức và được quản lý như thế nào.
Nhiều khía cạnh của một quốc gia mà trong đó ảnh hưởng đến cách các công ty được tổ
chức và quản lý. Một số trong số này bao gồm các chỉ tiêu xã hội và thái độ đối với kinh


- 13 -

doanh, mà thường được phản ánh trong chính sách của chính phủ. Nói chung, nó phụ
thuộc vào hệ thống giáo dục, lịch sử xã hội và tôn giáo, cơ cấu gia đình và các điều kiện
quốc gia đặc thù. Ngồi ra, mơi trường chính trị xã hội có tác động vào loại các ngành
trong đó một quốc gia cụ thể đạt được khả năng cạnh tranh quốc tế.
Sự cạnh tranh của một công ty đề cập đến bản chất của các đối thủ cạnh tranh
trong nước của họ. Bản chất của cạnh tranh và sự hiện diện của các đối thủ địa phương có
một tác động cơ bản trên quốc tế cạnh tranh của các công ty của một quốc gia. Sự hiện
diện của các đối thủ địa phương là một mạnh mẽ kích thích cho sự sáng tạo và sự tiếp tục
tồn tại của lợi thế cạnh tranh. Điều này đối đầu nội bộ khuyến khích các công ty đầu tư và
chịu rủi ro để tạo ra lợi thế cạnh tranh mới. Cạnh tranh với các công ty nước ngồi cũng
giúp tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, cạnh tranh với các đối thủ trong nước là hữu ích
nhất trong quá trình nâng cấp, đổi mới vì các công ty đang ở trong môi trường của cùng
một quốc gia.
2.3.5 Yếu tố bên ngồi: Cơ hội và chính phủ.
Hai yếu tố quyết định bổ sung có thể ảnh hưởng đến môi trường quốc gia, cụ thể
là, cơ hội và chính phủ. Cơ hội là những sự kiện có thể xảy ra ngồi kiểm sốt của cơng

ty và thậm chí là chính phủ của quốc gia đó. Những sự kiện này bao gồm sáng chế đơn
thuần, đột phá trong công nghệ cơ bản, chiến tranh, và diễn biến chính trị bên ngồi.
Những sự kiện này quan trọng bởi vì chúng tạo ra sự gián đoạn cho phép thay đổi ở vị thế
cạnh tranh. Cơ hội ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh bằng cách ảnh hưởng đến bốn yếu tố
của viên kim cương.
Chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh bằng cách thúc đẩy hoặc
ngăn chặn sự phát triển ngành. Lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển xem chính phủ như
là các yếu tố có ảnh hưởng nhất trong cạnh tranh hiện đại. Tuy nhiên, Porter cho rằng, vai
trị quan trọng nhất của chính phủ là trong ảnh hưởng đến bốn yếu tố quyết định, hoặc là
tích cực hay tiêu cực. Ví dụ: trợ cấp, chính sách đối với các thị trường tài chính, giáo dục
có thể ảnh hưởng đên các điều kiện yếu tố trong một quốc gia. Một ví dụ khác có thể là
quy định và tiêu chuẩn địa phương áp đặt bởi các chính phủ có thể ảnh hưởng đến điều


- 14 -

kiện nhu cầu. Chính phủ cũng ảnh hưởng đến nguồn lợi thế cạnh tranh do tác động của nó
đến bốn yếu tố quyết định.
2.3.6 Quan hệ của các yếu tố quyết định.
Porter đề xuất rằng mơ hình kim cương được xem là một hệ thống nơi mà tất cả
các yếu tố tương tác với nhau. Lợi thế cạnh tranh khơng thể có được nếu chỉ có một yếu
tố của mơ hình kim cương là có ích và những yếu tố khác không tăng cường nguồn lợi thế
cạnh tranh. Tương tự như vậy, hai yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến, theo những cách khác
nhau, mỗi yếu tố trong số bốn yếu tố quyết định của mơ hình kim cương. Do đó khi sử
dụng mơ hình, khơng chỉ để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố quyết định mà còn phải
xem xét mối tương tác của các yếu tố với nhau và các yếu tố với các yếu tố bên ngồi.
2.4 Mơ hình nghiên cứu :
Mơ hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở kết hợp lý thuyết mơ hình kim
cương và thực tiễn Việt Nam với sự hỗ trợ của ý kiến chuyên gia. Hình dưới đây là mơ
hình nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu .


Yếu tố điều kiện:
 Yếu tố tự nhiên
 Nguồn lao động
 Nguồn tri thức
 Vốn
 Cơ sở hạ tầng

Yếu tố nhu cầu:
 Nhu cầu trong
nước
 Nhu cầu thế giới

Yếu tố cơ hội:
 Yếu tố tồn cầu hóa
 Các yếu tố biến đổi
khí hậu

Yếu tố hỗ trợ:
 Ngành giống
 Cơ khí nơng
nghiệp
 Phân bón
 Ngành liên quan
đẳng cấp thế giới

Yếu tố cạnh tranh:
 Cấu trúc
 Cạnh tranh
 Chiến lược


Yếu tố chính phủ:
 Đầu tư
 Tài chính, tiền tệ
 Đất đai
 Hành chánh
 Khoa học cơng nghệ

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu.


×