Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phân tích tiền khả thi dự án đường trên cao nhiêu lộc thị nghè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 120 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

--------------

TÔ THỊ MINH LAN

PHÂN TÍCH TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
“ĐƯỜNG TRÊN CAO NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ”

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 naêm 2007


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) PGS. TS. NGUYỄN THỐNG

Cán bộ chấm nhận xét 1: ............................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) ................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: ............................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) ................................................

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ.



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày

tháng

năm


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
---oOo---

Tp. HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2007

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: TÔ THỊ MINH LAN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh

: 20/10/1979

Nơi sinh: Tp.Hồ Chí Minh


Chuyên ngành

: QUẢN TRỊ KINH DOANH

/ Nữ

Khóa (Năm trúng tuyển) : 2005
1 - TÊN ĐỀ TÀI :
PHÂN TÍCH TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
“ĐƯỜNG TRÊN CAO NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ”.
2 – NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

− Điều tra lưu lượng xe chấp nhận lưu thông qua tuyến đường trên cao Nhiêu
Lộc - Thị Nghè tương ứng với từng mức phí.
− Phân tích hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội của dự án có xem xét tác
động của lạm phát.
− Phân tích rủi ro của dự án.
3 – NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 16/07/2007.

4 – NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 16/12/2007.
5 – CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị): PGS. TS. NGUYỄN THỐNG

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NGHIỆM BỘ MÔN


(Họ tên và chữ ký)

QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


-i-

LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn :
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Bách Khoa
Phòng Đào Tạo Sau Đại Học
Thư viện Sau Đại Học
Quý Thầy Cô Khoa Quản Lý Công Nghiệp
Đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báo và hỗ trợ trong
suốt quá trình học tập tại trường. Bài luận văn tốt nghiệp này như là một sự
kiểm chứng lại một phần kiến thức tích lũy trong thời gian qua.
Đặc biệt cảm ơn :
PGS.TS Nguyễn Thống, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá
trình học tập, và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
TS. Vũ Xuân Hòa đã cung cấp những tài liệu cần thiết để thực
hiện luận văn.
Cuối cùng chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ
và động viên tôi trong suốt thời gian qua.

Tô Thị Minh Lan


- ii -

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Để giải quyết vấn đề kẹt xe gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm và
theo kịp tốc độ phát triển chung của cả nước, Thành Phố Hồ Chí Minh đang xem
xét và kêu gọi đầu tư dự án “Đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè” nối kết sân
bay Tân Sơn Nhất với trung tâm thành phố và khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Mục tiêu của đề tài là thu thập dữ liệu dự báo về lưu lượng giao thông
trong trường hợp không thu phí, điều tra lưu lượng xe chấp nhận lưu thông trên
tuyến đường dự án trong trường hợp có thu phí từ đó phân tích tài chính, kinh tế xã hội có xem xét tác động của lạm phát. Đồng thời phân tích rủi ro để đưa ra kết
luận về tính khả thi của dự án và nhận dạng các biến có ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả của dự án.
Về tài chính dự án được phân tích trên quan điểm tổng đầu tư với tỷ lệ lạm
phát là 7,8%, tỷ lệ chiết khấu là 10% cho kết quả NPV âm, IRR nhỏ hơn MARR
(10%), B/C nhỏ hơn 1 ở cả 3 mức phí cơ sở là 4.000, 5.000, 6.000 đồng.
Về kinh tế, kết quả phân tích kinh tế ớ mức phí cao nhất là 6.000 đồng cho
giá trị NPV là 3.094 tỷ đồng, IRR danh nghóa 24,4%, B/C là 1,61 chứng tỏ dự án
khả thi về mặt kinh tế
Kết quả phân tích rủi ro chỉ ra các biến có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của
dự án là lưu lượng xe, chi phí đầu tư, lợi ích từ việc giảm thời gian xe chạy. Xác
suất để NPV kinh tế của dự án âm nhỏ hơn 10%


- iii -

ABSTRACT
To solve the problem of traffic jam which causes damage thousands of

millions annually and catch the development rate of the whole country, Ho Chi
Minh City Government are appraising and attracting investment to “The Nhieu
Loc - Thi Nghe Elevated Road” project connecting Tan Son Nhat airport with the
center of the City and Thu Thiem new town.
The goal of this title are collecting forcase data of traffic circulation
volume in the case of no traffic fee, investigating the traffic volume in the case
of fee payable. Then basing on such collected information the write shall
analyzing the effectiveness of financial and social - economic aspect under
inflation, as well analying the risks to introduce the final word about the
feasibility and factors in relation to the result of the project.
For finance, this project shall be analyzed under the view point of bankers
with the inflation rate is 7.8%, the capital cost rate is 10% these shall come out
with a negative NPV, IRR is less than MARR (10%), B/C is less than 1 at all the
three possible rates are VND 4,000 ; VND 5,000 ; VND 6,000.
For economy, the result of analysis of economic view at the highest rate
VND 6,000 shall be NPV equals VND 3,094 billions. Nominal IRR equals
24.4%, B/C equals 1.61 this means the project is feasible in economy.
As a result of risks analysis, factors which considerably affects to the
project result are traffic volume of vehicles, investment capital, benefit of
reducing time of traveling. The possibility of negative NPV in economy is less
than 10%.


- iv -

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU .....................................................................................1
1.1.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ...............................................................1


1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................3

1.4.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................3

1.5.

BỐ CỤC LUẬN VĂN .............................................................................3

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN “ĐƯỜNG TRÊN CAO NHIÊU
LỘC - THỊ NGHÈ” ..........................................................................................5
2.1.

HIỆN TRẠNG KINH TẾ – XÃ HỘI .......................................................5

2.1.1.

Sơ lược về hiện trạng kinh tế ............................................................5

2.1.2.

Sơ lược về hiện trạng xã hội .............................................................5


2.2.

HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG VÙNG NGHIÊN CỨU ....6

2.3.

HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG NỘI ĐÔ HIỆN HỮU ................7

2.4.

PHÂN TÍCH VÀ ĐIỀU TRA GIAO THÔNG VÙNG NGHIÊN CỨU...10

2.4.1.

Các nguyên tắc điều tra giao thông .............................................10

2.4.2.

Nội dung chi tiết điều tra giao thông ............................................11

2.4.3.

Phân tích tốc độ xe chạy ..............................................................15

2.5.

PHÂN TÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI ........................................................16

2.5.1.


Dân số ..........................................................................................16

2.5.2.

GDP đầu người .............................................................................17

2.6.

DỰ BÁO NHU CẦU GIAO THÔNG ....................................................18

2.6.1.

Phương pháp dự báo .....................................................................18

2.6.2.

Phát sinh giao thông .....................................................................19

2.6.3.

Phân bổ giao thông .......................................................................21

2.6.4.

Lựa chọn mô hình .........................................................................22

2.6.5.

Xác định hành trình ......................................................................23


2.6.6.

Dự báo nhu cầu giao thoâng ..........................................................25


-v-

2.7.

2.6.6.1.

Ma trận hành trình trong tương lai .......................................25

2.6.6.2.

Kết quả dự báo nhu cầu giao thông ......................................27

GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐƯỜNG TRÊN CAO NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ

2.7.1.

Mục tiêu của dự án .......................................................................28

2.7.2.

Địa điểm dự án .............................................................................29

2.7.3.


Phương án tuyến ...........................................................................29

2.7.4.

Hình thức nút giao ........................................................................31

2.7.5.

Tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ ...............................................33

2.7.6.

Hình thức đầu tư và tổng mức đầu tư ...........................................34

2.7.6.1.

Hình thức đầu tư ...................................................................34

2.7.6.2.

Tổng mức đầu tư ..................................................................34

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- CƠ SỞ PHÂN TÍCH DỰ ÁN
............................................................................................................................36
3.1.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................36

3.1.1.


Thu thập dữ liệu điều tra và dự báo giao thông ...........................37

3.1.2.

Điều tra lưu lượng giao thông trong trường hợp có thu phí ..........37

3.1.2.1.

Quy trình nghiên cứu ............................................................37

3.1.2.2.

Thiết kế bảng câu hỏi ..........................................................39

3.1.3.

Phân tích kinh tế tài chính ............................................................39

3.1.4.

Phân tích rủi ro .............................................................................40

3.2.

CƠ SỞ PHÂN TÍCH DỰ ÁN .................................................................40

3.2.1.

Phương pháp phân tích tài chính dự án .........................................40


3.2.1.1.

Các quan điểm phân tích tài chính ......................................40

3.2.1.2.

Các chỉ tiêu phân tích tài chính ............................................41

3.2.2.

Phân tích kinh tế –xã hội .............................................................44

3.2.3.

Tác động của lạm phát .................................................................44

3.2.4.

Phân tích rủi ro .............................................................................45

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .......................................................47
4.1.

THỜI GIAN XÂY DỰNG VẬN HÀNH ................................................47


- vi -

4.2.


XÁC ĐỊNH DÒNG THU CỦA DỰ ÁN ................................................47

4.2.1.

Mức phí ........................................................................................47

4.2.2.

Doanh thu .....................................................................................48

4.3.

XÁC ĐỊNH DÒNG CHI CỦA DỰ ÁN ..................................................49

4.3.1.

Phân kỳ đầu tư dự án ....................................................................49

4.3.2.

Chi phí duy tu, bảo dưỡng ............................................................50

4.3.3.

Chi phí hoạt động .........................................................................50

4.3.4.

Chi phí khấu hao ..........................................................................51


4.3.5.

Thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................51

4.4.

TỶ LỆ LẠM PHÁT, TỶ SUẤT CHIẾT KHẤU ....................................51

4.4.1.

Tỷ lệ lạm phát ..............................................................................51

4.4.2.

Tỷ suất chiết khấu ........................................................................52

4.5.

XÁC ĐỊNH NGÂN LƯU TÀI CHÍNH ..................................................52

CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI ........................54
5.1.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN .........................................54

5.1.1.

Dự toán lợi ích từ việc giảm chi phí vận hành xe .........................55

5.1.2.


Dự toán chi phí từ việc giảm thời gian xe chạy ............................57

5.1.3.

Xác định ngân lưu kinh tế ............................................................59

5.2.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ XÃ HỘI DỰ ÁN ...........................................59

CHƯƠNG 6 : PHÂN TÍCH RỦI RO ...............................................................61
6.1.

PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY ........................................................................61

6.2.

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG .................................................................70

6.3.

PHÂN TÍCH RỦI RO BẰNG MÔ PHỎNG MONTE CARLO .............71

CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................75
7.1.

KẾT LUẬN ............................................................................................75

7.2.


KIẾN NGHỊ ...........................................................................................76

7.2.1.

Đối với nhà nước ..........................................................................76

7.2.2.

Đối với chủ đầu tư ........................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHAÛO ................................................................................77


- vii -

PHỤ LỤC 1 : CÁC THÔNG SỐ CỦA DỰ ÁN ...............................................78
PHỤ LỤC 2 : MỨC PHÍ VÀ LƯU LƯNG XE .............................................80
PHỤ LỤC 3 : DOANH THU – BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH .............................................................................................................85
PHỤ LỤC 4 : BÁO CÁO NGÂN LƯU TÀI CHÍNH ......................................91
PHỤ LỤC 5 : LI ÍCH KINH TẾ TỪ DỰ ÁN ...............................................97
PHỤ LỤC 6 : BẢNG CÂU HỎI .................................................................... 103


- viii -

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 2.1 : Hệ thống giao thông đường bộ khu vực TPHCM........................9
Hình 2.2 : Các điểm quan sát lưu lượng giao thông...................................12

Hình 2.3 : Kết quả điều tra lưu lượng giao thông từ 6 đến 19 giờ..............13
Hình 2.4 : Sự phát triển dân số trong tương lai. ........................................17
Hình 2.5 : Dự báo GDP đầu người. ............................................................18
Hình 2.6 : Mô hình dự báo nhu cầu giao thông..........................................19
Hình 2.7 : Phân vùng. ................................................................................20
Hình 2.8 : Phân bổ hành trình trong năm cơ bản và năm mục tiêu............22
Hình 2.9 : Họa đồ mặt bằng tuyến. ............................................................29
Hình 2.10 : Đoạn 1 đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè........................30
Hình 2.11 : Đoạn 2 đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè........................30
Hình 2.12 : Đoạn 3 đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè........................31
Hình 2.13 : Nút giao Lăng Cha Cả. ...........................................................32
Hình 2.14 : Nút giao cầu Thị Nghè 2. ........................................................33
Hình 3.1 : Sơ đồ phương pháp nghiên cứu. ................................................36
Hình 3.2 : Quy trình nghiên cứu.................................................................37
Hình 6.1 : Biến thiên của NPV theo lưu lượng xe. ....................................62
Hình 6.2 : Biến thiên của IRR theo lưu lượng xe.......................................63
Hình 6.3 : Biến thiên của NPV theo các loại chi phí. ................................64
Hình 6.4 : Biến thiên của IRR theo các loại chi phí. .................................65
Hình 6.5 : Biến thiên của NPV theo lợi ích kinh tế. ..................................67
Hình 6.6 : Biến thiên của IRR theo lợi ích kinh tế. ...................................67
Hình 6.7 : Biến thiên của NPV theo tỷ lệ lạm phát. ..................................69
Hình 6.8 : Biến thiên của IRR theo tỷ lệ lạm phát. ...................................69


- ix -

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 : Hiện trạng của hệ thống giao thông đường bộ TPHCM.............8
Bảng 2.2 : Nội dung của công tác điều tra giao thông...............................10
Bảng 2.3 : Kết quả điều tra giao thông từ 6 đến 19 giờ. ...........................11

Bảng 2.4 : Kết quả điều tra giao thông tại 34 điểm...................................13
Bảng 2.5 : Phân tích tốc độ xe chạy...........................................................15
Bảng 2.6 : Dự báo sự phát triểndân số và GDP đầu người. .......................16
Bảng 2.7 : Lưu lượng giao thông khảo sát ở sân bay Tân Sơn Nhất..........20
Bảng 2.8 : Dự báo lưu lượng hành khách và hàng hóa qua sân bay Tân Sơn
Nhất.........................................................................................21
Bảng 2.9 : Lưu lượng giao thôntg phát sinh tại sân bay Tân Sơn Nhất......21
Bảng 2.10 : Số lượng người sở hữu phương tiện giao thông. .....................23
Bảng 2.11 : Sự thay đổi tỷ lệ thành phần phương tiện trong tương lai.......23
Bảng 2.12 : Số người chiếm chỗ bình quân trên các phương tiện giao
thông. ......................................................................................24
Bảng 2.13 : Hệ số chuyển đổi của các loại phương tiện............................24
Bảng 2.14 : Lưu lượng giao thông ở những năm mục tiêu.........................26
Bảng 2.15 : Kết quả phân tích phương tiện giao thông TPHCM. ..............26
Bảng 2.16 : Tóm tắt quy trình dự báo giao thông. .....................................27
Bảng 2.17 : Lưu lượng giao thông trên từng đoạn trong trường hợp không
thu phí. ....................................................................................28
Bảng 2.18 : Tổng chi phí dự án ..................................................................34
Bảng 4.1 : Phí cơ sở đối với từng loại xe ...................................................48
Bảng 4.2 : Tỷ lệ xe chấp nhận lưu thông trên tuyến đường dự án tương ứng
với tổng mức phí......................................................................49
Bảng 4.3 : Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư...................................................49


-x-

Bảng 4.4 : Chi phí duy tu, sữa chữa hàng năm ..........................................50
Bảng 4.5 : Tỷ lệ lạm phát những năm gần đây ..........................................52
Bảng 4.6 : Kết quả phân tích NPV, IRR, B/C tài chính của dự án ............53
Bảng 5.1 : Chiều dài, vận tốc và thời gian thực hiện các lộ trình ..............54

Bảng 5.2 : Cơ cấu chi phí vận hành xe ......................................................55
Bảng 5.3 : Chi phí vận hành xe theo tốc độ xe chạy .................................56
Bảng 5.4 : Tiết kiệm chi phí vận hành xe năm 2004 .................................57
Bảng 5.5 : Số người bình quân chiếm chỗ trên các phương tiện giao thông ....58
Bảng 5.6 : Giá trị thời gian theo loại xe ....................................................58
Bảng 5.7 : Kết quả phân tích NPV, IRR, B/C kinh tế của dự án ...............59
Bảng 6.1 : Biến thiên của NPV, IRR, B/C theo lưu lượng xe ....................62
Bảng 6.2 : Biến thiên của NPV, IRR, B/C theo các loại chi phí................64
Bảng 6.3 : Biến thiên của NPV, IRR, B/C theo lợi ích kinh tế ..................66
Bảng 6.4 : Biến thiên của NPV, IRR, B/C theo tỷ lệ lạm phát ..................68
Bảng 6.5 : Kết quả phân tích tình huống ...................................................70


-1-

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 –

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa của khu vực phía Nam. Thành phố có các hệ thống giao thông chủ
yếu như đường bộ, đường không, đường sắt và đường thủy, trong đó hệ
thống giao thông đường bộ đóng vai trò quan trọng nhất.
Hiện nay mật độ giao thông đường bộ của thành phố là rất thấp, giao
thông trên các trục đường chính đều trong tình trạng quá tải, thường
xuyên có hiện tượng ùn tắc nhất là vào giờ cao điểm. Mặt khác theo
tốc độ phát triển chung của thành phố hiện nay, nhu cầu giao thông vận
tải ngày càng tăng, vì vậy hệ thống giao thông phải được nâng cấp, mở
rộng rất nhiều mới theo kịp tốc độ phát triển chung đó. Tuy nhiên, việc
cải tạo và nâng cấp các trục đường lại gặp rất nhiều khó khăn do điều

kiện mặt bằng chật hẹp của nội thị.
Riêng theo hướng từ cửa ngõ phía Bắc vào trung tâm thành phố, nhu
cầu giao thông từ hướng An Sương - Cộng Hòa và từ sân bay Tân Sơn
Nhất vào trung tâm thành phố cũng như qua bên kia Thủ Thiêm là rất
lớn. Trong khi đó, các trục giao thông bên dưới theo hướng này như :
Cách Mạng Tháng Tám, Lê Văn Sỹ và Nam Kỳ Khởi Nghóa có bề rộng
mặt cắt ngang quá nhỏ và quá nhiều giao cắt nên thường xuyên bị ùn
tắc.
Do đó việc mở rộng các tuyến đường hiện hữu và xây dựng thêm các
tuyến đường mới là hết sức cần thiết đặc biệt là hệ thống giao thông
đường bộ ra vào sân bay Tân Sơn Nhất. Trong bối cảnh đó, thay vì ñaàu


-2-

tư để nâng cấp và mở rộng các tuyến hiện hữu như Cách Mạng Tháng
8, Lê Văn Sỹ …, đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ là một giải
pháp hữu hiệu trong việc cải thiện tình trạng giao thông từ cửa ngõ phía
Bắc và nâng cấp giao thông đô thị.
Hơn nữa, trong quy hoạch giao thông thành phố, đường trục Bắc Nam
được xác định là trục xuyên tâm chủ đạo, vì vậy việc nối kết trục Bắc
Nam với tuyến đường trên cao đi dọc theo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
là giải pháp hợp lý trong điều kiện giải phóng mặt bằng vô cùng khó
khăn. Ngoài ra, lợi ích trong việc nối kết sân bay Tân Sơn Nhất với
trung tâm thành phố và khu đô thị mới Thủ Thiêm có thể thấy rất rõ vì
theo dự báo đến năm 2010 lượng hành khách ra vào sân bay khoảng 9
triệu lượt /năm. Cùng với lượng hành khách ra vào sân bay, lưu lượng
xe dự báo trên đường Nguyễn Văn Trỗi sẽ rất lớn dẫn đến mặt cắt
ngang đường này cần phải tương đương khoảng 14 làn xe trong tương
lai, trong khi dự án mở rộng đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ khởi

Nghóa đang thực hiện chỉ đáp ứng được 6 làn xe.
Vì vậy, đề tài “Phân tích tính khả thi dự án đường trên cao Nhiêu Lộc Thị Nghè” được đưa ra trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn phù hợp
về mặt lý luận và thực tiễn.

1.2 –

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Điều tra nhằm dự báo lưu lượng xe trong tương lai chấp nhận lưu
thông trên tuyến đường dự án tương ứng với từng mức phí khi khai
thác công trình.


-3-



Phân tích tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tư, phân
tích hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án “ Đường
trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè” trên quan điểm của quốc gia có
xem xét tác động của lạm phát.



1.3 –

Nhận dạng và phân tích rủi ro của dự án.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phân tích đánh giá dự án ở mức độ tiền khả thi, đề tài chủ yếu tập trung
phân tích kinh tế - xã hội, tài chính qua đó lựa chọn mức thu phí hợp lý
khi khai thác công trình.

1.4 –

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Dự án “Đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè” chịu ảnh hưởng rất lớn
đối với sự phát triển của khu đô thị mới Thủ Thiêm và sự cạnh tranh từ
các tuyến đường khác không thu phí do đó dự án sẽ có nhiều rủi ro. Đề
tài góp phần dự báo lưu lượng xe tương ứng với từng mức phí, nhận
dạng những thuận lợi và khó khăn về mặt kinh tế – xã hội, tài chính và
rủi ro của dự án.

1.5 –

BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 07 chương với các đề mục sau :


Chương 1: Mở đầu – trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu và
phạm vi nghiên cứu, ý nghóa thực tiễn của đề tài.



Chương 2: Tổng quan về dự án đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị
Nghè – phân tích hiện trạng kinh tế – xã hội, mạng lưới giao
thông vùng nghiên cứu từ đó dự báo nhu cầu giao thông trên tuyến
đường dự án dựa trên sự phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai



-4-

; giới thiệu tổng quan về dự án đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị
Nghè.


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở phân tích dự án –
trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích tài chính, kinh
tế, rủi ro và cơ sở lý thuết để phân tích dự án.



Chương 4: Phân tích tài chính – trình bày báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, báo cáo ngân lưu tài chính.



Chương 5: Phân tích kinh tế - xã hội – trình bày báo cáo kết quả
ngân lưu kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án.



Chương 6: Phân tích rủi ro – trình bày kết quả phân tích độ nhạy,
phân tích tình huống và phân tích rủi ro.



Chương 7: Kết luận và kiến nghị.



-5-

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
“ĐƯỜNG TRÊN CAO NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ”
2.1 –

HIỆN TRẠNG KINH TẾ – XÃ HỘI

2.1.1 –

Sơ lược về hiện trạng kinh tế
TPHCM là một trong những khu vực trung tâm quan trọng nhất của cả
nước, với hệ thống cảng hàng không, cảng biển, cảng sông lớn nhất
phía Nam, là đầu mối phân phối lưu thông hàng hóa trong và ngoài
nước. Thành phố có vai trò then chốt trong công cuộc phát triển kinh tế
của khu vực phía Nam, tốc độ phát triển kinh tế của thành phố ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của khu vực phía Nam cũng như
của cả nước.
Năm 2007, tình hình kinh tế thành phố tiếp tục phát triển và đạt kết
quả khá tích cực, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đã vượt mức bình quân
chung đề ra cho 5 năm 2006-2010 (12%).
Thành phố tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch đúng hướng. GDP ước tính đạt mức tăng 12,6% cao nhất trong
vòng 10 năm qua, GDP bình quân đầu người đạt 2.180 USD.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước tính đạt hơn 83.000 tỷ đồng, tổng
vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 84.800 tỷ đồng (gần 5,3 tỷ USD) tăng
26,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đầu tư trực tiếp của nước
ngoài là 2,5 tỷ USD.


2.1.2 –

Sơ lược về hiện trạng xã hội
Trong những năm qua dân số thành phố không ngừng gia tăng, theo kết
quả điều tra dân số của Cục thống kê TPHCM, năm 2005 dân soá


-6thường trú trên địa bàn thành phố khoảng 6,2 triệu người trong đó nội
thành là 5,2 triệu. Mật độ dân số năm 2005 là 2.978 người/km2, tăng
20,66% so với mật độ dân số năm 2000. Dân đông và tập trung trên
một diện tích hẹp của nội đô là một vấn đề đặc thù của thành phố và xu
thế này chưa có chiều hướng thay đổi. Theo dự báo của các cơ quan
chức năng đến năm 2010, dân số thành phố sẽ lên đến 7,5 – 8 triệu
người, với mức dân số cao và tốc độ tăng dân số nhanh nhiều áp lực về
mặt xã hội đã và đang đặt ra đối với chính quyền thành phố và các cơ
quan ban ngành có liên quan. Ngoài những vấn đề như y tế, giáo dục,
nhà ở, vệ sinh môi trường thì một trong những vấn đề rất quan trọng đó
là cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông.

2.2 –

HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG VÙNG NGHIÊN
CỨU
Mạng lưới giao thông đường bộ thành phố bao gồm các trục quốc lộ do
Trung ương quản lý và các đường tỉnh, đường liên tỉnh, đường nội đô do
thành phố quản lý. Tổng chiều dài đường các cấp hạng khoảng
3.000km. Đất dành cho giao thông rất thấp lại không đều trên địa bàn
toàn thành phố.
Tình trạng kỹ thuật của mạng lưới đường trên các khu vực cũng có sự
chênh lệch lớn, các đường ở các quận cũ hình thành khá rõ mạng ô bàn

cờ thuận lợi cho giao thông, mặt đường thảm nhựa êm, hệ thống thoát
nước, chiếu sáng vỉa hè, cây xanh hoàn chỉnh ; các đường ở các quận
mới mặt đường thấp so với mực nước triều, vỉa hè hẹp không có cây
xanh.
Phần lớn các đường đều hẹp, chỉ có khoảng 14% số đường có lòng
đường rộng trên 12m để có thể tổ chức vận chuyển hành khách bằng xe


-7buýt được thuận lợi ; 51% số đường có lòng đường rộng từ 7 đến 12m
chỉ phù hợp cho xe ô tô con, xe buýt nhỏ lưu thông ; 35% số đường còn
lại có lòng đường rộng dưới 7m chỉ phù hợp cho xe 2 bánh lưu thông.
Hệ thống các đường vành đai đã được hoạch định nhưng hầu hết chưa
được xây dựng, các trục hướng tâm đã và đang được cải tạo, nâng cấp
tuy nhiên vẫn còn thiếu, cấp hạng kỹ thuật và mặt cắt ngang của các
tuyến hiện có vẫn chưa đạt yêu cầu quy hoạch.
Nhìn chung, hệ thống giao thông thành phố mang nặng tính chất tự phát
theo nhu cầu kinh tế xã hội. Quy hoạch giao thông TPHCM tuy đã
được nghiên cứu từ rất lâu nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên
đến nay vẫn chưa có được những chuyển biến cải thiện đáng kể so với
tốc độ đô thị hóa. Điều này đã làm cho hệ thống giao thông trở nên lạc
hậu, không đáp ứng nổi nhu cầu của xã hội, trong tương lai thành phố
sẽ phải sớm thống nhất về quy hoạch và nhanh chóng triển khai các dự
án trọng điểm về giao thông để giải quyết những nhu cầu bức xúc đang
đặt ra, một trong số đó phải kể đến tuyến giao thông theo trục sân bay
Tân Sơn Nhất – khu vực trung tâm thành phố – Khu đô thị mới Thủ
Thiêm.

2.3 –

HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG NỘI ĐÔ HIỆN HỮU

Mạng lưới giao thông đường bộ được bố trí để liên kết các vùng ngoài
đô thị với trung tâm thành phố, đồng thời nối kết với mạng lưới giao
thông đường bộ trong thành phố. Nhìn chung phần lớn đường trong
thành phố là đường hai chiều tùy theo đặc trưng của vùng nhưng cũng
có đường một chiều ở một vài khu vực.


-8Bảng 2. 1: Hiện trạng của hệ thống giao thông đường bộ TPHCM
STT

Tên đường

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

Bạch Đằng
Phan Đăng Lưu
Hoàng Văn Thụ
Cộng Hòa
Võ Thị Sáu
Điện Biên Phủ
Xô Viết Nghệ Tónh
Nguyễn Thị Minh Khai
Hùng Vương
Lê Lợi
Đinh Tiên Hoàng
Tôn Đức Thắng
Nguyễn Huệ
Nguyễn Kiệm
Phan Đình Phùng
Hai Bà Trưng
Trường Sơn
Nguyễn Văn Trỗi
Nam Kỳ Khởi Nghóa

Lê Văn Sỹ
Trần Quốc Thảo
Lý Thái Tổ
Nguyễn Văn Cừ
Âu Cơ
Lê Đại Hành
Thuận Kiều
Lũy Bán Bích
Lạc Long Quân

Chiều dài
(km)
1,7
2,0
3,3
3,2
2,2
8,3
2,3
4,0
10,4
0,6
2,2
1,9
0,8
3,0
1,0
2,9
1,0
2,4

3,7
2,7
1,9
1,5
1,4
4,0
1,4
1,0
4,0
4,4

Chiều
rộng (m)
30
30
32-45
40-45
35
30-120
30
35
30-45
56
40
25
64
40
20
30
60

40
20-40
30
30
40
40
30
35
36
30
30

Phân loại
đường
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2

2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2

(Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án “Đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Ngheø”)


-9-

Hình 2. 1: Hệ thống giao thông đường bộ khu vực TPHCM
(Nguồn : Báo cáo đầu tư dự án “Đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè”)


- 10 2.4 –

PHÂN TÍCH VÀ ĐIỀU TRA GIAO THÔNG VÙNG NGHIÊN
CỨU

2.4.1 –

Các nguyên tắc điều tra giao thông

Khi điều tra giao thông cần phải phân tích các đặc trưng giao thông của
vùng nghiên cứu gồm các đoạn đường nằm trong dự án Nhiêu Lộc –
Thị Nghè. Các thông tin thu thập được dùng để dự báo nhu cầu giao
thông và thiết lập quy hoạch giao thông. Phạm vi điều tra là đường đô
thị và đường giao thông huyết mạch nằm trong khu vực ảnh hưởng của
dự án :


Lưu lượng giao thông : 34 điểm khảo sát tại những đường chính
trong khu vực nghiên cứu.



Tiện ích giao thông : các nút giao chính và đường trong phạm vi
dự án.



Tốc độ xe chạy : các đường có ảnh hưởng đến đường nằm trong dự
án (Cách Mạng Tháng Tám, Hoàng Văn Thụ – Bạch Đằng, Lê
Văn Sỹ, Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghóa).

Bảng 2. 2: Nội dung của công tác điều tra giao thông
Hạng mục

Phạm vi điều tra

Nội dung công việc
Lưu lượng xe được phân loại dựa theo
loại xe, hướng và thời điểm


Các tuyến

Các yếu tố
Tốc độ xe chạy

Loại xe (6 loại : xe hai bánh, xe ô tô con,
xe buýt nhỏ dưới 12 chỗ, xe buýt lớn trên
12 chỗ, xe tải nhẹ dưới 2 tấn, xe tải hạng
nặng trên 2 tấn)
13 giờ (06:00-19:00)/ngày
Đường trong khu Số làn xe
vực ảnh hưởng Cơ sở hạ tầng đường bộ
Tốc độ trung bình trong khu vực ảnh
Đường chính
hưởng
34 điểm đếm
(13 giờ)


- 11 (Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án “Đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè”)

2.4.2 –

Nội dung chi tiết điều tra giao thông
Lưu lượng giao thông phân loại theo thời điểm
Lượng xe được khảo sát trong thời điểm từ 6 giờ sáng đến 7 giờ tối
được chỉ rõ ở bảng 2.3. Lưu lượng xe khảo sát được khoảng 421.000
xe/giờ trong khoảng từ 17h đến 18h, là giờ cao điểm trong ngày.
Bảng 2. 3: Kết quả điều tra giao thông từ 6 đến 19 giờ

Giờ đếm

Lượng xe

6-7

227.000

7-8

352.000

8-9

297.000

9-10

270.000

10-11

257.000

11-12

235.000

12-13


174.000

13-14

209.000

14-15

237.000

15-16

268.000

16-17

329.000

17-18

421.000

18-19

321.000

Tổng

3.597.000


(Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án “Đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè”)


- 12 -

Hình 2. 2: Các điểm quan sát lưu lượng giao thông
(Nguồn : Báo cáo đầu tư dự án “Đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè”)


×