Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.43 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>UBND QUẬN BA ĐÌNH</b> <b>ĐỀ LUYỆN SỐ 15 - MƠN NGỮ VĂN 9</b>
<b>TRƯỜNG THCS HỒNG HOA</b>
<b>THÁM</b> <b>Năm học 2019 - 2020</b>
<b>Thời gian làm bài: 90 phút</b>
<b>PHẦN I (6 điểm)</b>
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.
Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ơng lại nghĩ về cái làng của
<i>ơng, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình</i>
<i>như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lịng ơng</i>
<i>lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp</i>
<i>ụ, xẻ hào, khn đá … Khơng biết cái chịi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường</i>
<i>hầm bí mật chắc cịn lả khướt lắm. Chao ơi! Ơng lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.</i>
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
<b>Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? (0.5 đ)</b>
<b>Câu 2. Đoạn văn miêu tả tâm trạng của ai, tâm trạng ấy xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào?</b>
Đó là tâm trạng gì? (1.0 đ)
<b>Câu 3. “Khơng biết cái chịi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?” Câu này hỏi ai, có cần câu</b>
trả lời khơng, vì sao? (1,0 đ)
<b>Câu 4. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh lịch sử liên quan đến câu chuyện kể trong tác phẩm. (0.5đ)</b>
<b>Câu 5. Viết một đoạn văn T-P-H khoảng 10-12 câu phân tích tâm trạng nhân vật được miêu tả</b>
trong đoạn trích trên, trong đó có sử dụng câu hỏi tu từ và một phép thế liên kết (gạch chân và
chú thích rõ) (3.0 đ)
<b>Phần II (4 điểm): Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:</b>
… “Mỗi một người đều có vai trị trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do
để chúng ta khơng vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng cơng việc bình thường khác.
Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng
ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Khơng phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Khơng phải
để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu
tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà
khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai
sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đơng chúng ta cũng sẽ là người bình thường.
Nhưng điều đó khơng thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.” …
<i>(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012)</i>
<b>Câu 1: Xác định câu chủ đề của đoạn văn? (0.5đ)</b>
<b>Câu 2: Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Khơng phải để mặc cảm. Để bình</b>
<i>thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào? (0.5đ)</i>
<b>Câu 3: Sử dụng cấu trúc “Nếu …thì” trong những câu văn “</b><i>Nếu tất cả đều là doanh nhân</i>
<i>thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ</i>
<i>là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước</i>
<i>những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy</i>
<i>tính?” có tác dụng gì? (1.0đ)</i>
<b>Câu 4: Theo em, tại sao “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó khơng</b>
thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi bàn về
vấn đề nêu trên (2.0đ)