Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vai trò của Mỹ thuật ứng dụng trong cuộc sống và đào tạo (ĐH Mở Hà Nội) - Nguồn: Internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VAI TRÒ CỦA MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ </b>
<b>TRONG ĐÀO TẠO</b>


<b> “Mỹ thuật ứng dụng” hay “Mỹ thuật công nghiệp” hay “Tạo dáng Công </b>
<b>nghiệp” đều được bắt nguồn từ “Design”. “Mỹ thuật ứng dụng” (MTƯD) là </b>
<b>một lĩnh vực thuộc phạm vi Nghệ thuật - Kinh tế - Kỹ thuật</b>


“Mỹ thuật ứng dụng” hay “Mỹ thuật công nghiệp” hay “Tạo dáng Công nghiệp”
đều được bắt nguồn từ “Design”. Thuật ngữ quốc tế vào Việt Nam từ những thập
kỷ 70 của thế kỷ XX, được tiếp cận với nền Design của Cộng hịa dân chủ Đức và
Liên Xơ cũ


“Mỹ thuật ứng dụng” (MTƯD) là một lĩnh vực thuộc phạm vi Nghệ thuật - Kinh tế
- Kỹ thuật


<i><b>Nghệ thuật trong cuộc sống thời đại ngày nay và mãi mãi sau này không chỉ bao </b></i>
<i>gồm những nhân tố vật chất mà còn chứa đụng những giá trị tinh thần ngày càng </i>
<i>phong phú hơn, ngày càng tốt đẹp hơn.</i>


<i><b>Kinh tế nó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh</b></i>
<i>tế.</i>


<i><b>Kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với khoa học cơng nghệ, càng ngày càng địi hỏi</b></i>
<i>cao bắt kịp với thời đại của khoa học và công nghệ (Kỹ thuật- Khoa học - công </i>
<i>nghệ không tách rời).</i>


Xã hội của con người từ xa xưa trong đời sống luôn được bao chùm bởi “Mỹ thuật
ứng dụng”, con người nhìn thấy và cảm nhận mọi thứ tạo ra xung quanh cuộc sống
được hiển thị bởi các ngành thiết kế:


<i><b>Thiết kế Nội thất (Interior design) cần đáp ứng được yếu tố sinh hoạt giao tiếp, </b></i>


<i>ứng xử mọi hoạt động của con người bên trong nhà (không gian bên trong)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Thiết kế nội thất cafe Ban Mê, sinh viên Khoa Tạo dáng Công nghiệp,</i>
<i>Trường Đại học Mở Hà Nội</i>


<i><b>Thiết kế Đồ họa (Graphic design) cần đáp ứng được các yếu tố về thông tin và </b></i>
<i>truyền thông</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Trường Đại học Mở Hà Nội</i>


<i>Thiết kế bao bì sản phẩm màu Kitpen, sinh viên Khoa Tạo dáng Công nghiệp, </i>
<i>Trường Đại học Mở Hà Nội</i>


<i><b>Thiết kế Thời trang (Fashion design) cần đáp ứng được yếu tố nhu cầu trang </b></i>
<i>phục, con người phù hợp với giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt trong xã hội.</i>


Một số bài thiết kế thời trang của sinh viên Khoa Tạo dáng Công nghiệp,


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Sáng tác trang phục thu đông, sinh viên Khoa Tạo dáng Công nghiệp,</i>
<i>Trường Đại học Mở Hà Nội</i>


<i><b>Thiết kế Kiến trúc (Architech design) cần đáp ứng được yếu tố thiên nhiên con </b></i>
<i>người và quy hoạch thành phố</i>


<b>...</b>


MTƯD là một trong những ngành nghề quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát
triển của đất nước và rất cần thiết để góp phần trang bị một cách cơ bản, toàn diện
cho con người. Xã hội sống, tồn tại và phát triển tốt chính là nhờ ngành Giáo dục,


một ngành quan trọng, mũi nhọn nhất trong đời sống xã hội, Vai trò MTƯD là:
Thiết kế kiểu dáng sản phẩm - thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế hàng hóa - tạo
dựng nền văn hóa thẩm mỹ và nhận thức xã hội - tạo dựng bản sắc thương hiệu dân
tộc


Vì vậy vai trị đào tạo ngành MTƯD là hết sức quan trọng, tình hình này đặt trước
mắt nhiệm vụ vô cùng cấp thiết khi đất nước đang đổi mới hội nhập quốc tế. Đất
nước đang đòi hỏi chúng ta phải chứng tỏ tài năng, tâm huyết của người nghệ sỹ,
nghệ nhân, của nhà khoa học - cả dân tộc đang đòi hỏi những sản phẩm thiết kế
MTƯD thể hiện đầy đủ cả trình độ tư tưởng, ý thức thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật, có
như vậy bộ mặt của xã hội được nhìn nhận và đánh giá tốt qua từng thời kỳ lịch sử.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại cũng góp phần thúc đẩy
tương hỗ cho sự sáng tạo MTƯD


Việc định hướng đào tạo nguồn nhân lực MTƯD phải xuất phát từ những phân tích
khoa học về xu thế phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - cơng nghệ nói chung
cũng như về sự phát triển của MTƯD nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

và hài hòa các kiến thức kinh tế - xã hội - khoa học - kỹ thuật - văn hóa - nghệ
thuật và tổ chức - quản lý. Người làm MTƯD phải hình dung được những ảnh
hưởng về kinh tế - chính trị - xã hội và văn hóa của những quyết định và sản phẩm
của mình. Ngồi các cộng tác viên quen thuộc như các kỹ sư, các chuyên gia công
nghệ, các nhà kinh tế, quản lý, các nghệ sĩ tạo hình, ngày nay MTƯD cịn có quan
hệ chặt chẽ với các chuyên gia xã hội học, tâm lý xã hội, văn hóa, tin học, bảo vệ
mơi trường v.v.


Sản phẩm MTƯD được tạo nên và tồn tại trong thời gian dài. Thiết kế là yếu tố
quyết định kiểu dáng của sản phẩm. Khơng những thế nó cịn có tầm quan trọng
trong chính sách thương mại, đóng vai trị quyết định sự lớn mạnh của cơng ty. Vì
vậy sự khác biệt duy nhất của sản phẩm trong cạnh tranh được nhờ vào hoạt động


của MTƯD .Vì vậy người làm MTƯD phải biết phân tích, dự đốn xu thế phát
triển để tổng hợp và đưa ra các giải pháp đáp ứng yêu cầu phát triển. Điều đó địi
hỏi trình độ kiến thức của những người làm MTƯD phải đi trước một bước, phải
đón trước sự phát triển của xã hội.


Như vậy, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực MTƯD là đào tạo con người có kiến
thức và kỹ năng cao, có đạo đức, có kỷ luật, có trách nhiệm, có tư duy năng động,
khả năng làm việc độc lập, có tinh thần hợp tác và khả năng tổ chức lao động hợp
tác, có thói quen tự học, tự nâng cao trình độ để có thể đáp ứng u cầu ln ln
mới và có khả năng vươn lên những trình độ học vấn cao hơn khi cần thiết..


Để đạt được mục tiêu trên, các cơ sở đào tạo MTƯD phải được tổ chức theo mơ
hình mới, đa dạng hóa các loại hình đào tạo và chương trình học tập, bảo đảm cơ
hội học tập mở rộng cho mọi người, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và với bất cứ hình
thức nào trên cơ sở sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cơng nghệ thơng tin có như
vậy thì nhận thức và thị hiếu được trang bị một cách cơ bản, toàn diện cho con
người..


Khác với mơ hình nhà trường truyền thống, ngày nay nhà trường phải là nơi học
tập của nhiều lứa tuổi khác nhau với nhiều ngành nghề, trình độ và thời gian khác
nhau. Khi công nghệ thông tin tạo điều kiện hình thành một cách rộng rãi các hệ
thống cung cấp thơng tin - tri thức thì tính độc quyền của nhà trường sẽ khơng cịn
và thay vào đó là một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo, các
hình thức đào tạo, các phương pháp đào tạo v.v. nhằm một mục đích chung cao cả.
<b>Một số giải pháp đào tạo MTƯD</b>


<i>- Loại hình đào tạo</i>


Mỹ thuật phải được học từ giáo dục phổ thông



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

tạo dài hạn và ngắn hạn v.v.


Cần tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề với các môn học tự
chọn và theo yêu cầu của người học.


 <i>Đổi mới chương trình đào tạo</i>


Chương trình đào tạo phải thiết thực, linh hoạt và hiện đại. Cơ cấu chương trình
phải bảo đảm kết hợp các kiến thức cơ bản và cơ sở: khoa học tự nhiên, xã hội, kỹ
thuật và nghệ thuật; phải gắn kiến thức chuyên ngành với các kiến thức: lịch sử,
văn hóa, kinh tế, pháp luật, quản lý, mơi trường.


Chương trình đào tạo phải thể hiện cụ thể và sinh động nguyên lý kết hợp lý thuyết
và thực hành, các chương trình đào tạo đại học chính quy, vừa làm vừa học, đào
tạo ngắn hạn, đào tạo mở, đào tạo từ xa; kết hợp đào tạo nâng cấp với đào tạo lại
và bồi dưỡng nâng cao trình độ nào cũng rất cần có xưởng thực hành (có thể kết
hợp MTƯD với các làng nghề, kết hợp cơng ty, kết hợp với các xưởng...)


Chương trình đào tạo phải kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ và kết hợp nhà trường với xã hội và thực tế sản xuất. Đồng thời phải
quan tâm xây dựng các chương trình phù hợp với phương thức đào tạo ngắn hạn,
đào tạo mở và từ xa.


 <i>Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy</i>


Nội dung kiến thức các môn học phải tổng hợp và có hệ thống, phải loại bỏ được
những nội dung cũ, lạc hậu và phải bổ xung kịp thời những tiến bộ khoa học - kỹ
thuật mới, hiện đại, kết hợp với những tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.


Phương pháp giảng dạy cần đổi mới theo hướng tích cực hóa q trình dạy và học,


tạo điều kiện cho người học phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, dựa
trên yêu cầu, nguyện vọng, khả năng và điều kkiện của mỗi người.


Phương pháp giảng dạy tích cực khơng tập trung vào việc truyền tải thơng tin mà
chú trọng nhiều hơn vào giảng dạy phương pháp (dạy cách học) để người học có
thể tự học, tự nghiên cứu và hình thành thói quen học tập liên tục, học tập suốt đời!
 <i>Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy (CBGD)</i>


Một trong những nhiệm vụ then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực là vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBGD.


CBGD phải có năng lực chun mơn cao và trình độ ngoại ngữ thành thạo để có
thể tự bổ xung, đổi mới linh hoạt nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với
thực tế luôn phát triển. Đồng thời phải có khả năng biên soạn các giáo trình phục
vụ cho phương thức đào tạo ngắn hạn, đào tạo mở và từ xa.


CBGD phải thường xuyên tự học, tự nâng cao trình độ để có thể giảng dạy nhiều
môn học, nhiều chuyên đề KH và tham gia NCKH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thuật hiện đại của công nghệ thơng tin để hịa nhập nhanh chóng với thực tế sản
xuất và hội nhập với thế giới.


CBGD sẽ bao gồm cả những người không chuyên nghiệp dạy học nhưng lại có
nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn ở các viện nghiên cứu và cơ sở sản xuất.
 <i>Xây dựng cơ sở vật chất</i>


Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các cơ sở đào tạo hiện nay cịn nghèo nàn, lạc hậu,
phân tán, khơng phù hợp với những đòi hỏi mới.


Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong thời kỳ mới


cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc học tin học, ngoại ngữ, các phịng thí
nghiệm, thư viện và các phương tiện nghe - nhìn phục vụ giảng dạy và học tập
khác.


Trong nhà trường phải phát triển các hệ thống thông tin - tri thức hiện đại, các thư
viện điện tử. Đưa công nghệ thông tin trở thành công cụ chủ yếu và phổ biến phục
vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học cũng như triển khai công nghệ đào
tạo mở và từ xa.


Tóm lại, đất nước ta đang đứng trước một thời kỳ phát triển mới đầy thử thách với
những biến đổi sâu sắc về xã hội và môi trường. Chúng ta đang sống trong thời đại
vũ trụ, thời đại thông tin - điện tử, xu thế tồn cầu hóa với nền kinh tế hậu công
nghiệp và nền kinh tế tri thức. Cả thế giới đang gấp rút sản xuất một khối lượng
khổng lồ những sản phẩm công nghiệp. Giá trị của những sản phẩm ấy đang rất
khác nhau ở khu vực này với khu vực khác, ở dân tộc này với dân tộc khác, ở địa
phương này với địa phương khác. Sẽ nổi bật lên ở thị trường thế giới và thị trường
trong nước những sản phẩm vừa có giá trị cao về mặt sử dụng, lại hấp dẫn về tính
nghệ thuật. Đó là những sản phẩm vừa phản ánh xu thế của thời đại, lại vừa bộc lộ
rõ rệt bản lĩnh của dân tộc và đặc biệt ghi được dấu ấn tài năng và phong cách độc
đáo của bản thân người tạo dáng. Trong xu thế hội nhập, thông tin - tri thức ngày
càng giữ vai trò quyết định cho sự phát triển, chúng khơng cịn bị giới hạn trong
phạm vi một quốc gia và sự phát triển kinh tế sẽ bắt đầu từ sự phát triển về trí tuệ,
sự thơng minh và óc sáng tạo của nguồn lực lao động. Trong q trình phát triển
này, GD-ĐT giữ vị trí then chốt và nhà trường là trung tâm xử lý, cung cấp và phân
phối thông tin - tri thức quan trọng, nơi quyết định sự thành công của sự nghiệp
đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.
<b>PGS.TS Nguyễn Lan Hương </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

1. <i>Nguyễn Văn Chiến (1984), “Đặc trưng mỹ thuật cơng nghiệp và nghệ </i>
<i>thuật tạo hình với đào tạo”, Tạp chí Mỹ thuật Cơng nghiệp, số 1/14, tr </i>


<i>69-79. </i>


2. <i>Nguyễn Ngọc Dũng (1984), “Ba mươi năm đào tạo họa sĩ Mỹ thuật Cơng</i>
<i>nghiệp”, Tạp chí Mỹ thuật Công nghiệp, số 2/15, tr. 9-13.</i>


3. <i>Nguyễn Ngọc Dũng (2012), “Bàn về thuật ngữ Design”, Tạp chí nghiên </i>
<i>cứu Mỹ thuật, số 3,4/12/2012, tr 12-15.</i>


4. <i>Nguyễn Lan Hương (2019) “Vai trò của Design trong đời sống xã hội”,</i>
<i> NXB Thế giới (Tr 15-tr 28).</i>


5. <i>Lê Huy Văn (2003), Cơ sở phương pháp luận Design, NXB Xây dựng, Hà</i>
<i>Nội</i>


</div>

<!--links-->

×