Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu phương pháp tăng chất lượng dịch vụ truyền Video trên mạng không dây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.91 KB, 11 trang )

1

Nghiên cứu phương pháp tăng chất lượng dịch
vụ truyền Video trên mạng không dây
Nguyễn Thanh Hải
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử; Mã số: 60 52 70
Người hướng dẫn: PGS.TS Vương Đạo Vy
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu các phương pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng truyền tải
video Mpeg-4 trên mạng không dây 802.11e. Dựa vào đặc tính của các khung hình
Video, thuật toán đã ưu tiên cho các khung quan trọng hơn của dòng Video để đảm
bảo sự tái tạo cũng như chất lượng của Video tại nơi thu. Trong trường hợp tắc nghẽn
xảy ra, các khung ít quan trọng sẽ được loại bỏ, hơn nữa bằng cách tự động phân phối
các gói tin Video khác nhau vào các truy cập AC thích hợp nhất theo các lưu lượng
trên truy cập MAC. Bằng việc mô phỏng và đánh giá kết quả của phương pháp
802.11e, ánh xạ tĩnh và ánh xạ động luận văn đã đánh giá được hiệu suất của các
phương pháp và đưa ra các tham số tối ưu cho phương pháp ánh xạ động, một
phương pháp đã thành công trong việc nâng cao chất lượng truyền Video trên mạng
không dây.
Keywords: Điện tử viễn thông; Kỹ thuật điện tử; Mạng không dây; Dịch vụ truyền
video

Content
MỞ ĐẦU
Truyền tải đa phương tiện qua mạng không dây đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu
trước đây. Để cải thiện chất lượng truyền dẫn Video, các nghiên cứu trước đây đã đề xuất
nhiều phương án khác nhau để cải thiện dịch vụ đa phương tiện qua mạng không dây, một
trong những hướng nghiên cứu đó là tạo ra các mơ hình xun lớp trong truyền tải Video
trong thời gian thực. Người ta đã đề xuất ra tiêu chuẩn 802.11e EDCA chia thành các truy


cập AC0, AC1, AC2, AC3 để phân loại các luồng dữ liệu theo, đồng thời cũng có thuật tốn
ánh xạ tĩnh và ánh xạ động dựa trên 802.11e EDCA để cải thiện chất lượng dịch vụ truyền
Video. Thuật toán ánh xạ tĩnh, phân bổ dữ liệu Video H264 vào các hàng đợi theo mức độ ưu
tiên theo ý nghĩa mà hóa của nó, tuy nhiên ánh xạ tĩnh chỉ phù hợp cho tải nặng của lưu
lượng mạng, khi tải nhẹ, các dữ liệu Video được ánh xạ tới các truy cập AC có độ ưu tiên
thấp hơn sẽ cho kết quả chậm trễ truyền dẫn, để giải quyết vấn đề này người ta đã đề xuất ra


2

phương pháp ánh xạ động dựa vào xác suất xuất hiện của các khung hình video và đơ ưu tiên
của các hàng đợi truy câp AC, để phân bổ tối ưu các luồng dữ liệu Video vào các hàng đợi
cho phù hợp. Trong đề tài này tôi sẽ tập trung vào việc mô phỏng và đánh giá lại hiệu suất
của 3 phương pháp trên, tập trung vào tối ưu các tham số trong thuật toán ánh xạ động.
Nội dung của luận văn được tập trung vào 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài, bối cảnh, mục tiêu và cách tiếp cận của đề tại
Chương 2, chương 3: Cơ sở lý thuyết. Mô tả về đặc thù của Video Mpeg 4, cũng như các
tiêu chuẩn 802.11e EDCA, thuật toán ánh xạ tĩnh, ánh xạ đông mà luận văn sẽ sử dụng
Chương 4: Mô phỏng. Thông qua công cụ mô phỏng NS2, các kịch bản mô phỏng sẽ được
đưa ra để đánh giá lại hiệu suất của các phương pháp nêu trên, từ đó đưa ra các tham số tối
ưu cho phương pháp ánh xạ động.
Cuối cùng là kết luận của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai

Nội dung
MỞ ĐẦU ......................................................................1
1.

Chương 1. Giới thiệu ..............................................2

2.


Chương 2. Cơ sở lý thuyết ......................................3
2.1 Chuẩn nén Mpeg-4 ...............................................3
2.2 IEEE 802.11e EDCA ...........................................3

3.

Chương 3. Thuật toán ánh xạ tĩnh và ánh xạ động ..5
3.1 Ánh xạ tĩnh ..........................................................5
3.2 Ánh xạ động.........................................................5

4.

Chương 4. Mô phỏng..............................................7
4.1 Kịch bản mô phỏng ..............................................7
4.2 Kết quả mô phỏng ................................................7

Kết luận.........................................................................8

1. Chương 1. Giới thiệu
Để hỗ trợ những yêu cầu đa dạng về chất lượng dịch vụ của những ứng dụng thế hệ mới, một
chuẩn mới là IEEE 802.11e đã được quy định. xác định bốn loại truy cập AC (Access
Category) có những ưu tiên truyền dẫn khác nhau. Ưu tiên truyền dẫn là xác suất thành công
trong việc tìm kiếm cơ hội để truyền tải khi từng loại truy cập đang cạnh tranh để truy cập
vào các kênh khơng dây, ưu tiên truyền dẫn càng cao thì càng có cơ hội được dẫn cao hơn.


3

Tuy nhiên, trong một kênh không dây, việc mất mát và chậm chễ trong truyền dữ liệu, băng

thông hạn hẹp là những thách thức lớn của hiệu quả truyền tải dữ liệu đa phương tiện. Do đó,
một số cơ chế tiên tiến đã được đề xuất dựa trên chuẩn 802.11e để hỗ trợ truyền tải đa
phương tiện và cụ thể là truyền tải video. Hầu hết các cơ chế được đề xuất cải thiện hiệu suất
bằng cách điều chỉnh các hoạt động của 802.11e MAC, chẳng hạn như kích cỡ Contention
Window, TXOPlimit, và tốc độ truyền tải dữ liệu. Tuy nhiên, các cơ chế này khơng tính đến
mức độ quan trọng của những dạng lưu lượng khác nhau (chẳng hạn như video), do đó hạn
chế các cải tiến hiệu về suất có thể đạt được.
Đối với lưu lượng video, độ quan trọng của các dữ liệu video được mã hóa khác nhau. Việc
truyền tải ưu tiên của video được mã hóa phân sẽ mang một vai trị quan trọng trong việc hỗ
trợ các dịch vụ đa phương tiện trong một mạng không dây. Tuy nhiên, 802.11e cung cấp QoS
thông qua phân phối lưu lượng ở đó tất cả các dữ liệu video trong cùng một loại truy cập. Kết
quả là, cơ chế truy cập kênh và chương trình truyền khơng tính đến các thơng tin về độ quan
trọng của dữ liệu video. Nếu cơ chế truyền dẫn khai thác các đặc điểm của nội dung dữ liệu
video bằng cách xem xét các thơng tin có ý nghĩa video được tạo ra từ các lớp ứng dụng, dữ
liệu video sẽ có dịch vụ ưu tiên và chất lượng được cảm nhận ở bên nhận có thể được cải
thiện.

2. Chương 2. Cơ sở lý thuyết
2.1 Chuẩn nén Mpeg-4
Các tiêu chuẩn MPEG-4 định nghĩa ba loại khung hình video cho các dịng video nén, bao
gồm I (mã hóa trong - Intra-coded), P (mã hóa dự đốn - Predictive-coded), và B (mã hóa dự
đốn hai chiều - Bi-directionally predictive-coded). Khung MPEG I được mã hóa độc lập và
tự nó sẽ giải mã. Như vậy, khung I được mã hóa như là một hình ảnh tĩnh, mà khơng có bất
kỳ mối quan hệ với bất kỳ khung hình trước đó hoặc kế tiếp. Khung P được mã hóa bằng
cách sử dụng dự đốn từ khung I hoặc P trước đó trong chuỗi video. Do đó, khung P yêu cầu
thông tin của khung I hoặc khung P gần nhất trước đó để mã hóa và giải mã. Khung B được
mã hóa bằng cách sử dụng các dự đốn khung I hoặc P trước và sau nó. Theo mối quan hệ
mã hóa, trong dịng video MPEG-4, loại video quan trọng nhất là khung I, và khung P thì
quan trọng hơn khung B.


Hình 1: Mã hóa theo dự đoán của MPEG-4,
GOP (N = 9, M = 3)
2.2 IEEE 802.11e EDCA
IEEE 802.11e EDCA phân loại lưu lượng truy cập thành bốn AC (như minh họa trong hình
2). Bốn loại truy cập bao gồm AC _VO (lưu lượng truy cập bằng giọng nói), AC_VI (lưu
lượng truy cập video), AC_BE. (lưu lượng best efford), và AC _BK (lưu lượng nền
(background)). Để đơn giản hóa các ký hiệu, chúng tơi chỉ định AC_VO là AC3, AC_VI là


4

AC2, AC_BE là AC1, và AC_BK là AC0. Mỗi AC có hàng đợi đệm riêng của nó và hoạt
động như một thực thể backoff độc lập. Ưu tiên giữa AC sau đó được xác định bởi các thơng
số riêng của từng AC, được gọi là bộ tham số EDCA. Bộ tham số EDCA bao gồm kích thước
tối thiểu của Contention Window (CWmin), kích thước tối đa của Contention Window
(CWmax), Arbitration Inter Frame Space (AIFS), và giới hạn cơ hội truyền (TXOPlimit).
Các giá trị được chuẩn này khuyến cáo cho từng thơng số của cơ chế được trình bày trong
bảng 1.

Hình 2: Bốn loại truy cập trong IEEE 802.11e
Table 1: 802.11e EDCA parameter set.
Priority AC
Designation AIFSN
3
AC_VO Voice
2
2
AC_VI Video
2
1

AC_BE Best Effort
3
0
AC_BK Background 7

CWmin
7
15
31
31

CWmax
15
31
1023
1023

TXOPlimit
0.003008
0.006016
0
0

Hình 3 trình bày các hoạt động trong 802.11e EDCA. AC với AIFS nhỏ nhất có ưu tiên cao
nhất, và một trạm cần phải được trì hỗn hoạt động cho khoảng AIFS tương ứng của nó. Giá
trị tham số (như AIFS CWmin và CWmax) càng nhỏ thì xác suất được truy cập vào môi
trường truyền tải càng lớn. Mỗi AC trong một trạm hoạt động như một trạm ảo cá thể: nó
cạnh tranh để truy cập vào mơi trường truyền dẫn và bắt đầu thủ tục backoff của nó một cách
độc lập sau khi phát hiện các kênh rỗi trong khoảng thời gian ít nhất một AIFS. Khi AC đụng
độ nhau trong cùng một trạm, AC với ưu tiên cao hơn được cấp cơ hội để truyền tải, trong

khi AC với ưu tiên thấp hơn sẽ gặp phải một cuộc đụng độ ảo, tương tự như một vụ đụng độ
thực tế xảy ra bên ngồi trạm.

Hình 3: Các hoạt động của IEEE 802.11e EDCA.


5

3. Chương 3. Thuật toán ánh xạ tĩnh và ánh xạ động
3.1 Ánh xạ tĩnh
Để hỗ trợ việc truyền tải theo chất lượng dịch vụ của một video được mã hóa theo cấp bậc
trên một mạng IEEE 802.11e, một kiến trúc theo thiết kế đa lớp đã được đề xuất. Như thể
hiện trong hình 4, các tác giả của kiến trúc này đề xuất một thuật toán ánh xạ, dựa trên các
đặc điểm kỹ thuật về lưu lượng truy cập của IEEE 802.11e EDCA, và dữ liệu video được mã
hóa H.264 được phân bổ vào các hàng đợi AC được ưu tiên khác nhau tùy theo độ quan trọng
của mã hóa video. Tuy nhiên, thuật tốn này có tính tĩnh và khơng thích ứng cao. Khi tải
mạng nhẹ, các dữ liệu video được ánh xạ tới AC với ưu tiên thấp hơn sẽ dẫn đến sự chậm trễ
khơng đáng có trong truyền dẫn và tổn thất gói. Theo đó, nếu luồng video MPEG-4 được
truyền đi như là lưu lượng truy cập cho các thuật toán ánh xạ được đề xuất trong [2], khung I
sẽ luôn luôn được ánh xạ tới AC [2], trong khi khung P sẽ được ánh xạ tới AC [1] và B
khung sẽ được ánh xạ tới AC [0]. Nếu hàng đợi AC[2] là rỗng (có nghĩa là tải lưu lượng
video nhẹ) một thuật toán ánh xạ tĩnh như vậy sẽ dẫn đến sự chậm trễ truyền dẫn khơng cần
thiết cũng như khả năng mất gói cao nếu AC[1] và AC[0] bị đầy gần như cùng một lúc.

Hình 4: Kiến trúc đa lớp trong
3.2 Ánh xạ động
Chúng tơi đề xuất một thuật tốn ánh xạ đa lớp có tính thích ứng cao để nâng cao chất lượng
truyền tải video MPEG-4 qua mạng không dây IEEE 802.11e [3]. Trong cách tiếp cận đa lớp
được đề xuất, gói video MPEG-4 được tự động ánh xạ đến AC thích hợp dựa trên mức độ
quan trọng của dữ liệu video và tải lưu lượng mạng. Bằng cách khai thác phương pháp ánh

xạ đa lớp, chúng ta có thể ưu tiên việc truyền tải dữ liệu video cần thiết và cải thiện việc tận
dụng không gian hàng đợi.


6

Hình 5: Kiến trúc của sơ đồ ánh xạ đa lớp
Hình 5 mơ tả kiến trúc đa lớp, và hiển thị các thông tin về độ quan trọng của dữ liệu video
được truyền từ lớp ứng dụng tới lớp MAC. Để đảm bảo chất lượng của video được truyền tài,
thuật toán ánh xạ chủ động phân bổ các đoạn video cho AC phù hợp nhất ở lớp MAC dựa
theo cả độ quan trọng của các loại video và tải lưu lượng mạng. Đối với dòng video MPEG4, sự mất mát của các khung hình video quan trọng hơn sẽ làm xấu đi chất lượng video được
truyền đi. Ví dụ, một khung I bị mất sẽ gây ra tất cả các khung hình trong cùng một GOP trở
nên khơng mã hóa được; cùng lúc đó, một khung B bị mất chỉ ảnh hưởng đến chính nó. Dựa
trên độ quan trọng của khung hình video, độ ưu tiên của các kênh truy cập được sử dụng để
ưu tiên các cơ hội truyền tải ở lớp MAC được thiết lập với các khung I là cao nhất; độ ưu tiên
của các khung P dưới I nhưng trên B, và các khung B được thiết lập ở mức ưu tiên thấp nhất.
Để phân bổ dữ liệu video quan trọng vào hàng đợi AC ưu tiên cao hơn trong lớp 802.11e
MAC càng nhiều càng tốt, chúng tôi cung cấp các xác suất ánh xạ khác nhau, được định
nghĩa là Prob_TYPE, cho các loại khung hình video khác nhau theo mã hóa độ quan trọng
của nó. Nếu phân bổ một khung vào một hàng đợi ưu tiên thấp hơn là không thể tránh khỏi,
xác suất phân bổ truyền tải của khung hình có độ quan trọng thấp hơn là cao hơn so với
khung hình video có độ quan trọng cao hơn. Loại khung video ít quan trọng hơn sẽ được chỉ
định Prob_TYPE lớn hơn. Kết quả là, đối với các codec MPEG-4, Prob_B> Prob_P> Prob_I,
và tất cả các xác suất có giá trị nằm giữa 0 và 1.
Hơn nữa, để chủ động thích ứng với những thay đổi trong tải lưu lượng mạng, chúng tôi sử
dụng chiều dài hàng đợi MAC như là một chỉ dấu về tải trọng lưu lượng mạng lưới hiện tại.
Theo các đặc điểm kỹ thuật IEEE 802.11e, khi truyền qua mạng khơng dây IEEE 802.11e,
gói video MPEG-4 được đặt trong AC2 với cơ hội tốt hơn để truy cập vào kênh so với các
AC có ưu tiên thấp hơn. Tuy nhiên, khi video tăng dịng, hàng đợi này nhanh chóng ùn tắc và
mất hình xảy ra. Vì lý do này, các thuật tốn ánh xạ sắp xếp lại các gói video nhận được

trong thời gian gần nhất vào hàng đợi khác có độ ưu tiên thấp hơn, trong lúc hàng đợi của
AC2 đang bị đầy. Ở đây hai tham số được áp dụng, đó là threshold_low và threshold_high,
để dự đốn trước nhằm tránh các tắc nghẽn có thể xảy ra bằng cách thực hiện trước việc quản
lý hàng đợi. Hai thông số trên được áp dụng trong thuật toán của biểu thức sau đây:

Trong hàm này, xác suất ánh xạ theo hướng đi xuống được xác định trước ở thời điểm ban
đầu của từng loại khung hình video, Prob_TYPE, sẽ được điều chỉnh tùy theo chiều dài hàng


7

đợi hiện tại và các giá trị ngưỡng, và kết quả sẽ là một xác suất ánh xạ xuống mới,
Prob_New. Các giá trị Prob_New càng cao, càng có nhiều cơ hội cho các gói tin được ánh xạ
vào một hàng đợi với ưu tiên thấp hơn.
4. Chương 4. Mô phỏng
4.1 Kịch bản mô phỏng
Để đánh giá hiệu suất của thuật tốn ánh xạ đa lớp, chúng tơi đã tiến hành mô phỏng bằng
cách sử dụng hệ thống mô phỏng mạng được áp dụng rộng rãi NS-2, và tích hợp với
EvalVid. Các kết quả của các thuật toán ánh xạ được so sánh với các kết quả rút ra từ IEEE
802.11e EDCA [1] và các thuật toán ánh xạ tĩnh trong [2]. Nguồn video được sử dụng trong
mô phỏng là YUV QCIF (176 x 144), Foreman. Mỗi khung hình video được chia nhỏ thành
các gói dữ liệu trước khi truyền, và kích thước tối đa của gói tin truyền tải qua mạng mô
phỏng là 1000 byte. Bảng 4.1 cho thấy số lượng khung hình video và số lượng gói tin của
video gốc. Hình 7 trình bày mơ phỏng cấu trúc liên kết trong các thí nghiệm. Có tám nút
khơng dây ad-hoc, một trong đó là máy chủ chủ và một cái khác là máy nhận video. Tốc độ
truyền dữ liệu của liên kết không dây là 1Mbps.
Bảng 4.1. Số lượng khung hình video và các gói tin của video gốc.
Frame number
Packet number
Video

Format
Total
Total
I
P
B
I
P
B
Foreman QCIF

45

89

266

400

237

149

273

659

Có hai kịch bản mơ phỏng để đánh giá hiệu suất truyền tải video:
Có hai kịch bản mơ phỏng để đánh giá hiệu suất truyền tải video:
• Kịch bản 1: chỉ có dịng video được truyền từ nút gửi video đến nút nhận video. Trong kịch

bản này, đánh giá hiệu suất tập trung vào mức độ tận dụng không gian hàng đợi, bằng cách
quan sát những thay đổi của chiều dài hàng đợi của mỗi AC.
• Kịch bản 2: chúng tôi thử nghiệm với các trường hợp tải nhẹ và nặng, bao gồm các tải trọng
khác nhau của lưu lượng truy cập bằng giọng nói (64k, AC [3]), CBR (AC [1]), và TCP
(trong AC [0]). Luồng lưu lượng được tạo ra ngẫu nhiên và được truyền qua môi trường mơ
phỏng. Trong kịch bản này, chúng tơi đã phân tích chất lượng video nhận được để đánh giá
hiệu quả của sơ đồ ánh xạ trong nhiều điều kiện tải mạng khác nhau.
4.2 Kết quả mơ phỏng

Hình 6. Kết quả sử dụng thuật toán 802.11e EDCA


8

Hình 7. Kết quả sử dụng thuật tốn ánh xạ tĩnh

Hình 8. Kết quả sử dụng thuật tốn ánh xạ động
Average
PSNR

Số khung mất
I

P

B

Total

(dB)


frame frame frame

34.89

0

0

0

0

33.29

0

14

38

52

Ánh xạ động 34.89

0

0

0


0

802.11e
EDCA
Ánh xạ tĩnh

Kết luận
Trong luận văn này, tôi đã nghiên cứu các phương pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng
truyền tải video Mpeg-4 trên mạng khơng dây 802.11e.
Dựa vào đặc tính của các khung hình Video, thuật tốn đã ưu tiên cho các khung quan trọng
hơn của dòng Video để đảm bảo sự tái tạo cũng như chất lượng của Video tại nơi thu. Trong
trường hợp tắc nghẽn xảy ra, các khung ít quan trọng sẽ được loại bỏ, hơn nữa bằng cách tự
động phân phối các gói tin Video khác nhau và các truy cập AC tích hợp nhất theo các lưu
lượng trên đường truy cập MAC. thuật toán ánh xạ tĩnh đã thành công trong việc tăng chất
lượng truyền dẫn Video.
Thông qua các trường hợp mô phỏng, đã đánh giá được hiệu suất của các phương pháp
802.11e EDCA, ánh xạ tĩnh và ánh xạ động.


9

Tuy nhiên do thời gian cũng như phạm vi của đề tài, vẫn còn một số vấn đề chưa được làm
rõ trong đề tài này.
Thứ nhất, các thông số mã hóa Video đã khơng được điều chỉnh.
Thứ hai, ảnh hưởng của ngưỡng và các giá trị xác suất đối với việc phân bổ các gói tin.
Trong tương lai, chúng ta sẽ kết hợp nhiều Video và Audio Codec và kiến trúc này để hỗ trợ
toàn diện QoS đa phương tiện và tích hợp cơ chế nhiều lớp để cung cấp cho người dùng chất
lượng tốt hơn.


References
[1]IEEEStd802.11e-2005;"WirelessLANMediumAccessControl(MAC)and
PhysicalLayer(PHY)
specificationsAmendment8:MediumAccessControl(MAC)QualityofServiceEnhancem
ents", November,2005
[2]Albert

Banchs, Arturo

“Applications

and

Azcorra,

challenges

Carlos

of the

García,and

802.11e

EDCA

Rubén

Cuevas,


mechanism:

an

experimentalstudy”,IEEENetwork,July,2005.
[3]YangXiao,“QoSguaranteeandprovisioningatthecontention-basedwirelessMAC layer in
the

IEEE

802.11e wireless

LANs”,

IEEE

WirelessCommunications,Feb,2006.
[4]Ray-GuangCheng,Chung-JuChang,Chih-YungShih,andYih-ShenChen,“A
newschemetoachieve
weightedfairnessforWLANsupportingmultimediaservices”,IEEETransactionsonwirele
ss communications,May,2006.
[5]Chih-Ming

Yen,Chung-Ju

Chang,and

Yih-Shen


Chen,

“An

adaptive

p-persistentMAC scheme for multimedia WLAN”, IEEE
CommunicationsLetters,Nov,2006.
[6]YangXiao,FrankHaizhonLi,andBoLi,“BandwidthSharingSchemesforMultimediaTraffici
nthe IEEE802.11eContentionBasedWLANs”,IEEETransactionsonmobilecomputing,July,2007,
[7]D. Le Gall, “MPEG: A Video Compression Standard for Multimedia
Applications”,ACMCommunications,Apr.1991.
[8]J. Mitchell and W. Pennebaker. “MPEG Video: Compression


10

Standard.”ChapmanandHall,1996. ISBN0412087715
[9]M. van der Schaar and S. Shankar N, “Cross-layer wireless multimediatransmission:
Challenges, principles, and new paradigms,” IEEE
WirelessCommunications,Aug.2005.
[10]E.Setton,T.Yoo,X.Zhu,A.GoldsmithandB.Girod,“Cross-layerdesignofad
networks

for

real-time

video


streaming,”

IEEE

hoc
Wireless

Communications,Aug.2005.
[11]M.vanderSchaar,D.S.Turaga,andR.Wong,“Classification-basedsystemforcrosslayeroptimizedwirelessvideotransmission,”IEEETransactionsonMultimedia,Oct.2006.
[12]Ksentini,A.,Naimi,M.,andGueroui,A.;“TowardanimprovementofH.264video
transmissionoverIEEE 802.11e through a cross-layer
architecture,”IEEECommunicationsMagazine,Jan.2006.
[13]International Organization for Standardization. “Overview of the MPEG-4
Standard,”Dec.,1999.
[14]VideoGroup,MPEG-4videoverificationmodel version18.0,“CodingofMoving Pictures
and Associated Audio MPEG 2001/N3908,”
ISO/IECJTC1/SC29/WG11,Pisa,Italy,Jan.2001.
[15]ISO/IEC 14496 (MPEG-4) Video Reference Software, Version: Microsoft
-FDAM1-2.3-001213.
[16]Floyd,S.andJacobson,V.,“Randomearlydetectiongatewaysforcongestionavoidance,”
IEEE/ACMTransactionsonNetworking,Aug.1993.
[17]T.Hasegewa,T.Kato,andK.Suzuki,“Avideoretrievalprotocolwithvideodata prefetch and
packet retransmission considering play-out deadline,” inIEEE
InternationalConferenceofNetwork ProtocolsProceeding,1996.
[18]S. H. Kang and A. Zakhor, “Effective bandwidth based scheduling for


11

streamingmedia,” IEEETransactionsonMultimedia,Dec. 2005.

[19]M. van der Schaar, S. Krishnamachari, S. Choi, and X. Xu, “Adaptivecross-layerprotection
strategiesforrobustscalablevideotransmissionover
802.11WLANs,”IEEEJournalonSelectAreasCommunications,Dec.
2003.[20]NSsimulator, />[21]NS-2simulator, />[22]J.Klaue, B. Rathke, and A.Wolisz, “EvalVid - A Framework for
VideoTransmissionandQualityEvaluation,”InProceedingofthe13thInternationalConference
onModellingTechniques andToolsforComputerPerformanceEvaluation,Sep2003.
[23]Evalvid, />[24]Evalvid, />[25]Chih-HengKe,Cheng-HanLin,Ce-KuenShieh,Wen-ShyangHwang,andArtur
“Evaluation

of Streaming

MPEG

Video

Channels,”JournalofMobileMultimedia,2007
[26]YUVvideosequences(CIF),
/>),
trace,
/>[29]Videotrace, />[30]ffmpeg, />
Ziviani,

over Wireless



×