Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài soạn Đề thi kiểm tra chất lượng đội tuyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.28 KB, 8 trang )

KIỂM TRA 5
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Nhận định sau đây, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?
Phần 1 : Di truyền học
1. Giả sử trong tế bào sinh dưỡng của người có khoảng 6,4 . 10
9
cặp Nu. Nếu chiều dài trung bình của các NST của người ở
kì giữa của nguyên phân là 6 μm thì tỷ số giữa chiều dài phân tử DNA khi chưa đóng xoắn với chiều dài ở kì giữa là
khoảng 8000 lần.
2. Trước đây, người ta đưa ra hai cơ chế cơ bản của sự sao chép ADN: một cơ chế bảo tồn (conservative mechanism) trong
đó phân tử ADN con gồm hai chuỗi hoàn toàn mới hoặc cơ chế bán bảo tồn (semiconservative mechanism) trong đó phân
tử ADN con gồm một chuỗi mẹ kết hợp với một chuỗi mới được tổng hợp. Meselson và Stahl (1958) đã tiến hành thí
nghiệm sau:
- Vi khuẩn Escherichia coli được cho phát triển vài thế hệ trong môi trường N
15
(đồng vị nitơ nặng).
- Sau đó chuyển tế bào vào môi trường có chứa N
14
, như là nguồn cung cấp nitơ duy nhất và để cho phân chia trong
môi trường N
14
(nitơ nhẹ) khi khối lượng ADN tăng lên gấp đôi, ADN được chiết ra khỏi tế bào và được ly tâm trên
thang nồng độ cesium clorid.
Như vậy sau khi ly tâm, ta thu được các kết quả sau:
- Hai băng ADN phải được thấy rõ sau khi ly tâm: một băng nguyên thuỷ (N
15
) và một băng chứa N
14
.
- Mục đích của thí nghiệm chứng minh rằng cơ chế cơ bản của sự sao chép ADN là cơ chế bán bảo tồn, trong đó
phân tử ADN con gồm một chuỗi mẹ kết hợp với một chuỗi mới được tổng hợp.


3. Sự sao chép ADN vòng ở Escherichia coli tạo ra cấu trúc theta (θ), hình thành bởi một chạc ba sao chép xuất phát từ một
vị trí Origin. Sự tổng hợp ADN được tiến hành theo cả hai chiều thuận và ngược kim đồng hồ cùng một lúc.
4. Phiên mã ở tế bào nhân thật có các đặc điểm sau:
- ARN polymerase II chịu trách nhiệm tổng hợp mARN, ARN polymerase I tổng hợp rARN, ARN polymerase III phiên
mã cho tARN.
- mARN chứa thông tin của một gen (monocistron mARN).
- Quá trình phiên mã phức tạp hơn. Ở đầu 5’ và 3’ của mARN có biến đổi về cấu trúc nhằm tạo ra mRNA trưởng thành.
- Bản phiên mã đầu tiên còn gọi là tiền mARN không được sử dụng trực tiếp mà phải qua biến đổi.
5. Cho các nhận định sau về mã di truyền:
-Mã di truyền có tính "suy thoái" tức một acid amin có nhiều codon mã hoá, chỉ trừ methionin và tryptophan chỉ có một
codon.
-Các codon đồng nghĩa tức là mã hoá cho cùng một acid amin thường có 2 base đầu tiên giống nhau, nhưng khác nhau ở
nucleotid thứ 3.
-Trừ một số ngoại lệ, mã di truyền có tính phổ biến cho tất cả sinh vật.
-Một codon chỉ mã cho một loại acid amin, trường hợp ngoại lệ là AUG vừa mã hoá cho Met nội (bên trong chuỗi
polypeptide), vừa mã hoá cho acid amin mở đầu N - formyl Methionin trong tế bào tế bào nhân nguyên thuỷ hoặc
methionin trong tế bào nhân thật.
Như vậy có 3 nhận định đúng.
6. Cho các nhận định sau liên quan đến quá trình dịch mã (translation) ở sinh vật:
- Quá trình dịch mã mARN bao gồm các giai đoạn: khởi đầu, nối dài và kết thúc.
- Quá trình dịch mã trên mARN được nối dài theo hướng 5’ → 3’ và chuỗi polypeptid được bắt đầu tổng hợp ở đầu tận
cùng – N (đầu –NH
2
). Quá trình này giống nhau ở tế bào nhân nguyên thuỷ và tế bào nhân thật.
- Trên ribosom có 2 vị trí A và P (không xét vị trí E). Vị trí A là vị trí Aminocyl (hoặc Acceptor) và vị trí P là vị trí
Peptidyl, nối giữ phức hợp peptidyl - tARN, tức là chuỗi polypeptid đang hình thành vẫn còn gắn với tARN trước đó.
- Chu trình được chấm dứt khi trải qua codon kết thúc là UAA, UAG và UGA. Ở bước kết thúc, các mã kết thúc không
có anticodon. Thay vào đó là các yếu tố kết thúc (RF) làm kết thúc quá trình dịch mã.
- Sau khi polypeptid hoàn chỉnh được phóng thích, 2 tiểu đơn vị của ribosom được phóng thích cùng với mARN. Tất
cả các thành phần tham gia chu trình đều được sử dụng lại.

Như vậy có 4 nhận định đúng.
[Kiểm tra 5 - gồm có 8 trang] Trang 1
7. Một gen qua 5 lần sao mã đã hình thành tất cả 3745 liên kết hóa trị trong các phân tự RNA. Trong quá trình phiên mã
này, giữa 2 mạch gen, liên tiếp đã có 9750 liên kết Hidro bị phá vỡ. Vậy số riboNu tự do cần dùng là 6600.
8. 2 quy trình khác nhau cùng tạo ra thể song nhị bội ở thực vật.
a. Phương pháp lai xa và đa bội hóa :
- Lai xa giữa 2 loài lưỡng bội tạo ra cơ thể lai F
1
có bộ NST gồm 2 bộ đơn bội của 2 loài khác n hau.
- Gây đột biến đa bội hóa cơ thể lai xa để tạo ra thể song nhị bội.
b. Dung hợp tế bào trần :
- Loại bỏ thành xenlulôzơ của tế bào sinh dưỡng bằng enzim hoặc vi phẩu để tạo ra tế bào trần → nuôi các tế bào trần
khác loài trong cùng môi trường nuôi để tạo ra các tế bào lai.
- Chọn lọc các tế bào lai mang 2 bộ NST của 2 loài khác nhau và dùng hoocmôn kích thích các tế bào này thành cây lai.
9. Cho các cơ chế đột biến nhiễm sắc thể sau:
a) Đột biến lệch bội. b) Đột biến tự đa bội.
c) Đột biến Robertson. d) Đột biến mất đoạn mang tâm.
e) Đột biến đảo đoạn NST mà đoạn bị đảo có chứa hoặc không chứa tâm động.
f) Chuyển đoạn NST trong cùng một NST.
g) Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương hỗ.
h) Chuyển đoạn giữa 2 NST tương hỗ.
Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có 2n = 20, người ta thấy trong một tế bào có 19 nhiễm sắc thể (NST) bình thường và
1 NST có tâm động ở vị trí khác thường. Như vậy NST ở vị trí khác thường này có thể dùng 4 cơ chế để giái thích.
10. Cho các nhận định sau về phép lai phân tích và ý nghĩa của phép lai phân tích:
- Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng,
nhằm mục đích phân tích kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội đem lại.
- Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử.
- Xác định được tính trạng do một cặp gen alen quy định hay do nhiều cặp gen tương tác với nhau quy định.
- Xác định các gen là phân li độc lập, liên kết hoàn toàn hay hoán vị gen; kiểm tra tần số hoán vị gen.
Như vậy có 3 nhận định đúng.

11. Cho các cơ sở tế bào học và các qui luật di truyền tương ứng:
a) Trong tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa các cặp alen tương ứng. Khi giảm
phân tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử dẫn đến sự phân li của các alen
tương ứng và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen tương ứng.
b) Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST
tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen
tương ứng.
c) Sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng dẫn đến sự trao đổi giữa các gen trên
cùng một cặp NST tương đồng. Các gen nằm càng xa nhau thì lực liên kết càng yếu, càng dễ xảy ra.
d) Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng.
e) Nhân đôi, phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.
Như vậy, các qui luật di truyền tương ứng như sau:
- Qui luật di truyền liên kết giới tính: e
- Qui luật hoán vị gen: c
- Qui luật liên kết gen hoàn toàn: d
- Qui luật tác động công gộp: d
- Qui luật tác động đa hiệu: b
- Qui luật phân li: a
- Qui luật phân li độc lập: b
12. Cho các phương pháp nghiên cứu di truyền ở thực vật sau:
- Lai thuận nghịch - Lai xa kết hợp đa bội hóa
- Quan sát tế bào học vào kì giữa phân bào - Quan sát hạt phấn chín
- Lai phân tích - Nghiên cứu hình thái thực vật
[Kiểm tra 5 - gồm có 8 trang] Trang 2
- Cho F
1
tự thụ phấn với nhau.
Như vậy để kiểm tra độ thuần chủng của giống cây trồng có thể sử dụng 3 phương pháp nêu trên.
13. Ở loài mèo nhà, cặp gen D,d quy định màu lông nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (DD : lông đen; dd : lông vàng; Dd :
tham thể ). Trong một quần thể mèo ở Luân Đôn người ghi được số liệu về các kiểu hình như sau:

Loại Đen Vàng Tam thể Tổng số
Mèo đực 311 42 0 353
Mèo cái 277 7 54 338
Tần số alen trong điều kiện cân bằng là: Tần số của alen D : 0,893; alen d : 0,107.
14. Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen:
- Ở giới cái: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa
- Ở giới đực: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
Như vậy cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng: 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa
15. Trong tạo giống động vật, người ta thường ứng dụng phương pháp cấy truyền phôi:
- Ở giai đoạn phôi sớm, tách phôi thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi mới, cấy vào tử cung của các
con vật khác nhau thu được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.
- Đây là một ứng dụng của công nghệ tế bào.
- Cơ sở di truyền của phương pháp này là các hợp tử sẽ có cùng kiểu gen và kiểu hình nếu được nuôi dưỡng trong điều
kiện đồng nhất.
- Trong phương pháp cấy truyền hợp tử người ta có thể sử dụng thêm các kĩ thuật sau: phối hợp hai hay nhiều phôi
thành một thể khảm, mở ra một hướng mới tạo vật nuôi khác loài; hoặc kết hợp phương pháp vi tiêm cho hợp tử sau
khi cấy truyền trong giai đoạn nhân non; hoặc làm biến đổi các thành phần trong tế bào phôi theo hướng có lợi cho
con người.
16. Khi quan sát phả hệ gia đình Peter người ta nhận thấy:
- Vợ và ba con (2 trai, 1 gái) của Peter không bị bệnh (X).
- Peter có 1 người chị không mang bệnh, 1 người em mang bệnh, bố của Peter bị bệnh xong mẹ thì lại hoàn toàn không
mang bệnh.
- Người chị không mang bệnh của Peter lấy 1 người chồng không bệnh sinh ra 2 con trai mang bệnh, 1 con trai không
bệnh và một bé gái út cũng không mang bệnh.
Nhà tư vấn di truyền học đã kết luận rằng, bệnh (X) chắc chắn không thể di truyền theo các qui luật di truyền sau:
- Gen trội trên NST X. - Gen liên kết NST Y.
- Gen trội nằm trên NST thường. - Gen lặn nằm trên NST X.
17. Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng
bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Như vậy có thể kết luận:
- Đây là 1 ví dụ về khả năng mềm dẻo kiểu hình.

- Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất do môi trường sống ở các vùng có sự sai khác
nhau.
- Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng
suất của giống lúa X.
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến. Giới hạn này lại do các gen qui định nên có khả năng di truyền.
- Giới hạn năng suất của 1 giống cây trồng là do giống quyết định.
- Hiện tượng kiểu hình của 1 cơ thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu
hình. Mức mềm dẻo kiểu hình phụ thuộc kiểu gen.
18. Sự có mặt 1 gen trội xác định chiều dài tai thỏ là 7,5cm . Thỏ có kiểu gen aabb có chiều dài tai là 10cm. Chiều dài tai thỏ
bị chi phối bởi 2 cặp gen không alen phân li độc lập, tương tác cộng gộp với nhau.
Như vậy: có 3 cặp P có thể cho ra F
1
đều có tai dài 20cm (100% con có chiều dài tai là 20cm).
[Kiểm tra 5 - gồm có 8 trang] Trang 3
19. Khi lai hai thứ cây hoa thuần chủng của một loài thực vật thu được F
1
đều cho ra cây hoa kép, hồng. Cho F
1
giao phấn,
giả thiết ở F
2
thu được một trong những tỉ lệ sau:
a) 1 cây hoa kép, trắng : 2 cây hoa kép, hồng : 1 cây hoa đơn, đỏ.
b) 6 cây hoa kép, hồng : 3 cây hoa kép, đỏ : 3 cây hoa kép, trắng : 1 cây hoa đơn, đỏ : 2 cây hoa đơn, hồng : 1 cây hoa
đơn, trắng.
c) 42 cây hoa kép, hồng : 24 cây hoa kép, trắng :16 cây hoa đơn, đỏ : 9 cây hoa kép, đỏ : 8 cây hoa đơn, hồng : 1 cây
hoa đơn, trắng.
Biết rằng màu trắng do gen lặn quy định. Mỗi trường hợp có thể giải bằng các qui luật di truyền khác nhau. Như vậy có
thể dùng 3 TSHV khác nhau để giải thích cho 3 trường hợp trên.
20. Ở một loài thực vật, sự hình thành màu sắc củ là do hai hai gen không alen PLĐL với nhau. Sự có mặt của alen A, B hình

thành màu củ đỏ, các kiểu gen còn lại qui định củ màu vàng. Củ tròn (D) là trội hoàn toàn so với củ dài (d). Biết rằng gen
B và gen D cùng nằm trên 1 NST, sự hoán vị giữa D và d là 20%. Cho hai thứ thuần chủng củ đỏ, trỏn lai với củ vàng,
dài được F1 dị hợp 3 cặp gen.
Như vậy, nếu cho F1 lai phân tích, kết quả F
a
: 9 củ vàng, dài : 6 củ vàng, tròn : 4 củ đỏ, tròn : 1 củ đỏ, dài.
Phần 2 : Tiến hóa
21. Cho các nhận định sau đây khi nghiên cứu về các bằng chứng tiến hóa:
- Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng.
- Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác là các cơ quan tương tự.
- Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan là các cơ quan tương đồng.
- Chân chuột chũi và chân dế dũi là các cơ quan tương tự.
- Đặc điểm hệ động vật và thực vật của từng vùng chỉ phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó.
- Đặc điểm của hệ động vật trên đảo đại dương nghèo nàn hơn ở các đảo lục địa.
- Những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử đầu chứng tỏ các loài trên trái đất đầu có chung tổ tiên.
- Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li, cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
- Bằng chứng sinh học phân tử được xem là bằng chứng tiến hóa thuyết phục nhất hiện nay.
Như vậy có 8 nhận định đúng.
22. Thuyết tiến hóa bằng đột biến trung tính của Kimura:
+ Nhân tố tiến hóa là quá trình đột biến làm phát sinh các đột biến trung tính (đột biến câm).
+ Cơ chế tiến hóa : Tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan đến tác dụng
của chọn lọc tự nhiên.
Đóng góp mới của thuyết tiến hóa bằng đột biến trung tính của Kimura:
+ Giả thuyết về cơ chế tiến hóa ở cấp độ phân tử .
+ Giải thích sự đa dạng các phân tử protein.
+ Giải thích sự đa hình cân băng trong quần thể.
23. Trong điều trị bệnh,các loại thuốc kháng sinh như Pênixilin lúc mới sử dụng chỉ cần một liều nhỏ đã có hiệu lực, nhưng
sau một số lần sử dụng thuốc kháng sinh nhiều loại vi khuẩn đã tỏ ra “quen thuốc”. Nguyên nhân là do:
- Khi chưa dùng thuốc đột biến kháng thuốc là có lợi, những cá thể mang đột biến kháng thuốc chỉ chiếm một tỉ lệ rất
nhỏ, đại bộ phận cá thể trong quần thể không mang đột biến bị tiêu diêt nên hiệu lực của thuốc rất cao.

- Khi việc sủ dụng thuốc ngày càng nhiều thì tỷ lệ các kiểu gen có khả năng kháng thuốc cao trong quần thể ngày càng
tăng làm giảm hiệu lực của thuốc.
24. Darwin phân biệt 2 loại biến dị:
+ Biến dị xác định liên quan trực tiếp với những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh ít có ý nghĩa trong tiến hóa.
+ Biến dị không xác định hay biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính là những biến dị có vai trò quan
trọng trong tiến hóa.
25. Có 2 yếu tố địa lí thúc đẩy hình thành loài:
- Loài chiếm thêm khu phân bố mới có các điều kiện sinh thái mới.
- Khu phân bố cũ các quần thể : cách li nhau bởi các chướng ngại địa lí (núi, sông, suối…).
[Kiểm tra 5 - gồm có 8 trang] Trang 4
Như vậy quần thể mới và quần thể cũ bị cách li về mặt địa lí, các chướng ngại địa lí cũng đã làm cho các quần thể của
loài cách li nhau về mặt địa lí. Sự cách li này chính là yếu tố thúc đẩy cho sự hình thành loài mới.
Phần 3 : Sinh thái học
26. Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
1) 2)
3) 4)
Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại, dấu (0) là không lợi, không hại.
Cho các mối quan hệ sau:
A. Hổ và bướm B. Lúa và cỏ dại.
C. Sáo và trâu. D. Sư tử và linh dương.
E. Cá ép và rùa biển. F. Giun sán và người.
G. Tảo biển “nở hoa” và cá sống trong nước.
H. Vi khuẩn lam, nấm và tảo trong địa y.
I. Địa y sống bám trên thân cây.
Như vậy thứ tự ghép đúng là: A-2; B-3; C-4; D-1; E-4; F-1; G-3; H-4; I-4.
27. Mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể vì:
- Mật độ tác động, ảnh hưởng lên các đặc trưng khác của quần thể như kích thước, tỉ lệ đực –cái, khả năng sinh sản.
- Mật độ ảnh hưởng tới: Mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh; Mức độ lan truyền của bệnh; Tần số gặp nhau
giữa các cá thể trong mùa sinh sản (sức sinh sản của quần thể).
- Dấu hiệu cho việc quần thể có quá khả năng chịu đựng của sinh cảnh hay không.

- Yếu tố quan trọng trong “hiệu suất nhóm”.
28. Nhận xét khi nghiên cứu về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật:
- Thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã.
- Trong lưới thức ăn nếu càng có nhiều chuỗi thức ăn thì tính ổn định của quần xã càng giảm do có sự cạnh tranh loại
trừ giữa các loài.
- Mỗi mắt xích thức ăn đều có thể được thay thế bằng những loài có họ hàng gần nhau mà không làm thay đổi cấu trúc
quần xã
- Tất cả các chuỗi thức ăn chỉ là tạm thời, không bền vững. Chế độ ăn khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác
nhau đều có thể gây nên sự biến đổi.
- Nếu có sự thay đổi mắt xích trong chuỗi thức ăn thì tùy đặc điểm của quần xã có thể vẫn được giữ nguyên, song mối
tương quan giữa các loài trong chuỗi thức ăn sẽ bị biến đổi, dẫn đến tương quan số lượng của chuỗi thức ăn khác, từ đó
ảnh hưởng tới toàn bộ lưới thức ăn và ảnh hưởng đến toàn bộ quần xã.
29. Cho các yếu tố tham gia kiểm soát số lượng quần thể sau:
- Con mồi – vật dữ, vật chủ - kí sinh và bệnh tật.
- Cạnh tranh trong nội bộ loài.
- Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã sinh vật.
- Di cư của nhóm cá thể trong quần thể.
- Sự hỗ sinh (hay công sinh) giữa các loài trong quần xã.
Như vậy: có 3 yếu tố là yếu tố phụ thuộc mật độ.
[Kiểm tra 5 - gồm có 8 trang] Trang 5
A
B
+ -
A
B
0 0
A
B
- -
A

B
+ +

×