Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Sự nghiệp văn học của nguyễn văn vĩnh và vấn đề tiếp nhận tác phẩm của ông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------oOo------

TẠ ANH THƯ

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA
NGUYỄN VĂN VĨNH
VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN
TÁC PHẨM CỦA ÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: VĂN HỌC VIỆT NAM
: 60.23.34

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ GIANG

TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2009


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Lê Giang, người thầy đã tận tình
hướng dẫn và khích lệ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn anh Nguyễn Lân Bình, cháu nội cụ Vĩnh cùng gia đình đã cung
cấp những tư liệu quí giá về Nguyễn Văn Vĩnh để luận văn có thể hồn thành
thuận lợi.
Xin cảm ơn Thầy Cơ, gia đình và bạn bè –những người đã giúp đỡ, động


viên tôi trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn tất cả mọi người.

-Tạ Anh Thư-


MỤC LỤC

Dẫn luận .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................1
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.............................................................2
3. Lịch sử vấn đề .........................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................7
5. Đóng góp của luận văn ...........................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn...............................................................................8
Chương 1 : Nguyễn Văn Vĩnh – Con người và thời đại. ..................................10
1.1.

Giới trí thức Việt Nam trong một thời đại chuyển biến ..............................10

1.2.

Một cuộc đời phong phú và phức tạp .........................................................17

1.3.

Bi kịch cá nhân và bi kịch thời đại. ............................................................29

Chương 2 : Sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh ....................................40
2.1.


Nguyễn Văn Vĩnh – nhà văn chính luận.....................................................40
2.1.1. Nguyễn Văn Vĩnh bàn về văn hóa và giáo dục.................................40
2.1.2. Nguyễn Văn Vĩnh bàn về những vấn đề xã hội ................................61
2.1.3. Nguyễn Văn Vĩnh và vấn đề phụ nữ ................................................65
2.1.4. Nguyễn Văn Vĩnh phê phán thói hư tật xấu của người Việt .............71
2.1.4.1 Phê phán những hủ tục ..........................................................71
2.1.4.2 Phê phán những thói xấu của người Việt ...............................74

2.2.

Nguyễn Văn Vĩnh – cây bút phóng sự........................................................78
2.2.1. Từ triều đình Huế trở về...................................................................79


2.2.2. Một tháng với những người đi tìm vàng...........................................84
2.3.

Nguyễn Văn Vĩnh – dịch giả......................................................................90
2.3.1. Những tác phẩm dịch từ Tiếng Việt sang tiếng Pháp........................91
2.3.2. Những tác phẩm dịch từ Tiếng Pháp sang tiếng Việt........................92
2.3.3. Ngôn ngữ dịch thuật của Nguyễn Văn Vĩnh ………………...…….93

Chương 3 : Vấn đề tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Văn Vĩnh................99
3.1.

Tiếp nhận Nguyễn Văn Vĩnh trước 1945.........................................99

3.2.


Tiếp nhận Nguyễn Văn Vĩnh từ 1945 đến 1975..…...….......… 106

3.2.1 Ở miền Bắc…………………………………………………….… 106
3.2.2 Ở miền Nam………………………………………………………116
3.3.

Tiếp nhận Nguyễn Văn Vĩnh từ 1975 đến nay..............................116
3.3.1. Từ 1975 đến cuối những năm 80.........................................116
3.3.2. Từ đầu những năm 90 đến nay ...........................................117

Kết luận..................................................................................................128
Tài liệu tham khảo.................................................................................131



DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử văn học Việt Nam đầu thế kỉ 20, Nguyễn Văn Vĩnh được biết đến như
một trong những trí thức Tây học nổi tiếng và có nhiều uy tín. Cuộc đời ơng là một chuỗi
những tháng ngày hoạt động không mệt mỏi để cổ vũ và truyền bá chữ quốc ngữ, một công cụ
vô cùng quan trọng nhằm phát triển nền văn hố dân tộc, đặt nền móng cho nền báo chí và
văn học quốc ngữ Việt Nam. Có thể gọi ơng là nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật và hơn cả, là
một nhà văn hố đã có những đóng góp lớn lao trong việc xây dựng chiếc cầu nối giữa hai
nền văn hố Đơng-Tây đầu thế kỉ 20.
So với những gì ơng đã làm được, ngày nay những hiểu biết của hậu thế về ơng cịn q
ít ỏi. Một phần cũng bởi lý do quãng thời gian ông sống và hoạt động là giai đoạn đất nước
đang ở trong một bối cảnh chính trị phức tạp. Thực dân Pháp đã hoàn thành xong việc xâm
lược nước ta và bắt đầu thiết lập hệ thống cai trị một cách quy củ. Triều đình Huế đã bước vào
những ngày tháng cuối cùng của sự suy tàn. Phong trào đấu tranh vũ trang của các lực lượng

yêu nước, về cơ bản, đã bị thực dân Pháp dập tắt. Nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước vào thời
điểm lúc bấy giờ nhận thấy sự chênh lệch quá lớn giữa một bên là lực lượng của Pháp, một
bên là các lực lượng đòi độc lập dân tộc, đã trăn trở đi tìm con đường khác để cứu nước, giải
phóng cho dân tộc.
Việc làm báo, dịch sách, truyền bá chữ quốc ngữ, canh tân văn hoá đặt Nguyễn Văn
Vĩnh đứng giữa thế làm sao để không bị mua chuộc, khơng đánh mất mình trong khi buộc
phải phụ thuộc vào chính quyền thực dân để có thể hoạt động.
Chính trong tình thế phức tạp đó, cùng với những biến động lớn lao của lịch sử, có một
giai đoạn dài Nguyễn Văn Vĩnh đã bị đánh giá thiếu khách quan, chưa công bằng, chủ yếu là
dựa trên quan điểm chính trị. Do vậy, sự nghiệp văn hố, văn học cùng những đóng góp to lớn
của ơng chưa được ghi nhận một cách khoa học và đúng mức.
Gần đây, do những chuyển động mới của xã hội, một số nhân vật, tác phẩm từng bị
xem là “có vấn đề” đã được nhìn nhận và giới thiệu lại, trong đó có Nguyễn Văn Vĩnh. Những
bài viết về ơng trên các báo trong những năm gần đây cùng những ý kiến phát biểu của các
giáo sư, các nhà nghiên cứu có uy tín trong bộ phim tài liệu về ơng do gia đình thực hiện(1) đã
phần nào khơi phục lại chân dung Nguyễn Văn Vĩnh - một trong những nhà văn có đóng góp
quan trọng của thế kỉ 20.
Tuy nhiên, thời gian vẫn chưa chín muồi cho sự ra đời một cơng trình nghiên cứu
tồn diện và có hệ thống về tồn bộ sự nghiệp văn hố và văn học của Nguyễn Văn Vĩnh. Với
tư cách người thực hiện một luận văn cao học thuộc chuyên ngành Văn học Việt Nam, chúng
tôi chọn đề tài “Sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh và vấn đề tiếp nhận tác phẩm của
ông” trong ý hướng kế thừa tinh thần đổi mới của khoa nghiên cứu văn học nước ta hơn hai
thập kỷ qua.

1

Bộ phim Mạn đàm về người man di hiện đại, đạo diễn Trần Văn Thuỷ.

1



Thực hiện luận văn này, như nhan đề cho thấy, chúng tơi tự đặt cho mình những mục
đích sau đây:
- Về mặt lý thuyết: Vận dụng những hiểu biết về việc nghiên cứu một tác gia văn học
cũng như về lý thuyết tiếp nhận vào việc khảo sát sự nghiệp cuả một nhà văn và vấn đề tiếp
nhận tác phẩm của ơng.
- Về mặt thực tiễn: Tìm hiểu và cung cấp cho văn học sử những thơng tin mới, có
chọn lọc và kiểm chứng nhằm làm sáng tỏ vai trò, vị trí của Nguyễn Văn Vĩnh trong lịch sử
văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.
Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ góp một tiếng nói khách quan và cơng bằng trong
việc nhìn nhận một tác gia văn học có một hành trạng phức tạp và một số phận bi kịch. Qua
đó, có thể gợi ý về cách đánh giá những trường hợp uẩn khúc tương tự trong lịch sử văn học
Việt Nam thế kỷ 20.

2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Luận văn này tập trung nghiên cứu sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh, vì vậy đối
tượng khảo sát chủ yếu của chúng tôi là những tác phẩm chính luận, phóng sự và dịch thuật
của ông. Xem Nguyễn Văn Vĩnh như một tác gia văn học, chúng tơi tìm hiểu và đánh giá
những đóng góp của ông trên phạm vi văn học. Tuy nhiên hoạt động văn học của Nguyễn Văn
Vĩnh lại không tách rời với những hoạt động báo chí, xuất bản cũng như những lĩnh vực khác
của văn hố nói chung, do đó, bên cạnh việc khảo sát các tác phẩm có liên quan trực tiếp đến
văn học, chúng tơi cũng tìm hiểu những bài báo khác của tác giả nhằm hiểu rõ ông với tư cách
một người cầm bút.
Đồng thời, để nghiên cứu vấn đề tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Văn Vĩnh, chúng tơi
cịn khảo sát những bài viết, cơng trình của những người đương thời và hậu thế có nhận xét và
đánh giá về ơng, qua đó cho thấy con người và sự nghiệp của ông đã khúc xạ qua lăng kính
tiếp nhận như thế nào.

3. Lịch sử vấn đề
Với luận văn này, phần lịch sử vấn đề có thể chia thành hai phương diện: Một là lịch

sử nghiên cứu sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh. Hai là lịch sử nghiên cứu tình hình
tiếp nhận tác phẩm Nguyễn Văn Vĩnh.
Ở phương diện thứ nhất, tuy có những dị biệt giữa những giai đoạn lịch sử và không
gian xã hội khác nhau, nhưng sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh đã được khá nhiều
nhà nghiên cứu đề cập đến.
Ở phương diện thứ hai, gần đây việc nghiên cứu tình hình tiếp nhận tác phẩm Nguyễn
Văn Vĩnh mới được đặt ra và thiết nghĩ, luận văn của chúng tôi là một trong rất ít cơng trình
thể hiện sự quan tâm đó.
Điều thú vị là giữa hai phương diện trên có mối quan hệ rất mật thiết. Khảo sát kỹ việc
nghiên cứu, đánh giá sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh sẽ cung cấp cho ta những cứ
liệu quan trọng để nhận định về quá trình tiếp nhận tác phẩm của ông trong lịch sử. Tuy nhiên
hai phương diện này khơng hồn tồn trùng khít với nhau. Lịch sử tiếp nhận tác phẩm

2


Nguyễn Văn Vĩnh vừa bị chi phối bởi sự nghiên cứu, đánh giá sự nghiệp văn học của ông, lại
vừa rộng hơn nội dung nghiên cứu và đánh giá đó.
Trong luận văn của chúng tôi, chương 3 được dành trọn vẹn cho việc tái hiện và nhận
định về vấn đề tiếp nhận tác phẩm Nguyễn Văn Vĩnh với những ý kiến, luồng dư luận khác
nhau. Vì vậy, trong phần Lịch sử vấn đề này, chúng tôi chủ yếu phác họa tình hình nghiên
cứu Nguyễn Văn Vĩnh như là một tác gia văn học.
Việc nghiên cứu sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh cho đến nay vẫn chưa có
một cơng trình hồn chỉnh nào. Rải rác trên các báo, các cơng trình nghiên cứu văn học Việt
Nam từ trước 1945 đến nay chỉ có những nhận xét sơ nét về đóng góp của ơng đối với nền
quốc văn của nước nhà.
Trước năm 1945, lúc Nguyễn Văn Vĩnh còn làm chủ nhiệm báo Trung Bắc tân văn ở
Hà Nội, ở miền Nam, báo Phụ nữ tân văn đã giới thiệu về ông như là một « nhà cự phách »
trong đàn quốc văn, người có cơng lớn trong việc truyền bá tư tưởng mới, đem các sách hay
của nước Pháp dịch ra quốc ngữ mà «khơng mất tinh thần của văn Pháp, lại phát dương ra

được cái tinh thần của tiếng nói và văn chương mình ». [89]
Cũng trên báo Phụ Nữ tân văn (số 99 ngày 10-9-1931, tr. 12), nhận xét về sự nghiệp
văn học của Nguyễn Văn Vĩnh, Thiếu Sơn cho rằng sách Nguyễn Văn Vĩnh dịch « tồn là
những sách phổ thơng, khơng có quyển nào là triết lý cao thâm cả », văn dịch « giản dị bình
thường, lưu thơng hoạt bát ». Đánh giá Nguyễn Văn Vĩnh ở cương vị một nhà báo , Thiếu
Sơn khen «lắm bài xã thuyết cuả ơng có vị, có dun» nhưng lại cho rằng «ơng lo cho cái đời
kinh tế của báo nhiều hơn là lo cho cái thể tài của báo», nhất là khi ông làm báo Trung Bắc
tân văn. Bài viết này về sau được đưa vào sách Phê bình và cảo luận (1933).
Trong Việt Nam văn học sử yếu (1941), Dương Quảng Hàm viết không nhiều về
Nguyễn Văn Vĩnh, lại chủ yếu nói về các bản dịch, nhưng cũng có những nhận xét khái quát
về văn nghiệp của ông. Về tư tưởng, theo Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Vĩnh là người
vừa nắm bắt được tư tưởng học thuật của Âu Tây, vừa am hiểu tín ngưỡng phong tục của dân
ta. Về văn từ, văn Nguyễn Văn Vĩnh « bình thường giản dị, có tính cách phổ thơng, tuy có
châm chước theo cú pháp của văn tây mà vẫn giữ được đặc tính của văn ta ». Ơng cũng cho
rằng Nguyễn Văn Vĩnh là một dịch giả có « biệt tài » , «ít kẻ sánh kịp » [25 ;416]. Tất nhiên
đây là Dương Quảng Hàm đặt văn dịch của Nguyễn Văn Vĩnh trong tương quan với văn dịch
đương thời.
Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đề cập đến Nguyễn Văn Vĩnh như là « một
người rất có cơng với quốc văn », bởi ơng đã từng đứng chủ trương Đơng Dương tạp chí, một
cơ quan văn học đầu tiên ở thời buổi mà văn chương quốc văn mới cịn bỡ ngỡ. Ơng đã tập
trung được những cây bút có tiếng, gây nên được phong trào yêu mến quốc văn trong đám
thanh niên trí thức đương thời.
Từ năm 1954, đất nước bị chia cắt thành 2 miền Nam Bắc, vì thế, việc đánh giá
Nguyễn Văn Vĩnh cũng có sự khác nhau giữa hai miền.
Ở miền Nam, Nguyễn Văn Vĩnh vẫn là một tác giả được quan tâm nhiều đối với giới
nghiên cứu, phê bình Văn học.
Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam cho rằng: «Có lẽ danh hiệu xây
dựng hay sáng tạo văn học mới xứng đáng với Nguyễn Văn Vĩnh. Nói đến Nguyễn Văn Vĩnh
ta khơng được chỉ nói đến những cái chính một tay ơng đã tự làm ra mà phải nói đến những
cơng việc do sáng kiến của ơng mà có, do sự điều khiển dẫn dắt của ông mà thành nên ».


3


Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Văn Vĩnh
cũng được nhắc đến như là một nhà báo đầu tiên, một « nhà báo xứng danh, có tài có lực ».
[48 ;116]
Là người chủ trương nhiều tờ báo có tiếng vang, Nguyễn Văn Vĩnh tất phải được đề
cập trong cuốn sách công phu vốn là luận án tiến sĩ của Huỳnh Văn Tòng : Lịch sử báo chí
Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1930 (NXB Trí Đăng, 1973). Tác giả cuốn sách này viết : «Có một
điều đặc biệt là Nguyễn Văn Vĩnh chẳng những điều khiển và trông nom rất nhiều tờ báo mà
ơng cũng viết rất nhiều. Ơng viết gần hết những bài báo, từ những bài xã luận đến những
trang tiểu thuyết hay dịch thuật từ Pháp văn ra Việt văn...dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Vì
vậy chúng ta có thể nói rằng Nguyễn Văn Vĩnh là một người đầu tiên đã biết lợi dụng và phát
triển ngành báo chí và xuất bản tại Việt Nam ».
Lê Văn Siêu, một nhà biên khảo và hoạt động văn hoá khá nổi tiếng, trong cơng trình
Văn học sử thời kháng Pháp (1858-1945) cũng đề cập đến Nguyễn Văn Vĩnh và chỉ ra cả
những thành tựu và những mặt hạn chế trong sự nghiệp văn học của ơng.
Bộ Giáo dục của chính quyền Sài Gòn đưa Nguyễn Văn Vĩnh vào giảng dạy với tư
cách là một tác gia trong chương trình văn học bậc trung học. Vì vậy, hầu hết những cuốn
sách giáo khoa đều có bài giới thiệu khái qt về Đơng Dương tạp chí và người chủ bút của
nó. Việt Nam thi văn trích giảng cuả Tạ Ký, một cuốn giảng văn khá cơng phu, đã viết :
« Nguyễn Văn Vĩnh là người có cơng với nước về phương diện văn học (tuyên truyền, cổ
động cho chữ quốc ngữ, truyền bá tư tưởng Âu Tây, phát triển nghề báo...). Ơng cịn là người
yêu nước, thương dân. Ông diễn thuyết ở trường Đông Kinh nghĩa thục và ký đơn xin ân xá
cụ Phan Chu Trinh ». [38 ; 402]
Chúng ta cũng có thể tìm thấy những nhận định tương tự trong các sách giáo khoa
dành cho học sinh trung học như Luận đề về Đơng Dương tạp chí với Nguyễn Văn Vĩnh, Phan
Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục của Trần Việt Sơn; Luận đề về Đơng Dương tạp chí của Nguyễn
Duy Diễn và Bằng Phong...

Ngoài những cuốn sách giáo khoa, chuyên khảo và lịch sử văn học, ở miền Nam cịn
có nhiều tạp chí đăng bài bình luận về Nguyễn Văn Vĩnh. Tạp chí Bách Khoa thời đại (số 32
– 1958) có bài Nguyễn Văn Vĩnh – người có cơng to với nền quốc văn lúc mới phơi thai của
Tân Phong Hiệp.
Tạp chí Giáo dục phổ thơng, số 36, ngày 15-4-1959 có bài Phạm Quỳnh và Nguyễn
Văn Vĩnh của Châu Hải Kỳ.
Lưu Trung Khảo, tác giả bài viết Vai trị tạp chí trong văn chương Việt Nam – Đơng
Dương tạp chí (Hiện đại, tháng 9-1960) cũng đề cập đến đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh cho
nền văn học nước nhà trên cương vị chủ bút của Đơng Dương tạp chí .
Nhìn chung, các bài bình luận này mới đánh giá sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn
Vĩnh ở cái nhìn tổng quát, chưa đi sâu phân tích hoặc nghiên cứu một cách hệ thống các tác
phẩm của ông.
Giai đoạn này ở miền Bắc, trong các giáo trình lịch sử văn học như cuốn Lịch sử văn
học Việt Nam (tập 4B) trong tủ sách Đại học Sư phạm và cuốn Giáo trình văn học văn học
Việt Nam giai đoạn 1858 - đầu thế kỷ XX (nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1965), Nguyễn
Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh bị đánh giá như là « những tên Việt gian đầu sỏ », bồi bút cho Tây
v.v...

4


Những năm gần đây, vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh đối với nền văn học nước nhà đã
được quan tâm hơn. Rải rác trên các báo đã có những bài viết của các tác giả về những đóng
góp của ơng cho nền văn học quốc ngữ Việt Nam.
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5.2004 có bài viết Nguyễn Văn Vĩnh với việc cổ vũ và
truyền bá chữ quốc ngữ đầu thế kỉ XX của Nguyễn Thị Lệ Hà, trong đó phân tích những đóng
góp quan trọng của Nguyễn Văn Vĩnh cho sự phát triển của chữ quốc ngữ. Tác giả nhận xét:
“Nguyễn Văn Vĩnh, cùng với việc truyền bá văn hố phương Tây đã rất tích cực tun truyền,
cổ vũ người dân học chữ Quốc ngữ, dùng chữ Quốc ngữ để truyền tải cái hay cái đẹp của nền
văn minh Việt, phổ biến những tư tưởng Đông-Tây để làm cho nhân dân vừa hiểu được nền

văn hóa Pháp, vừa giữ được bản sắc dân tộc..” [24]
Trong bài viết Nguyễn Văn Vĩnh từ “bản năng chữ” đến ý thức về một cơng cụ văn hố
đăng trên Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Trần Hồ Bình đánh giá: “Cuộc đời hơn 50 năm của
Nguyễn Văn Vĩnh là một chuỗi tháng ngày hoạt động mê mải, trước hết là trong lĩnh vực văn
hố. Ơng và nhiều người cùng chí hướng lúc bấy giờ đã tự nguyện lấy cái hiểu biết, sự học
của mình để gây dựng một cây cầu cho sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa hai nền văn hố
Đơng –Tây. Và ông, giống như con ve sầu trong bài thơ ngụ ngơn nổi tiếng của La Fontaine
do chính ơng dịch, đã gồng mình lên trên cây cầu ấy, trong một hoàn cảnh “nguồn cơn thật
bối rối” để phụng sự cho cái việc mà bây giờ chúng ta gọi là góp phần nâng cao dân trí”.
Tạp chí Văn hố nghệ thuật số 8 (2006) có bài viết của Đỗ Lai Thuý với nhan đề
Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên, trong đó khẳng định: “Như vậy, với bút hiệu
Tân Nam Tử, Nguyễn Văn Vĩnh muốn xây dựng cho mình và sau đó cho xã hội một Người
Nam mới. Trước hết với tư tưởng mới, nghề nghiệp mới, lối sống mới. Và, sự đóng góp của
ơng trong lĩnh vực này là hình ảnh một trí thức độc lập. Nếu Việt Nam cổ truyền chỉ có những
trí thức-quan lại, trí thức-cơng chức, thì xã hội Việt Nam hiện đại rất cần một tầng lớp trí thức
độc lập. Và với ý nghĩa đó, thì đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh là rất quan trọng, bởi ông là
một người Nam mới đầu tiên”.
Tân Nam Tử đúng là « người Nam mới », nhưng khẳng định Nguyễn Văn Vĩnh là
« một người Nam mới đầu tiên », thiết nghĩ, cũng nên dè dặt. Nói như Vũ Bằng ở miền Nam
trước 1975 có lẽ thuyết phục hơn chăng : « Ơng là một trong những người Việt Nam thứ nhất
được hấp thụ văn minh mới và được tiêm nhiễm văn hoá Âu Tây ».[5].
Tuy nhiên, các bài viết trên cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu Nguyễn Văn Vĩnh như
một nhà văn hóa, một dịch giả có những đóng góp cho nền văn hóa, văn học nước nhà chứ
chưa tìm hiểu các tác phẩm và đánh giá một cách hệ thống, kĩ càng sự nghiệp văn học của
ông.
Nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh một cách hệ thống nhất gần đây có thể kể đến luận
văn thạc sĩ báo chí của Nguyễn Văn Yên có tựa đề : Nguyễn Văn Vĩnh trong sự hình thành và
phát triển báo chí Việt Nam.
Tuy nhiên, luận văn này chỉ tìm hiểu, đánh giá Nguyễn Văn Vĩnh ở cương vị một nhà
báo chứ không nghiên cứu Nguyễn Văn Vĩnh như là một nhà văn và cũng không nghiên cứu

vấn đề tiếp nhận các tác phẩm của ông.
Luận văn của chúng tôi kế thừa và tiếp thu những kết quả từ lịch sử nghiên cứu
Nguyễn Văn Vĩnh, tuy chưa thật phong phú và đã trải qua « những bước thăng trầm », nhưng
cũng đặt những tiền đề và cơ sở cho sự đánh giá cân nhắc và thận trọng trên tinh thần khách
quan, khoa học.

5


Có thể nói rằng luận văn là một trong những cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách
hệ thống về sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh và vấn đề tiếp nhận các tác phẩm của
ông.

4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau đây:
- Phương pháp lịch sử - phát sinh và phương pháp tiểu sử: Luận văn xem xét con người
và tác phẩm Nguyễn Văn Vĩnh trong bối cảnh văn hố, xã hội và chính trị Việt Nam đầu thế
kỷ 20. Tác phẩm Nguyễn Văn Vĩnh được khảo sát trong mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh
lịch sử đương thời và với cuộc đời hoạt động của tác giả. Phương pháp này thể hiện rõ trong
chương 1, đồng thời cũng được vận dụng trong các chương sau.
- Phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh: Xem sự nghiệp văn học của Nguyễn
Văn Vĩnh như một hệ thống, luận văn khái quát sự nghiệp đó thành ba hệ thống nhỏ hơn:
chính luận, phóng sự và dịch thuật. Để làm rõ đặc điểm của từng thể loại, luận văn sẽ so sánh
phong cách của Nguyễn Văn Vĩnh với phong cách của một số nhà văn cùng thời như Phạm
Quỳnh, Phan Kế Bính. Hai phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 2.
- Phương pháp lịch sử - chức năng: Để trình bày và lý giải quá trình tiếp nhận tác phẩm
Nguyễn Văn Vĩnh, người thực hiện luận văn vận dụng lý thuyết tiếp nhận văn học vào
chương 3. Chúng tôi cũng thực hiện những cuộc tiếp xúc, phỏng vấn những người có liên
quan như thân nhân trong gia đình của nhà văn, những học giả, trí thức am hiểu về nhà văn để
ghi nhận những ý kiến khách quan của họ.

5. Đóng góp của luận văn
Trong ý thức và nỗ lực của người thực hiện, qua luận văn này chúng tơi mong muốn :
- Tìm hiểu con người và cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh như một trường hợp trí thức đã
được hun đúc trong bối cảnh văn hoá – xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, từ đó phục dựng một
tiểu sử tương đối chính xác của ông trong khả năng và điều kiện về tư liệu hiện nay.
- Tái hiện và tổng kết sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh trên các bình diện:
nhà viết chính luận, nhà viết phóng sự và dịch giả văn học. Chúng tơi cố gắng khơng chỉ hệ
thống hố những gì nhà văn đã viết mà cịn trình bày cách viết của ơng trong các thể loại nói
trên.
- Tổng thuật và nhận định về quá trình tiếp nhận những tác phẩm chính luận, phóng
sự và dịch thuật của Nguyễn Văn Vĩnh từ lúc ơng cịn sống cho đến hiện nay, trình bày và cắt
nghĩa sự khác nhau trong những đánh giá về ơng, từ đó cho thấy số phận lịch sử mà tác phẩm
của ông đã gánh chịu.
6. Cấu trúc của luận văn
Với tinh thần trên đây, luận văn được cấu trúc như sau:
-

Dẫn nhập: 9 trang

-

Chương 1: Nguyễn Văn Vĩnh – con người và thời đại: 30 trang
1.1. Giới trí thức Việt Nam trong một thời đại chuyển biến
1.2. Một cuộc đời phong phú và phức tạp

6


1.3. Bi kịch thời đại và bi kịch cá nhân
-


Chương 2: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh: 60 trang
2.1. Nguyễn Văn Vĩnh – nhà chính luận
2.2. Nguyễn Văn Vĩnh – cây bút phóng sự
2.3. Nguyễn Văn Vĩnh – dịch giả.

- Chương 3: Vấn đề tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Văn Vĩnh: 30 trang
3.1. Tiếp nhận Nguyễn Văn Vĩnh trước 1945
3.2. Tiếp nhận Nguyễn Văn Vĩnh từ 1945 đến 1975
3.3. Tiếp nhận Nguyễn Văn Vĩnh từ 1975 đến nay.
- Kết luận.

7


CHƯƠNG 1

NGUYỄN VĂN VĨNH – CON NGƯỜI VÀ THỜI ĐẠI
Khi các chiến hạm của Pháp nổ những phát súng đầu tiên ở cửa biển Đà Nẵng năm
1858, xã hội Việt Nam như choàng tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Trong khi thế giới đang
chuyển biến với cuộc cách mạng cơng nghệ dẫn đến nhu cầu đi tìm thuộc địa của chủ nghĩa tư
bản, thì giai cấp phong kiến Việt Nam đã để đất nước chìm sâu trong sự lạc hậu và trì trệ.
Trong quá khứ đã từng xuất hiện những tiếng nói cảnh báo của những người trí thức ưu thời
mẫn thế như Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch…, nhưng triều đình nhà
Nguyễn và các quan lại vừa thiển cận, vừa tự mãn, đã bỏ ngoài tai những lời khuyến nghị,
ngày càng đưa đất nước đến tình thế khủng hoảng.
Từ hoà ước Nhâm tuất 1862 giao ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây cho thực dân
Pháp cho đến hồ ước Giáp thân 1884 (Hịa ước Patenơtre), Pháp đã hồn thành việc xâm
chiếm Việt Nam bằng quân sự. Một đất nước lại chia thành ba khu vực với ba chế độ cai trị
khác nhau: thuộc địa ở Nam kỳ, bảo hộ ở Bắc kỳ và Trung kỳ thuộc sự cai trị của Triều

Nguyễn song do khâm sứ Pháp điều khiển. Nếu ở Nam kỳ dân chúng có ít nhiều quyền tự do,
dân chủ, thì ở Bắc và Trung kỳ, ách kềm kẹp của Pháp ngày càng siết chặt. Những cuộc nổi
dậy và phản kháng của nhân dân liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, phong
trào Duy Tân, cuộc binh biến ở Thái Nguyên, cuộc dân biến ở Trung kỳ, cuộc khởi nghĩa của
Nguyễn Thái Học, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh…; nhưng tất cả đều bị dìm trong biển máu.
Từ năm 1897 đến năm 1914 Pháp thực hiện đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất và đến năm
1919, chúng bắt đầu đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1939).
1.1 Giới trí thức Việt Nam trong một thời đại chuyển biến
Đứng trước tình hình đó, là những người vừa nhạy cảm, vừa hiểu biết thời đại, giới trí
thức Việt Nam đã có những phản ứng và chọn lựa khác nhau về mặt chính trị và văn hố.
Có thể khái qt thành bốn cách phản ứng và chọn lựa trước thời cuộc của trí thức Việt
Nam ba thập niên đầu thế kỷ 20:
Cách thứ nhất là đi theo con đường bạo động để tìm cách lật đổ ách thống trị của Pháp.
Những người chủ trương con đường này cương quyết không chấp nhận sự đơ hộ của giặc
Pháp trên đất nước mình, đã tập họp và vũ trang những người yêu nước để chống Pháp. Họ
tiếp tục con đường của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Phan Liêm, Phan
Tôn, Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám ... Điều lúng túng nhất đối với những nhà chí sĩ u
nước này là tìm một cương lĩnh và chỗ dựa tinh thần cho cuộc chiến đấu. Lúc đầu đó là lời
kêu gọi cần vương (giúp vua) của Hàm Nghi, nên phong trào được gọi là phong trào Cần
vương (1885-1896). Khi Hàm Nghi bị Pháp bắt và đưa đi đày sang Algéri, hai vị vua chống
Pháp tiếp theo là Thành Thái và Duy Tân bị đày sang đảo Réunion, Khải Định quay sang hợp
tác với giặc thì khái niệm “Cần vương” khơng cịn lý do tồn tại nữa. Nhưng cán cân lực lượng
giữa ta và Pháp q mất cân bằng: vũ khí thơ sơ, trình độ quân sự non kém, lực lượng phân
tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất, nên sự thất bại là không tránh khỏi. Mặc dù vậy, tinh thần
đề kháng của nhân sĩ trí thức Việt Nam khơng bao giờ bị khuất phục, họ đã lãnh đạo những

8


cuộc nổi dậy chống sưu thuế, đòi quyền dân sinh, dân chủ…Họ đưa thanh niên đi đào tạo ở

nước ngoài để chuẩn bị lực lượng. Đó là con đường của Phan Bội Châu. Để giương ngọn cờ
quân chủ, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để đã từng được chọn làm minh chủ. Những người theo con
đường này muốn dựa vào Nhật Bản là một nước “đồng chủng, đồng văn”. Họ đã phải trả giá
đắt: các du học sinh người Việt bị Nhật trục xuất, phong trào Đông Du thất bại, Phan Bội
Châu bị quản thúc thành “Ông già Bến Ngự”…Tiếp tục con đường bạo động, về sau có những
người đứng ra thành lập Việt Nam quốc dân đảng mà Nguyễn Thái Học là đảng trưởng và
hành động quả cảm của họ thể hiện qua tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái cũng như
cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) với tinh thần “khơng thành cơng thì cũng thành nhân”.
Cách thứ hai là con đường học tập nền dân chủ phương Tây để duy tân đất nước, làm
cho dân tộc tự cường mà từng bước giành lại độc lập từ trong tay thực dân Pháp. Đây là con
đường mà Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Phan Văn
Trường, Nguyễn Thế Truyền cổ xuý. Những nhà văn hoá này nhận thấy tương quan lực lượng
giữa ta và Pháp quá mất cân bằng, dùng giải pháp bạo động ngay như Phan Bội Châu sẽ tốn
nhiều xương máu mà không thể thành cơng. Vì vậy cơng cuộc giành độc lập là một sự nghiệp
dài lâu. Phải nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, học theo nền dân chủ tư sản mà mở trường,
lập hội, ra báo. Khi ý thức độc lập của dân ta vững vàng rồi, ta sẽ có đủ điều kiện và lực
lượng không chỉ cho mục tiêu độc lập dân tộc mà cả mục tiêu dân chủ, dân quyền và dân sinh.
Khuynh hướng này không đề cao bạo động nên không uy hiếp trực tiếp chế độ thực dân.
Nhưng Pháp biết rõ rằng về lâu dài nó là mối nguy cơ lớn của chúng, khi chủ nghĩa ngu dân
mất hiệu lực, nên Pháp đã tìm cách triệt hạ người tiên phong: Phan Châu Trinh bị bắt giam và
đưa đi đày tận Côn Đảo.
Cách thứ ba là giải pháp mà lịch sử đã chứng minh là hiệu quả nhất. Đó là con đường
mà Nguyễn Ái Quốc đã chọn lựa: vận động thành lập một chính đảng kiểu mới của giai cấp
công nhân để lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, gắn phong trào giải phóng dân tộc
với phong trào cộng sản thế giới mà đại diện là Quốc tế thứ ba. Đó là một sự nghiệp tồn diện
trên tất cả các mặt trận: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao…và khi điều kiện cũng
như thời cơ chín muồi, sẽ phát động khởi nghĩa giành chính quyền. Con đường này manh nha
từ thập niên 10 cuả thế kỷ trước, phát triển vào những năm 20, qua những cuộc tranh luận,
thảo luận trong thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, trong Đại hội Tours cuả Đảng Xã hội
Pháp, ngày càng sáng rõ về mục tiêu. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và những người đồng

chí hướng đã tác động đến sự hình thành và thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước
(Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn)
dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Từ đây lịch sử Việt Nam sẽ diễn
ra chủ yếu theo con đường của sự chọn lựa này.
Chúng ta tóm tắt trong mấy dịng những con đường đó, nhưng trên thực tế đó là những
chọn lựa rất phức tạp, đầy trăn trở và bi kịch. Đó khơng phải chỉ là suy nghĩ mà là hành động,
vào tù ra khám, đối diện với cái chết để xác định lý tưởng của mình. Trong hồn cảnh như
vậy, đã có những người trí thức tránh né những con đường gai góc, chọn con đường thứ tư,
con đường hoạt động văn hố để góp phần hiện đại hố dân tộc. Điều ối oăm là họ khơng thể
làm văn hố thuần t mà khơng quan hệ với chính trị, lại là chính trị của chủ nghĩa thực dân.
Đó là con đường mà Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của trải qua cuối thế kỷ 19 và Nguyễn
Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh đi theo đầu thế kỷ 20. So với hai người trên, thì hai người sau này
ngày càng dấn sâu hơn vào chính trị. Nhưng giữa Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh tuy cùng
một con đường nhưng lại có những ngả rẽ khác nhau, một phần do thời điểm lịch sử mà hai

9


ông hoạt động quy định, một phần do tính cách và chí hướng của hai người khác nhau: một
người năng động, hoạt bát, thực tiễn; một người uyên bác, thâm trầm, kín đáo.
Nguyễn Văn Vĩnh lớn hơn Phạm Quỳnh mười tuổi, cả hai ông đều cộng tác với Pháp,
được người Pháp sử dụng cho những mục tiêu giai đoạn của họ, trong những thời điểm khác
nhau. Nguyễn Văn Vĩnh được người Pháp ưu ái chủ yếu vào những năm trước Chiến tranh thế
giới lần thứ nhất (1914-1918), Phạm Quỳnh thì từ khi cuộc chiến tranh này nổ ra. Đối với
những người trí thức quan tâm đến thời cuộc, ngay từ đầu họ đã có thể nhận ra tham vọng và
dã tâm của thực dân Pháp. Nhưng dù sao, chế độ thực dân càng được củng cố thì những ảo
tưởng về “khai hố”, “văn minh” càng mau tan vỡ. Chính vì vậy, mà những “ngây thơ”, “cả
tin” của Nguyễn Văn Vĩnh, nếu có, dễ hiểu hơn là của Phạm Quỳnh.
Nguyễn Văn Vĩnh đưa ra thuyết trực trị: kêu gọi người Pháp cai trị trực tiếp An Nam.
Năm 1918, dựa vào thuyết “dân tộc tự quyết” của Tổng thống Mỹ Wilson đề ra ở Hội Quốc

Liên (tức Liên Hiệp Quốc sau này), Nguyễn Văn Vĩnh viết báo cổ vũ cho việc Đông Dương
tự trị. Năm 1931, trên tờ L’Annam, ông đề xuất thuyết trực trị để chống lại thuyết lập hiến của
Phạm Quỳnh. Nhận ra sự thối nát của triều đình nhà Nguyễn và bộ máy quan trường, Nguyễn
Văn Vĩnh chủ trương dựa vào thế lực bảo hộ của Pháp để dẹp bỏ Nam triều và guồng máy
quan lại của nó.
Một số trí thức Tây học cũng tán thành và ủng hộ ông. Nhưng triều đình và quan lại
thì lại căm giận và phản ứng. Còn bản thân thế lực bảo hộ thì sử dụng thuyết này như một áp
lực lên triều đình và quan lại nhà Nguyễn, chứ khơng muốn áp dụng nó trong thực tế. Bởi vì
lẽ tồn tại của chế độ thực dân nửa phong kiến là sự liên kết giữa chủ nghĩa thực dân và giai
cấp phong kiến bản xứ. Cịn những người u nước thì khơng thể chấp nhận một sự cai trị
trực tiếp, lộ mặt của chủ nghĩa thực dân như vậy. Thuyết trực trị của Nguyễn Văn Vĩnh rõ
ràng là khơng có cơ sở xã hội và sớm trở nên lạc hậu.
Phạm Quỳnh khôn ngoan hơn, đã chọn một ngả rẽ an tồn, có tính chất thoả hiệp và ơn
hồ là xu hướng qn chủ lập hiến. Ông kêu gọi thực thi hiệp ước bảo hộ năm 1884, bảo toàn
chế độ quân chủ và xây dựng hiến pháp có tham khảo mơ hình dân chủ phương Tây. Lý
thuyết này thoả mãn được cả ba thế lực: thực dân Pháp muốn duy trì sự thống trị mà khơng có
sự xáo trộn; Nam triều và quan lại khơng bị mất vị trí và quyền lợi; một số trí thức được ve
vuốt lịng tự ái dân tộc. Nhưng đối với những sĩ phu nhạy bén về chính trị, thì họ nhận ra động
cơ và mục đích của Phạm Quỳnh khơng khó lắm. Chính vì vậy mà Ngơ Đức Kế, Huỳnh Thúc
Kháng, Phan Khơi, … đã tìm cách chỉ trích và đả kích những luận điểm của Phạm Quỳnh,
nhiều khi hơi q mức, vì họ khơng muốn để lý thuyết đó ru ngủ quần chúng và tăng uy tín
cho chế độ thực dân nửa phong kiến. Đến khi Phạm Quỳnh được mời vào Huế nhận chức Ngự
tiền đổng lý văn phịng của Bảo Đại năm 1932, thì mọi sự càng được phơi bày rõ ràng.
Nguyễn Văn Vĩnh cũng có cái lí riêng của ơng khi ơng phản đối thuyết lập hiến của
Phạm Quỳnh và đưa ra thuyết trực trị. Bởi theo ơng, nhà vua “chỉ cịn là một bóng ma đối với
dân chúng” và việc tiếp tục duy trì sự cai trị của nhà vua dưới sự bảo hộ của Pháp chẳng qua
chỉ làm tồi tệ thêm cho tình hình đất nước bởi vì bộ máy cai trị đó đã q lỗi thời. Ơng gọi
chính sách này là cách “làm mất uy tín của tầng lớp ưu tú đối với những người dân nước họ
bằng cách để họ tiếp tục những phương pháp cổ xưa của họ đè nén và áp bức những người
thấp bé và bình thường”. Vì thế ơng gọi đó là “chính sách thiếu thành thật”, “là một lăng mạ

danh dự đối với chúng ta” và “ người ta bao giờ cũng coi chúng ta như những trẻ con”.[154].
Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng sự hợp tác Pháp – Nam đương thời là sự hợp tác không
thành thực, tạm bợ và chẳng thể nào dẫn tới một kết quả tốt đẹp như mong muốn. “Việc đầu

10


tiên người ta phải chán nản để phát hiện ra là không bao giờ thống nhất là một, dân tộc An
Nam và thiểu số những người Pháp không bao giờ gắn bó với nhau thành thật ở trên cái đất
nước này”.[154]. Đây chính là cơ sở để ơng đưa ra thuyết trực trị. Tuy nhiên, chế độ trực trị
mà ông đề ra khơng phải là sự cai trị hồn tồn của người Pháp mà là ‘hình thức một nước có
một chính phủ đứng đầu Pháp – Nam; có những nghị viện gồm cả hai bên trong đó tất cả
những thành phần phải là đại diện tương xứng với những quyền lợi và lực lượng của từng
bên”. Đó là một chính phủ duy nhất “do những công chức Pháp và công chức An Nam đảm
nhiệm, được tuyển mộ theo những qui định thật sự bình đẳng về quyền và bình đẳng về chức
vụ, với sự ưu tiên cho người Pháp chiếm những chức vụ để chỉ huy và ưu tiên cho người Việt
chiếm những chức vụ phải quan hệ trực tiếp với nhân dân địa phương”.[154]
Ông cho rằng nếu làm theo cách này những người Pháp thiểu số sẽ hợp lại cùng nhân
dân An Nam vốn là một thành phần ổn định. Và như thế, họ sẽ gắn bó với An Nam, quốc gia
“mà họ cũng coi như nước họ, họ yêu đất nước đó và những con người ở đó từ trước. Mong
muốn biến đất nước đó trở thành một tổ quốc thứ hai của họ và đối xử với những người ở
nước đó như đồng bào của họ”. [154]
Có thể thấy nếu so với thuyết lập hiến mà Phạm Quỳnh chủ trương thì thuyết trực trị
của Nguyễn Văn Vĩnh cũng không tránh được sự ảo tưởng và ngây thơ. Bởi mục đích chính
của thực dân là khai thác thuộc địa sao cho có lợi về phía họ chứ khơng phải là đem lại văn
minh cho cái dân tộc nghèo đói An Nam như họ vẫn từng rao giảng. Vì thế, thuyết trực trị của
Nguyễn Văn Vĩnh không thành công và là một điểm yếu để người ta cơng kích khi đánh giá
về sự nghiệp của ông.
Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh từng cộng tác với nhau: nhiều bài viết của Phạm
Quỳnh lúc đầu đăng trên Đơng Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Nhưng về

sau, do chủ trương khác nhau đó mà họ tranh luận với nhau nhiều khi gay gắt và số phận đã
đẩy hai người theo hai ngả rẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung về hướng đi thì cả Phạm Quỳnh
và Nguyễn Văn Vĩnh đều là những hiện tượng có thể cắt nghĩa theo cùng quy luật.
Trong lịch sử những cuộc xâm lược hay can thiệp của ngoại bang đều có những người
trí thức đứng ra cộng tác hay thoả hiệp với kẻ cầm quyền. Trong số đó có những người tự
mãn, tự đắc, cho mình là thức thời, bị người đời nguyền rủa. Đồng thời cũng có những người
bị lương tâm cắn rứt, tìm cách tự biện hộ, hoặc chân thành hoặc vụng về, nhưng ít nhiều cho
thấy sự ân hận và phân đôi trong con người họ. Tôn Thọ Tường là một trường hợp tiêu biểu.
Nguyễn Văn Vĩnh chưa bao giờ tỏ ra ân hận về con đường đi của mình. Vả chăng ơng
khơng kịp có thời gian và cơ hội để nhìn lại đời mình. Nhưng xét trong bối cảnh lịch sử xã hội
Việt Nam đầu thế kỷ 20, khi mà những lực lượng yêu nước đều chưa tìm được ngọn cờ để tập
trung sự lãnh đạo về một mối, có lẽ sự chọn lựa chính trị của Nguyễn Văn Vĩnh cần được
nhìn nhận một cách khoan thứ hơn.
Như phần sau của luận văn sẽ trình bày, việc Nguyễn Văn Vĩnh đến với guồng máy của
chế độ bảo hộ là một run rủi của hoàn cảnh, đồng thời là một cơ duyên của người muốn thay
đổi số phận. Và khi đã đứng vào guồng máy rồi, với những cám dỗ về điều kiện làm việc của
thế giới văn minh, việc rút chân ra là một điều không dễ dàng và đơn giản. Trong thực tế, như
chúng ta sẽ thấy, Nguyễn Văn Vĩnh khơng phải là người thoả hiệp hồn tồn, ơng đã tìm cách
“cựa quậy” trong cái khn khổ giới hạn mà chủ nghĩa thực dân quy định cho những người trí
thức được nó đào tạo và sử dụng. Khơng ít lần, ông đã đi chệch khỏi quỹ đạo do chủ nghĩa
thực dân định hướng: tham gia Đông Kinh nghĩa thục, bênh vực Phan Châu Trinh, phê phán
Phạm Quỳnh…

11


Tuy nhiên, có một vấn đề sâu xa mà chúng ta phải tính đến khi đánh giá con đường và
sự chọn lựa của những người trí thức như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn
Vĩnh và phần nào Phạm Quỳnh. Đó là về bản chất, cuộc xung đột Pháp – Việt là một cuộc
chiến tranh xâm lược để giành thuộc địa, nhưng bên cạnh đó, ở vị trí thứ yếu cũng là cuộc

đụng đầu giữa hai nền văn minh. Nền văn minh cơng nghiệp đem lại sự giàu có và phát triển
cho phương Tây, giúp nó đủ sức mạnh để lấn lướt, chi phối và thống trị các dân tộc nhược
tiểu. Nền văn minh nông nghiệp lạc hậu, sức sản xuất yếu kém, bằng lòng với những giá trị cổ
truyền mà không tự thay đổi để phát triển. Cuộc xung đột đó đã đánh thức tinh thần tự phê
phán nơi những người trí thức có ít nhiều suy nghĩ về tiền đồ của dân tộc trong một thế giới
đang chuyển biến với nhiều xáo trộn và đang bị các thế lực tư sản ở phương Tây mưu đồ sắp
xếp lại.
Bên cạnh những trí thức mang mặc cảm tự ti và tâm trạng thất bại, yếm thế, có những
người trí thức cho rằng muốn giải quyết xung đột đó, thì phải đồng thời giải quyết cả mâu
thuẫn giữa dân tộc và ngoại bang lẫn mâu thuẫn giữa tiến bộ và lạc hậu, bảo thủ và canh tân.
Vấn đề là xem mâu thuẫn nào là chủ yếu, cần phải giải quyết trước mới mở đường cho sự giải
quyết mâu thuẫn kia. Lầm lẫn của Nguyễn Văn Vĩnh và những người nghiêng về xu hướng
như ông là đã cho rằng mâu thuẫn giữa bảo thủ và canh tân là chủ yếu. Đó là chỗ khác nhau
cơ bản giữa con đường của ông với con đường của Phan Bội Châu và con đường của Nguyễn
Ái Quốc.
Đối với Nguyễn Văn Vĩnh, “đứng trước nền văn minh Âu châu đang lan tràn, Á châu
phải lựa chọn giữa hai thái độ: tiến bước theo Âu châu hay quay lưng lại nó. Cịn đấu tranh
chỉ với những phương tiện đã có sẵn của chúng ta thì đã q chậm rồi và khơng thể nào những
phương tiện đó sẽ tăng lên gấp mười lần và dù cho rằng nhân dân An Nam nhìn chung đã có
đức tính kiên nhẫn đó”.[132]. Để giải quyết xung đột giữa hai nền văn minh, giải pháp duy
nhất theo Nguyễn Văn Vĩnh là tiếp nhận nó, thích nghi với nó để tìm một con đường đi cho
dân tộc mình. Ơng tin rằng chúng ta sẽ không mất nước bởi “chúng ta là một nịi giống mềm
dẻo để có một cá tính”.[132]. Chúng ta đã khơng đánh mất mình khi chịu ách đơ hộ hàng
ngàn năm của giặc Tàu thì cũng khơng thể nào mất được bởi sự có mặt của người phương
Tây. Điều quan trọng là tận dụng sự giao lưu giữa hai nền văn minh để tiếp nhận lấy những gì
tinh túy nhất: “Chúng ta đã biết rút ra những điều có lợi trong khi tiếp xúc với người Tầu, nó
đã tạo ra nhân cách quá khứ của chúng ta. Chúng ta phải biết lợi dụng sự tiếp xúc với Pháp,
nó sẽ tạo ra nhân cách của chúng ta trong tương lai”.[132].
Nhưng con đường của ông cũng khác với con đường của Phan Châu Trinh là người mà
ơng có sự đồng cảm, chia sẻ và đã từng hợp tác. Nếu Phan Châu Trinh xác định nhiệm vụ duy

tân để cứu nước và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, thì Nguyễn Văn Vĩnh canh tân để rồi
vẫn duy trì sự thống trị của Pháp qua chủ trương trực trị. Rõ ràng là Phan Châu Trinh phê
phán chế độ thực dân nửa phong kiến từ bên ngồi, cịn Nguyễn Văn Vĩnh thì chỉ trích từ bên
trong. Ơng vẫn là sản phẩm của chế độ đó và một thời gian dài đã làm việc để phục vụ chế độ
đó. Có thể vào cuối đời ông phần nào tỉnh ngộ và nhận ra những ảo tưởng thời trẻ, nhưng ông
đã không kịp sửa chữa sai lầm của mình.
Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng những hành động chính trị và những hành động văn
hố có những tác dụng khác nhau về mặt khách quan. Chủ trương thuyết trực trị rõ ràng là
một sai lầm của Nguyễn Văn Vĩnh, nhưng chủ trương truyền bá chữ quốc ngữ, tham gia Đông
Kinh nghĩa thục, làm báo, dịch sách… là những hành động văn hố có tác động tích cực đến
sự canh tân đất nước. Ngày nay nói đến thuyết trực trị là nói đến một cái gì lỗi thời, bị lịch sử
vượt qua. Cịn nói đến những hoạt động văn hoá và văn học của Nguyễn Văn Vĩnh là nói đến

12


những gì cịn có tiếng vang cho đến ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đời
sống tinh thần của đất nước. Vì vậy, thiết nghĩ, cần đánh giá con người và sự nghiệp Nguyễn
Văn Vĩnh trên tinh thần “gạn đục khơi trong”, bởi đó là một cuộc đời phong phú mà cũng là
cuộc đời hết sức phức tạp.

1.2. Một cuộc đời phong phú và phức tạp

Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 15-6-1882 (Nhâm Ngọ), mất ngày 01-5-1936 (Bính Tý),
như vậy ơng chỉ tại thế 54 năm.
Ơng sinh ra tại nhà số 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội, nhưng quê nội ở làng Phượng Vũ,
quê ngoại ở làng Đại Gia cùng thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đơng (nay thuộc thành phố Hà
Nội).
Cha mẹ ông là ông bà Nguyễn Văn Trực vốn là nông dân nghèo ở một vùng đồng
chiêm quanh năm ngập nước, mỗi năm chỉ cấy được một vụ lúa. Cũng như nhiều dân làng,

ông bà phải bỏ quê ra thành phố mưu sinh và ở nhờ một gian nhà trong căn nhà của một
người bà con là bà nghè Phan Huy Hổ và sinh ra Nguyễn Văn Vĩnh ở đây.
Chỉ hơn một tháng rưỡi trước ngày sinh Nguyễn Văn Vĩnh, quân Pháp do Henri
Rivière chỉ huy đã tấn công và chiếm thành Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết. Nguyễn
Văn Vĩnh lớn lên trong cảnh nghèo, chứng kiến những biến đổi của Hà Thành dưới sự chiếm
đóng của thực dân Pháp. Phố Hàng Giấy nơi gia đình ơng cư ngụ, gần chợ Đồng Xn, trở
thành một phố cơ đầu, thu hút dân ăn chơi có tiếng. Cha ơng vừa làm trưởng phố cho chính
quyền Pháp, vừa giao tiếp với những người chống Pháp trong phong trào Văn Thân. Mẹ ông
buôn bán nhỏ ở chợ Đồng Xn để ni sống một gia đình đơng con.
Là con trai lớn, ngay từ nhỏ, Nguyễn Văn Vĩnh đã có ý thức tự lực và lao động giúp
đỡ gia đình. Ông là người tháo vát và có sức khoẻ tốt, lại có chí tự học. Trong thời gian ở nhà
bà nghè, ông bắt đầu học chữ Hán. Năm lên tám tuổi, để đỡ gánh nặng cho cha mẹ, ông phải
đi làm thằng nhỏ kéo quạt ở trường thông ngôn của Pháp mới được thành lập ở đình Yên Phụ.
Lớp học chủ yếu dạy tiếng Pháp theo phương pháp hội thoại, đồng thời có dạy thêm
chữ quốc ngữ. Vừa kéo quạt cho giáo viên và học sinh, Nguyễn Văn Vĩnh vừa chăm chú nghe
giảng và tự học. Sau ba năm kéo quạt trong lớp học, Nguyễn Văn Vĩnh đã đọc, viết và nói
được tiếng Pháp, thậm chí thơng thạo hơn nhiều học sinh trong lớp. Khi lớp học mãn khố
(1893), ơng được Hiệu trưởng D’Argence cho phép dự thi tốt nghiệp cùng cả lớp, đỗ thứ 12
trong số 40 học sinh khi mới 11 tuổi. Nhờ thành tích đó, ơng được đặc cách nhận vào làm học
sinh chính thức hưởng học bổng của lớp thơng ngơn tập sự ngạch tồ sứ, từ 1893 đến 1895, và
đỗ thủ khoa khi mới 14 tuổi.
Cuộc đời viên chức của Nguyễn Văn Vĩnh bắt đầu ngay sau đó, khi ơng 15 tuổi
(1896) mà đã được bổ nhiệm làm thơng ngơn ở tồ sứ Lào Cai, để phiên dịch cho đoàn
chuyên gia đường sắt của Pháp khảo sát tuyến đường Hải Phòng - Hà Nội – Lào Cai – Vân
Nam, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nghề thơng ngơn cịn đeo đuổi
ông suốt 11 năm, lần lượt qua các nhiệm sở là tồ sứ Hải Phịng, tồ sứ Bắc Giang và toà đốc
lý Hà Nội.
Sau một năm làm việc ở toà sứ Lào Cai, khi đoàn chuyên gia chuyển về Hải Phịng,
Nguyễn Văn Vĩnh cũng được bổ nhiệm làm thơng ngơn tồ sứ ở đây. Hải Phịng là thành phố


13


cảng được Pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để mở mang và khai thác tài nguyên ở miền
Bắc. Người thông ngôn phải giúp các chuyên gia tiếp xúc với thuỷ thủ đến từ nhiều nước khác
nhau. Tại đây, do yêu cầu của công việc, Nguyễn Văn Vĩnh tự học thêm tiếng Anh và tiếng
Hoa. Trong thời gian ở Hải Phịng, ơng bắt đầu tập viết báo bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Le
Courrier de Hai Phong và dịch thơ ngụ ngôn, truyện thiếu nhi của Pháp sang tiếng Việt. Ơng
cịn tham gia dạy tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và diễn thuyết ở Hội Trí Tri Hải Phịng.
Đến năm 1902, Nguyễn Văn Vĩnh lại được điều động lên làm thơng ngơn ở tồ sứ
Bắc Giang, nơi có nhà máy giấy Đáp Cầu do Pháp đang xây dựng. Ở đây, ông làm việc ba
năm dưới quyền của công sứ Hauser và được ông này tin dùng.
Khi Hauser được đề bạt làm đốc lý thành phố Hà Nội, thì Nguyễn Văn Vĩnh cũng
được chuyển về làm thơng ngơn ở tồ đốc lý Hà Nội. Về Hà Nội, Nguyễn Văn Vĩnh có điều
kiện tham gia thường xuyên những hoạt động của Đơng Kinh Nghĩa thục, Hội Trí Tri và Thư
viện Bình dân. Ông dạy tiếng Pháp, dạy viết văn, diễn thuyết, giới thiệu sách với độc
giả…Qua những hoạt động này, Nguyễn Văn Vĩnh làm quen với Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ
Mục, Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim…Cũng từ đây, Nguyễn Văn Vĩnh bước vào con đường
làm báo: Hauser cử ông làm chủ biên Đại Nam Đồng Văn nhật báo và đến năm 1907, khi tờ
công báo này đổi tên thành Đăng Cổ tùng báo, thì Nguyễn Văn Vĩnh trở thành chủ bút với bút
hiệu Tân Nam Tử.
Trong thời gian biên soạn và in ấn tờ công báo Đại Nam Đồng Văn nhật báo, Nguyễn
Văn Vĩnh được Hauser giới thiệu với F. H. Schneider, một chủ nhà in sang Việt Nam sinh
sống và làm việc từ năm 1882. Schneider giúp đỡ Nguyễn Văn Vĩnh làm quen với nghề báo,
nghề in và xuất bản. Theo Nguyễn Văn Trung, Schneider là “người thân cận với các tồn
quyền từ thời Lanessan, có óc kinh doanh lập được nhiều nhà in, cơ sở ấn loát báo chí tiếng
Pháp và tiếng Việt. Ơng khéo giao thiệp với các nhân vật lãnh đạo trong giới cầm quyền thực
dân nên được hầu như độc quyền trợ cấp hoặc giúp đỡ chuyển báo, mua báo qua những hợp
đồng khế ước ký với nhà cầm quyền thực dân, trong đó ơng cam kết thực hiện những đường
lối của nhà cầm quyền” [72, 137].

Năm 1906, Phủ Thống sứ Bắc kỳ giao cho Đốc lý Hauser tổ chức và quản lý gian
hàng Bắc kỳ ở Đấu xảo thuộc địa Marseille. Hauser lại phân công Nguyễn Văn Vĩnh lập đề án
thu thập sản phẩm hàng hóa để trưng bày, tuyển nhân cơng sang Marseille làm gian hàng.
Tháng 3-1906, với danh nghĩa thư ký của Hauser, đại lý Bắc kỳ tại hội chợ, Nguyễn Văn Vĩnh
sang Pháp để lo cho gian hàng Bắc kỳ, triển lãm trong tháng 5 và 6-1906. Chính trong chuyến
đi này, ông đã khám phá ra sức mạnh của máy in, báo chí và sân khấu trên lĩnh vực văn hố.
Trong một lá thư gửi về cho Phạm Duy Tốn, Nguyễn Văn Vĩnh đã miêu tả chi tiết và
bày tỏ sự thán phục của mình đối với cơng nghệ ấn lốt của Pháp thời đó. Ơng viết: “Cuộc đi
thăm lý thú nhất của tôi trong Đấu xảo là cuộc đi thăm gian báo Petit Marseillais. Tồ báo có
những tài liệu xác thực nhất, lý thú nhất về nghề in từ khi nghề đó bắt đầu phát triển – hay nói
cho đúng từ khi nghề đó được nhập cảng vào châu Âu. Một cái maquette về Gutenberg đứng
trong cái nhà in thứ nhất cuả ơng ta. Trong tủ kính bày những sách vở và tài liệu linh tinh in
từ ngày mới có nghề in đến bây giờ. Khách đến xem có thể đi theo từng bước lịch trình tiến
hố của nghề in, của cái nghề nhân những bản thảo lên thành ngàn, thành vạn…”.
Sau khi Đấu xảo thuộc địa Marseille kết thúc, Hauser đưa Nguyễn Văn Vĩnh lên
Paris, tạo điều kiện cho ông tham quan và tìm hiểu thủ đô nước Pháp. Ông đã đến thăm nhà in
và báo Revue de Paris, nhà xuất bản Hachette, nhà soạn và in từ điển Larousse, tìm hiểu
phong trào báo chí Pháp và nền dân chủ Pháp.

14


Thời gian ở Pháp tuy ngắn ngủi, nhưng đã giúp Nguyễn Văn Vĩnh nhận thức được
nhiều điều mà trước đây ở trong nước ơng khơng nhận ra. Ơng nhận ra mặt tích cực của nền
dân chủ Pháp cũng như lịng tốt của một số người dân chủ chân chính ở nước này. Được
những người này giới thiệu, Nguyễn Văn Vĩnh trở thành người Việt Nam đầu tiên gia nhập
Hội Nhân quyền của Pháp mà điều lệ cho thấy sự trái ngược với chính sách của chủ nghĩa
thực dân.
Qua chuyến xuất ngoại này, Nguyễn Văn Vĩnh cịn có cơ hội nhận ra những nhược
điểm của dân tộc mình. Trong thư gửi Phạm Duy Tốn, ơng tâm sự: “Nhận thấy sự cịn kém

của mình, có phải là xấu xa gì đâu? Trên đời này người nào thấy được chỗ kém của mình,
người ấy đã gần đi đến chỗ tiến bộ”. Từ đó, ông đặt ra một hoài vọng cho tương lai: “Tôi nghĩ
muốn có một lớp người khá, một lớp người hướng dẫn được quốc dân tiến lên con đường
khoa học, chúng ta phải trơng vào thế hệ trẻ, đầu óc họ chưa có những định kiến cổ hủ, khơng
bị cái gì ngăn cản họ tiến lên. Ngồi mà nghĩ rằng tôi sẽ là người đầu tiên để làm cơng việc đó
để mà gây lấy một tương lai tốt đẹp, tôi xúc cảm thấy sung sướng vô cùng. Cha mẹ, anh em,
vợ con, tất cả đều phai nhồ trước tư tưởng đó để nhường chỗ cho một lịng vui thích êm ái
nhất…”
Một tác động nữa của chuyến đi là tinh thần xã hội và ý thức canh tân vốn có ở ơng
đã được tiếp thêm nhiên liệu, nhờ nguồn thông tin mà ơng thu thập được. Ơng cịn tìm cách
cung cấp thơng tin đó cho bạn bè: “Từ tuần này tơi sẽ gửi đều báo Matin về cho anh. Anh đọc
đi và anh muốn đưa cho ai đọc nữa thì đưa. Ngày 01-5 mấy lâu nay được coi như ngày cách
mạng xã hội. Tôi muốn tả kỹ để cho anh thấy những việc gì đã xảy ra… Cùng với thơ này tơi
gởi ln cho anh xem cho biết kỹ cái tình hình quốc tế ra sao vậy…”.
Nhưng khi có người muốn cơng bố những ghi nhận và cảm nghĩ của ơng thì ông lại
không đồng ý vì cho rằng quan niệm của mình chưa định hình dứt khốt: “Cịn về tập nhật ký
của tơi, anh bảo rằng có người muốn sưu tập những thư từ của tôi để đăng lên báo. Đừng, tôi
xin anh, tôi thấy rằng mỗi ngày ý kiến của tôi mỗi thay đổi, nếu đăng lên bây giờ tôi sợ sau
này chính tơi lại phản đối tơi”.
Chính nhờ chứng kiến những tiến bộ của nghề báo chí, ấn lốt và xuất bản ở Pháp mà
Nguyễn Văn Vĩnh nung nấu ý định từ bỏ đời sống viên chức, chuyển sang nghiệp làm báo tự
do. Từ Pháp trở về, Nguyễn Văn Vĩnh đề nghị Hauser giúp đỡ để xin thôi làm công chức và
cộng tác với Schneider theo đuổi nghề báo và nghề in. Schneider giao cho ông làm chủ bút tờ
Đăng Cổ tùng báo, như đã nói ở trên, và cùng với Dufour quản lý nhà in Dufour - Nguyễn
Văn Vĩnh, một phân xưởng của nhà in Schneider ở Hà Nội. Đăng Cổ tùng báo là tờ báo viết
bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở Bắc Kỳ, đồng thời có cả phần Pháp văn nhan đề Tribune
Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương).
Sau đó, ơng lần lượt làm chủ bút hàng loạt tờ báo viết bằng tiếng Pháp lẫn quốc ngữ
như Notre Journal (Báo của chúng ta), Notre Revue (Tạp chí của chúng ta), Lục tỉnh tân văn,
Đơng Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, L’Annam nouveau (Nước Nam mới). Ông cũng làm

chủ nhiệm nhà in Trung Bắc tân văn và Âu Tây tư tưởng.
Được sự đồng ý của đốc lý Hauser, Nguyễn Văn Vĩnh đứng ra giúp một số trí thức
người Việt làm đơn và thảo điều lệ xin phép lập các trường học và các hội trình lên Phủ thống
sứ Bắc kỳ. Vì vậy, Nguyễn Văn Vĩnh cũng trở thành sáng lập viên của Hội Trí Tri, Trường
Đơng Kinh nghĩa thục, Hội giúp đỡ người Việt sang Pháp du học, Hội Phật giáo Bắc kỳ, Hội
dịch sách Bắc kỳ…

15


Tháng 3-1907 Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập ở số 10 phố Hàng Đào.
Đông Kinh là tên cũ của Thăng Long – Hà Nội thời Lê sơ. Trường do Lương Văn Can làm
thục trưởng, Nguyễn Quyền làm giám học. Nguyễn Văn Vĩnh đứng ra làm đơn xin mở trường
và được cấp giấy phép chính thức vào tháng 5-1907. Trường có bốn ban: Giáo dục, Tài chính,
Tu thư và Cổ động, thu hút nhiều trí thức yêu nước nổi tiếng, cả tân học lẫn cựu học. Tham
gia giảng dạy có Nguyễn Quyền, Hồng Tăng Bí, Dương Bá Trạc (Hán văn); Nguyễn Văn
Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Bùi Đình Tá (Việt văn và Pháp văn). Tham gia biên soạn tài liệu giáo
khoa có Lương Văn Can, Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Ngơ Đức Kế. Tham gia diễn thuyết và
bình văn có Phan Châu Trinh, Dương Bá Trạc, Hồng Tăng Bí, Lương Trúc Đàm…
Đông Kinh nghĩa thục thu hút ngày càng đông học sinh thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi,
giới tính đến học chữ quốc ngữ, chữ Hán, tiếng Pháp:
Trường Nghĩa thục đứng đầu dạy dỗ
Khắp ba mươi sáu phố Hà thành
Gái trai nô nức học hành,
Giáo sư tám lớp học sinh non ngàn.[105]
Nhà trường muốn đào tạo ra những con người có ích cho đất nước. Học sinh được
dạy những kiến thức về sử ký, địa lý, cách trí, vệ sinh…, được truyền cho tinh thần coi trọng
thực nghiệp, chống hủ tục, dùng hàng nội hoá. Đặc biệt, nhà trường quan tâm phổ biến tư
tưởng dân chủ tư sản tiến bộ của Tây Âu, lấy chữ quốc ngữ làm công cụ nhằm phát triển kinh
tế và văn hoá, giáo dục:

Chữ quốc ngữ là hồn trong nước
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách các nước, sách Chi-na
Chữ nào chữ nấy dịch ra cho tường.[105]
Chỉ trong một thời gian ngắn Đông Kinh nghĩa thục đã có tác động tích cực đến tinh
thần dân tộc của đồng bào, nhất là tầng lớp trí thức:
Suốt thân sĩ ba kỳ Nam Bắc
Bỗng giật mình sực tỉnh cơn mê
Học, thương xoay đủ mọi nghề
Cái hồn ái quốc gọi về cũng may.[105]
Chính quyền thực dân Pháp sớm nhận ra hoạt động của nhà trường có thể thành mối
nguy hiểm đe dọa đến sự thống trị của chúng, nên cuối năm 1907, đã ra lệnh đóng cửa trường,
bắt giam những thành viên chủ chốt và đày ra Côn Đảo. Nguyễn Văn Vĩnh đã tham gia Đông
Kinh nghĩa thục ngay từ đầu, lại đứng ra xin giấy phép cho trường, nhưng nhờ sự “quyền
biến” của mình, đã khơng bị đàn áp. Điều đó, như trên đây đã nói, gây nên một nghi vấn lịch
sử.
Một trong những sự kiện khá then chốt nữa nói lên lập trường chính trị của Nguyễn
Văn Vĩnh, mà cho đến nay các tài liệu vẫn chưa làm rõ động cơ, là việc ông gia nhập Hội
Tam Điểm. Theo Vũ Bằng, đây không phải là Loge maconique, còn gọi là Le Grand Orient
(viết tắt là G. O.), đặt trụ sở tại đường Gambetta, Hà Nội. Hội Tam Điểm mà Nguyễn Văn
Vĩnh tham gia là Logemixte Internationale, còn gọi là “tổ chức Khổng tử” (Loge Confucius),

16


trụ sở ở phố Đường Thành. Ngoài Nguyễn Văn Vĩnh, Hội này cịn thu hút Phạm Quỳnh, Trần
Trọng Kim, Ơn Như Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Quang Oanh, Phạm Huy Lục, Nguyễn Văn
Luân…Nơi đây đã tổ chức thảo luận về những vấn đề như nên theo thuyết trực trị hay quân
chủ lập hiến, cải tổ giáo dục như thế nào”. [5, 81]
Cùng lúc với Trường Đông Kinh nghĩa thục, năm 1907, Nguyễn Văn Vĩnh đã sáng

lập ra Hội dịch sách với tâm niệm: “Nước Nam ta muốn chóng bước lên đường tiến hố thì
phải mau thu thái lấy những tư tưởng mới. Muốn cho tư tưởng mới trong văn hoá Tây Âu
truyền bá trong khắp dân gian thì cần phải phiên dịch sách nước ngoài ra tiếng Việt Nam”.
[63;13]. Đây là đơn xin lập Hội dịch sách mà Nguyễn Văn Vĩnh nhân danh chủ bút Đại Nam
Đăng cổ tùng báo cùng đứng tên với những trí thức nổi tiếng thời đó như Lương Văn Can
(Giáo trưởng Đông Kinh Nghĩa Thục), Đỗ Văn Tâm (Hiệp biện đại học sĩ), Đỗ Thận (Hội
viên Thành phố Hà Nội), Đào Văn Sử (Giáo trưởng tràng Hội Trí Tri)…: “Chúng tơi dám
phiền đến Ngài là chắc đã biết Ngài cũng tin như chúng tôi rằng: sự dịch sách có ích lợi cho
dân ta lắm, cho nên ở tờ đạt này, cũng không phải kể hết các nhẽ nữa (…). Chúng tơi xin trình
trước với các quan rằng: hội này chúng tôi mở ra là thực hợp ý Nhà nước, vì Nhà nước bây
giờ cũng hết lịng sửa đổi sự học. Chớ hội chúng tơi khơng có ý gì ngạo phép, xin các quan
đừng ngại. Các quan cai trị dân, một tiếng nói bằng trăm nhẽ bàn của chúng tôi, nếu các quan
giúp cho thành công quả này, thì cái phúc để lại mn năm, đời sau dân nước Nam có được
nhiều sách mà học, mỗi ngày tư tưởng một rộng ra, làm ăn buôn bán mỗi ngày một khơn khéo
ra, cũng sẽ nhớ đến rằng: vì có các quan giúp vào bây giờ”.[110]. Ngày 26-6-1907, Hội dịch
sách được phép thành lập với 300 đại biểu tham dự, tại đây Nguyễn Văn Vĩnh đã đọc diễn
văn nói về ý nghĩa, mục đích của việc dịch sách.
Nhận thấy Đăng Cổ tùng báo có khuynh hướng ủng hộ những hoạt động của Phan
Châu Trinh, chính quyền bảo hộ ra lệnh đình bản tờ báo và bắt giam một số người trong ban
biên tập. Nguyễn Văn Vĩnh cũng bị bắt, nhưng chẳng bao lâu sau được trả tự do nhờ sự can
thiệp cuả Hauser và Schneider. Ông lại làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Notre Journal (Báo
của chúng ta), sau đổi thành Notre Revue (Tạp chí của chúng ta), chủ yếu hướng đến độc giả
người Pháp, giúp họ hiểu được văn hoá và con người An Nam.
Năm 1907, Schneider sáng lập tờ Lục tỉnh tân văn trong Nam, Nguyễn Văn Vĩnh
được mời vào làm chủ bút.
Ba năm sau, 1913, ông trở ra Hà Nội làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Đơng Dương tạp chí,
cũng do Schneider sáng lập. Đây là tờ báo quan trọng nhất trong sự nghiệp của ơng vì nó đã
gây ảnh hưởng lớn đến lịch sử báo chí và văn học nước ta đầu thế kỷ XX. Đơng Dương tạp
chí là tờ tuần báo, phát hành vào ngày thứ năm hàng tuần, số đầu tiên ra mắt vào ngày 15-51913. Bộ biên tập bao gồm: phái tân học có Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn
Tố, Phạm Duy Tốn; phái cựu học có Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục. Trong số đó, Nguyễn

Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục là ba cây bút trung thành và chung thủy nhất với
tờ báo. Về sau báo còn có sự cộng tác của Trần Trọng Kim, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Bá
Trác, Thân Trọng Huề.
Chủ trương và mục tiêu của Đơng Dương tạp chí đã được Phạm Thế Ngũ đúc kết như
sau:
- Về chính trị, tờ báo hiển nhiên là một cơ quan tuyên truyền cho cuộc bảo hộ của
Pháp. Tuyên truyền bằng cách nào? Bằng cách đem những công việc của nhà nước mà kể cho
dân nghe (…), bằng cách đem điều hơn lẽ thiệt mà khuyến dụ dân đừng làm loạn, đừng theo
cách mạng bạo động.

17


- Về học thuật thì “báo dựng nên cốt ở việc đem cái học thuật thái Tây dùng tiếng
nôm mà dạy phổ thông cho người An nam không phải đi nhà tràng cũng học được hoặc đã đi
học rồi mà học thêm”. Việc giáo dục này có tính cách phổ thông và bách khoa cho nên ta thấy
dịch thuật và giảng giải về đủ các vấn đề, từ việc nuôi con cho đến việc tu bổ đê điều, từ cách
buôn bán của người Lang Sa đến sự phân chia khoa tâm lý học thái tây.
- Về văn tự thì cổ động cho chữ quốc ngữ, thứ chữ tiện cho người An Nam gấp mấy
lần chữ nho. “Mở ngay tờ báo này ra mà ngắm xem, bấy nhiêu điều luận trong báo, thử nghĩ
giá như mà luận bằng chữ nho thì có mấy người hiểu cho hết nghĩa. Thế mà chữ quốc ngữ thì
khơng những là người biết chữ quốc ngữ đọc được hiểu được mà đọc lớn cả nhà nghe cũng
hiểu được”. Không phải chỉ cổ động bằng cách viết một tờ báo quốc ngữ để mọi người đọc
chơi, nhận ra những ưu điểm của thứ chữ mới, báo quán cịn tích cực hơn, hứa “nay mai phát
khơng cho những người mua báo một cuốn sách dạy quốc ngữ rất tiện cho các ông để không
phải đem sách đi hỏi, ai cũng tự học được chữ quốc ngữ”. [48;119].
Chủ trương về chính trị nêu trên hồn tồn phù hợp với tinh thần bản tường trình của
Sestier, một viên thanh tra người Pháp: “Thay thế cho những tin tức xâm nhập vào xứ này
bằng con đường báo chí Trung Hoa, chúng tơi nghĩ rằng tốt nhất là nên có ngay ở xứ này một
tờ báo An-nam mà trong đó, mỗi một sự kiện lý thú sẽ được trình bày thực thà rõ ràng, kèm

theo một sự giải thích cụ thể trong mức độ cần thiết và những lời bình luận hợp pháp”. [30].
Chủ trương đó thể hiện rất rõ trong giai đoạn đầu của Đơng Dương tạp chí, với những bài viết
cho thấy thái độ không tốt của Nguyễn Văn Vĩnh đối với phong trào yêu nước lúc đó.
Ngay số đầu tiên của Đơng Dương tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh đã lớn tiếng mạt sát
những người yêu nước ném bom giết một số sĩ quan Pháp ở khách sạn Hà Nội là “lũ sài lang,
đồ dối trá, đồ vô học, dùng chước ăn mày”, thậm chí cịn hăm doạ nếu bắt được thì bỏ rọ lăn
sơng (!). Trong bài Phương trâm , Nguyễn Văn Vĩnh vừa ra sức thanh minh cho những người
Tây học, vừa đả kích, miệt thị những sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu là “nguỵ Nho”,
“nghêu ngao vô dụng”, “vô công rồi nghề”. Liên hệ với những cuộc nổi dậy diễn ra trước đó,
Nguyễn Văn Vĩnh viết: “Thiên hạ có kẻ nói vu ra rằng việc làm loạn mới rồi cũng có bởi Tây
học. Nhà nước cho học nhiều quá, hữu tài vô dụng, thành ra một bậc người dở dang, cao
không tới thấp không thông, khơng có chức phận gì nghĩ được bụng ước ao to quá, cho nên
sinh ra một đảng ghét Lang Sa, xúc xiểm dân An-nam làm loạn. Điều ấy là một điều lầm to,
chúng tôi tưởng nên giải để Nhà nước rõ kẻo việc làm càn của mấy đứa cuồng dại mà thiệt lây
đến những người trung nghĩa nhất với nước Lang Sa ở xứ này”. [206]
Càng đáng trách hơn nữa khi Nguyễn Văn Vĩnh có giọng điệu hăm dọa những người
có tinh thần phản kháng: “Trơng nhân chất người Lang Sa thì ta đã đủ biết sức ta đâu dám
chọi cùng. Ví thử có đem trái phá mà triệt được hết người Lang Sa ở đây, thì chỉ mong mười
lăm bữa thuỷ quân đem sang đóng chặt các cửa biển, đạn phá mới tuôn ra một giờ cả nước tan
ra gio. Lẽ rõ ràng như vậy, đứa trẻ con cũng phải hiểu ra, phương chi cả nước có đâu lại dại
điều như bọn Phan Bội Châu mà còn mơ màng điều phi lý”.
Nhân đó, Nguyễn Văn Vĩnh lại cịn phủ dụ những người Tây học: “Còn như bọn Tây
học ta, phải dùng hết chước mà tỏ ra rằng không phải đồ bội nghĩa, để cho các quý quan chớ
reo vạ những tiếng oan. Ta phải đem những điều hay ta học, mà cổ động cho đồng bào cùng
được hưởng, khỏi phải mấy quyển sách Tàu mới biết văn minh Đại Pháp mà lại biết sai”.
Quan điểm chính trị của Nguyễn Văn Vĩnh lúc ấy như vậy là rất rõ ràng.
Bài xích Phan Bội Châu- một vị anh hùng của phong trào yêu nước là hành động làm
cho Nguyễn Văn Vĩnh bị nhiều người có ác cảm. Nó khiến ơng bị liệt vào hàng ngũ những kẻ

18



theo Pháp, kể cả sau này, khi ơng đả kích những người Pháp cai trị. Người ta khơng thích
cách ơng nói về Phan Bội Châu cũng như khơng ưa cái giọng chỉ trích, châm biếm thái q
khi ơng phê phán những hủ lậu của người Việt Nam. Đáng tiếc là những bài viết của Nguyễn
Văn Vĩnh thời kì đầu cho Đơng Dương tạp chí với nội dung lên án những người bạo động do
viết bằng chữ quốc ngữ nên có nhiều người đọc. Còn những bài viết chống lại sự cai trị của
người Pháp về sau này lại chủ yếu viết bằng tiếng Pháp, đăng trên L’Annam Nouveau và các
tờ báo tiếng Pháp khác nên không mấy người đọc được để mà hiểu ông.
Sở dĩ Nguyễn Văn Vĩnh phản ứng gay gắt trước các vụ bạo động giết người Pháp
kiểu du kích vì ơng vốn cho rằng so sánh về lực lượng, ta quá mỏng để có thể đấu chọi lại với
người Pháp. Theo ông, việc trước mắt là phải tận dụng cơ hội để học lấy văn minh của họ,
xây dựng đất nước cho giàu mạnh, dân trí được hưng thịnh thì lo gì khơng giữ được nước:
“Tục thường nói: theo Tây thì sau mất nước, chỉ những lo quốc hồn mai hậu khơng cịn. Phải
biết rằng cơ cịn mất ấy, ở ta khơng ở người. Cịn người thì cịn nước, cịn đẻ thì cịn người,
cịn có ruộng đất mà cày cấy thì cịn đẻ được. Mà may sao! Đất của ta thì chỉ có tay ta cầy
được mà thơi. Đó là cái cơ cịn, chớ khơng mất được .[206]. Cho tới lúc chủ trì L’Annam
Nouveau gần hai mươi năm về sau, Nguyễn Văn Vĩnh vẫn giữ nguyên suy nghĩ đó. Ơng vẫn
muốn tránh bạo động để chờ một cơ hội mai sau, khi có “những con người đủ khả năng”:
“Những người theo chủ nghĩa quốc gia biết điều, họ mong muốn mặc dù thế nào cũng có một
tổ quốc mà không bị bắn chết hay chặt cổ, cũng không muốn biến đất nước thành chiến
trường máu lửa (…) Họ nghĩ như những nhà hiền triết suy nghĩ, là tổ quốc còn tồn tại khi
giống nòi còn tồn tại và họ giữ được sức sống của mình. Tổ quốc sẽ không được tạo ra bằng
một đạo dụ của nhà vua, do các phịng của phủ Tồn quyền thảo ra và vua Bảo Đại kí, và
cũng khơng bằng một văn bản nào đó do một chính phủ bên ngồi bản thân mình. Nhưng
được tạo nên do chính bản thân mình một ngày nào đó, sau một quyết tâm kéo dài kiên nhẫn
và một sự chuẩn bị lâu dài trong hòa bình. Nó cho phép lao động liên tục và trong sự phồn
vinh đã làm nảy nở ra những con người có đủ khả năng”.[154]
Hồi ký Thử đi tìm một lập trường tranh đấu cho dân tộc Việt Nam của Lê Thanh
Cảnh hé lộ phần nào những trăn trở và mâu thuẫn của Nguyễn Văn Vĩnh trong đường lối

chính trị của ông. Nguyễn Văn Vĩnh đã bày tỏ lý do vì sao ông chủ trương trực trị: “Sở dĩ tôi
theo lập trường trực trị (administration directe) là kinh nghiệm cho tôi thấy Nam Kỳ trực trị
mà tiến bộ quá xa hơn Trung Bắc. Mà Bắc kỳ nhờ chế độ mập mờ nửa bảo hộ nửa trực trị
(khơng cơng khai) mà cịn hơn Trung Kỳ quá xa. Chính thể bảo hộ tại Trung kỳ là quá lạc
hậu, đồng bào chúng ta ở đó cịn trong tình trạng ngu muội. Cứ trực trị cái đã rồi sau khi được
khai hóa theo đà tiến bộ thì tức khắc dân chúng tự có sức mạnh mà trồi đầu lên. Nói trực trị
tơi chẳng khi nào chịu giao nước Nam cho Tây đâu. Quá khứ đường lối đấu tranh của tôi,
cuộc đời thiếu thốn của tôi đã hùng hồn bảo đảm cho lời nói của tơi hơm nay”. [87; 127]
Có lẽ điều khác biệt ở đây là thời gian đầu ơng Vĩnh sợ mất lịng người Pháp, sẽ ảnh
hưởng đến việc dựa vào họ để đưa đất nước đến văn minh, tiến bộ; thời gian sau này, tuy vẫn
mong mỏi đạt được mục tiêu một đất nước của người An Nam mà không phải bạo động,
nhưng vì thất vọng bởi những gì người Pháp đã làm đi ngược với chính sách dân chủ, bác ái
mà họ đề ra nên chính ơng chứ khơng ai khác, là người cầm bút chống lại những bất cơng của
chính sách thực dân cai trị trên đất nước mình.
Nhờ tấm lịng đó của Nguyễn Văn Vĩnh, mà Phan Bội Châu, dù bị ơng cơng kích vẫn
mến phục ơng. Có lẽ do Phan Bội Châu biết rằng, tuy họ khác nhau về con đường song cùng
chung một mục đích. Sau này, họ còn đi du ngoạn cùng nhau trên một chiếc xe do chính tay

19


Nguyễn Văn Vĩnh cầm lái. Khi ông Vĩnh mất, Phan Bội Châu rất thương tiếc, đã gửi câu đối
đến viếng.
Dù có những bài viết phản đối bạo động của phong trào yêu nước lúc bấy giờ và
khuynh hướng đề cao người Pháp quá đáng nhưng những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh
trên Đơng Dương tạp chí về mặt duy tân là rất to lớn.
Về văn hoá, trước yêu cầu xây dựng một nền quốc văn mới, bồi bổ văn hoá dân tộc,
những người thực hiện Đơng Dương tạp chí chủ trương xây dựng và phổ biến chữ quốc ngữ,
dung hoà học thuật Á-Âu để làm giàu cho nền văn học nước nhà, đặt ra vai trị của báo chí
trong việc khai hố dân trí.

Thời điểm Đơng Dương tạp chí ra đời, chữ quốc ngữ còn là một thứ chữ mới. Nhiều
nhà cựu học bảo thủ chê chữ quốc ngữ là “thứ chữ rồng rắn không thể dùng để viết văn
được”. Trong những gia đình truyền thống khoa bảng, người ta vẫn cho con em học chữ Hán.
Những gia đình tân học thì cho con em học tiếng Pháp. Thành ra phần đông cả hai phe tân
học, cựu học đều coi thường chữ quốc ngữ.
Nguyễn Văn Vĩnh và những người cộng sự của ơng lại nghĩ khác. Họ thấy được tính
ưu việt của chữ quốc ngữ và những giá trị to lớn mà nó sẽ đem lại cho đời sống văn hố, tinh
thần của dân tộc.
Có thể thấy những nỗ lực của Đơng Dương tạp chí trong việc làm cho chữ quốc ngữ
mỗi ngày một tinh tế hơn qua những bài bình luận, khảo cứu, phiên âm các tác phẩm chữ
Nơm ra chữ quốc ngữ, phê bình các sách viết bằng chữ quốc ngữ mới xuất bản và giới thiệu
các tác phẩm hay của các nước. Trên Đơng Dương tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết hàng
trăm bài báo về đủ các vấn đề như vệ sinh, y học, thể thao, văn học và thời sự. Có thể nói
Đơng Dương tạp chí đã kế thừa và phát huy tinh thần của phong trào Duy Tân lúc đó. Về
khách quan, Đơng Dương tạp chí là một cột mốc đánh dấu sự thay đổi của cục diện văn hoá
và thúc đẩy nền quốc văn đi vào một con đường mới.
Từ đầu năm 1915, Đơng Dương tạp chí có nhiều thay đổi về hình thức và nội dung.
Về hình thức, nó thành một tờ tuần báo in khổ nhỏ để có thể đóng thành sách. Về nội dung, nó
chuyên về văn học và giáo dục với những bài biên khảo hay dịch thuật của Phan Kế Bính
(Việt Nam phong tục, Đại Nam điển lệ); những truyện dịch của Nguyễn Đỗ Mục (Tây sương
ký, Song phượng kỳ duyên, Đông Chu liệt quốc); những bài văn nghị luận của Nguyễn Khắc
Hiếu (Tản Đà văn tập); nhũng tác phẩm dịch của Nguyễn Văn Vĩnh (Tê lê mạc phiêu lưu ký,
Trưởng giả học làm sang,Cổ tích của Perrault, Lỗ Bình Sơn phiêu lưu ký).
Là một trong những người đầu tiên khởi xướng việc truyền bá chữ quốc ngữ, Nguyễn
Văn Vĩnh coi đó là chìa khóa mở những cánh cửa hiểu biết cho nhân dân Việt Nam. Ông chú
trọng dịch các tác phẩm tiêu biểu của nước ngoài để giới thiệu cho người dân những tinh hoa
văn hoá của nhân loại, giúp họ mở mang hiểu biết, đồng thời chứng minh sự giàu có của tiếng
Việt, tính ưu việt của chữ quốc ngữ. Và ngược lại, ông cũng dịch những tác phẩm giá trị nhất
của Việt Nam như Truyện Kiều ra tiếng Pháp để cho người nước ngoài biết rằng, chúng ta
cũng có một nền văn học, văn hố khơng hề tầm thường. Ơng đã từng viết: “Nước An Nam ta

đã bị mất bởi những người trí thức chỉ biết làm văn học Tàu, chúng ta hãy cố gắng để khơng
trở thành những người trí thức chỉ biết làm văn học Pháp”(2) .

2

“L’Annam a été perdu par les lettrés qui n’avaient faits que de la littérature chinoise, tâchons de ne
pas devenir de lettrés qui ne font que la littérature francaise » (Notre Journal, 1908)

20


×