Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tìm hiểu đời sống người bán hàng rong di cư đô thị nghiên cứu trường hợp phường phú thọ hòa, quận tân phú, tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.98 MB, 107 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
………………

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – URÉKA”
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG NGƯỜI BÁN HÀNG RONG
DI CƯ ĐƠ THỊ
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THUỘC NHÓM NGÀNH: NHÂN HỌC

Mã số cơng trình : .....................................


MỤC LỤC
TĨM TẮT ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ......................................................................................... 2
3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................. 3
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
6. Cơ sơ lí luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6
7. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 8
8. Nội dung đề tài ................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG PHÚ THỌ HỊA............................. 10
1. Vị trí địa lí ...................................................................................................... 12
2. Đất đai và tình hình sử dụng đất của phường.................................................... 13
3. Dân cư ............................................................................................................. 13


4. Tình hình kinh tế của phường .......................................................................... 14
CHƯƠNG 2: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI BÁN HÀNG RONG DI CƯ ĐÔ THỊ... 16
2.1. Phác họa chung về tình hình của người bán hàng rong ................................. 17
2.1.1. Lí do di cư ........................................................................................... 18
2.1.2. Mạng lưới xã hội của người bán hàng rong ........................................... 22
2.1.3. Điều kiện ăn, ở ..................................................................................... 24
2.1.4. Bán hàng rong – hoạt động mưu sinh phi chính thức............................. 27
2.2. Khó khăn của người bán hàng rong ............................................................... 31
2.2.1. Thiếu ngủ một thực trạng của người bán hàng rong .............................. 31
2.2.2. Người bán hàng rong là những nguời nghèo ........................................ 32
2.2.3. Tính dễ bị tổn thương ở người bán hàng rong ....................................... 36
2.3. Mong ước của người bán hàng rong .............................................................. 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 46
Phụ lục phiếu hỏi chuyện người bán hàng rong di cư vào Thành phố
Hồ Chí Minh .................................................................................................. 49
Phụ lục đề cương gợi ý phỏng vấn sâu............................................................ 57
Phụ lục phỏng vấn sâu Cô Thủy ..................................................................... 57
Phụ lục phỏng vấn sâu chị Đào và chị Vui ..................................................... 63
Phụ lục lịch trình làm việc của đề tài nghiên cứu đời sống người bán hàng rong
di cư đô thị ................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 89
Phụ lục hình ảnh ....................................................................................... 91


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam từ năm 1986 đến nay, thực hiện chuyển đổi hệ thống
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang hệ thống kinh tế thị trường năng động có định

hướng của Nhà nước, và cũng từ những năm này tình hình di dân ở nước ta diễn ra
tương đối phức tạp, cả di dân có tổ chức của nhà nước lẫn di dân không tổ chức (di
dân tự do). Di dân luôn là vấn đề đau đầu cho các nhà hoạch định về tình hình dân
số hay những vấn đề điều kiện nhà ơ, sinh hoạt, các cơng trình phúc lợi cơng cộng
cho dân cư. Tình hình di dân cho đến nay nói chung chưa được kiểm sốt một cách
ngun tắc, đầy đủ của Nhà nước. Vấn đề di dân tự do song song với nó là điều
kiện sống sinh hoạt của những người di dân, công ăn việc làm tại vùng đất mới.
Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số dân, hàng năm tỉ lệ người nhập cư
vào thành phố không ngừng tăng, số người vào tìm kiếm kế sinh nhai, người vào
đi học. Và có thể nói một điều rằng với số dân đơng như vậy hiện nay thành phố
xuất hiện nhiều những khu nhà ổ chuột, những khu nhà đó thiếu thốn về ánh sáng,
chật hẹp về không gian, lụp sụp, bẩn thỉu… Một trong những công việc dược lựa
chọn đa số của người di cư vào thành phố đó là bán hàng rong.
Nghề bán hàng rong là một công việc vất vả, bấp bênh, có thu nhập thấp và
khơng ổn định. Thêm nữa phần nhiều trong số họ khơng có hộ khẩu thành phố nên
phải chịu sự phân biệt đối xử hoặc ở ngồi lề do khơng được thừa nhận là thành
viên chính thức của cộng đồng, họ không được sử dụng các dịch vụ công, không
được tham gia vào các dự án giảm nghèo hoặc hưởng lợi từ các cơng trình phúc lợi
xã hội như miễn giảm học phí cho con em, sổ khám chữa bệnh miễn phí. Họ ít
được bảo vệ trước những đe dọa bạo lực hoặc các tranh chấp liên quan đến công
ăn việc làm, tiền công, chỗ ở… chính vì vậy họ là những người dễ bị tổn thương
nhất ở đô thị. Chỉ cần những biến động, rủi ro nhỏ cũng có thể làm cho cuộc sống
của họ trở nên khốn đốn.
Đời sống đô thị đã gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của những người bán
hàng rong, và ngược lại chính họ cùng cơng việc của mình đã gây ra một áp lực rất


2

lớn cho các đơ thị hiện nay nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về cơng

tác quản lí trật tự đơ thị.
Việc các nhà Xã hội học, nhà nghiên cứu nói chung đi sâu vào tìm hiểu đời
sống của những con người này là một việc làm cần thiết để từ đó có những hành
động mang lại lợi ích tối thiểu cho những “con người dễ bị tổn thương”
2. Mục đích của đề tài
Đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, bên cạnh có đủ cơm ăn áo mặc thì
đã có khơng ít những hoạt động vui chơi giải trí dành cho đại đa số quần chúng
nhân dân. Nhưng liệu rằng có phải tất cả mọi người dân, chỉ riêng thành phố Hồ
Chí Minh này thơi đã được tiếp cận với các hoạt động đó chưa? Vẫn cịn những
trường hợp khơng biết nghỉ ngơi vui chơi là gì, và chỉ khi chúng ta thâm nhập vào
đời sống của họ thì mới biết rằng, họ hồn tồn khơng mảy may nghĩ đến nó vì
đơn giản nó khơng có trong tâm thức của họ!
Thực hiện đề tài này nhóm nghiên cứu chúng tơi nhằm cấu trúc, mơ tả lại cuộc
sống, cũng như hoạt động thường ngày của những người bán hàng rong để thấy
được lối ứng xử của họ nơi đơ thị.
Chúng tơi muốn tìm hiểu lí do họ vào thành phố và việc làm có được là nhờ
mạng lưới xã hội thân quen, ở đây cụ thể là bà con hàng xóm.
Biết về cơng việc bán hàng của họ, thời gian, mức độ làm việc, tần suất làn
việc, những khó khăn mà họ gặp phải, khơng chỉ thế chúng tơi cịn muốn biết thêm
rằng chính bản thân họ nghĩ gì về cơng việc mình đang làm và xã hội nhìn nhận họ
ra sao?
Tình hình sức khỏe của họ hiện nay có gì thay đổi so với trước khi vào trong
này. Nguyện vọng lớn nhất hiện nay của họ là gì (hai vấn đề này đều được chúng
tơi đưa ra trong bản hỏi).
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài Tìm hiểu đời sống của người bán hàng rong di cư đô thị,
đối tượng nghiên cứu ở đây là những con người bán hàng rong từ các vùng quê
ngoài miền Bắc (Hà Nam, Hà Tây), miền Trung (Quảng Ngãi) di cư vào thành phố
mưu sinh. Phạm vi nghiên cứu, đề tài thực hiện trên địa bàn phương Phú Thọ Hòa,
quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.



3

4. Y nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Y nghĩa khoa học của đề tài, với đề tài chúng tôi đã sử dụng nhuẫn nhuyễn các
phương pháp nghiên cứu khoa học, đóng góp những thơng tin, là cơ sở cho những
nghiên cứu về sau cho các đề tài có liên quan.
Y nghĩa thực tiễn, từ thực tế của đề tài nghiên cứu, đã đi sát với đời sống, việc
làm, sinh hoạt hàng ngày của người bán hàng rong. Kết qủa sẽ là cơ sở cho các cơ
quan quản lí nắm bắt được tình hình của nguời hàng rong từ đó có những chính
sách phương pháp hỗ trợ cho họ.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về xã hội đơ thị nói
chung và sự nghèo đói, sự nhập cư nói riêng. Theo sự tìm hiểu của chúng tơi thì
hiện tại, chúng tơi tiếp cận được những tác phẩm nghiên cứu về các vấn đề như
The Urban World (2002) của J.John Palen, The New – Urban – Sociology (2002)
của Mark Gototliener (Mĩ). Các cơng trình ở Việt Nam: Xã Hội Học Và Chính
Sách Xã Hội (2001) của Bùi Đình Thanh, Xã Hội Học Đơ Thị (2001) do Trịnh Duy
Ln chủ biên. Khi tiếp cận cơng trình này chúng tôi đặc biệt chú ý tới chương 4:
Cơ cấu xã hội và lối sống của cộng đồng dân cư đô thị, về cơ cấu mức sống (sự
phấn tầng xã hội), thực trạng của các cộng đồng đô thị Việt Nam những năm vừa
qua đã phản ánh rõ nét về sự phân tầng xã hội trong cơ chế thị trường. Kinh tế thị
trường đem lại sự phân hóa giàu – nghèo tới các đơ thị bình lặng thời bao cấp.
Khơng cịn sự bình quân trong đời sống và mức sống của cộng đồng. Những cơ
may, vận hội đến với một số người, trong khi những khó khăn trở ngại đến với một
số người khác – dù trước bất kì lí do nào đã là một điều tự nhiên phải chấp nhận.
Sự phân hóa giàu nghèo đã tạo ra các nhóm có mức sống khác nhau trong dân
cư của mỗi cộng đồng, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng giãn rộng.
Trong đó người nghèo thuộc nhóm “nhạy cảm”, dễ bị tổn thương nhất. Họ chịu

thiệt thịi khơng có cơ hội ngang bằng với các nhóm khác và dễ bị “bỏ qn”. Tiếp
cận dưới góc độ này chúng tơi nhằm xét về nhóm người bán hàng rong – “nhóm xã
hội dễ bị tổn thương”.
Trong cuốn: Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh những vấn đề nghiên
cứu do Phan Xuân Biên và Hồ Hữu Nhựt chủ biên – đây là cơng trình tập trung


4

nhiều bài viết liên quan tới các vấn đề ở đô thị, môi trường đô thị, công ăn việc
làm, sự hội nhập đầu tư, khu công nghiệp, khu chế xuất trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề quản lí đơ thị. Trong số những bài viết đó chúng
tôi đặc biệt chú ý tới bài viết của Hồ Hữu Nhựt: Tình hình lấn chiếm lề đường thực
trạng và giải pháp. Trong những năm gần đây tình trạng sử dụng lề đường để hoạt
động kinh doanh, dịch vụ là rất phổ biến. Theo ước tính của Viện Kinh Tế Thành
phố Hồ Chí Minh có khoảng từ 100.000 - 120.000 người hoạt động dịch vụ trên lề
đường. Ngồi ra cịn khoảng từ 40.000 - 50.000 người buôn bán rong xe đẩy. Như
vậy sơ bộ ước tính những người bn bán ở lề đường và lưu động có thể lên đến
150.000 - 170.000 người, chiếm gần 10% tổng số lao động đâng làm việc của toàn
thành phố. Nếu cứ một người làm ở khu vực lề đường nuôi thêm một người nữa thì
số người sống nhờ thu nhập khu vực này khoảng từ 300.000 – 400.000 người.
Ngoài ra sau lưng họ là lưc lượng cung cấp nguyên vật liệu thành phần, lương thực
thực phẩm cho họ kinh doanh.1
Đưa ra vấn đề này chúng tôi nhằm nhấn mạnh tới nghị quyết 32 của Chính phủ
về cấm xe ba-gác, xe tự chế hoạt động và buôn bán lấn chiếm lề đường, liệu nghị
quyết đã đúng với thực tế chưa ngay khi mà Thành phố Hồ Chí Minh đã có hàng
trăm ngàn người sinh sống bằng ngành nghề này. Đó cịn chưa kể về khoản thu
nhập đã được gửi về quê để cho con ăn học, góp phần xóa đói giảm nghèo, xóa nạn
mù chữ ở nơng thơn.
Tiếp cận cơng trình này chúng tơi được biết đến nguyên nhân của việc buôn

bán lấn chiếm lề đường.
- Kinh tế ở lề đường là một tồn tại của lịch sử
Buôn bán lề đường (vỉa hè là một thực tế khách quan tồn tại từ lâu trên thành
phố Hồ Chí Minh. Ngay từ lúc Sài Gịn được hình thành như một đơ thị, trên lề
đường ở thành phố đã xuất hiện các dịch vụ kinh doanh.
-

Trong thời kì chiến tranh nhiều người dân nơng thơn bị dồn lên thành phố,

với tay nghề kém và ít vốn họ đã làm dịch vụ kinh doanh trên lề đường để kiếm
sống. Những năm gần đây ảnh hưởng của chính sách đổi mới, nhiều ngành nghề
1

Phan Xuân Biên, Hồ Hữu Nhựt (2005), Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh những vấn đề nghiên
cứu, Nxb Đại Học Quốc Gia Tp.HCM, tr.193


5

mới phát triển, nhiều sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực, một số lượng dân
từ khắp nơi nhập cư về Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã góp phần phát triển dần
lên cho đến nay thì kinh tế lề đường chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
-

Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu nguồn nhân lực

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước đã thu hút
những nguồn lao động nhập cư từ nơi khác. Tuy các cơ sở quốc doanh, tư nhân,
các khu công nghiệp, khu chế xuất đã giải quyết được một số lượng lao động lớn
song vẫn cịn có người chưa có việc làm. Đối với những người khơng có vốn đủ để

có được một chỗ làm ăn ổn định, những người thất nghiệp, già yếu, một số người
nghỉ hưu, họ phải ra lề đường làm kinh doanh, dịch vụ.
-

Sự tiện lợi trong mua bán lề đường
Dân số thành phố Hồ Chí Minh ngày một tăng, hệ thống xe gắn máy tăng lên

một cách đáng kể – trở thành phương tiện chủ yếu của người dân thành phố, họ
dùng xe gắn máy cho tất cả những hoạt động của mình, mua sắm, giải quyết các
dịch vụ ăn uống, sửa chữa. Buôn bán lề đường một dạng buôn bán nhỏ, hoạt động
cả ngày rất tiện cho sinh hoạt người dân. Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ thể hiện
qua việc chú ý đến các nhu cầu vụn vặt của đời sống hàng ngày đã tạo tiện lợi cho
người tiêu dùng. Về phía người bán, làm dịch vụ lề đường là một môi trường thuận
lợi, không cần phải thuê mặt bằng, không phải chịu các loại thuế, phí và có một thị
trường người tiêu dùng lớn.
Văn Hóa Của Nhóm Nghèo Ơ Việt Nam Thực Trạng Và Giải Pháp (2001) do
Lương Hồng Quang chủ biên, Từ Điển Quản Lí Xã Hội (2002) của Nguyễn Tuấn
Dũng, Đỗ Minh Hợp; Tuyển Tập Tạp Chí Khoa Học Xã Hội (2004) của Nguyễn
Thế Nghĩa, và gần đây chúng tôi cũng được tiếp xúc Xã Hội Học Đô Thị (2004)
của Trịnh Duy Ln, Đơ Thị Hóa Và Vấn Đề Giảm Nghèo Ơ Thành Phố Hồ Chí
Minh Lí Luận Và Thực Tiễn (2005) do Viện Khoa Học Xã Hội Vùng Nam Bộ làm
chủ cơng trình, Những Vấn Đề Xã Hội Học Trong Công Cuộc Đổi Mới (2006) do
Mai Quỳnh Nam chủ biên. Về vấn đề di cư có cơng trình; Di Dân Tự Do Nông
Thôn – Thành Thị Ơ Thành Phố Hồ Chí Minh (1998) của Nguyễn Văn Tài và cộng
tác viên, Cơng Trình Điều Tra Di Cư Ơ Việt Nam (2004) của Tổng Cục Thống Kê.
Bên cạnh đó những bài báo viết về tình hình nhập cư, về sự nghèo đói và những


6


người bán hàng rong ở đô thị cũng được đăng nhiều trên các báo Thanh Niên, Tuổi
Trẻ, Người Lao Động, Nhân Dân, Lao Động, Công An…. trong thời gian qua.
Bên cạnh đó cần phải kể đến cơng trình nghiên cứu mà chúng tơi chưa có điều
kiện để tiếp xúc như Nghèo Khổ Và Vấn Đề Xã Hội Ở Hải Phòng (1999) của
Trịnh Duy Luân, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Mai; Đánh Giá Nghèo Khổ Có Sự
Tham Gia Của Người Dân Thành Phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Quốc Việt; Đặc
Điểm Kinh Tế-Xã Hội Của Người Nghèo Ơ Đô Thị (1999) của Tương Lai và Trịnh
Duy Luân; Về Khả Năng Cải Thiện Mức Sống Của Tầng Lớp Có Thu Nhập Thấp
của Nguyễn Thu Sa Và Nguyễn Thị Mai Hương…
Những tác phẩm trên nhìn nhận đơ thị ở một bề rộng và đặc biệt quan tâm đến
vấn đề nghèo đói và nhập cư. Từ đây chúng tơi có thể dùng các cơng trình trên để
làm tài liệu cho việc thực hiện đề tài tìm hiểu cuộc sống của người bán hàng rong.
Chính vì vậy chúng tơi thực hiện đề tài này mong đem lại một tài liệu mới về việc
nghiên cứu, Tìm Hiểu Đời Sống Người Bán Hàng Rong Di Cư Đô Thị, cụ thể là
thành phố Hồ Chí Minh (phường Phú Thọ Hịa, Quận Tân Phú).
6. Cơ sơ lí luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài Nghiên Cứu Về Đời Sống Của Những Người Bán Hàng
Rong Đô Thị này, chúng tôi đã xác định trong phần cơ sở lí luận phải làm rõ một
số thuật ngữ liên quan đến nội dung của đề tài như: Tính dễ bị tổn thương là gì?
Nhóm xã hội, địa vị xã hội, sự ngoài lề xã hội, sự phân biệt đối xử là gì? Khái
niệm mạng lưới xã hội, vốn xã hội. Qua đó chúng tơi hi vọng sẽ thống nhất một
cách hiểu và quan điểm nghiên cứu về đề tài này.
Đô thị hóa là một q trình lịch sử, trong đó nổi lên một vấn đề kinh tế xã hội
là sự nâng cao vai trò của thành phố trong việc phát triển mọi mặt của xã hội. Quá
trình này bao gồm sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là sự
phân bố dân cư, trong kết cấu nghề nghiệp - xã hội, kết cấu dân số, trong lối sống,
văn hóa…
Đơ thị hóa được xem như một q trình đa dạng về mặt kinh tế, xã hội, dân số
địa lí dựa trên cơ sở các hình thức phân công lao động xã hội và phân công lao
động theo lãnh thổ. Đó là q trình tập trung, tăng cường, phân hóa các hoạt động

trong đơ thị và nâng cao tỉ lệ dân đô thị trong các vùng, các quốc gia cũng như trên


7

tồn thế giới. Đồng thời đơ thị hóa cũng là quá trình phát triển của thành phố lớn
và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân cư.
Di cư (chuyển cư) là việc di chuyển nơi cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn từ
không gian lãnh thổ này tới khơng gian lãnh thổ khác. Chuyển cư có hai yếu tố
xuất cư và nhập cư.
Có hai cách thức chuyển cư:
Cách thức chuyển cư khơng có tổ chức là cách thức mang tính chất khơng có
sự giúp đỡ của nhà nước hay một tổ chức xã hội nào.
Cách thức chuyển cư có tổ chức, là chuyển cư với số lượng đơng, được sự giúp
đỡ của nhà nước hay tổ chức xã hội.
Tính Dễ bị tổn thương (vulnerability) là tình trạng bấp bênh của công ăn việc
làm; mức độ thụ hưởng về an ninh xã hội nhằm tránh những biến cố mà ít nhiều
không lường trước được (bệnh tật, nghỉ hưu, sa thải…)
Mạng lưới xã hội, mạng lưới xã hội được hình thành từ các quan hệ xã hội (hay
còn gọi là các quan hệ xã hội). Theo C.Mác “trong tính hiện thực của nó bản chất
con người là tổng hịa những quan hệ xã hội” – mỗi cá nhân trong quá trình sống
của mình sẽ có nhiều quan hệ xã hội đan xen và không ngừng biến động. Phức hợp
những mối quan hệ này tạo thành một hệ thống được gọi là mạng lưới xã hội
(social network), từng cá nhân trong xã hội đều có mạng lưới nhất định, nhờ vào
đó có thể định vị bản thân và tồn tại với tính chất là thành viên của xã hội. Vai trị
của mạng lưới xã hội và tính hiệu quả tiềm năng của các mạng lưới xã hội nằm
trong vốn xã hội mà chúng đem lại (Văn Ngọc Lan và Trần Đan Tâm, mạng lưới
xã hội và cơ hội thăng tiến trong đời sống đơ thị)
Để hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này – tìm hiểu đời sống người bán
hàng rong di cư đô thị chúng tôi đã sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu của

ngành Nhân học, các phương pháp như sau:
Phương pháp quan sát tham dự, đây là một phương pháp truyền thống của
ngành. Với phương pháp này chúng tơi có thể cấu trúc lại đơi sống, hoạt động của
người bán hàng rong.
Nhằm lấy thông tin thật chính xác và rõ ràng chúng tơi đã sử dụng phương
pháp phỏng vấn sâu có ghi âm, phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung.


8

Cở sở dữ liệu của bài viết dựa trên viêc xử lí dữ liệu định lượng chúng tơi sử
dụng phần mềm SPSS. Sử dụng phần mềm NVIVO để xử lí các dữ liệu định tính
cho các cuộc phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm tập trung. Trong qúa trình xử lí phân
tích các dữ liệu cho bài viết này, chúng tơi đã cố gắng kết hợp chặt chẽ cả hai
nguồn dữ liệu nhằm mục đích:
1.

Tìm sự tương thích để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu mà mình sử dụng.

2.

Sử dụng dữ liệu định lượng của nghiên cứu để đặt khung lí thuyết.

3.

Dùng các dữ liệu định tính từ các cuộc phỏng vấn sâu để lí giải chiều sâu

một cách có hệ thống các vấn đề mà số liệu định lượng đặt ra. Khi phát hiện ra
một vấn đề lí thuyết từ các dữ liệu định tính, chúng tơi sử dụng dữ liệu định lượng
để kiểm chứng lại vấn đề lí thuyết đó…

Ngồi ra trong q trình lập Phiếu Hỏi Chuyện và Đề Cương Phỏng Vấn Sâu
Người Bán Hàng Rong, chúng tôi đã tham khảo Phiếu Hỏi Chuyện Người Nhập
Cư Vào Thành Phố Hồ Chí Minh, Đề Cương Gợi Y Phỏng Vấn Sâu Người Nhập
Cư trong cơng trình nghiên cứu Vấn Đề Của Người Nghèo Trong Q Trình Đơ
Thị Hóa Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Do Viện Xã Hội Học Vùng Nam Bộ và Hội
Đồng Khoa Học Xã Hội Hoa Kì thực hiện năm 2001.

7. Giả thuyết nghiên cứu
Bằng phương pháp này, kết quả cuối cùng trả lời cho các giả thuyết nghiên
cứu được đặt ra từ đầu như sau:
1.

Phải chăng bán hàng rong môt phương thức mưu sinh của những người
nhập cư có trình độ văn hóa khơng cao?

2.

Các mặt hàng bán của những ngưới bán hàng rong là khác có một sự
tương quan nhất định với vùng q khác nhau hay khơng?

3.

Để có cơng việc một cách nhanh chóng nhất khi vào đây phải chăng
những người bán hàng rong này có một mạng lưới xã hội – đó chính là
những người họ hàng thân quen ngồi vùng q của mình?

4.

Đời sống của nhóm những người nhập cư là một cộng đồng khép kín
phải chăng vì họ khơng có một mối quan hệ nhất định với những người

xóm giềng đô thị.


9

5.

Người bán hàng rong là tầng lớp dễ bị tổn thương, người nhập cư
nghèo.

8. Nội dung đề tài


10

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG PHÚ THỌ HÒA
Thành phố Hồ Chí Minh trung tâm thu hút di cư của cả nước
Trong nhiều thập kỉ, trong thời kì kinh tế tập trung ở Việt Nam, Nhà nước đã tổ
chức di dân. Với sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường từ cuối năm 80, làn
sóng di dân ở Việt Nam trở nên tự phát hơn, người dân không còn phụ thuộc vào
chế độ trợ cấp hay tem phiếu về lương thực, thực phẩm hay những nhu yếu phẩm
khác. Dòng di dân đã tăng mạnh trong khoảng 15 năm qua, trong bối cảnh của sự
gia tăng cách biệt về mức sống giữa đô thị và nông thôn cũng như giữa các vùng
dưới tác động của kinh tế thị trường2.
Cho đến nay tất cả những thống kê về di dân ở Việt Nam đều khơng chính xác,
vì ngay cả người dân di chuyển đến một địa phương nhưng dưới 6 tháng vẫn được
coi như còn ở lại quê cũ. Trong số liệu thống kê năm 1999 có 4,5 triệu người Việt
Nam trên 5 tuổi (6,5% dân số ở độ tuổi này đã di chuyển ra khỏi xã hay địa
phương mà họ đã cư ngụ 5 năm trước. Trong số 4,5 triệu người di dân này cóa 2,1
triệu (3% dân số) đã di dân từ tỉnh này sang tỉnh khác trong thời kì 1994-1999)3.

Việc dịng di dân tăng mạnh, tương ứng với sự gia tăng bất bình ở đẳng đơ thị và
nơng thơn, cũng như giữa các vùng.
Thành phố Hồ Chí Minh một trung tâm đa chức năng, là trung tâm dân cư lớn
nhất nước, trung tâm kinh tế văn hoá khoa học kĩ thuật, trung tâm giao dịch quốc
tế của Việt Nam.
Là một trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước, giá trị tổng sản lượng
công nghiệp của Thành phố chiếm khoảng gần 1/3 (29,3%) giá trị sản phẩm cơng
nghiệp cả nước.
Là một trong hai trung tâm văn hóa - khoa học – kĩ thuật – giáo dục lớn nhất
quốc gia là Hà Nội và sau đó là Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố đóng vai trị
tiên phong trong việc ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất.

2

Lương Văn Hy(2005), Di dân từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam: Câu chuyện của hai miền đơ thị hóa
và vấn đề giảm nghèo, tác phẩm Đơ thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở thành phố Hồ chí Minh Lí luận và thực
tiễn .PGS.TS Nguyễn Thế Ngĩa, PGS.TS Mạc Đường, NCVCC Nguyễn Quang Vinh đồng chủ biên, nxb
KHXH, tr.431.
3
(2001)Lương Văn Hy trích Tổng cục thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999 kết quả điều
tra toàn bộ - Population and Housing Census 1999: Completed Census Results. Nxb HN, tr.173 174.


11

Là một trung tâm thương mại dịch vụ- giao dịch - đối ngoại quan trọng khơng
chỉ trong nước mà cịn có khả năng vươn xa trong khu vực.
Là một đầu mối giao thông, thông tin liên lạc quan trọng đối với cả nước. Với
mạng lưới cơ sở hạ tầng tương đối tốt (bến cảng, sân bay, các đầu mối thông tin
viễn thông)

Với những đặc điểm lịch sử của thành phố cộng với vai trò chức năng của hệ
thống trong nền kinh tế quốc gia đã góp phần giải thích vì sao thành phố trở thành
một cực hút trọng yếu đối với những hoạt động sống của xã hội, và tất nhiên thành
phố trở thành một nơi tập trung những dòng người từ những phương khác nhau về
đây để lập nghiệp.
Từ khi chính sách đổi mới được thực thi tồn diện vào cuối thập kỉ 80, thành
phố Hồ Chí Minh liên tục có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất Việt Nam đạt trung
bình 13,1% mỗi năm trong thơì kì 1998-2002 so với mức trung bình 8% và 6,2%
một năm trong 2 thời kì của cả nước4. Dân số thành phố Hồ Chí Minh chiếm
khoảng 6% cả nước, GDP chiếm tỷ trọng 15,9% của cả nước năm 1992 và 22,7%
vào năm 2000. GDP bình quân đâu người của thành phố đã tăng từ 366 USD vào
năm 1992 lên 1355 USD vào năm 20005.
Cũng theo Ngân Hàng Thế Giới mức tăng trưởng cao của thành phố Hồ Chí
Minh và vùng Đơng Nam Bộ dựa vào một phần tỷ trọng cao của thành phố và
vùng này trong dòng đầu tư trực tiếp nước ngồi và có lẽ cả nguồn vốn đầu tư
trong nước của tư nhân. Dữ liệu điều tra mức sống cũng cho thấy mức chi bình
qn đầu người ở miền Đơng Nam Bộ tăng 78% trong giai đoạn 1993-1998, cao
hơn mức tăng trưởng các vùng khác ở Việt Nam. Nguồn dữ liệu này cũng cho biết
là trong sự gia tăng bất bình đẳng về chi tiêu bình quân đầu người ở Việt Nam từ
năm 1992-1993 đến năm 1997-1998 thì 83% bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giữa
các vùng và chỉ có 17% là do sự gia tăng bất bình đẳng trong cùng một vùng.

4

Lương Văn Hy (2001), trích từ Tổng cục thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999 kết quả
điều tra toàn bộ _ Population and Housing Census 1999: Completed Census Results, nxb HN, tr.106,
Nguyễn Văn Chỉnh và Vũ Quang Việt 2002, tr.65-88,185-209, tp HCM Cục Thống Kê 2002, tr.32, Lương
Hy Văn.2001. “Hồ Chí Minh city, Việt Nam in Eneyclopedia of Urban Cultures, vol 2, Mevin and Carol
Ember,eds,pp.348-353
5

Lương Văn Hy trích từ World Bank,1995.


12

Mặc dù số liệu tổng điều tra dân số ở Việt Nam khơng phản ánh hết làn sóng di
dân vì khơng tính người di chuyển trong 6 tháng trở lại, thì trung bình hàng năm
giai đoạn 1994-1999 theo nguồn dữ liệu này đã có 86.753 người di dân đến thành
phố Hồ Chí Minh. Con số này về tổng thể tương ứng vơí con số ước lượng về
dịng di dân 100.000 người một năm (kể cả di dân tạm thời) trong giai đoạn 19891997, dựa vào một cuộc điều tra có chất lượng của Viện Kinh Tế Thành phố Hồ
Chí Minh6.
Theo số liệu thống kê, trong 6 miền của Việt Nam khơng kể miền Đơng Nam
Bộ, thì làn sóng di dân đến thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì 1994 -1999 mạnh
nhất là từ Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải Nam Trung Bộ, tỉnh ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long có làn sóng di dân mạnh nhất đến thành phố Hồ Chí Minh là
Long An, và tỉnh ở Duyên Hải Nam Trung Bộ là Quảng Ngãi. Sự trùng hợp ở đây
là nhóm đối tượng mà chúng tơi nghiên cứu chiếm số nửa là người Sơn TịnhQuảng Ngãi!

1. Vị trí địa lí
Phường Phú Thọ Hịa hình thành vào năm 2003 khi thành phố Hồ Chí Minh có
chủ trương tách quận tân bình thành hai quận nhỏ hơn đó là Tân Bình và Tân Phú.
Khi quận Tân Phú được thành lập thì phường 18 quận Tân Bình được tách làm hai
phường, phường Phú Thạnh và phường Phú Thọ Hòa thuộc quận Tân Phú hiện
nay.
Vị trí địa lí của phường, phường Phú Thọ Hịa, quận Tân Phú nằm ở phía tây
trung tâm quận. Phía Bắc giáp phường Tân Thành và phường Tân Q, phía Nam Đơng Nam giáp phường Phú Thạnh, phía Tây - Tây Nam giáp quận Bình Tân, phía
Nam giáp phường Hòa Thạnh.
Theo bản báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2005 của phường
thì tổng diện tích đất đai tự nhiên của phường là 121,2 ha. Ranh giới hành chính
của phường được xác định như sau:

Từ giao lộ Nguyễn Sơn – Lũy Bán Bích theo đường Nguyễn Sơn đến Thoại
Ngọc Hầu; từ giao lộ Nguyễn Sơn – Thoại Ngọc Hầu theo đường Thoại Ngọc Hầu
6

Dữ liệu tổng điều tra dân số khơng phản ánh hết dịng di dân ở Việt Nam vì cuộc tổng điều tra chỉ xem
một ngườì là sống ở địa phương nếu đã ở đây trên 6 tháng nhưng sẽ ở đây lâu dài. (Đặng Nguyên Anh và
các tác giả khác,2001,tr.7,109,111)


13

đến đường Lũy Bán Bích; từ giao lộ Thoại Ngọc Hầu – Lũy Bán Bích theo đường
Lũy Bán Bích đến đường Vườn Lài; từ giao lộ Lũy Bán Bích – Vườn Lài theo
đường Vườn Lài đến giao lộ đường Vườn Lài và Kênh Nước Đen; từ giao lộ
Vườn Lài – Kênh Nước Đen theo kênh nước đen đến đường Bình Long; từ giao lộ
đường Bình Long – Kênh Nước Đen theo đường Bình Long đến đường Nguyễn
Sơn.
2. Đất đai và tình hình sử dụng đất của phường
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 121,2 ha, đất nông nghiệp diện tích là khơng
ha chiếm 0%, đất phi nơng nghiệp diện tích là 121,2 ha chiếm 100%, đất chưa sử
dụng tỉ lệ 0% so với toàn phường ( báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai
năm 2005). Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2005, hiện nay tổng diện tích đất phi
nơng nghiệp đang sử dụng là khơng thay đổi. Về cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng
sử dụng: hộ gia đình, cá nhân: 82,13 ha chiếm tỉ lệ 67,76%, ủy ban nhân dân cấp
phường; 0,23 ha chiếm tỉ lệ 0,19%; tổ chức kinh tế 4,45 ha chiếm tỉ lệ 3,67%; tổ
chức khác 5,73 ha chiếm tỉ lệ 4,73% so với tồn phường; diện tích đất nhà đầu tư
nước ngoài 0%; nhà đầu tư là người việt nam định cư ở nước ngoài 0%; cộng đồng
dân cư 0%; diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lí: 28,67 ha chiếm tỉ lệ
23,56% so với tồn phường (bản báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm
2005).

Khi thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi đã xác định các đối tượng mà mình
tìm hiểu là đang sinh sống và làm việc trên diện tích đất của phường, đất mà người
bán hàng rong đang sinh sống là thuộc khu đất theo đối tượng sử dụng là hộ gia
đình. Tuy nhiên có những trường hợp khác khơng sinh sống tại phường nhưng lại
buôn bán tại phường cũng rất nhiều vì thế những đối tượng này sẽ góp phần tích
cực cho việc so sánh một cách chung nhất, tổng quát nhất về công việc của người
bán hàng rong của như tỉ lệ giới tính đối với việc lựa chọn hình thức bán hàng.
3. Dân cư
Theo báo cáo thống kê quý IV/2007 số liệu, tình hình về hộ khẩu và kết quả
công tác của cảnh sát khu vực, công an viên phường Phú Thọ Hòa từ ngày 15/9
đến ngày 15/12/2007 tổng số hộ toàn phường là 8411 hộ, 40175 khẩu, 30323
người từ 15 tuổi trở lên, 20370 nữ. Trong quý IV/2007 thì số nhân khẩu KT1 như


14

sau: 4659 hộ, 20495 khẩu, 14314 người từ 15 tuổi trở lên, 10373 nữ. Số nhân khẩu
KT2: 1550 hộ, 6422 khẩu, 4803 người từ 15 tuổi trở lên, 3285 nữ. Số nhân khẩu
KT3: 2201 hộ, 8596 khẩu, 6544 người từ 15 tuổi trở lên, 4286 nữ. Số nhân khẩu
KT4: 244 khẩu, 3 hssv, 244 người từ 15 tuổi trở lên, 124 nữ. Người nước ngoài ở
khu vực 1 hộ, 9 khẩu, 9 người từ 15 tuổi trở lên.
4. Tình hình kinh tế của phường
Phường Phú Thọ Hòa là địa bàn trung tâm của quận Tân Phú, giá trị tổng sản
lượng thực hiện cả năm 2004 là 34,445 tỷ đồng, đạt 114,8% kế hoạch năm. Việc
thu thuế, các quỹ vận động trong dân đều đạt và vượt chỉ tiêu trên giao và chi đúng
theo quy định. Thực hiện chủ trương của UBND Tp.HCM, nhằm tạo môi trường
sống hợp vệ sinh phường đã phối hợp với ngành chức năng quận kiểm tra các đơn
vị sản xuất kinh doanh, công khai niêm yết các trường hợp phải di dời, tính đến
nay gần 100% cơ sơ gây ơ nhiễm mơi trường hồn thành việc chuyển đi nơi khác.
Chợ Tân Phú 2 (chợ Phường 18 cũ) đến nay đã được nâng cấp, sửa chữa với

tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo của quận, phường đã hồn thành
các cơng trình phúc lợi công cộng như: sửa chữa nâng cấp trạm y tế, phối hợp xây
dựng mới trường trung học cơ sở Lê Anh Xuân, xây dựng cơ sơ hạ tầng kĩ thuật
phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân… cho đến nay trên địa bàn phường đã đưa vào
sử dụng 14 tuyến đường với tổng chiều dài các tuyến là 4083,28m, kinh phí do
ngân sách cấp là 15 tỷ đồng, 25 tuyến hẻm đã được sửa chữa nâng cấp với tổng
chiều dài các hẻm là 2218m, kinh phí thực hiện 959 triệu đồng (trong đó người dân
đóng góp 82%), trùng tu 4 tuyến đường với 100% vốn ngân sách là 2 tỷ 853 triệu
đồng. Cơng trình cải tạo tuyến Kênh Nước Đen với tổng kinh phí đầu tư 34,719 tỷ
đồng trong đó chi kinh phí đền bù giải tỏa cho 30 hộ là 420 triệu đồng. Đến nay
trên địa bàn phường đã có 80% đường sá được bê-tơng nhựa, tráng xi-măng, điện
sinh hoạt đạt 100%, nước sinh hoạt thủy cục đạt 70%. Nổi bật nhất là phong trào
vận động nhân dân hiến đất làm đường, phường đã vận động người dân hiến
12515,4m2 đất với tổng số tiền ước tính khoảng 200 tỷ đồng. Ngồi ra, số tiền về
xây dựng các cơng trình kiến trúc khác trên đất của phường, nhân dân không địi
bồi thường (số tiền đó là gần 6 tỷ đồng). Tình hình trong những năm gần đây do
lượng dân di cư ngày một tăng, họ vào đây tìm các phương thức mưu sinh để duy


15

trì cuộc sống, thì bán hàng rong là loại hình tiêu biểu nhất được lựa chọn của người
có trình độ văn hóa thấp. Theo vị phó trưởng cơng an phường, di dân vào đây đa
số là làm những công việc như bán hàng rong, làm việc trong các xí nghiệp may tư
nhân…


16

CHƯƠNG 2: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI BÁN HÀNG RONG

DI CƯ ĐÔ THỊ
Giới thiệu

Từ biệt họ những con người lúc nào cũng khốc trên mình bộ quần áo mà
người ta thường gọi là “đồ bộ”. Sau những cái nhìn lạ lùng, mang vẻ xa lánh của
người bán hàng rong khi chúng tôi xuất hiện trong “cộng đồng” của họ. Tôi dùng
thuật ngữ này thật đúng ý nghĩa vốn có của nó, vì ở đây có một khơng gian sinh
hoạt chung của tất cả những người đang hành nghề bán hàng rong. Họ cùng chung
một nơi ở, cùng chung một hoàn cảnh sống, cùng làm một công việc, và đặc biệt
họ khép kín mình trong thế giới riêng tư. Rời khỏi ngơi nhà ẩm thấp, chật hẹp, đôi
phần tối tăm, bề bộn, điều mà chúng tôi ấn tượng nhất là bữa ăn của người bán
hàng rong: mâm cơm của mẹ con Hải7. Mâm cơm có một bát nước canh bí xanh,
một đĩa trên đó lỏng chỏng vài con cá khơ đã được kho mặn, giữa đó là bát mắm ớt
cay xè của người miền Trung. “Các con ngồi xuống đây với mẹ con cơ cho vui,
khơng có gì đâu” mẹ của Hải mời chúng tơi ăn. Ra về tơi khơng qn nói với Hải
rằng, em hãy ghi lại một cách chân thực về cuộc sống nơi này cho chị. Hải là một
sinh viên của trường Đại học Tôn Đức Thắng, năm 2 - là con gái của một người
bán hàng rong.
Bài viết sau đây, tơi xin trích lại từ Hải, lời kể mang tâm sự của em vào lúc
đêm khuya “khi mọi người trong nhà đi bán đã về, ngồi bên nhau cùng kể cho
nhau nghe chuyện hơm nay mình bán ra sao, có gặp chuyện vui buồn hay bất trắc
gì khơng?
Tiếng thở dài và lời than vãn là những lời dường như đã quen thuộc với tôi từ
ngày tôi vào thành phố, cường độ của chúng ngày một tăng lên thuận chiều với
chiều đi lên của vật giá, buôn bán ngày càng khó khăn, bà Tám than: mời mãi mà
khách khơng ăn, mua thì chê mắc hay rẻ, bán ít hay nhiều, có người mua rồi lại trả
lại, lúc đó có muốn biện minh cũng khơng được. Mợ tơi thì kể: hôm trước mợ vào
một quán mời khách, vừa vào chủ quán đuổi ra còn hất đổ tung mủng hàng của
mợ, mợ chỉ nói vài câu thanh minh họ đã đánh mơ. Lúc đó, mợ đã khóc, khóc vì
làm cái nghề này bị người ta xem thường, có muốn cũng khơng thể làm gì vì đất

7

Nhân vật được chúng tơi thay đổi tên


17

Sài Gịn mà, bữa đó mợ về phải đi khám bệnh xem có bị gì khơng. Cịn mẹ tơi
người đi bán sớm nhất mà cũng là người về muộn nhất kể: vào qn gặp những vị
khách dễ tính thì khơng sao chứ gặp người khó tính thì họ nói này nói nọ. Nào là
hơm nay cút cịn sống, chả nguội hay nhỏ q, họ khơng mua, nhiều khi cịn qt
tháo nữa, mẹ chỉ lẳng lặng bước ra mà quẹt nước mắt lăn trên gò má. Bà Bốn tiếp
vào lời mẹ nói: hơm trước bà đi bán nem gặp một tốn thanh niên, bà mời họ mua
hàng, họ giả vờ mua đưa ra tờ bạc 50.000đ bảo bà thối. Bà vừa rút ví tiền ra, họ
giật chạy mất, lúc đó bà chỉ có khóc chứ có làm gì được đâu. Bên cạnh đó cũng có
những người khách thật tốt bụng, thấy người già cả họ thường mua hàng có khi
cịn cho thêm tiền …

*

*

*

Lời kể của Hải đã gợi mở rất nhiều vấn đề cốt yếu liên quan đến cuộc sống của
những con người đang làm công việc bán hàng rong. Nhóm nghiên cứu của chúng
tơi đã quyết định thực hiện đề tài “Tìm Hiểu Đời Sống Của Người Bán Hàng Rong
Di Cư Đô Thị”. Trong những tháng vừa qua chúng tơi đã liên tục có mặt ở thực địa
mà chủ yếu là địa bàn phường Phú Thọ Hòa - địa điểm lựa chọn nghiên cứu của
chúng tôi.


2.1 Phác họa chung về tình hình của người bán hàng rong
Những người quê Quảng Ngãi mà chúng tôi tiếp cận được sống thành những
nhóm nhỏ với nhau (3 nhóm), nhóm đơng nhất 15 người dưới sự “quản lí” của Bác
Huần. Nhóm thứ 2 có 10 người dưới sự quản lí của chú Hà, nhóm cịn lại có 5
người nhưng chúng tơi chỉ lập bản hỏi cho một người. Những người quản lí nói
trên – cũng là người đứng ra làm giấy đăng tạm trú tạm vắng cho mọi người.
Điều mà nhóm nghiên cứu của chúng tôi phát hiện được khi lần đầu tiếp cận
với người quản lí của các nhóm khi tơi đặt câu hỏi: “nhóm của chú có bao nhiêu
người bán loại hàng này?” Là họ rất e dè, người ta hỏi lại tôi rằng: “cô là người
của phường phái tới hả?”. Một phân vân trong đầu nhà nghiên cứu là tại sao ông
chủ lại hỏi tôi như thế? Phải chăng, ở đây có điều gì khơng minh bạch? Khi cuộc
nói chuyện dần trở nên thân thiện hơn giữa nhà nghiên cứu với đối tượng mình
đang tiếp xúc thì sự phân vân của tôi được minh bạch khi đối tượng cho biết:


18

Những người già cả, ở ngoài quê khi vào thành phố với lí do già rồi nên khi vào
trong này họ khơng xin giấy tạm vắng của chính quyền địa phương, mà khơng có
giấy tạm vắng thì sao xin được giấy tạm trú; vì thế họ sợ tơi là người của phường
tới kiểm tra.
Tình trạng cư trú hiện nay
Trường hợp

Tỉ lệ (%)

Tạm trú có đăng kí

35


87.5

Missing

5

12.5

Tổng cộng

40

100.0

Nguồn thống kê của nhóm thực hiện
(Missing: lỗi số người khơng trả lời, ở đây là 5)

Quê quán
Quê quán
Quảng Ngãi
Hà Tây
Nam Định
Hà Nam
Tổng cộng

Trường hợp

Tỉ lệ (%)


26
10
2
2
40

65.0
25.0
5.0
5.0
100.0

Nguồn thống kê của nhóm thực hiện
Trong tổng số 40 đối tượng mà chúng tơi tiếp cận thì 35 người có đăng kí tạm
trú, trong đó số người quê Quảng Ngãi là 26 người chiếm 65%, số người quê Hà
Tây là 10 người chiếm 25%, Còn lại 4 người chia đều cho hai tỉnh Nam Định và
Hà Nam.

2.1.1

Lí do di cư

Những người nông dân quyết định xuất cư từ quê hương gốc nông thôn ra
thành phố mang một tâm lí tin tưởng, tại nơi ở mới họ sẽ tìm được việc làm tốt
hơn, cuộc sống của họ sẽ được cải thiện khá hơn, nhiều thuận lợi hơn và họ có thể
kiếm tiền gởi về q ni con ăn học, phụ giúp cha mẹ, giúp gia đình giải quyết
cảnh khó khăn nghèo túng. Một tâm lí khác nữa là họ sẽ nhận được sự trợ giúp về


19


mặt vật chất và tinh thần, những khích lệ động viên hỗ trợ về nhiều mặt của cha
mẹ, của những người láng giềng, những người đồng hương nhập cư đã lâu và đang
có cuộc sống và việc làm tương đối ổn định tại thành phố.
Vấn đề này được chúng tôi đặt ra, khi thực hiện phỏng vấn sâu cô Thủy, cơ
Đào và cơ Vui. “Vì sao cơ lại vào trong này làm ăn xa như vậy?”, “Ngồi q
khơng có tiền nên phải đi làm, khơng có việc làm, đất chật người đơng, ruộng thì
có 6 miếng ruộng; 5 người, mới có một đứa con có ruộng; hai vợ chồng với hai
đứa con mà có sào 2 ruộng mà mỗi một vụ phải trả 220.000đ tiền sản phẩm rồi”
(phỏng vấn cô Đào - quê Nam Định, bán khoai chiên, chuối chiên). Cuộc sống
thơn q đầy những chật vật, khó khăn mà dân số ngày một tăng mà đất thì khơng
đẻ ra, rồi thời tiết bão lụt, mất mùa: “Hồi 3 vụ, chứ giờ hết rồi, bây giờ hai vụ,
nhưng mà có lần mất mùa, khơng có lúa”. “Mất mùa khơng có lúa cắt ln á! Hồi
mưa gió bão, như mùa này thì khơng có gì hết” (phỏng vấn cơ Thủy q Quảng
Ngãi).
Công việc hiện nay cụ thể của cô bác là gì?
Mặt hàng

Trường hợp

Bán các loại hàng, bánh tráng,
đậu phộng, xồi, trứng cút

25

Bắp luộc
Bán khoai chiên
Mặt hàng khác
Tổng cộng


10
2
3
40
Nguồn thống kê của nhóm thực hiện

Tỉ lệ (%)
62.5
25.0
5.0
7.5
100.0

Qua bảng ta thấy được trong 40 trường hợp thì có 25 người là bán các mặt hàng
như bánh tráng, đậu phộng, xoài, trứng cút… chiếm 62,5%, có 10 trường hợp bán
bắp luộc chiếm 25%; 2 người bán khoai chiên tương đương với tỉ lệ 5%; ba trường
hợp bán các mặt hàng khác. Vì lí do bản hỏi không thể liệt kê được hết các mặt
hàng. Tuy thế chúng tơi cũng đã có cuộc nói chuyện với những người này như một
cuộc phỏng vấn thực sự và được biết, một người quê Hà Tây bán hột vịt lộn, một
người quê Hà Nam bán băng đĩa (mà trước kia người này cũng đã từng bán bắp
luộc, với lí do cơng việc bán bắp luộc “cực q thức đêm, vất vả lắm”! Nên đã
chuyển sang bán băng đĩa) và một người chuyên bán nem, chả cho các quán nhậu.


20

Quê quán

Quảng Ngãi
Hà Tây

Nam Định
Hà Nam
Tổng cộng

Quê quán và Công việc hiện nay
Công việc hiện nay cụ thể của cô/bác làgì?
Bán các loại
hàng bánh
Bán khoai Mặt hàng
tráng, đậu
Bắp luộc
chiên
khác
phộng, xồi,
trứng cút…
25
0
0
1
0
8
0
2
0
0
2
0
0
2
0

0
25
10
2
3

Tổng
cộng

26
10
2
2
40

Nguồn thống kê của nhóm thực hiện
Điều nhận thấy được thơng qua bản số liệu trên đó là sự khác biệt về q qn
thì dẫn đến tương ứng theo nó là sự khác biệt về việc lựa chọn mặt hàng để bán.
Kết hợp bản hỏi và phỏng vấn đối tượng chúng tôi thấy rằng: tất cả những người
quê Quảng Ngãi đều bán một mặt hàng, bánh tráng, đậu phộng, trứng cút, nem
chả, xồi, sơ-ri… Một ơng chủ đứng ra lấy hàng về phân phối lại cho những người
bán hàng rong này, ơng chủ chính là người quản lí, vào thành phố trước. Theo lời
của một người bán hàng rong đã được chúng tơi phỏng vấn sâu (cơ Thủy) nói:
“Ơng đi vô trước, rồi cô vô sau, ông dẫn đi một xe người vô, xuống Bến xe Miền
Đông rồi vô đây”.
Những người quê Hà Tây thì lại bán Bắp luộc với 8 trường hợp theo thống kê
của bản hỏi và thông tin từ chính đối tượng chúng tơi lập bản hỏi này đây khơng
phải là nhóm duy nhất ở phường bán bắp luộc. Một nhóm khác với số lượng đơng
hơn khoảng trên 40 người mà đa số quê ở Hà Tây, không thể bỏ qua thông tin này
và chúng tôi ngay lập tức tìm hiểu về nhóm này. Như vậy có thể nhận định một

điều rằng cũng giống như nhóm của những người quê Quảng Ngãi thì người bán
bắp luộc này cũng có một mạng lưới xã hội của mình – cụ thể ở đây là những
người họ hàng thân quen ở ngoài quê, khi một người vào thành phố làm ăn, công
việc xuôi chèo theo ý muốn họ về quê đưa người thân, họ hàng của mình vào làm
ăn.
Bán hàng rong – một phương thức mưu sinh của người nhập cư có trình độ học
vấn khơng cao.


21

Trình độ học vấn
Học vấn

Trường hợp

0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng cộng
Missing
Tổng cộng


1
3
6
4
3
12
5
3
1
1
39
1
40

Tỉ lệ (%)
2.5
7.5
15.0
10.0
7.5
30.0
12.5
7.5
2.5
2.5
97.5
2.5
100.0

Nguồn thống kê của nhóm thực hiện


Qua bản hỏi ta thấy được; có 12 trường hợp người bán hàng rong có trình độ
học vấn lớp 5, chiếm tỉ lệ 30%, có 6 trường hợp chỉ học đến lớp 2 chiếm tỉ lệ
tương thích là 15%; 5 trường hợp học tới lớp 6, chiếm tỉ lệ 12,5%; 3 trường hợp
học lớp 1, chiếm 7,5%. Như vậy, công việc bán hàng rong là sự lựa chọn của
những người có trình độ học vấn khơng cao.
Bán hàng rong khơng có sự phân biệt về tuổi tác nhưng có sự phân biệt về giới
tính.
Tuổi và giới tính của người bán hàng rong

Tuổi
Tuổi lao động
Tuổi ngồi lao động
Tổng cộng

Giới tính
Nữ
Nam
28
7
5
0
33
7

Tổng
cộng
35
5
40


Nguồn thống kê của nhóm thực hiện
Bảng số liệu cho chúng ta thấy những người bán hàng rong ở lứa tuổi nào
cũng có (người thấp nhất là 20 tuổi, người ở độ tuổi cao nhất là 68 tuổi). Theo quy
định của nhà nước phụ nữ từ 55 tuổi trở lên đã bước qua tuổi lao đọng, tuy vậy có
5 trường hợp ngồi độ tuổi lao động vẫn hàng ngày làm việc và thời gian làm trên


22

ngày cũng không hề kém cạnh những người khác. Tuy nhiên, lại có sự phân biệt về
giới trong cơng việc bán hàng rong. Kết hợp với phỏng vấn sâu tại nhóm những
người bán bánh tráng q Quảng Ngãi thì chỉ có một người nam bán hàng đó là
con rể của ông quản lí, nhưng người này không phải bán tất cả những mặt hàng
như những người cùng quê với mình mà anh ta chỉ bán nem, chả, ché và đa số là
đổ bn cho các qn nhậu.
Cịn đối với những người bán bắp luộc thì khơng có sự phân biệt về giới tính
mạnh mẽ, số lượng người bán được chia đều cho cả nam và nữ. Như vậy xét trên
bình diện chung có sự khác biệt giới trong việc bán hàng rong nhưng sự khác biệt
này chỉ diễn ra trong giới hạn mặt hàng bán.
Nhận xét này được chúng tôi xét trên nhiều mặt hàng bán như: băng đĩa, bắp
luộc, những người bán kính, móc đeo chìa khóa, trái cây, hủ tiếu, cháo, vé số, bán
báo… đều có sự quân bình nhất định về số lượng nam và nữ.

2.1.2

Mạng lưới xã hội của người bán hàng rong
Xin cho biết thông tin về nơi ở hiện nay

Nơi ở

Phòng trọ riêng
Phòng trọ chung
Tổng cộng

Trường hợp
12
28
40

Tỉ lệ (%)
30.0
70.0
100.0

Nguồn thống kê của nhóm thực hiện
Bản số liệu trên cho chúng ta thông tin về nơi cư trú của người bán hàng
rong; 12 trường hợp cho thơng tin ở phịng trọ riêng, 28 trường hợp thơng tin ở
phịng trọ chung.
Nhóm người mà chúng tơi thực hiện nghiên cứu thuộc hai dạng cư trú phòng
trọ chung và phòng trọ riêng. Nhưng ranh giới giữa riêng và chung chỉ là hình
thức tương đối. Đứng trên bình diện chung nhất nếu phòng trọ chung là tất cả
mọi người cùng sống chung dưới một mái nhà, sử dụng tập thể các cơng trình vệ
sinh, nhà tắm, bếp… thì những ngưới bán bắp luộc (tất cả họ cho rằng mình đang
ở phịng trọ riêng bởi vì họ vào đây là cả vợ lẫn chồng), mỗi cặp vợ chồng là một
gian phòng riêng, nhưng nhà tắm, nhà vệ sinh, sử dụng điện nước… lại là sử
dụng chung. Thậm chí, hai trường hợp bán khoai chiên, cũng di cư cả vợ chồng


23


vào. Chồng của hai trường hợp này đều chạy xe ba-gác, họ cũng dùng phòng trọ
chung về, điện nước, nhà vệ sinh…
Những người di cư vào thành phố là họ đã tìm được cho mình một cơng việc
nhất định, nếu có mất thời gian để tìm việc thì khơng đáng kể. Trên bình diện
chung họ phải có một mạng lưới xã hội, vì chỉ khi có điều kiện này thì mức độ
nhanh chóng có cơng việc làm ln là rất cao. Đối với họ mạng lưới xã hội chính
là những người họ hàng, làng xóm thân quen vào thành phố trước. Khi công việc
được xuôi chèo mát mái, họ trở lại quê đưa thêm người vào làm. Việc đưa thêm
người này không phải một sớm một chiều với một số đơng. Đó là sự tích lũy dần
sau nhiều lần về q của ơng chủ.
Khi người quản lí đưa người bà con, họ hàng của mình vào trong này, thì họ
phải có trách nhiệm lo nhà ở, cơng việc làm, tập hợp giấy tờ tùy thân của từng
người và mang tới chính quyền địa phương làm giấy tạm trú cho họ… Tất cả
những con người này được sinh sống như một cộng đồng thu nhỏ, khép kín. Có khi
là 14, 15 người có khi là trên hai ba chục người. Đại đa số họ đều là những người
bà con, hàng xóm của nhau từ ngoài quê. Phải chăng ở đây yếu tố văn hóa của
cộng đồng làng xã người Việt từ xưa vẫn được các nhóm di cư này gìn giữ thơng
qua một hình thức mới, một cách thức mới và đặc biệt là tại mơi trường mới đơ
thị? Điều đó được thể hiện rõ ràng, chi tiết hơn khi chúng tôi thực hành quan sát
tham dự tại cống đồng. Tất cả họ đùm bọc nhau, che chở cho nhau, có khi người
này thiếu tiền khơng có tiền để trả cho bà chủ thì họ sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo,
chia sẻ cho nhau, đồng cam cộng khổ. Yếu tố khép kín của văn hóa làng xã cũng
phần nào tái hiện tại cộng đồng di cư vào thành phố này: một ngôi nhà chung, một
phong cách sinh hoạt chung, một cuộc sống tách biệt với những người hàng xóm
thành thị. Điều này được thể hiện nếu chúng ta đứng trên bình diện của tính chất
cơng việc bán hàng rong, khi hoạt động chủ yếu của họ là về đêm (từ 3 giờ chiều
tời 3 giờ sáng) - khoảng thời gian của nghỉ ngơi của mọi người, thì họ lại bươn
chải khắp đường cùng ngõ hẻm của các con phố, từ các quán nhậu lớn cho tới quán
lẩu bình dân! Hơn thế nữa, sức ép của công việc làm cho họ không có thời gian để
tạo thêm cho mình những mối quan hệ xóm giềng nơi đơ thị. Sức ép đó là làm sao

ngày phải bán hàng thật nhiều, bằng không hôm đó khơng có ăn, khơng có tiền nộp


×