Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

vai trò của siêu thị với người tiêu dùng hà nội hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp siêu thị vinaconex và siêu thị intimex hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 72 trang )

Website: Ema il :
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1> Lý do chọn đề tài
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 đã vạch rõ: "Giai
đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng thời kì phát triển đổi mới đẩy
mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ của nhân dân ta là tập
trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh công cuộc
đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ tiếp tục phát triển kinh tế nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa."
Thực hiện mục tiêu của Đảng đề ra, trong những năm qua nền kinh tế xã
hội nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển trị giá tổng
sản phẩm trong nước (GDP) liên tục vượt qua con số 9% năm 1995, cụ thể là
năm 2000 tăng gấp đôi năm 1991 (2,07 lần), tích luỹ nội bộ nền kinh tế từ chỗ
không đáng kể lên đến 27% GDP. Trong GDP, tỉ trọng nông nghiệp từ 38,7%
giảm xuống còn 24,3% - công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 36,6% - dịch vụ
từ 30,6% tăng lên 39,1%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 220 USD (năm
1991) lên 400 USD (năm 2000). Bộ mặt kinh tế - xã hội nước ta không ngừng
biến đổi, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí
Minh…
Đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn
với sự phát triển sôi nổi của thị trường tiêu dùng. Bên cạnh sự phục hồi và hoạt
động bình thường của thị trường truyền thống đã và đang xuất hiện các loại hình
thương mại và dịch vụ mới, đây là dấu hiệu của một tổ chức sinh hoạt đô thị mới
đang nảy nở. Siêu thị là một trong những nét mới đó. Tổ chức thương mại này
không những khác hẳn với cung cách của các ngôi chợ truyền thống vốn quen
thuộc trước đây mà còn biểu hiện một nếp sống mới, một cách thức tiêu dùng
mới, một sinh hoạt mới trong đời sống của cư dân một đô thị đang trên đà phát
triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Website: Ema il :
Hà Nội là một thành phố trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá- khoa học


và công nghệ, là đầu mối giao thông và giao dịch thiết yếu của cả nước cũng
như cả khu vực. Hà Nội có sức thu hút và khả năng lan toả rộng lớn, có tác động
trực tiếp và mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế chung, đặc biệt là đối với
"tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh". Đây
cũng là nơi có quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất nước ta.
Siêu thị xuất hiện và trở thành một hiện tượng mới, tất yếu trên tổ chức sinh
hoạt không gian của thành phố trung tâm này.
Chọn đề tài này, tác giả muốn dùng cách tiếp cận xã hội học để nghiên
cứu về siêu thị không phải chỉ trên khía cạnh kinh tế thuần tuý mà chủ yếu
hướng vào các khía cạnh xã hội. Mục đích là tìm hiểu mối quan hệ giữa siêu thị
và người tiêu dùng thông qua nhu cầu, thái độ, hành vi của nhóm khách hàng ở
các siêu thị. Với đề tài: "Vai trò của siêu thị với người tiêu dùng Hà Nội hiện
nay (qua nghiên cứu trường hợp siêu thị Vinaconex và siêu thị Intimex Hà
Nội)". Tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc nhận diện
những vấn đề mới mà cuộc sống đang đặt ra trong phương thức tổ chức đô thị.
2> Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lí luận
Đây là một đề tài nghiên cứu trường hợp nên có ý nghĩa nhất định đối với
những nghiên cứu chọn mẫu hay nghiên cứu tổng thể về sau. Các thông tin thực
nghiệm từ thực tế xã hội sẽ có vai trò như một trong rất nhiều cơ sở dữ liệu cho
việc phân tích và khái quát lí luận của xã hội học lối sống đô thị.
Bên cạnh đó với việc vận dụng một số lí thuyết xã hội học vào giải quyết
một vấn đề cụ thể của thực tiễn, đề tài có tác dụng phát triển hướng lí luận về
nhận thức và hành động trong xã hội học, chúng ta sẽ có cơ hội để kiểm định
khả năng thích ứng của các lí thuyết này trong đời sống xã hội.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nắm bắt những mặt tích cực cũng như tiêu cực của siêu thị hiện nay
thông qua phân tích mục đích, hành vi, cung cách đi siêu thị của người tiêu dùng
Website: Ema il :
từ đó góp phần nhận dạng tổ chức thương mại này một cách đầy đủ và sâu sắc

hơn. Trên cơ sở đó, cung cấp cho các nhà quản lí một cách nhìn khoa học và
thực chứng để kịp thời phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu
cực nhất là trong công tác quản lí và điều hành. Đề tài phần nào cũng có ý nghĩa
tham khảo đối với các cấp quản lí siêu thị và thương mại nói chung.
3> Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu mục đích đi siêu thị của người tiêu dùng Hà Nội hiện nay.
3.2. Tìm hiểu vai trò của siêu thị với người tiêu dùng.
3.3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của
người tiêu dùng (giới tính, tuổi, học vấn, nghề nghiệp…) với mục đích đi siêu thị
để thấy được cung cách, nhu cầu đi siêu thị.
3.4. Đưa ra một số kết luận và giải pháp mang tính chất dự báo và đề xuất
trước những vấn đề thực tế trên.
4> Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của siêu thị với người tiêu dùng Hà Nội hiện
nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Người tiêu dùng mua hàng tại hai siêu thị trên.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Từ tháng 3/ 2004 đến tháng 5/2004
- Không gian: Siêu thị Vinaconex- 24 Hai bà Trưng và siêu thị Intimex- 26_ 32
Lý thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
4.4. Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu
Thực ra đề tài không nghiên cứu về kinh tế nên tác giả không dựa trên sự
thành công về kinh doanh, nghĩa là không chọn siêu thị trong nhóm làm ăn có
hiệu quả- trong quá trình lựa chọn siêu thị để nghiên cứu, tác giả có cân nhắc
đến cơ sở pháp lí của việc thành lập siêu thị , vị trí, đặc điểm… mỗi siêu thị và
quan trọng là khả năng tiếp cận và thu thập thông tin của tác giả. Điều này sẽ có
Website: Ema il :
hạn chế về cái nhìn tổng thể nhưng khi đi vào phân tích cũng thấy được các đặc
điểm chung của hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội.
5> Phương pháp nghiên cứu.

5.1. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu:
- Tập hợp một số từ điển, niên giám, văn kiện, bài đăng trên các tạp chí lí luận
và báo cáo… về lối sống, thương mại, tiêu dùng và các vấn đề có liên quan.
- Thu thập các thông tin về hoạt động của siêu thị thông qua một số báo cáo của
Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Thương mại Hà Nội và của hai siêu thị.
Các tài liệu này được sắp xếp theo danh mục tài liệu tham khảo.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng:
Đây là phương pháp thu thập thông tin chính của đề tài. Thu thập thông
tin qua bảng ankert trong thời gian từ 15/4/2004 đến 3/5/2004. Do đặc điểm khó
nắm bắt và tiếp xúc của đối tượng, bảng hỏi gói gọn trong những thông tin về
đặc điểm đối tượng (như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, học vấn, chi tiêu) và nội
dung gồm các câu hỏi về lí do đi siêu thị, mức độ đi siêu thị, nhận định về hoạt
động siêu thị.
Cơ cấu mẫu gồm 203 mẫu gồm những khách hàng đi mua hàng trong hai
siêu thị trên. Do đặc điểm siêu thị Vinaconex dễ tiễp xúc với khách hàng hơn
nên tôi chọn mẫu nghiên cứu đông hơn siêu thị Intimex 50 phiếu.
Mẫu được chọn ngẫu nhiên trong số những người có mua hàng trong siêu
thị hơn là nhóm những người đi siêu thị không với mục đích đi mua sắm hoặc
chỉ mua ở các gian hàng thuê mặt bằng cùng siêu thị.
Mẫu được chia đều tương đối cho hai giới nam và nữ; tập trung trong độ
tuổi trên 18 vì những người này có khả năng độc lập về thu nhập và chi tiêu
cũng như làm chủ hành vi tiêu dùng của mình.
Cụ thể là:
Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra
STT Tiêu chí Tần suất Tỉ lệ
Website: Ema il :
(%)
1 Giới tính: Nam
Nữ
89

114
43.6
56.2
2 Học vấn: PTTH
Sơ cấp- Trung cấp
Cao đẳng- Đại học
Sau Đại học
9
25
136
33
4.4
12.3
67
16.3
3 Nghề nghiệp: Nội trợ
HS- SV
Cán bộ Nhà nước
Cán bộ ngoài quốc doanh
Kinh doanh
4
24
98
57
20
2.0
11.8
48.3
28.1
9.9

4 Tuổi: Dưới 18
18- 24 tuổi
25- 40 tuổi
40- 55 tuổi
Trên 55 tuổi
2
31
112
54
4
1.0
15.3
55.2
26.6
2.0
5 Nhân khẩu: Sống 1 mình
Sống cùng người khác
19
184
9.4
90.6
6 Chi tiêu/ tháng: Dưới 1triệu
1 triệu- 2 triệu
2 triệu- 3 triệu
Trên 3 triệu
24
91
48
40
11.8

44.8
23.6
19.7
5.3. Phương pháp thu thập thông tin định tính:
- Quan sát nhiều lần ở hai siêu thị và quan sát có tham gia tại siêu thị
Vinaconex nên những thông tin thu nhận được ở siêu thị Vinaconex sẽ nhiều
hơn.
- Phỏng vấn sâu có ghi âm 10 khách hàng và phỏng vấn có ghi chép 10
nhân viên siêu thị (mỗi siêu thị 5 người).
- Trao đổi với cán bộ phụ trách về siêu thị ở Sở Thương mại và Sở Kế
hoạch và đầu tư Hà Nội, hai cán bộ quản lí của hai siêu thị.
5. 4. Phương pháp xử lí thông tin
Website: Ema il :
- Các thông tin tư liệu được đọc, xem kĩ, có phân tích và tập hợp theo
từng chủ đề cần sử dụng để trình bày trong phần tổng quan, xây dựng khung lí
thuyết, tình hình chung về siêu thị ở Hà Nội…
- Các thông tin định lượng: được sử lý bằng chương trình SPSS 10.0.
Riêng về mức độ đi siêu thị bảng hỏi yêu cầu khách hàng tính theo tuần, theo
tháng và mức chi tiêu cũng được qui về theo đơn vị tháng.
- Các thông tin định tính: được phân tích và lọc ra theo từng chủ đề dưới dạng
trích dẫn báo cáo quan sát, trích dẫn gỡ băng hoặc trích dẫn ghi chép phỏng vấn
sâu, toạ đàm. Trong khi trình bày tác giả sử dụng các trích dẫn này song song
với các số liệu thống kê định lượng.
6> Giả thuyết nghiên cứu
6.1. Siêu thị ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống tiêu dùng của
cư dân Hà nội hiện nay.
6.2. Nhận định về vai trò của siêu thị ở các nhóm tiêu dùng khác nhau
cũng khác nhau.
6.3. Những yếu tố như giới tính, nghề nghiệp, học vấn… có ảnh hưởng
nhất định đến mục đích, hành vi đi siêu thị của người tiêu dùng.

6.4. So với các loại hình kinh doanh mua bán khác, siêu thị còn có một
vai trò xã hội đặc biệt đó là vai trò liên kết xã hội.
7> Khung lí thuyết
Điều kiện văn hoá- kinh tế- xã
hội H Nà ội
Cơ chế thị trường
Đời sống vật chất của người
dân
Vai trò của siêu thị
Đời sống tinh thần của người
dân
Kết luận v già ải pháp
Website: Ema il :
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1>Cơ sở lí luận
1.1.Phương pháp luận Mác - xít:
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; luôn xem
xét sự vật- hiện tượng trong một quá trình phát triển với những mối liên hệ phổ
biến và tác động lẫn nhau. Vận dụng cách tiếp cận này, tác giả đi sâu lí giải về
nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng đi siêu thị như kết quả tác động của nhiều
yếu tố trong đó tập trung vào các yếu tố cơ bản là: văn hoá xã hội, tâm lí, kinh
tế.
1.2. Các lí thuyết nghiên cứu.
 Lí thuyết hành vi
Lý thuyết hành vi quan tâm nghiên cứu về hành vi của chủ thể, lý thuyết này
rất phát triển ở Mỹ. Lý thuyết này cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu
được những gì chũng ta không thể trực tiếp quan sát được. Do đó, đối tượng
nghiên cứu của lý thuyết hành vi là những phản ứng quan sát được của các cá

nhân khi họ trả lời kích thích. Chủ nghĩa hành vi cho rằng các các tác nhân
Website: Ema il :
quy định các phản ứng của con người, do đó qua các phản ứng cũng có thể
hiểu được các tác nhân. Mô hình hành vi theo lý thuyết hành vi bào gồm một
chuỗi các kích thích và phản ứng: S → R, trong đó S là tác nhân kích thích
và R là phản ứng của chủ thể trước kích thích đó.
Theo sơ đồ này, hành vi của con người mang tính máy móc và không có
sự tham gia của yếu tố nhận thức của chủ thể. Sau này, các nhà hành vi luận
hiện đại đã bổ sung thêm nhân tố S  I  R đề cao các tác nhân trung gian
trong quá trình con người đưa ra các phản ứng của mình trước các tác nhân
kích thích. Điều đó đồng nghĩa với việc khẳng định có nhiều nhân tố có thể
tác động đến hành vi của con người, không chỉ là các kích thích có thể quan
sát được.
Vận dụng vào đề tài nghiên cứu, chúng tôi quan niệm sự xuất hiện của hệ
thống các siêu thị như một nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng của người
dân Hà Nội, từ đó có thể tìm hiểu về vai trò của hệ thống siêu thị trong đời
sống của người tiêu dùng Hà Nội hiện nay.
 Lí thuyết hành động xã hội
Các lý thuyết xã hội học về hành động có nguồn gốc từ M. Weber, G.
Mead, F. Znaniecki, T. Parsons… những tác giả này đều coi hành động xã hội là
cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở của đời
sống xã hội của con người. Và mặc dù tiếp cận ở các góc độ khác nhau song các
tác giả này đã gặp nhau ở các điểm sau:
- Hành động xã hội là hành động hướng tới người khác.
- Hành động xã hội là hành động có tính định hướng mục đích.
- Trong hành động xã hội luôn có sự tham gia của yếu tố ý thức dù mức
độ có thể khác nhau. Nói cách khác, chủ thể của hành động luôn gắn cho hành
động đó một ý nghĩa chủ quan nhất định.
Trong đời sống của con người, tồn tại cả hành động xã hội và hành động
không mang (hoặc ít có) tính xã hội. Đó có thể là những hành động như: đang

chạy bị vấp ngã, bị té… Đối với những dạng hành động này, chúng ta hoàn toàn
Website: Ema il :
có thể nhận thấy không có sự tham gia của yếu tố ý thức. Nhà xã hội học gọi đó
là hành động vật lý- bản năng.
Khác với các nhà hành vi luận trước đây chỉ quan tâm nghiên cứu những
phản ứng quan sát được của các cá nhân khi họ trả lời các kích thích, các nhà xã
hội học rất quan tâm đến cấu trúc của hành động xã hội và cung cấp cho chúng
ta mô hình sau:
Sự phân chia các bộ phận của chúng chỉ là tương đối, trên thực tế, chúng
tồn tại gắn bó và có mối liên quan hữu cơ với nhau.
Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu của mình, tác giả xác định việc đi
siêu thị của người tiêu dùng là một dạng hành động xã hội vì:
- Hành động này là hành động có ý thức, có sự cân nhắc của chủ thể. Xét
trong cấu trúc của hành động xã hội: siêu thị và đồ trong siêu thị chính là " công
cụ" mà chủ thể của hành động xuất phát từ nhu cầu- động cơ thúc đẩy đã quyết
định lựa chọn hành vi nhằm đạt được mục đích của mình.
- Tính định hướng mục đích của hành động đi siêu thị được thể hiện trong
các hành vi như: đi xem hàng hoá, đi mua đồ, đi chơi, giải trí…
- Đặt trong hoàn cảnh của hành động xã hội, việc đi siêu thị chịu những
tác động nhất định của các giá trị, chuẩn mực xã hội: như nhiều người cho rằng
siêu thị chỉ bán đồ cao cấp, chỉ dành cho những người có thu nhập cao…
 Lí thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lí
Lý thuyết này bắt nguồn từ chủ nghĩa hành vi và thuyết lựa chọn hợp lí
với các học giả tiêu biểu là: Thibaut và Keley, G. Homans, P.Blau, Emerson…
 Lí thuyết lựa chọn hợp lí.
Friedman và Hechter đã đưa ra lí thuyết lựa chọn hợp lí với mục đích là
các chủ thể (actor). Cả hai tác giả không quan tâm đếntính chất sở thích hay là
cơ sở tạo ra sự mong muốn (nhu cầu) của chủ thể mà chủ yếu quan tâm đến sự
lựa chọn của chủ thể phù hợp với hệ thống sở thích của họ. Nghĩa là không quan
Ho n cà ảnh

Nhu cầu
Động cơ Chủ thể Công cụ
phương
Mục
đích
Website: Ema il :
tâm đến cái mà chủ thể mong muốn mà chỉ quan tâm đến cách mà chủ thể sử
dụng để đạt đến mục đích cuối cùng và kết quả đạt được có phù hợp với mong
muốn của chủ thể hay không.
Friedman và Hechter cho rằng đối với chủ thể thì không có nhiều sự lựa
chọn hay cơ may có sẵn bởi trên thực tế không có nhiều cơ may cho các trường
hợp. Như vậy, bắt buộc họ phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu hay
những sở thích cơ bản, cần thiết nhất và đạt đến mục đích cuối cùng. Nhưng
trong khi đó chủ thể cũng luôn có xu hướng tính đến lợi ích kế tiếp của họ nên
hai ông đã đặt vấn đề trong sựu lựa chọn của chủ thể có xét đến chi phí (cost)
với cái mà anh ta đạt được, có tính đến khả năng thực hiện của bản thân. Nếu
chủ thể nhận thức mục đích với giá trị cao nhất không phù hợp với khả năng
hiện tại của bản thân thì anh ta dễ dàng lựa chọn một phương án khác phù hợp
với khả năng của anh ta hơn.
Tuy nhiên, ông phát hiện ra chủ thể trong quá trình hành động chịu tác
động của hai nhóm yếu tố:
- Thứ nhất, sự hiếm hoi của các tiềm năng. Mỗi chủ thể hành động có các
tiềm năng khác nhau cũng như cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm năng
khác nhau. Trong đề tài này, có thể hiểu tiềm năng là mức sống, thông tin về
siêu thị, về hàng hoá, dịch vụ… của người tiêu dùng. Đối với những người có
nhiều tiềm năng, mục đích có thể đạt được dễ dàng hơn so với những người có ít
tiềm năng. Liên quan đến vấn đề tiềm năng là vấn đề chi phí, giá phải trả. Trong
việc theo đuổi mục đích, các chủ thể phải quan tâm đến giá của hành động lôi
cuốn nhất kế tiếp của họ. Các chủ thể có thể chọn cách không theo đuổi mục
đích có giá trị cao nhất nếu cơ may quá ít và tiềm năng của bản thân là không

đáng kể. Tóm lại, các chủ thể hành động luôn tối đa hoá điều lợi cho mình.
- Thứ hai, các thể chế xã hội. Các thể chế xã hội đã áp đặt các khuôn mẫu
hành động cho các cá nhân thông qua các tiêu chí, các qui luật, các nguyên tắc
tạo ra sự ảnh hưởng có hệ thống tới các kết quả xã hội.
 Lí thuyết trao đổi của Homans
Website: Ema il :
Lí thuyết trao đổi của Homans đưa ra 6 định đề để lí giải hành động của
các cá nhân. Theo ông, hành động của cá nhân là kết quả của sự tính toán nhằm
tối đa điều lợi cho họ. Các cá nhân luôn tính toán, so sánh giữa chi phí bỏ ra
(cost) với số lượng phần thưởng (reward) mà họ đạt được như là kết quả của
hành động.
- Định đề thành công: đối với mọi hành động do cá nhân thực hiện,
một hành động cụ thể của cá nhân càng được ban thưởng nhiều càng có khả
năng sẽ thực hiện hành vi đó.
- Định đề giá trị: kết quả hành động của một cá nhân càng có giá trị với
anh ta càng có khả năng anh ta sẽ thực hiện hành động.
- Định đề kích thích: nếu trong quá khứ có một hay một tập hợp các kích
thích khiến cho hành động cá nhân nhận được ban thưởng thì kích thích hiện tại
càng giống với quá khứ càng có khả năng cá nhân thực hiện hành động đó.
Định đề hợp lí: trong quá trình lựa chọn hành động, chủ thể hành động sẽ
lựa chọn hành động mà theo nhận thức của anh ta vào lúc đó, giá trị của hành
động là lớn nhất.
- Định đề thiếu thốn- dư thừa: một cá nhân càng nhận được sự ban thưởng
cụ thể trong một quá khứ gần, ban thưởng đó càng trở nên ít có giá trị với anh ta.
Mối lợi mà cá nhân nhận được như là kết quả hành động của anh ta ngày càng
lớn, càng có khả năng anh ta sẽ thực hiện hành động.
- Định đề gây hấn- bằng lòng: một là, khi anh ta không nhận được phần
thưởng mà mình mong đợi hay nhận được sự trừng phạt mà anh ta không mong
đợi, anh ta sẽ nổi giận- anh ta sẽ thực hiện hành vi gây hấn và kết quả hành vi đó
trở nên có giá trị hơn đối với anh ta. Hai là, khi hành động đó nhận được phần

thưởng mà anh ta kì vọng thậm chí nhiều hơn anh ta mong đợi, hoặc không phải
nhận sự trừng phạt anh ta sẽ hài lòng- anh ta có khả năng hơn để thực hiện hành
vi và kết quả của hành vi đó trở nên có giá trị hơn đối với anh ta.
Tóm lại, chủ thể hành động khi thực hiện hành vi của mình đã có sự cân
nhắc, tính toán về tính hợp lí kết quả của hành vi đó.
Website: Ema il :
Vận dụng lí thuyết này vào trong đề tài, tác giả thấy rằng hành vi đi siêu
thị của người tiêu dùng như là một quá trình trao đổi có tính xã hội trong đó
nhũng gì mà chủ thể mất đi trong quá trình trao đổi được coi là chi phí (cost) và
những gì mà chủ thể nhận được từ quá trình trao đổi đó được coi là phần thưởng
(reward). Những chi phí và phần thưởng này bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.
Việc vận dụng lí thuyết trao đổi và lí thuyết lựa chọn hợp lí dễ cho ta một
nhận định chủ quan về người tiêu dùng đó là những kẻ vị lợi thuần tuý. Tuy
nhiên, ở đề tài này tác giả xem xét hành vi của người tiêu dùng qua các yếu tố
kinh tế, tâm lí xã hội, xã hội… do vậy sự vị lợi của họ được coi là hoàn toàn hợp
lí trong điều kiện có thể phù hợp với các giá trị kinh tế, tâm lí xã hội, xã hội của
họ.
2> Khái niệm công cụ
2.1. Vai trò
Khái niệm vai trò ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xã hội học và
tâm lý học xã hội. Khái niệm này xuất hiện từ đầu thế kỷ XX trong những công
trình nghiên cứu của Horton Coolay, Herbert Mead… Nó được dùng như một
trong những yếu tố căn bản để lý giải các quan hệ xã hội (giữa cá nhân và cá
nhân, giữa cá nhân và nhóm, cá nhân và tập thể xã hội…)
Trong Từ điển xã hội học của G. Endruweit và G. Trommdorff (xuất bản
năm 2002) thì vai trò được hiểu như sau: "Vai trò là tập hợp những kỳ vọng ở
trong một xã hội gắn với hành vi của một người mang các địa vị nhất định."
{Tr536; 910}
Ý nghĩa của khái niệm này được vận dụng trong đề tài là ở lĩnh vực kinh
tế. Cụ thể những khía cạnh được vận dụng là:

- Từ việc xem xét vị trí hiện tại của loại hình kinh tế siêu thị trong hệ
thống tổ chức kinh tế của một địa phương cũng như xem xét đến những chức
năng mà nó đang thực hiện, người ta có thể rút ra những nhận xét gì về sự biến
đổi vị trí và vai trò của nó so với thời kì trước khi có siêu thị.
Website: Ema il :
- Đối với loại hình thương mại mới này, nhất là đối với những siêu thị do
các cá nhân lập nên trong điều kiện kinh tế chung vậy vai trò thực tiễn của
chúng là có hiệu quả hay không hiệu quả, chúng có những chức năng "công
khai" hay "tiềm ẩn" không? Có thể nói gì về những mong đợi của chủ thể- ở đây
là người tiêu dùng- về siêu thị ngày nay thông qua những nhận định của họ về
siêu thị.
- Cuối cùng, vai trò của siêu thị còn được thể hiện qua vị trí mà nó có
được trong những kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các cơ quan, ban,
ngành trên địa bàn.
2.2. Siêu thị
Siêu thị là loại hình mua bán có từ rất lâu ở các nước phát triển, định
nghĩa từ năm 1968: Siêu thị (tương ứng với từ Supermarket trong Tiếng Anh)
là chợ hoặc cửa hàng thực phẩm lớn trong đó người mua tự phục vụ (chọn
lựa và lấy hàng) từ các quầy và trả tiền cho các hàng hoá họ mua tại lối ra.
[Nguồn: Webster's new world dictionary of the American language- 38,1464]
Một định nghĩa khác mới hơn trong Dictionnaire Encyclopẻdique năm
1996 có xác định về yêu cầu về diện tích của siêu thị: Siêu thị (tương ứng với
từ Supermarchẻs trong Tiếng Pháp) là cửa hàng bề mặt rộng (400 - 2500 m2)
cung cấp những hàng hóa được bán theo phương thức tự phục vụ. [5,975]
Và mới đây nhất, trong Đại từ điển
Tiếng Việt của Bộ giáo dục và đào tạo - Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt
Nam (Nguyễn như Ý chủ biên) xuất bản năm 1999 có định nghĩa như sau:
"Siêu thị là cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại, người mua
có thể tự vào quầy chọn hàng." [40,1445]
2.3. Người tiêu dùng

Khái niệm người tiêu dùng được nhiều ngành khoa học sử dụng như kinh
tế, triết học, xã hội học Trong kinh tế học bao gồm người tiêu dùng cá nhân và
người tiêu dùng có tổ chức. Nghiên cứu của tác giả chỉ giới hạn phạm vi xem
xét hành vi của người tiêu dùng cá nhân.
Website: Ema il :
"Người tiêu dùng cá nhân được hiểu là người mua hàng hoá và dịch
vụ sử dụng cho riêng mình, cho sử dụng gia đình, cho sử dụng của một
thành viên của gia đình hoặc như một quà tặng cho bạn bè."
[Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam (số
13/1991/PL- Uỷ ban thường vụ Quốc hội X ngày 27/4/1999), điều I của chương
I].
Tóm lại đó là những hàng hóa và dịch vụ được mua cho sử dụng cuối
cùng bởi các cá nhân.
2.4. Nhóm xã hội
Nhóm xã hội là nhóm người được xác định bởi tiêu chuẩn thành viên
chính thức hoặc phi chính thức, họ cùng chia xẻ những tình cảm chung và mô
hình tương tác trong quan hệ xã hội.
Những dấu hiệu cần thiết để nhận dạng nhóm xã hội:
 Phải được các thành viên của nhóm và những người khác ngoài xã hội xác
định quyền thành viên.
 Có mối liên hệ về mặt vị trí xã hội trong cấu trúc xác định (liên quan đến
quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm).
 Có mô hình hành vi ứng xử tương đối đồng nhất.
 Chấp nhận những nguyên tắc chung trong quan hệ nhóm (kể cả quan hệ
quyền lực giữa thủ lĩnh với các thành viên).
 Có những giá trị và mục tiêu chung.
[ Nguồn: Vũ hào Quang, Sđd].
3> Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Siêu thị là một hình thức kinh doanh hết sức mới mẻ, ra đời trong vòng
hơn chục năm trở lại đây nên những nghiên cứu về siêu thị không nhiều nếu

không muốn nói là hiếm, nhất là trong các sách, tư liệu giáo khoa.
Những nghiên cứu về siêu thị hầu như tập trung vào các khía cạnh kinh tế,
còn trong khía cạnh xã hội thì hầu như tập trung vào hành vi, thái độ của
Website: Ema il :
người tiêu dùng như trong Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần thị Bích Liên
nghiên cứu: "Siêu thị trong lối sống của cư dân Thành phố Hồ chí Minh"-
năm 1999.
Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tìm đến các nghiên cứu về hệ
thống thương mại, về tâm lí tiêu dùng qua một số tác phẩm như sau:
 Nghiên cứu marketing
 Quản trị chiêu thị: Quảng cáo- Bán hàng trực tiếp- Khuyến mãi và
giao tế
 Tâm lí tiêu dùng và xu thế diễn tiến
Đồng thời kết hợp phân tích tổng hợp, tham khảo các tài liệu sau đây phục
vụ cho nghiên cứu của mình:
 Đề tài "Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng, sử dụng dịch
vụ của người tiêu dùng"- tác giả Nguyễn thị Chúc (năm 2002)
 1 Danh sách các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng của Hà nội
(tính đến tháng 12 năm 2003) của Sở Thương mại Hà nội.
 4 biểu số liệu về "Tổ chức và hoạt động siêu thị" của 2 siêu thị
Vinaconex và siêu thị Intimex.
 2 bản Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh
quốc phòng năm 2003, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2004
của Thành phố Hà nội.
 Một số bài đăng trên trang Tintucvietnam, Hanoinet, Google, Sieuthi …
thuộc hệ thống thông tin trên mạng Internet.
 Bài đăng trên tạp chí Tiêu dùng, Sài gòn tiếp thị, Tài chính… đề cập đến
các khía cạnh của thị trường, mức tiêu dùng và tình hình hàng hoá trong
siêu thị.
4> Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là "trung tâm
đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo
Website: Ema il :
dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước". Hà Nội nằm ở trung tâm đồng
bằng sông Hồng, là vùng đất thiêng "ở trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế
rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương đông - tây - nam - bắc tiện hình
thế núi sông sau trước. Ở đó, địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà
sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi xem
khắp nước Việt ta chỗ ấy là hơn cả."
(Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn - 1010).
Sự kiện Lý Thái Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô của nước Đại Việt là
một mốc son lịch sử của Hà Nội cũng như của cả nước. Đến nay, Hà Nội đã
được gần 1000 tuổi - và là một trong những thủ đô lâu đời nhất trên thế giới. Hà
Nội còn là nơi qui tụ của nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như đền
Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc…với diện tích 920,97km
2
, dân số là 2,756 triệu
người, mật độ dân số trung bình là 2993 người/ km
2
(nội thành: 17489 người/
km
2
- ngoại thành:1533 người/ km
2
). Hà Nội được tổ chức thành 9 quận, 5 huyện
gồm 228 phường, xã và thị trấn với quận Ba Đình là trung tâm hành chính,
chính trị quốc gia- quận Đống Đa, Gia Lâm, Đông Anh là các trung tâm công
nghiệp- quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng là khu trung tâm thương mại. Vị trí địa
lí của Hà Nội rất thuận lợi, là đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường
sắt và hàng không nối từ Hà Nội đi các tỉnh, địa phương của Việt Nam và các

nước trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Hà Nội đã và đang thực sự trở thành
trung tâm giao dịch kinh tế và giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước.
Sau khi luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được ban hành vào tháng 12/
1987 cùng với việc áp dụng hàng loạt các chính sách khuyến khích của một nền
kinh tế mở, nền kinh tế Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc luôn dẫn
đầu trong cả nước. Mức đóng góp của Hà Nội đối với GDP trong cả nước là
10,2% năm 2000. Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm là 11,6% năm 2000;
12,5% năm 2001 gấp 1,55 lần mức tăng trưởng GDP của cả nước. Trong đó
công nghiệp tăng 13,8%; nông lâm nghiệp tăng 4,5% và dịch vụ tăng 11%.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kì 1991 - 2000
Website: Ema il :
1991 - 2000 1991 - 1995 1996 -2000
GDP 11.6 12.5 10.7
Công nghiệp, xây dựng 13.8 13.7 14.0
Nông lâm nghiệp 4.5 5.6 3.4
Dịch vụ 11.0 12.6 9.5
(Đơn vị : %)
GDP/ người dự tính năm 2005 đạt 10,6 triệu đồng/ người; năm 2010 đạt
11,6 triệu đồng/ người. Khoảng cách về mức GDP/ người giữa Hà Nội so với
mức chung của cả nước ngày càng tăng. Tỉ trọng về mức GDP/ người của Hà
Nội so với cả nước năm 2000 là 2,1 lần; năm 2003 là 2,3 lần và ước tính năm
2010 là 2,7 lần. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Hà Nội là: 0,798 mức cao
nhất trong cả nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp mở rộng tăng 12,6%; công nghiệp ngoài
quốc doanh tăng 19,7%; công nghiệp quốc doanh địa phương tăng 11,6%. Hoạt
động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, tổng mức luân chuyển hàng hoá tăng
10% trong đó tổng mức bán lẻ tăng 13,4%.
Tính đến tháng 12 năm 2001, trên địa bàn Hà Nội đã có 486 dự án được
cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 8,547 triệu USD, đã hình
thành 5 khu công nghiệp tập trung với diện tích 784 ha và số vốn đầu tư cho hạ

tầng cơ sở khoảng hơn 250 triệu. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp này đã góp phần
quan trọng trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Hà Nội, thực hiện công
nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhanh chóng hình thành cơ cấu kinh tế: thương mại -
công nghiệp - nông nghiệp.
Website: Ema il :

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1> Tổng quan về tình hình siêu thị ở Hà Nội
Đi tìm một bức tranh toàn cảnh về siêu thị ở Hà Nội quả thực là khó khăn
vì cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật cụ thể nào qui định về tiêu
chuẩn thành lập siêu thị. Về mặt pháp luật, tuy rằng hoạt động của siêu thị khá
phát triển nhưng về mặt pháp lí, hoạt động kinh doanh này vẫn chưa có một qui
định thống nhất và rõ ràng, chủ yếu là hoạt động tự phát. Thực tế, siêu thị là loại
hình kinh doanh mới mẻ trong vòng hơn chục năm trở lại đây nên việc tổ chức
quản lí của nhà nước còn nhiều thiếu sót và bị hạn chế về nhiều mặt. Vì vậy, cho
đến nay ngoài những qui định về tổ chức kinh doanh của thành phố Hà Nội vẫn
chưa có một qui định nào mới. Và tên gọi của các đơn vị kinh doanh siêu thị đều
do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép hoạt động thực chất đều là các cửa
hàng bách hoá, trung tâm kinh doanh tổng hợp; những tên gọi như Vinaconex,
Intimex, Marko, Fivimart… đều do các doanh nghiệp tự đặt ra. Mặt khác, hầu
hết các siêu thị đều trực thuộc một đơn vị kinh tế có cùng ngành nghề kinh
doanh nên những siêu thị này được thành lập theo quyết định của đơn vị chủ
quản.
"Một bộ phận siêu thị do các quận cấp giấy phép hoạt động thường có
qui mô nhỏ, chủ của các siêu thị này là các cá nhân hoặc nhóm kinh doanh
theo Nghị định 66/CP có mức vốn thấp hơn vốn pháp định."
Website: Ema il :
Theo anh Khánh - cán bộ quản lí phòng quản lí thương mại thuộc Sở
Thương mại Hà nội cho biết: "Những siêu thị được cấp giấy phép kinh doanh
hầu hết phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định về vốn, qui mô diện tích mặt bằng,

trang thiết bị máy móc hiện đại… Tuy nhiên phần lớn những đơn vị kinh doanh
được gọi là siêu thị ở Hà nội đều chưa đạt được qui mô như siêu thị ở các nước
phát triển cũng như các nước trong khu vực. Nhưng dù sao chúng ta cũng tạm
hài lòng với những gì đã đạt được."
Còn về việc quản lí các hoạt động của siêu thị, qua điều tra chúng tôi
được biết: " Hiện nay việc quản lí các đơn vị kinh tế kinh doanh siêu thị ở Hà
nội nói riêng và cả nước nói chung đều gặp phải tình trạng rất phổ biến là
không kiểm soát được hoạt động của đơn vị đó ở giai đoạn sau khi cấp giấy
phép". Việc quản lí kinh doanh siêu thị quả thật chưa thật tập trung về một đầu
mối chính, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lí và có chuyên
môn như Sở kế hoạch và đầu tư, Sở thương mại, cơ quan thuế, quản lí thị
trường… còn thiếu những thống kê thông tin thường xuyên kiểm tra nên " hoạt
động chủ yếu của các siêu thị là tự phát và chịu sự chi phối của thị trường". Do
đó, ta thấy những siêu thị xuất hiện đầu tiên của thành phố tập trung ở các quận
trung tâm, có đời sống thương mại sầm uất và mức sống dân cư tương đối cao
như: quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng… ta xem danh sách
các siêu thị này như sau:
Trước hết, theo" Danh sách các siêu thị, trung tâm thương mại chính ở
Hà nội" của Sở thương mại Hà nội tổng kết đến tháng 12/2003 bao gồm 42 siêu
thị/ 9 trung tâm thương mại/ 6 cửa hàng tự chọn/ 3 bách hoá tổng hợp. Danh
sách này chia theo đơn vị hành chính, cụ thể là:
- Quận Hoàn Kiếm gồm 12 siêu thị/ 7 trung tâm thương mại/ 3 cửa hàng
tự chọn và 2 bách hoá.
- Quận Đống Đa gồm 10 siêu thị/' 1 trung tâm thương mại/ 1 bách hóa.
- Quận Hai Bà Trưng gồm 3 siêu thị/ 1 trung tâm thương mại và 1 cửa
hàng bách hoá.
Website: Ema il :
- Quận Ba Đình gồm 4 siêu thị/ 1 trung tâm thương mại/ 2 cửa hàng bách
hoá và 1 cửa hàng tự chọn.
- Quận Thanh Xuân có 2 siêu thị.

- Quận Tây Hồ có 2 siêu thị.
- Huyện Từ Liêm có 2 siêu thị.
- Huyện Đông Anh có 1 siêu thị.
- Huyện Gia Lâm có 1 siêu thị.
Như vậy có 38 siêu thị ở nội thành và 4 siêu thị ở ngoại thành. Tuy nhiên
trong qúa trình khảo sát thực tế, tác giả còn phát hiện một số siêu thị đã và đang
hoạt động mạnh mẽ:
1. Siêu thị Acemart- Định Công.
2. Siêu thị Thái Dương- Nguyễn Chí Thanh.
3. Siêu thị Quan Nhân- Cầu Giấy.
4. Siêu thị Vinaconex- Trung Hoà.
và một số cửa hàng bách hoá tự chọn khác…
Khi xem xét hoạt động các siêu thị, tác giả không lấy tiêu chí về diện tích
các siêu thị bởi vì đặc thù của Hà nội là "đất chật người đông" nên tác giả lấy
tiêu chí "tự phục vụ", "tự vào quầy lựa chọn hàng" và "trả tiền cho các hàng
hoá họ mua tại lối ra" trong khái niệm siêu thị để nghiên cứu. Qua thực tế, các
siêu thị/ trung tâm thương mại/ cửa hàng tự chọn đều có đặc điểm chung là cùng
tổ chức khu vực tự chọn và thu ngân ở ngay lối ra kết hợp với hàng hóa được
trưng bày khá bắt mắt. Rõ ràng, yêu cầu về một cảnh quan lịch sự và nhu cầu
được tự do lựa chọn hàng hoá đã trở thành một tất yếu trong mua sắm của người
tiêu dùng Hà nội hiện nay.
Về tên gọi của siêu thị như đã nói ở trên do tình hình quản lí còn lỏng lẻo
nên nhiều nơi để thẳng tên gọi "siêu thị " trên bảng hiệu như siêu thị Marko,
siêu thị Intimex… nhưng cũng không ít đơn vị chưa sử dụng từ gọi này dù thực
tế cả khách hàng lẫn nhân viên phục vụ đều xem cửa hàng của mình là siêu thị
Website: Ema il :
như trường hợp cửa hàng Coco - mart trên đường Ngọc Khánh. Lại có trường
hợp nhiều siêu thị nằm trong cùng một đơn vị kinh doanh dạng trung tâm đa
chức năng như siêu thị Vinaconex trong trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza
(24 Hai Bà Trưng), siêu thị VIKO nằm trong Trung tâm Giảng Võ (D2 Giảng

Võ)…
Tuy nhiều về số lượng nhưng thực chất một số lớn siêu thị chỉ là các đơn
vị trong cùng một hệ thống của một cơ quan chủ quản mà thôi. Có thể kể đến
một số trường hợp như sau:
- Hệ thống siêu thị thuộc công ty TNHH Nhất Nam bao gồm:
+ Siêu thị Fivimart - 17 Tôn Đản.
+ Siêu thị Fivimart - 210 Trần Quang Khải.
+ Siêu thị Fivimart - 777 đường Giải Phóng.
+ Siêu thị Fivimart - 10 Trấn Vũ.
- Công ty liên doanh Duy Anh gồm:
+ Siêu thị Marko 1 - Toà nhà V- Tower Thủ Lệ.
+ Siêu thị Marko 2 - 379 Tây Sơn.
+ Siêu thị Marko / VIKO - D2 Giảng Võ.
- Công ty thương mại Hà nội:
+ Siêu thị Hàng Bài - 18 Hàng Bài.
+ Siêu thị Vinaconex - 24 Hai Bà Trưng.
+ Trung tâm thương mại Cát Linh - 1E Cát Linh.
- Công ty xuất nhập khẩu dịch vụ - thương mại (Bộ thương mại):
+ Siêu thị Intimex - 32 Lý Thái Tổ.
+ Siêu thị Hào Nam.
-Công ty bách hoá Hà nội:
+ Trung tâm thương mại Đinh Tiên Hoàng: 5 - 7 Đinh Tiên Hoàng.
+ Siêu thị 12 Bờ Hồ: 19 - 21 Đinh Tiên Hoàng.
Website: Ema il :
+ Bách hoá Khâm Thiên - 376 Khâm Thiên.
+ Bách hoá Giảng Võ - D2 Giảng Võ.
Một đặc điểm là các trung tâm thương mại của Hà nội thường mang tính
chất kinh doanh tổng hợp thường có kết cấu là một toà nhà gồm nhiều tầng tập
hợp nhiều loại hình mua bán, dịch vụ, giải trí. Mỗi tầng nhà là một chủng loại
hàng hoá hoặc một loại hình dịch vụ giải trí trong đó cung cách phục vụ giống

như trong siêu thị. Ví dụ như kết cấu trung tâm thương mại VIKO - Giảng Võ:
tầng 1 kinh doanh siêu thị, đồ dùng cá nhân; tầng 2 kinh doanh nhà hàng; Kết
cấu trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza: tầng 1 kinh doanh vàng bạc trang
sức đá quí, tầng 2 kinh doanh hàng điện tử điện lạnh, tầng 3 kinh doanh đồ dùng
quần áo, tầng 4 kinh doanh siêu thị, tầng 5 phục vụ ăn uống giải trí…
Đặc biệt một số siêu thị chỉ chuyên phục vụ một số bộ phận khách hàng
nhất định như:
1. Siêu thị Vinaconex trong Hà nội Tower Shopping Center (49 Hai Bà
Trưng) chuyên phục vụ khách trong toà nhà này.
2. Siêu thị Techsimex (Đào Duy Anh) chuyên phục vụ khách trong khách
sạn Kim Liên.
3. Siêu thị Metro (Từ Liêm) chuyên bán buôn các mặt hàng.
Bên cạnh phần lớn các siêu thị kinh doanh đa dạng các mặt hàng là một số
siêu thị chuyên doanh một chủng loại hàng như:
1. Siêu thị Nhà Xinh (94 Trần Quốc Toản) chuyên đồ dùng gia đình, đồ
gỗ.
2. Siêu thị Trẻ em (46 Bà Triệu) chuyên quần áo, đồ chơi trẻ em.
3. Siêu thị điện lạnh (33 Phố Huế) chuyên kinh doanh điện, điện tử, điện
lạnh.
4. Siêu thị Vinatex (25 Bà Triệu) chuyên kinh doanh quần áo đủ loại.
Tóm lại, sau khi tổng kết tác giả tạm ghi nhận bức tranh toàn cảnh về siêu
thị trên địa bàn Hà Nội gồm 42 siêu thị như sau:
Website: Ema il :
 Siêu thị 12 Bờ Hồ 19 - 21 Đinh Tiên Hoàng
 Siêu thị Hàng Bài 18 Hàng Bài
 Siêu thị Nhà Xinh 94 Trần Quốc Toản
 Siêu thị Fivimart 17 Tôn Đản
 Siêu thị Fivimart 210 Trần Quang Khải
 Siêu thị Intimex 32 Lí Thái Tổ
 Siêu thị Thăng Long GTC 87 - 89 Lê Duẩn

 Siêu thị Big Mart 44 Tràng Tiền
 Siêu thị Minimart 66 Bà Triệu
 Siêu thị Trẻ em 46 Bà Triệu
 Siêu thị Retex 74 Bà Triệu
 Siêu thị KS Metropol Ngô Quyền
 Siêu thị Vinatex 25 Bà Triệu
 Siêu thị Sao 36 Cát Linh
 Siêu thị Seiyu 8 Phạm Ngọc Thạch
 Siêu thị Asean 10 Phạm Ngọc Thạch
 Siêu thị Techsimex 9 Đào Duy Anh
 Siêu thị Sao 2B Phạm Ngọc Thạch
 Siêu thị Thái Hà 174 Thái Hà
 Siêu thị Dream 104C Lê Duẩn
 Siêu thị Láng Hạ 23 Láng Hạ
 Siêu thị Marko 379 Tây Sơn
 Siêu thị Hào Nam Hào Nam
 Siêu thị Minimart Tầng 2 chợ Hôm Đức Viên
 Siêu thị Điện lạnh 33 phố Huế
 Siêu thị Hà Nội Phố Lê Đại Hành
 Siêu thị Fivimart 777 đường Giải Phóng
Website: Ema il :
 Siêu thị 5 Nam Bộ Số 5 Lê Duẩn
 Siêu thị Marko 1 Toà nhà V - Tower Thủ Lệ
 Siêu thị Fivimart 3 Số 10 Trấn Vũ
 Siêu thị CitiMark 6 Ngọc Khánh
 Siêu thị Coop Hà Nội 1E Trường Chinh
 Siêu thị Thương mại H2A Thanh Xuân Nam
 Siêu thị Lệ Chi 166 Xuân Diệu
 Siêu thị Cố đô 614 Lạc Long Quân
 Siêu thị Metro Từ Liêm

 Siêu thị Thị trấn Cầu Diễn - Từ Liêm
 Siêu thị Thị trấn Đông Anh
 Siêu thị Thị trấn Gia Lâm
 Siêu thị Vinaconex Tầng 4 - 24 Hai Bà Trưng
 Siêu thị VKO Trung tâm triển lãm Giảng Võ
(Trên đây là những siêu thị được sử dụng tên gọi "siêu thị" chính thức
trong tất cả các văn bản, giấy tờ, báo cáo bán hàng… có liên quan đến hoạt động
kinh doanh).
Như vậy, siêu thị ra đời và hoạt động tự phát, chịu sự chi phối của thị
trường trên những vùng địa lí có đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội nhất định.
2> Vài nét về siêu thị Vinaconex và siêu thị Intimex.
2.1. Siêu thị Intimex
Siêu thị Intimex là một trong những hoạt động kinh doanh đa dạng của
Công ty xuất nhập khẩu Dịch vụ- Thương mại, khai trương ngày 25/03/2001, số
giấy phép đăng ký kinh doanh: 312942 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà nội cấp
ngày 02/02/2001.
Siêu thị Intimex là một toà nhà rộng 2 tầng nằm trên số 26 và 32 Lý thái
Tổ, quận Hoàn kiếm. Có thể nói đây là vị trí khá đặc biệt với cụm siêu thị và các
Website: Ema il :
cửa hàng kinh doanh khá sầm uất. Chưa kể khu thương mại trên đường Hàng
Bông, chỉ tính xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm đã có 3 siêu thị chính:
 Siêu thị 12 Bờ Hồ (Công ty bách hoá Hà Nội ) số 19- 21 Đinh tiên Hoàng.
 Trung tâm thương mại Đinh tiên Hoàng (Công ty bách hoá Hà Nội ) số 5-
7 Đinh tiên Hoàng.
 Siêu thị Hàng Bài (Công ty thương mại Hà Nội ) số 18 Hàng Bài.
Các siêu thị này đều kinh doanh thực phẩm công nghệ, đồ may mặc, đồ
dùng gia đình,hoá mỹ phẩm, đồ da cao cấp… như siêu thị Intimex.
Tuy nhiên, với những nét riêng của mình siêu thị đã thu hút một lượng
không nhỏ khách hàng đến với mình nhất là khách hàng quen thuộc. Hiện nay,
với 8 quầy thu ngân và hơn 100 nhân viên chia làm hai ca quản lí 79 gian hàng

trung bình mỗi ngày siêu thị phục vụ gần 1500 khách hàng. Hàng nhập vào hàng
tháng từ 120.000.000kg đến 110.000.000 thùng, siêu thị có khoảng 16000 mặt
hàng đạt mức doanh thu từ 130- 150 triệu/ ngày.
Nguyên nhân chính ở đây là do siêu thị có mặt bằng diện tích kinh doanh
rộng lớn, có khu vực bán hàng tự chọn riêng, khu vực hàng khuyến mãi riêng,
nhất là khu vực vui chơi dành cho trẻ em và bãi đỗ xe miễn phí trong hai ngày
thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.
2.2. Siêu thị Vinaconex
Siêu thị Vinaconex được thành lập trên cơ sở hợp đồng kinh doanh của
Công ty cổ phần siêu thị và xuất nhập khẩu thương mại Việt nam gọi tắt là
Vinaconex Mart JSC. Số giấy phép đăng kí kinh doanh: 010 3001328 do Sở Kế
hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 04/09/2002.
Siêu thị Vinaconex toạ lạc trên tầng 4 của Tung tâm thương mại Tràng
Tiền Plaza, mặt chính siêu thị quay ra đường Hàng Bài, mặt trái quay ra đường
Hai Bà Trưng, mặt phải quay ra đường Tràng Tiền.

×