Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tìm hiểu ý thức về bản sắc văn hóa việt nam trong lịch sử giai đoạn nửa sau thế kỉ xix đều thế kỉ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.11 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HOÁ HỌC


NGƠ THỊ THANH

TÌM HIỂU Ý THỨC VỀ BẢN SẮC
VĂN HĨA VIỆT NAM TRONG
LỊCH SỬ
GIAI ĐOẠN NỬA SAU THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HOÁ HỌC
MÃ SỐ: 60 31 70

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Hiệu

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009


LỜI CẢM ƠN
****
Để hoàn thành tốt luận văn Thạc sĩ chun ngành Văn
hố học, tơi xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy Cơ Khoa
Văn hố học – Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
văn T.p Hồ Chí Minh đã nhiệt tâm truyền thụ kiến thức giúp
tơi có nền tảng cơ bản thực hiện


đề tài.

Đặc biệt, tơi xin chân thành gửi đến Thầy Nguyễn
Văn Hiệu và Cô Đinh Thị Dung lời cảm ơn sâu sắc vì Thầy
Cơ đã tận tình chỉ dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn của mình.

Sau cùng, xin cảm ơn những người bạn đã ln nhiệt
tình giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt những năm học Cao
học.

Học viên

Ngô Thị Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 6
4.1. Về lịch sử ............................................................................................................... 6
4.2. Về tư tưởng............................................................................................................. 7
4.3. Về văn học.............................................................................................................. 8
4.4. Về văn hoá.............................................................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................................................................... 13
5.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 13
5.2. Nguồn tư liệu........................................................................................................ 14
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................................... 14

6.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................. 14
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 14
7. Bố cục của luận văn..................................................................................................... 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................... 16
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 16
1.1.1. Về văn hoá........................................................................................................ 16
1.1.2. Về bản sắc văn hoá ............................................................................................ 21
1.1.3. Về giao lưu và tiếp biến văn hoá ........................................................................ 24
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 28
1.2.1. Tiền đề lịch sử - xã hội....................................................................................... 28
1.2.2. Tiền đề văn hoá.................................................................................................. 30
CHƯƠNG 2: Ý THỨC VỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỈ XIX..... 39
2.1. Những nhận thức ban đầu ......................................................................................... 39
2.2. Bảo vệ những giá trị văn hoá dân tộc trước sự xâm nhập của nền văn hoá phương Tây
........................................................................................................................................ 46
2.3. Ý thức về sự thay đổi trong quan hệ với nhận thức về văn minh................................ 62

1


CHƯƠNG 3: Ý THỨC VỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỈ XX ....... 70
3.1. Nhận thức về bản sắc văn hoá dân tộc trong so sánh với văn hố phương Tây .......... 70
3.1.1 Sự nhìn nhận khách quan về văn hoá nước nhà ................................................... 72
3.1.2. Ý thức tiếp thu những thành tựu văn hoá phương Tây ........................................ 78
3.2. Ý thức tìm về cội nguồn văn hố dân tộc .................................................................. 84
3.3. Ý thức xây dựng nền văn hoá nước nhà .................................................................... 88
3.3.1. Nhìn nhận lại những thành tố văn hố ngoại lai trong q trình giao lưu văn hoá88
3.3.2. Ý thức xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc ........................................ 94
KẾT LUẬN................................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ KHẢO SÁT .................................................................. 105


2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ý thức về bản sắc văn hoá là một trong những biểu hiện rõ nhất của q trình
tự ý thức về nền văn hố dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu một nền văn hố nói chung,
bản sắc văn hố nói riêng, chúng ta khơng thể khơng đi sâu tìm hiểu q trình ý
thức về bản sắc của chính nền văn hố đó.
Việt Nam là một nước có lịch sử văn hố lâu đời, có những thành tựu văn
hố đặc sắc. Trong suốt q trình phát triển lịch sử văn hoá Việt Nam, chắc chắn
phải có những biểu hiện phong phú của sự nhận thức về bản sắc văn hoá dân tộc,
nhất là trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, giai đoạn thực dân
Pháp xâm lược và dần đặt ách đơ hộ lên tồn cõi Việt Nam. Trước những biến
chuyển xã hội mạnh mẽ đó, ý thức dân tộc đã được thể hiện rõ dưới nhiều sắc thái
khác nhau. Xét ở góc độ văn hố, ý thức bản sắc văn hoá dân tộc trong giai đoạn
lịch sử cận đại có một vai trị quan trọng, góp phần vào việc hình thành nền văn hố
dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề nghiên cứu ý thức bản sắc văn hoá giai
đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Nhằm góp phần nghiên cứu mảng đề tài có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực
tiễn này, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu ý thức về bản sắc văn hố Việt Nam trong lịch sử
giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn
hố học của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những biểu hiện cơ bản của ý thức về bản sắc
văn hoá dân tộc giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Qua đó, góp phần làm
nổi rõ đặc điểm văn hố dân tộc của giai đoạn nghiên cứu trong tiến trình văn hố
dân tộc. Mặt khác, luận văn cịn cho thấy quy luật tất yếu của quá trình giao lưu và

tiếp biến văn hoá của dân tộc.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng rộng mà luận văn nghiên cứu là văn hoá
Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX; trong đó, đối tượng hẹp của
luận văn là tập trung khảo sát một số nhân vật lịch sử có tính đại diện và những hiện
tượng văn hoá tiêu biểu.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát những tư liệu thành văn vào những
năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Trong nguồn tư liệu thành văn, người viết sẽ
tìm hiểu những phát biểu, những nhận định, những biểu hiện của người Việt Nam
trong giai đoạn này trên bình diện ý thức. Qua đó, vấn đề về ý thức bản sắc văn hoá
của dân tộc giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX được thể hiện rõ.

4. Lịch sử vấn đề
Giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là một trong những giai
đoạn đặc biệt trong lịch sử văn hố của dân tộc. Bởi vì trong giai đoạn này, xã hội
Việt Nam có nhiều biến chuyển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống dưới sự tác
động của nền văn hố phương Tây. Vì vậy, đây là giai đoạn được các học giả quan
tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện.
4.1. Về lịch sử
Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trước hết có thể kể đến các cơng trình như:
Đặng Đức Thi 2000: “Lịch sử sử học Việt Nam (từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ
XIX)”. Đây là cơng trình nghiên cứu về q trình phát triển sử học ở nước ta. Cơng
trình có những đóng góp đáng kể cho các nhà nghiên cứu trong việc nắm bắt một
cách tổng quan về nền sử học của nước nhà.
Trần Văn Giàu 2001: “Chống xâm lăng - Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến
1898”. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã làm sống lại sự thật lịch sử.

Đứng trên quan điểm lịch sử, tác giả đi sâu vào việc lý giải vì sao chúng ta mất

4


nước trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Đây cũng là cơng trình cung cấp những tư
liệu và quan điểm chính trị đúng đắn.
Nguyễn Văn Kiệm 2003: “Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại
Việt Nam”. Đây là cơng trình được nghiên cứu theo hướng tập hợp những bài viết
về các sự kiện và nhân vật lịch sử của giai đoạn.
Nguyễn Tiến Lực 2003: “Giới trí thức Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX và Meji duy tân”. Như tên gọi của đề tài, tác giả đã nghiên cứu sự ảnh hưởng
của phong trào duy tân Nhật Bản đối với các trí thức tiêu biểu của Việt Nam. Từ đó,
tác giả phân tích, đánh giá và nêu lên hệ quả tác động của phong trào đối với giới trí
thức Việt Nam.
Đinh Xuân Lâm (chủ biên) 2005: “Lịch sử Việt Nam, tập 2”. Đây là cơng
trình sử học cung cấp những luận giải dựa trên quan điểm sử học có mối quan hệ
mật thiết với việc nghiên cứu đề tài.
v.v…
Hiện nay, việc nghiên cứu về lịch sử cận đại vẫn còn nhiều vấn đề chưa được
giải đáp thấu đáo, nhất là về các nhân vật lịch sử. Các vấn đề đó theo người viết thì
cần phải có sự góp sức từ phía các ngành khoa học khác, trong đó có ngành văn hố
học.
4.2. Về tư tưởng
Phan Trọng Báu 1994: “Giáo dục Việt Nam thời cận đại”. Cơng trình nghiên
cứu hệ tư tưởng giáo dục Việt Nam trong giai đoạn thực dân Pháp đô hộ nước ta.
Đóng góp của tác giả là đã nêu bật những nhận định mang tính khái quát về hệ tư
tưởng của xã hội Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động này.
Trần Đình Hượu 1996: “Đến hiện đại từ truyền thống”. Cơng trình nghiên
cứu về hệ tư tưởng Nho giáo trong giai đoạn cận đại. Như tác giả đã trình bày, “Đến

hiện đại từ truyền thống” sẽ nghiên cứu “chú ý đến mối quan hệ tương tác nhiều

5


chiều và có tính quy luật, cách nhìn tổng qt theo bình diện văn hố, vị trí của ý
thức hệ sẽ được xác định đúng hơn” [Trần Đình Hượu 1996: 18]. Cơng trình đã
cung cấp cho người viết một cái nhìn tổng thể về Nho giáo của giai đoạn.
Nguyễn Văn Kiệm 2000: “Sự du nhập của Đạo Thiên Chúa giáo vào Việt
Nam từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX”. Đây là cơng trình nghiên cứu q trình phát
triển của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Trong đó, tác giả cho thấy sự ảnh hưởng của
các giáo sĩ thừa sai đối với sự xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam và chính
sách của triều Nguyễn đối với đạo Thiên Chúa trong bối cảnh trên.
v.v…
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về tư tưởng đã có nhiều đóng góp
trong việc làm sáng rõ hệ tư tưởng của giai đoạn lịch sử cận đại.
4.3. Về văn học
Có thể nói, đề tài nghiên cứu văn học giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX đa dạng và phong phú. Điển hình là các cơng trình của những học giả sau:
Phan Cự Đệ 1997: “Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945)”. Đây là
cơng trình nghiên cứu về văn học lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945. Tác giả đã nêu
bật hoàn cảnh lịch sử xuất hiện phong trào văn học lãng mạn, quan điểm nghệ thuật,
những thành tựu và hạn chế của dòng văn học này.
Phạm Thế Ngữ 1997: “Việt Nam văn học sử giản yếu tân biên, tập 3”. Đây
là cơng trình cung cấp tổng quan về diện mạo văn học Việt Nam trong giai đoạn
1862 đến năm 1945. Trong cơng trình này, tác giả đã giới thiệu thật cụ thể về lịch
sử văn học và một số tác gia có ảnh hưởng tiêu biểu.
Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng 1996: “Văn học Việt Nam 1900 – 1930”.
Trong cơng trình này, tác giả đã tập hợp nghiên cứu và khảo sát các tác phẩm cùng
những tác gia tiêu biểu của giai đoạn đầu thế kỉ XX. Qua đó, tác giả cung cấp một

cái nhìn tổng quan về tình hình văn học trong 20 năm đầy biến động nhất của xã hội
Việt Nam.

6


Lê Thị Dục Tú 2003: “Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự Lực
Văn Đồn”. Đây là cơng trình nghiên cứu chuyên biệt về tiểu thuyết của nhóm Tự
Lực Văn Đồn. Cơng trình nghiên cứu đã phân tích, nêu lên những diễn biến tư
tưởng và văn hoá của xã hội đương thời thể hiện qua các tác phẩm của nhóm tác gia
này.
v.v…
Xét về tổng thể, nền văn học nước nhà trong giai đoạn cận đại phát triển và
đạt được những thành tựu rực rỡ. Vì vậy, hiện nay, mảng nghiên cứu văn học giai
đoạn này thu hút sự quan tâm của khá nhiều học giả. Do đó, các cơng trình nghiên
cứu có liên quan có thể kế thừa những thành tựu nghiên cứu về văn học giai đoạn
cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
4.4. Về văn hoá
Cũng như mảng nghiên cứu văn học, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
văn hố với quy mơ nghiên cứu rộng hẹp khác nhau, tất cả ít nhiều đề cập đến văn
hoá giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Tiêu biểu có thể kể đến những cơng
trình sau:
Phan Ngọc 1998: “Bản sắc văn hố Việt Nam”. Trong cơng trình này, tác
giả Phan Ngọc đã lý giải bản sắc văn hoá Việt Nam bằng bốn thành tố văn hố: tổ
quốc, gia đình, thân phận, diện mạo. Bốn thành tố này đã chi phối và giữ vai trò chủ
đạo trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hố nói chung và trong q trình giao
lưu và tiếp biến văn hố Đơng - Tây nói riêng.
Mai Ngọc Chừ 1999: “Văn hố Đơng Nam Á”. Đây là cơng trình nghiên cứu
văn hố Đơng Nam Á dựa trên sự phân chia theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Văn
hoá giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Đông Nam Á được tác giả đề cập ở

mọi lĩnh vực của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trần Ngọc Thêm 2004: “Bản sắc văn hoá Việt Nam”. Có thể nói, đây là
cơng trình nghiên cứu lý luận văn hố mang tính tồn diện về nền văn hoá Việt

7


Nam dựa trên đặc tính loại hình. Trong cơng trình này, tác giả đã phân định hệ
thống những ảnh hưởng của xã hội Việt Nam khi tiếp xúc với nền văn hố phương
Tây dưới góc nhìn văn hố học.
Đỗ Lai Th 2005: “Văn hố Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hố”. Cơng
trình nghiên cứu diện mạo con người Việt Nam trong q trình giao lưu văn hố,
trong đó có giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trong mối giao lưu với nền
văn hoá phương Tây. Tác giả đã khẳng định: “Lớp văn hoá phương Tây đã có
những đóng góp to lớn cho văn hố Việt Nam… giúp người Việt phát triển được ý
thức cá nhân” [Đỗ Lai Th 2005: 64,65].
v.v…
Nhìn chung, cơng trình nghiên cứu của các học giả nói trên đã cung cấp
những nhận định một cách chung nhất về đặc điểm của giai đoạn lịch sử cận đại.
Như vậy, điểm qua tình hình nghiên cứu ở một số lĩnh vực như lịch sử, tư
tưởng, văn hoá, chúng ta thấy đây là mảng đề tài này được các học giả quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, như đã nói trên, các cơng trình nghiên cứu chưa có cái nhìn
bao qt về ý thức bản sắc văn hoá Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX. Vì vậy, để khảo sát đề tài một cách thấu đáo, ta phải kể đến những cơng trình
sau:
Trần Văn Giàu 1975: “Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến
Cách Mạng tháng Tám”. Đây là cơng trình nghiên cứu về ý thức hệ tư tưởng ở Việt
Nam trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Tác giả đã đi sâu vào phân
tích những nguyên nhân làm cho xã hội Việt Nam rơi vào sự thống trị của thực dân
Pháp, ý thức về bản sắc văn hoá của một thế hệ người vào những năm cuối thế kỉ

XIX và đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, cơng trình được soi rọi dưới góc nhìn sử học. Có
thể lấy câu nói sau của tác giả để chứng minh cho mục đích nghiên cứu của cơng
trình: “Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, tác giả
không bàn một lượt đến cả hai hệ ý thức tư sản và vô sản mà chỉ chuyên bàn về hệ ý

8


thức tư sản, các dạng của nó, các biểu hiện của nó, sự chuyển biến của nó trong
ngót thế kỉ” [Trần Văn Giàu 1975: 7].
Bằng Giang 1998: “Văn học Quốc ngữ ở Nam kì 1865 – 1930”. Đây là một
cơng trình tập hợp phân tích và khái qt những diễn biến của giai đoạn mà tác giả
nghiên cứu dựa trên những tư liệu phong phú. Cơng trình đã cung cấp một số khía
cạnh của ý thức về bản sắc văn hố trong buổi đầu hình thành chữ Quốc ngữ và nền
văn học Quốc ngữ. Trước thực trạng đất nước thời bấy giờ, “Bảo vệ tiếng nói, giữ
được bản sắc dân tộc, khơng bị đồng hố theo người, dân tộc khác, Tàu hay Tây,
tức ta còn là ta, người Việt Nam. Chủ trương về một thứ “tiếng An Nam ròng”
trong câu văn xi Quốc ngữ ở Nam kì từ thuở Tây qua cũng là nằm trong ý thức
bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc…” [Bằng Giang 1998: 355].
Chương Thâu 1997: “Đơng Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn
hố đầu thế kỉ XX”. Trong cơng trình này, tác giả nhận thức rõ vị trí lịch sử, nhiệm
vụ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục cũng như ý thức bản sắc văn hoá của họ
trước thực trạng đất nước bị giặc ngoại xâm: “Đông Kinh Nghĩa Thục đã thể hiện
tinh thần ý chí tự lập, tự cường, kiên quyết đứng lên chống mọi sự nô dịch của kẻ
thù

xâm

lược,


xây

dựng

đất

một

nước

độc

lập,

giàu

mạnh”

[Chương Thâu 1997: 108].
Nguyễn Văn Hiệu 2002: Luận án “Quá trình nghiên cứu, giới thiệu văn học
Trung Quốc ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX” nêu lên những biểu hiện
của ý thức về bản sắc văn hoá dân tộc qua việc khảo cứu quá trình dịch thuật văn
học Trung Quốc ở Việt Nam trong lịch sử cận đại. Mảng nghiên cứu về dịch thuật
này đã lý giải ý thức về bản sắc văn hoá Việt Nam đối với Trung Quốc. Đặt vấn đề
khảo sát dịch thuật văn chương giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 trên bình
diện ý thức văn hố, tác giả vừa muốn thu hẹp diện khảo sát, vừa muốn góp một
góc nhìn về vai trò của phiên dịch văn chương, nhất là về vai trị của trí thức dân tộc
trong hoạt động dịch thuật văn chương gắn với ý thức xây dựng một mơ hình văn
hố mới nói chung, mơ hình văn học mới nói riêng.


9


Vĩnh Sính 2000: “Việt Nam và Nhật Bản – Giao lưu văn hố”. Trong cơng
trình này, tác giả lý giải sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản khi tiếp xúc với
nền văn hoá phương Tây thời cận đại. Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan
mà Việt Nam “vô thức hay ý thức” ảnh hưởng Trung Quốc. Điều này cũng lý giải vì
sao “vào giữa thế kỉ XIX, vua quan và sĩ phu nước ta vẫn trông cậy vào sự giúp đỡ
của “thiên triều”, chứ không ý thức được rằng trật tự thế giới ở Đông Á lúc bấy giờ
đang có những biến chuyển sâu sắc” [Vĩnh Sính 2000: 27]. Tuy nhiên, tác giả chỉ
dừng lại ở việc tìm ra nguyên nhân khiến cho Việt Nam và Nhật Bản khác nhau
trong việc tiếp xúc với văn hoá phương Tây từ cội nguồn là hai nền văn hoá đồng
văn, chịu ảnh hưởng của văn hố Trung Quốc.
Đồn Lê Giang 2001: “Những rạn nứt trong quan hệ văn học trung đại nửa
cuối thế kỉ XIX”. Đây là một đề tài nghiên cứu và khảo sát văn học giai đoạn cuối
thế kỉ XIX, trong đó, tác giả đã nêu lên ý thức đổi mới trong văn học ở thời kỳ có sự
chuyển biến giữa ý thức văn hoá trung đại và ý thức văn hoá cận đại.
Nguyễn Kim Anh 2004: “Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX”. Có thể nói, đây là cơng trình mang tính tổng quan về tồn bộ tình hình của
tiểu thuyết trong giai đoạn nói trên. Tác giả đã tổng hợp và đưa ra nhận định về các
nhà văn Nam Bộ lúc bấy giờ: “Tuy vẫn chịu ảnh hưởng của lối viết truyền thống
nhưng các nhà văn Nam Bộ đã có ý thức về việc hướng ngịi bút của mình vào
những lối viết mới dưới ảnh hưởng của văn học phương Tây” [Nguyễn Kim Anh
2004: 69]. Đó cũng chính là ý thức xây dựng nền văn học chữ Quốc ngữ trong buổi
giao thời này.
Mã Giang Lân 2005: “Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỉ XX”.
Đây là cơng trình làm nổi rõ những cuộc tranh luận về tư tưởng nửa đầu thế kỉ XX.
Tác giả cho rằng: “Dù thuộc hệ tư tưởng nào, ở hồn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế
Việt Nam đầu thế kỉ XX, người dân thể hiện rõ ý thức tự do, đòi được tự do” [Mã
Giang Lân 2005: 16]. Có thể thấy, ý thức tự do là sự biểu hiện tất yếu của ý thức về

độc lập dân tộc trong giai đoạn này.

10


Nhìn chung, việc nghiên cứu về văn hố Việt Nam giai đoạn lịch sử cận đại
cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chuyên biệt. Sự kế thừa những thành quả
nghiên cứu ở từng mảng nghiên cứu nói trên đã giúp cho người viết có những tư
liệu bổ ích và một hướng nhìn trong nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về ý
thức bản sắc văn hoá giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vẫn chưa được khảo
sát một cách cơng phu và có hệ thống.
Do vậy, việc tìm hiểu ý thức về bản sắc văn hoá Việt Nam giai đoạn cuối thế
kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là một đề tài mang tính khoa học và thực tiễn.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Về quan điểm nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu dựa trên quan điểm lịch sử
- cụ thể. Bên cạnh đó, chúng tơi vận dụng lý luận giao lưu và tiếp biến văn hoá
trong khi tiếp cận đề tài.
Về mặt phương pháp: Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
-

Phương pháp hệ thống cấu trúc: Việc sử dụng phương pháp này giúp

chúng tơi nhìn nhận văn hoá của giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trong
tổng thể nền văn hoá Việt Nam.
-

Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp khảo sát đề tài có hệ thống


theo trình tự thời gian nhằm tìm ra những đặc điểm xuyên suốt và mang tính nổi bật
về văn hố của giai đoạn.
-

Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp làm nổi rõ những đặc điểm

của nền văn hố Việt Nam trong giai đoạn nói trên. Phương pháp này giúp cho việc
nghiên cứu không đi vào những nhận định chủ quan và mang tính chất võ đốn.
Ngồi ra, trên quan điểm liên ngành trong nghiên cứu văn hố, chúng tơi cịn
vận dụng nhiều thành tựu của các ngành khoa học khác như: thành tựu của ngành
dân tộc học, triết học, văn học, sử học,…

11


5.2. Nguồn tư liệu
-

Các bộ chính sử;

-

Các tư liệu thơ văn;

-

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan;

-


Các sách lý luận chung về văn hoá;

-

Nguồn Internet.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
-

Luận văn nhằm góp phần vào q trình khảo sát một cách có hệ thống

những biểu hiện của ý thức bản sắc văn hoá giai đoạn từ nửa sau thế kỉ XIX đến
những năm đầu thế kỉ XX.
-

Bên cạnh việc khảo sát trên, luận văn cịn góp thêm một phần nhỏ vào

việc nghiên cứu bản sắc văn hố dân tộc. Qua đó, luận văn cịn cho thấy những đặc
điểm nổi bật của tiến trình vận động và phát triển của ý thức văn hoá dân tộc.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Thực hiện nghiên cứu đề tài này, luận văn nhằm đóng góp một phần vào

việc củng cố tư liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về bản sắc văn hoá Việt Nam.
Đồng thời, luận văn cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cho những cơng trình
nghiên cứu có liên quan.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tác giả tập trung làm sáng rõ những luận điểm về văn hoá và bối
cảnh văn hoá lịch sử của giai đoạn làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

12


Chương 2: Tác giả nêu lên những biểu hiện của ý thức về bản sắc văn hoá
giai đoạn cuối thế kỉ XIX.
Chương 3: Tương tự như chương 2, tác giả cũng khái quát những biểu hiện
của ý thức về bản sắc văn hố trong giai đoạn đầu thế kỉ XX.
Có thể nói, việc phân chia như trên chỉ mang tính chất tương đối bởi vì trong
một nền văn hố, khó có sự phân biệt rạch rịi các giai đoạn văn hoá. Tuy nhiên với
cách phân chia như vậy, qua quá trình khảo sát, luận văn đã đạt được những kết quả
đáng kể. Những biểu hiện của ý thức về bản sắc văn hoá giai đoạn cuối thế kỉ XIX
và biểu hiện của ý thức về bản sắc văn hoá giai đoạn đầu thế kỉ XX đã được tác giả
làm nổi rõ trong luận văn. Bên cạnh đó, luận văn cũng góp phần nêu lên q trình
chuyển tiếp về ý thức của hai giai đoạn nói trên.

*

*
*

13


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Về văn hoá
Văn hoá được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, cho đến nay,
chúng ta có khá nhiều quan niệm về văn hố.
Nhà nhân học xã hội người Anh Edward Bernett Tylor (1832 – 1917) là
người đầu tiên đưa ra định nghĩa về văn hoá. Theo ơng, “Văn hố hay văn minh,
theo nghĩa rộng về tộc người học, là một tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng một số năng lực và thói quen
khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên xã hội” [E.B.Tylor
2002: 13].
Với định nghĩa trên, Tylor chưa phân biệt hai phạm trù khái niệm văn hoá và
văn minh. Ơng chỉ định nghĩa văn hố theo phương thức miêu tả đặc trưng. Định
nghĩa hầu như chỉ đề cập đến mặt tinh thần mà chưa đề cập đến khía cạnh vật chất
của văn hoá. Nhận thấy được một số điểm cần khắc phục của loại định nghĩa theo
lối liệt kê miêu tả, một số học giả đã đưa ra định nghĩa văn hố theo hướng phân
tích. Các học giả tiêu biểu cho loại định nghĩa này là L.White xem “Văn hoá là lớp
vật thể và các hiện tượng phụ thuộc vào khả năng tượng trưng hoá của con người,
được xem xét trong một văn cảnh”. Riêng Aroeber và Cl. Kluckhonhn thì cho rằng
“Văn hố bao gồm những chuẩn mực, nằm ở bên trong lẫn biểu lộ ra bên ngoài, xác
định hành vi ứng xử được tập nhiễm nhờ các biểu tượng; văn hoá xuất hiện nhờ
hoạt động của con người trong khi đưa sự biểu hiện của nó vào các phương tiện (vật
chất). Hạt nhân cơ bản của văn hố gồm các tư tưởng truyền thống (được hình
thành trong lịch sử), đầu tiên là những tư tưởng có giá trị đặc biệt. Hệ thống văn hoá

14


có thể được xem xét, một mặt như là kết quả của hoạt động người, mặt khác như là
những sự điều chỉnh những hoạt động đó” [Dẫn theo A.A.Belik 2000: 14].
Có thể nói, các định nghĩa trên đã góp phần định hướng cho giới nghiên cứu

văn hoá học về sau. Ta thấy, sau định nghĩa của Tylor, A.Kroeber, L. White, bắt
đầu xuất hiện rất nhiều định nghĩa về văn hoá thuộc các trường phái khác nhau.
Nhưng nhìn chung, cũng như các học giả nói trên, các học giả về sau vẫn chưa đưa
ra định nghĩa mang tính tồn diện về văn hoá. Hầu hết các định nghĩa chỉ nhấn
mạnh đến một trong những thành tố của văn hố. Do đó, việc lý giải các hiện tượng
văn hố vì thế khơng bao quát được quy luật phát triển và tồn tại của nó.
Tiêu biểu ta có định nghĩa của B. K. Malinowki (1884 – 1942): “Văn hố
bao gồm các q trình kế thừa về kỹ thuật, tư tưởng, tập quán và giá trị” [Dẫn theo
Mai Văn Hai 2003: 18]. Đây là định nghĩa dựa trên những thuộc tính ổn định của
văn hố. Nó nhấn mạnh đến tính lịch sử của văn hoá. Ngược lại với B. K.
Malinowki, C.W. Wissler định nghĩa văn hố thiên về những chuẩn mực văn hố,
ơng quan tâm đến tính giá trị và sự khác biệt ở mỗi nền văn hố nhưng lại khơng
chú trọng đến tính lịch sử của nó. Ơng cho rằng: “Lối sống mà một công xã hay bộ
lạc tuân thủ được gọi là văn hoá” [Dẫn theo Mai Văn Hai 2003: tr. 18]. Bên cạnh
đó, một số học giả quan tâm đến tâm lý học dân tộc, họ đã dựa vào cơ sở tâm lý con
người để lý giải các hiện tượng văn hoá trên thế giới. Với loại định nghĩa này, các
học giả đã bỏ qua những điều kiện địa lý, môi trường sống tác động lên con người.
Họ quan niệm “Nhờ sự thống nhất về nguồn gốc và phương diện cư trú các cá thể
của một dân tộc đều mang dấu vết thuộc bản chất đặc biệt của dân tộc ấy, thể hiện
trên thân thể và tâm hồn của họ, tại đây tác động của những ảnh hưởng cơ thể lên
tâm hồn đã gây ra thiên tư sắc sảo, xu hướng, tố chất, các thuộc tính tinh thần,
thường là như nhau ở mọi cá thể, do đó mọi người đều sở hữu một tinh thần dân
tộc. Tinh thần dân tộc được quan niệm như là sự giống nhau về tâm lý giữa những
cá thể, cùng sở thuộc vào một dân tộc và đồng thời nó biểu hiện như là sự tự ý thức
của họ” [Dẫn theo A.A.Belik 2000: tr.73]. Dựa vào cơ sở đó, những nhà nghiên cứu

15


theo trường phái này định nghĩa văn hoá như sau: “Văn hoá như là thái độ tổng quát

của con người đối với vũ trụ tự nhiên và xã hội và như là vai trò của con người
trong vũ trụ ấy” [Victor C. Ferskiss 1974: 157]. Khác với các học giả theo trường
phái tâm lý học, nhà xã hội học J. Fichter quan niệm “Văn hố là hình thái tồn diện
của hệ thống thể chế (chính trị, kinh tế, gia đình, giáo dục, tín tưởng và giải trí) mà
con người có cùng chung trong xã hội” [J.H.Fichter 1974: 162]. Trong định nghĩa
này, J. Fichter đặc biệt quan tâm đến cấu trúc xã hội của văn hoá. Tuy nhiên, việc
quan tâm đến cấu trúc xã hội văn hoá sẽ dễ dàng bỏ qua những yếu tố đặc trưng của
văn hoá. Bởi nghiên cứu văn hóa dưới góc độ xã hội có nghĩa là nghiên cứu sự phát
triển của văn hoá như một mảng hoạt động trong đời sống xã hội.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu dựa trên tính lịch sử, tính giá trị, nguồn gốc,
tâm lý,…hình thành nên nền văn hố của mỗi dân tộc. Mỗi định nghĩa thể hiện cho
một tiêu chí nghiên cứu của mỗi ngành khoa học khác nhau. Trước sự đa dạng về
định nghĩa văn hoá, nhằm tạo sự thống nhất trong nghiên cứu, UNESSCO đã đưa ra
định nghĩa mang tính tổng quát. Trong định nghĩa này, UNESSCO đặc biệt nhấn
mạnh đến tính riêng biệt của mỗi nền văn hoá nhưng vẫn đảm bảo nội hàm của định
nghĩa về văn hoá mà các tác giả đã đề cập. Vào năm 1970, tại Venise, cộng đồng
quốc tế đã chấp nhận định nghĩa về văn hoá của UNESSCO như sau: “Đối với một
số người, văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo;
đối với những người khác, văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này
khác với dân tộc kia, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục, tập quán, lối sống và lao động” [Dẫn theo Phạm Đức Dương 2001: 51].
Xét về việc nghiên cứu văn hoá học ở Việt Nam, với sự kế thừa những thành
tựu nghiên cứu về văn hố học thế giới nói trên, Đào Duy Anh là học giả đầu tiên
đưa ra ý niệm về văn hoá: “Người ta thường cho rằng văn hoá chỉ là những học
thuật tư tưởng loài người, nhân thế mà xem văn hố có tính chất cao thượng đặc
biệt. Thực ra khơng phải là như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi
của văn hoá, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết

16



thảy các phong tục tập quán tầm thường lại không phải ở trong phạm vi văn hoá hay
sao? Hai tiếng văn hoá chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của
lồi người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hố tức là sinh hoạt” [Đào Duy Anh
2000: 13].
Tuy nhiên, việc nghiên cứu lý luận về văn hoá ở Việt Nam vẫn chưa thật sự
phát triển, ngành văn hoá học đã áp dụng những thành quả nghiên cứu của văn hố
học thế giới, điều đó đã mang lại cho ngành văn hoá học Việt Nam những bước đi
đúng. Trước tình hình thực tế của nền văn hố, ngành văn hố học Việt Nam vẫn
phải tìm một công cụ lý luận phù hợp với việc nghiên cứu văn hố dân tộc. Trần
Quốc Vượng nhận định “Mơn nghiên cứu tộc người đã được phương Tây khai thác
trong công cuộc khám phá và chinh phục thổ dân miền đất mới, mở rộng thị trường,
và có thể, cả trong việc kích thích mâu thuẫn sắc tộc ở các quốc gia độc lập. Vào
thời hiện đại, các nước phương Tây đi từ “tộc người học” đến “nhân học”, ít chú ý
đến văn hố quốc gia - dân tộc, thậm chí, vấn đề bản sắc dân tộc gắn với độc lập
quốc gia có vẻ như khơng thích hợp với chiến lược tồn cầu hoá. Trong khoa học
phương Tây, văn hoá là nội dung cơ bản của “xã hội học”. Từ lâu, giới khoa học
Việt Nam đã nhận thấy “Chúng ta còn thiếu hẳn việc xây dựng một khung cảnh
khái niệm và những cơng cụ lý luận phân tích và tổng hợp, để áp dụng vào việc
nghiên cứu văn hoá Việt Nam dù là dưới nhãn quan đồng đại hay dưới nhãn quan
lịch đại” [Trần Quốc Vượng 2000: 94].
Như vậy, việc áp dụng phương pháp nghiên cứu văn hoá phương Tây vào
trong nền văn hố Việt Nam vẫn có những điểm chưa phù hợp, địi hỏi người
nghiên cứu phải có những cơ sở nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn nền văn hố.
Do đó, khi nghiên cứu đề tài, người viết dựa vào những quan điểm nghiên cứu của
tác giả Trần Quốc Vượng và tác giả Trần Ngọc Thêm - những học giả xây dựng cơ
sở lý luận nghiên cứu văn hoá xuất phát từ đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam - để
khảo sát đề tài:

17



Theo Trần Quốc Vượng “Cái văn hoá là sự biến đổi cái tự nhiên của từng
cộng đồng người nhất định. Văn hoá là sự phản ứng, sự chế ngự, sự trả lời của một
cộng đồng người trước những thách đố của mọi cái gì tự nhiên (kể cả mơi trường tự
nhiên lẫn cái được gọi là bản năng tự nhiên của con người). Văn hoá là lối sống
(Way of life) của một cộng đồng người, là thế ứng xử tập thể (hay công thể)
(comportment collectif) của một cộng đồng người, của một xã hội, là tổng số những
đồng nhất thể (identités) của các thành viên về các phương diện nhận thức, quan
niệm, chuẩn mực, biểu tượng và hệ thống các giá trị… Văn hố, hiểu như vậy thì
vừa có mặt bao la (toàn bộ các thành tựu của con người) vừa có mặt chặt chẽ (phản
ứng tập thể của từng cộng đồng người, do đó có nhiều loại hình văn hoá khác
nhau)” [Trần Quốc Vượng 1981: 151, 159].
Dựa vào định nghĩa trên, người viết nhận thấy tác giả Trần Quốc Vượng đã
nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Đặc biệt, ông chú trọng
đến mặt xã hội của con người trong quá trình nghiên cứu văn hố. Vì vậy, các nhà
nghiên cứu cần tiếp cận nền văn hoá Việt Nam cả về phương diện lịch đại lẫn đồng
đại. Bởi với sự kết hợp như thế, người nghiên cứu sẽ có một cái nhìn tồn diện,
tránh việc áp dụng cái nhìn chủ quan trong khi lý giải những biểu hiện của bản sắc
văn hoá trong giai đoạn có nhiều biến động này.
Đi liền với việc kế thừa những quan niệm trên, người viết còn căn cứ vào cơ
sở nghiên cứu về văn hoá của tác giả Trần Ngọc Thêm. Từ nguyên lý gốc của nền
văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, ơng đã có sự khái qt hoá cao nền văn hoá
Việt Nam soi rọi dưới quan niệm “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua q trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”
[Trần Ngọc Thêm 2004: 25]. Như vậy, văn hoá bao gồm các thành tố khơng thể
thiếu như: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh. Trong luận văn
nghiên cứu, người viết đã dựa trên những cơ sở đó để ứng dụng vào việc thực hiện
đề tài:


18


- Thứ nhất là tính hệ thống. Đây là đặc tính nhằm đảm bảo tính nhất quán
trong nghiên cứu văn hố. Theo đó, người viết nghiên cứu văn hố trong mối liên
hệ giữa các thành tố văn hoá nhằm tránh được sự tách rời và xem văn hoá như một
phép cộng đơn thuần.
- Thứ hai là tính giá trị của văn hoá. Áp dụng vào trong nghiên cứu văn hoá
giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, người viết có thể phân biệt được các hiện
tượng phi văn hoá và những chuẩn mực văn hoá của giai đoạn.
- Thứ ba là tính lịch sử của văn hố. Trong thuộc tính này, người viết đặc
biệt chú ý đến tính giáo dục của văn hố. Xét trong mối tương quan với đề tài,
người viết nhận thấy ý thức giáo dục là một trong những cơ sở góp phần hình thành
nên ý thức về bản sắc văn hoá của dân tộc.
1.1.2. Về bản sắc văn hoá
Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc là những giá trị
văn hố mang tính đặc trưng, cốt lõi của một nền văn hố. Bản sắc văn hố dân tộc
hình thành trong những điều kiện xã hội, lịch sử và khơng gian nhất định. Nhà
nghiên cứu văn hố Minh Chi cho rằng: “Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái
hạt nhân của một sự vật. Sắc là biểu hiện ra ngồi. Nói bản sắc dân tộc của văn hố
Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của
dân tộc Việt Nam” [Dẫn theo Lê Ngọc Trà 2001: 13]. Và hơn thế nữa, bản sắc văn
hoá dân tộc là những nét văn hố tiêu biểu thể hiện chính nền văn hố đó trong mối
quan hệ so sánh với nền văn hố khác. Chẳng vì thế mà Trần Đình Hượu cho rằng:
“Đặc sắc dân tộc của văn hoá làm cho mỗi dân tộc hiện ra với những nét độc đáo,
phân biệt với dân tộc khác” [Trần Đình Hượu 1996: 235]; Tương tự như thế
Zdzislaw Mach cũng khẳng định: “Bản sắc tộc người được xác định trong khuôn
khổ của sự thống nhất văn hoá và được dựa trên sự tự xác định trên nền tảng của
những đặc trưng văn hoá của một tộc người trong thế đối lập với những đặc trưng

của tộc người khác” [Zdzislaw Mach 1993: 12].

19


Cũng như khái niệm về văn hoá, khái niệm về bản sắc văn hố vơ cùng đa
dạng, có nhiều góc độ lý giải khác nhau, vì vậy, sẽ cịn rất nhiều định nghĩa của các
nhà văn hoá về bản sắc văn hoá. Tuy nhiên, các định nghĩa bản sắc văn hoá về cơ
bản vẫn xoay quanh những vấn đề trên.
Vấn đề là khi áp dụng vào nghiên cứu bản sắc văn hoá Việt Nam, người
nghiên cứu phải kết hợp nhiều góc nhìn, phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau. Bởi vì, nghiên cứu bản sắc văn hố là nghiên cứu nhiều mặt của một nền
văn hố.
Có thể nói, xét về phương pháp nghiên cứu, nhóm tác giả Trompenaars,
Fons; Hampden-Turner, Charles đã xuất phát từ quan niệm xem “văn hoá không
phải là một “vật”, một chất mà là được tạo nên bởi quan hệ tương tác của con
người”. Từ đó, bản sắc văn hoá được nghiên cứu “mỗi nền văn hố đều tự phân biệt
nó với các nền văn hố khác bằng cách lựa chọn những phương án giải quyết riêng
đối với tình huống khó xử” [Trompenaars, Fons; Hampden-Turner, Charles 1997].
Cùng với quan niệm đó, nhà nghiên cứu Phan Ngọc cũng nhấn mạnh nhiều đến vấn
đề thao tác luận trong nghiên cứu (cách tiếp cận hoạt động với văn hoá). Ơng cho
rằng, “Nói đến bản sắc văn hố là nói đến cái mặt bất biến của văn hố trong q
trình phát triển của lịch sử” [Phan Ngọc 2004: 32]. Ông lý giải, “Văn hố là một
quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại. Quan hệ
ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân, so với
một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm cho
chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi
cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi
lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác”. Như vậy, nghiên cứu bản
sắc văn hố của bất kỳ một dân tộc nào thì chúng ta phải nghiên cứu độ khúc xạ và

các kiểu lựa chọn của dân tộc đó [Dẫn theo Lê Ngọc Trà 2001: 60, 63].
Bên cạnh cách tiếp cận trên, một số học giả thiên về cách tiếp cận theo hệ giá
trị. Trong cách tiếp cận này, người nghiên cứu chú trọng đến những thành tựu mà

20


xã hội đạt được. N.D.Travtratde đã khẳng định: “Văn hoá được xem xét như sự
thống nhất toàn bộ những cái mà ở đó các giá trị đã được mọi người (nhân loại,
nhóm, giai cấp, dân tộc…) thừa nhận và được thực hiện hố vào đó, cịn giá trị là tất
cả những cái mà mọi người mong muốn tới nó như tới mục đích hay được xem xét
như phương tiện để đạt mục đích” [Nguyễn Huy Hồng 2000: 27]. Ở Việt Nam,
tiêu biểu ta có Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Hồng Phong, Hà Văn Tấn… nghiên
cứu bản sắc văn hoá dân tộc dưới góc độ giá trị học. Nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn
xem “Bản sắc văn hoá là những nét văn hoá riêng làm thành hệ giá trị được một dân
tộc chấp nhận, được xem như phù hợp và thích hợp, được đem vào vận hành nhằm
thoả mãn nhu cầu sống và phát triển của dân tộc mình trong nền cảnh lịch sử tương
ứng”. Tuy nhiên, theo ơng, “nói giá trị ở đây, ta khơng hề dùng khái niệm đó theo
nghĩa giá trị học (axilogic), nghĩa là tiến bộ hay không tiến bộ, theo nhận thức chủ
quan của chúng ta. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hố riêng gồm những giá trị phù
hợp với nó, kể cả những giá trị trung tính” [Hà Văn Tấn 2005: 153]. Mặc dù việc
nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc nhất thiết phải gắn liền với việc nghiên cứu
những giá trị văn hoá của dân tộc nhưng khi áp dụng vào việc nghiên cứu bản sắc
văn hoá Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phương pháp này dễ
dẫn đến cái nhìn chủ quan khi so sánh với hệ giá trị văn hố của dân tộc khác.
Nhìn chung, việc nghiên cứu bản sắc văn hoá của dân tộc cịn có thể áp dụng
rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Điều cốt yếu là việc sử dụng các
phương pháp đó phải đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu về bản sắc văn hoá và nêu
bật được những đặc trưng văn hoá cốt lõi của người Việt Nam. Với tiêu chí đó,
người viết cũng đã vận dụng phương pháp nghiên cứu bản sắc văn hoá của nhà

nghiên cứu Trần Quốc Vượng và Trần Ngọc Thêm làm cơ sở khảo sát đề tài.
Theo Trần Quốc Vượng, xuất phát từ việc tiếp cận bản sắc văn hoá theo
thuyết Địa văn hố – Địa lịch sử, ơng đặc biệt quan tâm đến những nguyên lý gốc
của nền văn hoá Việt Nam. Vì vậy, khi nghiên cứu bản sắc văn hố, ơng đã đặt nền
văn hoá Việt Nam trong bối cảnh văn hố Đơng Nam Á. Với cách tiếp cận này, ơng

21


chứng minh nền văn hoá Việt Nam khởi thủy từ nền văn hố bản địa Đơng Nam Á.
Ơng lý giải, do điều kiện địa lý, nhân chủng, văn hoá Việt Nam trong giai đoạn
trước đây thuần Đông Nam Á chứ khơng phải cùng gốc với nền văn hố Trung Hoa.
Nhìn nhận tiến trình phát triển của nền văn hố Việt Nam, ơng đã sơ đồ hố theo
mối tương quan: “Truyền thống văn hoá - Đan xen văn hoá - Đổi mới văn hoá”.
Văn hoá Việt Nam phát triển theo quy luật “Truyền thống phải đi quanh qua ngả
giải thể và đan xen văn hoá rồi mới qua sàng lọc, tổng hợp mà đi lên đổi mới. Đó là
số phận lịch sử của văn hoá Việt Nam cổ truyền” [Dẫn theo Hồ Liên 2007]. Nguyên
lý trên đã nêu lên quy luật tất yếu của q trình phát triển văn hố dân tộc. Nó là
kết quả kiểm chứng rất hữu hiệu trong q trình nghiên cứu bản sắc văn hố Việt
Nam.
Bên cạnh việc tiếp cận theo hướng nghiên cứu trên, trong quá trình nghiên
cứu ý thức bản sắc văn hố dân tộc, người viết còn đặc biệt chú ý đến sự thống nhất
trong đa dạng trong khi nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Bởi “có ý thức quốc gia, mà
cũng có tâm lý tộc người. Có cái chung mà cũng có cái riêng trong cộng đồng quốc
gia dân tộc Việt Nam. Khi tiếp cận vấn đề văn hoá Việt Nam chúng ta cần nhận
thức nó như một phức thể thống nhất trong đa dạng” [Trần Quốc Vượng 2000: 25].
Cũng như tác giả Trần Quốc Vượng, tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng bản
sắc dân tộc “Đó là những giá trị đặc sắc cơ bản được lưu truyền trong lịch sử, là cái
tinh hoa bền vững của nó” [Dẫn theo Lê Ngọc Trà 2001: 293]… Cơng trình Tìm về
bản sắc văn hố Việt Nam là một cách minh chứng đầy đủ nhất của ông về bản sắc

văn hoá. Bản sắc văn hoá Việt Nam được quy định bởi môi trường sống với ba đặc
điểm cơ bản nhất đó là: xứ nóng, mơi trường sông nước, nơi giao nhau của các nền
văn minh. Từ ba đặc điểm này, ông đã chứng minh qua những sự kiện lịch sử hình
thành nên bản sắc văn hố của dân tộc. Nó biểu hiện qua lớp văn hố nhận thức, văn
hoá tổ chức cộng đồng ngay cả trong đời sống tập thể và đời sống cá nhân, lớp văn
hố ứng xử với mơi trường tự nhiên và mơi trường xã hội.

22


Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu bản sắc văn hố Việt Nam, ơng nhấn
mạnh: “Việt Nam nằm ở vị trí ngã ba đường và trong hàng nghìn năm” nhưng bản
sắc văn hố dân tộc được hình thành từ nền văn hố nơng nghiệp lúa nước điển hình
như: Tính cộng đồng và tính tự trị; Lối sống trọng tình (tình cảm, tình nghĩa); Lối tư
duy tổng hợp và trọng quan hệ; Tính linh hoạt; Khuynh hướng ưa hài hồ) vẫn ln
là những đặc trưng văn hố gốc, nó giữ vai trị chi phối sự hình thành và phát triển
văn hố dân tộc. Khi nhìn nhận bản sắc văn hố Việt Nam theo lý thuyết loại hình
như trên, tác giả đã phân tích và nghiên cứu nền văn hố Việt Nam dưới cái nhìn
tồn diện. Điển hình là trong lớp giao lưu với văn hoá phương Tây, tác giả đã cho
thấy những mặt tích cực và những mặt hạn chế do những yếu tố văn hố gốc của
nền văn minh nơng nghiệp mang lại một cách khách quan. Vì vậy, khi thực hiện đề
tài, người viết cũng vận dụng phương pháp này vào cơng trình nghiên cứu, tránh cái
nhìn chủ quan xem bản sắc văn hoá dân tộc như một sự vật hiện tượng mang tính
bất biến.
Hơn nữa, dựa vào lý thuyết nghiên cứu loại hình nói trên, người viết có thể
chú trọng những yếu tố văn hoá gốc của dân tộc khởi thủy từ khu vực Đơng Nam Á
để có một cái nhìn hệ thống trong quá trình so sánh với giai đoạn trước và sau nó.
Điều đó góp phần tránh được thiên hướng nghiên cứu bản sắc văn hoá Việt Nam
như một nhát cắt rạch rịi trong tiến trình lịch sử văn hố dân tộc. Bên cạnh đó,
trong q trình nghiên cứu, việc nhìn nhận sự ảnh hưởng của nền văn hoá Trung

Hoa lên nền văn hoá Việt Nam cũng được tách bạch rõ ràng hơn khi soi rọi dưới
phương pháp nghiên cứu này. Điều này giúp người viết tránh được những luận giải
xem nền văn hoá Trung Hoa là nguồn ảnh hưởng duy nhất, tránh được xu hướng tự
ti, xu hướng xem văn hoá Việt Nam tiếp thu văn hoá phương Bắc một cách thụ
động, là bản sao của nền văn hố Trung Hoa. Qua đó, người viết góp phần khẳng
định bản sắc văn hố dân tộc phát triển bền vững qua bao thế hệ.

23


×