ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
YZ
VŨ THỊ HƯƠNG TRÀ
NGỮ KHÍ TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CƠNG ĐỨC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Cơng Đức, người đã tận tình hướng dẫn Luận văn
cho tơi.
Chân thành cảm ơn Phịng Sau đại học – Quản lý khoa học, Khoa
Văn học và Ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn Trung Quốc và Thư viện trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cám ơn các bạn bè,
đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu, giúp đỡ và động viên tôi trong thời
gian thực hiện Luận văn.
Xin tri ân sâu sắc sự hậu thuẫn q báu của gia đình, nơi đã hỗ
trợ cho tơi về mọi mặt và là nguồn động viên to lớn cho tôi trong suốt
những năm tháng học tập.
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Các mục trong luận văn được chia theo chương và được đánh số liên tục
trong một chương.
2. Việc trích dẫn các tài liệu được ghi theo số thứ tự của danh mục Tài liệu
tham khảo, được đặt trong ngoặc […].
3. Kí hiệu
Dấu (+), (*) được dùng như những gạch đầu dòng nhằm ngăn cách các
ý và các ví dụ.
Dấu (*): đặt trước những kết cấu khơng có, khơng tồn tại trong hiện
thực.
Dấu (Ỉ): có thể phát triển thành, có thể biến đổi thành.
4. Quy ước viết tắt: chúng tôi quy ước viết tắt những thuật ngữ được dùng
lặp lại nhiều lần trong luận văn sau:
NKT: ngữ khí từ
TTTT: tiểu từ tình thái
V
: động từ
N
: danh từ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Nội dung và mục đích nghiên cứu ......................................................... 2
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
6. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 5
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................... 6
1. Vấn đề phân định từ loại ........................................................................ 6
1.1 Khái niệm từ loại .............................................................................. 6
1.2 Tiêu chí phân định từ loại ................................................................ 7
1.3 Hệ thống từ loại tiếng Hán và tiếng Việt ...................................... 10
2. Phân loại câu theo mục đích phát ngơn .............................................. 16
2.1 Câu trần thuật ................................................................................. 17
2.2 Câu nghi vấn .................................................................................. 21
2.3 Câu cầu khiến ................................................................................. 23
2.4 Câu cảm thán .................................................................................. 24
3. Ý nghĩa tình thái và các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái .......... 25
3.1 Các loại ý nghĩa tình thái................................................................ 25
3.2 Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái ..................................... 27
4. Tiểu kết ................................................................................................ 29
CHƯƠNG HAI: NKT TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
SO SÁNH VỚI TTTT TIẾNG VIỆT ........................... 31
1. NKT tiếng Hán hiện đại ....................................................................... 31
1.1 Khái niệm ....................................................................................... 31
1.2 Đặc điểm NKT tiếng Hán............................................................... 34
1.3 Phân loại NKT tiếng Hán ............................................................... 36
1.3.1 Phân loại theo đặc điểm ngữ âm ............................................. 36
1.3.2 Phân loại theo chức năng ........................................................ 41
1.3.3 Phân loại theo vị trí ................................................................. 64
1.4 NKT với chức năng hoàn thành câu............................................... 73
1.4.1 Yếu tố hoàn thành câu liên quan đến nhân tố thời gian .......... 73
1.4.2 Yếu tố hoàn thành câu liên quan đến nhân tố tình cảm .......... 76
1.5 Một số ý nghĩa ngữ dụng của NKT tiếng Hán ............................... 78
1.5.1 Gia tăng sắc thái biểu cảm ...................................................... 78
1.5.2 Giảm nhẹ sắc thái biểu cảm..................................................... 80
1.5.3 Chỉ rõ điểm nghi vấn ............................................................... 81
2. TTTT tiếng Việt ................................................................................... 85
2.1 Khái niệm ....................................................................................... 85
2.2 Đặc điểm – chức năng của các TTTT tiếng Việt ........................... 87
2.3 Phân loại TTTT tiếng Việt ............................................................. 89
2.3.1 Phân loại dựa vào vị trí ........................................................... 90
2.3.2 Phân loại dựa vào chức năng .................................................. 91
2.4 Một số chức năng dụng học của TTTT tiếng Việt ......................... 94
2.4.1 Chức năng đánh giá ................................................................. 94
2.4.2 Chức năng biểu cảm ................................................................ 96
2.4.3 Chức năng tham gia biểu thị mục đích phát ngơn.................. 99
3. Tiểu kết .............................................................................................. 103
CHƯƠNG BA:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý VÀ KHẮC PHỤC TRONG
QUÁ TRÌNH HỌC NKT TIẾNG HÁN VÀ TTTT TIẾNG VIỆT ....... 107
1. Nhận xét chung .................................................................................. 107
2. Một vài gợi ý cho việc dạy và học NKT tiếng Hán
và TTTT tiếng Việt ........................................................................... 110
2.1 Những lỗi thường gặp của học viên Việt Nam
khi sử dụng NKT tiếng Hán và cách khắc phục ........................... 111
2.2 Những lỗi thường gặp của học viên Trung Quốc
khi sử dụng TTTT tiếng Việt và cách khắc phục .......................... 114
KẾT LUẬN............................................................................................ 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 121
PHỤ LỤC .............................................................................................. 127
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Mở đầu
MỞ ĐẦU
1.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tiếng Hán và tiếng Việt đều tồn tại một nhóm từ chuyên dùng
để biểu thị thái độ, tình cảm của người nói với nội dung thông báo, với
thực tại hoặc với người nghe. Đó chính là những NKT (tiếng Hán) và
TTTT (tiếng Việt). Đặc điểm cơ bản của nhóm từ này là thường đứng cuối
phát ngơn (cũng có khi xuất hiện ở vị trí khác trong phát ngơn), thêm vào
cho nội dung chính của phát ngơn một ý nghĩa tình thái nhất định. NKT/
TTTT chỉ xuất hiện ở bậc câu và độc lập với cấu trúc phát ngơn. Tuy nhiên,
nghĩa tình thái và nghĩa ngữ dụng của chúng chỉ phát huy tác dụng khi
được gắn kết với phát ngôn. Ở cả hai ngôn ngữ, NKT/ TTTT đều chỉ
chiếm một số lượng nhỏ trong kho từ vựng nhưng có tần số xuất hiện rất
cao đặc biệt trong phong cách khẩu ngữ. Cách sử dụng chúng lại khá phức
tạp, đa dạng. Người học nếu muốn nắm bắt và sử dụng tốt tiếng Hán và
tiếng Việt thì nhất thiết khơng thể bỏ qua lớp từ này.
Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, việc dạy và học ngôn ngữ theo
khuynh hướng so sánh đối chiếu giữa ngơn ngữ nguồn và đích là khuynh
hướng ngày càng được xem trọng và rất hữu ích nếu được phát huy tốt.
NKT tiếng Hán và TTTT tiếng Việt từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên
cứu có sức hấp dẫn đối với các nhà ngơn ngữ học. Đã có khơng ít tài liệu
đề cập đến NKT tiếng Hán và TTTT tiếng Việt. Tuy nhiên, theo nguồn tư
liệu chúng tôi tiếp cận được, những nghiên cứu mang tính chất so sánh đối
chiếu NKT tiếng Hán và TTTT tiếng Việt hiện còn rất thiếu.
Chúng tôi đề xuất việc thực hiện đề tài “NKT tiếng Hán hiện đại (so
sánh với tiếng Việt)” với mong muốn đưa ra một bức tranh khái quát về
NKT tiếng Hán cũng như TTTT tiếng Việt, đồng thời tìm ra những điểm
giống và khác nhau của lớp từ này giữa hai ngôn ngữ. Hy vọng kết quả
Trang 1
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Mở đầu
nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào nội dung giảng dạy,
phương pháp giảng dạy tiếng Hán và tiếng Việt nói chung, NKT tiếng Hán
và TTTT tiếng Việt nói riêng.
2.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về nguyên tắc, tất cả NKT tiếng Hán và TTTT tiếng Việt đều được
sưu tầm nghiên cứu. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những
NKT tiếng Hán và TTTT tiếng Việt thường dùng, những NKT trong tiếng
Hán cổ và TTTT tiếng Việt mà hiện nay khơng cịn được sử dụng hoặc rất
hiếm khi xuất hiện sẽ không đề cập đến ở đây. Bên cạnh đó, thuật ngữ
tiếng Hán hiện đại đơi khi được chúng tôi gọi tắt là tiếng Hán trong luận
văn này.
3.
NỘI DUNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Xuất phát từ một số đánh giá của các nhà ngôn ngữ học và từ sự
quan sát của cá nhân về những khó khăn mà người Việt thường gặp phải
trong quá trình tiếp thu, vận dụng NKT tiếng Hán và ngược lại, luận văn
tập trung xem xét toàn diện mọi vấn đề liên quan đến NKT tiếng Hán như
khái niệm, đặc điểm ngữ pháp, sự phân loại, những ý nghĩa ngữ dụng…, so
sánh với TTTT tiếng Việt, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt.
Ngồi ra, chúng tơi cịn tiến hành khảo sát những lỗi sai mà nhiều người
Việt thường gặp phải trong quá trình học cũng như thực hành tiếng Hán và
ngược lại.
3.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nhằm cung cấp cho người học những kiến
thức đầy đủ, toàn diện về NKT tiếng Hán và TTTT tiếng Việt, giúp người
học có cái nhìn khái quát đồng thời nắm bắt được những điểm tương đồng
Trang 2
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Mở đầu
cũng như khác biệt giữa NKT tiếng Hán và TTTT tiếng Việt để từ đó,
người học có thể vận dụng NKT/ TTTT một cách chính xác khi giao tiếp;
đồng thời, việc biểu đạt cũng nhờ đó mà trở nên trong sáng, sinh động hơn.
4.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Như đã nói ở trên, NKT tiếng Hán và TTTT tiếng Việt tuy có số
lượng khiêm tốn nhưng lại chiếm vị trí rất quan trong trong hoạt động giao
tiếp ở cả hai ngơn ngữ. Từ trước đến nay đã có khơng ít tác giả Trung
Quốc và Việt quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
Có thể kể đến rất nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu hoặc có đề
cập kỹ về NKT tiếng Hán như: Ngữ khí từ và hệ thống ngữ khí của Tề Hộ
Dương; Nghiên cứu ngữ khí và ngữ khí từ của Tơn Nhữ Kiến; Hư từ Hán
ngữ hiện đại của Trương Bân, Trương Nghị Sinh; Ngữ pháp Hán ngữ hiện
đại thực dụng của Lưu Nguyệt Hoa, Phan Văn Ngu, Cố Vĩ; Từ điển hư từ
Hán ngữ hiện đại của Trương Bân…
Ở Việt Nam, TTTT cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,
nhiều cơng trình có giá trị về TTTT đã được công bố như: Ngữ Pháp tiếng
Việt phổ thơng (tập 1) của Diệp Quang Ban, Hồng Văn Thung; Từ loại
tiếng Việt hiện đại của Lê Biên; Ngữ pháp tiếng Việt của Đinh Văn Đức,
Nguyễn Văn Khôi; TTTT cuối câu trong hội thoại tiếng Việt (so sánh với
tiếng Nhật) và việc giảng dạy nó cho người Nhật của Nguyễn Thị Ngọc
Hân; TTTT dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị hành vi ngôn ngữ tiếng
Việt của Nguyễn Thị Lương; Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại của Phạm
Hùng Việt…
Tuy nhiên, những tác giả trên hoặc nghiên cứu chuyên sâu về NKT
tiếng Hán, hoặc nghiên cứu chuyên sâu về TTTT tiếng Việt, hầu như chưa
có cơng trình nào mang tính chất so sánh, đối chiếu lớp từ này giữa hai
ngơn ngữ, cũng chưa có cơng trình nào chỉ ra những lỗi sai mà người Việt
Trang 3
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Mở đầu
thường gặp phải khi học NKT tiếng Hán và ngược lại. Đề tài vì thế khá thú
vị nhưng cũng gây cho người thực hiện khơng ít khó khăn.
5.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp
những phương pháp sau:
Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch: trên nền lý
thuyết tiếp thu được từ các nhà ngôn ngữ học đi trước, phần cơ sở lý thuyết
mà chúng tơi trình bày trong luận văn đều là những tổng kết hoặc những
điều học hỏi được từ những cơng trình có liên quan. Nắm vững lý thuyết,
chúng tơi lấy đó làm cơ sở để tiến hành khảo sát, phân tích nghĩa của câu
có chứa NKT/ TTTT và tìm ra những đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng của
chúng.
Phương pháp thống kê: để tìm ra những nét nghĩa riêng của từng
NKT/ TTTT cũng như để những ví dụ minh họa được chính xác hơn,
chúng tôi đã tiến hành thu thập, thống kê và phân loại những câu có chứa
NKT/ TTTT từ các tạp chí, sách chun ngành, sách cơng cụ, giáo trình
dạy tiếng, internet…Phương pháp này cũng được vận dụng để thống kê lỗi
sai từ các phiếu điều tra ngôn ngữ.
Phương pháp so sánh: Với mục đích phục vụ truớc hết cho đối
tượng là người Việt học tiếng Hán và phần nào hỗ trợ cho người Trung
Quốc học tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành so sánh giữa hai hệ thống
NKT tiếng Hán và TTTT tiếng Việt để từ đó tìm ra những điểm giống và
khác nhau về cách phân loại, đặc điểm ngữ pháp, các ý nghĩa ngữ dụng của
lớp từ này ở hai ngơn ngữ.
Phương pháp trắc nghiệm: để tìm ra những sai sót thường gặp
trong việc sử dụng NKT của sinh viên người Việt học tiếng Hán cũng như
những học viên người Trung Quốc học tiếng Việt, chúng tôi đã áp dụng
Trang 4
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Mở đầu
phương pháp trắc nghiệm qua các phiếu điều tra ngơn ngữ và trong q
trình khảo sát thực tế. Với phương pháp này, luận văn có thêm một số cơ
sở thực tiễn để việc so sánh NKT tiếng Hán với TTTT tiếng Việt được
chính xác, việc đưa ra những giải thích, phân tích về các lỗi sai cũng hợp
lý hơn.
6.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn tập
trung ở ba chương:
Chương một: Cơ sở lý thuyết
1. Vấn đề phân định từ loại
2. Phân loại câu theo mục đích phát ngơn
3. Ý nghĩa tình thái và các phương tiện biểu thị ý nghĩa tính thái
4. Tiểu kết
Chương hai: NKT tiếng Hán hiện đại – so sánh với TTTT tiếng Việt
1. NKT tiếng Hán hiện đại
2. TTTT tiếng Việt
3. Tiểu kết
Chương ba: Một số vấn đề cần chú ý và khắc phục trong quá trình
học NKT tiếng Hán và TTTT tiếng Việt
1. Nhận xét chung
2. Một vài gợi ý cho việc dạy và học NKT tiếng Hán và TTTT tiếng Việt
Trang 5
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
CHƯƠNG MỘT
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nghiên cứu các NKT tiếng Hán hiện đại, so sánh với TTTT tiếng
Việt, chúng tôi thấy cần phải dựa vào những cơ sở lý thuyết sau:
- Vấn đề phân định từ loại.
- Vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngơn.
- Ý nghĩa tình thái và các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái.
Với các lý thuyết trên, chúng tơi chỉ đề cập đến một số điểm cơ bản
được coi là cơ sở lý luận để từ đó tiến hành thực hiện đề tài, không đi vào
các vấn đề chung và riêng khác của từng lý thuyết.
1. Vấn đề phân định từ loại
1.1
Khái niệm từ loại
Gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngữ pháp học, từ loại đã được
nghiên cứu từ rất sớm. Từ loại được xem là một bộ phận không thể thiếu
trong cơ cấu ngữ pháp học của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Việc
phân chia từ loại là nhằm phân loại và miêu tả đặc điểm ngữ pháp của các
lớp từ, từ đó rút ra những quy tắc hoạt động chung nhất cho từng nhóm.
Theo Lê Biên [4]: “ Tùy theo mục đích, nhiệm vụ mà có các cách phân
loại từ khác nhau, có cách phân chia từ của những người biên soạn từ điển;
có cách phân loại từ của các nhà từ vựng – ngữ nghĩa học, v.v… Những
cách làm đó đều là sự phân loại từ nhưng không phải là từ loại. Chỉ sự
phân loại từ nào nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của từ
mới được gọi là từ loại ”. Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung [3] cũng
cho rằng: vốn từ của một ngơn ngữ có thể nghiên cứu trên các bình diện
ngữ âm (cấu tạo từ), ngữ nghĩa (từ vựng), ngữ pháp. Từ loại là kết quả
nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp. Nguyễn Thị Ly Kha [23] xác
Trang 6
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
định: Từ loại là các lớp từ được phân chia trên cơ sở các đặc tính đồng
nhất về thuộc tính cú pháp, hình thái và nghĩa khái qt của từ.
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát, từ loại là những lớp từ có
chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất
dùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại. Các từ thuộc cùng một từ loại thì
có nghĩa ngữ pháp, khả năng kết hợp và chức năng cú pháp tương tự nhau.
Sự quy loại một lớp từ vào một loại từ nhất định được xác định bởi những
đặc trưng về ngữ nghĩa, về hoạt động ngữ pháp của nó (về hình thái học
hoặc về cú pháp học, hoặc cả về hình thái học và cú pháp học) trong việc
thực hiện một chức vụ ngữ pháp nhất định.
1.2
Tiêu chí phân định từ loại
Có thể nói, mục đích chủ yếu của việc phân định từ loại là nhằm phát
hiện bản chất ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt động ngữ pháp và sự hành
chức của các lớp từ loại trong quá trình thực hiện những chức năng cơ bản
của ngơn ngữ. Từ đó có thể sử dụng các lớp từ cho đúng quy tắc, hợp với
phong cách và chuẩn của một ngôn ngữ.
Trong ngôn ngữ học đại cương, việc phân định từ loại thường được
dựa vào hai tiêu chí: (1) Ý nghĩa ngữ pháp; (2) Hình thức ngữ pháp. Hiện
nay, khi việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các mối quan hệ giữa ba bình
diện nghĩa học, kết học và dụng học phát triển, nhiều nhà ngơn ngữ đã đề
xuất cần dựa trên tính chất chức năng tín hiệu học để phân định từ loại.
Tuy vậy, dù theo quan điểm nào, xu hướng nào, dù áp dụng những tiêu chí
nào để phân loại cũng phải nhằm phát hiện ra bản chất ngữ pháp của lớp từ.
Có thể phân chia vốn từ của một ngơn ngữ thành bao nhiêu loại, có
những tiểu loại nào trong một phạm trù từ loại, chủ yếu là do bản chất ngữ
pháp của các lớp từ quy định, mặt khác, có thể cịn do quan niệm, mục
đích của việc nghiên cứu chi phối. Tùy thuộc đặc trưng loại hình ngơn ngữ,
Trang 7
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
các tiêu chí phân định từ loại mà ngôn ngữ học đại cương đã xác lập được
vận dụng một cách linh hoạt ở từng ngôn ngữ.
Xét về đặc trưng loại hình, tiếng Hán và tiếng Việt đều là những ngôn
ngữ đơn lập. Từ tiếng Hán và tiếng Việt đều khơng biến đổi hình thái. Ở
các vị trí, chức vụ ngữ pháp khác nhau, từ vẫn giữ nguyên hình thức ngữ
âm và khơng địi hỏi hợp dạng về ngữ pháp. Việc phân định từ loại trong
tiếng Hán và tiếng Việt vì thế có những điểm tương đồng nhất định.
Đối với tiếng Việt, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung [3] nhận
định: xu hướng hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận là từ loại
trong tiếng Việt bao gồm các đặc trưng cơ bản dùng làm tiêu chuẩn
phân loại sau đây:
+ Ý nghĩa khái quát. Ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp
từ, trên cơ sở khái quát hóa từ vựng thành khái quát hóa phạm trù ngữ
pháp chung (phạm trù từ vựng – ngữ pháp).
+ Khả năng kết hợp. Với ý nghĩa khái quát, các từ có thể có khả năng
tham gia vào một kết hợp có nghĩa: ở mỗi vị trí của kết hợp có thể xuất
hiện những từ có khả năng lần lượt thay thế nhau, trong khi đó, ở các vị trí
khác trong kết hợp, các từ còn lại tạo ra bối cảnh cho sự xuất hiện khả
năng thay thế của những từ nói trên. Những từ cùng xuất hiện trong cùng
một bối cảnh, có khả năng thay thế nhau ở cùng một vị trí, có tính chất
thường xun, được tập hợp vào một lớp từ. Khả năng kết hợp của từ trong
các ngơn ngữ thuộc loại hình đơn lập, là sự phân bố trật tự và việc sử dụng
các từ phụ để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp bên ngoài từ.
+ Chức năng cú pháp. Tham gia vào cấu tạo câu, các từ có thể đứng
ở một hay một số vị trí nhất định trong câu, hoặc có thể thay thế nhau ở vị
trí đó, và cùng biểu thị một mối quan hệ về chức năng cú pháp với các
thành phần khác trong cấu tạo câu, có thể phân vào một từ loại. Tiêu chuẩn
Trang 8
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
chức năng cú pháp ít ổn định hơn so với tiêu chuẩn ý nghĩa và khả năng
kết hợp, do một từ thường có thể giữ nhiều chức năng cú pháp trong câu và
cần phải xem xét chức năng nào của từ là chủ yếu để làm căn cứ phân loại.
Diễn đạt theo cách khác, Lê Biên [4] cho rằng, phân định từ loại tiếng
Việt có thể dựa vào một tập hợp các tiêu chí: (1) nghĩa khái quát của lớp từ;
(2) đặc điểm hoạt động ngữ pháp của lớp từ. Trong đó, nghĩa khái qt của
từ cũng chính là một loại ý nghĩa ngữ pháp. Loại ý nghĩa này đạt được
bằng con đường quy nạp, khái quát hóa các ý nghĩa cụ thể của hàng loạt từ.
Về đặc điểm hoạt động ngữ pháp của lớp từ, có thể hiểu, ý nghĩa của mỗi
lớp từ thường được biểu hiện theo tuyến tính, trên trục cú đoạn, những đặc
điểm ngữ pháp của mình. Tùy đặc trưng loại hình ngơn ngữ mà các đặc
điểm này được bộc lộ dưới dạng thức hình thái học hay cú pháp học. Từ
tiếng Việt khơng biến đổi hình thái, cho nên ở tiếng Việt, những đặc tính
cú pháp học có tác dụng quyết định chi phối những đặc trưng ngữ pháp của
các lớp từ loại. Khi xem xét các đặc trưng ngữ pháp của từ, cần quan sát
hoạt động của từ trên cả hai bình diện cấu trúc :
(a) Trong cấu trúc của một ngữ. Tiêu chí này tương đương với tiêu
chí khả năng kết hợp theo cách diễn đạt của Diệp Quang Ban, Hoàng Văn
Thung [3] và tiêu chí dựa vào cách phân bố của từ được xem xét ở những
vị trí, những ơ của nó trong một chu cảnh nhất định theo Nguyễn Thị Ly
Kha [23].
(b) Trong cấu trúc của câu. Đặc tính của từ còn thể hiện ở cấu trúc
câu. Việc xem xét khả năng kết hợp của các lớp từ ở cấu trúc ngữ kết hợp
với việc phân tích chức vụ ngữ pháp của từ ở trong câu sẽ giúp phát hiện
được đầy đủ hơn các đặc tính ngữ pháp, bản chất từ loại của các lớp từ.
Đối với tiếng Hán, Tơn Đức Kim [54] thì cho rằng, phân định từ loại
chỉ có thể dựa vào chức năng ngữ pháp của từ. Chức năng ngữ pháp ở đây
chính là việc một từ ngữ có khả năng xuất hiện ở vị trí nào trong câu và có
Trang 9
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
thể kết hợp được với những từ ngữ nào. Cùng quan điểm trên, các tác giả
Chu Đức Hi [68], Lục Kiệm Minh [58] cũng khẳng định: việc phân định từ
loại tiếng Hán khơng thể dựa vào hình thái mà phải dựa vào chức năng ngữ
pháp của từ.
Nói tóm lại, tiếng Việt và tiếng Hán là những ngôn ngữ đơn lập tiêu
biểu. Việc phân định từ loại trong tiếng Việt và tiếng Hán vì thế có nhiều
điểm tương đồng, và nhìn chung được phân loại theo ba tiêu chí cơ bản sau:
+ Ý nghĩa khái quát của từ: sự vật, hành động, tính chất...
+ Khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ đoạn.
+ Chức năng ngữ pháp (chức vụ ngữ pháp, chức năng thành phần
câu).
1.3
Hệ thống từ loại tiếng Hán và tiếng Việt
Vận dụng những tiêu chí của việc phân loại, dựa trên những đối lập
bậc một về ngữ nghĩa và ngữ pháp, từ loại tiếng Hán và tiếng Việt về cơ
bản đều được phân thành hai lớp lớn là thực từ và hư từ.
Thực từ là lớp từ có ý nghĩa từ vựng, có chức năng biểu thị những
yếu tố của thế giới bên ngoài được tư duy của con người nhận thức; những
yếu tố đó có thể là sự vật hay hành động, quá trình, trạng thái, đặc trưng…
của sự vật. Tuyệt đại bộ phận các thực từ có ý nghĩa sở chỉ, sở biểu.
Các thực từ có khả năng làm thành tố chính trong cấu trúc ngữ, có thể
đảm nhận nhiều cương vị ngữ pháp, tham gia xây dựng các loại kết cấu cú
pháp khác nhau.
Thực từ là tập hợp lớn nhất về số lượng trong vốn từ vựng tiếng Việt
và tiếng Hán. Ở cả hai ngôn ngữ này, đại từ là lớp từ có đặc tính của thực
từ, có quan hệ chặt chẽ với thực từ nhưng nó khơng phải là thực từ đích
thực mà chỉ có tính chất như thực từ.
Trang 10
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
Hư từ là lớp từ khơng có nghĩa từ vựng, không gọi tên đối tượng mà
chỉ biểu thị quan hệ giữa các đối tượng được phản ánh trong câu nói, hoặc
biểu thị ý nghĩa tình thái, nhấn mạnh.
Về hình thức ngữ pháp, hư từ khơng thể làm thành tố chính của một
ngữ đoạn, khơng có khả năng sử dụng độc lập và không thể đảm nhiệm
những chức vụ cú pháp chính của câu.
Số lượng hư từ trong tiếng Việt và tiếng Hán đều ít hơn rất nhiều so
với thực từ.
Theo cách phân loại của Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung [3], hệ
thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm, bao gồm những từ
loại sau:
Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ ;
số từ ;
đại từ.
Nhóm 2 : phụ từ (định từ, phó từ) ;
kết từ ;
tiểu từ (trợ từ và tình thái từ).
Lê Biên [4] thì khái quát hệ thống từ loại tiếng Việt theo sơ đồ dưới
đây:
Trang 11
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
Vốn từ tiếng Việt
Thực từ
Thể từ
Hư từ
Vị từ
Danh
Động
Tính
từ
từ
từ
Số
Đại
Thán
từ
từ
từ
Phụ
Quan
Tình thái
từ
hệ từ
từ
Dùng đoản ngữ làm tiêu chuẩn phân định từ loại, Nguyễn Tài Cẩn [5]
lại chia vốn từ tiếng Việt thành các từ loại: danh từ, đại từ, số từ, động từ,
tính từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ. Dưới đây là sơ đồ hệ thống từ
loại tiếng Việt của Nguyễn Tài Cẩn.
Trang 12
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
BẢNG PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
Những từ loại có liên quan
Những từ loại
khơng liên
đến tổ chức của đoản ngữ
quan đến tổ
Những từ loại có khả
Những từ loại chỉ có thể
năng làm thành tố đoản
kết hợp với đoản ngữ để
dạng thức hoá đoản ngữ
(mảng I)
Những từ loại có
Những từ loại chỉ
Từ loại có khả
Từ loại có khả
khả năng làm trung
có khả năng làm
năng kết hợp 2
năng kết hợp 1
chiều, dùng để
chiều, dùng để
dạng thức hoá đoản
dạng thức hoá đoản
(Cụm A)
Số từ
Danh từ
(mảng II)
(Cụm B)
(Cụm C)
(Cụm D)
Quan hệ
Trợ từ
Động từ
Đại từ
Tính từ
Phó từ
Trang 13
Thán
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
Như vậy, cách phân loại cụ thể hệ thống từ loại tiếng Việt của các tác
giả trên nhìn chung khơng có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, đối với lớp từ
biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa chủ thể phát ngôn với nội dung phản ánh;
hoặc biểu thị quan hệ giữa chủ thể phát ngôn với đối tượng tiếp nhận phát
ngôn, một số tác giả gọi là lớp tiểu từ (bao gồm trợ từ và tình thái từ/
NKT), có người gọi là trợ từ, một nhóm khác lại gọi hẳn là lớp tình thái từ/
NKT. Chúng tơi sẽ trở lại phân tích vấn đề này trong chương hai.
Đối với việc sắp xếp vốn từ tiếng Hán, các tác giả Tôn Đức Kim [54],
Lư Phúc Ba [44], Lưu Nguyệt Hoa, Phan Văn Ngu, Cố Vĩ [50] đều chia
vốn từ tiếng Hán thành các từ loại: danh từ, đại từ, số từ, lượng từ, động từ,
hình dung từ, phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ và từ tượng thanh. Đây
cũng là quan niệm được đông đảo các nhà Hán ngữ học đồng tình. Hệ
thống từ loại tiếng Hán của Tơn Đức Kim có thể khái qt theo sơ đồ sau:
Trang 14
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
HỆ THỐNG TỪ LOẠI TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
TỪ LOẠI
Tầng 1
Tầng 2
Tầng 3
Tầng 4
Thực từ
Thể từ
Danh từ
Danh từ chỉ thời gian
Danh từ chỉ nơi chốn
Danh từ chỉ phương vị
Vị từ
Đại từ
Đại từ nhân xưng
Đại từ chỉ thị
Đại từ nghi vấn
Số từ
Số đếm
Số thứ tự
Lượng từ
Lượng từ của danh từ
Lượng từ cùa động từ
Động từ
Động từ cập vật / Động từ bất
Hệ động từ
Trợ động từ
Tự động từ / Bị động từ
Động từ hình thức
Động từ li hợp
Động từ tương hỗ
Hình dung từ
(Tính từ)
Phó từ
Hư từ
Hình dung từ thường
Hình dung từ trạng thái
Hình dung từ phi vị
Hình dung từ duy vị
Hình dung từ số lượng
Phó từ mức độ
Phó từ ngữ khí
Phó từ thời gian
Phó từ phạm vi
Phó từ phủ định
Phó từ tình trạng
Phó từ liên quan
Giới từ
Liên từ
Liên từ đẵng lập
Liên từ chính phụ
Trợ từ
Trợ từ kết cấu
Trợ từ động thái
Trợ từ ngữ khí
Trợ từ khác
Thán từ
Từ tượng thanh
Trang 15
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
Có thể thấy, theo cách phân loại của các tác giả trên thì NKT tiếng
Hán là một tiểu loại thuộc lớp trợ từ. Tuy nhiên cũng như trong tiếng Việt,
một vài tác giả như Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông [63] lại xem NKT là
một lớp từ riêng, không phải tiểu loại trong lớp trợ từ. Vấn đề này cũng sẽ
được nhắc lại cụ thể hơn trong chương hai.
2. Phân loại câu theo mục đích phát ngơn
Theo quan điểm ngữ pháp học truyền thống, câu là đơn vị nhỏ nhất
có khả năng thơng báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm hoặc một cảm
xúc.
Từ định nghĩa trên có thể hiểu, về mặt chức năng, câu là đơn vị có
khả năng thơng báo. Nhờ đặc điểm này, ta có thể phân biệt câu với đơn vị
bậc dưới nó là từ/ ngữ. Về mặt cấu tạo, trong số các đơn vị có chức năng
thơng báo, câu là đơn vị nhỏ nhất. Định nghĩa trên còn khẳng định câu là
một đơn vị ở bậc ngôn ngữ, tức là một đơn vị trừu tượng, chỉ có thể nhận
thức được thơng qua các biến thể trong lời nói. Các biến thể này gọi là phát
ngơn (theo Nguyễn Thiện Giáp [17])
Cũng có thể nói, câu là phạm vi lớn nhất của những quan hệ ngữ
pháp chính danh. Tất cả các quan hệ ngữ pháp chỉ có thể có được đầy đủ
trong phạm vi câu. Trong phạm vi ngôn bản hoặc cụm câu, giữa câu này
với câu kia, đoạn này với đoạn kia chỉ có quan hệ đẳng lập, quan hệ chính
phụ, khơng có quan hệ chủ vị.
Câu là đơn vị cơ bản của hoạt động giao tiếp. Khi giao tiếp, đơn vị
cơ bản được sử dụng là câu. Nhận định này xuất phát từ cơ sở: câu biểu
hiện trọn vẹn một mệnh đề. Người nghe không cảm thấy sự thiếu hụt hay
cần phải có thêm từ ngữ mới nhận biết được thơng tin. Câu cịn có tính độc
lập về ngữ pháp. Tính độc lập về ngữ pháp của câu được biểu hiện ở khả
năng mang nội dung thông báo, khả năng độc lập tạo đoạn tối giản.
Trang 16
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
Từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta có thể tiến hành
phân loại câu theo các tiêu chí như: theo cấu trúc cú pháp, theo mục đích
giao tiếp hay theo đặc điểm quan hệ giữa nội dung của câu với hiện thực.
Xét theo mục đích giao tiếp, trong cả tiếng Việt và tiếng Hán hiện
đại đều có thể phân chia thành bốn loại câu cơ bản: câu trần thuật, câu nghi
vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. Tuy nhiên, mục đích giao tiếp, nội
dung thơng báo của câu khơng tách rời với hình thức tổ chức diễn đạt của
câu.
2.1 Câu trần thuật (câu kể, câu tường thuật)
Câu trần thuật là câu có mục đích thơng báo cho người nghe, người
đọc biết ý nghĩ của người nói, người viết, phản ánh một sự việc gì đó,
khơng đòi hỏi người khác phải trả lời hay hành động theo ý chí của người
nói, người viết. Đây là loại câu thường dùng nhất. Do đó, có thể lấy loại
câu này làm cơ sở để so sánh, tìm hiểu các loại câu khác.
Câu trần thuật có ngữ điệu bình thường và hạ thấp giọng ở cuối câu.
Câu trần thuật không chứa đựng dấu hiệu hình thức riêng trong cấu tạo
(như câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán). Khi viết, cuối câu trần thuật
thường dùng dấu chấm câu.
Ví dụ:
(1) Sau khi lấy vợ, Sáu Quân rời Tân Lộc về Huyện Sử cất nhà cặp
mé kênh xáng Chắc Băng, nơi giáp ranh đầu kênh 7, để trồng mía trên
phần đất cha mẹ cho.
(2) 我昨天去医院看了一个病人。
(Hôm qua tôi đã đi bệnh viện thăm một người bệnh)
Câu trần thuật được xem là kiểu câu cơ bản. Vì nhìn chung, từ nó
nếu thêm các yếu tố nghi vấn ta có thể chuyển đổi thành câu nghi vấn;
Trang 17
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
thêm các yếu tố cầu khiến ta có thể chuyển đổi thành câu cầu khiến; thêm
các yếu tố cảm thán, ta có thể chuyển đổi thành câu cảm thán và ngược lại.
Ví dụ:
(1) 他去书店买书。(câu trần thuật)
(Anh ấy đi nhà sách mua sách.)
Ỉ 他去书店买书吗?(câu nghi vấn)
(Anh ấy đi nhà sách mua sách phải khơng ?)
Ỉ 让他去书店买书吧!(câu cầu khiến)
(Bảo nó đi nhà sách mua sách đi!)
Ỉ(唉,这么晚了),他还要去书店买书!(câu cảm thán)
(Ơi, muộn thế này rồi, anh ấy vẫn còn phải đi nhà sách mua sách kia!)
(2) Lan đi học. (câu trần thuật)
Ỉ Lan đi học à? (câu nghi vấn)
Ỉ Lan đi học đi! (câu cầu khiến)
Ỉ Lan đi học kìa! (câu cảm thán)
Tác dụng chủ yếu của câu trần thuật là nói rõ sự thật. Điều nói rõ có
lúc là hình thức khẳng định, có khi là hình thức phủ định, nghĩa là câu tr
Trang 18
Ngữ khí từ tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
Chương 1
Ví dụ: Giai đoạn lịch sử 80 năm thời cận đại là một giai đoạn đầy
biến động, cũng là một giai đoạn vô cùng đau khổ và sỉ nhục của nhân dân
Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng khơng ít câu mang nội dung khẳng định nhưng có
chứa từ phủ định. Có thể có những dạng chủ yếu sau:
+ Câu khẳng định chứa từ phủ định dưới hình thức “phủ định của phủ
định”. Ở dạng này, từ phủ định đi thành cặp và mục đích của câu là khẳng
định ở mức độ cao hơn.
Ví dụ:
(1) Khơng ai là khơng có cha mẹ. Ỉ Ai cũng có cha mẹ.
(2) 我不能不帮他一把。(Tơi khơng thể khơng giúp anh ấy một tay)
Ỉ 我必须帮他一把。(Tơi phải giúp anh ấy một tay)
+ Trong tiếng Việt, câu khẳng định còn có thể có dạng “khơng/chẳng
- vị ngữ - là gì ” hoặc dùng từ chứ làm kết tố nối liền vế câu trần thuật có
tình thái hiện thực và vế câu phủ định sự tình ngược lại mà người nói
muốn bác bỏ.
Ví dụ:
(1) Những việc anh ta làm chẳng rành rành ra đó là gì.
Ỉ Những việc anh ta làm cịn rành rành ra đó.
(2) Mẹ thương con chứ khơng hề ghét bỏ con.
+ Câu khẳng định tiếng Việt còn có hình thức là câu kết thúc bằng
các cụm từ: chứ ai, chứ cịn gì nữa, chứ gì, chứ khơng à, chứ sao.
Ví dụ:
(1) Anh đã biết trước mọi việc chứ gì.
(2) Chính anh ta là người gây ra tranh cãi chứ ai.
Trang 19