Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại ( so sánh với tiếng Việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.22 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ TẤN NGHĨA

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NGỮ PHÁP
CỦA CÂU TỒN TẠI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2010


LỜI CẢM ƠN

Xin kính gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh – người
đã hết lịng động viên, dẫn dắt tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong tổ Ngôn ngữ - Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP TP.
HCM đã truyền đạt kiến thức cùng những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô thành viên Hội đồng bảo vệ luận văn, q thầy cơ
phịng KHCN – SĐH, gia đình, nhà trường và bạn bè đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho việc học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn của tơi.
Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 9 năm 2010
Tác giả
Võ Tấn Nghĩa


DẪN NHẬP



1. Lí do chọn đề tài
Trong ngơn ngữ của hai dân tộc Hán và Việt đều có loại câu thơng báo sự tồn tại,
xuất hiện hoặc mất đi của người hay sự vật nào đó. Loại câu này được giới Hán ngữ học
gọi là câu tồn hiện, và giới Việt ngữ học gọi là câu tồn tại. (để tiện cho việc so sánh,
luận văn quyết định dùng khái niệm “câu tồn tại” thay thế cho “câu tồn hiện” trong tiếng
Hán).
Mặc dù được quan tâm từ rất lâu của giới nghiên cứu, nhưng có thể nói, cho đến
nay, những vấn đề liên quan về câu tồn tại tiếng Hán và câu tồn tại tiếng Việt vẫn chưa
được giải quyết một cách triệt để, có khá nhiều ý kiến không thống nhất giữa các nhà
nghiên cứu. Chẳng hạn, trong tiếng Hán, từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong câu tồn
tại là thành phần trạng ngữ hay chủ ngữ của câu? Trong cụm từ chỉ không gian, thời gian
đó có sự xuất hiện của giới từ hay không? ngoài tân ngữ, động từ trong câu tồn tại có
được phép mang bổ ngữ?...Trong tiếng Việt, vấn đề phân biệt câu chứa từ “có” chỉ quan
hệ tồn tại và câu chứa từ “có” chỉ quan hệ sở hữu khác nhau như thế nào? Câu có từ “là”
(như câu: “ cạnh đầu giường là tủ quần áo”) là câu tồn tại hay câu đồng nhất theo quan
niệm của một số nhà nghiên cứu trước đây? Thành phần đứng sau vị từ trong câu tồn tại
chỉ đối tượng hay chủ thể của câu?...
Vận dụng thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, cùng với việc khảo sát loại
câu này trong một số văn bản tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi hi vọng sẽ góp một
phần nhỏ nhằm làm rõ hơn về đặc điểm ngữ pháp của loại câu đặc thù này trong hai
ngôn ngữ Hán, Việt.
Bên cạnh đó, để hội nhập với một thế giới đa dạng và đa phương như hiện nay, việc
hiểu biết thêm ngôn ngữ của các dân tộc khác là hết sức cần thiết. Trong khi thế giới
chưa tìm được một ngôn ngữ chung và “quốc tế ngữ” chưa được đón nhận nồng nhiệt và
sử dụng phổ biến như tâm nguyện của một bác só người Do Thái – Ludoviko Zamenhof,
thì việc sử dụng một ngơn ngữ quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới hiện nay nhö


tiếng Anh và tiếng Hán …là nhu cầu, thậm chí là yêu cầu của một bộ phận trí thức hoạt

động trong một số ngành nghề nhất định.
Tiếng Hán và tiếng Việt là hai ngôn ngữ cùng thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Sẽ hoàn toàn sai lầm nếu chúng ta cho rằng, với những ngôn ngữ thuộc cùng loại hình thì
không có gì để nói về đặc trưng của mỗi ngôn ngữ cũng như đặc điểm của từng bộ phận
cấu thành nên chúng. Bên cạnh những vấn đề như: trật tự của các thành tố trong đoản
ngữ, số lượng thanh điệu và cách thể hiện chúng trong từng âm tiết…thì giữa các loại câu
trong hai ngôn ngữ cũng có những nét tương đồng và khác biệt đáng kể. Câu tồn tại tiếng
Hán và câu tồn tại tiếng Việt là một minh chứng cho trường hợp vừa nêu.
Vì vậy, việc so sánh thành công đặc điểm ngữ pháp của loại câu này giữa hai ngơn
ngữ sẽ góp phần không nhỏ trong việc dịch thuật và việc dạy – học tiếng Hán cũng như
tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ như hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử Hán ngữ học, có thể nhắc đến tác giả 范 方 连û (Phạm Phương Liên)
với công trình “存 在 句”(Câu tồn tại). Là người đi tiên phong trong việc nghiên cứu
câu tồn tại tiếng Hán, Phạm Phương Liên đã đạt được những thành quả có tính thực tiễn
rất cao. Ngoài việc đưa ra cách hiểu khá chuẩn xác về câu tồn tại trong tiếng Hán, ông
đã xây dựng thành công mô hình câu tồn tại mà về sau hầu hết các nhà nghiên cứu đều
chấp nhận và lấy làm cơ sở để phân tích, tìm hiểu những vấn đề liên quan. Mô hình ấy là
“ Từ ngữ chỉ không gian (A) + động từ (B) + từ ngữ có tính danh từ (C)”. Và ông nhấn
mạnh “ các thành tố A, B, C trong mô hình trên có thứ tự không thay đổi.
Tống Ngọc Trụ trong “Bàn về câu tồn tại” gần như cũng cùng quan điểm với
Phạm Phương Liên, mô hình câu tồn tại mà ông đề xuất là “Từ ngữ biểu thị nơi chốn +
kết cấu động từ + kết cấu danh từ (biểu thị người hoặc vật tồn tại)”. Tác giả còn cho rằng
câu tồn tại trong tiếng Hán thực chất là một loại câu vị ngữ động từ và chức năng của nó


không ở chỗ thuật lại, kể lại mà là miêu tả. Đồng thời ông chia câu tồn tại tiếng Hán
thành hai loại : câu tồn tại động thái và câu tồn tại tónh thái.
Lơi Đào trong cuốn “Phạm vi, kết cấu và phân loại câu tồn tại”, có ý kiến hơi khác

với hai tác giả trên. Ôâng cho rằng, yếu tố C trong mô hình câu tồn tại “từ ngữ chỉ nơi
chốn (A) + động từ (hoặc từ ngữ có tính động từ )(B) + danh từ (hoặc từ ngữ có tính danh
từ )(C)” là thành phần không thể thiếu, vì vậy những mô hình con theo ông sẽ là: “A +
B + C “, “A + C”, “B + C”, “C”.
Tiếp theo, có thể kể đến tác giả Trương Ngọc với công trình “Câu Hán ngữ hiện
đại“. Đầu tiên tác giả nêu một cách sơ lược những ý kiến của các nhà nghiên cứu trước
đó về câu tồn tại tiếng Hán, trên cơ sở đó, ông đưa ra ý kiến của riêng mình. Ôâng cho
rằng, câu tồn tại tất nhiên phải biểu thị ý nghóa tồn tại, nhưng câu biểu thị ý nghóa tồn tại,
trên thực tế không nhất định phải là câu tồn tại. Ôâng đưa ra ví dụ: “小 王 住 上
海”(Tiểu Vương ở Thượng Hải ) và giải thích: tuy biểu thị ý nghóa tồn tại nhưng câu này
có hình thức không giống mô hình chung của câu tồn tại, nên nó không phải là câu tồn
tại. Một ví dụ khác: “在 屋 子 的 地 上 铺 着 地 毯” (Ởû trên nền nhà có trải một
tấm thảm) cũng là câu biểu thị sự tồn tại nhưng đầu câu là một giới từ, mà giới từ (đúng
hơn là kết cấu giới từ ) cùng với tân ngữ của nó không thể là chủ ngữ trong câu. Nên nó
vẫn không phải là câu tồn tại, mà chỉ là một câu vô chủ. Tức theo Trương Ngọc câu tồn
tại tiếng Hán là câu có chủ ngữ. Điều này khác hoàn toàn so với tiếng Việt. Ôâng phân
chia câu tồn tại tiếng Hán thành hai loại: câu tồn tại và câu ẩn hiện ( câu xuất hiện và
câu biến mất). Riêng với câu tồn tại, ông cũng đồng nhất với ý kiến của Tống Ngọc Trụ
là chia thành câu tồn tại động thái và câu tồn tại tónh thái.
Nếu như trước đây các nhà nghiên cứu Hán ngữ đều thống nhất với nhau mô hình
câu tồn tại là: “trạng ngữ + vị ngữ + chủ ngữ”, tức câu tồn tại có chủ ngữ đảo, thì Trương
Ngọc và một số nhà nghiên cứu Hán ngữ hiện đại khác đều cho rằng câu tồn tại là một
câu chủ vị. Trong “Ngữ pháp thực hành Hán ngữ hiện đại” ở phần bàn về địa vị của từ
ngữ chỉ không gian, thời gian trong câu tồn tại, Lưu Nguyệt Hoa cho rằng từ chỉ không


gian đứng đầu câu tồn tại là thành phần chủ ngữ, còn từ chỉ thời gian là thành phần trạng
ngữ của câu. Chúng tôi cũng nhất trí và lấy ý kiến này làm định hướng nghiên cứu cho
toàn luận văn.
Trong lịch sử Việt ngữ học, đã có một số công trình nghiên cứu về câu tồn tại.

Trước hết, có thể kể đến nhà nghiên cứu Việt ngữ học M. B. Emeneau với công
trình “Nghiên cứu về ngữ pháp Việt Nam”(1951). Trong công trình này, ông có bàn về
câu mang ý nghóa tồn tại, ông viết: “có một dạng thức vị ngữ động từ không có chủ từ, dù
là chủ từ tuỳ thích đi chăng nữa. Vị ngữ gồm có động từ ( hay phức cấu động từ) cộng với
đối tượng”. Theo ông, câu mang ý nghóa tồn tại là câu gồm có danh từ chỉ đối tượng và
một động từ ( hay phức cấu động từ) biểu hiện sự tồn tại của đối tượng đó. Có thể nói,
thành công của M. B. Emeneau là ở chỗ, ông đã phác hoạ được khuôn hình cơ bản của
câu tồn tại tiếng Việt là: “vị từ + danh từ”. Nhưng ông đã đặt nó trong một bình diện vô
cùng rộng lớn mà không có một tiêu chí nào để phân biệt câu tồn tại với những loại câu
khác có cùng khuôn hình như trên. Tức là, trong thực tế, không phải tất cả các câu có
khuôn hình “ vị từ + danh từ” đều là câu mang ý nghóa tồn tại.
Đến năm 1967, cuốn “Ngữ pháp Việt Nam” của L. C. Thompson ra đời. Nhìn chung
tác giả này cũng đi lại con đường mà M. B. Emeneau đã đi qua, những giải pháp ông đưa
ra hình như không khác mấy so với Emeneau đã đề nghị trước đây. Tuy nhiên, đóng góp
của ông là đã đề cập đến một loại ngữ động từ mà động từ “có” làm trung tâm.
Thompson cũng đã đưa ra những cách dùng khác nhau nhằm phân biệt vị từ “ có” sở hữu
với vị từ “ có” tồn tại:
Ở Việt Nam có nhiều người.
(In Vietnam there are many people.)
Và:
Việt Nam có nhiều người.
( Vietnam has many people.)


Nhưng tác giả không phân tích sự khác nhau về mặt ý nghóa của động từ “có” trong
những câu trên.
Tóm lại, hai tác giả trên không đề cập đến những vấn đề câu mang ý nghóa tồn tại
một cách riêng biệt mà đi từ một kiểu khuôn hình câu đặc biệt, thường xuất hiện trong
tiếngViệt gắn liền với việc sử dụng từ chuyên dùng mang ý nghóa tồn tại là từ “có”.
Nguyễn Kim Thản trong cuốn “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” khi phân chia

các tiểu loại động từ, tác giả có nhắc đến loại động từ tồn tại và xếp chúng vào tiểu loại :
động từ tồn tại – xuất hiện- tiêu huỷ. Ôâng còn cho rằng, bổ ngữ của những động từ này có
thể đảo thành chủ ngữ. Tức theo ông, những câu mang ý nghóa tồn tại là những câu có
chủ ngữ đảo, đối tượng của hành động được nói trong câu cũng có thể trở thành chủ thể
của hành động đó.
Một cách tiếp cận hoàn toàn khác về câu mang ý nghóa tồn tại được trình bày rất
đơn giản và khá rõ trong “Giáo trình Việt ngữ” của Lê Cận, Cù Đình Tú, Hoàng Tuệ.
Xuất phát từ quan niệm cho rằng kết cấu của câu luôn mang một ý nghóa nhất định, và
trên cơ sở đó các câu mang ý nghóa tồn tại sẽ là những câu có chung một khuôn hình với
câu “ ngày mai có một bài học”. Hoàng Tuệ đã dẫn ra hàng loạt các ví dụ khác có chung
khuôn hình với câu vừa nêu:
“Bên bờ sông lác đác mấy xóm nhà”
“Sáng nay đã có một cuộc tranh cãi sôi nổi”
“Sáng nay đã nổ ra một cuộc tranh cãi sôi nổi”…….
Trong công trình này, Hoàng Tuệ đã đặt riêng vấn đề về câu chứa từ “là” và câu
chứa từ “có” với ý nghóa sở hữu. Điều này đã làm giảm đáng kể tính chất mơ hồ trên
đường ranh giới của câu mang ý nghóa tồn tại với những câu khác có cùng khuôn hình
hay cùng một động từ biểu thị.
Điểm cuối cùng tác giả đề cập đến là chức năng của danh từ đứng sau động từ làm
vị ngữ. Hoàng Tuệ cho rằng: “cái gì tồn tại cái đó là chủ thể”.


Chuyên luận “Một số vấn đề về câu tồn tại tiếng Việt” của Diệp Quang Ban là
công trình đầu tiên nghiên cứu trực tiếp về câu mang ý nghóa tồn tại. Trong công trình
này, Diệp Quang Ban lần đầu tiên đã vận dụng phương pháp phân tích ngữ nghóa, nghiên
cứu và trình bày khá đầy đủ, bao quát đựơc những phương diện quan trọng của câu tồn
tại tiếngViệt. Tác giả đã nêu ra một số cách hiểu về câu mang ý nghóa tồn tại, chia vị từ
câu tồn tại thành hai nhóm, nhóm vị từ chuyên dùng, như: có, còn, mất, hết,…..và nhóm vị
từ lâm thời mang ý nghóa tồn tại, như: trồng, treo, để, đặt, lác đác,…..đồng thời, ông cũng
phân loại câu tồn tại theo khuôn hình của chúng và phân biệt vị từ “có” tồn tại và vị từ “

có” sở hữu. Diệp Quang Ban đưa ra mô hình chung về câu tồn tại tiếng Việt là: “giới từ
ø+ danh từ vị trí + vị từ + danh từ”.
Trần Ngọc Thêm trong “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt”, ngoài việc khẳng
định vị từ tồn tại đầu tiên là “ có”, ông cũng đã chỉ ra những vị từ biểu thị tư thế tồn tại
khác nhau của sự vật nhờ tác động của con người, kiểu: treo, móc, đặt, để, xếp… và những
vị từ ít nhiều chứa nét nghóa tồn tại: xuất hiện, hiện ra, mọc ra, vọng ra, nhảy ra… tác giả
cũng phân biệt câu tồn tại với câu đặc trưng đảo vị – chủ, câu tồn tại với câu quan hệ sở
hữu vì theo tác giả động từ “có” chủ yếu dùng trong câu tồn tại nhưng cũng có thể dùng
trong nòng cốt chỉ quan hệ sở hữu.
Trên đây, là vài nét sơ lược về lịch sử nghiên cứu câu tồn tại tiếng Hán và câu tồn
tại tiếng Việt. Riêng về so sánh đặc điểm ngữ pháp của loại câu này, chúng tôi xin cam
đoan đó là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ, chưa ai nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm ngữ pháp của câu tồn tại tiếng Hán
và so sánh với câu tồn tại tiếng Việt. Tuy nhiên, khi nói đến từ “hiện đại”, luận văn
không có ý định phân chia thành một giai đoạn và bao quát tất cả các hiện tượng ngôn
ngữ trong toàn bộ giai đoạn đó, mà đơn giản chỉ là khảo sát các hiện tượng hiện thấy
trong lối nói và viết của người Trung Quốc và người Việt Nam hiện nay.


Dựa trên kết quả của những nhà nghiên cứu trước đó về loại câu này, luận văn xin đưa
ra mơ hình chung về câu tồn tại trong hai ngơn ngữ Hán và Việt như sau:
“Từ ngữ chỉ không gian, thời gian (phần đầu) + động từ (phần giữa) + bổ ngữ (phần
sau)”
Nhằm hạn chế tính chủ quan trong sự dẫn giải của người viết và bảo đảm tính
khách quan của các ví dụ, về phần tiếng Hán, bên cạnh một số văn bản được trích dẫn
trực tiếp, chúng tôi cũng sẽ căn cứ vào những tài liệu tham khảo của những tác giả có uy
tín trong giới nghiên cứu Hán ngữ học, về phía tiếng Việt, chúng tôi sử dụng những tác
phẩm văn học của những tác giả Việt Nam từ năm 1930 trở lại đây để làm nguồn ngữ
liệu cho mình.

4. Mục đích nghiên cứu
Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây, bộ môn Ngôn ngữ học so sánh được
đặc biệt chú ý. So sánh thành công các ngôn ngữ với nhau (cho dù là cùng loại hình hay
khác loại hình) một mặt góp phần củng cố các nội dung, khái niệm, mặt khác, có tác
dụng soi sáng các luận điểm lý thuyết trong ngôn ngữ học đại cương, đồng thời làm rõ hơn
các đặc trưng của mỗi ngôn ngữ. Thực tế của việc dạy và học ngoại ngữ cho thấy, cái mà
cả thầy và trò quan tâm nhiều nhất không phải là từ ngữ, phiên âm, cách đọc… mà là ngữ
pháp nói chung và các cấu trúc câu nói riêng. Vì vậy, bên cạnh việc làm rõ những đặc
điểm ngữ pháp của câu tồn tại tiếng Hán, luận văn đi sâu vào việc so sánh đặc điểm ngữ
pháp của loại câu này trong tiếng Hán và tiếng Việt. Điều đó giúp cho một số người Việt
cũng như người Hán học về ngữ pháp câu tồn tại dễ dàng hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp một số phương pháp
nghiên cứu ngôn ngữ học như sau:


- Phương pháp miêu tả: có tác dụng trong việc miêu tả các cấu trúc cú pháp của
câu tồn tại tiếng Hán và câu tồn tại tiếng Việt hiện thấy trong một số văn bản của hai
ngôn ngữ.
- Phương pháp phân tích: được sử dụng thường xuyên trong thao tác phân tích cấu
trúc ngữ pháp để tìm ra những điểm đặc thù về ngữ pháp của câu tồn tại tiếng Hán và các
đơn vị tương đương trong tiếng Việt.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: được sử dụng để tìm ra những nét tương đồng và
dị biệt giữa câu tồn tại tiếng Hán và câu tồn tại tiếng Việt.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày thành ba chương như sau:
* Chương 1: Đặc điểm phần đầu trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại (so sánh với
tiếng Việt)
Trong chương này, luận văn tiến hành miêu tả, phân tích đặc điểm thành tố đứng
đầu trong cấu trúc cú pháp của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại. Sau đó, so sánh với thành tố

có vị trí tương đương trong câu tồn tại tiếng Việt.
* Chương 2: Đặc điểm phần giữa trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại (so sánh với
tiếng Việt)
Trong chương này, luận văn tiến hành miêu tả, phân tích đặc điểm thành tố đứng
giữa trong cấu trúc cú pháp của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại. Sau đó, so sánh với thành tố
có vị trí tương đương trong câu tồn tại tiếng Việt.
* Chương 3: Đặc điểm phần sau trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại (so sánh với
tiếng Việt)
Trong chương này, luận văn tiến hành miêu tả, phân tích đặc điểm thành tố đứng
sau trong cấu trúc cú pháp của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại. Sau đó, so sánh với thành tố
có vị trí tương đương trong câu tồn tại tiếng Việt.


Chương 1
ĐẶC ĐIỂM PHẦN ĐẦU CÂU TỒN TẠI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
1.1 Đặc điểm phần đầu trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại
Trong câu tồn tại tiếng Hán, thành tố đứng trước vị từ là từ chỉ không gian – thời gian.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu, đánh giá vai trò của thành tố này, hầu hết các nhà Hán ngữ học
đều chỉ nói nhiều về các từ chỉ khơng gian mà thơi. Vì rằng, giới Hán ngữ học cũng tốn
khơng ít giấy mực trong việc kết luận từ chỉ không gian trong câu tồn tại là thành phần chủ
ngữ như hiện nay. Có nhiều quan điểm khác nhau khi xem xét thành tố này. Trong “Ngữ
pháp Hán ngữ hiện đại” (Trần Phương Thảo dịch), tác giả cho rằng: “câu tồn hiện (câu tồn
tại) khơng có chủ ngữ” và theo tác giả, thành tố đứng đầu trong câu tồn tại là thành phần
trạng ngữ, bất kể đó là từ chỉ khơng gian hay từ chỉ thời gian. Cịn đại đa số các cơng trình
nghiên cứu khác thì cho rằng từ chỉ khơng gian trong câu biểu thị sự tồn tại, xuất hiện hay
biến mất của người hoặc sự vật là chủ ngữ, chỉ đối tượng được nói đến trong câu. Trong khi
đó, từ chỉ thời gian thì hiển nhiên được cơng nhận là thành phần trạng ngữ. Một trong những
cơng trình mà kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục cao và luận văn của chúng tôi cũng
thống nhất với tác giả ở quan điểm cho rằng từ chỉ không gian trong câu tồn tại tiếng Hán là

chủ ngữ, còn từ chỉ thời gian là trạng ngữ. Quan điểm ấy được tóm tắt như sau:
Trong Hán ngữ hiện đại, từ chỉ khơng gian có thể xuất hiện trong hầu hết các kiểu loại
câu để miêu tả vị trí xảy ra một hiện tượng hoặc một hoạt động nào đó. Tuy nhiên, từ chỉ
khơng gian trong câu tồn tại khơng đơn thuần chỉ miêu tả vị trí của sự vật, hiện tượng như
các kiểu câu vị ngữ động từ khác, mà nó cịn là đối tượng miêu tả của tồn câu. Nói cách
khác, chức năng của từ chỉ không gian trong câu tồn tại và trong những kiểu câu khác không
giống nhau. Trong các kiểu câu vị ngữ động từ không mang ý nghĩa tồn tại, từ chỉ không
gian là thành phần trạng ngữ mà sự xuất hiện hoặc khơng xuất hiện của nó cũng khơng làm
ảnh hưởng đến nội dung thơng báo của câu, cịn trong câu mang ý nghĩa tồn tại,xuất hiện hay
biến mất của người hay sự vật, nó được coi là chủ ngữ và là thành phần bắt buộc phải có
trong khn hình câu bất kì mang ý nghĩa tồn tại.
Tuy nhiên, cũng có khi từ chỉ khơng gian trong câu tồn tại vắng mặt. Đó là trường hợp
những câu tỉnh lược chủ ngữ, thì khi đó, người hay sự vật được đề cập đến trong câu tồn tại


đang xuất hiện trước mắt người nói và người nghe hoặc khi địa điểm giao tiếp khơng cần
phải nói đến mà người nghe vẫn hiểu được vấn đề đang được nói.
Trong câu tồn tại tiếng Hán, từ chỉ khơng gian do các tiểu loại danh từ và cụm danh
từ sau đây biểu thị:
1.1.1 Phương vị từ
Trong Hán ngữ hiện đại, phương vị từ là những danh từ chỉ phương hướng, vị trí. Có
hai loại: Danh từ phương vị đơn và danh từ phương vị kép.
Danh từ phương vị đơn gồm: 上: trên,下: dưới,前: trước,后: sau,左: trái,后:
phải,里: trong,外: ngoài,中: giữa,南: nam,西: tây,北: bắc,东: đông,…
Danh từ phương vị kép gồm:

上 边 (面): phía trên – mặt trên ,下 边 (面): phía

dưới – mặt dưới,前 边 (面): phía trước – mặt trước,后 边 (面): phía sau – mặt sau,左
边 (面): phía trái – mặt trái,后 边 (面): phía phải – mặt phải,里 边 (面): phía trong –

mặt trong,外 边 (面): phía ngồi – mặt ngồi,南 边 (面): phía nam – miền nam,西 边
(面): phía tây – miền tây,北 边 (面): phía bắc – miền bắc,东 边 (面): phía đơng – miền
đơng,…
Trong trường hợp này chúng tôi chỉ bàn đến danh từ phương vị kép.
Ví dụ:
1. 前 面 有 一 个 邮 局 。
Phía trước có một cái bưu điện.
(现 代 汉 语 语

法 - 存 现 句)

2. 台 上 坐 着 一 位 医 生 。
Phía trên có một vị bác sĩ đang ngồi.
(现 代 汉 语 语 法 - 存 现 句)
3. 东 边 走 来 一 个 人.
Phía đơng có một người đang tiến lại.
(现 代 汉 语 语 法 - 存 现 句)
4. 后

面 开 过 来 一 辆 汽 车 。

Phía sau có một chiếc xe hơi đang đi lại.
(现 代 汉 语 语 法 - 存 现 句)
1.1.2 Danh từ + phương vị từ


Là tổ hợp gồm danh từ phương vị kết hợp với một danh từ thường đứng trước nó, như:
黑 板 上 面: mặt trên bảng đen,房 间 里: bên trong phịng,教 室 外: bên ngồi phịng
học,果 子 上 面: phía trên tủ,箱 子 里 面: bên trong vali,学 校 前 边: phía trước
trường học,…

Ví dụ:
5. 村 外 有 一 水 塘 水 塘 里 有 荷 花, 有 芦 苇,当 然 还 有 鱼
儿。
Ở bìa làng có một cái ao nước, trong ao có hoa sen, có lau sậy, đương nhiên cũng
có cá nữa.
(天 故 幽 默 故 事 - 可 怜 鱼 饵)
6. 小 城 里 有 一 家 书 店,正 位 于

城 中 心 广 场 边 上。

Trong thành phố này có một hiệu sách nằm ở quảng trường trung tâm thành phố.
(天 故 幽 默 故 事 - 都 卖 完 了)
7. 码 头 上 的 酒 吧 里, 有 两 个 水 手 一 边 喝 酒,一 边 闲 聊。
Trong qn rượu trên bến sơng có hai chàng thủy thủ vừa uống rượu vừa nói chuyện
phiếm.
(天 故 幽 默 故 事 - 爱 吹 牛 的 水 手)
8. 忽 然,河 中 间 冒 出 一 团 火,金 光 闪 闪 烁 烁 忽 明 忽 暗。
Đột nhiên, ở giữa sông bốc lên một đốm lửa, ánh sáng lấp lánh lập lòe.
(中 华 古 代 童 话 宝 库 - 鱼 童)
1.1.3 Danh từ biểu thị nơi chốn
Ví dụ:
9. 门 口 站 着 几 个 人 .
Trước cửa có mấy người đang đứng.
(现 代 汉 语 语 法 教 程
10.

- 存 现 句)

抽 象 画 展 , 有 一 个 孩 子 站 在 某 画 前 问 母 亲 这 副 画


的 主 题 真 是 上 面 所 标 示 的 牧 童 及 马 吗




Tại buổi triển lãm tranh trừu tượng, có một thằng bé đứng trước một bức tranh và hỏi
mẹ : “chủ đề của bức tranh này có đúng là mục đồng và ngựa như chú thích trên tranh
khơng?”.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 抽 象 画)
11. 期 末 考 试 的 时 候 , 有 一 个 学 生 对 老 师 说 我 忘 记 带 笔
来 。
Trong kì thi cuối khóa, có một em học sinh nói với thầy giáo : “thưa thầy, em quên
mang bút theo rồi”.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 学 生 的 逻 辑)
12. 屋 角 儿 立 着 一 个 酒 柜 。
Trong góc phịng có đặt một cái tủ rượu.
(中 级 汉 语 听 和 说 - 这 是 谁 的 房 子)
1.1.4 Tổ hợp “đại từ + phương vị từ” biểu thị nơi chốn
Ví dụ:
13. 这 里, 有 高 大 的 房 屋.
Chỗ này có một ngôi nhà nguy nga.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 呼 吸)
1.1.5 Danh từ chỉ người + danh từ + phương vị từ
Ví dụ:
14. 牧 师 院 子 里 有 一 棵 苹 果 树。
Trong sân của vị mục sư có một cây táo.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 上 帝 不 多 嘴 多 舌)
Ngoài những danh từ và cụm từ chỉ không gian, phần đầu trong câu tồn tại tiếng Hán
hiện đại còn do các từ và cụm từ chỉ thời gian đảm nhiệm. Và chúng được hiển nhiên công
nhận là thành phần trạng ngữ, làm rõ nghĩa cho cả câu về mặt diễn tả thời gian tồn tại, xuất

hiện hay biến mất của người hay sự vật nào đó.
Sau đây là những từ và cụm từ chỉ thời gian xuất hiện trong những mơ hình câu tồn tại
cụ thể mà trong q trình khảo sát chúng tơi ghi nhận được:
1.1.6 Từ và cụm từ chỉ thời gian thuộc về quá khứ không xác định


Gồm các trường hợp như:

很 久 以 前, 古 时 侯, 很 久 很 久 以 前,从

前,…
Ví dụ:
15. 很 久 以 前,在龙 河 上 有 个 老 渔 翁, 他 有 一 条 旧 渔 船 和
一 张 旧 鱼 网。 日 子 过 得 很 苦。
Ngày xưa trên sông Lô Hà có một ông lão đánh cá, ông có một chiếc thuyền và
một tấm lưới đánh cá cũ , cuộc sống rất cơ cực.
(中 华 古 代 童 话 宝 库 - 鱼 童)
16. 古 时 侯, 有 两 个 武 士 要 进 行 一 场 关 系 到 生 死 的 决
斗。
Xưa, có hai võ só cần phải quyết đấu một trận sống còn .
(天 故 幽 默 故 事 - 生 死 决 斗)
17. 很 久 很 久 以 前,在 一 座 大 山 下,住 着 一 位 老 一 生。
Ngày xửa ngày xưa, có một thầy thuốc già sống dưới một ngọn núi lớn.
(中 华 古 代 童 话 宝 库 18. 丛 前, 有 一

医 生 和 老 虎)

个 小 男 孩,他 的 爸 爸 妈 妈 在 他 很 小 的 时 候

就 去 世 了。

Ngày xưa có một cậu bé, bố mẹ cậu mất đi khi cậu cịn rất nhỏ.
(中 华 古 代 童 话 宝 库 - 金 斧 头,银 斧 头,铁 斧 头)
1.1.7 Đại từ + danh từ chỉ thời gian
Ví dụ:
19. 这 时, 丛 桥 上 走 下 一 个 老 爷 爷,他 来 到

小 男 孩 的 身

旁。
Luùc này có một ông lão từ trên cầu bước xuống, ông đi tới cạnh bên cậu bé.
(中 华 古 代 童 话 宝 库 - 金 斧 头,银 斧 头,铁 斧 头)

20. 这 时,有 个 头 发 雪 白 老 人 开 口 了 :“ 只 有 ‘ 忠 告 ’最
有 价 值”。


Lúc này,có một cụ già tóc bạc buộc miệng bảo: “ Chỉ có lời khuyên bảo thẳng thắn và trung
thực ( Trung cáo ) là giá trị nhất ”
(天 故 幽 默 故 事 - 讨 价 还 价)
21. 这 时 候,忽 然 丛 天 上 飞 来 一 只 老 鹰,只 见 它 俯 冲 下
来。
Lúc này từ trên trời có một con chim ưng bay đến, chỉ thấy nó bổ nhào xuống.
(中 华 古 代 童 话 宝 库 - 猎 人 海 力 布)
22. 这 时 候,大 山 上 传 来 另 外 一 只 老 虎 的 叫 声。
Lúc này trên núi vọng lại tiếng gầm của một con hổ khác.
(中 华 古 代 童 话 宝 库 -

医 生 和 老 虎)

1.1.8 Số từ + danh từ chỉ thời gian

Ví dụ:
23. 一 个 严 冬 的 黄 昏 , 有 个 男 子 躺 在 大 街 的 行 人 道 上 。
Vào một buổi chiều hồng hơn giữa mùa đơng giá rét, có một người đàn ông nọ nằm
dài trên vỉa hè của một con phố lớn.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 不 怕 冷 的 原 因)

24. 20 世 纪 初, 有 一 位 以 写 讽 刺 幽 默 小 说 而 出 名 的 作 家。
Đầu thế kỷ XX, có một nhà thơ có tài viết chuyện châm biếm khôi hài mà trở
thành nổi tiếng.
(天 故 幽 默 故 事 - 提 前 报 道)
25. 一 天 清 早,一 只 喜 鹊 在 树 杈 上 悲 伤 地 哭。
Một buổi sáng tinh mơ, có một con chim khách đậu trên cành cây khóc thảm thiết.
(中 华 古 代 童 话 宝 库 -英 武 鸟 灭 火)
1.1.9 Danh từ chỉ thời gian mang tính cụ thể
Ví dụ:
26. 晚 上 八 点 半 来 过 两 个 干 部 .
Lúc 8h30 tối, có hai người cán bộ đến.
(现 代 汉 语 语 法 教 程 - 存 现 句)


27. 昨 天,

死 了 一 个 人 。

Hơm qua có một người vừa chết.
(现 代 汉 语 语 法 - 存 现 句)
28. 今 天, 我 的 学 校 里,有 一 个 孩 子 掉 到 水 坑 里 去 了 。
Hơm nay, tại trường con có một người té vào vũng nước.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 好 孩 子)
1.1.10 Cụm từ chỉ thời gian khơng xác định

Ví dụ:
29. 下 雨 的 晚 上 , 有 位 个 医 生 和 一 位 老 师 分 乘 两 辆 豪 华
较 车 迎 头 相 撞 。
Vào một đêm mưa nọ, có một ông bác sĩ và một thầy giáo lái hai chiếc xe cực kỳ sang
trọng chạy ngược chiều đâm vào nhau.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 上 党)
30. 星 期 天( 有 一 个 )爸 爸 带 着 孩 子 去 游 览 山 洞 。
Một chủ nhật nọ, có một ơng bố dẫn con đi tham quan một hang núi.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 不 怕 鬼)
31. 不 到 半 个 月,楼 房 里 就 传 出 婴 儿 的 哭 声 原 来 新 娘 生






子。

Chưa đầy nửa tháng, trong căn lầu vọng ra tiếng khóc của trẻ sơ sinh, thì ra cơ dâu đã
sinh con.
(中 华 古 代 童 话 宝 库 - 吃 了 仙 草 的 老 鼠)
32.

有 一 天,

来 了 一 个 顾 客 走 进 一 家 出 售 小 动 物 的 商

店 。
Một hơm nọ, có một vị khách bước vào một cửa hàng bán các loài thú nhỏ.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 那 就 是 我)

1.1.11 Số từ ước lượng + danh từ chỉ thời gian
Ví dụ:
33. 几 分 钟 后 , 有 一 个 少 妇 穿 着 泳 衣 在 我 们 面 前 走 过 。
Mấy phút sau có một phụ nữ trẻ mặc đồ tắm đi ngang qua trước mặt chúng tôi.
(通 过 237 个 幽 默 笑话 学 汉 语 - 别 那 么 孩 子)


1.1.12 Kết cấu (C + V) + từ chỉ thời gian
Ví dụ:
34.

我 们 一 家 人 在 沙 滩 晒 太 阳 的 时 候 , 突 然 有 一 个 美

丽 的 少 奴 走

来。

Khi cả nhà tôi đang tắm nắng trên bãi cát, bỗng nhiên có một thiếu nữ xinh đẹp đi qua.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 别 那 么 孩 子)
35. 走 出 车 站 时 , 有 人 拍 了 一 下 我 的 肩 膀 说 “你 奇 信 了
吗?”
Khi tơi ra khỏi trạm xe, có một người vỗ vào vai tơi và nói : “Anh đã gửi thư chưa?”.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 良 方)
36. 当 我 走 近 邮 筒 时 , 有 一 人 对 我 叫 别 忘 了 那 封 信 。
Khi tôi đi đến gần thùng thư thì lại có một người gọi tơi và nói : “Đừng qn gởi thư
nhé ơng bạn”.
(通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 良 方)
1.1.13 Từ chỉ thời gian + từ chỉ không gian
Cũng có trường hợp, tại vị trí phần đầu trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại có cả từ
chỉ khơng gian và từ chỉ thời gian.

Ví dụ:
37. 这 时, 门 外 跑 进 来 一 个 人 。
Lúc này, bên ngồi cửa có một người vừa chạy đến.
(现 代 汉 语 语 法 - 存 现 句)
38.很 久 很 久 以 前,蒙 古 草 原 上, 有 个 放 羊 娃 名 字 叫 苏 和。
Ngày xửa ngày xưa, trên thảo ngun Mơng Cổ có một em bé chăn dê tên là Tơ Hịa.
(中 华 古 代 童 话 宝 库 - 马 头 琴)
Tại vị trí phần đầu trong câu tồn tại tiếng Hán phần nhiều là từ ngữ chỉ không gian. Từ
chỉ không gian trong câu tồn tại tiếng Hán có nhiều phương thức biểu hiện, chúng có chức
năng hữu hạn hóa vị trí (địa điểm) tồn tại, xuất hiện, biến mất của người hay sự vật. Trong
các yếu tố cấu tạo nên chúng, khơng có mặt của giới từ. Một ít trường hợp phần đầu trong
câu tồn tại tiếng Hán do từ ngữ chỉ thời gian đảm nhiệm, đó là trường hợp khi trong câu
miêu tả sự xuất hiện của một sự kiện, sự tình.


1.2 So sánh với thành phần tương ứng trong tiếng Việt
1.2.1 Sơ lược đặc điểm phần đầu trong câu tồn tại tiếng Việt
Cũng là từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong câu tồn tại, nhưng trong tiếng Việt,
chúng được nhìn nhận như sau:
Thành tố này cũng là yếu tố quan trọng đối với cấu trúc của câu tồn tại, là cái nền, cái
khung cho sự xuất hiện của sự vật. Đôi khi trên bề mặt của cấu trúc câu chúng ta thấy khơng
có mặt của yếu tố này, nhưng đó chỉ là những trường hợp tỉnh lược yếu tố khơng gian trong
khung cảnh hiện hữu của người nói và người nghe. Người nghe phải ngầm hiểu bối cảnh
xuất hiện của sự vật.
Ví dụ :
39. Có ba phóng viên của ba tờ nhật báo đã tranh nhau phỏng vấn nó, một vị giáo sư
quần vợt,…
(Vũ Trọng Phụng – Số đỏ)
40. Có lệnh thu nhanh vũ khí và rút nhanh vào ven đường.
(Anh Đức - Hịn đất)

41. Có một giàn thiên lí và dây hoa Cẩm Tú.
(Tơ Hồi - Tặng ai hay bắn chim bẫy chim)
42. Có một cơ diễn viên dạy gấu, cắp tay chú gấu khiêu vũ tay đôi.
(Tô Hoài - Anh Cu rơ đeo số 15)
Trên bề mặt của bốn câu trên, chúng ta thấy khơng có sự xuất hiện của từ hoặc ngữ chỉ
không gian, thời gian. Nhưng bất kì sự vật, hiện tượng nào khi chúng tồn tại cũng đều tồn tại
trong một không gian và một thời gian nhất định. Khi người nghe tiếp nhận những câu này,
phải biết gắn chúng với một ngữ cảnh cụ thể, để từ đó lĩnh hội rõ ràng nội dung thơng báo
mà người nói muốn truyền tải, ngữ cảnh ấy có thể sẽ là:
39’. (Trên sân quần) Có ba phóng viên của ba tờ nhật báo đã tranh nhau phỏng vấn nó,
một vị giáo sư quần vợt,…
40’. (Ngồi kia) Có lệnh thu nhanh vũ khí và rút nhanh vào ven đường.
41’. (Trong vườn nhà Nam) có một giàn thiên lí và dây hoa Cẩm Tú.
42’. (Tại vườn bách thú thành phố) có một cơ diễn viên dạy gấu, cắp tay chú gấu
khiêu vũ tay đôi.
Trạng ngữ chỉ không gian, thời gian là cơ sở cần yếu cho việc tạo thành câu tồn tại, là
một điều kiện tối cần thiết để cho một từ có thể thực hiện chức năng trung tâm cú pháp của


câu tồn tại, là cái nội dung có liên quan đến vị trí khơng gian, thời gian của vật thể. Đối với
vị từ, nội dung này thường tiềm ẩn trong nó, chỉ nhờ cách sắp xếp của các yếu tố trong
khung hình câu mới bộc lộ ra được. Như vậy đối với tồn bộ câu, trạng ngữ khơng gian, thời
gian là cái hiển hiện. Nói cách khác, nó được hiện thực hố trong lời nói, cịn đối với vị từ nó
là cái khơng hiển hiện, chỉ có sự phân tích nội dung, ý nghĩa của từ thì mới làm cho nó bộc
lộ ra.
- Đối với câu tồn tại có vị từ chuyên dùng thì trên bề mặt của câu chúng ta thấy có khi
loại trạng ngữ này xuất hiện có khi chúng vắng mặt, nhưng bất luận hình thức như thế nào
thì trong cấu trúc ngữ nghĩa câu tồn tại cũng ngầm chứa ý nghĩa không gian và thời gian.
Trong trường hợp này, Ngữ pháp chức năng tiếng Việt gọi là câu tỉnh lược khung cảnh hiện
hữu của Đề.

Chẳng hạn có một phát ngơn: “Có khách”. Người tiếp nhận phát ngôn này phải đặt
chúng trong một ngữ cảnh cụ thể để hiểu chúng.
Người nghe có thể hiểu là:
Trong nhà, có khách.
Hay:
Hơm qua, trong nhà có khách.
- Đối với câu tồn tại có vị từ thuộc nhóm lâm thời mang ý nghĩa tồn tại:
Xét các ví dụ sau:
43. Em bé đứng co một chân.
44. Nó nằm vắt chân chữ ngũ.
45. Ơng lão ngồi chễm chệ trên ghế.
Trong những ví dụ trên (không phải câu mang ý nghĩa tồn tại), những động từ: “đứng,
nằm, ngồi” chỉ tư thế của sự vật. Nhưng khi xuất hiện trong những câu tồn tại sau đây,
chúng (các động từ trên) cịn có một mối quan hệ với một địa điểm không gian nhất định
và một thời gian cụ thể, nói cách khác, những tư thế này có một tiếp điểm nhất định với
một vị trí khơng gian, chẳng hạn:
46. Ngoài sân, đứng co ro một em bé bị ướt mưa.
47. Trong phòng, ngồi chễm chệ một ông khách.
48. Trước nhà, đứng tăm tắp hai hàng cau tươi tốt.
Tư thế của vật thể trong mối liên hệ với một vị trí khơng gian và thời gian tạo ra ý
nghĩa về trạng thái tồn tại của vật thể. Thế nhưng khi đặt chúng vào khn hình câu tồn


tại thì trạng ngữ khơng gian, thời gian là yếu tố bắt buộc xuất hiện một cách tất yếu do
yêu cầu của động từ trung tâm.
Ngoài hai lớp từ trên, những từ tượng hình như : lác đác, lún phún, lố nhố, lom khom,
nhấp nhơ, thấp thống,…khi làm vị từ trong câu tồn tại thì thường đứng sau trạng ngữ
khơng gian, thời gian .
Ví dụ:
49. Dưới đất, trên phản ngổn ngang những sắt vụn.

(Tơ Hồi – Q người)
50. Đằng sau lố nhố năm sáu bóng mũ sắt nữa.
(Nguyễn Đình Thi - Xung kích)
51. Dưới mặt đất mát rười rượi, la liệt các thứ xương rồng, mào gà, tía tơ, kinh giới, cỏ
tóc tiên, …
(Tơ Hồi – Q người)
52. Trên trần nhà rũ xuống ba dây xích treo hai cái bơ và một cái quạt trần gãy cánh.
(Tơ Hồi – Q người)
Cấu tạo cụ thể của các thành tố này là:
1.2.1.1 Danh từ, ngữ danh từ có thành tố chính là những danh từ chỉ không
gian, thời gian (nơi, chỗ, chốn, bên, phía, đằng, hướng, khi, lúc, hồi, dạo, …)
Ví dụ:
53. Phía cuối cầu, có một người đội mũ vải vàng, da tai tái, mặt hầm hầm, mắt đeo
kính đen.
(Tơ Hồi - Anh đưa em đến Hiền Lương)
54. Giữa trời, có đám mây trắng trông hệt dáng điệu một nhà hiền triết.
(Tơ Hồi – Q người)
55. Giữa khoảng đất phẳng trước cửa đồn, có cái hố trịn to bằng cái nong sâu như cái
giếng.
(Tơ Hồi - Hoa Sơn)
56. Một ngày mưa bụi đầu xuân, có một đàn vành khuyên bay về và nhặt sâu trong lá
thiên lý.
(Tơ Hồi - Mải vui qn hết)
57. Hơm sau, vào qng giờ ấy, có tiếng gõ cửa buồng.
(Tơ Hồi - Suối Khỉ)


58. Một chốc, có con trâu bồn từ phía dưới tới.
(Tơ Hồi - Kim Đồng)
1.2.1.2 Giới từ + danh từ, ngữ danh từ chỉ nơi chốn (ở, tại,…)

Ví dụ :
59. Ở dưới cái hố giam bốc lên những mùi bùn lầy hơi thối.
(Tơ Hồi – Q người)
60. Ở quầy bên cạnh, từ ấy trở đi chỉ còn nghe thấy tiếng đũa bát lạch cạch, vì hai
người thám tử nhất định giữ kín những bí mật đã hở.
(Vũ Trọng Phụng – Số đỏ)
61. Ở tủ kính ngồi cùng, có ba hình nhân tạc bằng gỗ, chính là của Tây phương gởi
sang, giống hệt mĩ nhân Tây phương,…
(Vũ Trọng Phụng – Số đỏ)
62. Ở cái nhà ấy, trên hai lỗ cửa sổ vng chỉ bằng hình một viên gạch bát, có ánh
sáng đèn hắt ra cho chàng biết Ngây còn thức dệt cửi.
(Tơ Hồi – Dế Mèn phiêu lưu kí)
1.2.1.3 Danh từ, ngữ danh từ chỉ thời gian
Ví dụ :
63. Năm nay, ở nhiều đám then, có người về hát bài then cách mạng.
(Tơ Hồi – Đơi gi đá)
64. Buổi sáng, có mấy đứa trẻ trong xóm giếng đi học chữ Nho ở nhà thầy Miên về.
(Tơ Hồi – Q người)
65. Hơm nay, có nhiều bà và nhiều cơ con gái lắng nghe học lỏm lấy những câu hóc
hiểm để hịng có bận nào chửi nhau với ai chăng.
(Tơ Hồi – Q người)
66. Độ 3 hơm, có 3 người từ trong làng Giá đi bộ ra đầu làng Hạ Nha.
(Tơ Hồi – Quê người)
67. Tối qua, có cướp về đánh phố, đánh cả vào chỗ phu ở.
(Tơ Hồi - Kim Đồng)
68. Đêm đêm có một cơ gái nhỏ đi ra và chui xuống dưới mả.
(Anh Đức – Hịn đất.)
69. Chiều hơm ấy, có một đám ngồi bên gốc cây nghiến xanh rì.



(Tơ Hồi - Kim Đồng)
70. Chốc sau, có một giọng nữ cất lên.
(Anh Đức – Hòn đất.)
1.2.1.4 Từ chỉ thời gian + giới từ + danh từ, ngữ danh từ
Ví dụ :
71. Bấy giờ ở ngoài sân, xung quanh ngọn đèn hoa kì tù mù, có một cuộc nói chuyện
nho nhỏ, nhưng đầy vẻ sợ hãi, bí mật.
(Tơ Hồi – Q người)
72. Hơm ở hội Gióng, có bà quận chúa họ Trần nổi tiếng kiêu kì, võng lọng nghênh
ngang, coi người như rơm rác.
(Tơ Hồi – Q người)
1.2.1.5 Từ chỉ thời gian + động từ + danh từ, ngữ danh từ
Ví dụ :
73. Lúc ra khỏi gốc đồi, xuất hiện một cỗ máy kéo đỏ gắt.
(Tơ Hồi - Cánh đồng yên vui)
74. Lúc tan sương, thấy dạt vào bờ một cái cột buồm và những mảnh ván.
(Tơ Hồi – Q người)
1.2.1.6 Giới từ + ngữ danh từ + giới từ + danh từ
Ví dụ :
75. Tại một làng kia ở Cao Bằng, có hai thiếu niên dân tộc Tày, xấp xỉ 14, 15 tuổi.
(Tơ Hồi – Hoa Sơn
1.2.1.7 (giới từ + chỉ định từ) + (giới từ + danh từ chỉ nơi chốn)
Ví dụ :
76. Lúc ấy, trên gác chỉ có ơng Hai và cơ Nga là con gái ơng ta.
(Vũ Trọng Phụng – Số đỏ)
77. Lúc ấy, trên sân quần có hai cơ đầm đang tranh cái giải vơ địch phụ nữ Pháp nên
những người của hiệu Âu hóa đứng xem cũng không sốt sắng mấy.
(Vũ Trọng Phụng – Số đỏ)
78. Chốc sau, đằng cụm vườn, có bóng người liên tiếp chạy vọt ra.
(Anh Đức – Hòn đất.)

79. Chiều đến, ngoài đầu ngõ, ồn ào những thợ tơ, thợ cửi ra khung cửi đứng xúm lại
chuyện trò.


(Tơ Hồi – Q người)
1.2.2 Sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm phần đầu trong câu tồn tại tiếng
Hán hiện đại và tiếng Việt
Qua việc miêu tả thành tố đứng đầu trong câu tồn tại của hai ngôn ngữ Hán - Việt,
chúng tơi nhận thấy có những nét tương đồng và khác biệt sau:
1.2.2.1 Về vị trí trong câu
Trong câu tồn tại của hai thứ tiếng, từ chỉ khơng gian, thời gian đều đứng ở vị trí đầu
tiên trong khn hình câu có ba thành phần: “Từ chỉ không gian/thời gian + vị từ tồn tại +
bổ ngữ chỉ người/sự vật”.
1.2.2.2 Về chức năng ngữ pháp
Trong câu tồn tại tiếng Việt, thành tố này đóng vai trị là trạng ngữ mà sự xuất hiện
hay vắng mặt của nó không hề ảnh hưởng đến nội dung thông báo của câu. Có cùng chức
năng ngữ pháp nói trên (trạng ngữ) là từ và ngữ chỉ thời gian trong câu tồn tại tiếng Hán hiện
đại. Từ và ngữ chỉ không gian trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại đảm nhiệm chức năng làm
thành phần chủ ngữ của câu, là yếu tố bắt buộc phải có trong các tiểu loại câu có vị từ là các
động từ miêu tả sự tồn tại, xuất hiện hay biến mất của người và sự vật.
1.2.2.3 Về các yếu tố cấu thành
Các yếu tố cấu thành phần đầu câu tồn tại trong hai ngôn ngữ thường là các danh từ,
ngữ danh từ chỉ không gian, thời gian đảm nhiệm. Ngồi ra, cịn có các tổ hợp: danh từ + từ
chỉ không gian, thời gian, đại từ + từ chỉ không gian, thời gian cũng đảm nhiệm việc cấu
thành thành phần này.
Trong câu tồn tại tiếng Việt, từ ngữ chỉ khơng gian đóng vai trị là thành phần trạng
ngữ, nên trong các yếu tố cấu tạo có sự xuất hiện của giới từ.
Trong mơ hình câu tồn tại do Diệp Quang Ban đưa ra: “giới từ ø+ danh từ vị trí (danh
từ chỉ khơng gian)+ vị từ + danh từ”, chúng ta thấy phần đầu trong câu tồn tại do một tổ
hợp: “giới từ ø+ danh từ vị trí” cấu thành. Có trường hợp có một giới từ đứng đầu thành phần

trạng ngữ: “Ở quầy bên cạnh có tiếng hai người xì xào bàn tán:…” (Vũ Trọng Phụng – Số
đỏ) (“Ở” là một giới từ), cũng có trường hợp có tới hai giới từ xuất hiện trong thành phần
trạng ngữ của câu, một đứng đầu và một đứng ở giữa: “Tại một làng kia ở Cao Bằng, có hai
thiếu niên dân tộc Tày, xấp xỉ 14, 15 tuổi”. (Tơ Hồi – Hoa Sơn) (Câu này có hai giới từ
:“Tại” và “Ở”)


Ngược lại, trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại, thành tố chỉ khơng gian đứng đầu câu
chính là chủ ngữ, vì vậy trong các yếu tố cấu tạo nên thành tố này khơng thể xuất hiện của
giới từ. Vì giới từ (đúng hơn là kết cấu giới từ ) cùng với tân ngữ của nó không thể làm
chủ ngữ trong câu.
Người ta chỉ nói:
80. 桌 子 上 摆 满 了 书 。(+)
(现 代 汉 语 语 法 - 存 现 句)
Nhưng khơng ai nói:
80’. 在 桌 子 上 摆 满 了 书 。(-)
Ở câu (80) (là một câu tồn tại), phần đầu của câu do “桌 子 上” đảm nhiệm, đây là
một tổ hợp gồm danh từ chỉ sự vật (桌 子)và phương vị từ (上)tạo thành. Ngoài hai yếu tố
trên, chúng ta khơng thấy có sự xuất hiện của giới từ. Trong khi đó, ở câu (80’), tại vị trí
phần đầu, ngồi hai yếu tố danh từ chỉ sự vật (桌 子)và phương vị từ (上),lại có thêm giới
từ “在”, điều này khơng đúng với mơ hình chung của câu tồn tại nên nó khơng được xem là
một câu tồn tại.
1.2.2.4 Về việc chuyển dịch từ Hán sang Việt (và ngược lại)
Phần đầu trong câu tồn tại của hai ngơn ngữ có vị trí và chức năng ngữ pháp giống
nhau. Tuy nhiên, do trật tự của các thành tố cấu tạo nên đoản ngữ (đặc biệt là ngữ danh từ)
trong hai ngôn ngữ khác nhau nên khi chuyển dịch từ một câu tiếng Hán sang câu tiếng Việt
và ngược lại, người dịch cần nắm rõ điểm khác nhau này.
Đối với ngữ danh từ chỉ có từ trung tâm và thành tố phụ sau (định ngữ), trong tiếng
Việt trật tự của chúng sẽ là: “TTT + ĐN”, còn trong tiếng Hán thì ngược lại: “ĐN + TTT”.
Ví dụ:

81. 手 里, 拿 着 一 把 金 灿 灿 的 金 斧 头。
(中 华 古 代 童 话 宝 库 - 金 斧 头,银 斧 头,铁 斧 头)

82. 城 里, 有 一 家 书 店,正 位 于 城 中 心 广 场 边 上。
(天 故 幽 默 故 事 - 都 卖 完 了)
Nếu dịch theo cách nói và cách viết của người Việt thì những thành phần in đậm trong
hai câu trên lần lượt sẽ là: “Tay trong”(1) và “Thành phố trong” (2). Nhưng bản thân hai


×