Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THẾ HÙNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo


vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Thế Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, Chi cục Thuế huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn


Bùi Thế Hùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesıs abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ............................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ................................................................................. 5

2.1.1.


Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 5

2.1.2.

Quản lý thuế giá trị gia tăng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ................... 12

2.1.3.

Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp ngoài quốc doanh .......... 16

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ............................................................................... 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn về tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ............................................................................... 23

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý thuế của các địa phương nước ta................................... 23

iii


2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho quản lý thuế giá trị gia tăng của Chi cục thuế

huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ..................................................................... 28

2.2.3.

Tổng quan các nghiên cứu về quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh .................................................................................................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 32

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Sơn .............................. 32

3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Sơn ......................................... 32

3.1.3.

Cơ cấu tổ chức bộ máy và trang thiết bị trên địa bàn Chi cục thuế huyện
Thanh Sơn ..................................................................................................... 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38

3.2.1.


Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 38

3.2.2.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 38

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 39

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 42
4.1.

Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ............................................................................... 42

4.2.

Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn ............................................................. 44

4.2.1.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế................................................. 44


4.2.2.

Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế ............................................. 48

4.2.3.

Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng ...................................... 61

4.2.4.

Quản lý công tác kiểm tra thuế....................................................................... 67

4.2.5.

Xử lý các trường hợp vi phạm về kê khai và nộp thuế .................................... 70

4.2.6.

Quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng .................................................................. 73

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa
bàn huyện Thanh Sơn .................................................................................... 79

4.3.1.

Nhóm các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý thuế ............................................. 79

4.3.2.


Nhóm các yếu tố thuộc về người nộp thuế ..................................................... 82

4.3.3.

Nhóm các yếu tố khác .................................................................................... 83

4.4.

Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn ........................................... 84

iv


4.4.1.

Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về công tác quản lý thuế giá trị
gia tăng ở Chi cục Thuế huyện Thanh Sơn ..................................................... 84

4.4.2.

Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện
Thanh Sơn thời gian tới ................................................................................. 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 101
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 101


5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 102

5.2.1.

Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng
cục Thuế ...................................................................................................... 102

5.2.2.

Kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Sơn và
các cơ quan hữu quan khác .......................................................................... 102

5.2.3.

Kiến nghị với Cục Thuế tỉnh Phú Thọ .......................................................... 102

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 104

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBCC


Cán bộ cơng chức

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CNTT

Cơng nghệ thông tin

CQT

Cơ quan Thuế

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DN

Doanh nghiệp

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh


GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội đồng Nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

MST

Mã số thuế

NNT

Người nộp thuế

NQD

Ngoài quốc doanh

NTĐT

Nộp thuế điện tử

NSNN


Ngân sách nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban Nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Kết quả sản xuất của huyện Thanh Sơn qua 3 năm (2016-2018)................ 33

Bảng 3.2.

Thống kê trang thiết bị tin học trên địa bàn Chi cục thuế huyện
Thanh Sơn ................................................................................................ 37

Bảng 4.1.

Kết quả thực hiện dự toán thu thuế được giao ........................................... 42

Bảng 4.2.

Kết quả thực hiện các sắc thuế, phí của DN ngồi quốc doanh giai
đoạn 2016-2018 ........................................................................................ 43

Bảng 4.3.

Kết quả công tác tuyên truyền của Chi cục thuế trên địa bàn huyện
Thanh Sơn ................................................................................................ 45

Bảng 4.4.

Chỉ số đánh giá hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế .................. 46

Bảng 4.5.

Kết quả đăng ký cấp mã số thuế đến ngày 31/12/2018 .............................. 49


Bảng 4.6.

Tình hình nộp hồ sơ khai thuế giá tri gia
̣ tăng theo tháng .......................... 56

Bảng 4.7.

Tình hình nộp hồ sơ khai thuế giá tri gia
̣ tăng theo quý ............................. 58

Bảng 4.8.

Số thuế giá tri ̣ gia tăng thu nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiê ̣p
ngoài quố c doanh từ năm 2016- 2018 ....................................................... 60

Bảng 4.9.

Tình hình thu nợ thuế giá tri gia
̣ tăng giai đoạn 2016 - 2018...................... 61

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp phân loại nợ thuế giá tri gia
̣ tăng năm của các DN NQD
trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2018 .................................................... 64
Bảng 4.11. Tình hình thu hồi nợ thuế giá trị gia tăng năm của các DN NQD trên
địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016-2018 ......................................... 65
Bảng 4.12. Tình hình thu hồi nợ thuế giá trị gia tăng phát sinh trong năm của các
DN NQD ở huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 – 2018................................ 66
Bảng 4.13. Tình hình nợ đọng thuế giá tri ̣gia tăng của một số doanh nghiê ̣p ngoài
quố c doanh nợ lớn đến 31/12/2018 ........................................................... 67

Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra thuế giá tri ̣ gia tăng tại trụ sở DN NQD trên địa bàn
huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 - 2018 ................................................... 68
Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra thuế giá tri ̣ gia tăng tại một số doanh nghiê ̣p ngoài
quố c doanh năm 2018 ............................................................................... 69
Bảng 4.16. Kết quả xử lý qua kiểm tra tại trụ sở NNT ................................................ 71
Bảng 4.17. Kết quả hoàn thuế giá tri ̣gia tăng của một số doanh nghiê ̣p ngoài quố c
doanh năm 2018 ....................................................................................... 74

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế huyện Thanh Sơn ...................................34

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thế Hùng
Tên luận văn: Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Ngành: Quản lý kinh tế.

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thuế
GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin về
thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa
bàn huyện Thanh Sơn. Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra 95 mẫu gồm các đối
tượng liên quan như cán bộ quản lý thuế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa
bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân
tích số liệu như phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh nhằm làm rõ thực
trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT
(các khái niệm, nội dung quản lý và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT). Nghiên cứu
đã tổng quan và rút ra được bài học kinh nghiệm trong quản lý thuế GTGT đối với Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh của các địa phương khác ở Việt Nam cho huyện Thanh Sơn.
Trong giai đoạn 2016-2018, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn luôn phát triển (số doanh nghiệp đăng
ký hoạt động kinh doanh luôn tăng hàng năm). Hàng năm, số thuế giá trị gia tăng thu
vào ngân sách nhà nước ln tăng, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Để đạt được những kết quả trên, Chi cục thuế huyện Thanh Sơn đã luôn thực hiện tốt
công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; Công tác quản lý đăng ký thuế, kê khai
thuế và nộp thuế; Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Công tác kiểm tra thuế;
Công tác xử lý vi phạm về thuế; Cơng tác hồn thuế. Tuy nhiên, vẫn cịn có những tồn
tại trên địa bàn như cơ chế chính sách về thuế luôn thay đổi làm cho người nộp thuế
cũng như cán bộ quản lý chưa cập nhật kịp thời; trình độ chun mơn, trình độ tin học

ix


của cán bộ thuế vẫn cịn một số ít chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới; ý thức
chấp hành của người nộp thuế vẫn chưa cao, chưa tự giác...

Nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn gồm: Năng lưc, trình độ
của cán bộ, cơng chức thuế; Cơng tác tun truyền, vận động và hướng dẫn chính sách
thuế; Cơng tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế; Ý thức chấp hành pháp luật của
người nộp thuế; Chính sách thuế GTGT và các luật, chính sách có liên quan; Cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế; Sự phối kết hợp của các tổ chức, cá nhân trong
quản lý thuế.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường quản lý thuế GTGT đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn thời gian tới như sau:
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ của Chi cục thuế; Tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về thuế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp; Đổi
mới nội dung đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế và hóa đơn chứng từ; Tăng cường
công tác kiểm tra xử lý vi phạm về thuế đối với doanh nghiệp; Đẩy mạnh công tác thu
nợ và cưỡng chế nợ thuế; Hiện đại hố quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngồi
quốc doanh.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui The Hung
Thesis title: “Enhancing management of value-added tax for non-state-owned enterprises in
Thanh Son district, Phu Tho province”.
Major:Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Assessing the situation of management of value-added tax for non-state-owned

enterprises in Thanh Son district, this study recommends policy implications to enhance
management of value-added tax for non-state-owned enterprises in the coming time.
Materials and Methods
The secondary data are collected from the reports which relate to the situation of
management of value-added tax for non-state-owned enterprises in Thanh Son district.
The primary data are collected by interviewing 95 people who are managers from the
district tax department and staffs from the non-state-owned enterprises. The data
analysis methods include the descriptive statistical method and the comparison method
to clarify the situation of management of value-added tax for non-state-owned
enterprises in Thanh Son district, Phu Tho province.
Main findings and conclusions
The study summarizes literature reviews in term of value-added tax (VAT) and
management of value added tax such as identification of VAT, contents, and factors
affecting VAT management. The study has reviewed and drawn lessons with respect to
the management of VAT for non-state enterprises of other localities in Vietnam for
Thanh Son district.
In the period of 2016-2018, the production and business situation of non-state
owned enterprises in Thanh Son district is always developing (a number of enterprises
registering business activities are increasing year by year). Every year, the value-added tax
amount collected into the state budget always increases, contributing to increasing the local
budget. In order to achieve these results, the Tax Department of Thanh Son district has
always performed well the propaganda and supporting taxpayers; management of tax
registration, tax declaration and payment; debts management and tax debt enforcement; tax
inspection; the handling of tax violations; tax refund. However, there are still several
problems in the district such as the changes of tax policy mechanism which made taxpayers

xi


and tax managers not updated timely; professional qualifications and computer skills of

some tax staffs have not yet met the requirements of the new period; taxpayers' sense of
compliance is still not good and not self-conscious ...
The study showed that factors affecting management of VAT for non-state
owned enterprises in Thanh Son district include: capacity and qualifications of tax
staffs; propaganda, advocacy and tax policy guidance; inspection of tax agencies;
consciousness of taxpayers; VAT policies and laws and policies related to VAT;
material and technical facilities for tax management; coordination of organizations and
individuals in tax management.
Some solutions are proposed to enhance management of VAT for non-stateowned enterprises in Thanh Son district in the coming time as follows: Strength training of
staffs of the district tax department; enhancing the propagation and education of tax laws
and providing support services for enterprises; renovating contents of tax registration, tax
declaration, tax calculation and voucher invoices; strengthening the inspection and handling
of tax violations for enterprises; speeding up debts collection and tax debts enforcement;
modernizing the management of tax for non-state-owned enterprises.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế là một trong những chính sách kinh tế xã hội hết sức quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta, là công cụ điều tiết nền kinh tế phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển,
giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đất nước. Ngoài ra, thuế cịn góp phần vào
tích luỹ ngân sách, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, góp phần
đảm bảo công bằng xã hội và hội nhập quốc tế. Với tầm quan trọng như vậy,
Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho giai
đoạn 2016-2020 và tầm nhìn cho đến năm 2025 cho một số lĩnh vực chủ yếu.
Một trong nhiều chủ trương được Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đó là cải cách và hiện đại hố hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020. Do vậy

đòi hỏi ngành thuế phải tập trung nghiên cứu và đề ra các biện pháp công tác cụ
thể, phải tạo cho được sự chuyển biến mới, có hiệu quả cao trên các lĩnh vực
quản lý của ngành.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước hiện nay, chính sách thuế ở nước ta nói chung và tỉnh Phú
Thọ nói riêng còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Thuế chưa trở thành công cụ vừa
tăng thu ngân sách vừa tăng khả năng điều tiết và kích thích nền kinh tế. Các
hành vi trốn thuế, lách thuế của các đối tượng sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra,
đây một mặt phản ánh ý thức chấp hành của các đối tượng nộp thuế chưa cao,
mặt khác cũng cho thấy các chính sách thuế và phương pháp tính thuế của cơ
quan thuế chưa bám sát thực tế. Quan điểm về thuế còn phiến diện, chủ yếu
nhằm tận thu cho Ngân sách mà coi nhẹ chức năng thứ hai của thuế là kích thích
sản xuất.
Thời gian qua cơng tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế giá trị gia
tăng đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh nói riêng đã có nhiều chuyển
biến tích cực góp phần nâng cao ý thức tn thủ pháp luật thuế của các doanh
nghiệp, hạn chế thất thu thuế và tăng thu cho ngân sách. Hiện tình trạng nợ đọng
tuy có giảm nhưng tỷ lệ vẫn cịn ở mức cao so với yêu cầu của ngành thuế. Cơng
tác quản lý doanh nghiệp ngồi quốc doanh và nguồn thu từ các doanh nghiệp
ngồi quốc doanh vẫn cịn nhiều bất cập dẫn đến thất thu thuế giá trị gia tăng và
tình trạng nợ đọng thuế giá trị gia tăng cịn nhiều… Vì vậy, vấn đề mang tính cấp

1


thiết đặt ra cho ngành thuế là phải tìm được các giải pháp nhằm tăng cường công
tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tình hình quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
cũng nằm trong thực trạng chung đó. Nổi cộm nhất trong cơng tác quản lý thuế
GTGT ở các doanh nghiệp NQD là tình trạng trốn thuế, lách luật thuế của một số
ngành nghề sản xuât kinh doanh, một số qui định đã tạo khe hở cho các doanh

nghiệp khấu trừ thuế, hoàn thuế. Chẳng hạn, đối với hoạt động kinh doanh thương
mại, dịch vụ: Giá bán ra và giá mua vào chênh lệch ít hoặc khơng chênh lệch, định
mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu cao gây thất thu cho NSNN. Đối với khai thác
khoáng sản: Khơng kiểm sốt được hết sản lượng tài ngun khai thác do vậy doanh
thu bán ra không phản ánh được thực tế, khơng kiểm sốt được doanh thu thực tế
của doanh nghiệp, gây thất thu NSNN. Đối với hoạt đông xây dựng cơ bản: Phản
ánh doanh thu còn chưa kịp thời, chậm kê khai doanh thu tính thuế.
Cơng tác quản lý thuế, quản lý nợ của cơ quan thuế còn nhiều hạn chế; bố
trí nhân lực chưa hợp lý, trình độ quản lý thuế của một số công chức thuế chưa
đáp ứng được yêu cầu quản lý...
Với sự nhận thức về tầm quan trọng cũng như những tồn tại trong công
tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa
bàn huyện Thanh Sơn thời gian qua chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng
cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế
giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh
Sơn thời gian qua đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế giá trị gia tăng
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh;
- Đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện thuộc Chi cục Thuế huyện Thanh Sơn quản lý;

2



- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa
bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ:
1) Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn những năm qua diễn ra như thế nào?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn?
3) Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường quản lý thuế giá trị
gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuế giá trị
gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Thanh
Sơn, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn do Chi
cục Thuế huyện Thanh Sơn quản lý.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý
thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện
Thanh Sơn, các giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện do Chi cục Thuế huyện Thanh Sơn
quản lý.
• Phạm vi khơng gian:
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

• Phạm vi thời gian:

3


- Thông tin thứ cấp trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018;
- Số liệu sơ cấp điều tra năm 2018;
- Giải pháp đề xuất đến năm 2025;
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hoá, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; thực
trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước
ta thời gian qua, những thành công và những thách thức đặt ra trong quản lý thuế
giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; kinh nghiệm quản lý thuế
giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở một số địa phương của
nước ta, đưa ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý thuế giá trị gia tăng đối
với doanh nghiệp ngồi quốc doanh có giá trị tham khảo cho Chi cục thuế huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Luận văn đã đánh giá được thực trạng và phân tích được các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở
Chi cục thuế huyện Thanh Sơn thời gian qua. Luận văn đã chỉ ra được nguyên nhân
hạn chế và rút ra các bài học kinh nghiệm của việc quản lý thuế giá trị gia tăng đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện. Từ đó đề xuất các định
hướng và giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn trong thời gian tới.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về thuế
Sự ra đời của thuế gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước. Để duy
trì hoạt động của Nhà nước cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu nhằm duy trì bộ
máy quản lý Nhà nước và chi cho các công việc thuộc chức năng của Nhà nước: xây
dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, quốc phịng, an ninh, phúc lợi cơng cộng.
Về kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử
dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang
khu vực cơng ( />Về phân phối thu nhập thì thuế là hình thức phân phối và phân phối lại
tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân ( />
Đối với người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc.
Vậy: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân
cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, khơng mang
tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung tồn xã hội (Học
viện Tài chính, 2014).
Thuế là hình thức huy động tài chính cho Nhà nước. Khi Nhà nước ra đời,
thuế là công cụ để Nhà nước có nguồn thu nhằm trang trải các chi tiêu của Nhà
nước. Nhà nước dùng quyền lực của mình ban hành các luật thuế để bắt buộc dân
cư và các đối tượng khác trong nền kinh tế đóng góp cho Nhà nước.
Thuế là khoản đóng góp theo luật định của người nộp thuế cho Nhà nước
nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Thuế là hình thức động viên mang tính chất bắt buộc trên nguyên tắc luật
định. Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Nhà

5



nước dùng quyền lực và sức mạnh để ấn định các sắc thuế, bắt buộc các tổ chức
kinh tế và công dân thực hiện các nghĩa vụ thuế để nhà nước có nguồn thu ổn
định, thường xuyên đảm bảo trang trải các khoản chi trong hoạt động thường
xuyên của Nhà nước mà vẫn ổn định được Ngân sách Nhà nước. Tổ chức hoặc cá
nhân nào không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình tức là họ đã vi phạm
pháp luật của quốc gia đó.
Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa các khoản thuế với các khoản
đóng góp mang tính tự nguyện cho ngân sách Nhà nước và thuế đối với các
khoản vay mượn của Chính phủ.
Thuế là khoản đóng góp khơng mang tính hồn trả trực tiếp. Thuế vận
động một chiều, trên cơ sở số thuế thu được Nhà nước sẽ sử dụng cho những chi
tiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và mọi cá nhân trong xã hội.
Số thuế mà các đối tượng phải nộp cho Nhà nước được tính tốn khơng dựa trên
khối lượng lợi ích cơng cộng họ nhận được mà dựa trên những hoạt động cụ thể
và thu nhập của họ. Đặc điểm này cũng phân biệt giữa thuế với phí và lệ phí
(Học viện Tài chính, 2014).
2.1.1.2. Thuế giá trị gia tăng
- Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng
hố, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và
được thu ở khâu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
- Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc thuế gián thu, một yếu tố cấu thành
trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng cuối cùng là người chịu thuế.
- Thuế GTGT là một sắc thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ của quá
trình sản xuất vì đây là một loại thuế đánh vào GTGT ở tất cả các giai đoạn từ
sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đặc điểm này cho thấy thuế GTGT có tính ưu
việt hơn so với các loại thuế gián thu khác và nó khắc phục được nhược điểm của
thuế doanh thu trước đây là “thuế chồng lên thuế”.
- Thuế GTGT có tính trung lập cao, cụ thể:

+ Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp
thuế, do người nộp thuế chỉ là người nộp hộ người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước;
+Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá
trình sản xuất kinh doanh bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn ln bằng số
thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít;

6


+ Thuế GTGT có ít mức thuế suất: Thuế GTGT hiện hành có 3 mức thuế
suất là 0%, 5% và 10%.
- Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh
thổ, đặc điểm này tạo ra tính trung lập cơng bằng trong những giao dịch quốc tế
thông qua việc không thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhưng đánh
thuế đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.
Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thế GTGT khắc phục
nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồng lên thuế” thuế GTGT đã đem lại
rất nhiều lợi ích cho quốc gia áp dụng nó thơng qua việc khuyến khích sản xuất
kinh doanh, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN (Học viện Tài
chính, 2014).
2.1.1.3. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc quản lý thuế
• Khái niệm quản lý thuế
Quản lý thuế là quá trình tác động của cơ quan thuế đến người nộp thuế
nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật thuế.
Quá trình tác động của cơ quan quản lý thuế nhằm đảm bảo sự tuân thủ
pháp luật của người nộp thuế là quá trình tổ chức thực hiện các chức năng quản
lý thuế như: tuyên truyền thuế, hỗ trợ NNT, quản lý kê khai, kế toán thuế, thanh
tra thuế, kiểm tra thuế, đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế.
Tuân thủ pháp luật NNT bao gồm: tuân thủ về đăng ký thuế, kê khai thuế, tính
thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác về thuế (Học viện tài chính, 2014).

Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đều có trách nhiệm tham
gia quản lý thuế. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản
lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc quản lý thuế phải
bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của người nộp thuế.
Quy trình quản lý thuế ln gắn với quá trình nhà quản lý thuế (chủ thể
quản lý) sử dụng các chức năng quản lý tác động tới khách thể quản lý (người
nộp thuế) nhằm đạt được các mục tiêu quản lý. Các chức năng quản lý thuế bao
gồm bốn nhóm cơ bản gắn với quy trình quản lý thuế bao gồm (I) Nhóm chức
năng hoạch định như lập kế hoạch thuế, chuẩn bị điều kiện thực hiện; (II) Nhóm
chức năng tổ chức như tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự, ra quyết định, tổ chức
hoạt động; (III) Nhóm chức năng chỉ đạo như hướng dẫn, phối hợp, điều chỉnh

7


q trình thực hiện kế hoạch thuế; và (IV) Nhóm chức năng kiểm tra bao gồm đo
lường, so sánh, đánh giá, cưỡng chế thi hành, đúc rút kinh nghiệm, khen thưởng,
chuẩn bị cho chu kỳ quản lý tiếp theo.
Quản lý thuế là hoạt động của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện
nhằm huy động tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo những quy định của
pháp luật về thuế.
Quản lý thuế gồm những hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước,
thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các
chức năng nhiệm vụ quyền hạn do luật định, nhằm thực hiện chính sách thuế đã
được cơ quan có thẩm quyền thơng qua. Nói cách khác, quản lý thuế là khâu tổ
chức thực hiện chính sách thuế của cơ quan thuế các cấp, là việc định ra một hệ
thống các tổ chức, phân công trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan
hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính
sách thuế nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra, trong điều kiện môi trường quản lý

luôn biến động.
Kể từ ngày 01/7/2007, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH có hiệu lực thi
hành đề cao vai trò quyền và nghĩa vụ, tính tự giác của người nội thuế: Người
nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào NSNN và tự chịu trách nhiệm trước
pháp luật về số liệu khai thuế. Do vậy công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế,
giám sát đối với các khoản thuế phải nộp vào NSNN của người nộp thuế là rất
quan trọng và cần thiết.
• Nội dung quản lý thuế
Nội dung quản lý thuế có thể phân chia thành 3 nhóm như sau:
Nhóm 1: Các thủ tục hành chính thuế bao gồm đăng ký, khai thuế, thủ tục
hồn thuế;
Nhóm 2: Giám sát tn thủ gồm quản lý thơng tin, kiểm tra thuế, thanh
tra thuế;
Nhóm 3: Chế tài xử lý vi phạm gồm cưỡng chế thuế, xử lý vi phạm pháp
luật về thuế.
• Nguyên tắc quản lý thuế
Tuân thủ pháp luật: Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đều
có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.

8


Đảm bảo tính hiệu quả: Lựa chọn các phương pháp đảm bảo số thu vào
NSNN là lớn nhất theo đúng luật thuế, đồng thời chi phí quản lý thuế là thấp nhất.
Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của NNT: Việc quản lý thuế được thực hiện theo
quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc quản lý thuế phải bảo đảm cơng khai, minh bạch, bình đẳng; bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế
• Tổ chức quản lý thu thuế theo chức năng

+ Chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế;
+ Chức năng xử lý hồ sơ khai thuế và kế toán thuế;
+ Chức năng kiểm tra thuế, thanh tra thuế;
+ Chức năng quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
thuế (Quốc hội, 2006).
2.1.1.4. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế
• Quyền của người nộp thuế
+ Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để
thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế;
+ Được yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định
thuế; có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng
loại hàng hóa xuất, nhập khẩu;
+ Được giữ bí mật thơng tin theo quy định của pháp luật;
+ Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
+ Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;
+ Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý
thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luân kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý
kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế;
+ Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức thuế gây
ra theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
của mình;

9


+ Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
+ Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ
chức, cá nhân khác (Quốc hội, 2006).

• Nghĩa vụ của người nộp thuế
+ Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật;
+ Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ khai thuế đúng
thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác, đầy đủ
của hồ sơ khai thuế;
+ Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm;
+ Chấp hành chế độ kế toán, thống kê, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ
theo quy định của pháp luật;
+ Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa
vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế;
+ Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thơng tin, tài liệu liên quan đến
việc xác định nghĩa vụ thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế;
+ Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng,
chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hang hóa, cung cấp dịch vụ;
+ Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thơng tin tài liệu liên quan đến việc
xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân
hang thương mại, tổ chức tín dụng khác;
+ Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan thuế, công chức
thuế theo quy định của pháp luật;
+ Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật
trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay
mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định (Quốc hội, 2006).
2.1.1.5. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
• Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế
+ Tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật;
+ Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ
tục về thuế;

10



+ Giải thích, cung cấp thơng tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế,
công khai mức thuế phải nộp;
+ Giữ bí mật thơng tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xố nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt,
hoàn thuế theo theo quy định;
+ Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề
nghị theo quy định của pháp luật;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thưc hiện pháp luật về thuế;
+ Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm
tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có u cầu;
+ Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật Quản
lý thuế;
+ Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu
cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Quốc hội, 2006).
Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
+ Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc
xác định nghĩa vụ thuế;
+ Yêu cầu người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông
tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ, tính thuế, khai thuế, nộp thuế và
phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực thi pháp luật thuế;
+ Kiểm tra, thanh tra thuế;
+ Ấn định thuế;
+ Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế;
+ Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; công khai trên phương tiện thông tin
đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật;
+ Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật
về thuế theo quy định;
+ Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào NSNN
theo quy định của Chính phủ (Quốc hội, 2006).

Trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong
quản lý thuế

11


×