Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn Vì sao người Việt "làm Toán" chạy hết sang Mĩ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.15 KB, 3 trang )

VÌ SAO NGƯỜI VIỆT “LÀM TOÁN” CHẠY
HẾT SANG MĨ?
Trong khi đội ngũ làm toán của nước ta đang thiếu những người giỏi thì hơn một nửa
những người làm toán giỏi đang ở nước ngoài, phần lớn là ở Mỹ. Những chia sẻ dưới đây
của các nhà khoa học và cựu du học sinh ở Mỹ sẽ làm sáng tỏ phần nào nguyên nhân.

GS Đào Hải Long.
Những “tên tuổi” về toán học tập trung ở Mỹ Nước Mỹ vốn nổi tiếng là "vùng trũng" thu
hút nhân tài. Ngành khoa học cơ bản như Toán học hiển nhiên được chú trọng. GS Ngô
Bảo Châu, mặc dù đã có thời gian học và làm việc 15 năm ở Pháp, vẫn chọn Mỹ là nơi
dừng chân. Những người Việt ở nước ngoài làm toán chuyên nghiệp ước tính trên 100
người, trong đó phần lớn tập trung ở Mỹ. Những người Việt làm toán có tiếng ở Mỹ có thể
kể đến: GS Vũ Hà Văn (ĐH Rutgers), GS Dương Hồng Phong (ĐH Columbia), GS Đào
Hải Long (ĐH Kansas), Lê Hải An (ĐH Utah), GS Lê Tự Quốc Thắng (Viện công nghệ
Georgia, Atlanta), GS Phạm Hữu Tiệp (ĐH Florida), Ngô Thanh Nhàn (ĐH New
York)... Ông Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam cho biết trong số khoảng gần
30 người Việt đang làm việc về ngành toán ở nước ngoài có trao đổi thường xuyên và
thỉnh thoảng về nước làm việc thì có khoảng một nửa đang làm việc tại Mỹ. "Những người
làm toán trẻ và giỏi, độ tuổi trên dưới 35 phải đến hơn một nửa đang làm việc ở nước
ngoài, trong đó chủ yếu ở Mỹ", ông cho biết thêm. Nước đứng đầu về số lượng giải Fields,
giải thưởng cao quý nhất về toán học cũng chính là Mỹ (13 giải), tiếp đến là Pháp (11 giải),
Nga (9 giải), Anh (6 giải). Tại ĐH Toán học thế giới vừa qua tại Ấn Độ, có 19 báo cáo mời
toàn thể thì Mỹ chiếm tới 11 báo cáo. Không thể không nhắc tới, GS Ngô Bảo Châu khi
thêm vào một huy chương Fields cho bảng thành tích giải Fields của nước này. Vì sao
nước Mỹ là đích đến cho các nhà toán học? Một GS toán người Việt đang làm việc tại Mỹ
nhận định: "Một đất nước muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải có nền khoa học tiên
tiến - đây chính là tư tưởng mà Mỹ đã áp dụng từ rất lâu. Làm khoa học, ai cũng muốn ở
trong một môi trường có nhiều người quan tâm tới thứ mình làm, có nhiều người để thảo
luận và cộng tác. Mỹ chính là một môi trường như vậy, có rất nhiều nhà khoa học trong
mỗi chuyên ngành hẹp. Đây là kết quả của một quá trình đầu tư lâu dài".
GS. Ngô Bảo Châu trong một bài phỏng vấn cũng nói lý do chuyển đến ĐH Chicago là vì


cần những đồng nghiệp có thể hiểu những gì anh đang làm.
GS Lê Tự Quốc Thắng.
GS Hà Huy Tài, ĐH Tulane (Mỹ) cho biết thêm: "Không phải các nhà khoa học không
muốn sang châu Âu, mà sang châu Âu khó hơn qua Mỹ, mà công việc thì chưa chắc đã tốt
bằng. Mỹ có rất nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu. Hơn nữa, khi xét hồ sơ xin
việc trong khoa học, người ta sẽ không quan tâm anh là người Mỹ hay người nước ngoài
(trừ một số nơi đặc biệt), thành ra, cơ hội là cao hơn. Ở châu Âu, số lượng các trường đại
học ít hơn nhiều, và thường vẫn có sự ưu tiên cho người bản xứ". Thêm vào đó “Ở Mỹ,
lương trả cao hơn ở các nước khác, hơn nữa lương trả theo khả năng. Hai giáo sư cùng một
chuyên ngành, vào trường cùng thời gian nhưng lương có thể khác hẳn nhau. Nếu bạn thật
sự giỏi, người ta sẵn sàng trả lương rất cao để mời bạn về. Ở nhiều nước châu Âu (trong đó
có Việt Nam), nếu hai người có cùng học hàm, học vị, cùng thâm niên công tác và làm việc
cùng cơ quan thì lương phần nhiều là tương đương nhau”, GS Hà Huy Tài nói. Một du học
sinh tại Mỹ, đã từng làm việc tại Mỹ và Việt Nam, Nguyễn Nguyệt, lý giải vì sao Mỹ thu
hút được nhân tài khắp thế giới: "Từ thế chiến thứ II đến nay, Mỹ luôn ra sức giành giật
nguồn chất xám từ các nước. Nước Mỹ chiếm tới 2/3 số giải Nobel của thế giới, trong đó,
có sự đóng góp của rất nhiều nhà khoa học nhập cư. Và chính nguồn chất xám thu hút
được này đã giúp Mỹ tích lũy được một nguồn của cải khổng lồ với GDP lên tới gần
15.000 tỉ USD trong năm ngoái là năm đang chìm trong suy thoái. Có thể nói, họ gặt hái
được nhiều thành công và xây dựng được một nền kinh tế vượt bậc là do họ biết định giá
nhân tài, và mua chất xám. Lí do Mỹ thu hút được nguồn nhân tài lớn do thu nhập cao, môi
trường năng động, cơ sở vật chất đầy đủ, đãi ngộ rất tốt đối với những cá nhân xuất
sắc. Cơ chế thị trường của Mỹ đã được xây dựng và củng cố từ hàng trăm năm nay. Môi
trường pháp lý cũng rất phát triển. Do đó, môi trường làm việc vô cùng chuyên nghiệp, với
sự liên kết chặt chẽ, đề cao sự sang tạo và cái mới, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Sự liên
lạc – trao đổi thông tin được đề cao, cạnh tranh khốc liệt nhưng công bằng. Trong văn hóa
Mỹ, giá trị của một con người nằm ở việc anh ta làm được gì và anh ta làm việc bao lâu
nên cuộc sống xoay quanh công việc, vô cùng căng thẳng". Thu hút người tài trở về từ
Mỹ Chỉ thu hút được người làm toán giỏi ở Mỹ về Việt Nam cũng là một thành công lớn.
Nếu như môi trường làm việc ở Mỹ được coi là lý tưởng thì môi trường sống không hẳn

như vậy. Người Việt dù xa quê nhiều năm vẫn thèm một không khí ấm áp, chân tình như ở
quê nhà. Đó là chưa kể, cái kết nối khiến họ không thể đi mãi không về là gia đình, họ
hàng, bạn bè thân thuộc đang còn ở Việt Nam. GS Hà Huy Tài chia sẻ tâm sự rất thật:
"Cuộc sống ở Mỹ rất tốt cho công việc, nhưng lại khá buồn tẻ và luôn phải chịu áp lực lớn
vì tính cạnh tranh cao. Ngoài công việc ra thì tôi không thích cuộc sống bên Mỹ là mấy."
Tất nhiên, ai cũng hiểu, nhà khoa học Việt, bên cạnh môi trường làm việc tốt còn là sự
mưu sinh mà phải tha hương. Nếu như đồng lương trong nước đảm bảo cuộc sống để yên
tâm nghiên cứu thì chắc chắn, đã có rất nhiều nhà khoa học trở về. Nếu như chỉ cần cải
thiện được thu nhập thì Việt Nam sẽ trở thành "vùng trũng tự nhiên" thu hút người con đất
Việt.
ST. Theo Dân trí

×