Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đọc hiểu văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Tư liệu Ngữ Văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.26 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Truy cập Website </b>

<b>hoc360.net</b>

<b>– Tải tài liệu học tập miễn phí</b>



<b>ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ</b>


<b>ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN</b>


<b>PHÂN TÍCH TÁC PHẨM</b>



Luận điểm chính của bài văn đã được thể hiện ngay trong tiêu đề (Đức tính giản dị của Bác Hồ).


Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây - như trong câu mở đầu tác giả đã xác định : bài viết không chỉ


nói đến đức tính giản dị của Bác mà "điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán


giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vơ cùng giản dị và


khiêm tốn của Hồ Chủ tịch".



Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh trên nhiều phương diện : sinh


hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời nói, cách viết,... Một điều rất đáng chú ý


là từ định, hướng trong phần mở đầu, tác giả không chỉ chứng minh đức tính giản dị của Bác mà


ln đặt đức tính đó trong mối quan hệ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, qua đó giải


thích và chứng minh được sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời


sống bình thường vơ cùng giản dị và khiêm tốn của Bác.



Có thể chia văn bản này thành hai phần :



- Nêu luận điểm (đoạn một và hai) : sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyên đất


với đời sống bĩnh thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.



- Chứng minh (còn lại) : sự giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện :


+ Sinh hoạt (bữa ăn, nơi ở, việc làm hằng ngày).



+ Mối quan hệ giữa đời sống vật chất với tâm hồn.


+ Lời ăn tiếng nói, cách viết.



Trong đoạn văn từ "Con người của Bác..." đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi", tác giả đã chứng minh



đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt hằng ngày theo một trình tự rất hợp lí và lơgíc, với một


hệ thống luận cứ đầy đủ, lí lẽ chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác, cụ thể, tồn diện.



Trong phần đầu, tác giả đã đưa ra những luận cứ, xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh : sự


giản dị của Bác thể hiện trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Trong phần tiếp theo, tác giả


lần lượt đưa ra các chứng cứ để làm rõ từng điểm nêu trên, ơ mỗi luận cứ, tác giả lại chọn lọc


những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng. Ví dụ : sự giản dị trong bữa ăn (chỉ vài ba món giản đơn ; lúc


ăn không để rơi vãi một hạt cơm ; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp


xếp tươm tất) ; sự giản dị trong nhà ở (cái nhà sàn chỉ có vẻn vẹn vài ba phịng ; căn nhà ln


ln lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm)...



Đoạn văn rất giàu sức thuyết phục với một hệ thống luận cứ toàn diện, các dẫn chứng đưa ra rất


phong phú, xác thực. Mặt khác, những lời tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần


gũi, lâu dài giữa tác giả với Bác Hồ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Truy cập Website </b>

<b>hoc360.net</b>

<b>– Tải tài liệu học tập miễn phí</b>


nhà hiền triết ẩn dật". Cách lật vấn đề như vậy giúp bạn đọc chuyển hướng suy nghĩ, đi sâu hơn


vào bản chất của vấn đề. Tiếp đó tác giả lập luận : "Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch


như vậy, bởi vì Người sống sơi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của


quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú,


với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sư văn


minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay". Bằng cách gắn cuộc sống của Bác


với cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân, liên hệ đời sống vật chất với đời


sống tinh thần, tác giả đã giải quyết triệt để vấn đề nêu lên ở phần mở đầu, đó là sự nhất quán


giữa đời hoạt động chính trị lớn lao với đời sống bình thường vò cùng giản dị của Bác.



Nét đặc sắc thể hiện trong bài viết này trước hết là tác giả đã nêu và phát triển một vấn đề lớn và


hấp dẫn, liên quan đến lối sông, phong cách sống của một trong những vị lãnh đạo cách mạng vĩ


đại nhất của nhân dân Việt Nam cũng như của cách mạng vơ sản tồn thế giới. Tiếp đó, tác giả


đã sử dụng một hệ thống luận cứ, luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực, kết hợp với những lập



luận giàu sức thuyết phục để làm nổi bật phong cách giản dị nhưng ngời sáng của Chủ tịch Hồ


Chí Minh.



<b>VĂN BẢN ĐỌC THÊM</b>



Q HƯƠNG NGHĨA NẶNG TÌNH SÂU



Ngày 14 - 6 - 1957, Bác Hồ về thăm quê - làng Sen, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An


sau hơn 50 năm xa quê.



Nghe tin ngày mai Bác về, dân làng thao thức. Mọi người đều nghĩ tới ngày đón người con của


quê hương nhưng cũng là vị Chủ tịch nước chắc phải thật long trọng.



Sáng ấy, Bác về với bộ quần áo ka ki và đơi dép cao su quen thuộc. Hình ảnh ấy đã xua tan cái


cảm giác xa cách nửa thế kỉ, trái lại bà con cảm thấy gần gũi, thân thiết lạ thường như mới gặp


Bác ngày hôm qua vậy. Bác vẫy tay cất tiếng chào mọi người. Một chú mời Bác vào nhà tiếp


khách mới xây ở gần nhà Bác, nhưng Bác ngăn lại:



- Tôi xa nhà, xa q đã lâu, nay mới có dịp về, tơi phải về thăm nhà đã, còn đây là nhà tiếp khách


để dành cho khách, tơi có phải là khách đâu !



Ngôi nhà mà Bác Hồ nhắc tới là ngôi nhà năm gian được xây dựng từ năm 1901. Chú cán bộ


hướng dẫn Bác đi vào ngõ cạnh nhà ngang. Chiếc cổng tre gắn một tấm biển nhỏ : "Nhà Bác


Hồ". Bác cười vui:



- Đây là nhà cụ phó bảng chứ có phải nhà Bác Hồ đâu !



Bác ngập ngừng trong giây lát rồi thong thả dọc theo hàng rào bước tiếp đến góc của mảnh vườn


rồi rẽ tay phải dọc theo hàng rào râm bụt ở trước ngôi nhà. Bác nhẹ tay vạch rào râm bụt đi thẳng


vào sân, vừa đi Bác vừa nhắc chú cán bộ địa phương :




- Các chú mở lối đi đằng ấy sai rồi. Cổng nhà cụ phó bảng ở hướng đơng này chứ!



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Truy cập Website </b>

<b>hoc360.net</b>

<b>– Tải tài liệu học tập miễn phí</b>


Một cụ già chờ Bác ở ngõ, Bác lên tiếng hỏi ngay :



- Có phải ơng Điền không ?



- Vâng... anh Công... Bác, Bác Hồ !



Bác nhanh nhẹn bước tới, nắm cánh tay ông cu đang run run vì cảm động. Bác hỏi:


- Anh Điền, anh vẫn khoẻ chứ !



Cu già đó chính là ơng Điền, người bạn thời niên thiếu của Bác, đã từng cùng nhau đi câu cá, đi


thả diều. Hai tiếng "anh Điền" làm cho cụ già cảm động. Trước mặt cụ vẫn là người bạn năm


xưa dù Bác đã trở thành Chủ tịch nước.



Bác nói với bà con dân làng :



"Tơi xa q hương đã 'năm mươi năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng


mừng tủi tủi. Nhưng tơi khơng tủi, mà chỉ thấy mừng. Bởi vì khi tơi ra đi, nhân dân ta cịn nơ lệ,


bị bọn phong kiến đế quốc đè đầu cưỡi cổ. Bây giờ tơi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân


dân ta đã được tự do".



Nói rồi Bác đọc câu thơ :



<i>Quê hương nghĩa nặng tình cao </i>


<i>Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.</i>



(Theo Vụ Kì, Kể chuyện Bác Hồ, tập một,



NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003)


<b>- Gợi dẫn</b>



</div>

<!--links-->

×