Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

NHU CẦU TIN CỦA SINH VIÊN KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.15 KB, 50 trang )

ĐỀ TÀI: NHU CẦU TIN CỦA SINH VIÊN
KHOA THƯ VIỆN – THƠNG TIN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

1


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU.......................................................................................
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................
Tình hình nghiên cứu.....................................................................
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................
Phương pháp nghiên cứu................................................................
Ý nghĩa của đề tài...........................................................................
Bố cục đề tài...................................................................................

CHƯƠNG 1: NHU CẦU TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN TRONG
HOẠT ĐỘNG TT-TV. KHÁI QUÁT KHOA THƯ VIỆN THÔNG
TIN VÀ TRUNG TÂM TT-TV TRƯỜNG ĐHVHHN.
1.1

Nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động thông tin thư viện......................................................................................


1.1.1 Khái niệm nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động

thông tin – thư viện..............................................................
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin.. .
1.2 Khái quát về khoa Thư viện – Thông tin trường Đai học
1.3

Văn hóa Hà Nội.........................................................................
Trung tâm Thơng tin – Thư viện trường Đại học Văn hóa
Hà Nội........................................................................................
1.3.1 Lịch sử hình thành...............................................................
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ...........................................................
1.3.3 Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất................

2


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU TIN CỦA SINH VIÊN KHOA
THƯ VIỆN THƠNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ
NỘI.
2.1 Đặc điểm sinh viên khoa Thư viện – Thông tin..............................
2.1.1. Số lượng...............................................................................
2.1.2. Trình độ ngoại ngữ và tin học...............................................
2.2 Nhu cầu tin của sinh viên khoa Thư viện – Thông tin trường
ĐHVHHN……………………………………………………………….
2.2.1. Tần suất sử dụng thư viện.....................................................
2.2.2. Mục đích đọc tài liệu............................................................
2.2.3. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ thư viện..................................
2.2.4. Nhu cầu sử dụng tài liệu.......................................................
2.3 Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin - Thư

viện tại trường ĐHVHHN......................................................................
2.3.1 Đánh giá mức độ đầy đủ của thơng tin...................................
2.3.2 Đánh giá tính kịp thời của thông tin.......................................
2.3.3 Đánh giá về các sản phẩm, dịch vụ thông tin.........................
2.3.4 Thái độ và tinh thần phục vụ của cán bộ ...............................

3


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN
CỦA SINH VIÊN KHOA THƯ VIỆN - THÔNG TIN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI.
3.1 Tăng cường nguồn lực thơng tin...............................................
3.2. Đa dạng hóa, phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm
và dịch vụ thông tin.................................................................................
3.3 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị................................
3.4 Tăng cường đào tạo người dùng tin ........................................
3.5 Một số đề xuất khác...................................................................
KẾT LUẬN..............................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................
PHỤ LỤC.................................................................................................

LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
4


Thế giới ngày nay đang bước sang một thời đại mới, một sự phát
triển mới đó là sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Trong đó nguồn lực

thơng tin ngày càng có vai trị quan trọng hơn trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người, là yếu tố thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo đà
cho sự phát triển của một quốc gia.
Ngày nay nhu cầu được cung cấp thơng tin là một địi hỏi tất yếu
phải được đáp ứng. Khi sử dụng thư viện, nhu cầu tin của người dùng tin
càng trở lên phong phú, đa dạng. Thực tế cho thấy nhu cầu tin của con
người cịn rất hạn chế, điều đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác
nhau.
Trong sự phát triển, trưởng thành của trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, Trung tâm Thơng tin - Thư viện đã góp một phần đáng kể nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ văn hóa nói chung và cán bộ thư
viện nói riêng đồng thời cũng là nơi đáp ứng nhu cầu tin cho cán bộ,
sinh viên trong nhà trường. Là sinh viên năm thứ ba của khoa Thư viện Thông tin trường Đại học Văn hóa Hà Nội, chúng tơi muốn đóng góp
một số ý kiến của mình để tìm hiểu, nghiên cứu về nhu cầu tin của sinh
viên nói chung và sinh viên khoa Thư viện – Thơng tin nói riêng.
Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài: “Nhu cầu tin của sinh viên khoa
Thư viện - Thông tin trường Đại học Văn hóa Hà Nội” làm đề tài nghiên
cứu.

5


2. Tình hình nghiên cứu.
Hiện nay đề tài : “Nhu cầu tin của sinh viên khoa Thư viện - Thông
tin trường Đại học Văn hóa Hà Nội” hầu như chưa được một cá nhân
hay tổ chức nào đi sâu nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tin của sinh viên khoa Thư viện Thông tin.
Phạm vi nghiên cứu: trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Thời gian: Từ ngày 5/10/20.. đến 29/11/20….

Không gian: trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Do thời gian và năng lực cịn hạn chế nên chúng tơi chỉ khảo sát
một phần số lượng sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư của khoa
Thư viện - Thông tin hiện đang tham gia học tại trường.

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu:
6


Tìm hiểu nhu cầu tin của sinh viên khoa Thư viện - Thơng tin
trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Những yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến sự hình thành, phát triển nhu cầu tin cũng như
thói quen, tập quán sử dụng thông tin của sinh viên khoa Thư
viện - Thơng tin, từ đó đề xuất một số giải pháp, phương
pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của họ.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
▪ Nghiên cứu nhu cầu tin của sinh viên khoa Thư viện - Thông
tin trường ĐHVHHN.
▪ Khảo sát, đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu tin và khả năng
đáp ứng nhu cầu tin tại trung tâm Thông tin – Thư viện
trường ĐHVHHN.
▪ Đề xuất một số giải pháp kích thích nhu cầu tin và nâng cao
năng lực đáp ứng nhu cầu tin và tăng cường hoạt động thông
tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường.

5. Phương pháp nghiên cứu.

7



Để hồn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tơi đã dùng một số
phương pháp sau:
- Khảo sát thực tế.
- Quan sát.
- Điều tra bảng hỏi.
- Phỏng vấn.
- Thống kê.
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu.
6. Ý nghĩa của đề tài.
- Từ việc nghiên cứu lý luận về nhu cầu tin và người dùng tin
trong hoạt động Thông tin – Thư viện, đề tài làm rõ hơn
những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin trong giai đoạn hiện
nay.
- Trên cơ sở khảo sát thực trạng, đề tài đưa ra một số giải pháp
để trung tâm Thông tin – Thư viện trường ĐHVHHN nâng
cao năng lực đáp ứng thơng tin cho người dùng tin nhằm góp
phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
và nghiên cứu khoa học tại trường ĐHVHHN.

7. Bố cục đề tài.
8


Ngồi lời nói đầu và kết luận, bố cục của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động TTTV. Khái quát Khoa thư viện thông tin và Trung tâm TT-TV
trường ĐHVHHN.
Chương 2: Đặc điểm nhu cầu tin của sinh viên khoa Thư viện Thơng tin trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Chương 3: Mức độ đáp ứng và các giải pháp nâng cao năng
lực đáp ứng nhu cầu tin tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội.


Chương 1

9


NHU CẦU TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN TRONG
HOẠT ĐỘNG TT-TV. KHÁI QUÁT KHOA THƯ
VIỆN THÔNG TIN VÀ TRUNG TÂM TT-TV
TRƯỜNG ĐHVHHN
1.1 Nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động thông tin - thư viện
1.1.1 Khái niệm nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động thông tin - thư
viện
1.1.1.1. Khái niệm nhu cầu tin
Nhu cầu tin là những địi hỏi mang tính khách quan về tiếp nhận và
sử dụng thông tin để giải quyết một loạt vấn đề trong hoạt động của
con người. Con người càng tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động bao
nhiêu thì nhu cầu tin lại càng nhiều bấy nhiêu. Vì thế, nhu cầu tin là
trung tâm trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin của người dùng
tin.
Đồng thời, nhu cầu tin là một dạng nhu cầu tinh thần của con người
nảy sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động khác nhau của con
người. Bất kì hoạt động nào muốn đạt được kết quả tốt cũng cần phải
có thơng tin đầy đủ. Hoạt động càng phức tạp thì nhu cầu được cung
cấp thông tin càng cao. Khi nhu cầu tin phát triển thì sẽ tác dộng trở
lại tới sự phát triển của các hoạt động, góp phần phát triển xã hội.
Nhu cầu tin là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động
thơng tin. Vì vậy, có thể coi nhu cầu tin là nguồn gốc tạo ra hoạt động
thông tin.
1.1.1.2. Khái niệm người dùng tin

10


Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin, người
dùng tin là đối tượng phục vụ của công tác thông tin - thư viện. Họ
vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời cũng là người
sản sinh ra những thông tin mới.
Người dùng tin trước hết phải là người có nhu cầu tin, là chủ thể của
nhu cầu tin. Đồng thời người có nhu cầu tin chỉ có thể trở thành người
dùng tin khi họ sử dụng thơng tin hoặc có điều kiện tiếp nhận sử dụng
thông tin, thõa mãn nhu cầu của mình.
Như vậy người dùng tin là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thơng tin.
Khơng có người dùng tin thì không tồn tại hoạt động thông tin. Người
dùng tin là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt động thông tin
thông qua kênh thông tin phản hồi. Ý kiến đánh giá của người dùng
tin trong q trình sử dụng thơng tin góp phần điều chỉnh hoạt động
thơng tin theo hướng phù hợp và hiệu quả hơn với nhu cầu của người
dùng tin.

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin
1.1.2.1 Mơi trường xã hội
− Đời sống văn hóa tinh thần phong phú là tiền đề cho nhu cầu tin
phát triển.

11


− Tính chất và trình độ lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới
nhu cầu tin ( trình độ sản xuất cao địi hỏi nhiều thơng tin hơn,
phương tiện truyền tin hiện đại hơn ).

− Đời sống được nâng cao là điều kiện phát triển nhu cầu tin.
− Chế độ dân chủ làm cho con người tự do hơn (đời sống tinh thần
phong phú hơn) kích thích nhu cầu tin phát triển hơn.
1.1.2.2 Nghề nghiệp
− Lao động là hoạt động chủ đạo trong một giai đoạn rất dài của
cuộc đời con người và có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần
con người.
− Tính chất hoạt động lao động ảnh hưởng lớn tới xu hướng của
con người trong đó có hệ thống nhu cầu tin.
− Nghề nghiệp khác nhau để lại những dấu ấn khác nhau trong nội
dung nhu cầu tin và tập quán sử dụng thông tin.
1.1.2.3 Lứa tuổi
− Lứa tuổi khác nhau dẫn đến nhu cầu tin khác nhau. Mỗi lứa tuổi
có đặc điểm tâm lý riêng do các hoạt động chủ đạo chi phối.
− Tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng lớn đến nội dung và phương thức
thỏa mãn nhu cầu tin.
− Cùng lứa tuổi, nghề nghiệp và nhu cầu sống nhưng nhu cầu tin
vẫn khác nhau do giới tính tạo nên.
1.1.2.4 Giới tính
− Do đặc điểm sinh lý, các giới khác nhau có những đặc điểm tâm
lý khác nhau.

12


− Nội dung và cách thức thỏa mãn nhu cầu tin khác nhau vì vậy
mà có những đặc điểm khác nhau.
1.1.2.5 Trình độ văn hóa
− Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tinh thần
của con người.

− Là một nhu cầu tinh thần, nhu cầu tin cũng bị chi phối bởi trình
độ văn hóa của con người.
1.1.2.6 Nhân cách
− Nhân cách là giá trị chủ yếu của con người, là thước đo giá trị,
bao gồm toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân,
quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của họ.
− Nhu cầu là một bộ phận cấu thành xu hướng - một thuộc tính
quan trọng của nhân cách con người. Nhân cách tồn tại và phát
triển trong hoạt động.






Mức độ của nhân cách:
Cá tính của con người mạnh, yếu, xuất hiện từ khi sinh ra.
Hành vi xã hội bao gồm các hành vi đạt chuẩn mực xã hội.
Giá trị xã hội là những hành vi đem lại ảnh hưởng lớn cho xã

hội. Ví dụ: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
− Cấu tạo nhân cách bao gồm:
• Xu hướng
• Khí chất
• Năng lực
• Tính cách
1.1.2.7 Mức độ và phương thức thỏa mãn nhu cầu
13



− Được thỏa mãn bằng phương thức hiện đại, đầy đủ (kèm theo
cảm xúc, hứng thú) nhu cầu tin sẽ không lắng dịu đi mà ngày
càng phát triển ở mức độ cao.
− Chu kỳ nhu cầu rút ngắn lại, nhu cầu xuất hiện dưới dạng cao
hơn, sâu sắc hơn cấp bách hơn.
− Nếu không được thỏa mãn đầy đủ trong thời gian dài, nhu cầu sẽ
bị thối hóa đi.

1.2 Khái quát khoa Thư viện – Thông tin trường Đại học Văn
hóa Hà Nội.
1.2.1 Lịch sử
Khoa Thư viện được thành lập năm 1961 theo Quyết định của Ủy ban
Kế hoạch Nhà nước và Phủ thủ tướng. Là đơn vị đầu tiên của Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội và cũng là cơ sở đầu tiên của cả nước đào tạo
cán bộ thư viện hệ đại học. Từ 1992-2004 Khoa Thư viện đổi tên thành
Khoa Thông tin – Thư viện. Năm 2004 đến nay Khoa đổi tên thành
Khoa Thư viện – Thông tin và từ năm 2010 Khoa mở thêm chuyên
ngành Thông tin học.
1.2.2 Sứ mệnh – Tầm nhìn
Khoa Thư viện - Thơng tin có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng , có trình độ cao; sáng tạo, hay say nghiên cứu khoa học; đóng vai
trị đầu tầu đổi mới trong hệ thống các trường đào tạo về các ngành
Thông tin học và Khoa học Thư viện ở Việt Nam.
14


Khoa trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu Khoa học Thư viện và
Thông tin học ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đóng góp
quan trọng vào sự phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc và kinh tế tri thức của đất nước.

1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Ban chủ nhiệm khoa
Phó trưởng khoa phụ trách :NCS Nguyễn Văn Thiên
Phó trưởng khoa: NCS Nguyễn Hữu Nghĩa
Trưởng bộ môn
Thư viện học: NCS Trương Đại Lượng
Thông tin học: Ths. Phạm Thành Tâm
1.2.4 Thành tựu đạt được
− Công tác đào tạo:
• 39 khố cử nhân hệ đại học đã tốt nghiệp với số lượng trên
3.500 sinh viên.
• Trên 4.000 học viên hệ tại chức được đào tạo tại trường và
các địa phương.
• 02 khóa cử nhân hệ cao đẳng đã tốt nghiệp với số lượng
trên 100 sinh viên.
• Đào tạo hệ liên thơng cao đẳng – đại học.
• Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hằng năm, có hàng ngàn
người đã theo học các lớp này.
− Biên soạn chương trình và in ấn giáo trình:
• Bốn lần đổi mới chương trình vào các năm: 1992, 1997 và
2003, 2010.
• Biên soạn mới chương trình Thơng tin học năm 2011.
• Biên soạn được hệ thống trên 15 giáo trình các môn
chuyên ngành và một số tài liệu tham khảo.
15


− Cơng tác nghiên cứu khoa học:
• Hồn thành nhiều đề tài cấp Trường và cấp Bộ.
• Các giảng viên đã công bố nhiều bài báo khoa học trên các

tạp chí chun ngành trong nước và quốc tế.
• Hàng năm Khoa đều tổ chức hội thảo khoa học và công bố
kỷ yếu hội thảo.
− Hoạt động xã hội và hợp tác:
• Trong những năm qua, Khoa đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ,
làm việc với các vị giáo sư, giảng viên đến từ các trường
đại học, tổ chức nước ngoài như: Đại học Saint John,
Simmons (Mỹ), Đại học Victoria, Wellington (New
Zealand),…
• Phối hợp với các thư viện, trung tâm thơng tin, cơ sở đào
tạo trong nước và cơ quan nghiên cứu phát triển cơng nghệ
thơng tin phục vụ đào tạo.
• Một số giảng viên của khoa cũng đã và đang nhận được
học bổng tu nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn do các
trường đại học và các tổ chức nước ngoài tài trợ.
1.2.5 Chiến lược phát triển
− Mở rộng quy mơ và đa dạng hố các loại hình đào tạo;
− Đẩy mạnh đào, tạo tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề
nghiệp cho cán bộ thư viện đã tốt nghiệp lâu năm;
− Hiện đại hoá phương tiện, phương pháp giảng dạy và chương
trình đào tạo;
16


− Triển khai đào tạo văn bằng hai chuyên ngành Thông tin – Thư
viện;
− Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Thông tin
– Thư viện;
− Cập nhật kiến thức mới cho hệ thống giáo trình, tài liệu tham
khảo.

1.3 Trung tâm Thơng tin – Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà
Nội
1.3.1 Lịch sử hình thành
Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập năm 1960, là
cơ sở vật chất trọng yếu của nhà trường, là giảng đường thứ hai trong
phương pháp học tập mới: Tự học gắn liền với thư viện.
Theo quyết định thành lập: Số 1412 QĐ/VHTT ngày 22 tháng 7 năm
1998 của Bộ Văn hố-Thơng tin, Thư viện trường đã tách khỏi phịng
Khoa học, trở thành Trung tâm Thơng tin - Thư viện, đánh dấu sự trưởng
thành và mở ra khả năng phát triển của thư viện, phục vụ cho sự nghiệp
đào tạo của nhà trường.

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ
1.3.2.1 Chức năng:
Trung tâm có chức năng thơng tin và thư viện, phục vụ công tác đào
tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường thông qua việc thu thập, khai
thác, sử dụng các nguồn thông tin và tài liệu tại trung tâm và cũng như
17


các thư viện khác (nếu có hợp tác, liên kết) để góp phần thực hiện tốt
nhiệm vụ đào tạo và nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
1.3.2.2 Nhiệm vụ:
− Tham mưu cho hiệu trưởng việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển công tác thông tin - thư viện dài hạn và ngắn hạn; tổ
chức và điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện
trong nhà trường.
− Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước
ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học
và tư vấn pháp luật; thu nhận, lưu trữ và phổ biến các tài liệu của

trường như: đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài
liệu hội thảo, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng,
khoá luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các dạng tài liệu
khác; các ấn phẩm tài trợ, tặng biếu, tài liệu trao đổi giữa các thư
viện.
− Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu và
thông tin; xây dựng hệ thống tra cứu thông tin hiện đại, thiết lập
mạng lưới truy cập và tìm kiếm thơng tin tự động hóa; xây dựng,
quản lý các cơ sở dữ liệu, các bộ sưu tập; biên soạn, xuất bản các
ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật.
− Tổ chức tập huấn người dùng tin, chỉ dẫn, kiểm tra, kiểm soát
bạn đọc tiếp cận, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông
tin và tài liệu, các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện.
18


− Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến,
các tiêu chuẩn về xử lý thông tin thư viện và các ứng dụng của
công nghệ thông tin vào công tác thư viện.
− Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác.
− Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của hiệu
trưởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ
thuật và các tài sản khác; tiến hành thanh lý các tài liệu, thiết bị
lạc hậu, cũ nát theo quy định của Nhà nước và quy định của
trường.
− Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế
về lĩnh vực thông tin - thư viện; tham gia các hoạt động chuyên
môn nghiệp vụ với hệ thống thư viện trong cả nước nhằm thúc

đẩy phát triển sự nghiệp thư viện; liên kết, hợp tác với các thư
viện chun ngành văn hóa trong và ngồi nước để phối hợp bổ
sung và trao đổi tài liệu, chia sẻ nguồn lực thông tin, dữ liệu biên
mục, tổ chức dịch vụ mượn liên thư viện, dịch vụ cung cấp
thông tin qua mạng theo quy định của pháp luật và quy định của
trường.
− Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về tình hình hoạt
động của Trung tâm với Ban Giám hiệu và cấp có thẩm quyền
theo các quy định hiện hành.

19


1.3.3 Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất
1.3.3.1 Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực
Trung tâm Thông tin - Thư viện là một đơn vị chức năng thuộc
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của
Trung tâm bao gồm: Lãnh đạo trung tâm, các tổ chuyên môn nghiệp vụ.
Đội ngũ viên chức của trung tâm gồm 16 công chức viên chức có
trình độ chun mơn nghiệp vụ về thơng tin - thư viện, ngoại ngữ và tin
học trong đó có 06 thạc sĩ thơng tin - thư viện. Cơng chức viên chức của
trung tâm thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học bằng nhiều hình thức khác
nhau.
1. Lãnh đạo trung tâm
− Th.S. Nguyễn Bích Ngân. Giám đốc
− C.N. Hà Thị Bích Thủy. Phó Giám đốc
2. Các tổ chun môn nghiệp vụ
Tổ nghiệp vụ (bổ sung, biên mục, xử lý nghiệp vụ)
− Trịnh Thị Châu Loan. Thư viện viên. Tổ trưởng

− Nguyễn Đình Văn. Thư viện viên
− Hồng Thị Thanh Lan. Thư viện viên
− Hà Thị Bích Thủy. Thư viện viên
− Nguyễn Ngọc Thúy. Thư viện viên
Tổ phục vụ bạn đọc
• Phịng đọc tổng hợp tự chọn (tầng 1):
− Lê Thị Hồng. Thư viện viên
− Hoàng Thị Chi Mai. Thư viện viên
• Phịng đọc tự chọn (tầng 2):
− Phạm Thị Sông Hương. Thư viện viên
− Phạm Thị Thanh Huyền. Thư viện viên
20











Nguyễn Thị Hải. Thư viện viên
Phịng đọc đa phương tiện (tầng 3):
Trần Thị Xuyên.
Trần Thị Thu
Phòng mượn:
Nguyễn Thị Tùng - Thư viện viên - Tổ trưởng
Trần Thị Hoài - Thư viện viên

Nguyễn Thị Phương Thảo - Thư viện viên.

1.3.3.2 Cơ sở vật chất
Với trọng tâm và chủ đề năm học 2012-2013 của Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội: “đào tạo tín chỉ”, Ban Giám hiệu đã chú trọng đầu tư phát
triển thư viện nhà trường đáp ứng với nhu cầu đào tạo.Thư viện tại địa
điểm cũ của nhà trường được xây dựng từ những năm 90, do vậy đã
xuống cấp và khơng đáp ứng được về diện tích sử dụng; Sau gần 2 tháng
khẩn trương xây dựng, sửa chữa, cơ sở mới của Trung tâm Thông tin
Thư viện (Với tổng diện tích 800m2 gồm 2 tầng) đã hồn thành và đưa
vào sử dụng.
Ngày 27/10/2012, dưới sự chỉ đạo của BGH, ban Giám đốc TT-TV,
toàn thể cán bộ nhân viên trung tâm kết hợp với Đoàn Thanh niên và gần
200 sinh viên tình nguyện đã chuyển cơ ngơi của thư viện từ nhà cũ sang
nhà mới.Công tác di chuyển thật là vất vả và tốn nhiều công sức. Tuy
nhiên với sự quyết tâm của lãnh đạo nhà trường, trung tâm, sự nhiệt tình

21


cộng tác của các cán bộ đoàn trường, ký túc xá và gần 200 sinh viên tình
nguyện, cơng việc đã hoàn thành đến 90% với kết quả mĩ mãn.
Gần 100 bàn, 300 ghế, 30 giá sách, 5 bàn quầy và 3 vạn cuốn sách đã
được chuyển sang khu nhà mới.

Chương 2
NHU CẦU TIN CỦA SINH VIÊN KHOA THƯ VIỆN THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm sinh viên khoa Thư viện - Thông tin
2.1.1. Số lượng
Sinh viên ln là nhóm bạn đọc chiếm số lượng đơng đảo. Do thời

gian nghiên cứu hạn chế và đề tài mang tính cập nhật và tập trung nên
chúng tơi chỉ tìm hiểu số lượng sinh viên hệ đại học đang theo học tại
Trường của khoa Thư viện – Thông tin. Cụ thể số lượng sinh viên trong
thời điểm hiện tại như sau:
SỐ LƯỢNG SINH VIÊN
Năm 1
Năm 2
TTH4
TV46
TTH3
TV45
152
147
Năm 3
Năm 4
TTH2
TV44
TT1
TV43A TV43B
22


134
158
Bảng 1: Thống kê số lượng sinh viên hệ đại học khoa Thư viện- Thông
tin đang học tại Trường ( Năm học 2014-2015)
Tuy nhiên không phải tất cả các bạn sinh viên đều lên thư viện và mức
độ sử dụng thư viện cũng khác nhau. Theo từng năm học, nhiều bạn đọc
có nhu cầu khác nhau, cách lựa chọn tài liệu khác nhau. Do tính chất
nghề nghiệp, yêu cầu của việc học tập, tinh thần say mê với nghề nghiệp

mong muốn được đi sâu tìm hiểu nghiên cứu lĩnh vực mà mình theo học
nên điều này đã tác động lớn đến nhu cầu sử dụng tài liệu của sinh viên.
2.1.2 Trình độ ngoại ngữ và tin học
Đây là yếu tố có ảnh hưởng tới phương thức tìm kiếm thơng tin của
sinh viên. Các hình thức sử dụng và tiếp cận thông tin của sinh viên tới
các nguồn thông tin khác nhau tùy thuộc vào trình độ ngoại ngữ và tin
học của họ. Trong xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế, việc trao đổi
thông tin, tiếp thu thành quả của những nền văn minh tiên tiến đòi hỏi
mỗi người phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ.
Thực tế cho thấy trình độ ngoại ngữ và tin học của sinh viên các
trường đại học nói chung và sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
nói riêng đang ngày một tiến bộ. Tự ý thức được vai trò, sự cần thiết của
ngoại ngữ và tin học trong thời đại hiện nay, hầu hết sinh viên trong
trường đều dành thời gian để trau dồi kiến thức, khả năng sử dụng máy
tính để tra cứu thơng tin. Sinh viên có thể tiếp cận các nguồn tin từ xa,
23


thông tin họ cần không chỉ từ tài liệu truyền thống mà còn từ tài liệu
điện tử và tài liệu thông qua mạng internet.
Sinh viên khoa Thư viện - Thông tin được trang bị kiến thức tiếng Anh
cơ bản, tin học văn phịng. Ngồi ra, cịn được đào tạo tiếng Anh chuyên
ngành, tin học phục vụ cho hoạt động thông tin thư viện như:
FOXPRO,CDS-ISIS, thiết kế web. Qua việc học lý thuyết và thực hành
thì khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học cũng ngày càng tốt hơn, vì thế
nhu cầu sử dụng tài liệu của sinh viên cũng tăng lên.
2.2 Nhu cầu tin của sinh viên khoa Thư viện - Thơng tin
Do trình độ của bạn đọc càng cao, nhu cầu sử dụng tài liệu càng
phong phú nên địi hỏi tài liệu phải có thơng tin đầy đủ, chính xác và kịp
thời. Trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu, để có được những

đánh giá một cách khách quan về nhu cầu sử dụng tài liệu của sinh viên
nói chung và sinh viên khoa Thư viện - Thơng tin trường đại học Văn
hóa Hà Nội nói riêng, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến bạn đọc
dưới hình thức phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn bạn đọc và quan
sát.
Việc điều tra được tiến hành từ ngày 5/10/2014 đến ngày 29/11/2014
đối với sinh viên từ năm 1 đến năm 4. Các phiếu điều tra được phát ngẫu
nhiên cho các bạn sinh viên trong từng lớp học trên cơ sở có phỏng vấn
trực tiếp về ngành học của sinh viên. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu
như sau:
- Năm thứ nhất 25 phiếu
- Năm thứ hai 25 phiếu
- Năm thứ ba 25 phiếu
24


- Năm thứ tư 25 phiếu
Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu
Số phiếu thu về là 100 phiếu
Dưới đây là nhu cầu sử dụng tài liệu của sinh viên khoa thư viện thông
tin
2.2.1. Tần suất sử dụng thư viện
Để có nhận xét khái quát về thời gian khai thác tài liệu tại thư viện của
sinh viên, trong phiếu điều tra đưa ra câu hỏi: “Anh/chị có hay đến trung
tâm Thơng tin – Thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội để tra tìm tài
liệu hay khơng?” và kết quả thu được như sau:
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Năm 1

3
12%
7
28%
15
60%
Năm 2
8
32%
12
48%
5
20%
Năm 3
10
40%
9
36%
6
24%
Năm 4
11
44%
9
36%
5
20%
Bảng 2: Tần suất sử dụng thư viện của sinh viên khoa thư viện –
thông tin
Khác với bậc phổ thơng, việc đào tạo lên đại học ln địi hỏi sinh

viên phải tự tìm tịi, nghiên cứu là chủ yếu. Họ đến thư viện mượn sách
giáo trình, sách tham khảo và tài liệu khác phục vụ cho nhu cầu học tập
nghiên cứu khoa học để mở rộng sự hiểu biết của mình. Tại trung tâm
thơng tin thư viện trường, sinh viên ln là nhóm bạn đọc chiếm số
25


×