Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 113 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


VŨ THỊ HỒNG GẤM

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
MỘT SỐ GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN CAM LÂM,
TỈNH KHÁNH HỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

NGHỆ AN – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


VŨ THỊ HỒNG GẤM

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
MỘT SỐ GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN CAM LÂM,
TỈNH KHÁNH HỊA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 80.62.01.10


Người hướng dẫn: TS. Trương Xuân Sinh

NGHỆ AN –

2019


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp thực hiện
trong vụ xuân năm 2019. Những thông tin trong luận văn này là trung thực chưa được
sử dụng trong các tài liệu khác. Các kết quả nghiên cứu đều đước trích dẫn và tham
khảo trong các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hồng Gấm


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn: TS. Trương Xuân Sinh, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng
như trong q trình hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, Phòng Sau đại học, đặc biệt
là các thầy cô trong Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, trường Đại Học Vinh.
Tôi xin cám ơn các bạn bè người thân và các đồng nghiệp đã tạo điều kiệ cho
tơi hồn thành luận văn.
Tác giả luận văn


Vũ Thị Hồng Gấm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi

MỞ ĐẦU

1

1.


Lý do chọn đề tài

1

2.

Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu

2

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

3

1.1.1. Mối quan hệ giữa đất – cây trồng – phân bón

3

1.1.2. Gía trị của cây lạc


4

1.1.2.1. Vai trò của cây lạc đối với đời sống con người

4

1.1.2.2. Vai trị của cây lạc đối vơí nền kinh tế

5

1.1.2.3. Vai trò của cây lạc đối với cải tạo đất và luân canh, xen canh cây trồng

5

1.1.3. Vai trò của các nguyên tố đối với cây lạc

6

1.1.3.1. Vai trò sinh lý của nitơ (N) và nhu cầu dinh dưỡng khống N ở cây lạc

6

1.1.3.2. Vai trị sinh lý của phốtpho (P) và nhu cầu dinh dưỡng ở cây lạc

7

1.1.3.3. Vai trò sinh lý của kali (K) và nhu cầu dinh dưỡng kali ở cây lạc

7


1.1.3.4. Bón phân cân đối hợp lý

8

1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam

9

1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

9

1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

11

1.3. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và Việt Nam

15

1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới

15

1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu về giống lạc trên thế giới

15

1.3.1.2. Kết quả nghiên cứu phân bón cho cây lạc trên thế giới


16

1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc ở Việt Nam

18


1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu về giống lạc ở Việt Nam

18

1.3.2.2.Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây lạc ở Việt Nam

22

CHƯƠNG 2

23

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

23

2.1. Vật liệu nghiên cứu

23

2.2. Nội dung nghiên cứu

23


2.3. Phương pháp nghiên cứu

23

2.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

26

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

27

2.6. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

28

3.1. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến thời gian sinh trưởng của các giống lạc
tham gia thí nghiệm
3.2. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến động thái tăng trưởng chiều cao

28
thân

chính của các giống lạc


30

3.3. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến động thái ra lá của các giống lạc

33

3.4. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến đặc tính ra hoa của các giống lạc

36

3.5. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến số cành trên cây của các giống lạc

38

3.6. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến khả năng hình thành nốt sần của

các

giống lạc

40

3.7. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến khả năng tích lũy chất khơ của các giống
lạc

43

3.8. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các
giống lạc


45

3.9. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất của các
giống lạc

49

3.10. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến năng suất của các giống lạc

52

3.11. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón NPK đối với các giống lạc

55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

56


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT
Cs
Cv
Đ/c
FAO
LSD
EU
NSLT

NSTT
NXB
USD

Cơng thức thí nghiệm
Cộng sự
Hệ số biến động
Đối chứng
Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)
Least significant difference (Chênh lệch nhỏ nhất có ý nghĩa)
European Union (Liên minh châu Âu)
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Nhà xuất bản
Đô la Mỹ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới từ 2004-2013

9

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của cây lạc ở một số nước trên thế
giới

11

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam trong những năm gần đây


12

Bảng 1.4. Diện tích của các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 ha)

14

Bảng 1.5. Sản lượng của các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 tấn)

15

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến thời gian sinh trưởng của một số
giống lạc tham gia thí nghiệm...............................................................28
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến động thái tăng trưởng chiều cao
thân chính của các giống lạc tham gia thí nghiệm

32

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến đặc tính ra hoa của các giống lạc
tham gia thí nghiệm..............................................................................37
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến số cành trên cây của các giống lạc
tham gia thí nghiệm..............................................................................39
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến số lượng và khối lượng nốt sần của
các giống lạc tham gia thí nghiệm.........................................................42
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến khả năng tích lũy chất khơ của các
giống lạc tham gia thí nghiệm...............................................................44
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến tình hình phát triển của sâu hại trên
các giống lạc.........................................................................................46
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến tình hình phát triển của bệnh hại
trên các giống lạc..................................................................................48
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến yếu tố cấu thành năng suất của

các giống lạc.........................................................................................50
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến năng suất của các giống lạc.......54
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến hiệu quả kinh tế của các giống lạc
................................................................................................................ 55


9

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt nam là một nước với 80% dân số sống và canh tác với nơng nghiệp. Diện
tích đất trồng lớn nên việc lựa chọn cây trồng và vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao
luôn là nỗi băn khoăn của người nông dân.
Cây Lạc (Arachis hypogaea L.) có tên gọi khác là cây đậu phộng, đậu phụng, là
một cây thực phẩm thuộc họ đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Lạc dễ trồng và
thích ứng rộng với các vùng sinh thái khác nhau, từ ôn đới đến nhiệt đới. Lạc được coi
là một trong những cây trồng nông nghiệp của nhiều nước. Việt Nam nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng trong đó có cây lạc.
Đến nay diện tích trồng hàng năm tại nước ta khoảng trên dưới 198 nghìn ha, sản
lượng khoảng 475,2 nghìn tấn và năng suất bình quân đạt 24,0 tạ/ha. Các tỉnh có diện
tích trồng lạc lớn nhất là Tây Ninh, Long An, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa chiếm
41,7% diện tích trồng lạc của cả nước. Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, tập quán canh
tác cũng như việc du nhập và tiếp thu các tiến bộ kĩ thuật trồng cây lạc khác nhau nên
năng suất lạc có sự chênh lệch khá lớn ở các vùng trong cả nước, vùng Đông Nam Bộ
và Đồng Bằng Sơng Cửu Long có năng suất đạt khá 18/19 tạ/ha, vùng duyên hải miền
trung năng suất bình quân tại Nghệ An đạt trên dưới 30-45 tạ/ha nhưng một số tỉnh
khác năng suất đạt chưa được cao.
Việt Nam có nhiều thuận lợi về đất đai, khí hậu và khả năng phát triển sản xuất
lớn đối với cây lạc, tuy nhiên trong q trình phát triển sản xuất cịn gặp nhiều khó
khăn về chất lượng giống, quản lý nước tưới, phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt việc sử

dụng phân bón được xem là yếu tố có vai trị rất quyết định.
Để phân bón phát huy hiệu quả cao đối với cây lạc và các cây trồng khác thì việc
bón phân cân đối là một trong những điều quan trọng. Việc bón phân cân đối sẽ tang
hiệu quả riêng lẻ của các nguyên tố dinh dưỡng và hiệu quả tương tác của chúng.
Việc sử dụng phân bón cân đối, hợp lý, đã góp phần to lớn vào việc tăng số
lượng, chất lượng nơng sản phẩm, cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng khả năng chông
chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận của cây trồng, từ đó làm tăng sản lượng và thu
nhập của người dân.


Trong thời gian trước các nghiên cứu về cây lạc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa còn
hạn chế và mới thực hiện đối với các giống lạc địa phương. Quy trình thực hiện áp
dụng được áp dụng dựa vào kinh nghiệm của bà con nên khơng cịn phù hợp trong
những năm gần đây.
Từ những căn cứ trên chúng tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của phân bón NPK
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lạc tại huyện Cam Lâm tỉnh
Khánh Hòa”.
2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được lượng phân bón NPK phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao đối với
một số giống Lạc trồng tại Cam Lâm, Khánh Hòa.
b. Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định được ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến một số chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển và năng suất một số giống Lạc tại huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa - Xác
định được cơng thức bón phù hợp nhất cho từng giống trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của lượng phân bón được nghiên cứu.
- Xác định được loại giống phù hợp cho địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học
- Làm rõ những ảnh hưởng và tác động của liều lượng phân NPK đến sinh trưởng, phát

triển, năng suất của một số giống lạc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Khẳng định việc sử dụng phân bón hợp lý trong nâng cao năng suất, chất lượng
nông sản.
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm căn cứ để xây dựng liều lượng phân bón hợp lý cho cây lạc trên địa bàn
huyện Cam Lâm nói chung và tồn tỉnh Khánh Hịa nói riêng.
.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Mối quan hệ giữa đất – cây trồng – phân bón
Q trình hình thành đất khơng thể thiếu yếu tố sinh học, mà vai trị của thực
vật đã đóng góp khơng nhỏ. Ban đầu trong q trình sinh trưởng, phát triển các lồi
thực vật hút nước và chất khoáng từ mẫu chất (sản phẩm trung gian giữa đá mẹ và
đất), kết hợp quá trình quang hợp để tạo thành các chất hữu cơ trong cơ thể thực
vật. Đất là môi trường sống của cây, sự sống của bề mặt trái đất ảnh hưởng trực tiếp
đến tính chất lớp đất mặt. Lớp đất mặt trái đất là nguồn cung cấp thức ăn cho thực vật
và qua thực vật cho động vật và con người .
Khi nói đến phân bón là nói đến khả năng cung cấp bổ sung cho cây trồng hàm
lượng các loại kháng chất không thể thiếu cho sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của
cây. Phân bón giúp cho q trình thâm canh tăng năng suất đạt hiệu quả đồng thời còn
bổ xung hàm lưỡng dinh dưỡng cho đất, nâng cao độ phì nhiêu.
Phân bón là để bù đắp lượng dinh dưỡng khống cho đất giúp cây trồng hút
được nhiều chất dinh dưỡng hơn, phát triển tốt hơn, bộ rễ cây trồng ăn sâu hơn, các
chất dinh dưỡng từ tầng sâu được huy động nhiều hơn, sinh khối và sinh khối rễ
được tạo thành nhiều hơn cải tạo đất, phân bón có chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh
dưỡng vô cơ, trung lượng, vi lượng, đất hiếm, axit amin đa lượng, vitamin, axit humic,
vi sinh vật có ích, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất điều hịa sinh
trưởng thực vật, có một hoặc nhiều chất giữ ẩm, chất phụ gia...

Cây trồng: Nhờ lá và miền lông hút được cấu tạo ở đầu của bộ rễ thực hiện chức
năng hút các chất dinh dưỡng, nước, và khoáng cung cấp cho cây trồng để duy trì hoạt
động sống. Bộ rễ thực hiện chức năng chính trong q trình hút nước và dinh dưỡng,
nhờ sự phân nhánh rộng nên tổng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ
hút các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng để cung cấp cho hoạt động sống
của cây.
Các bộ phận khác trên mặt đất như lá, vỏ cây có khả năng hấp thu trực tiếp các
chất dinh dưỡng. Ở lá các khí khổng thực hiện chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng
phun qua lá, thường phân bổ ở cả hai mặt hay mặt trên nhiều hơn mặt dưới như cây lúa
mì, lúa ..v..v. trên cây ăn quả thì khí khổng thường tập trung nhiều ở mặt dưới của lá.


1.1.2. Gía trị của cây lạc
1.1.2.1. Vai trị của cây lạc đối với đời sống con người
Lạc hay Đậu phộng, đậu phụng có danh pháp khoa học: Arachis hypogaea, là
một lồi cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Cây lạc có
thể đạt chiều cao từ 30 – 50 cm. Được trồng ở hơn 100 đất nước trên thế giới, có diện
tích khoảng 23 triệu ha.
Tồn bộ cây lạc có giá trị sử dụng. Lạc được dùng làm thực phẩm cho con người,
sản phẩm chính là hạt lạc chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt lạc có chứa đầy đủ các chất vơ
cơ và hữu cơ. Các chất này có thể chia thành những nhóm sau: protein, lipit, gluxit,
photphatit, glucozit, hydrocacbua, các axitamin, chất sáp, các andehyt, xeton, các chất
vơ cơ, chất có màu [9] .
Hàm lượng protein trong hạt lạc khá cao, đạt từ 20 - 37,5% [22], hàm lượng lipit
chiếm tỷ lệ lớn nhất, trung bình từ 45 - 51% [22]. Dầu lạc là một loại lipit dễ tiêu gồm
80% axit béo không no, 20% axit béo no có thể lọc kĩ làm dầu ăn. Có tổng cộng 13
loại axit amin có trong protein lạc cung cấp cho hoạt động sống của con người và
động vật. Trong đó có 8 axit amin khơng thay thế [14]. Trong cây họ đậu thì lạ là nột
trong những cây giàu vitamin nhóm B (trừ B12), A, E và K, lượng protein, lipit,
vitamin trong hạt lạc khá cao, hạt lạc cung cấp bổ sung các chất quan trọng như đạm,

chất béo và một số chất có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Lạc cịn có tác dụng
nâng cao sức khỏe và chống lão hóa.
Lạc cịn cung cấp lượng phụ phẩm phục vụ cho chăn nuôi như thân lá và vỏ
lụa, ngồi ra cịn lượng dầu lạc rất có giá trị trong thực phẩm của con người. Trong
dầu lạc chứa 24,3% gluxit, 4,4% xenlulo, 50,8% protein, 7,0% lipit. Thân lá cây lạc có
chứa 1,84% lipit, 46,95% gluxit, 11,75% protein[3]. Cám vỏ lạc chứa 2,6% lipit tổng
số; 1,8% lipit dễ tiêu; 18,5% gluxit tổng số và 7,2%, 4,2% protein tổng số; 2,9%
protein dễ tiêu gluxit dễ tiêu, dùng làm chất đốt, ván ép và thức ăn rất tốt [12].
Hàm lượng lạc được chế biến với mục đích như làm dầu ăn chiếm 80%; chế
biến thành các sản phẩm như bánh, mứt, kẹo ..v..v..chiếm 12%; dùng trong chăn nuôi
gia súc gia cầm chiếm 6% và 1% xuất khẩu, tính bình quân trên thế giới.


1.1.2.2. Vai trị của cây lạc đối vơí nền kinh tế
Lạc đang đem lại kim ngạch cho nhiều nước trên thế giới, sản phẩm dầu lạc hay
dầu thực vật được thay thế cho dầu động vật ngày càng được ưa chuộng, dầu lạc là sản
phẩm trong 600 sản phẩm được chế biến từ lạc và cây lạc. Hiện nay trên thế giới các
nước thuộc khu vực Châu Âu có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm từ lạc lớn nhất. Ở
Nigieria, lạc và các sản phẩm chế biến từ lạc chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu, tuy
nhiên nước này mới chỉ đem bán 15% sản lượng hàng năm.
Hiện nay trên thế giới có 100 nước trồng lạc. Ở Xenegan, giá trị từ lạc chiếm
80% giá trị xuất khẩu, chiếm 1/2 thu nhập [22].
Việt nam vào những năm thế kỉ XX, lạc là mặt hàng nông sản chủ lực, lượng
xuất khẩu lớn đạt kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD. Khối lượng lạc xuất khẩu chỉ
đứng sau cà phê, cao su và lúa. Nhưng những năm gần đây lượng lạc xuất đi đứng sau
điều, tiêu và chè. Bình quân chúng ta xuất khẩu khoảng 70.000 – 80.000 tấn lạc nhân
hàng năm qua các nước như Pháp, Italia, Đức..v.v. đem lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn,
phần lớn lượng lạc được đem xuất khẩu có năm đạt khoảng 70 % sản lượng, và đứng
thứ 5 trong 10 nước có sản lượng lạc xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Lượng lạc được xuất khẩu chiếm khoảng 15 % nông sản ở nước ta. Nhưng vào

những năm gần đây đã giảm đáng năm 1999 một số nước nhập khẩu lạc nước ta đã
chuyển sang nhập khẩu lạc của Trung Quốc, do chất lượng lạc của ta chưa đáp ứng được
tiêu chuẩn về một số mặt đối với mặt hàng xuất khẩu. Năm 2002, lượng lạc xuất khẩu
được trên 100.000 tấn nhưng đến năm 2006 đã giảm tới 7 lần. Gía lạc của nước ta cũng
bằng 80% giá lạc của Ấn Độ, 85% giá lạc Trung Quốc[22].
1.1.2.3. Vai trò của cây lạc đối với cải tạo đất và luân canh, xen canh cây trồng
Lạc là một trong những loại cây trồng có tác dụng lớn trong việc cải tạo và bồi
dưỡng đât, có vị trí qua trọng trong chế độ luân canh với nhiều loại cây trồng, cũng
như chống sói mịn và phủ xanh đất trống đồi trọc. Do qua trình chuyển hóa nitơ phân
tử trong khơng khí thành đạm (khả năng cố định đạm) qua hoạt động sống của các vi
sinh vật.
Cây lạc có khả năng cố định được 72 - 124 kg N/ha/năm. Một số nghiên cứu cho
thấy, lượng đạm cố định của cây lạc có thể đạt từ 70 - 110 kg N/ha/vụ. Sau khi thu hoạch


thì lượng đạm do cac vi khẩn hảo khí tăng lên mạnh mẽ, nếu lượng đạm cần thiết cho
việc canh tác 1 ha lúa khoảng 180 - 240 kg N/năm thì hệ thống cố định nitơ cộng sinh ở
một số cây bộ đậu hồn tồn có thể đáp ứng đủ [7].
Có ưu việt trong khả năng cố định đạm cải tạo đất trồng, chống sói mịn nên lạc
thường được bố trí trong luân canh, xen canh cùng với các cây trồng trong họ hòa thảo
như lúa... Sau một năm luân canh lạc – lúa thì đất được cải thiện hơn, PH tăng, các
chất hữu cơ cao, lượng NPK dễ tiêu cao, hỗ trợ tăng năng suất cây trồng và giảm cỏ
dại.
Trong quá trình cố định đạm thì mỗi một nốt sần vừa là chỗ chú ngụ vừa là nơi
cung cấp năng lượng cho quá trình cố định đạm của các vi khuẩn, và nhận lại lượng
đạm từ quá trình cố định nito tự do cung cấp cho các bộ phận của cây. Việc cố định
nitơ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) và cây bộ đậu trong quá trình cố
định nito sinh học là quá trình quan trọng nhất, ước tính mỗi năm đạt trên 80 triệu tấn
tương đương với lượng phân đạm vô cơ được sản xuất trên tồn thế giới năm 1990.
Lạc có thể xen với các loại cây trồng khác như với ngô, dâu tằm, sắn, lúa cạn,

đậu đỗ, mía, cây ăn quả (cam, quýt), dừa, cao su, cà phê, chè, điều…[8]. Việc trồng lạc
trong nghiên cứu và thực tế đều cho thấy là hạn chế đáng kể được lượng cỏ dại. Trên
đất trồng chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản trồng xen lạc (Phú Hộ) làm tăng ẩm độ đất
2%, năng suất lạc đạt 500 - 600 kg/ha (Nguyễn Thị Dần, 1991) [8]. Năm 2010 Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận “Quy trình canh tác sắn bền vững
cho các tỉnh phía Bắc” là tiến bộ kỹ thuật. Trồng xen các cây họ đậu nói chung và cây
lạc nói riêng với sắn là một biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững, vừa tăng hiệu
quả kinh tế, vừa duy trì và cải thiện độ phì của đất, chống xói mịn.
1.1.3. Vai trò của các nguyên tố đối với cây lạc.
1.1.3.1. Vai trò sinh lý của nitơ (N) và nhu cầu dinh dưỡng khoáng N ở cây lạc
Mỗi nguyên tố hay mỗi chất đều có những vai trị nhất định đối với hoạt động
sống của cây lạc: N cấu thành các hợp chất có N khác và protein trong các bộ phận
non của cây, N có mặt trong các enzim quan trọng trong các hoạt động sống của cây.
Đạm là hợp chất không thể thiếu trong protein ở hạt. Ở thời kỳ sinh trưởng dinh


dưỡng, Nitơ tập trung ở các mô phân sinh đang hoạt động, các bộ phận non của cây, ở
các bộ phận sống của tế bào. N tập trụng ở hạt khi chín.
Cây lạc được cung cấp lượng đám đáng kể từ các nốt sần (50 – 70% ) do khả
năng cố định đạm trong đất, ngoài ra bộ rễ cũng đóng vai trị lớn trong việc hấp thu từ
đât, bộ lá cũng có khả năng hấp thụ dược N trong khơng khí.
Vì vậy, thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá vàng , cây cịi cọc, tích lũy chất khơ
giảm, nhất là thời kỳ thiếu N ở thời kỳ sinh trưởng cuối. Thời kỳ ra hoa – làm quả và
hạt là thời kì mà lạc hấp thu nhiều đạm nhất. Lượng N lạc hấp thu rất lớn, cứ 50 – 75
kg đạm mới đạt được 1 tấn lạc khô quả cần sử dụng. Thời kỳ này chiếm 25% thời gian
sinh trưởng của lạc và hấp thu tới 40 – 45% lượng đạm của cả chu kỳ sinh trưởng.
1.1.3.2. Vai trò sinh lý của phốtpho (P) và nhu cầu dinh dưỡng ở cây lạc
Phốtpho có vai trị chính trong q trình trao đổi năng lượng và protein, cố định
N và sự tổng hợp lipit trong thời kì quả chin. Ngồi ra cịn kích thích rễ phát triển, cần
thiết cho sự phát triển mơ phân sinh hoa quả hạt, nên khi bón phan đầy đủ cịn kéo dài

thời kì ra hoa, tang tỉ lệ hoa hữu hiệu. Trong quá trình cố định đạm thì ngun tố P là
thành phần khơng thể thiếu của aminoaxit, và ATP, chuyển năng lượng cho hoạt động
cố định ở hạt khi chin, Phốtpho nằm trong các enzim xúc tiến tổng hợp lipit. Trong
thời kì này 50% lượng Phốtpho của cây tập trung ở hạt, khi bón đầy đủ lượng Photpho
thì lượng dầu trong cây tang lên đáng kể.
1.1.3.3. Vai trò sinh lý của kali (K) và nhu cầu dinh dưỡng kali ở cây lạc
Kali trong cây tồn tại dưới dạng muối vơ cơ hịa tan và muối của axit hữu cơ
trong tế bào vì vậy nên hỗ trợ q trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất
dinh dưỡng để tạo năng suất và chất lượng nông sản. Kali khơng trực tiếp đóng vai trị
là thành phần cấu tạo các bộ phận của cây, nhưng đóng vai trị làm chất điều chỉnh xúc
tác trong hoạt động của các enzim. Vai trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến quang
hợp và sự phát triển của quả, ngoài ra còn khả năng chống chịu cho cây trồng trước
các điều kiện thời tiết bất lợi như rét, hạn , úng, sâu bệnh, tăng cường mơ cơ giới, tăng
tính chống đổ của cây.
Cây hấp thụ kali tương đối sớm, 60% lượng kali của cây được hấp thụ trong thời
kỳ ra hoa – làm quả, kali thường tập trung chủ yếu ở các bộ phận non như lá non, chồi


non, nơi đang có hoạt động quang hợp mạnh. Khi chin nhu cầu kali ít và khơng đáng
kể khoảng 5-7%.
Thiếu kali
+ Lá cây chuyển thành màu xanh nhạt, lá bị khơ bắt đầ từ mép lá và lan rộng ra
tồn bộ lá, sau đó lá bị khơ cháy, than cây chuyển thành màu đỏ sẩm.
+ Các q trình sinh hóa, trao đổi chất của cây trồng bị chậm lại, cây bị lùn, khả
năng quan hợp và hấp thụ N giảm, tỷ lệ quả 1 hạt tăng, khối lượng hạt lạc giảm, năng
suất chất lượng giảm đi rõ rệt. Trong môi trường giàu kali lạc có khả năng hấp thụ lớn
có thể quá mức cần thiết.
1.1.3.4. Bón phân cân đối hợp lý
- Bón phân cân đối: Là việc cung cấp đầy đủ số lượng và tỷ lệ thích hợp các
nguyên tố trong phân bón cho từng giống cây trồng, từng loại đất từng vùng sinh thái

nhất định để có năng suất cao nhất .
+ Bón phân cân đối là đảm bảo cân đối giữa các nguyên tố đa lượng, trung lượng
và vi lượng cân đối giữa hàm lượng hữu cơ vô cơ cho từng loại cây trồng. Tránh việc
sử dụng thừa hay thiếu để ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Các nguyên tố dinh dưỡng ảnh hưởng qua lại và tác động trực tiếp lên cây trồng
Đối với mỗi loại cây trồng có các mức tỷ lệ khác nhau trong cân đối các yếu tố dinh
dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng khác nhau ở loại đất khác nhau, và thay đổi tùy thuộc
vào lượng phân bón được sử dụng.
Bón phân khơng cân đối khơng những gây lãng phí, khơng phát huy được tác
dụng tốt của các loại phân mà cịn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng
suất phẩm chất, chất lượng cây trồng và đối với mơi trường.
- Bón phân cân đối, hợp lý là bón đủ lượng, đúng thời điểm, đúng cách, đúng
thời tiết. Tỉ lệ các chất dưỡng chất cân đối, đảm bảo cho cây trồng phát triển khỏe
mạnh. Liều lượng và tỉ lệ phân bón phụ thuộc vào từng loại phân, điều kiện thổ
nhưỡng, thời tiết và nhu cầu của cây trồng.
Bón phân cân đối, hợp lý là đảm bảo bốn đúng: đúng loại phân, đúng liều lượng,
đúng tỷ lệ, đúng thời kỳ .
* Tác dụng của bón phân cân đối hợp lý
Có nhiều ý kiến khác nhay về phân bón và cách bón phân cho cây trồng. Bên


cạnh những ý kiến cho rằng phân bón có ảnh hưởng tích cực đến cây trồng, thì cũng
khơng ít ý kiến cho rằng phân bón là hóa chất ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát
triển cây trồng cũng như môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, ý kiến này chỉ đúng khi sử dụng liều lượng quá cao làm chất đất
“mặn” hoặc thiếu làm mất cân đối giữa các loại phân. Nhưng khi biết sử dụng phân
bón một cách cân đối, hợp lý sẽ tăng năng suất và chất lượng nông sản và khơng hủy
hoại mơi trường sinh thái.
- Việc bón phân cân đối, hợp lý có tác dụng:
- Ổn định độ phì nhiêu của đất, chống rửa trơi, xói mịn.

- Khi bón phân cân đối và hợp lý cây trồng có thể phát huy hết tiềm năng năng suất sẵn
có dẫn đến tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất:
-Tăng hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc, đường trong mía, vitamin trong rau
quả, giảm tích lũy nitrat trong rau, làm hình dáng và chất lượng nơng sản phẩm sẽ cao
hơn.
- Bảo vệ nguồn nước, đất, hạn chế chất thải độc hại gây ơ nhiễm mơi trường.
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, chịu được hạn, và là cây cơng nghiệp
đóng vai trị quan trọng trong ngành ép dầu. Nhu cầu sử dụng lạc ngày càng tăng đã và
đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở
rộng, khoảng 90% diện tích trồng lạc ở lục địa Á Phi, châu Á 60% và châu Phi 30%.
Theo FAO năm 2010 lạc được trồng ở hơn 100 nước trên thế giới với diện tích
đạt khoảng 25 triệu ha sản lưởng lạc vỏ đạt 38 triệu tấn.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới từ 2004-2013
Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2004

22,73

14,71

33,45


2005

25,22

14,47

36,49

2006

21,67

15,60

33,80

2007

23,39

14,09

34,86

2008

24,59

15,53


38,20

2009

23,74

15,35

36,44


2010

21,44

16,70

35,88

2011

24,74

16,40

40,57

2012


24,59

16,46

40,48

2013

25,45

17,78

45,23

Nguồn: FAOSTAT, tháng 9 năm 2015
Theo thống kê của FAO, từ năm 2000 đến nay diện tích, năng suất và sản lượng
lạc của thế giới có sự biến động do đa số các nước trên thế giới đã áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật, sử dụng giống lạc mới vào thực tiễn sản xuất nhưng áp dụng chưa đồng đều
nên sự chênh lệch năng suất lạc giữa các nước là khá lớn. Nguyên nhân là do các nước
đang phát triển chưa vận dụng được thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, các
giống lạc năng suất cịn ít. Hướng tới việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
tác chọn giống mới vào sản xuất ở các nước đang phát triển là cần thiết nhằm nâng cao
năng suất cũng như sản lượng lạc để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
Hiện nay theo nghiên cứu về tình hình sản xuất lạc trên thế giới cho thấy sản
lượng lạc hàng năm chủ yếu tập trung ở một số nước như: Trung Quốc, Ấn Độ,
Nigieria…
Trong đó, Ấn Độ là quốc gia có diện tích trồng lạc đứng đầu thế giới (khoảng 8 triệu
ha).
Trung Quốc là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về trồng lạc, diện tích chỉ đứng sau
Ấn Độ (3,7 – 5,1 triệu ha), năng suất lạc trung bình ở Trung Quốc cao và tăng nhanh

trong vài thập niên trở lại đây.
Hàn Quốc là một nước chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật trên cây lạc. Hiện nay trên những nơng trại lớn của Hàn Quốc có sử dụng giống
lạc mới và kỹ thuật tiến bộ, năng suất lạc đã đạt trên 6,0 tấn/ha.
Mỹ là nước có diện tích, năng suất lạc khá ổn định; năng suất trung bình đạt 29,6
tạ/ha, gấp 3 lần so với năng suất lạc của các nước khác. Khu vực Đông Nam Á, diện tích
trồng lạc khơng lớn, chỉ chiếm 12,61% về diện tích, 12,95% về sản lượng lạc của châu Á,
năng suất lạc bình quân đạt 11,7 tạ/ha.
Từ những kết quả trên cho thấy, tất cả các nước trên trồng lạc trên thế giới đã
thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc, điều đáng chú ý là
đã đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và
công nghệ


mới vào sản xuất góp phần tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cho nơng dân.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của cây lạc ở một số nước trên thế giới
Nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)


2012 2013

2014

2012

2013

2014

2012

2013

2014

Trung Quốc

4,72

4,65

4,52

35,72

36,52

34,9


16,85

17,02

15,78

Ấn Độ

4,77

5,52

5,20

9,82

18,00

12,61

4,7

9,47

6,57

Nigeria

2,66


2,73

2,77

12,46

9,06

12,31

3,31

2,47

3,41

Indonesia

0,55

0,52

0,50

22,35

22,00

22,04


1,25

1,14

1,10

Mỹ

0,42

0,64

0,54

47,2

44,85

44,07

3,06

1,89

2,36

Xudan

1,69


1,61

2,16

6,9

6,3

8,39

1,18

1,03

1,76

Cameroon

0,42

0,46

0,44

15,00

13,72

13,96


0,63

0,66

0,61

Việt Nam

0,22

0,22

0,21

21,36

22,76

21,78

0,47

0,49

0,45

(Nguồn: FAO, 2015)
Từ bảng trên cho thấy, lạc chủ yếu được trồng tập trung ở Châu Á, Châu Phi và
Châu Mỹ. Tính hết năm 2014, diện tích lạc trên thế giới có khoảng 25,41 triệu ha.
Trong đó quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn Độ 5,20 triệu ha, tiếp theo là Trung

Quốc 4,52 triệu ha, Nigeria 2,77 triệu ha và Sudan 2,16 triệu ha.
Năng suất lạc của các nước trên thế giới có sự biến động và chênh lệch qua các
năm. Nước có năng suất lớn nhất là Trung Quốc 36,5 tạ/ha. Ấn Độ là nước có diện tích
trồng lớn nhất nhưng năng suất lại khơng cao.
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Theo Vũ Đình Chính và Nguyễn Thị Thanh Hải (2011), cây lạc là một loại cây
công nghiệp quan trọng hàng đầu, đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong hệ thống
nơng nghiệp Việt Nam, nơi có khí hậu khá biến động và canh tác đặc biệt khó khăn
[5]. Vì vậy lạc được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh trong cả nước từ Bắc vào Nam,
từ đồng bằng trung du Bắc Bộ, Trung Bộ cho đến miền Đông Nam Bộ.
Theo Nguyễn Thị Chinh (2006), sản xuất lạc được phân bố trên tất cả các vùng
sinh thái của Việt Nam, diện tích lạc chiếm khoảng 28 % tổng diện tích gieo trồng các
cây công nghiệp ngắn ngày [4].


Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam trong những năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

2004


263,7

17,8

469,0

2005

269,6

18,1

489,3

2006

246,7

18,7

462,5

2007

254,5

20,0

510,0


2008

255,3

20,8

530,2

2009

245,0

20,9

510,9

2010

231,4

21,1

487,2

2011

223,8

20,9


468,7

2012

220,5

21,3

470,6

2013

216,3

22,8

491,8

Sơ bộ 2014

209,0

21,7

445,5

Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê tháng 9- 2015)
Qua bảng 1.3 cho thấy diện tích và năng suất lạc của Việt Nam trong những

năm từ 2005 đến 2014 thay đổi khơng nhiều có xu hướng giảm. Diện tích lớn nhất vào
năm 2005 nhưng đến các năm sau có xu hướng giảm, năm 2005 là 269.6 nghìn ha sang
đến năm 2014 cịn 209 nghìn ha. Ngun nhân giảm diện tích là do q trình đơ thị
hóa diễn ra mạnh và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong đất nông nghiệp.
Tuy Việt Nam chưa phải là nước có năng suất lạc cao trong số các nước trồng
lạc trên thế giới, nhưng năng suất lạc của nước ta luôn bằng và cao hơn năng suất
trung bình của tồn thế giới. Trong những năm gần đây do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
trong sản xuất nên năng suất lạc không ngừng được tăng lên. Từ chỗ năng suất lạc
trung bình của cả nước chỉ đạt 14,51 tạ/ha, sản lượng 355,3 nghìn tấn năm 2000 nhưng
đến năm 2011 năng suất đã tăng lên 21,06 tạ/ha, sản lượng đạt 468,7 nghìn tấn.
Có được kết quả trên đều là nhờ đã chọn và nhập nội những giống lạc mới có
năng suất cao, khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh khá đang
dần thay thế các giống địa phương có năng suất thấp. Mặt khác, việc áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới kết hợp với thâm canh cao đã góp phần đáng kể trong việc


tăng suất lạc trong những năm gần đây.
Hiện nay, lạc đang được trồng hầu hết ở các tỉnh thành và được phân thành 8
vùng chính.
Ở Việt Nam cây lạc được trồng ở khắp các vùng: Đông bắc, Bắc Trung bộ,
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.... lạc là cây trồng xuất khẩu quan trọng. Diện tích trồng
lạc chiếm 40% tổng diện tích các cây cơng nghiệp ngắn ngày. Ở các tỉnh phía Bắc có
xu hướng tăng cịn các tỉnh phía Nam có xu hướng giảm do cây ăn quả và cây cà phê
phát triển ồ ạt. Phía Bắc diện tích trồng lạc hàng năm khoảng 160 nghìn ha, năng suất
trung bình : 15-17 tạ/ha, riêng Trung du và miền núi phía Bắc thì lạc chủ yếu được
trồng trên vùng đất bị hạn và bán khô hạn (vùng nước trời), chiếm 70-80%. Phú Thọ
và Bắc Giang là 2 tỉnh nằm trong vùng này, có diện tích trồng lạc lớn, ở đây cây lạc
đang được quan tâm phát triển. Cây lạc có vai trị quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp không chỉ là cây hàng hóa mang lại lợi ích trước mắt, mà cịn là cây trồng chủ
lực trong cơ cấu luân canh cải tạo đất bạc màu, mang lại hiệu quả lâu dài, để đảm bảo

cho sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Diện tích gieo trồng cây lạc của nước ta khơng đều, giữa các vùng có sự khác
biệt lớn, thêm vào đó là do điều kiện khí hậu thời tiết giữa các vùng: vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng năng suất khá cao, vùng trung
du và miền núi phía Bắc, Tây Ngun có năng suất thấp.
Do đặc thù về vị trí địa lý và điều kiện khí hậu nên việc nghiên cứu sử dụng
hợp lý các nguồn gen lạc cũng như các biện pháp kỹ thuật là cần thiết.
Ở miền nam Việt Nam chủ yếu trồng các giống địa phương do nông dân chọn
lọc và để giống. Sản xuất chủ yếu gồm các giống: Lì, Giấy, Mỏ Két, Nù, Rằng,…. các
giống này thuộc dạng cây đứng, kiểu spanish, Các giống địa phương có thời gian sinh
trưởng ngắn, khoảng 90 ngày.
Phía Bắc có một số giống lạc phổ biến như: Lạc đỏ Bắc Giang, Nụ Tuyên
Quang, Chay Nam Định, 4 tháng Thanh Hóa, 3 tháng Tây Sơn; Miền Trung và Miền
Nam có Sen Nghệ An, Chùm Cam Lộ, Giấy Thừa Thiên, Đỏ Đồng Nai, Dù Tây
Nguyên....


Sản xuất lạc của Bộ NN & PTNT định hình là mức 450 nghìn ha vào năm 2020.
Hai vùng sản xuất Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía bắc là hai vùng sản xuất
lạc hành hóa xuất khẩu lớn của cả nước.
Ở nước ta cây lạc là một trong những cây có sản lượng xuất khẩu cao là một
trong 10 cấy trồng chính được xuất khẩu. Đứng thứ 2 (sau lúa) trong các cây trồng
hàng năm, và thứ 5 trong 25 nước trồng lạc xuất khẩu Châu Á. Theo FAO, 5 năm gần
đây Việt Nam sản xuất 400 - 450 tấn, xuất khẩu từ 50 - 105 tấn thu về 30 - 50 triệu
USD.
Dù vậy nhưng lượng lạc xuất ra của nước ta đang giảm do năng suất, chất lượng
và sản lượng lạc của nước ta có tăng nhưng so với các nước đứng đầu vẫn còn ở mức
thấp. Trong những năm tới cây lạc vân chiếm một vị trí quan trọng trong cớ cấu cây
trồng do những đặc tính ưu việt về thâm canh, và thích nghi tốt đối với những loại đất
nghèo dinh dưỡng, đất cằn, những vùng tưới tiêu gặp khó khăn.

Bảng 1.4. Diện tích của các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 ha)
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

36,5

37,6

33,0

34,7

34,5

31,3

20,2


39,3

42,8

41,6

44,2

50,5

50,4

50,2

BTB và DH miền Trung

111,3

116,0

107,1

111,2

107,3

108,2

102,3


Đông Nam Bộ

38,4

34,8

29,9

29,8

29,6

29,1

20,5

ĐB sông Cửu Long

12,9

13,9

12,0

13,6

13,9

12,5


11,3

Tây Nguyên

25,3

24,5

23,1

21,0

19,5

17,7

16,7

Vùng
Đồng bằng sơng Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc

Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2015
Dù năng suất và sản lượng lạc của nước ta qua các năm có tang lên nhưng so với
các nước trên thế giới vẫn còn hạn chế. Lạc là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và có
thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện đất ngèo dinh dưỡng nên đang được nâng
cao về diện tích cũng như chất lượng giống để đáp ứng được nhu cầu cuả thị trường.



Bảng 1.5. Sản lượng của các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 tấn)
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

79,9

79,7

73,7

78,0

82,4

72,8


72,8

62,3

64,0

60,1

70,2

85,3

86,3

90,5

BTB và DH miền Trung

183,8

186,0

184,8

204,0

204,0

210,4


202,0

Đông Nam Bộ

91,5

85,5

75,0

82,0

84,2

83,8

51,6

ĐB sông Cửu Long

34,2

40,4

35,8

42,9

43,4


41,4

39,5

Tây Nguyên

17,3

33,8

33,1

32,9

30,9

30,4

29,3

Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc

Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2015
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu về giống lạc trên thế giới
Giống là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao năng suất,

chất lượng và sản lượng lạc. Do đó từ nhiều năm qua, các Quốc gia, các nhà khoa học
trên thế giới đã đặc biệt quan tâm đến chương trình chọn tạo giống lạc phục vụ sản
xuất.
ICRISAT đã chọn được nhiều giống lạc mới có năng suất cao như: ICGV - SM
83005, ICGV88438, ICGV89214, ICGV91098 và các giống lạc chín sớm ICGV
86105, ICGS (E) 52, ICGV 86062....
Ở Trung Quốc, công tác nghiên cứu về việc chọn tạo giống lạc được tiến hành
từ rất sớm, việc cải tiến giống đã đóng góp một phần rất lớn cho việc tăng sản lượng
lạc. Bằng các phương pháp chọn tạo giống khác nhau như: đột biến sau khi lai, đọt
biến trực tiếp, lai đơn, lai kết hợp, hơn 200 giống có năng suất cao đã được phát triển
và phổ biến cho sản xuất từ những năm cuối của thập kỷ 50 của thế kỷ 20. Kết quả ghi
nhận là các giống lạc được trồng ở tất cả các vùng đạt tới 5,46 triệu ha. Trong số đó
những giống có năng suất cao là Haihua1, Xuzhou 68-4, Hua 37, Luhua 9,11,14 và
8130, tiềm năng năng suất của mỗi giống tới 7,5 tấn/ha.
Các giống lạc có chất lượng hạt tốt bao gồm: Baisha 1016, Hua 11, Hua 17,


Luhua 10 và 8130 đã sản xuất chủ yếu để xuất khẩu. Một số giống kháng cao với bệnh
héo xanh vi khuẩn và bệnh gỉ sắt như giống: Luhua 3, Zhonghua 2, Zhonghua 4,
Yueyou 256 đã được sử dụng rộng rãi ở các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, nhờ đó
mà năng suất lạc ln được giữ ổn định . Trong những năm 2003 và 2004, Trung Quốc
đã công nhận 17 giống lạc mới, trong đó điển hình là các giống Yueyou 13, Yueyou 29,
Yueyou 40, 01-2101, Yuznza 9614, 99-1507, R1549 có năng suất trung bình là 4670 tạ/ha (ICRISAT, 2005)
Ở Mỹ, các nhà khoa học không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ cấu giống và đã tạo
được nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh phục
vụ sản xuất, giống F2 VA93B, VGP9.
Giống VGS1 và VGS2 đều là 2 giống có năng suất cao được trồng nhiều ở
Florida. Giống Andru 93 là giống có năng suất cao, hàm lượng dầu là 50,7%, giống
NC12C có khả năng kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn, năng suất cao từ
30-50 tạ/ha được trồng phổ biến ở Georgia, Florida và Alabam giống Tarmun 96, năng

suất cao và có khả năng kháng bệnh thối quả và một số bệnh do virus khác.
Australia đã thu thập được 12.160 lượt mẫu giống từ nhiều nước trên thế giới như
châu phi, Trung Quốc, Bắc Mỹ, châu á, châu âu, châu đại Dương. Hầu hết các mẫu giống
đều thuộc 2 kiểu phân cành liên tục và xen kẽ. Theo FAO (2007)
1.3.1.2. Kết quả nghiên cứu phân bón cho cây lạc trên thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu phân bón bao gồm cả liều lượng, kỹ thuật bón
phân ở các điều kiện đất đai khác nhau cũng đã được tiến hành. Điều này đã góp phần
trong việc nâng cao năng suất, sản lượng lạc của các nước trên thế giới.
- Một số nghiên cứu về liều lượng đạm bón
Cây lạc cần một lượng đạm lớn để sinh trưởng, phát triển, và tạo năng suất,
lượng N này chủ yếu được lấy từ quá trình cố định N sinh học ở nốt sần. Theo William
(1979) [22], trong điều kiện tối ưu cây lạc có thể cố định được 200 – 260 kg N/ha, nên
chỉ cần bón một lượng N nhất định cho cây lạc.
Kết quả của hơn 200 cuộc thử nghiệm và nghiên cứu trên các loại đất khác nhau
ở Ấn Độ đã chỉ ra rằng, khi sử dụng 20 kg N/ha lạc không làm tăng năng suất quả
(MannH.S 1965) [17] (Tripathi H.P and Moolani M.K, 1971) [21]. Tuy nhiên, khi tăng


hàm lượng đạm lên 40 kg N/ha trong điều kiện ẩm độ đất tối ưu thì đem lại kết quả
(Choudary W.S.K 1997) [13], (Jayyadvan R and Sreendharan C) [14].
Theo nghiên cứu Reddy và cộng sự (1988) [20], lượng phân bón là 20 kg N trên
đất limon cát có thể đạt năng suất 3,3 tấn quả/ha.
- Những nghiên cứu bón lân cho lạc:
Tại Senegan phân lân bón cho lạc có hiệu lực trên nhiều loại đất khác nhau bón
với lượng 12 -14 kg P2O5/ha làm tăng năng suất quả lên 10 -15% so với khơng bón.
Phân lân khơng có hiệu quả chỉ khi hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đạt > 155 ppm.
Ở Trung Quốc thường bón supe phốt phát và canxi phốt phát. Loại phân này bón
trên đất trồng lạc có độ phì nhiêu trung bình, mang tính kiềm thì sẽ đạt năng suất cao.
Phân lân super phốt phát có hàm lượng nguyên chất là 18%, phân giải nhanh. Phân
canxi phốt phát phân giải chậm phù hợp với đất trồng lạc có độ phì nhiêu trung bình,

đất chua ( Ngô Thế Dân và cộng sự, 2000) [7].
- Nghiên cứu về bón phân kali.
Suba Rao (1980) cho biết ở đất cát của Ấn Độ với tỷ lệ K:Ca:Mg là 4:2:0 là tốt
nhất. Theo Reddy (1988) [7] trên đất limon cát vùng Tyrupaty trồng lạc trong điều kiện
phụ thuộc vào nước trời, năng suất tăng khi bón với liều lượng 66 kg K 2O/ha. Mức
bón để có năng suất tối đa là 85 kg K 2O/ha và mức bón có hiệu quả nhất là 59,9 kg
K2O/ha.
Bón Kali cho đất có độ phì từ trung bình đến giàu đã làm tăng khả năng hấp thụ
N và P của cây lạc. Theo Ngô Thế Dân và cộng sự, 2000 [7] bón 25 kg K /ha cho lạc
đã làm tăng năng suất lên 12,7% so với khơng bón.
- Bón phân cân đối NPK.
Có thể thấy rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng riêng rẽ trong từng yếu tố phân
bón cho cây lạc. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy bón phân cân đối mang
lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều nước cho nhiều loại cây trồng nói chung và cây lạc nói
riêng. Theo kỷ thuật này, việc bón N-P-K kết hợp làm tăng hấp thụ đạm của cây lên
77,33% lân 3,57%, so với việc bón riêng rẽ, tỷ lệ bón thích hợp nhất là 1:1,5:2 để thu
được 100 kg quả lạc cần 5 kg N; 2 kg P 2O5; 2,5 kg K2O cho một ha (Duan shufen
1998) [13].


×