Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đề cương bài giảng Tiếng Việt thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 91 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>


<b>BỌ MÔN NGÔN NGỮ </b>


<b>ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG </b>



<b>TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH </b>


<b>MÃ HỌC PHẦN: VIU 121N </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1
<b>Chương 1 </b>


<b>RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VỀ CHÍNH ÂM, CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU </b>


<b>1.1. Rèn kĩ năng về chính âm, chính tả </b>
<b>1.1.1. Rèn kĩ năng về chính âm </b>


<b>1.1.1.1. Một số quan điểm về chính âm tiếng Việt </b>


Hiểu theo nghĩa hẹp, chính âm là cách phát âm phù hợp với chuẩn phát âm đã được thừa
nhận trong một ngôn ngữ, là hệ thống các chuẩn mực phát âm của ngơn ngữ đó.


Theo quan điểm của Nguyễn Lân (Tạp chí Văn Sử Địa - số 19, năm 1956): Tiếng Việt
phải lấy thanh điệu vùng đồng bằng Bắc Bộ làm chuẩn. Hệ thống phụ âm cuối lấy vùng đồng
bằng Bắc Bộ làm chuẩn. Trong hệ thống âm đầu, ba phụ âm quặt lưỡi phải phát âm giống
Trung Bộ, đồng thời phải giữ sự phân biệt giữa d và gi theo cách phát âm của Hà Tĩnh và
Quảng Bình.


Hồng Giao trong bài viết Vài ý kiến về tiếng Việt hiện thời (1957) chủ trương lấy âm Hà
Nội làm cơ sở và hoàn toàn theo hệ thống này. Cụ thể là không phân biệt ba phụ âm quặt lưỡi


với các phụ âm không quặt lưỡi tương ứng. Như vậy, theo Hồng Giao, hệ thống âm đầu của
tiếng Việt chỉ có 15 âm vị.


Hồng Tuệ trong Giáo trình Việt ngữ, tập 1 cho rằng riêng về mặt ngữ âm tiếng Việt ở
Hà Nội chưa có giá trị cơ sở. Hệ thống ngữ âm của tiếng Việt phải có đủ ba âm uốn lưỡi chứ
khơng như Hà Nội chưa có ba âm này. Ơng cũng thống nhất với Nguyễn Lân ở quan điểm là
cần có sự khu biệt giữa d và gi. Theo ơng, tiếng Việt phải lấy vùng Vinh làm chuẩn khi phát
âm.


Hồng Phê (1961) trong báo cáo của mình về vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ đã đề nghị
nên lấy âm Hà Nội làm cơ sở, bổ sung thêm ba phụ âm quặt lưỡi, bỏ sự phân biệt giữa d và
<i>gi trong phát âm. </i>


Các tác giả Cù Đình Tú, Hồng Văn Thung và Nguyễn Ngun Trứ (1972) cũng cùng
một quan niệm với Hoàng Phê khi cho rằng hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn của tiếng Việt hiện
đại là hệ thống ngữ âm đã được cố định trên chữ viết với một sự điều chỉnh thích đáng cho
phù hợp với thực tế phát triển của tiếng Việt ngày nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2


giả là ở chỗ: thống nhất lấy phương ngữ Bắc làm phương ngữ cơ sở, trong đó lấy thổ âm của
người Hà Nội làm chuẩn nhưng được bổ sung bằng ưu điểm của các vùng phương ngữ khác.
Cụ thể là:


- Hệ thống thanh điệu gồm sáu thanh như trong thổ âm Hà Nội.


- Hệ thống phụ âm đầu được bổ sung thêm ba phụ âm quặt lưỡi có ở phương ngữ Trung
và coi sự phân biệt d/ gi chỉ có ở trên chữ viết chứ không phân biệt về thành phần âm vị, nghĩa
là trong hệ thống âm đầu tiếng Việt có hai con chữ d/ gi nhưng hai con chữ này chỉ dùng để
ghi một âm vị /z/.



- Hệ thống vần giống như giống như trên chữ viết.


Ở đây, có một điều quan trọng cần lưu ý là: chính âm trong tiếng Việt với nội dung cơ
bản như đã nói ở trên đã được nhân dân trên tồn quốc thừa nhận, nhưng nó lại khơng tồn tại
trong thực tế (mà chỉ tồn tại trong ý thức, trong đầu óc của đa số người nói tiếng Việt). Bên
cạnh đó, trong giới nghiên cứu tiếng Việt lại tồn tại quan niệm cho rằng <i>“không cần thống </i>
<i>nhất giọng nói”, cần phải tơn trọng màu sắc địa phương trong giọng nói. Vì vậy, cần có một </i>
quan niệm uyển chuyển và thực tế về vấn đề chính âm trong tiếng Việt, về hệ thống ngữ âm
chuẩn trong tiếng Việt.


Trong nhà trường, vấn đề chính âm ngồi tính chất khoa học, chính trị cịn có tính chất
nghiệp vụ. Hiện nay, hiện tượng phạm lỗi chính tả trong nhà trường và ngoài xã hội khá phổ
biến. Vì vậy, các kiến thức về ngữ âm có liên quan đến chính tả, trước hết là vấn đề chính âm
rất quan trọng. Nếu khơng nắm vững chính âm thì dễ viết sai chính tả, vì ảnh hưởng của lỗi
phát âm địa phương.


Những yêu cầu cụ thể của vấn đề chính âm là:
- Phát âm đúng (cả âm lẫn thanh).


- Chú ý phân biệt các dấu hỏi, ngã, nặng.


- Chú ý phân biệt các cặp phụ âm đầu: tr/ ch, s/ x, l/ n, v/ d; các cặp phụ âm cuối n/t, ng/ c...
- Chú ý phân biệt các vần: âu/ iu, ây/ ay, iêu/ ươu, iu/ ưu...


<b>1.1.1.2. Các bài tập luyện kĩ năng chính âm </b>


<i><b>a. Luyện phát âm đúng các phụ âm đầu </b></i>


* Luyện phát âm các phụ âm đầu d, gi, r


<i>- da dẻ, da diết, dành dụm, dan díu, dào dạt </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3


<i>- ra bộ, ra oai, ra rìa, rả rích, rã rượi, rõ ràng, rì rầm </i>


<i>- dao rựa, giẻ rách, gieo rắc, ranh giới, rau dưa, ruột già, rước dâu </i>
* Luyện phát âm các phụ âm đầu ch, tr


- cha con, chai lọ, chai sạn, chán chê, chán nản, chanh chua, chao chát, chân thực, chóng
<i>vánh, chung thủy </i>


<i>- tra cứu, kiểm tra, tra tấn, trao đổi, tranh chấp, trân trọng, trìu mến, trừu tượng </i>


<i>- trau chuốt, trôi chảy, trốn chạy, trực chiến, trượt chân, truân chuyên, trúc chẻ ngói tan </i>
* Luyện phát âm các phụ âm đầu b, v (dành cho SV dân tộc Mường)


<i>- ba bề bốn bên, bạc bẽo, bận rộn, biện bạch, bóng bảy, bung bét </i>
<i>- va chạm, và cơm, vạc dầu, viện cớ, vung vãi, vướng víu </i>


<i>- ba hồn bảy vía, bán vặt, bao vây, bấu víu, bước nhảy vọt, bênh vực, báo cáo viên </i>
* Luyện phát âm các phụ âm đầu l, n


<i>- la hét, la liếm, lai lịch, la cà, lai rai, luyên thuyên, lóng ngóng, lủng lẳng, lao xao, luẩn quẩn </i>
<i>- cây na, này nọ, nơi ở, nơi nơi, nóng nảy, nơn nao, núng nính, nức nở </i>


<i>- láng nền, leo núi, lên nước, nai lưng, nản lòng, năng lực, nén lòng, niêm luật, nín lặng, nỗi </i>
<i>lịng </i>


* Luyện phát âm các phụ âm đầu l, r (dành cho SV dân tộc Tày)


- lê la, lã chã, lạng lách, lan man, loạng choạng, lung tung
<i>- ra vào, rã rời, rơi rụng, rung rinh, run rẩy, rộng ràng </i>


<i>- ra lệnh, rắn lục, rên la, rét lộc, rộng lớn, rủ lòng thương, rượu lậu </i>


<i><b>b. Luyện phát âm đúng các tiếng có ngun âm đơi iê (, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua) </b></i>


* Luyện phát âm phân biệt iê với i và ê


<i>bia miệng, da diết, điền viên, mái hiên, hiền triết, liên miên, luyên thuyên, khuyết điểm, nghiên </i>
<i>cứu, chuyên quyền </i>


* Luyện phát âm phân biệt uô với u và ô


<i>lá bùa, con cua, cái cuốc, bó đuốc, vào hùa, khua chiêng, gió lùa, mua bán, mong muốn, suôn </i>
<i>sẻ, xua đuổi, tuổi tác, vuông tròn </i>


* Luyện phát âm phân biệt ươ với ư và ơ


<i>bừa bãi, bươn chải, ương bướng, cưa kéo, cương thường, hạt cườm, chườm đá, hứa hẹn, lườm </i>
<i>nguýt, đo lường, mưa phùn, mương máng, nương nhờ, phố phường, bừa phứa, vướng víu, </i>
<i>xướng danh </i>


<i><b>c. Luyện phát âm các tiếng có vần khó trong từ, cụm từ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4
<i><b>d. Luyện phát âm đúng các thanh điệu </b></i>


<i>- ca cẩm, dóng dả, lã chã, hàng mã, thắm thiết, ngúng nguẩy, sáng sủa </i>
<i>- cằn nhằn, cạu nhạu, liếm láp, lãi lờ, điềm đạm, đẹp đẽ, nặng nề, rùng rợn </i>


<b>1.1.2. Rèn luyện kĩ năng về chính tả </b>


<b>1.1.2.1. Khái niệm "chính tả" </b>


<i>Chính tả là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngơn ngữ. Đó là một hệ thống các quy </i>
<i>tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ; cách dùng các dấu câu, lối viết hoa. [Từ điển giải thích </i>
<i>thuật ngữ ngơn ngữ học, tr.47]</i>


Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học. Về nguyên tắc chung, giữa cách đọc (phát
âm) và cách viết (viết chính tả) phải thống nhất với nhau. Song trên thực tế, sự biểu hiện của
mối quan hệ giữa đọc và viết khá phong phú, đa dạng. Cụ thể, chính tả tiếng Việt khơng dựa
hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào. Cách phát âm thực tế
của một phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm cho nên không thể thực hiện
phương châm “nghe như thế nào, viết như thế ấy” được. Ví dụ không thể viết là bo vang, Ba
<i>Vi... như cách phát âm của phương ngữ vùng Sơn Tây; suy nghỉ, sạch sẻ... ở vùng Thanh Hóa; </i>
<i>bắc bẻ, Bng Mê Thuộc... trong phương ngữ Nam Bộ. Đây chính là một trong những nguyên </i>
nhân lớn dẫn đến tình trạng viết sai chính tả của người sử dụng tiếng Việt.


Một ngơn ngữ văn hóa khơng thể khơng có chính tả thống nhất. Chính tả có thống nhất
thì giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa các địa phương trong cả nước
cũng như giữa các thế hệ với nhau. Vì vậy, việc rèn luyện viết đúng chính tả là một việc làm
hết sức có ý nghĩa khơng chỉ với học sinh, sinh viên - những người còn đang đi học - mà còn
có ý nghĩa với tất cả mọi người.


<b>1.1.2.2. Quy tắc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước ngồi </b>


Viết hoa, viết phiên âm tiếng nước ngồi khơng phải vấn đề lớn nhưng khá phức tạp.
Đáng tiếc là kể từ khi Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD & ĐT) công bố “Một số quy định về chính
<i>tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục” (11/1980) cho đến nay, ở nước ta, vẫn chưa có </i>
một văn bản pháp quy nào quy định về chuẩn chính tả nói chung và quy tắc viết hoa, viết


phiên âm tiếng nước ngồi nói riêng. Vì vậy, văn bản quy định về chính tả do Bộ GD & ĐT
ban hành từ năm 1980 vẫn được xem là cơ sở quan trọng để thống nhất chính tả trong cả nước.
[Tham khảo tài liệu học tập bắt buộc [1] tr.238 - 241, phần Phụ lục]


<i><b>a. Quy tắc viết hoa </b></i>


Về cơ bản, viết hoa có hai loại: viết hoa theo quy tắc ngữ pháp và viết hoa tu từ.


<i><b>Viết hoa theo quy tắc ngữ pháp </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

5
Ví dụ:


<i>Một con lạc đà thị đầu vào cái lu bằng sành, nó bị mắc cứng, không thể nào rút đầu ra </i>
<i>được. Mọi người lo lắng, hỏi một vị trưởng lão, được ông bày cách: </i>


<i>- Lấy dao chém đầu con lạc đà là xong ngay. </i>


<i>Người chủ con lạc đà làm theo lời bậc cao niên dày kinh nghiệm. Đầu con lạc đà lìa </i>
<i>khỏi cổ nhưng vẫn mắc trong lu. Cuối cùng người ta đành phải đập chiếc lu để lấy đầu lạc </i>
<i>đà. </i>


<i>Lạc đà chết và chiếc lu cũng vỡ tan. </i>


<i> </i> <i>(Truyện ngụ ngôn Ấn Độ) </i>


Cũng theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, các tên riêng đều phải viết hoa. Cụ thể:


- Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam: chữ cái đứng đầu mỗi âm tiết được viết hoa. Ví
dụ: Việt Nam, Hà Nội, Triệu Thị Trinh, Trần Hưng Đạo, Tố Như, Đội Cấn...



- Đối với tên người, tên địa lí nước ngồi: chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận của tên được
viết hoa và giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. Ví dụ: I - u - ri Ga - ga
<i>- rin, Vla - đi - mia I - lich Lê - nin, Ê - vơ - ret, Béc - lin, Xanh Pê - téc - bua... Những tên </i>
người, tên địa lí Việt Nam phiên âm từ tiếng dân tộc thiểu số có các bộ phận cấu thành gồm
nhiều âm tiết thì cũng viết hoa theo nguyên tắc trên. Ví dụ: Ê - đê, Ba - na, Y - rơ - pao...


- Đối với tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức: chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm
tiết biểu thị tính chất riêng biệt của tên được viết hoa. Ví dụ: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải
<i>Phòng, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... </i>


Lưu ý: Các từ chỉ phương hướng (đông, tây, nam, bắc) chỉ viết hoa khi dùng trong tên
riêng địa lí. Ví dụ: bờ biển phía nam của khu vực Đông Nam Á, miền tây của Tây Đức...


Ngồi ra, cịn có quy định viết hoa cho các trường hợp khác như: tên các năm âm lịch,
tên các tiết và tết, từ chỉ số trong những đơn vị là tên gọi các sự kiện lịch sử, tên gọi một số
thời kì lịch sử, tên các ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) trong phân loại sinh vật học, các niên
đại địa chất, tên gọi các tơn giáo, giáo phái, tên chức vụ,... Ví dụ: năm Quý Tị, tiết Lập thu,
<i>tết Nguyên Đán, thời kì Phục Hưng, họ Dâu tằm, chi Tơm he, kỉ Phấn trắng, đạo Thiên chúa,... </i>


<i><b>Viết hoa theo quy tắc tu từ </b></i>


Viết hoa theo quy tắc tu từ để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đối với người hay sự vật
nhất định hoặc nhằm thể hiện một dụng ý nghệ thuật nào đó của tác giả.


Ví dụ: <i>Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời </i>
<i> </i> <i>Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường </i>


<i> </i> <i>Nhớ Người những sớm tinh sương </i>



<i> </i> <i>Ung dung yên ngựa trên đường suối reo </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

6


<i> </i> <i>Người đi rừng núi trơng theo bóng người. </i>


<i> </i> <i>(Việt Bắc - Tố Hữu) </i>


Hoặc tên gọi các phần thưởng, danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam
<i>Anh hùng, Nhà giáo Nhân dân,… </i>


<i><b>b. Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài </b></i>


Trong các văn bản khoa học, chúng ta thường gặp các tên riêng nước ngoài và các thuật
ngữ quốc tế. Có ba cách để xử lí các từ ngữ này tùy thuộc vào các loại hình văn bản mà chúng
xuất hiện. Cụ thể:


- Cách viết nguyên dạng được dùng trong các sách báo, tạp chí chuyên môn, trong các
tiểu luận, luận văn, luận án. Ví dụ: John Lyons, Z. S. Harris, cognitive linguistics...


- Cách chuyển tự (chuyển từ các chữ cái tiếng nước ngoài thành chữ cái tiếng Việt) cũng
được dùng trong các văn bản chuyên môn. Khi chuyển tự, ta viết liền cả từ, khơng có gạch
nối giữa các âm tiết và cũng khơng đánh dấu thanh. Ví dụ: aspirin, lipit, gluco...


- Cách phiên âm được dùng trong sách báo phổ cập. Khi phiên âm, cần viết rời từng âm tiết,
giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có gạch nối, các âm tiết khơng đánh dấu thanh. Ví dụ:
<i>Na - pơ - lê - ông Bô - na - pac, Vla - đi - mia I - lich Lê – nin, ... </i>


<b>1.1.2.3. Các lỗi thơng thường về chính tả </b>



<i><b>a. Các lỗi do vi phạm các quy định trong hệ thống chữ Quốc ngữ </b></i>


Chữ Quốc ngữ là thứ chữ ghi âm vị. Về nguyên tắc, một âm vị được thể hiện bằng một
hình thức chữ viết và ngược lại, một hình thức chữ viết là sự thể hiện của một âm vị. Trên
thực tế, chữ Quốc ngữ không đảm bảo được nguyên tắc này. Chỗ hạn chế đó được khắc phục
bằng các quy định bổ sung. Nếu viết không đúng theo những quy định này là mắc lỗi chính
tả. Ví dụ: viết kung, kàng kua, gi, nge dảng, m, cươ... [Tìm hiểu thêm quy định thể hiện
trên chữ viết của âm /k/ (c, k, q), /ŋ/(ng, ngh), /ɣ/ (g, gh), /z/ (d, g, gi), /-u-/ (u, o), /-u/ (u, o),
/ie/ (iê, yê, ia, ya), /uo/ (uô, ua), /ɯɤ/ (ươ, ưa), /i/ (i, y)...]


Ngoài ra, người dùng sẽ mắc lỗi chính tả nếu đánh dấu thanh sai vị trí trong âm tiết. Ví
dụ: ý kíên, quỷên sách, mựơn... Tất cả các dấu thanh đều phải đánh đúng chữ cái ghi âm chính
(ở trên hoặc dưới). Ví dụ: tồn, tốn, toản, tỗn, toạn... Khi âm chính là ngun âm đơi thì
dấu thanh đánh ở chữ cái thứ nhất nếu âm tiết khơng có âm cuối. Ví dụ: mía, lúa, nữa... Nếu
có âm cuối thì dấu thanh đánh ở chữ cái thứ hai. Ví dụ: muốn, hưởng, luyện, ...


<i><b>b. Các lỗi do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

7
<i><b>Lỗi về âm đầu </b></i>


Người vùng Bắc Bộ thường mắc lỗi viết sai âm đầu do phát âm lẫn lộn các cặp âm đầu
sau đây:


<i>* N và L </i>


Để sửa lỗi và rèn luyện viết đúng những âm đầu này, có thể căn cứ vào một số quy tắc
sau:


- L đứng trước âm đệm còn N thì khơng (trừ nỗn): loa, loan, lt, luật, lụy, ...



- Trong các từ láy vần, chỉ có L đứng ở âm đầu của tiếng thứ nhất còn N thì khơng: lị
<i>dị, liên miên, linh tinh, loắt choắt, long đong, lụng thụng... </i>


- Cũng trong các từ láy vần, nếu xét tiếng thứ hai, thì N chỉ có thể xuất hiện khi âm đầu
của tiếng thứ nhất là GI hoặc tiếng thứ nhất khơng có âm đầu: gieo neo, gian nan, áy náy, ảo
<i>não... Ngược lại L xuất hiện với nhiều âm đầu khác của tiếng thứ nhất: bảng lảng, cheo leo, </i>
<i>khéo léo... </i>


- Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu bằng NH thì viết âm đầu là L: nhỡ - lỡ, nhầm - lầm,
<i>nhố nhăng - lố lăng, nhem nhuốc - lem luốc, nhanh - lanh... </i>


[Tham khảo thêm tài liệu học tập bắt buộc [1], tr.249 - 251]
<i>* TR và CH </i>


Căn cứ để rèn luyện và sửa chữa là:


- Trong từ láy vần, trừ vài từ viết là TR (trót lọt, trọc lóc, trụi lủi...), cịn lại đầu viết là
CH phối hợp với các âm đầu khác: CH - B (chơi bời, chành bành...), CH - L (cheo leo, chói
<i>lói...), L - CH (lau chau, lã chã...), CH - M (chếch mếch, chểnh mảng...), CH - R (chộn rộn, </i>
<i>chàng ràng...), CH - V (choáng váng, chênh vênh, chờn vờn, chạy vạy...). </i>


- Các từ Hán Việt mang dấu nặng hoặc dấu huyền đều viết với TR: trịnh trọng, giá trị,
<i>truyền thống, trường hợp, phong trào, trừng trị... </i>


- Về nghĩa, các từ chỉ người trong gia đình viết là CH: cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng...
Các từ chỉ đồ dùng trong nhà cũng thường viết với CH: chổi, chum, chén, chiếu, chăn, chảo,
<i>chậu, chai, chày... (trừ tráp) </i>


- Các từ đồng nghĩa với GI thì đều bắt đầu bằng TR: tranh - gianh, trai - giai, trăng -


<i>giăng, tro - gio, trời - giời, trả - giả... </i>


[Tham khảo thêm tài liệu học tập bắt buộc [1], tr.251 - 253]
<i>* S và X </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

8


- Đi với các vần oa, oă, oe, uê là âm đầu X, chứ khơng phải là S: <i>xuề xịa, xoen xt, </i>
<i>xoay xở, xoắn xuýt... </i>(ngoại lệ: <i>soát trong kiểm soát, soạn trong soạn bài, soán trong soán </i>
<i>đoạt, suýt soát, sột soạt, sờ soạng) </i>


- Tên các thức ăn và đồ dùng nấu nướng thường viết với X: xôi, xáo, xúc xích, lạp xường,
<i>phở xào, cái xanh, xiên nướng... </i>


[Tham khảo thêm tài liệu học tập bắt buộc [1], tr.253 - 255]
<i>* R, D và GI </i>


- Chỉ có D mới đi trước các vần có âm đệm (oa, oă, , , uy) cịn R và GI thì khơng:
<i>dọa, doanh, duyên, duệ, doãn, duyệt, duy... (ngoại lệ: dây cu - roa) </i>


- Các âm Hán Việt không viết với R, âm nào mang thanh ngã hoặc nặng thì viết với D
(duyệt, dũng, duệ...), âm nào mang thanh hỏi hoặc sắc thì viết với GI (giáo, giảo, giả...)


- Từ tượng thanh, tượng hình bắt đầu bằng R: rào rào, rì rầm, run rẩy, róc rách, ra rả,
<i>réo rắt, rủng rỉnh... </i>


- Có những cặp từ đồng nghĩa có các âm đầu phối hợp thành cặp L - R: lấp - rấp, lỗ -
<i>rỗ, lắp - ráp... hoặc cặp S - R: siết - riết, sáng - rạng, sắp - rắp... </i>


[Tham khảo thêm tài liệu học tập bắt buộc [1], tr.255 - 256]


<i><b> Lỗi về vần </b></i>


<i>* ƯU và IU </i>


Vần ƯU chỉ có ở một số từ (bưu điện, lưu trữ, lưu trú, hưu trí, lựu đạn, cứu, cừu, cửu,
<i>sưu, tửu, tựu...) còn lại là vần IU. </i>


<i>* ƯƠU và IÊU </i>


Vần ƯƠU chỉ có ở một vài từ (rượu, hươu, ốc bươu, con khướu, bướu cổ, bươu đầu)
còn lại là vần IÊU.


<i>* ƯƠI và ƯI </i>


Vần ƯI chỉ có ở vài từ (chửi, gửi, ngửi, khung cửi) cịn lại là vần ƯƠI.
<i>* I và UI </i>


- Trong các từ láy âm khơng có vần I, chỉ có vần UI. Vì vậy, khi viết các từ này đều
phải viết với vần UI: lầm lũi, nhẵn nhụi, đen đủi, ngậm ngùi, hắt hủi...


- Những từ đơn mang vần UI thường có nghĩa như sau:
+ Chỉ hành động hướng xuống dưới: chui, cúi, dụi, chúi...
+ Chỉ hành động đẩy tới: ủi, dũi, xui, xúi, chũi, dùi...
+ Chỉ hành động rút lui: lủi, lùi, lui, lụi, vùi...


<i><b>Lỗi về thanh điệu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

9


Việc rèn luyện viết đúng và sửa chữa lỗi khi viết hai thanh này có thể dựa vào hai quy


tắc sau đây:


- Ở các từ láy âm, thanh của hai tiếng phải cùng nhóm: nhóm bổng (hỏi, sắc, khơng)
hoặc nhóm trầm (huyền, ngã, nặng). Vì vậy, khi một tiếng trong từ láy âm đã rõ ràng mang
thanh sắc hoặc thanh khơng thì tiếng kia cần viết với thanh hỏi. Ví dụ: sắc sảo, ngớ ngẩn, ngổ
<i>ngáo, xỏ xiên, vất vả, đen đủi,... </i>


Còn khi một tiếng trong từ láy âm đã rõ ràng mang thanh huyền hoặc thanh nặng thì
tiếng kia cần viết với thanh ngã. Ví dụ: đẹp đẽ, mạnh mẽ, buồn bã, nhãn nhã, lặng lẽ, tầm tã,
<i>trễ tràng, dỗ dành,... </i>


Một số ngoại lệ: ngoan ngoãn, khe khẽ, lam lũ,...


- Trong các từ Hán Việt, các tiếng bắt đầu bằng một trong các phụ âm M, N, NH, V, L,
D, NG (cách nhớ: MÌNH NÊN NHỚ VIẾT LÀ DẤU NGÃ) đều mang dấu ngã chứ không
mang dấu hỏi. Ví dụ: mĩ lệ, mãn nguyện, nỗ lực, thanh nhã, vĩnh viễn, lữ thứ, dũng cảm, bản
<i>ngã, ngưỡng mộ... </i>


[Tham khảo thêm tài liệu học tập bắt buộc [1], tr.244 - 247]


<i><b>Lỗi do biến thể tùy tiện </b></i>


Hiện nay, trong nhà trường phổ thông xuất hiện hiện tượng ngôn ngữ bị các em biến thể
một cách tùy tiện, khơng có căn cứ nào cả. Trong quá trình viết, các em dần biến đổi và quy
ước với nhau. Thói quen này dẫn đến tình trạng viết sai chính tả đến mức trầm trọng.


Ví dụ:


<b>Chữ </b> <b>Biến thể </b>



<i><b>Muốn </b></i> ➔ <i><b>Mún </b></i>


<i><b>I (vui) </b></i> ➔ <i><b>J (vuj) </b></i>


<i><b>Nh (nhưng) </b></i> ➔ <i>Nk (nkưng) </i>


<i><b>Iêu (nhiều) </b></i> ➔ <i><b>Iu (nhìu) </b></i>


<i><b>B (bó tay) </b></i> ➔ <i><b>P (pó tay) </b></i>


<b>BÀI TẬP </b>


1. Hãy viết hoa theo đúng quy tắc những từ cần thiết trong đoạn văn sau:


<i>Đầu thế kỉ XX, đứng trước trào lưu âu hóa và những biến động về mọi mặt của đất nước </i>
<i>do sự giao lưu với phương tây mang lại, phong trào chấn hưng phật giáo được dấy lên, khởi </i>
<i>đầu từ các đô thị miền nam, với vai trò quan trọng của các nhà sư khánh hòa và thiện chiếu. </i>
<i>vào những năm 30, các hội phật giáo ở nam kì, trung kì và bắc kì lần lượt ra đời với những </i>
<i>cơ quan ngôn luận riêng. các cuộc tranh luận về tư tưởng phật giáo đã diễn ra trên báo chí </i>
<i>hết sức sơi nổi. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

10
<i>Vui sao một sang tháng Năm </i>


<i>Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ. </i>
<i>Suối dài xanh mướt nương ngơ </i>


<i>Bốn phương lồng lộng Thủ đơ gió ngàn. </i>
<i>Bác kêu con đến bên bàn </i>



<i>Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ. </i>


(Tố Hữu)
3. Chữa lại những trường hợp viết hoa không đúng:


- Lê hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn văn Huyên, Lê Thánh tông, Quang Trung,
Hưng đạo vương.


- Các mác, Ăng – Ghen, Giu – li – út Phu – xích


- Hà Nội, Đà nẵng, Hải Phòng, Nha trang, Cần thơ, An Giang
- Mạc – Tư – Khoa, Bắc Kinh, Plây – Cu, In Đô Nê Xi A


4. Chuyển các từ viết nguyên dạng (trong ngoặc đơn) thành dạng phiên âm:


<i>Ơng đến các tỉnh ven biển, tìm hiểu các vị thuốc đặc biệt của miền biển như: cá ngựa </i>
<i>(hippocampus), rau câu (glacilaria), ô tặc cốt (sepiaescalenta) ở Hòn Gai, trân châu </i>
<i>(pteiridae) ở Quảng Ninh. </i>


5. Hãy giải thích vì sao các trường hợp dưới đây lại viết ng/ngh:


- ngô, ngày, người, nga, ngân, ngủ, ngáy, ngon, ngoan, ngừng, ngượng, nguội, nguyên,
<i>nguyện, ngông, ngờ, ngất, ngậm, ngấm. </i>


<i>- nghệ, nghề, nghèo, nghênh, nghỉ, nghĩ, nghiêm, nghĩa, nghi, nghiên, nghìn, nghịt, </i>
<i>nghĩa quân, nghị định, nghỉ tay. </i>


<i>- nghiệt ngã, nghiện ngập, nghịch ngợm, nghiêm ngặt, nghênh ngang, nghi ngờ, ngốc </i>
<i>nghếch, nghề ngỗng, nghi ngút, nghẹn ngào. </i>



6. Hãy giải thích vì sao các yếu tố dưới đây lại viết g/gh:


- nhà ga, con gà, gạ gẫm, gả bán, gan góc, gác lửng, gạch hoa, gánh vác, gây gổ, gấp
<i>gáp, gần gũi, gầy còm, gây chuyện, gẫy gọn. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

11


7. Hãy giải thích vì sao các trường hợp dưới đây lại viết c/k/q:


<i>- ca hát, cái ca, con cò, chim cút, cách biệt, cách mạng, can đảm, cọ xát, cãi lộn, cạn </i>
<i>chén, cạm bẫy, cao kiến, cung cấp. </i>


<i>- kè nhè, kem que, kèm nhèm, kém cạnh, kèo nhèo, kẽo kẹt, kế thừa, kềnh càng, kếch xù, </i>
<i>kết thúc, kêu nài, kêu van. </i>


<i>- qua lại, quả tang, quá bán, quá chừng, quái ác, quái vật, quan hệ, quán triệt, quản lí, </i>
<i>quảng cáo, quạnh quẽ, quắc thước. </i>


8. Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong đoạn văn sau:


<i>Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát chiển. Nông nghiệp đã đạt được những thành tịu </i>
<i>lớn ở cả ba phương diện: diện tích, lăng xuất và xản lượng. Nhiều dống lúa mới được nai tạo, </i>
<i>hơn nữa cịn có phong chào chuyển dịch dống cây trồng. Chăn nuôi cũng có nhiều dống mới </i>
<i>cho lăng xuất cao và chất nượng tốt. </i>


9. Điền l hoặc n vào những chỗ trống:


<i>Tơi ...àm nghề chở đị đã ...ăm ...ăm ...ay. Nhà tôi ...à chiếc thuyền gỗ ...ênh đênh trên </i>
<i>mặt ...nước. Tôi ...ắm vững ...ơi ...ào ...ước chảy xiết, ...ơi ...ào có đá. ...úc đêm đến, trong khi </i>
<i>con thuyền ...ướt nhẹ trên dịng sơng phẳng ...ặng, tơi nhìn chỗ ...ày cây ...ưa thưa, chỗ ...ọ </i>


<i>...óc nhà ...ổi ...ên ...ối tiếp nhau cũng đoán biết được thuyền đã đến ...ơi ...ào. </i>


10. Chữa lại những chữ viết sai s/x trong các từ ngữ dưới đây:


<i>sé rách tờ giấy </i> <i>tóc sõa trước trán </i>


<i>nâng cao năng xuất </i> <i>xợi dây sích </i>


<i>đẩy mạnh suất khẩu </i> <i>nói xen vào </i>


<i>dư luận xơn xao </i> <i>quanh quẩn só nhà </i>


<i>xa cơ lỡ vận </i> <i>ăn gió nằm xương </i>


<i>thật là xáng dạ </i> <i>con chim xáo </i>


<i>ngã xấp mặt </i> <i>xóng to gió lớn </i>


<i>sức khỏe xuy xụp </i>


11. Điền d, gi hay r vào chỗ trống:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

12


<i>nên ...ao ...ịch với người xấu. (9) Nó hay nói lai ...ai. (10) Cơng việc đang ...ang ...ở. (11) </i>
<i>lị ...ị như cị chết đói. (12) …út …ây động rừng. </i>


12. Chữa những chữ sai trong các câu sau đây:


<i>(1) Nó cứ hay rấu riếm tơi. (2) Không biết run rủi thế nào tôi lại gặp anh ta. (3) Câu </i>


<i>chuyện thật là giùng giợn. (4) Mặt nó dạng dỡ hẳn lên. (5) Nước chảy dóc dách. (6) Phải nói </i>
<i>năng dành dọt, dõ dàng. (7) Chiếc thắng xuân qua thật là ròn rã. (8) Đừng có rại rột nghe </i>
<i>theo những lời đồn nhảm. (9) Nó cứ ru rú ở nhà khơng đi đâu cả. (10) Sức khỏe phải rẻo rai, </i>
<i>tinh thần phải giắn giỏi. </i>


13. Chữa lại những chữ viết sai tr/ch trong các từ ngữ dưới đây:


<i>chài lưới </i> <i>chanh chấp </i>


<i>chống trải </i> <i>chà chộn </i>


<i>chiến tranh </i> <i>trong tróng </i>


<i>trung thủy </i> <i>chấn giữ </i>


<i>chân thật </i> <i>trù trừ </i>


<i>con chai </i> <i>trách cứ </i>


<i>trẻ chung </i> <i>trạnh lòng </i>


<i>trung cuộc </i> <i>trinh phu </i>


<i>trung thủy </i> <i>chinh nữ </i>


<i>trà đạp </i> <i>chưng dụng </i>


14. Với mỗi vần sau đây, hãy tìm 10 từ có vần đó: un, uyêt, ươc, ươt, oăn, oăt, ươi,
<i>ươu, oac, oat. Hãy đọc các từ tìm được. </i>



15. Điền vần thích hợp vào chỗ trống:


<i>gà kêu quang q…. </i> <i>đau q… bụng </i>


<i>dốt đ… cán mai </i> <i>cành lá xum x… </i>


<i>băn kh… lo lắng </i> <i>làm lụng quần q… </i>


<i>chạy loăng q… </i> <i>lam lũ q… năm </i>


<i>t… đất, t… vàng </i> <i>ướt lướt th… </i>


<i>kh… trương thanh thế </i> <i>không chịu q… gối </i>


<i>con đường khúc kh… </i> <i>chớp loằng ng… </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

13


<i>chạy cuống c… </i> <i>say lướt kh… </i>


<i>no ph… bụng </i> <i>r… chè be bét </i>


<b>1.2. Rèn luyện kĩ năng dùng từ </b>
<b>1.2.1. Khái quát về từ tiếng Việt </b>
<b>1.2.1.1. Khái niệm </b>


Từ là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất có khả năng vận dụng độc lập để tạo câu.
Ví dụ: sách, bút, nói, khóc, xinh, bẩn...


Chú ý phân biệt từ với hình vị: Hình vị (tiếng) có thể trùng với từ (ví dụ trên) nhưng


cũng có thể khơng trùng với từ (hỏa, thủy, sơn...)


Khơng ai nói cho xin ít hỏa, tưới thủy cho rau hay đi leo sơn đi
<b>1.2.1.2. Một số đặc điểm của từ tiếng Việt </b>


<i><b>a. Tính khơng biến hình </b></i>


Từ tiếng Việt khơng biến hình biểu hiện ở chỗ khi hoạt động với các chức năng cú
pháp khác nhau ở trong câu, từ tiếng Việt khơng thay đổi hình thức.


Ví dụ: Tôi uống trà. (BN)


<i><b>Trà này ngon.</b></i> (CN)


<i><b>b. Đặc điểm về cấu tạo </b></i>


<i>Xét về mặt cấu tạo: từ tiếng Việt được chia thành: </i>


- Từ đơn: tức những từ gồm 1 tiếng: ăn, học, đi, nhà…


- Từ phức: tức những từ gồm nhiều tiếng. Từ phức lại được chia làm 3 loại chính:
+ Từ ghép gồm:


Ghép đẳng lập như: cha con, vợ chồng, nhà cửa, ăn uống…
Ghép chính phụ như: nhà máy, đường sắt, hoa hồng…
+ Từ láy gồm:


Láy hồn tồn (có thể khơng biến thanh hoặc biến thanh và thay đổi phụ âm ở vị trí
phát âm cuối cùng) như: xanh xanh, đo đỏ, man mát, khang khác,…



Láy phụ âm đầu như: long lanh, nhấp nháy, thấp thỏm...
Láy vần như: hấp tấp, bịn rịn, tươi cười…


<i><b>* Lưu ý: </b></i>


- Về mặt cấu tạo, mặc dù từ là đơn vị cố định được dùng nguyên khối nhưng từ tiếng
Việt khi hoạt động trong lời nói, có khả năng biến đổi về mặt cấu trúc. Các kiểu biến đổi
thường gặp là:


+ Rút gọn số tiếng: Bungari → Bun


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

14


+ Đảo trật tự giữa các từ: tốt tươi → tươi tốt, gìn giữ → giữ gìn…


- Ngồi việc biến đổi về mặt hình thức cấu tạo, đơi khi từ cịn được biến đổi cả về hình
thức ngữ âm.


Ví dụ:


<i>Vênh vênh váo váo như bố vợ phải đấm nguyên thể là vênh vênh váo váo như khố rợ </i>
<i>phải lấm. </i>


Hay: Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm nguyên thể là vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm…
<b>1.1.2. Một số lỗi thông thường khi dùng từ </b>


<b>1.1.2.1. Dùng từ sai về hình thức ngữ âm </b>


Giữa mặt âm thanh và mặt ý nghĩa của từ thực ra chỉ có mối quan hệ quy ước mang
tính võ đốn. Chúng ta khơng thể lí giải được vì sao cùng nội dung chỉ vật đem lại ánh sáng


và sức nóng cho trái đất thể hiện bằng hình thức âm thanh mặt trời (tiếng Việt), <i>sun (tiếng </i>
Anh)…


Tuy vậy, đó là một sự thỏa thuận ngầm mang tính xã hội tồn tại trong lịch sử, được các
thế hệ tôn trọng và duy trì. Vì thế, nó có tính ổn định, thống nhất. Trong điều kiện, ngữ cảnh
bình thường, khơng ai được phép tùy tiện thay đổi mặt âm thanh và mặt ý nghĩa của từ nếu
muốn đảm bảo chất lượng của hoạt động giao tiếp. Nếu tùy tiện thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến
chính hoạt động giao tiếp của bản thân mình hoặc ít ra cũng “làm trò cười cho thiên hạ”. Tức
là khi dùng từ, phải đảm bảo dùng đúng hình thức ngữ âm của chúng.


Ví dụ:


<i><b>- Đội ngũ tri thức ngày nay được đào tạo rất bài bản, có đầu óc. </b></i>


Từ tri thức dùng khơng đúng âm thanh và hình thức cấu tạo làm cho câu văn trên khơng
có nghĩa. Bởi lẽ, tri thức (danh từ) với ý nghĩa là: những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện
tượng tự nhiên hoặc xã hội (nói khái quát). Ví dụ: Có tri thức về cơng nghệ thơng tin. Trong
khi đó, trí thức: Người chun làm việc trí óc và có trình độ chun mơn nhất định, cần thiết
cho nghề nghiệp của mình. Ví dụ: Tầng lớp trí thức. Con nhà trí thức. Do đó, dùng từ tri thức
ở đây là sai, và phải dùng trí thức mới đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

15


nhất là từ Hán Việt. Ở đây, ta chỉ xét trường hợp những từ thường bị viết sai hình thức ngữ
âm thành một âm tương tự.


Ví dụ: Xem xét cột A và B trong những trường hợp sau bằng cách khẳng định đúng/sai
trong các cặp từ:


A B



<i> xán lạn </i> <i> sáng lạn </i>


<i>việt vị </i> <i> liệt vị </i>


<i>biểu ngữ </i> <i> biển ngữ </i>


<i>phản ánh </i> <i> phản ảnh </i>


<i>cảm khái </i> <i> cảm khoái </i>


<i>sáp nhập </i> <i> sát nhập </i>


<i>thủy mặc </i> <i> thủy mạc </i>


<i>tham quan </i> <i> thăm quan </i>


<i>đào ngũ </i> <i> đảo ngũ </i>


<i>giao lưu giao liu </i>
<i> bất trắc bất chắc </i>


<i> uống rượu uống riệu </i>
<i> bổ sung bổ xung </i>


<i> chia sẻ chia xẻ </i>
<i> khuyến mãi khuyến mại </i>
<i> khúc chiết khúc triết </i>
<i> mạn tính mãn tính </i>
<i> bàng quan bàng quang </i>



Hầu hết đó là trường hợp của những từ Hán Việt với nghĩa gốc Hán không phải là dễ
hiểu đối với tất cả người Việt.


Chẳng hạn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

16


<i>thăm chỉ là đến hỏi han, xem xét tình hình. Như vậy, thăm quan xuất hiện do đọc nhầm tham </i>
thành thăm, hai tiếng có âm và nghĩa na ná nhau. (Tạp chí Ngơn ngữ số 7/ 2000); Hay sán lạn
nghĩa là rực rỡ. Nhầm âm sán thành sáng mà viết thành sáng lạn là không đúng…


<i><b>Lưu ý: </b></i>


Trong q trình phát triển của ngơn ngữ, cách phát âm thường biến đổi trước và nhanh
hơn chữ viết. Có những từ do thói quen phát âm từ xưa, ta có thể chấp nhận hai khả năng. Do
đó, ở một số từ vẫn tồn tại song song hai dạng chuẩn và biến thể.


Ví dụ:


<i>sứ mệnh </i> <i>sứ mạng </i>


<i>khảng khái </i> <i>khẳng khái </i>


<i>sự thực </i> <i>sự thật </i>


<i>sáp nhập </i> <i>sát nhập </i>
<i>án ngự </i> <i> án ngữ </i>
<b>1.2.2.2. Dùng từ sai về ý nghĩa </b>



Nguyên nhân của việc dùng sai ý nghĩa của từ là do không nắm vững ý nghĩa của từ.
Nghĩa của từ là một hiện tượng rất phức tạp, không phải cứ là người bản ngữ là có thể phân
biệt được những nét tinh tế về ngữ nghĩa của một từ trong những ngữ cảnh khác nhau, cũng
như nhận định rõ những dị biệt, tinh tế giữa hai từ khác nhau. Cách khắc phục là ta nên tra từ
điển khi dùng những từ còn cảm thấy mơ hồ về nghĩa.


Sau đây là một số trường hợp dễ dẫn đến nhầm lẫn mà chúng ta cần biết để tránh:
a, Những từ có hình thức ngữ âm gần nhau nhưng nghĩa khác nhau


Ví dụ:


<i>Văn chương và văn học </i>
<i>Nhược điểm và yếu điểm </i>
<i>Mạc khách và mặc khách </i>
<i>Phong thanh và phong phanh </i>
<i>Liên quan và liên can </i>


b, Những từ có âm gần nhau, nghĩa gần nhau
Ví dụ:


<i>Cổ nhân và cố nhân </i>


<i>Thường xuyên và thường trực… </i>


c, Những từ không phù hợp với nghĩa hạn chế mà nó vốn có
Ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

17


Chúng ta chỉ có thể dùng “chỉ trỏ lung tung” hoặc “chỉ trỏ vu vơ” mà khơng thể dùng


“chỉ trỏ ba hoa” vì ba hoa có nghĩa là “nói quá nhiều, thường chỉ ý khốc lác” (Từ điển Tiếng
<i>Việt, Hồng Phê chủ biên, Đà Nẵng, 1995). </i>


Hay:


- Họa sĩ Phạm Viết Song nhấp nháy bộ râu quen thuộc …


Không dùng nhấp nháy để chỉ cử động của bộ râu mà chỉ có thể dùng để chỉ cử động của
mắt…


Hay:


- Tuy món ăn nhỏ nhen nhưng người đi vẫn nhớ.
Phải thay nhỏ nhen bằng bình thường, đạm bạc…


Hoặc:


<i><b>- Bên bờ sông Như Nguyệt đã xảy ra nhiều chiến công ác liệt. </b></i>
Nên thay xảy ra bằng diễn ra và chiến công bằng trận đánh.
<b>1.2.2.3. Dùng từ sai về phong cách </b>


Từ dùng phải phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản. Khơng
đảm bảo điều đó, việc dùng từ sẽ bị coi là sai về phong cách.


* Chẳng hạn, trong văn viết lại dùng từ ngữ của văn nói, ví dụ:`
<i><b>- Sở thích của chúng tôi, mỗi đứa mỗi khác. </b></i>


- Cần phải bảo vệ cái thành quả quý báu đó.


Ở đây, cần thay từ đứa bằng từ người và phải bỏ từ cái trong cái thành quả.


* Trong thể loại này lại sử dụng từ ngữ của thể loại khác


Ví dụ: Sau năm 1945, dân tộc ta đi lên từ trong đêm mờ xa xơi lạnh cóng của lịch sử,
<i>bước đi xiêu vẹo, khoác tấm áo tả tơi nhiều mảnh vá. </i>


Đây không phải là văn miêu tả mà là văn nghị luận. Vì vậy cần thay các từ ngữ miêu
tả trên thành: Sau năm 1945, dân tộc ta bước ra khỏi đêm trường trung cổ, bước những bước
<i>đi đầu tiên trong nghèo nàn, lạc hậu. </i>


* Có những từ Hán Việt được dùng cho những trường hợp cần sự trang trọng như phụ
<i>nữ, thiếu nhi… mà ta không thể thay thế bằng những từ thuần Việt cho dù nó có sẵn. </i>


Ví dụ:


Khơng thể gọi Hội Phụ nữ Việt Nam là Hội Đàn bà Việt Nam, hay đội Thiếu niên Tiền
<i>Phong là đội trẻ con hay đội con nít Tiền Phong. </i>


* Trong hồn cảnh giao tiếp thân tình lại dùng từ trang trọng như trong hội nghị hoặc
từ óng ả như trong thơ ca.


Ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

18


<i>- Bố đã trình bày hết ý kiến của mình. Các con đã quán triệt chưa nào? </i>
+ “Trước lúc đi ngủ, San tâm sự với tôi:


<i>- Cháu bị số phận hắt hủi. Giờ thì cả cha và mẹ đều khơng cịn. </i>


Lẽ ra, khi ngồi bên con trong khơng khí gia đình thân mật, người cha chỉ cần nói một


cách mộc mạc, tình cảm:


<i>- Bố nói hết ý nghĩa của mình rồi đấy. Các con thấy thế nào? </i>


Hay trong hồn cảnh nói trên, nhân vật San cần dùng cách nói giản dị:
<i>- Cháu chẳng gặp may chút nào,… </i>


<b>1.2.2.4. Dùng từ sáo rỗng và trùng lặp </b>


Để câu văn có tính thẩm mĩ, hiệu quả diễn đạt cao, không nặng nề, người viết phải có
vốn từ phong phú, phải có ý thức tránh lặp từ và sử dụng từ sáo rỗng.


Ví dụ 1:


<i><b>- Lao động chân tay là cao quý lắm thay, vinh quang lắm thay, tự hào lắm thay. </b></i>
Các từ ngữ ca ngợi lao động chân tay ở trên là q văn hoa, bóng bảy mà khơng diễn
tả chân thực và đúng mức giá trị của lao động chân tay. Đây là lỗi dùng từ sáo rỗng. Cần thay
các từ ngữ thành:


<i>- Lao động chân tay cũng đáng quý. </i>
Ví dụ 2:


<i><b>- Nhân dân ta phải đương đầu chống lại một kẻ thù hung bạo nhất. </b></i>


Ở câu trên, đương đầu và chống lại trùng lặp về nghĩa. Đây là lỗi lặp thừa. Các chữa
kiểu lỗi này là cần bỏ đi một trong hai từ ngữ trùng lặp về nghĩa đó.


Ví dụ 3:


- Các sinh viên phải thi lại phải làm đơn xin thi lại và nộp tiền thi lại thì mới được xét



<i><b>thi lại trong đợt thi lại này</b></i>.


Các từ phải và thi lại ở trên là không thừa, nhưng sự lặp lại chúng đã gây nên cảm giác
nặng nề, nhàm chán. Có thể coi đây là lỗi lặp vụng. Cách chữa ở kiểu lỗi này là dùng phép
thế, phép tỉnh lược và thay đổi cách diễn đạt. Câu trên có thể được sửa thành:


- Các sinh viên phải thi lại cần làm đơn và nộp tiền thì mới được xét trong đợt thi lần
<i>hai này. </i>


- Để được xét tham gia vào kì thi đợt hai này, các sinh viên thuộc diện thi lại phải làm
<i>đơn và nộp tiền kịp thời. </i>


* Lưu ý: Lặp từ không phải luôn là lỗi dùng từ. Người viết có thể cố tình lặp từ nhằm
các mục đích sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

19


<i><b>- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ </b></i>
<i><b>con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu. </b></i>


(Thép Mới)
+ Lặp từ là để diễn đạt chính xác hơn


Ví dụ:


<i><b>- Nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ các bản tuyên bố của chính phủ Việt Nam và của </b></i>
<i>Chính phủ Lào. </i>


Nếu khơng có từ của thứ hai thì người đọc có thể nghĩ các bản tun bố đó là những


tun bố chung của hai chính phủ.


+ Lặp từ như một biện pháp tu từ để nhấn mạnh một ý nào đó
Ví dụ:


<i><b>Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy </b></i>
<i><b>Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu </b></i>
<i><b>Ngàn dâu xanh ngắt một màu </b></i>


<i>Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai </i>
(Chinh phụ ngâm khúc)


<b>BÀI TẬP </b>


1. Chỉ ra và nêu cách sửa những lỗi dùng từ trong những câu sau đây:
<i>1. Ban đêm bầu trời đầy những vì tinh túy. </i>


<i>2. Quá trình vượt núi cao là quá trình con người trưởng thành và lớn lên. </i>
<i>3. Chúng nó cười to quá quên cả quy luật của giờ nghỉ. </i>


<i>4. Trong gian phòng thanh tịnh im lặng, chỉ nghe tiếng nước sôi, tiếng than nổ, tiếng </i>
<i>gió thổi… </i>


<i>5. Ý thức trách nhiệm đã nhiễm sâu vào cán bộ. </i>


<i>6. Tính tình anh ấy rất hiền lành nhưng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn vơ cùng. </i>
<i>7. Anh phải vào phịng 302 để được chuẩn đoán bệnh trước đã. </i>


<i>8. Cuốn sách cậu cho tơi mượn có rất nhiều hình thuyết minh đẹp. </i>
<i>9. Anh đã đọc tác phẩm nặc danh đó chưa? </i>



<i>10. Ngồi những ưu điểm trên chúng ta còn một số yếu điểm. </i>
<i>11. Cậu ta vừa được đề đạt lên làm hiệu trưởng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

20


<i>13. Một trong những lý do để tập thể đạt được những thành cơng cao là đã có sự đồn </i>
<i>kết và thương u nhau. </i>


<i>14. Anh có khả năng làm tiền giỏi. </i>


<i>15. Nhiều nông dân trong thành phố sử dụng chất phế thải rất không đúng cách. </i>
<i>16. Trước đây thiên nhiên thật phong phú, giàu đẹp ghê gớm; nhưng ngày nay nó cịn </i>
<i>giữ được sự phong phú, giàu đẹp ấy nữa không? </i>


<i>17. Nạn rải đinh tái xuất hiện trở lại </i>


<i>18. Công ty chúng tôi xin phiền quý ban giải quyết cho vấn đề này trong thời gian sớm </i>
<i>nhất. </i>


<i>19. Mời các bạn nghe những tin tức cập nhật đầu tiên trong ngày. </i>
<i>20. Mục đích cơ đến đây để làm gì? </i>


<i>21. Chắc có lẽ là vậy. </i>


<i>22. Anh xin lỗi! Anh đã tát vào má em. </i>


<i>23. Nếu chúng ta không thay đổi nếp suy nghĩ đến hôm nay đã trở nên rất cổ điển thì </i>
<i>khó lịng tiến kịp thời đại. </i>



<i>24. Đơn vị chúng ta năm qua đã hoàn thành tốt kế hoạch, tuy vậy vẫn còn một số tồn </i>
<i>tại. </i>


<i>25. Đến khi ra pháp trường, anh Nguyễn Văn Trỗi vẫn hiên ngang đến phút chót lọt. </i>
<i>26. Mấy năm trở lại đây về sau này, vai trò của nữ giới châu Á được nâng cao. </i>
<i>27. Những năm gần đây, các nước lục địa đen bị nạn hạn hán hành hồnh. </i>


<i>28. Thưa cơng chúa, chúng em thân phận hèn mọn, những thứ đồ trang sức đắt tiền </i>
<i>này không xứng với em đâu. </i>


<i>29. Tôi thường hát những bài ca khúc có âm hưởng của dân ca. </i>
<i>30. Chúng ta phải phát triển kinh nghiệm này trong sản xuất. </i>


<i>31. Nhìn những hình ảnh này, người ta đã gợi nhớ đến những cuộc chiến tranh đẫm </i>
<i>máu. </i>


<i>32. Đó là nguy cơ nhiễm trùng xảy ra. </i>


<i>33. Nó run lên cầm cập, khí hậu hơm ấy rất là lạnh. </i>
<i>34. Cô rất được hoan nghênh nhiều lắm. </i>


<i>35. Trường Sư phạm Hà Nội vừa tổ chức mấy đợt xâm nhập thực tế phổ thông cho cả </i>
<i>mấy thầy trị. </i>


<i>36. Từ đó người ta thấy tính chất nghiêm trọng của việc nghiên cứu tìm cách thay thế </i>
<i>máu khi phải mổ xẻ, bằng những thể chất nhân tạo. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

21


<i>38. Trong những năm khơi phục kinh tế, mới có ít ngày thơi mà đất nước ta đã thay </i>


<i>lòng đổi dạ, những mái nhà dạ cứ lùi dần cho ngói mới. </i>


<i>39. Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của lão vì lão </i>
<i>bị ốm mà phải bán chó đi. </i>


<i>40. Bà cơ tươi cười nói chuyện với Hồng về mẹ chú như một sự giả dối. Bà cô muốn </i>
<i>Hồng vào thăm mẹ. Bà đã nói với những ý nghĩa thật cay độc trong giọng nói và trên nét mặt </i>
<i>khi cười rất kịch của bà cô. </i>


<i>41. Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà. </i>


<i>42. Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm đã làm cho người quên đi nỗi vất vả trên đường. </i>
<i>43. Trong thời kỳ đổi mới, nước ta đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các </i>
<i>nước trên thế giới. </i>


<i>44. Lên lớp 6 em mới thấy việc học tập thật là nghiêm trọng. </i>


<i>45. Bạn Trinh xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để khỏi phụ lòng thầy cơ và các bạn. </i>
<i>46. Ơng nghe bì bõm câu chuyện của họ. </i>


<i>47. Hiểu rồi, các bạn muốn nói đến một nền văn học hiện đại, giao diện với tồn thế </i>
<i>giới. </i>


<i>48. Đó chỉ là những ảnh ảo trong tưởng tượng, không bao giờ tồn tại trong sự thực. </i>
<i>49. Chồng nàng là một phi công cao to vạm vỡ, đẹp trai nức nở, kiếm tiền như rác. </i>
<i>50. Anh ấy làm việc rất là năng lực. </i>


<i>51. Anh ta chỉ biết làm bạc mạng thôi, không tính tốn gì hết. </i>


<i>52. Cái sự khó khăn trong cách phát âm tên gọi “Thạch Tuyền ng” có một sự phù </i>


<i>hợp nào đó với cuộc đời đầy gian truân mà người ấy đang dẫm phải. </i>


<i>53. Nó có thái độ bàng quang trước thời cuộc. </i>


<i>54. Chúng ta phải cảnh giác với cái ác từ ngoại lai đến và cả cái ác trong bản thân </i>
<i>mình. </i>


<i>55. Sinh viên trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy truyền tụng. </i>


<i>56. Xuân mới, tôi đi giữa đường phố mà cứ xốn xang. xuân đã gợi cho tôi biết bao </i>
<i>nhiêu trí nhớ về đất kinh kì xưa. </i>


<i>57. Trong lòng thổ lộ niềm vui sướng. </i>
<i>58. Mời các cụ an vị chỗ ngồi cho. </i>
<i>59. Thế là nó ám hiệu cho tơi biết. </i>


<i>60. Khi ý thức cách mạng, ý thức trách nhiệm đã nhiễm sâu vào cán bộ nhân viên rồi </i>
<i>thì trở thành niềm hăng say, lạc quan trong công tác. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

22
<i>62. Bây giờ, anh ta đã về nhà trị liệu. </i>


<i>63. Ở khu rừng ấy, các lồi mn thú được sống tự do. </i>


<i>64. Nàng muốn mình thật xinh đẹp để biểu tượng cho đất nước Philippin này. </i>
<i>67. Hiến máu để chuyền máu cứu người là một việc làm nhân đạo. </i>


<i>68. Anh vừa mua món quà này để giành tặng em. </i>


<i>69. Sự việc đó càng chứng tỏ sự tinh khiết, thủy chung của chị Dậu. </i>



<i>70. Sinh viên phải nỗ lực học tập để có được một tương lai sáng láng sau này. </i>


<i>71. Đối lập với hình ảnh đẹp đẽ, chân chất của chị “nắng mịn phù sa, da mật ong”, </i>
<i>phẩm cách trong sạch sáng như ngọc, lung linh như muôn hạt kim cương của chị là hình ảnh </i>
<i>của lũ mặt người dạ thú bẩn thỉu và thối tha. </i>


2.Phân biệt nghĩa của các cặp từ sau:
<i>1. phê bình và phê phán </i>
<i>2. thất lễ và vơ lễ </i>


<i>3. phổ biến và phổ cập </i>


<i>4. quyết đoán, võ đoán và độc đoán </i>
<i>5. chứng giám và chứng kiến </i>


<i>6. cổ điển và kinh điển </i>
<i>7. cự tuyệt và đoạn tuyệt </i>
<i>8. dễ dãi và dễ dàng </i>
<i>9. sưu tầm và sưu tập </i>
<i>10. thực sự và thực thụ </i>


3.Tham khảo bài tập 1- Tr.234 (Sách Tiếng Việt thực hành Nguyễn Minh Thuyết chủ biên).
4.Tham khảo bài tập 2 -Tr.235 (Sách Tiếng Việt thực hành - Nguyễn Minh Thuyết chủ biên).
5.Tham khảo bài tập từ tr.215-> tr.226 (Sách Tiếng Việt thực hành- Bùi Minh Toán chủ biên).
<b>1.3. Rèn luyện kĩ năng đặt câu </b>


<b>1.3.1. Khái quát về câu tiếng Việt </b>
<i><b>1.3.1.1. Khái niệm </b></i>



So sánh các ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

23


Vd (a) gồm các từ đơn và từ phức. Vd (b) gồm các cụm từ đẳng lập và chính phụ. Vd
(c) là một câu.


Có nhiều định nghĩa khác nhau về câu. Chẳng hạn:


Nguyễn Tài Cẩn định nghĩa: “Câu là đơn vị ngữ pháp dùng từ cấu tạo nên trong quá
<i>trình suy nghĩ, thơng báo. Nó có ý nghĩa tương đối trọn vẹn, có tính chất độc lập và có cấu </i>
<i>tạo ngữ pháp của nó”. </i>


Theo Nguyễn Minh Thuyết: <i>“Câu là kiểu đơn vị nhỏ nhất mà có thể mang một thơng </i>
<i>báo tương đối hồn chỉnh”. </i>


Diệp Quang Ban cho rằng: “Câu là đơn vị ngơn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và
<i>bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự </i>
<i>đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình </i>
<i>thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất </i>
<i>bằng ngôn ngữ”. </i>


<i><b>1.3.1.2. Đặc trưng của câu </b></i>


<i><b>a. Đặc trưng về cấu trúc </b></i>


Về cấu trúc, trong câu có thể phân biệt bộ phận nịng cốt và bộ phận ngồi nòng cốt.
Nòng cốt là bộ phận giữ vai trị chính về cấu trúc và ý nghĩa, khơng thể lược bỏ trong
điều kiện tình huống nói năng bình thường. Ở dạng điển hình, nịng cốt câu thường do một
hoặc một số cụm chủ vị đảm nhiệm.



Ví dụ:


- Đèn điện lấp lánh như sao sa. (Nguyễn Minh)


<i>- Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thối vị. (Hồ Chí Minh) </i>


Ở dạng khơng điển hình, câu có thể do từ hoặc cụm từ đảm nhiệm. Ví dụ:
- Trời đất!


<i>- Thanh! </i>
<i>- Dạ! </i>


Bộ phận ngồi nịng cốt (bộ phận phụ) có tác dụng bổ sung, làm rõ nghĩa cho nòng cốt.
Ví dụ:


- <i><b>Ở đây, đất tốt, khí hậu lành. </b></i>


<i><b>b. Đặc trưng về ngữ nghĩa </b></i>


Về ngữ nghĩa, câu phải biểu đạt được một ý tương đối trọn vẹn, nói cách khác, câu phải
biểu đạt thơng báo, có thể kèm thái độ, tình cảm của người nói.


<i><b>c. Đặc trưng về hình thức </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

24
<b>1.3.1.3. Thành phần câu </b>


<i><b>a. Thành phần nòng cốt </b></i>



Thành phần nòng cốt của câu là những thành phần đảm bảo cho câu được trọn nghĩa và
thực hiện được chức năng giao tiếp, cả trong trường hợp câu tồn tại tách biệt với văn cảnh
hoặc hoàn cảnh sử dụng. Trong trường hợp bình thường, câu có hai thành phần nòng cốt
(thường gọi là hai thành phần chính): chủ ngữ và vị ngữ.


<b>- Chủ ngữ </b>


<b>+ Khái niệm: Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ chủ thể của hoạt </b>
động, đặc điểm, tính chất nêu ở vị ngữ.


<b>+ Đặc điểm: </b>


● Về nội dung: Chủ ngữ bổ sung cho vị ngữ ý nghĩa chủ thể, ý nghĩa của chủ ngữ có
quan hệ chặt chẽ với ý nghĩa của vị ngữ. Chẳng hạn, trong:


<i><b>Con mèo thật đáng yêu.</b></i> -> Con mèo: chủ thể của tính chất.


<i><b>Con mèo đang rình chuột. -> Con mèo: </b></i>chủ thể của hoạt động.


● Về hình thức: Chủ ngữ ln có khả năng thay thế bằng một từ nghi vấn (ai? cái gì?),
tức là có thể dựa vào vị ngữ để đặt câu hỏi cho chủ ngữ. Ví dụ:


<i><b>Hải đang đọc sách. -> Ai đang đọc sách? </b></i>


<i><b>Quyển sách này rất hiếm.</b></i> -> <i><b>Cái gì rất hiếm? </b></i>


● Về vị trí: Thơng thường, chủ ngữ đứng trước vị ngữ. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, trật tự từ có thể thay đổi. Ví dụ:


. Trong câu có vị ngữ là động từ tồn tại: Từ xa, tiến lại mấy bóng người.



. Khi muốn nhấn mạnh để làm nổi bật ý nêu ở vị ngữ: Trên mặt hồ, lướt nhẹ <i><b>mấy chiếc </b></i>
<i><b>thuyền mỏng manh của khách du lịch. </b></i>


. Trong thơ ca, do yêu cầu của nhịp điệu hay cảm xúc:
<i><b>Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều... </b></i>


<i><b>Đau đớn thay phận đàn bà... </b></i>


● Về tính xác định: Chủ ngữ thường có tính xác định, chỉ người hoặc sự vật đã biết
hoặc được giả định là đã biết đối với người nói, người nghe.


● Về phương tiện biểu hiện: Chủ ngữ thường biểu hiện bằng danh từ, cụm danh từ, đại
từ. Ngồi ra, chủ ngữ cịn có thể được biểu hiện bằng động từ, nhóm động từ, tính từ, nhóm
tính từ hoặc cụm chủ vị. Ví dụ:


<i><b>Viết văn rất khó. </b></i>


nhóm ĐT


<i><b>Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

25
<i><b>Bính ứa nước mắt khiến Năm phì cười. </b></i>


cụm C - V
<b>- Vị ngữ </b>


<b>+ Khái niệm: Vị ngữ là thành phần chính của câu chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất </b>
của sự vật nêu ở chủ ngữ.



<b>+ Đặc điểm: </b>


● Về nội dung: Một mặt, vị ngữ là yếu tố được xác định bởi ý nghĩa của chủ ngữ, mặt
khác, vị ngữ là yếu tố nêu nội dung thông báo cho sự vật nói đến ở chủ ngữ. Ý nghĩa của chủ
ngữ có quan hệ chặt chẽ với ý nghĩa của vị ngữ. Ví dụ: Em bé ốm nặng; Con khướu nhà tơi
<i>đang hót véo von. Ốm nặng và đang hót véo von là trạng thái hoạt động của sự vật nêu ở chủ </i>
ngữ, đồng thời phải phù hợp về nghĩa logic với chủ ngữ.


● Về hình thức: Vị ngữ cũng ln có khả năng thay thế bằng một từ nghi vấn (làm gì?
<i>như thế nào?), tức là có thể dựa vào chủ ngữ để đặt câu hỏi cho vị ngữ. Ví dụ: </i>


<i><b>Hải đang đọc sách. -> Hải đang làm gì? </b></i>


<i><b>Quyển sách này rất hiếm. -> Quyển sách này như thế nào? </b></i>
● Về vị trí: Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ.


● Về phương tiện biểu hiện: Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, nhóm động
từ, tính từ, nhóm tính từ hoặc cụm chủ vị. Ví dụ:


<i><b>Chúng ta là người Việt Nam. </b></i>


nhóm ĐT


<i><b>Cơ bé ấy tâm hồn rất trong sáng. </b></i>


cụm C - V


<i><b>b. Hai thành phần phụ của câu </b></i>



Thành phần phụ của câu là những thành phần nằm ngồi nịng cốt câu. Sự có mặt của
chúng, nhìn chung, khơng đóng vai trị quyết định đối với tính trọn vẹn về ý nghĩa và tính tự
lập về ngữ pháp của câu. Sau đây là hai trong ssố các thành phần phụ của câu.


<b>- Trạng ngữ </b>


<b>+ Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu bổ sung ý nghĩa về địa điểm, thời </b>
gian, nguyên nhân, mục đích, cách thức, tình huống... cho nịng cốt câu.


<b>+ Đặc điểm: </b>


● Về phương tiện biểu hiện: Trạng ngữ thường do danh từ, nhóm danh từ, động từ, nhóm
động từ, tính từ, nhóm tính từ (có quan hệ từ hoặc khơng) đảm nhiệm.


● Về vị trí: Trạng ngữ thường đứng đầu, có khi đứng giữa hay cuối câu.
Ví dụ: Giáp, hơm qua, đi câu cá cả ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

26


● Về hình thức: Trạng ngữ ngăn cách với nòng cốt câu bằng quãng ngắt nhỏ, được ghi
bằng dấu phẩy.


<b>- Phân loại trạng ngữ: Có thể dựa vào vai nghĩa để phân loại trạng ngữ. </b>
+ Trạng ngữ chỉ cảnh huống thời gian


<i><b>Hôm qua, Giáp đi câu cá. </b></i>(thời điểm)


<i><b>Đã hai ngày rồi, nó khơng ăn gì cả. </b></i>(thời đoạn)


+ Trạng ngữ chỉ cảnh huống khơng gian



<i><b>Ngồi sân, hai con mèo đang vờn nhau. </b></i>(vị trí)


<i><b>Ra bến xe, bác đi hướng này ạ. </b></i> (hướng đích)


+ Trạng ngữ chỉ cảnh huống nguyên nhân


<i><b>Vì mưa, họ đến muộn. </b></i>


+ Trạng ngữ chỉ cảnh huống điều kiện


<i><b>Nếu mưa, thì tơi sẽ khơng đến. </b></i>


+ Trạng ngữ chỉ cảnh huống nhượng bộ


<i><b>Tuy mưa, họ vẫn đến đông đủ cả. </b></i>


+ Trạng ngữ chỉ cảnh huống mục đích


<i><b>Để thi đỗ, tơi cần phải thật sự cố gắng. </b></i>


+ Trạng ngữ chỉ cảnh huống cách thức


<i><b>Rón rén và hồi hộp, cậu bé tiến lại gần con chuồn chuồn. </b></i>


+ Trạng ngữ chỉ cảnh huống phương tiện


<i><b>Bằng điện thoại, họ đã liên lạc được với nhau. </b></i>


<b>- Khởi ngữ (đề ngữ) </b>



Khởi ngữ là thành phần phụ của câu nhằm nêu lên chủ đề của câu nói. Nó thường đứng
ở đầu câu và có thể tách ra khỏi nịng cốt câu bằng từ thì, là hoặc một quãng ngắt (dấu phẩy).
Khởi ngữ thường có quan hệ với một bộ phận nào đó trong phần câu cịn lại. Ví dụ:


<i><b>Giàu, tơi cũng giàu rồi. Sang, tôi cũng sang rồi. </b></i>


Trong một số trường hợp, vị trí của khởi ngữ có thể đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ. Ví
dụ:


<i><b>Ơng ấy, thuốc không hút, rượu không uống. </b></i>


<i><b>c.Thành tố phụ trong đoản ngữ </b></i>


<i>c1. Bổ tố </i>


Bổ tố là thành tố phụ của từ, bổ sung, làm rõ nghĩa cho động từ, tính từ. Bổ tố có thể được
biểu hiện bằng một từ, một nhóm từ hoặc một cụm chủ vị.


Ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

27
<i><b>Tơi đang đọc cuốn sách dạy nấu ăn. </b></i>
<i><b>Tôi thấy anh ấy là người tốt. </b></i>


c2. Định tố


Định tố là thành tố phụ của danh từ, bổ sung, làm rõ nghĩa cho danh từ. Định tố có thể
được biểu hiện bằng một từ, một nhóm từ hoặc một cụm chủ vị. Ví dụ:



<i><b>Bức tranh ấy rất đẹp. </b></i>


<i><b>Bức tranh treo trên tường rất đẹp. </b></i>
<i><b>Bức tranh anh mua hôm qua rất đẹp. </b></i>
<b>1.3.1.4.Phân loại câu theo cấu trúc </b>


Dựa vào số lượng cụm chủ vị và số lượng cụm chủ vị nòng cốt, người ta chia câu thành
ba loại:


<b>* Câu đơn </b>


Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ vị làm nòng cốt, diễn tả trọn vẹn một nội dung hiện
thực. Ví dụ:


<i>Hơm nay, tôi // đi Hà Nội. </i>
<i> C V </i>
TN


Mơ hình tiêu biểu của câu đơn: C - V: Em bé đã ngủ.
<b>* Câu phức phành phần </b>


Câu phức thành phần là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên trong đó chỉ có một cụm chủ vị
làm nịng cốt, một hoặc một số cụm chủ vị khác làm thành phần.


Phân loại:


- Câu phức thành phần chủ ngữ: <i><b>Mĩ thua đã rõ ràng; Cách mạng tháng Tám thành </b></i>


<i><b>công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. </b></i>



- Câu phức thành phần vị ngữ: Chị Hồng tay đau; Xe này máy hỏng rồi; Sơng Thương


<i><b>nước chảy đơi dịng. </b></i>


<b>- </b>Câu phức thành phần bổ ngữ: Ngủ một giấc dậy, tơi đã thấy dì mang chõ bánh lên.
(Ngơ Văn Phú); Lão Hạc sợ nó vấy bẩn. (Nam Cao).


- Câu phức thành phần định ngữ: Khi tôi học lớp 3, anh ấy đã vào đại học; Từ chỗ anh


<i><b>đứng, chúng tôi đều thấy rõ. </b></i>


- Câu phức thành phần trạng ngữ: <i><b>Tay xách nón, chị ấy bước lên thềm. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

28


Câu ghép là câu chứa hai hoặc hơn hai kết cấu chủ vị, trong đó khơng kết cấu chủ vị nào
bao kết cấu chủ vị nào; mỗi kết cấu chủ vị diễn đạt một sự việc và các sự việc này có quan hệ
với nhau theo những mối quan hệ nào đó.


Phân loại: Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp khái quát giữa các vế trong câu ghép, có thể
chia câu ghép thành hai loại:


- Câu ghép chính phụ: là câu ghép có quan hệ chính phụ giữa hai vế câu. Sự việc nêu ở
vế phụ là cảnh huống của sự việc nêu ở vế chính. Ngồi quan hệ từ phụ thuộc đứng ở đầu vế
phụ, còn có thể có một quan hệ từ khác đứng ở đầu vế chính, làm thành cặp quan hệ từ. Trật
tự thường có ở câu ghép chính phụ là vế phụ trước, vế chính sau (phản ánh phép suy lí logic).
Ví dụ:


<i>Vì trời mưa nên chúng tơi đi học muộn. </i>



<i>Để con cái cố gắng học tập, chúng ta phải làm gương. </i>
- Câu ghép liên hợp:


+ Câu ghép liên hợp có quan hệ từ: là câu ghép sử dụng các quan hệ từ bình đẳng như:
<i>và, mà, cịn, nhưng, song, hay, hay là... Ví dụ: </i>


<i>Lan tưới rau cịn Mai bắt sâu. </i>
<i>Mình đọc hay tôi đọc? </i>


+ Câu ghép qua lại: là những câu ghép liên hợp sử dụng các cặp phụ từ hô ứng hay các
cặp đại từ phiếm định - xác định hơ ứng. Ví dụ:


<i>Họ vừa đi vừa hát. </i>


<i>Mình cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu. </i>


+ Câu ghép chuỗi: là câu ghép khơng có từ liên kết, các vế tách khỏi nhau bằng dấu
phẩy. Ví dụ:


<i>Mưa tạnh, mọi người đổ ra đường. </i>
<i>Hơm qua trời mưa, hôm nay trời nắng. </i>


<b>BÀI TẬP </b>


1. Phân tích những đặc trưng cơ bản của câu và cho ví dụ minh họa.


2. Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa câu đơn và câu phức thành phần, câu phức thành
phần và câu ghép, câu đơn và câu ghép. Lấy ví dụ minh họa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

29



4. Phân tích và phân loại về cú pháp các câu sau:
<i>- Cuốn sách tôi vừa mua rất hay. </i>


<i>- Nhân dân ta rất anh hùng. </i>


<i>- Gái Quảng Bình khí khách đọ Trường Sơn. </i>
<i><b>- Tơi tin điều anh nói là sự thực. </b></i>


<i>- Nước có thể trơi đi, nước có thể về biển cả, nhưng núi sơng cịn lại ngàn đời xanh tươi. </i>
<b>1.3.2. Chữa các lỗi thông thường về câu </b>


<b>1.3.2.1. Lỗi về ngữ pháp (về cấu tạo câu, trật tự thành phần trong câu, dấu câu) </b>


<i><b>a. Lỗi về cấu tạo câu do nhầm lẫn các thành phần câu </b></i>


<b>● Thiếu CN do nhầm lẫn TN với CN </b>


Ví dụ: Trong tình bạn có thể dẫn đến tình yêu, với nhiều sắc thái và cung bậc khác nhau.
Phân tích:


- Lỗi của câu: thiếu CN. Ở đây trong tình bạn là trạng ngữ nên nó khơng thể giữ vai trị
chủ ngữ. Điều đó có nghĩa là người đọc không xác định được ai hay cái gì là chủ thể của hành
động dẫn đến.


- Nguyên nhân: nhầm TN với CN


- Cách chữa: Biến TN thành CN bằng cách bỏ từ trong. Câu sẽ có mơ hình đúng: CN -
VN.



- Câu đúng: Tình bạn có thể dẫn đến tình u, với nhiều sắc thái và cung bậc khác nhau.
<i><b>● Thiếu CN do nhầm lẫn ĐT với CN </b></i>


Ví dụ: Trong suy nghĩ của cha mẹ nào cũng đều mong muốn con mình học tập tốt.
Phân tích:


- Lỗi của câu: thiếu CN. Chủ thể của mong muốn là <i>cha mẹ. Người viết muốn đặt cha </i>
<i>mẹ là CN của câu. Tuy nhiên, thực chất ở trong câu nó chỉ là ĐT của danh từ suy nghĩ. </i>


- Nguyên nhân: nhầm ĐT với CN.


- Cách chữa: Biến ĐT thành CN bằng cách bỏ kết từ của thay bằng dấu phẩy (,) ngăn
TN với nòng cốt câu.


- Câu đúng: Trong suy nghĩ, cha mẹ nào cũng đều mong muốn con mình học tập tốt.
<b>● Thiếu CN do nhầm lẫn BT với CN </b>


Ví dụ: Nói đến Nam Cao là tác giả của “Chí Phèo”.
Phân tích:


- Lỗi của câu: thiếu CN. Tác giả của Chí Phèo là Nam Cao. Người viết muốn đặt Nam
Cao là CN của câu. Song trong câu này Nam Cao chỉ là BN của cụm động từ nói đến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

30


C1: Bỏ cụm động từ nói đến, câu sẽ có mơ hình đúng: CN - VN
C2: Thêm động từ tương ứng cho VN.


- Câu đúng: Nam Cao là tác giả của “Chí Phèo”.



<i> Nói đến Nam Cao là nói đến tác giả của “Chí Phèo”. </i>
<b>● Thiếu VN do nhầm lẫn ĐT với VN </b>


Ví dụ: Nỗi nhớ trong tình yêu mà Xuân Diệu so sánh với vết thương.
Phân tích:


- Lỗi của câu: thiếu VN. Sau mà là một cụm C - V làm định tố cho nỗi nhớ trong tình
<i>yêu. </i>


- Nguyên nhân: nhầm ĐT với VN.
- Cách chữa:


C1: Biến ĐT thành VN bằng cách thay từ mà bằng từ được.
C2: Thêm cho câu một VN.


- Câu đúng: <i>Nỗi nhớ trong tình yêu được Xuân Diệu so sánh với vết thương./ Nỗi nhớ </i>
<i>trong tình yêu mà Xuân Diệu so sánh với vết thương luôn trở đi trở lại trong thơ ông. </i>


<b> ● Thiếu VN do nhầm lẫn phụ chú ngữ với VN </b>


Ví dụ: Nguyễn Trãi, một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà ngoại
<i>giao thiên tài, một nhà văn hóa lớn của dân tộc. </i>


Phân tích:


- Lỗi của câu: thiếu VN. Những cụm danh từ xuất hiện sau Nguyễn Trãi khơng phải là
VN của câu. Chúng chỉ đóng vai trị là thành phần giải thích, làm rõ nghĩa cho chủ ngữ Nguyễn
<i>Trãi của câu. </i>


- Nguyên nhân: nhầm phụ chú ngữ với VN.



- Cách chữa: thay dấu phẩy (,) sau Nguyễn Trãi bằng động từ là.


- Câu đúng: Nguyễn Trãi là một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một
<i>nhà ngoại giao thiên tài, một nhà văn hóa lớn của dân tộc. </i>


<b>● Thiếu nòng cốt câu do nhầm thành phần phụ với nịng cốt </b>


Ví dụ: Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, một
<i>dân tộc đã bao lần anh dũng đứng dậy lập nên những trang sử vẻ vang. </i>


Phân tích:


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

31


- Câu đúng: Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam đã
<i>bao lần anh dũng đứng dậy lập nên những trang sử vẻ vang. </i>


Với dạng lỗi này, trong nhiều trường hợp, tùy theo ngữ cảnh và ngữ nghĩa của câu,
chúng ta cịn có thể sửa bằng một cách khác: đó là thêm cả nịng cốt câu.


<i><b>b. Lỗi thiếu những bộ phận phụ cần thiết </b></i>


<b>* Câu thiếu bổ tố bắt buộc </b>


Ví dụ: Ở đây họ đã gặp gỡ và chia sẻ.
Phân tích:


- Lỗi của câu: Động từ chia sẻ là một ngoại động từ, đòi hỏi phải có bổ ngữ chỉ đối tượng
của hành động đi kèm. Như vậy, câu mới đúng ngữ pháp và rõ nghĩa. Lỗi của câu trên là thiếu


bổ ngữ bắt buộc.


- Câu đúng: Ở đây, họ đã gặp gỡ và chia sẻ cùng nhau mọi niềm vui, nỗi buồn.
<b>* Câu thiếu định tố bắt buộc </b>


Ví dụ: Cơ khơng quản đường xá khó khăn, dốc cao rừng vắng, đến những bản để vận
<i>động con em đồng bào Mèo đi học. </i>


Phân tích:


- Lỗi của câu: Khi dùng phó từ chỉ số lượng những đi trước, danh từ bản địi hỏi phải có
yếu tố phụ xác định đi sau nó. Lỗi của câu trên là thiếu định tố bắt buộc.


- Câu đúng: Cô khơng quản đường xá khó khăn, dốc cao rừng vắng, đến những bản xa
<i>xôi, hẻo lánh để vận động con em đồng bào Mèo đi học. </i>


Trường hợp này cịn có thể thay <i>những bằng các, vì các cũng chỉ số nhiều như những </i>
nhưng không bắt buộc danh từ phải được xác định.


<b>* Câu thiếu loại từ </b>


Trong tiếng Việt, ngoài một số thành ngữ, tục ngữ, câu đố không dùng loại từ (ba chân
<i>bốn cẳng, ba đầu sáu tay, trăm voi không được bát nước xáo...), các danh từ thường có loại </i>
từ đi kèm. Ví dụ: <i><b>cái lá, tấm gỗ, con cá, quyển sách</b></i>... Vì thế, những câu sau được coi là mắc
lỗi thiếu loại từ:


- Chỉ trong một buổi sáng, cô ấy đã đọc hai sách.
- Cho tôi xem cá kia.


<i><b>c. Lỗi thừa thành tố phụ </b></i>



Ví dụ: Cuốn sách này rất hay lắm.


Hai phó từ rất và lắm không thể cùng xuất hiện để chỉ mức độ của một tính từ trong một
câu. Vì thế câu trên mắc lỗi thừa phó từ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

32


Câu trên đã có định tố nào phù hợp với từ cũng ở vị ngữ, vì thế chỉ cần bỏ phó từ mỗi,
ta sẽ có câu đúng.


<i><b>d. Lỗi thiết lập sai cấu trúc câu ghép và câu phức </b></i>


Ví dụ: Vì cậu khóc làm anh ấy bối rối.
Phân tích:


- Lỗi của câu: nhầm một vế của câu ghép với CN của câu phức.
Mơ hình câu ghép chính phụ là: Vì CV nên CV.


Cấu tạo của câu trên: Vì CV làm CV.


<i>Vì CV là một vế của câu ghép; làm CV là một cụm động từ có vai trị làm VN trong câu </i>
phức thành phần.


- Cách chữa:


C1: Biến một vế của câu ghép thành CN của câu phức thành phần.


C2: Giữ nguyên một vế của câu ghép, biến VN của câu phức thành phần thành vế thứ
hai của câu ghép bằng cách thay động từ làm bằng quan hệ từ nên.



- Câu đúng: Cậu khóc làm anh ấy bối rối.
<i> Vì cậu khóc nên anh ấy bối rối. </i>


<i><b>đ. Lỗi về trật tự từ </b></i>


Các từ của tiếng Việt khi được dùng trong câu khơng có sự biến đổi hình thức để thể
hiện các quan hệ. Vì thế, trật tự sắp xếp các từ, các thành phần câu, các bộ phận câu là một
phương thức biểu hiện quan hệ trong câu. Nếu sắp xếp khơng thích hợp thì câu có thể sai
nghĩa hoặc tối nghĩa, vơ nghĩa hay mơ hồ về nghĩa.


Ví dụ: Nếu khơng bị trừng trị kịp thời, sẽ gia tăng tội ác.
Phân tích:


- Lỗi của câu: Cách sắp xếp trật tự từ như trên khiến câu trở nên mơ hồ về nghĩa.
<i>- Cách chữa: Sắp xếp lại trật tự từ để câu rõ ràng hơn. </i>


- Câu đúng: Nếu không bị trừng trị kịp thời, tội ác sẽ gia tăng.


<i><b>e. Lỗi về dấu câu </b></i>


<b>● Khái lược về dấu câu trong tiếng Việt </b>


Dấu câu là phương tiện ngữ pháp được dùng trong chữ viết để biểu thị một nghĩa nào
đó của câu (nghi vấn, cảm thán, tường thuật, mệnh lệnh) và để chỉ ra ranh giới giữa các câu,
giữa các thành phần câu.


- Dấu chấm (.): đứng ở cuối câu tường thuật (câu kể).


Ví dụ: Dịng sơng lào xào sóng vỗ. Gió chạy loạt soạt trong cỏ. Trăng đã cao. Đêm đã


<i>khuya lắm. (Nguyễn Đình Thi) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

33
Ví dụ: Năm nay, cậu bao nhiêu tuổi?


Dấu chấm hỏi được đặt trong ngoặc đơn để thể hiện sự hồi nghi.


Ví dụ: Vậy mà vị trưởng phịng nọ khẳng định ơng ta không hề hay biết về chuyện này
<i>(?). </i>


- Dấu chấm than (!): dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến.
Ví dụ: Đẹp vơ cùng Tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu)


Hãy giúp họ kéo dài thêm sự sống!


Bên cạnh đó, dấu chấm than cịn được dùng trong cả câu gọi và đáp.
Ví dụ: - Thanh! Dạ!


Nếu dấu chấm than được dùng trong ngoặc đơn (có thể được kèm với dấu chấm hỏi) thì
nó sẽ biểu đạt sắc thái ngạc nhiên hay mỉa mai, châm biếm.


Ví dụ: Một giám đốc bệnh viện nói rằng tình trạng xuống cấp của các cơ sở y tế cũng
<i>giống như bệnh ung thư, chưa có thuốc chữa (!). </i>


- Dấu phẩy (,): dùng để phân cách các vế câu, các thành phần cùng loại hay nòng cốt
câu với các thành phần phụ.


Ví dụ: Cơm áo, vợ con, gia đình bó buộc y.


- Dấu chấm phẩy (;): được dùng để phân cách các vế câu đã trọn vẹn về mặt cú pháp


nhưng vẫn có quan hệ ý nghĩa khăng khít với nhau (khiến người ta không muốn tách chúng
thành các câu độc lập), hoặc để phân cách các phần có quan hệ đẳng lập mà ở đó dấu phẩy đã
được sử dụng.


Ví dụ: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng;dân tộc nào cũng có quyền
<i>sống, quyền sung sướng và quyền tự do. (Hồ Chí Minh) </i>


- Dấu chấm lửng (...): có thể đứng ở cả ba vị trí: đầu, giữa và cuối câu với các chức năng
như biểu thị lời nói bị ngắt quãng do xúc động; biểu thị sự liệt kê chưa hết; biểu thị sự lược
bớt những phần nào đó ở phía trên; làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của
những từ ngữ mang nội dung bất ngờ...


Ví dụ: Tuy chỉ ở Hà Nội có hai ngày nhưng tơi đã có dịp đi khá nhiều nơi: Lăng Bác
<i>Hồ, Văn Miếu, Hồ Tây... </i>


- Dấu gạch ngang (-): dùng để phân biệt các thành phần chêm xen, báo hiệu bắt đầu lời
đối thoại, biểu thị sự liệt kê, sự liên danh, diễn đạt ý “từ... đến...”


Ví dụ: Tây Bắc - một hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc - đang chờ đón chúng ta, vẫy gọi
<i>chúng ta. </i>


- Dấu hai chấm (:): dùng để chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh, chú giải cho
phần đứng trước hoặc báo hiệu một sự liệt kê.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

34


- Dấu ngoặc đơn (): dùng để phân cách phần chú thích với các phần khác hay đóng
khung bộ phận chỉ nguồn gốc lời trích dẫn.


Ví dụ: Đảng Lao động Việt Nam (trước kia là Đảng Cộng sản Đông Dương) luôn luôn


<i>giương cao và giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và giải phóng các tầng lớp lao động. (Hồ </i>
Chí Minh)


- Dấu ngoặc kép (“”): dùng để đánh dấu lời trích dẫn trực tiệp; đóng khung tên riêng, tên
tác phẩm; đánh dấu các từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác...


Ví dụ: Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng khơng làm ra được một
<i>tấc sắt. (Thép Mới) </i>


<b>● Một số lỗi thông thường về dấu câu </b>
<b>a) Dùng sai dấu câu </b>


Ví dụ 1:


- Khi bị tiêu chảy, uống nước muối pha đường không được uống kháng sinh.
<i>- Bà than rằng:“Ơng khơng quan tâm đến bà”. </i>


Trong ví dụ thứ nhất, do thiếu một dấu phẩy cho nên câu văn khá mơ hồ về nghĩa. Người
đọc không hiểu phải uống nước muối pha đường hay uống kháng sinh khi bị tiêu chảy. Nên
chữa lại thành: Khi bị tiêu chảy, uống nước muối pha đường, không được uống kháng sinh.


Cịn trong ví dụ thứ hai, chúng ta thấy dấu ngoặc kép được dùng khơng đúng vì đây là
câu dẫn gián tiếp (câu tường thuật). Chữa lại: Bà than rằng ơng khơng quan tâm đến bà.


Ví dụ 2:


- Bây giờ thì tơi đã hiểu vì sao lão khơng muốn bán con chó vàng của lão?


<i>- Đồng thời chị có cái mực thước bẩm sinh của người phụ nữ Việt Nam - từ tốn, chân </i>
<i>thành. </i>



Ở ví dụ đầu tiên, dấu chấm hỏi khơng thích hợp vì đây là một câu tường thuật: nó chỉ kể
lại sự việc mà khơng u cầu ai phải trả lời điều gì. Do đó, cần dùng dấu chấm.


Cịn trong ví dụ thứ hai, từ tốn, chân thành là phần thuyết minh, chú giải cho phần đứng
trước, cho nên cần thay dấu gạch ngang bằng dấu hai chấm.


<b>b) Dùng thiếu hay thừa dấu câu </b>


Ngoài những lỗi về dấu câu như đã nêu, người dùng cịn có thể mắc các lỗi về dấu câu
khác như: không đánh dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc, không đánh dấu cần thiết để ngắt các
bộ phận của câu; đánh dấu ngắt câu ở chỗ câu chưa kết thúc,...


Ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

35


<i>- Từ thành công của những tụ điểm này các “lị” luyện sao ra đời nhành chóng ồ ạt </i>
<i>chiêu sinh. </i>


<i>- Năm ngối, vì q gấp gáp. Vé lại hết nhanh nên chúng tớ không thể mua đủ vé cho </i>
<i>tất cả mọi người. </i>


Ví dụ đầu là hai câu, người viết đã dùng thiếu một dấu ngắt câu sau từ tớ. Câu tiếp theo
thiếu dấu phảy tách thành phần trạng ngữ khỏi nòng cốt câu và một dấu phảy ngăn cách giữa
hai vị ngữ. Ở câu cuối, người viết đã dùng dấu chấm khi câu chưa kết thúc.


Các câu cần sửa dấu như sau:


<i>- Từ thủ đơ vào Sài Gịn, chỉ có một người bạn duy nhất vẫn đồng hành cùng tớ. Chính </i>


<i>là Hoa Học Trị đó! </i>


<i>- Từ thành cơng của những tụ điểm này, các “lò” luyện sao ra đời nhành chóng, ồ ạt </i>
<i>chiêu sinh. </i>


<i>- Năm ngối, vì q gấp gáp, vé lại hết nhanh nên chúng tớ không thể mua đủ vé cho </i>
<i>tất cả mọi người. </i>


<b>1.3.2.2. Lỗi về ngữ nghĩa </b>


Những câu mắc lỗi về ngữ nghĩa là những câu vẫn có mơ hình ngữ pháp phù hợp với
mơ hình ngữ pháp của câu chuẩn nhưng giữa các thành phần câu hoặc vế câu không có sự
phù hợp về mặt ngữ nghĩa.


<i><b>a. Lỗi vi phạm quan hệ logic </b></i>


<b>● Vi phạm khả năng kết hợp ngữ nghĩa giữa CN và VN </b>


Ví dụ: Cửa vừa mở, một làn sóng các chàng trai bước vào phịng.
Phân tích:


CN là một nhóm danh từ, trong đó <i>làn sóng là danh từ trung tâm của CN. Danh từ này </i>
không kết hợp được với động từ bước là động từ chính của vị ngữ.


- Lỗi của câu: Vi phạm khả năng kết hợp ngữ nghĩa giữa CN và VN
- Cách chữa: thay bước bằng tràn, ùa, xô...


<b>● Vi phạm khả năng kết hợp ngữ nghĩa giữa TN và CN </b>


Ví dụ: Đọc tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, Tơ Hồi đã miêu tả rất thành công con người


<i>và cuộc sống ở Tây Bắc. </i>


Phân tích:


Tơ Hồi chỉ là chủ thể của hành động “miêu tả” ở nòng cốt câu chứ không phải là chủ
thể của hành động “đọc” ở trạng ngữ.


- Lỗi của câu: Vi phạm khả năng kết hợp ngữ nghĩa giữa TN và CN
- Cách chữa:


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

36


C2: Thay đọc bằng trong để giữ nguyên nòng cốt câu.


<b>● Vi phạm khả năng kết hợp ngữ nghĩa giữa hai vế của câu ghép </b>


Ví dụ: Tuy anh rất xót thương đứa bé nhưng anh cũng vô cùng căm phẫn trước hành
<i>động dã man của bọn buôn người bất lương. </i>


Phân tích:


Quan hệ từ nhưng ln thể hiện sắc thái tương phản giữa các vế đứng trước và sau nó.
Song, trong ví dụ trên, hai vế câu rất xót thương đứa bé và <i>vô cùng căm phẫn trước hành </i>
<i>động dã man lại không hề tương phản, mà ngược lại, dung hòa nhau như hai biểu hiện của </i>
cùng một trạng thái tình cảm hoặc cùng một thái độ.


- Lỗi của câu: Vi phạm khả năng kết hợp ngữ nghĩa giữa hai vế của câu ghép.
- Cách chữa: thay tuy... nhưng... bằng cặp quan hệ từ càng... càng...


<i><b>b. Lỗi phản ánh sai thực tế khách quan </b></i>



“Thực tế khách quan” ở đây là những điều nằm trong tầm hiểu biết chung của xã hội, và
do vậy, người ta có thể kiểm chứng ngay độ xác thực của thông tin được biểu đạt qua ngôn từ
của người viết.


Ví dụ: Tháng năm thơm ngát mùi hoa sữa, rợp trời hoa phượng đỏ.
Câu trên có điểm vơ lí là tháng năm khơng thể nào có hoa sữa được.


Hoặc: Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi quân Minh giành lại nền độc
<i>lập cho Tổ quốc. </i>


Câu này phản ánh sai thực tế khách quan vì Trần Hưng Đạo khơng lãnh đạo nhân dân
<i>đánh đuổi quân Minh mà là quân Nguyên Mông. </i>


Như vậy, việc chữa những câu mắc lỗi phản ánh sai thực tế khách quan thực chất là chữa
những kiến thức sai, những hiểu biết không đúng, khơng chính xác.


<b>BÀI TẬP </b>
Chỉ ra lỗi và nêu cách sửa những câu sau:


<i>1. Qua phong trào chạy việt dã của báo Tiền Phong cho thấy sức sống của tuổi trẻ Việt </i>
<i>Nam. </i>


<i>2. Bằng trí tuệ thơng minh sắc bén của người dân lao động đã đấu tranh trực tiếp chống </i>
<i>lại chế độ phong kiến bạo tàn. </i>


<i>3. Anh Hai trong trạng thái bị kích động sau khi nghe q nhiều lời nói xấu vợ mình. </i>
<i>4. Dân tộc ta, một dân tộc văn hiến, với truyền thống đạo đức có bề dày lâu đời. </i>
<i>5. Học tập, nhu cầu của bất kì ai nếu muốn tồn tại trong chính cộng đồng của mình. </i>
<i>6. Anh công an đuổi theo tên cướp đang chạy trên đường phố. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

37
<i>9. Tay nó cầm cuốn sách, bước vội ra sân. </i>


<i>10. Bố đi xa, mẹ ở nhà viết thư rồi bế nó ra bưu điện, bỏ vào thùng thư. </i>


<i>11. Con đường dẫn chiếc xe lượn sát bờ vực, đâm xuyên qua cánh rừng thông rồi 15 </i>
<i>phút sau từ từ đỗ trước cổng một vi la xinh xắn. </i>


<i>12. Mặc dù chị Út Tịch yêu thương chồng con sâu sắc nhưng chị rất căm thù bọn cướp </i>
<i>nước. </i>


<i>13. Vì tục ngữ thiên về trí tuệ nên ca dao thiên về tình cảm. </i>


<i>14. Cũng con chó trên cắn anh Nguyễn Văn Bính uống thuốc ông lang Hào đầy đủ, hiện </i>
<i>nay vẫn sống. </i>


<i>15. Ném tung tiền vào mặt tên quan đốn mạt, ta thấy chị Dậu có sức phản kháng mạnh </i>
<i>mẽ không ngờ. </i>


<i>16. Là một nhà thơ, Xuân Diệu và Huy Cận đều cảm nhận sự đổi thay của đất trời một </i>
<i>cách tinh tế. </i>


<i>17. Học văn là một môn học không thể thiếu đối với học sinh. </i>


<i>18. Khả năng kết hợp của các phó từ chỉ lượng ở phía trước và các từ ở phía sau của </i>
<i>danh từ là một từ loại lớn trong tiếng Việt dùng để định danh các sự vật, hiện tượng. </i>


<i>19. Tôi đi trước hay là anh đi sau? </i>



<i>20. Ngoài những giá trị nêu trên, văn học hiện thực phê phán cũng còn một số hạn chế. </i>
<i>21. Mượn cuộc đời Tiểu Thanh để nói về cuộc đời của mình, người đọc nhận ra Nguyễn </i>
<i>Du là con người giàu lòng trắc ẩn. </i>


<i>22. Trong tác phẩm Thủy Hử, hình ảnh những người anh hùng Lương Sơn đã phản </i>
<i>kháng lại sự bất công trong xã hội. </i>


<i>23. Thưởng thức chèo cổ là một loại hình văn nghệ dân gian ở Việt Nam. </i>


<i>24. Từ lịng u nước nồng nàn đã thơi thúc người chiến sĩ nghĩa quân cầm vũ khí đứng </i>
<i>lên chiến đấu chống giặc. </i>


<i>25. Trước nguy cơ Tổ quốc bị xâm lược đã buộc nhân dân ta phải cầm vũ khí sẵn sàng </i>
<i>chiến đấu. </i>


<i>26. Để đạt được kết quả đó khơng phải là điều dễ dàng. </i>


<i>27. Từ những điều trình bày trên đây cho phép rút ra một số kết luận. </i>
<i>28. Qua kiểm tra đã cho thấy rõ điều đó. </i>


<i>29. Nói đến nền văn học Việt Nam là một nền văn học vô cùng phong phú. </i>
<i>30. Về bản chất của Hoạn Thư là một kẻ độc ác. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

38


<i>33. Qua bài thơ Mời trầu giúp ta nhận ra một Hồ Xuân Hương rất đằm thắm, dịu dàng </i>
<i>và tình tứ. </i>


<i>34. Khi Na va chọn Điện Biên Phủ xây dựng thành tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ </i>
<i>kiên cố để sẵn sàng quyết chiến với ta ở đây. </i>



<i> 35.Với bút pháp tài tình của Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành cơng nhân vật </i>
<i>Nguyệt. </i>


36. Nói đến sinh viên là đội ngũ trí thức tương lai của đất nước.
<i>37. Những đoàn viên mới được kết nạp Đảng tại Chi bộ. </i>


<i>38. Nguyễn Viết Xuân, người anh hùng liệt sĩ nổi tiếng với câu nói cịn vang mãi trên </i>
<i><b>trận địa: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. </b></i>


<i> 39. Trong truyện “Lạy cụ Đề ạ” cho ta thấy sự thông minh của người dân lao động. </i>
40. Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời tổ quốc đến những
<i>bà mẹ chèo đò anh dũng trên dịng sơng đầy bom đạn. </i>


<i>41. Con ruồi là giống hiểm nguy </i>
<i> Cái chân của nó rất vi trùng nhiều. </i>
<i> 42. Bởi tôi không làm kịp nhờ anh làm giúp tôi. </i>


<i> 43. Trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước nhân chuyến thăm Đông Nam Á. </i>
<i>44. Để hồn thiện cơng trình, anh mua cho tơi ba sắt. </i>


<i>45. Phong trào phụ nữ TP Thái Nguyên luôn luôn là đơn vị tiên tiến của Hội phụ nữ </i>
<i>tỉnh. </i>


<i>46. Do cuộc sống buông thả, những tệ nạn như: rượu chè, cờ bạc, ma túy đã nhiễm vào </i>
<i>một số bộ phận sinh viên. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

39
<b>Chương 2 </b>



<b> RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TIẾP NHẬN VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN </b>


<b>2.1. Khái quát về văn bản </b>
<b>2.1.1 Khái niệm </b>


Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, chủ yếu tồn tại ở dạng viết,
thường là tập hợp các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, hồn chỉnh về hình thức, có tính liên
kết chặt chẽ và hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định. (Bùi Minh Tốn)


<b>2.1.2. Các đặc trưng </b>
<b>2.1.2.1. Tính chỉnh thể </b>


Văn bản là một sản phẩm ngôn ngữ mang tính chỉnh thể, có nghĩa phải là một khối thống
nhất cả về hình thức lẫn nội dung.


<i><b>a. Trọn vẹn về nội dung </b></i>


- Văn bản dù dài hay ngắn cũng trình bày được một nội dung trọn vẹn khiến người đọc
tiếp nhận được nội dung thông báo: yêu cầu, sự việc, tư tưởng hay tình cảm của người viết.


- Tất cả các câu trong văn bản đều tập trung thể hiện một chủ đề nhất định. Chủ đề này
có thể được phát triển qua những chủ đề bộ phận nhưng toàn văn bản vẫn đảm bảo tính nhất
quán về chủ đề chung.


- Tồn bộ nội dung của văn bản có thể khái qt thành một tiêu đề.


<i><b>b. Hồn chỉnh về hình thức </b></i>


- Không thể thêm, bớt hay đảo tùy tiện các câu, đoạn trong văn bản.



- Có ranh giới rõ ràng thể hiện bằng các dấu hiệu định biên (tiêu đề, ngày, tháng...)
<b>2.1.2.2. Tính liên kết </b>


Để đạt được mục đích giao tiếp nhất định, giữa các đơn vị bộ phận phải có mối quan hệ
qua lại chặt chẽ. Nó được biểu hiện ở hai phương diện: nội dung và hình thức. Nếu thiếu tính
liên kết, văn bản sẽ mắc lỗi: lạc đề, mâu thuẫn các ý...


<b>2.1.2.3. Tính mục đích </b>


Mỗi một văn bản ln hướng đến mục đích giao tiếp nhất định. Mục đích đó được thể
hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Mục đích của văn bản qui định việc lựa chọn các chất liệu nội
dung cũng như việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ.


<b>2.1.3. Giản yếu về một số loại văn bản </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

40


cách chức năng): văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản chính luận, văn bản báo chí,
văn bản nghệ thuật, văn bản sinh hoạt.


<b> 2.1.3.1. Văn bản khoa học </b>


<i><b>a. Chức năng </b></i>


Là loại văn bản dùng trong lĩnh vực hoạt động khoa học, văn bản khoa học có chức
năng thơng báo. Đó là chứng minh, phân tích, suy luận, lý giải, nhận xét, đánh giá,... những
qui luật của hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội. Nó bao gồm các loại văn bản chuyên sâu
(luận án, luận văn, các cơng trình khoa học,...), các văn bản khoa học giáo khoa (trong các
sách giáo khoa hoặc tài liệu dạy học ở trường phổ thông), các văn bản phổ cập khoa học (các
bài báo, tài liệu phổ biến, truyền thụ một cách sơ giản và dễ hiểu về kiến thức khoa học,...)



<i><b>b. Đặc trưng </b></i>


- Trừu tượng- khái quát cao.
- Tính logic, nhất quán chặt chẽ.


- Tính chính xác, khách quan, rõ ràng, tường minh, khơng mơ hồ.


- Tính súc tích, ngắn gọn, khơng chứa đựng những thơng tin dư hoặc nhiễu.


<i><b>c. Đặc điểm ngôn ngữ </b></i>


- Từ vựng:


<b>+ Văn bản khoa học sử dụng nhiều các thuật ngữ chuyên ngành, các từ ngữ khoa học </b>
chung, cũng như các từ ngữ trừu tượng.


<b>+ Từ ngữ mang tính đơn nghĩa và trung hịa về sắc thái biểu cảm. </b>


<b>+ Từ loại được dùng nhiều hơn cả là: danh từ. Đại từ trong văn bản khoa học thường </b>
dùng là ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất số nhiều.


- Cú pháp:


+ Câu đơn giản, có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng.


+ Loại câu phổ biến: ghép chính phụ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vế câu được tách
thành câu độc lập. Trong văn bản khoa học, nhiều câu vắng chủ ngữ hay chủ ngữ khơng xác
định cịn gọi là câu vô nhân xưng.



+ Thứ tự các thành phần câu, từ ngữ trong câu chủ yếu theo dạng chuẩn của tiếng Việt.
- Kết cấu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

41


khảo, từng phần nói trên lại phải đáp ứng một loạt các u cầu có tính bắt buộc khác. (Ví dụ:
Phần mở đầu của một luận văn phải bao gồm những nội dung sau: 1. Lý do chọn đề tài; 2.
Lịch sử vấn đề; 3. Đối tượng nghiên cứu; 4. Phương pháp nghiên cứu...)


<b>2.1.3.2.Văn bản chính luận </b>


<i><b>a. Chức năng </b></i>


Là loại văn bản trình bày những ý kiến có tính chất bình luận, đánh giá về các vấn đề,
sự kiện thời sự nóng hổi trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,.... Văn bản chính
luận có chức năng tun truyền, thuyết phục, lơi cuốn, động viên. Nó bao gồm các văn bản:
hiệu triệu, kêu gọi, cương lĩnh, tuyên ngôn, các bài bình luận, xã hội trên các phương tiện
thơng tin đại chúng hoặc các tham luận hội nghị...


<i><b>b. Đặc trưng </b></i>


Các đặc trưng cơ bản của văn bản chính luận là tính bình giá cơng khai, tính lập luận
chặt chẽ và tính truyền cảm mạnh mẽ. Văn bản chính luận ln thể hiện một cách rõ ràng và
trực tiếp thái độ của tác giả đối với vấn đề hay sự kiện. Chúng thuyết phục người đọc (người
nghe) vừa bằng lý luận sắc bén, dẫn chứng xác thực được sắp xếp theo một trình tự logic cao;
vừa bằng cảm xúc chân thành của người viết thơng qua các cách diễn đạt sinh động, giàu
hình ảnh.


<i><b>c. Đặc điểm ngơn ngữ </b></i>



- Từ vựng: Ngồi lớp từ tồn dân, văn bản chính luận cịn dùng cả lớp từ có tính chất
thuật ngữ của các ngành khoa học, tùy thuộc kiểu văn bản: nghị luận chính trị hay kinh tế,
văn hóa... Bên cạnh đó, văn bản chính luận cịn sử dụng các đơn vị từ ngữ giàu màu sắc tu từ
thuộc phong cách khẩu ngữ, song cần lưu ý là chúng phải có tính phổ cập.


- Cú pháp: Văn bản chính luận sử dụng nhiều kiểu câu, nhưng phổ biến hơn cả là kiểu
câu dài, có nhiều vế gắn bó với nhau bằng các quan hệ từ.


- Phương pháp diễn đạt: Văn bản chính luận đứng hàng thứ hai sau văn bản nghệ thuật
trong việc sử dụng các phương tiện diễn cảm, các biện pháp tu từ. Trong số các phương tiện
diễn cảm phải kể đến so sánh, ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ, thành ngữ, tục ngữ; còn trong số các
biện pháp tu từ thì nổi bật hơn cả là lặp cú pháp, đối chọi, đặt câu hỏi tu từ, tách câu. Khác
với văn bản khoa học và văn bản hành chính, văn bản chính luận có dấu ấn cá nhân rõ nét.
<b>2.1.3.3. Văn bản hành chính- cơng vụ </b>


<i><b>a. Chức năng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

42


các văn bản luật, các văn bản hội nghị (biên bản, nghị quyết, báo cáo hoặc các đề án công
tác...), các văn bản về thủ tục hành chính (đơn từ, cơng văn, chỉ thị, quyết định,...).


<i><b>b. Đặc trưng </b></i>


Các văn bản hành chính- cơng vụ bắt buộc phải đúng hình thức quy phạm, theo đúng
khuôn mẫu nhất định. Chúng cần bộc lộ rõ tính pháp lý, thể chế, kỷ cương của hoạt động cơng
vụ trong hồn cảnh giao tiếp nghiêm chỉnh, trang trọng. Hơn nữa, các văn bản này cũng cần
có độ chính xác cao để mọi người dễ lĩnh hội và thực thi. Do đó, đặc trưng cơ bản của văn
bản hành chính- cơng vụ là tính khn mẫu, tính chính xác- minh bạch và tính nghiêm túc-
khách quan.



<i><b>c. Đặc điểm ngôn ngữ </b></i>


<i><b>- Từ vựng </b></i>


Văn bản hành chính- cơng vụ có hệ thống thuật ngữ riêng gồm tên gọi tổ chức cơ quan,
đoàn thể (Bộ Y tế, Sở Giáo dục,...); tên người gọi theo các chức trách trong quan hệ hành
chính- cơng vụ (công tố viên, chủ tài khoản, chủ thầu, vụ trưởng...); tên gọi loại tài liệu (biên
bản, lệnh, nghị định,...); từ ngữ thuộc về thể thức công vụ (kính gửi, kính chuyển, xét, đề
nghị...). Cũng thường gặp trong loại văn bản này các “khuôn sáo” kiểu như: theo đề nghị, căn
cứ vào, có hiệu lực từ ngày, trân trọng đề nghị... Đặc biệt, trong văn bản hành chính, các từ
Hán- Việt chiếm một tỷ lệ khá lớn (khởi tố, hữu quan, lưu hành, truy cứu, phúc tra,...). Nói
chung, từ ngữ trong văn bản hành chính được lựa chọn khắt khe, khơng có những từ ngữ
chung chung, mơ hồ, đa nghĩa, thể hiện sắc thái cảm xúc cá nhân.


- Cú pháp


Văn bản hành chính chỉ sử dụng các câu tường thuật và các câu cầu khiến, không sử
dụng câu hỏi và câu cảm thán. Câu đơn bao giờ cũng đầy đủ hai thành phần, với trật tự thuận.
Còn câu phức rất dài với nhiều thành phần đồng chức. Văn bản hành chính thường dùng các
con số (I, II... hay 1, 2, 3...) hay các con chữ (a, b, c,...) để biểu thị sự phân chia các bộ phận
của một kiến trúc câu phức tạp. Do đó, độ dài của câu phức có khi rất lớn nhưng ý nghĩa của
nó vẫn rõ ràng, minh bạch.


- Kết cấu


Về mặt hình thức, các văn bản hành chính thuộc cùng một loại có tính thống nhất cao:
chúng phải có chung một cấu tạo gồm các bộ phận nhất định, theo những mẫu nhất định
(nhiều khi có quy định cả dạng chữ viết). Chính tính thống nhất này khiến cho nhiều văn bản
hành chính được in sẵn và phần riêng dành cho người sử dụng điền vào (văn bằng, chứng chỉ,


hợp đồng, giấy khai sinh, ...)


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

43


Nhân vật giao tiếp của văn bản gồm: người viết văn bản và đối tượng giao tiếp mà văn
bản hướng tới.


- Văn bản luôn gắn liền với một chủ thể sáng tạo nhất định, nó thường mang trong
mình dấu ấn đậm nét của người viết. Những đặc điểm riêng như sở thích cá nhân, thói quen
nghề nghiệp, trình độ học vấn, vị thế xã hội,... của người viết có ảnh hưởng rất lớn đến nội
dung cũng như hình thức của văn bản. Do đó, muốn tạo lập được văn bản mang tính chỉnh
thể, tính liên kết và tính mục đích, người viết cần phải xác định rõ mình tham gia vào hoạt
động giao tiếp ở tư cách nào để từ đó có thể tìm câu trả lời đúng đắn nhất cho câu hỏi: Viết
cho ai?


- Khi viết văn bản bao giờ người viết cũng hướng tới một đối tượng giao tiếp cụ thể
(vấn đề gì; sự vật, hiện tượng nào; về nội dung tư tưởng hay tình cảm nào?), và từng loại đối
tượng cụ thể mà người viết có sự lựa chọn nội dung và hình thức văn bản phù hợp, nhằm làm
cho hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.


<b>2.1.4.2. Hồn cảnh và mục đích giao tiếp của văn bản </b>


Mỗi văn bản đều ra đời trong một hồn cảnh và hướng đến một mục đích nhất định.
Nhân tố hồn cảnh và mục đích giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đối với người viết trong việc
lựa chọn và tổ chức các chất liệu nội dung cũng như cách thức biểu đạt các ý tưởng trong văn
bản. Vì lẽ đó, nếu nắm vững những nhân tố này, người viết có thể tạo lập văn bản một cách
hồn thiện hơn.


<b>2.1.4.3. Loại hình văn bản </b>



Mỗi kiểu loại văn bản gắn với một phạm vi giao tiếp nhất định, cho nên chúng có chức
năng khơng giống nhau và hình thức thể hiện nội dung cũng khác nhau.


<b>2.2. Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận văn bản </b>
<b>2.2.1. Khái quát về đọc hiểu </b>


<i><b>2.2.1.1. Khái niệm đọc hiểu </b></i>


Có nhiều cách trình bày khái niệm đọc hiểu do cách tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ
khác nhau. Dù nhìn từ góc độ nào, các tác giả cũng thống nhất với nhau những dấu hiệu cốt
lõi của khái niệm đọc hiểu, đó là:


- Đọc hiểu là một hoạt động nhận thức. Đối tượng của đọc hiểu là ý nghĩa của văn bản.
Hoạt động đọc hiểu là hoạt động tương tác giữa người đọc và văn bản.


- Mục đích của đọc hiểu là nhằm phát triển tri thức, liên kết cá nhân người đọc với môi
trường sống để mỗi người đọc học tập và làm việc chun mơn, duy trì cuộc sống.


<i><b>2.2.1.2. Năng lực đọc hiểu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

44


- Kĩ năng thực hiện các hành động, thao tác đọc hiểu


- Sự sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống cần đến
đọc hiểu (nhiệm vụ trong từng tình huống cụ thể).


<i><b>2.2.1.3. Cấp độ đọc hiểu </b></i>


Có nhiều cách phân loại cấp độ đọc hiểu. Cấp độ đọc hiểu gắn liền với các mức độ


nhận thức được chia thành 4 mức độ: biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Dưới đây là sự
phân loại đó cùng các động từ miêu tả tương ứng với các bậc nhận thức.


<i><b>Biết:</b></i> Là sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, tài liệu được học tập trước đó như các sự kiện,


thuật ngữ hay các ngun lí, quy trình. Động từ miêu tả:


<i>(Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, … </i>


<i><b>Hiểu:</b></i> Là khả năng hiểu biết về sự kiện, nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, nhưng


không nhất thiết phải liên hệ các tư liệu. Động từ miêu tả:


<i>(Hãy) biến đổi, phân biệt, ước tính, giải thích, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đốn, </i>
<i>tóm tắt. </i>


<i><b>Vận dụng thấp:</b></i> Là khả năng vận dụng các tài liệu đó vào tình huống mới cụ thể hoặc


để giải quyết các bài tập. Động từ miêu tả:


<i>(Hãy) xác định, khám phá, tính tốn, sửa đổi, dự đoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên </i>
<i>hệ, chứng minh, giải quyết. </i>


<i>(Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy luận, tách biệt, chia nhỏ ra… </i>


<i><b>Vận dụng cao:</b></i> Là khả năng đặt các thành phần với nhau để tạo thành một tổng thể hay


hình mẫu mới, hoặc giải các bài toán bằng tư duy sáng tạo. Khả năng phê phán, thẩm định giá
trị của tư liệu theo một mục đích nhất định. Động từ miêu tả:



<i>(Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, lí giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp </i>
<i>xếp lại, cấu trúc lại, tóm tắt, sửa lại, viết lại, kể lại. </i>


<i>(Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận thỏa thuận, phê bình, mơ tả, suy xét, phân </i>
<i>biệt, giải thích, đưa ra nhận định. </i>


<i><b>2.2.1.4. Hình thức đọc hiểu </b></i>


Có nhiều hình thức đọc hiểu tuỳ thuộc vào dấu hiệu phân chia để gọi tên: đọc thành
tiếng, đọc thầm; đọc nhanh, đọc lướt, đọc chậm, đọc kĩ, đọc sâu; đọc đúng, đọc hay; đọc diễn
cảm, đọc phân vai, đọc sáng tạo, đọc đối thoại, đọc tái hiện, đọc trải nghiệm, đọc phân tích,
đọc bình giá; đọc tóm tắt, đọc khắc sâu; đọc khép kín, đọc theo lối mở…


Việc lựa chọn hình thức đọc hiểu nào là phụ thuộc vào mục đích của việc đọc văn bản.
<b>2.2.2. Một số kĩ năng hỗ trợ trong đọc hiểu </b>


<b>2.2.2.1. Xác định đề tài, chủ đề </b>


<i><b>a. Văn bản có kết cấu 1 đoạn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

45


- Liệt kê hệ thống danh từ (nhất là các danh từ được lặp lại nhiều lần hoặc các danh từ
thuộc cùng trường từ vựng).


- Khái quát hóa hệ thống các danh từ vừa liệt kê để có được đề tài của văn bản.
Các bước để xác định chủ đề:


- Xác định đoạn văn bản có/ khơng có câu chủ đề.



- Đối với đoạn văn có câu chủ đề/ câu chốt (những vị trí thường xuất hiện câu chủ đề:
đầu; cuối; cả đầu, cuối). Câu chủ đề của đoạn chính là chủ đề chung của văn bản.


- Đối với đoạn văn bản khơng có câu chủ đề (chủ đề ẩn):


+ Xác định ý nghĩa của từng câu (xác định đề tài kết hợp việc chỉ ra, đánh dấu các cụm
từ có vai trị quan trọng trong vị ngữ của câu)


+ Xác định vai trò của từng câu trong đoạn (câu nào có vai trị là dẫn chứng, câu nào
có vai trị là câu chuyển ý..., câu nào có vai trị định hướng kết luận của lập luận). Thực chất
đây là thao tác giúp chúng ta tìm hiểu được kết cấu (các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu
tố) của đoạn văn bản.


+ Xác định các mối quan hệ ý nghĩa giữa đoạn với những đoạn cịn lại trong văn bản
và các yếu tố ngồi văn bản (nếu có)


+ Khái quát chung thành chủ đề.


<i><b>b. Văn bản có kết cấu nhiều phần </b></i>


- Xác định các dấu hiệu định hướng cho việc hiểu chủ đề chung của văn bản (tiêu đề,
phần mở đầu, kết luận...)


- Xác định đề tài, chủ đề của các phần, đoạn bộ phận.


- Xác định các mối quan hệ ý nghĩa giữa các yếu tố trong văn bản với các yếu tố ngoài
văn bản (nếu có).


- Khái quát thành chủ đề chung của văn bản.
<b>2.2.2.2. Xác định cấu trúc của văn bản </b>



<i><b>a. Văn bản có kết cấu một đoạn </b></i>


- Xác định số lượng các câu trong đoạn.


- Xác định chức năng, mối quan hệ của các câu trong đoạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

46
<i>Ghi chú: : Sự liên kết </i>


± : Có thể xuất hiện hay vắng mặt
+ : Xuất hiện


<b>- Kết luận về các kiểu cấu trúc của đoạn văn </b>


+ Xét về cách thức lập luận: diễn dịch, quy nạp, kết hợp diễn dịch và quy nạp, song
hành.


+ Xét về đặc điểm nội dung biểu đạt: miêu tả, vấn đề- giải pháp, thời gian và trình tự
thời gian, so sánh, nguyên nhân- kết quả .


<i><b>b. Văn bản có kết cấu nhiều phần </b></i>


- Xác định các yếu tố (đơn vị) cấu thành văn bản (phần, chương, bài, mục, đoạn, câu).
Dựa vào số lượng, chức năng của các đơn vị cấu thành, cấu trúc văn bản được chia
thành 4 loại:


+ [tiêu đề] Mở đầu- Phát triển- Kết luận
+ [tiêu đề] Mở đầu- Phát triển



+ [tiêu đề] Phát triển- Kết luận
+ [tiêu đề] Phát triển


- Xác định vai trò của từng đơn vị và mối quan hệ của chúng trong tổng thể văn bản. Có
thể dùng sơ đồ hóa để phân tích, hệ thống mối quan hệ trong chỉnh thể văn bản.


- Kết luận chung về mối quan hệ ý nghĩa của các đơn vị trong văn bản (miêu tả, vấn đề-
giải pháp, thời gian và trình tự thời gian, so sánh, nguyên nhân- kết quả).


Có thể dùng thêm các dấu hiệu hình thức để hỗ trợ trong quá trình nhận định các dạng cấu
trúc văn bản (xét về mối quan hệ ý nghĩa của các đơn vị bộ phận). Ví dụ:


Văn bản có cấu trúc miêu tả: thường xuất hiện các tính từ, từ ngữ chỉ vị trí: ở trên, dưới,
<i>trong, ngồi... </i>


Văn bản có cấu trúc vấn đề- giải pháp: thường xuất hiện các từ ngữ: tóm lại, mục đích,
<i>vấn đề,... ) </i>


<b>CÂU CHUYỂN ĐOẠN/ CÂU MỞ ĐOẠN </b>


<b>CÂU CHỦ ĐOẠN </b>


<b>CÂU THUYẾT ĐOẠN </b> <b>CÂU THUYẾT ĐOẠN </b> <b>CÂU THUYẾT ĐOẠN </b>


<b>CÂU KẾT ĐOẠN </b>
<b>+ </b>


<b>± </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

47



Văn bản có cấu trúc thời gian- trình tự thời gian: thường xuất hiện các từ chỉ thời gian
(ngày, tháng, năm, ...) và trình tự thời gian (trước hết, thứ nhất, thứ hai, sau đó, sau cùng,
<i>tiếp theo, ...) </i>


Văn bản có cấu trúc so sánh: thường xuất hiện các từ ngữ chỉ sự so sánh, tương phản
(ngoài ra, bên cạnh đó, vả lại, hơn nữa, thậm chí, tương tự, một mặt, mặt khác, trong khi,
<i>hơn, như nhau, khác, giống, nhưng, tuy thế, tuy nhiên, trái lại, ngược lại, thế nhưng, có điều, </i>
…)


Văn bản có cấu trúc nguyên nhân- kết quả: thường xuất hiện các từ ngữ chỉ ngun nhân,
kết quả (bởi vì, nếu, lí do, từ đó, dẫn đến, kết quả, bởi thế, bởi vậy, vì thế, cho nên, bởi vậy
<i>mà, đó là lý do tại sao…) </i>


<b>2.2.2.3. Xác định các yếu tố, quan hệ, định hướng trong lập luận </b>


<i><b>a. Xác định các yếu tố lập luận </b></i>


- Luận cứ: lí lẽ + dẫn chứng.


- Kết luận: các chủ đề (tường minh, hàm ẩn).


<i><b>b. Xác định các quan hệ lập luận </b></i>


- Xác định các yếu tố luận cứ, kết luận


- So sánh mối quan hệ giữa các luận cứ và kết luận.


+ Nếu các luận cứ hướng đến cùng một kết luận thì các luận cứ ấy đồng hướng với
nhau và đồng hướng với kết luận.



+ Nếu có luận cứ trái ngược với luận cứ khác và kết luận thì quan hệ giữa chúng là
nghịch hướng.


Có thể nhận biết quan hệ lập luận qua một số từ ngữ liên kết. Quan hệ đồng hướng
thường sử dụng các từ ngữ: và, thêm vào đó, bên cạnh đó, ngồi ra, đồng thời... Quan hệ
nghịch hướng thường sử dụng các từ ngữ: nhưng, tuy nhiên, ngược lại...


<i><b>c. Xác định định hướng trong lập luận </b></i>


- Trong lập luận, các luận cứ đều đồng hướng, sẽ tạo kết luận đồng hướng.


- Trong lập luận, các luận cứ nghịch hướng, kết luận sẽ theo hướng của luận cứ mạnh.
Luận cứ mạnh là luận cứ thường đứng gần kết luận, được đánh dấu bằng một số từ ngữ có
sức mạnh lập luận cao (nhưng, tuy vậy, dù vậy, song...).


<b>BÀI TẬP </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

48


<i><b>Sức khỏe và thể dục </b></i>


<i>Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức </i>
<i>khỏe mới thành cơng. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân </i>
<i>mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. </i>


<i>Vậy nên luyện sức khỏe, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của một người dân u nước. </i>
<i>Việc đó khơng tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. </i>
<i>Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần </i>
<i>đầy đủ, như vậy là sức khỏe. </i>



<i>Bộ giáo dục có nha thể dục, mục đích để khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục, </i>
<i>đặng giữ gìn và bồi đắp sức khỏe. </i>


<i>Dân cường thì quốc thịnh. Tơi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, </i>
<i>ngày nào tôi cũng tập. </i>


2. Cho văn bản sau:


<i>Bí mật của giống cá heo được lý giải như thế nào? Sở dĩ cá heo có thể trườn nhanh </i>
<i>trong nước, vì chúng có cách làm tắt các xốy. Lớp da cá rất đàn hồi giống như cao su và </i>
<i>gồm hai lớp, kết cấu theo một cách đặc biệt rất nhạy cảm với mọi sự thay đổi áp suất bên </i>
<i>ngoài. Các xoáy nước tạo thành khi chuyển động được lớp da làm tắt đi nhanh chóng, và </i>
<i>động lực xốy truyền cho thân cá đẩy cá lướt đi nhanh hơn. </i>


<i>Thí nghiệm học cho những con tàu một “lớp vỏ da cá heo nhân tạo” đã đem lại kết </i>
<i>quả đáng ngạc nhiên. Sức cản nước giảm đi 40- 60% và với cùng động lực đẩy, tốc độ tăng </i>
<i>vọt gấp rưỡi. Vấn đề tồn tại, là cấu trúc “lớp da cá heo nhân tạo” hiện nay còn phức tạp quá. </i>
<i>Phải có cả một hệ thống thiết bị tạo ra sự thay đổi áp suất và biến dạng. Nhưng tồn tại đó </i>
<i>nhất định sẽ vượt qua. Và những nhà thiết kế hàng hải đã nghĩ đến một cuộc cách mạng cho </i>
<i>những con tàu tương lai. Và, một khi bí mật của sự bơi đã được khám phá, thì tại sao khơng </i>
<i>thay thế những con tàu chạy trên mặt biển bằng những tàu ngầm chạy trong nước. Chắc chắn </i>
<i>rằng ở dưới mặt nước sẽ khơng cịn sợ sóng gió, dơng bão. Những con tàu thơng thường có </i>
<i>thể đi lại trong tất cả mọi vùng biển, kể cả dưới biển băng Bắc cực, theo những con đường </i>
<i>ngắn nhất nối liền các lục địa. Điều quan trọng hơn nữa, là những tàu ngầm không bị giới </i>
<i>hạn ở trọng tải, không sợ đắm, và chỉ cần một sức đẩy rất nhỏ so với đi trên mặt nước. Cịn </i>
<i>nhiều lợi ích khác về các mặt kinh tế, kỹ thuật và quân sự nếu như con người học hỏi được </i>
<i>cách bơi của loài cá. Theo những tin tức được tiết lộ, thì nhiều phương án tàu ngầm trọng tải </i>
<i>hàng vạn và hàng chục vạn tấn đang được thực hiện ở nhiều nước, để chuẩn bị cho một cuộc </i>
<i>cách mạng tàu biển vào cuối thế kỷ. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

49


- Văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Hãy chỉ rõ một số đặc điểm của loại văn bản đó bộc lộ
qua văn bản này.


3. Xác định chủ đề của các đoạn văn sau:


<i>1. Những cuộc đi tìm vàng cuối cùng thì thuộc về lịch sử Canada hơn là lịch sử của </i>
<i>nước Mĩ. Sự khám phá vàng dọc theo con sông Klondike, con sông chảy từ vùng Yukon của </i>
<i>Canada vào Alaska, đã thu hút khoảng 30 nghìn kẻ “săn tìm vận may” đổ về phương Bắc. </i>
<i>Yukon trở thành một lãnh thổ và thủ phủ của nó, Dawson, sẽ khơng thể tồn tại mà khơng có </i>
<i>những cuộc săn vàng. Những hành trình tìm vàng đã tạo nên chất liệu cho hàng tá các tiểu </i>
<i>thuyết của Jack London, khơi nguồn cảm hứng cho Robert Service viết “The shooting of Dan </i>
<i>Mc Grew” và các bài thơ khác, đồng thời, cung cấp bối cảnh cho bộ phim kinh điển của </i>
<i>Charlie Chaplin, The Gold Rush. Nó cũng đánh dấu sự mở đầu của một Alaska hiện đại. </i>


<i>2. Vòm đá trụ được sử dụng bởi hầu hết các nền văn minh cổ. Để xây vòm đá trụ, đá được </i>
<i>cắt sao cho các cạnh có thể thật khít với nhau. Cạnh trên và dưới được đẽo gọt để khi các </i>
<i>hòn đá được đặt cạnh nhau, cạnh trên và dưới đáp ứng được độ nhẵn và độ cong liên tục. </i>
<i>Một vài dạng của giàn giáo được xây dưới mái vòm và được định dạng để hòa hợp với mặt </i>
<i>dưới cong của đá. Sau đó, các hịn đá được đặt khớp vào nhau. Hịn đá trụ thì ở trên trung </i>
<i>tâm đỉnh, phần còn lại được sắp xếp một cách có trật tự vào các vị trí có sẵn. Sau đó, giàn </i>
<i>đỡ được dỡ bỏ và mái vịm có thể tự đứng vững. </i>


<i>3. Hầu hết các dạng phương tiện giao thông đều gợi cho chúng ta những ý tưởng về một </i>
<i>loại đồ chơi mới. Sau khi anh em nhà Mont Golfier bay lên cùng quả khinh khí cầu đầu tiên, </i>
<i>đồ chơi khinh khí cầu đã trở nên rất phổ biến. Vào thế kỷ 19, ngay sau khi tàu hơi nước và </i>
<i>đường sắt được phát triển, mọi đứa trẻ đều sở hữu một tàu hơi nước và một xe lửa nhựa thật </i>
<i>hiện đại. Điều này cũng xảy ra khi ô tô và máy bay xuất hiện đầu thế kỷ XX. Đồ chơi tên lửa </i>


<i>thì thịnh hành khi bắt đầu kỷ ngun khơng gian và vào những năm 80 đã có rất nhiều phiên </i>
<i>bản khác nhau của tàu con thoi. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

50


<i>bạn ghé thăm. Chìa khóa để nhận ra tính chân thành của lời mời này là cụm từ “một dịp nào </i>
<i>đó” (sometime). Ở một vài địa phương của Hoa Kỳ, người Mĩ khơng thích bạn đến thăm trừ </i>
<i>khi bạn đã được họ mới với thời gian hẹn trước. Tuy vậy, ở một vài địa phương khác “ghé </i>
<i>thăm” (dropping by) lại là một cử chỉ gần gũi, thân mật. Thành ngữ (idioms) thường khó hiểu </i>
<i>đối với những người chưa quen với văn hóa Mĩ. </i>


5. Hãy đọc đoạn văn sau đây và cho biết:
- Luận điểm chính của đoạn văn.


- Những lý lẽ và dẫn chứng nào được “huy động” để phục vụ cho luận điểm trên.
- Những từ ngữ, kết cấu được đánh dấu có tác dụng (chức năng) gì? Hãy thay thế chúng
bằng những cách diễn đạt đồng nghĩa.


<i>Cho đến nay, việc ứng dụng các kết quả của lý thuyết điều khiển tối ưu ngẫu nhiên vào </i>
<i>thực tế chưa rộng rãi và hiệu quả. Một trong các lý do là khi giải phương trình quy hoạch </i>
<i>rộng để tìm điều khiển tối ưu, ta cần chia khơng gian trạng thái thành các lưới điểm đủ dày </i>
<i>đặc và tính điều khiển tối ưu tại các điểm đó. Theo các số liệu thực hành, khi không gian trạng </i>
<i>thái có chiều từ bốn trở lên thì việc giải phương trình quy hoạch rộng vượt quá khả năng của </i>
<i><b>máy tính. Hơn nữa, Việc tra bảng để tìm điều khiển tối ưu tại các lưới điểm ngày càng mịn </b></i>
<i><b>của không gian trạng thái rất bất tiện cho các nhà điều hành. Mặt khác, các bài toán điều </b></i>
<i>khiển tối ưu ngẫu nhiên, trong thực tế, thường được mô hình hóa tốn học bằng nhiều phương </i>
<i><b>pháp xấp xỉ, dự báo… và tất nhiên chúng cũng phải mắc những sai số. Do đó, việc giải bài </b></i>
<i>tốn đó bằng phương pháp xấp xỉ sẽ có ý nghĩa khơng kém so với việc giải thích chính xác nó. </i>
<b>6. Sau đây là đơn xin thôi học của một học sinh phổ thông trung học. Xác định các lỗi diễn </b>
đạt cũng như lập luận trong lá đơn.



<i>ĐƠN XIN THÔI HỌC </i>


<i>Kính gửi: Ban giám hiệu trường phổ thơng trung học Bến Tre. </i>
<i>Đồng kính gửi: Thầy giáo chủ nhiệm lớp 12 E. </i>


<i>Em tên là Đinh Trường Giang, hiện là học sinh lớp 12 E Trường phổ thông trung học </i>
<i>Bến Tre, trường đã liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến của tỉnh trong 3 năm qua. </i>


<i>Trong hai năm vừa qua em đã theo học tại trường và luôn là một học sinh mẫu mực. </i>
<i>Em cũng đã góp phần xây dựng đội văn nghệ của trường lớn mạnh, đạt nhiều giải thưởng </i>
<i>phong trào ở địa phương. Song hiện nay vì hồn cảnh gia đình em được bảo lãnh để đồn tụ </i>
<i>cùng gia đình, em là con lớn trong gia đình nên cũng phải theo sang Pháp, chứ em không thể </i>
<i>sống tự lập được. Do đó, em khơng thể tiếp tục theo học tại trường được nữa. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

51


<i>Em viết đơn này kính gửi lên quí trường kính mong quí trường xem xét và giải quyết </i>
<i>cho em được rút lại học bạ, đồng thời cho em được thôi học. </i>


<i>Được vậy, em xin chân thành cảm ơn. </i>


<i>Bến Tre, ngày 4 tháng 4 năm 1992 </i>
<i> Học sinh </i>


<i> </i>


<i> Đinh Trường Giang </i>
7. Cho văn bản sau:



<i>CHA ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC </i>


<i>Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong lúc </i>
<i>muốn có con sẽ có thể gây hại khơng những đến đứa trẻ chưa ra đời mà còn đến các thế hệ </i>
<i>sau. Đó là kết luận của các chuyên gia thuộc Đại học Rutgers (Mĩ) sau khi thực hiện các thí </i>
<i>nghiệm trên động vật trong phịng thí nghiệm. Theo báo Telegraph, kết quả nghiên cứu cho </i>
<i>thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những hành động trên và tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh </i>
<i>ở đàn ông cũng như sảy thai, chết non ở trẻ. Các nhà khoa học khẳng định những thói quen </i>
<i>xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền sang các thế hệ sau. </i>


<i> (Báo Thanh niên số 51, ngày 20-2-2008) </i>


- Văn bản trên thuộc phong cách chức năng nào? Vì sao?


- Anh/ chị hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề Cha ăn mặn, con khát nước?
8. Cho văn bản sau:


<i>CHÂN QUÊ </i>
<i>Hôm qua em đi tỉnh về </i>


<i>Đợi em ở mãi con đê đầu làng </i>
<i>Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng </i>
<i>Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! </i>
<i>Nào đâu cái yếm lụa sồi? </i>


<i>Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? </i>
<i>Nào đâu cái áo tứ thân? </i>


<i>Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? </i>
<i>Nói ra sợ mất lòng em </i>



<i>Van em em hãy giữ nguyên quê mùa </i>
<i>Như hôm em đi lễ chùa </i>


<i>Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh! </i>
<i>Hoa chanh nở giữa vườn chanh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

52


<i>Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều </i>


<i> </i> <i> (Nguyễn Bính) </i>


- Anh/ chị hãy nhận xét về cách sử dụng các biện pháp tu từ trong bài thơ.
- Anh/ chị hiểu gì về chất dân gian được thể hiện trong bài thơ?


- Trình bày quan điểm của anh/ chị về thông điệp của bài thơ.
9. Cho đoạn văn sau:


<i>Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lịng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết </i>
<i>bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ơi, người ta dựng </i>
<i>vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt </i>
<i>sau này. Cịn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dịng nước mắt... Biết </i>
<i>rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng? </i>


<i>(Trích Vợ nhặt - Kim Lân) </i>
- Tình cảm của bà Cụ Tứ dành cho con như thế nào?


- Qua đoạn văn gợi cho anh/ chị liên tưởng đến các câu chuyện, bài thơ nào nói về tình
mẫu tử. So sánh biểu hiện tình mẫu tử trong các văn bản ấy.



- Chi tiết giọt nước mắt trong đoạn văn gợi cho anh/ chị liên tưởng đến các tác phẩm
nào trong chương trình Ngữ văn (Trung học phổ thông)? So sánh ý nghĩa của giọt nước mắt
có trong các tác phẩm ấy.


10. Cho văn bản sau:


<i>Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, </i>
<i>đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi </i>
<i>thơm mộc mạc, chân chất. </i>


<i>Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua khơng khí rồi bay nhẹ đến, </i>
<i>rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, </i>
<i>hoa ngây cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như </i>
<i>có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. </i>


<i>Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngồi sân </i>
<i>đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn </i>
<i>căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc </i>
<i>ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

53


<i>Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm </i>
<i>rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… </i>
<i> </i> <i>Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé! </i>


<i> (Hương làng- Băng Sơn) </i>
- Anh/ chị hiểu thế nào về câu cuối cùng của văn bản trên (Hương làng ơi, cứ thơm mãi
<i>nhé!)? </i>



- Anh/ chị có đồng tình với quan điểm ( <i>Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng </i>
<i>hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa </i>
<i>ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…) của tác giả hay khơng? </i>


11. Cho phần văn bản sau:


<i>Thời gian đã lùi xa, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động </i>
<i>địa cầu mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, </i>
<i>là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá </i>
<i>đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hơm </i>
<i>nay và mai sau. </i>


<i>Đó là bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, </i>
<i>vừa kiến quốc, vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tạo nên sức mạnh </i>
<i>tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù cho chúng có mạnh tới đâu. Bài học về phát huy </i>
<i>tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Bài </i>
<i>học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm tòi, xác định đúng </i>
<i>đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam.Bài học về xây dựng sức mạnh của khối </i>
<i>đại đoàn kết toàn dân tộc mà nịng cốt là liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức dưới sự </i>
<i>lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bài học </i>
<i>về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp </i>
<i>đỡ của bạn bè quốc tế. </i>


<i> (Trích bài diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) </i>


- Anh/ chị có nhận xét gì về âm hưởng của phần văn bản trên? Cơ sở nào đã tạo nên
âm hưởng ấy?


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

54


<b>2.2.2.4. Tóm tắt </b>


<i><b>a. Tóm tắt thành đề cương, dàn ý chi tiết (tái tạo đề cương, dàn ý của văn bản) </b></i>


- Đọc văn bản.


- Xác định cấu trúc của văn bản.
- Xác định các ý chính:


+ Tiêu đề văn bản, nguồn gốc, xuất xứ của văn bản.
+ Phần mở đầu: cần chú ý câu luận đề ở đoạn cuối.
+ Phần khai triển:


Đối với văn bản có hệ thống đề mục, tiểu mục: Đề mục, tiểu mục chính là tên luận
điểm, tên ý chính.


Đối với văn bản khơng trình bày đề mục, khơng có các dấu hiệu hình thức thì thống kê
các đoạn văn và tìm câu chủ đề, hoặc diễn đạt lại ngắn gọn nội dung cơ bản của chủ đề.


+ Phần kết luận: cần chú ý các nhận xét, kết luận, đánh giá thông tin vắn tắt.
- Ghi lại thành đề cương, dàn ý chi tiết. Cần trình bày thành hai phần chủ yếu:


* Phần giới thiệu: Ghi tên tài liệu, tên tác giả, nguồn gốc xuất xứ, thời gian xuất hiện...
* Phần nội dung: Nêu các luận điểm, luận cứ chính, các nhận xét, đánh giá, bình luận...


<i><b>b. Tóm tắt thành văn bản hồn chỉnh </b></i>


- Làm từng bước như tóm tắt thành đề cương, dàn ý chi tiết.
- “Xóa” hết các dấu hiệu hình thức (chữ số, chữ cái...)



- Tìm cách diễn đạt thích hợp để liên kết các câu văn, diễn giải lại trình tự các ý chính
để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh, liền mạch.


<b>2.2.2.5. Tổng thuật </b>


<i><b>a. Khái niệm </b></i>


Tổng thuật là tập hợp, khảo sát nghiên cứu và trình bày những thơng tin cơ bản đã được lấy
ra từ một số văn bản gốc có cùng chủ đề hoặc cùng mối quan hệ nào đó với chủ đề. Đây là
cơng việc sẽ làm sau khi tóm tắt từng văn bản, sau đó hệ thống, xâu chuỗi những bản tóm tắt.
Tổng thuật giúp phác thảo diện mạo, cảnh quan, tình hình nghiên cứu... về một lĩnh vực.
Giống như tóm tắt, tổng thuật giúp người sử dụng tài liệu... tiết kiệm thời gian để nắm bắt
nhanh vấn đề.


<i><b>b. Qui trình </b></i>


Việc tổng thuật bao gồm các bước sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

55


2. Nếu các văn bản gốc cùng bàn về một chủ đề nhưng lại ra đời trong những thời điểm
khác nhau thì cần chỉ rõ lịch sử vấn đề của đối tượng được tổng thuật.


3. Đọc kỹ các văn bản gốc cho đến khi thực sự nắm được các ý quan trọng, cơ bản
nhất.


4. Tập hợp và phân loại các nội dung chính được rút ra từ các văn bản gốc.
5. Lập một dàn ý tóm tắt cho bản tổng thuật.


6. Dựa vào dàn ý đã lập, viết tổng thuật bằng lối diễn đạt riêng của mình, nhưng vẫn


phải trung thành với nội dung của văn bản gốc. Có thể trích dẫn một số từ ngữ, câu, đoạn
ngắn... nhằm làm nổi bật những cái mới, cái riêng của câc nhà nghiên cứu.


<b>BÀI TẬP </b>


1. Hãy chọn một số bài viết xoay quanh một vấn đề nào đó mà anh (chị) quan tâm rồi viết bài
tổng thuật về chúng.


2. H·y tæng thuËt hai bài viết d-ới đây:


<i><b>A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi tr-ờng</b></i>


<i>Xung quanh chỳng ta l th gii vt chất. Tài nguyên và môi tr-ờng luôn luôn gắn liền </i>
<i>với cuộc sống hàng ngày của mỗi ng-ời. Để đảm bảo cuộc sống, con ng-ời chẳng những dựa </i>
<i>vào hoàn cảnh tự nhiên mà còn phải biết cải tạo tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình, </i>
<i>giữa thiên nhiên và con ng-ời có mối quan hệ khăng khít, hữu cơ khơng thể tách rời. </i>


<i>Thế giới vật chất bao la vô cùng tận, nh-ng hành tinh của chúng ta thì nhỏ bé và có </i>
<i>hạn. Tài ngun trong lịng đất cũng có hạn và đang ngày một cạn kiệt. </i>


<i>Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất khơng có kế hoạch hoặc chỉ vì lợi ích tr-ớc </i>
<i>mắt, không tuân thủ quy luật tự nhiên đã gây ra nhiều hậu quả xấu. Nhiều vùng đất màu mỡ </i>
<i>bị phá hoại, nhiều khu rừng bị đốt cháy trụi. Nạn đốt phá rừng bừa bãi, nhất là rừng đầu </i>
<i>nguồn đã gây ra lũ lụt cho nhiều vùng, đặc bịêt là các vùng ven sông và vùng đồng bằng. </i>


<i>Việc săn bắn thú rừng ngày càng tăng, những loài động vật hiếm, quý bị con ng-ời tiêu </i>
<i>diệt bất chấp lệnh cấm của nhà n-ớc làm cho nhiều chủng loại ngày nay đã mất đi, chỉ còn </i>
<i>rất ít nh- tê giác, khỉ hình ng-ời, cá voi, hải cẩu, v.v… </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

56



<i>cac-bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập </i>
<i>vào các dịng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, l-ợng n-ớc biển </i>
<i>sẽ dâng lên do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên </i>
<i>nhân phá hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe doạ khủng khiếp cho sự sống trên hành </i>
<i>tinh của chúng ta. </i>


<i>Nhiều tổ chức quốc tế cùng với chính phủ nhiều n-ớc đã có nhiều lời kêu gọi và việc </i>
<i>làm thiết thực để bảo vệ, gìn giữ những nguồn tài nguyên, những loài động vật trên trái đất. </i>
<i>Mặt khác, nhiều quốc gia đã áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào việc khai thác </i>
<i>một cách hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Thế giới ngày nay đang b-ớc vào việc tìm kiếm nguồn </i>
<i>năng l-ợng nào ít chất thải nhất để giảm bớt sự ơ nhiễm bầu khí quyển, giữ gìn sự trong lành </i>
<i>của thiên nhiên. Nh- vậy vừa bảo đảm cho cuộc sống của con ng-ời vừa bảo vệ thiên nhiên </i>
<i>lâu dài. </i>


(DÉn theo NguyÔn Minh Thuyết)


<i><b>B. Bảo vệ môi sinh </b></i>


<i>Mụi sinh ang ở trong tình trạng báo động, nói một cách khẩn thiết: thiên nhiên đang </i>
<i>kêu cứu. Thảm hoạ huỷ diệt đang đe doạ loài ng-ời. Nếu l-ơng tri loài ng-ời đã thức tỉnh thì </i>
<i>quả là đúng lúc. </i>


<i>Chẳng thế mà tháng 10 năm 1992 một hội nghị cỡ nguyên thủ quốc gia đã họp ở Ri-ô </i>
<i>Đê Gian-nê-rô với ch-ơng trình nghị sự chỉ bàn về việc bảo vệ môi sinh. Và chúng ta gần nh- </i>
<i>hàng tháng đ-ợc nghe, đọc, nhìn từ các ph-ơng tiện thơng tin đại chúng, nào là tầng ô-zôn bị </i>
<i>thủng, nào là thiên tai, lụt, lội, núi lở, bão lốc… Tựa nh- thiên nhiên đang nổi giận và hậu </i>
<i>quả khốc liệt của việc đối xử tàn tệ với thiên nhiên đang diễn ra. </i>


<i>Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, sự gia tăng dân số, việc khai thác tài nguyên một </i>


<i>cách vơ tổ chức, việc tăng nhanh q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố, hố học hố nơng </i>
<i>nghiệp, tác động to lớn của con ng-ời vào thiên nhiên từ nhiều mặt mang tính tồn cầu, trong </i>
<i>đó có vấn đề chất thải, đã ảnh h-ởng sâu sắc đến sinh quyển, đụng chạm đến mọi quốc gia </i>


<i>và quả đất là ngơi nhà”</i> <i> chung của lồi ng-ời. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

57


<i>Sinh quyển, khí quyển, nguồn n-ớc, tóm lại tồn bộ mơi sinh bị nhiễm bẩn do kim loại </i>
<i>và các hợp chất bị thải loại, phân bón, chất độc hố học, các chất thải phóng xạ, n-ớc thải </i>
<i>công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Những chất thải ở thể rắn, thể lỏng và thể khí khụng </i>
<i>ngng tng lờn. </i>


<i>Riêng chất thải ở thể rắn mỗi năm có tới 10-12 tỉ tấn. Chỉ một công dân Mỹ sống ở </i>
<i>thành phố mỗi năm thải 1 tÊn r¸c. </i>


<i>Mỗi năm l-ợng n-ớc thải trên thế giới khoảng 1000 km khối, để xử lí khối l-ợng n-ớc </i>
<i>bẩn này cần một l-ợng n-ớc sạch gấp 20 lần. Nh- vậy là con ng-ời đã sử dụng một l-ợng </i>
<i>đáng kể nguồn n-ớc ngọt dự trữ của thiên nhiên có trong các ao hồ (40000 km khối). </i>


<i>Hàng năm gần 10 triệu tấn dầu và các sản phẩm dầu mỏ đổ thải ra đại d-ơng. </i>


<i>Do kết quả sử dụng nhiệt năng, mỗi năm khí quyển tiếp nhận 20 tỉ tấn khí cac-bo-nic </i>
<i>và các khí độc khác (đó là nguyên nhân chủ yếu gây nên các trận m-a bụi cac-bo-nic). </i>


<i>Hậu quả là nửa cuối thế kỉ XX, sinh quyển đã trở nên tồi tệ rõ rệt. ở một số n-ớc và một </i>
<i>số vùng rộng lớn, tình trạng ô nhiễm đã thực sự là mối hiểm họa. Trách nhiệm này thuộc về </i>
<i>các n-ớc công nghiệp phát triển, các n-ớc này đã gây ra 2/3 sự nhiễm bẩn (trong đó hoa Kì </i>
<i>gây ra 30%, các n-ớc Tây Âu 20%). </i>



<i>Vấn đề bảo vệ sinh thái bao gồm nhiều mặt: bảo vệ sức khoẻ, kinh tế, giáo dục và nhiều </i>
<i>vấn đề khác. </i>


<i>H-íng gi¶i qut cã thĨ nh- sau: </i>


<i>- H-íng thø nhÊt: Ph¸t minh ra những thiết bị lọc, hạn chế sử dụng các nguyên liƯu cã </i>
<i>chøa l-u hnh, t¸i sư dơng r¸c c¸c lo¹i. </i>


<i>- H-ớng thứ hai: Thay thế công nghệ sản xuất cổ truyền bằng các công nghệ sạch, </i>
<i>khơng có chất thải độc hại. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

58


<i>Bảo vệ sinh quyển là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta. </i>


(Đào Xuân C-ờng, Vũ Đình Hoạt - Địa lí giải trí)


<b>2.3. Rốn luyn kĩ năng tạo lập văn bản </b>
<b>2.3.1. Viết văn bản khoa học </b>


Các bước tiến hành viết khóa luận, luận văn, luận án như sau.
<b>2.3.1.1. Lập đề cương nghiên cứu </b>


Vai trò của việc lập đề cương nghiên cứu và lập dàn ý đối với luận văn, tiểu luận khoa
học cũng quan trọng chẳng kém gì việc lập bản thiết kế đối với việc xây một ngôi nhà. Tuy
nhiên giữa việc lập đề cương và lập dàn ý vẫn có những khác biệt nhất định. Lập dàn ý cho
văn bản là tổ chức, sắp xếp một cách hợp lý và biểu kiến những nội dung, những hiểu biết đã
<i>sẵn có trong đầu người viết về một vấn đề cụ thể nào đó. Cịn lập đề cương nghiên cứu lại là </i>
vạch ra cách thức phương pháp để đạt được những hiểu biết chuẩn xác về đối tượng. Hơn thế
nữa, trong đề cương nghiên cứu cịn phải nêu lên ý nghĩa, tính thời sự của việc nghiên cứu


đối tượng, giới hạn của phạm vi nhiên cứu cũng như những chuẩn bị đã có. Đối với các đề
cương nghiên cứu về những đề tài có tính thực địa, điền dã do tập thể thực hiện thì cịn phải
nêu cả vấn đề có tổ chức lực lượng thực thi và vấn đề nghiệm thu đề tài.


Cũng như ở dàn ý có sự phân biệt dàn ý tổng quát và dàn ý chi tiết có thể phân biệt đề
cương tổng quát và đề cương chi tiết. Sự khác biệt ở đây chỉ đơn thuần là về mặt lượng: đề
cương chi tiết thì cụ thể hơn đề cương tổng qt, cịn ngun tắc xây dựng và những nội dung
chính thì bao giờ cũng đồng nhất.


Đề cương nghiên cứu phải đảm bảo những nội dung chính sau đây:


1. Đặt vấn đề về tính thời sự của việc nghiên cứu, lý do để chọn đề tài và dự kiến những
đóng góp.


2. Dự kiến những nội dung nghiên cứu. Nếu là đề cương luận văn, tiểu luận khoa học
thì có thể nêu dự kiến về các chương, mục.


3. Xác định nguồn tư liệu và phương pháp xử lý tư liệu.


Ngoài ra, như đã nói, tùy theo vấn đề nghiên cứu mà có thể nêu thêm công tác chuẩn bị,
tổ chức lực lượng thực hiện và nghiệm thu.


Sau đây, chúng ta sẽ xem xét những nội dung cụ thể.
<b> </b> <i><b>(1) Đặt vấn đề </b></i>


- Tính thời sự của việc nghiên cứu đề tài


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

59


tài là có tính thời sự, nhằm đáp ứng những yêu cầu do tình hình nghiên cứu đặt ra, nhằm giải


quyết một vấn đề lý luận hoặc bài toán thực tiễn.


- Lý do chọn đề tài


Định vị đề tài trong hệ đề tài gắn với tình hình nghiên cứu chuyên môn của ngành và
của bản thân. Sau đó nêu những lý do cụ thể thúc đẩy việc chọn đề tài.


- Dự kiến những đóng góp


Trước hết nêu dự kiến những đóng góp có tính chất thực tiễn. Sau đó có thể nêu dự
kiến những đóng góp về lý thuyết (nếu có).


<i><b>(2) Nội dung nghiên cứu </b></i>


Đây là phần quan trọng nhất của đề cương. Phần này cần viết rõ ràng và cô đúc. Đối
với đề cương nghiên cứu thì điều đặc biệt cần lưu ý là chưa thể trình bày các kết quả nghiên
<i>cứu cụ thể. Các kết quả nghiên cứu khoa học bao giờ cũng mang tính khách quan, chỉ có thể </i>
có được khi áp dụng phương pháp phân tích khoa học đúng đắn trên một nguồn tư liệu tin
cậy.


Nhiều khi các kết quả thu được lại trái ngược với những phỏng đoán ban đầu của người
nghiên cứu. Vì vậy, việc nêu những kết quả khoa học cụ thể trong đề cương nghiên cứu là
khơng đúng với tinh thần khoa học chân chính.


Như vậy, nội dung nghiên cứu ở đây phải được hiểu là những nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể mà người nghiên cứu coi việc hồn thành chúng là mục đích cuối cùng. Những nhiệm vụ
này có thể được trình bày hoặc theo thứ tự về thời gian thực hiện, hoặc theo mức độ quan
trọng, hoặc theo cách phân biệt các bình diện lý thuyết/ thực hành v.v... Đồng thời với việc
xác định nhiệm vụ nghiên cứu là giới hạn phạm vi nghiên cứu.



Các nội dung nghiên cứu có thể được trình bày theo thứ tự ưu tiên (thứ tự quan trọng),
hoặc theo thứ tự thời gian. Nếu nội dung nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian, ta sẽ
có trình tự các bước nghiên cứu.


<i><b>(3) Phương pháp nghiên cứu </b></i>


Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

60


<i>nghiên cứu khoa học. Việc lựa chọn các phương pháp nào là do bản chất của đối tượng nghiên </i>
cứu cũng như mục đích nghiên cứu quyết định. Thường thì hai nhóm phương pháp được sử
dụng đồng thời, phối hợp, bổ sung cho nhau.


Mỗi ngành khoa học lại có một hệ thống các phương pháp nghiên cứu riêng, phản ánh
trình độ phát triển của nó. Việc chọn phương pháp khoa học nào cũng phản ánh trình độ của
người nghiên cứu.


<i><b>(4) Tư liệu </b></i>


Phần này cung cấp những thông tin về tư liệu nghiên cứu: tư liệu được lấy từ những
nguồn nào, phạm vi hay khối lượng bao nhiêu v.v...


Lưu ý: Phần phương pháp nghiên cứu và tư liệu có thể được nhập làm một và được gọi
là: Tư liệu và phương pháp nghiên cứu hoặc Phương pháp và tư liệu nghiên cứu.


Khi lập đề cương nghiên cứu cần tránh những nhược điểm sau đây:


- Đề cương tản mạn, trình bày dơng dài nhưng thiếu những nội dung quan trọng như lý


do chọn đề tài, xác định nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu.


- Lẫn lộn đề cương nghiên cứu với việc lập dàn ý một báo cáo khoa học. Đặc biệt là
tình trạng trình bày, nêu kết luận một cách suy diễn, chủ quan ngay trong đề cương nghiên
cứu.


- Đề cương được viết quá chung chung, đại khái, người đọc khơng thể hình dung được
nội dung nghiên cứu, các bước tiến hành cũng như phương pháp xử lý vấn đề.


BÀI TẬP


Tham khảo bài tập 1, 2, 3, 4 ( Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2001), tr.125- 127)
<b>2.3.1.2. Trình bày lịch sử vấn đề </b>


Trong các luận văn, tiểu luận khoa học, việc trình bày lịch sử vấn đề giữ một vai trò
rất quan trọng, mang tính bắt buộc. Sau khi xác định đề tài nghiên cứu, người viết phải đưa
ra một cái nhìn tổng qt, có tính tồn cảnh về những cơng trình của các tác giả đi trước có
liên quan đến đề tài được chọn. Thực chất của công việc này là:


1- Nhìn lại những đóng góp của các tác giả đi trước về phương pháp nghiên cứu cũng
như giải pháp cho những vấn đề cụ thể.


2- Nêu ra những giới hạn, hạn chế của các tác giả ấy về mặt lý thuyết (phương pháp
<i>nghiên cứu) cũng như thực hành (giải pháp cụ thể cho những vấn đề cụ thể). </i>


3- Qua việc nhìn nhận những đóng góp và hạn chế của các tác giả đi trước mà làm nổi
rõ hơn tính thời sự cũng như ý nghĩa của tiểu luận hay luận văn, từ đó mà xác định nhiệm vụ
nghiên cứu cũng như hướng giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

61



Giống: Cùng nhìn nhận, đánh giá các kết quả nghiên cứu đã có, cùng có tác dụng xác
định tọa độ và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.


Khác: Cách trình bày lịch sử vấn đề thường bao quát một quãng thời gian dài, nặng về
khía cạnh lịch đại, quan tâm nhiều đến căn nguyên, lai lịch của vấn đề. Cịn phần trình bày
tình hình nghiên cứu lại xem xét vấn đề theo một lát cắt ngang đồng đại, chú trọng nhiều hơn
đến tính thời sự, tính cập nhật của vấn đề. Có trường hợp tác giả khéo léo trình bày kết hợp
được lịch sử vấn đề và tình hình nghiên cứu liền mạch với nhau.


Về nguyên tắc, phần trình bày tình hình nghiên cứu có thể đặt ngay sau phần lịch sử
vấn đề. Đây là trình tự dễ dàng giúp người đọc định vị, thấy được kích thước vấn đề nghiên
cứu ở cả chiều sâu lịch sử lẫn chiều rộng thời sự. Tuy nhiên, phần trình bày lịch sử vấn đề có
thể được tách ra trình bày riêng, thường là nằm trong chương mở đầu, chương đặt cơ sở lý
thuyết cho việc giải quyết vấn đề.


Nếu luận văn có dung lượng lớn, chứa đựng nhiều vấn đề nghiên cứu bộ phận thì ngồi
lịch sử vấn đề chung, có thể có phần lịch sử vấn đề riêng cho các vấn đề bộ phận đó. Ví dụ,
khi nghiên cứu các thành phần phụ của câu tiếng Việt, tác giả có thể trình bày lịch sử vấn đề
thành phần câu nói chung, với hệ các vấn đề của nó. Sau đó ở các chương khảo sát các thành
phần câu cụ thể như trạng ngữ, khởi ngữ v.v... tác giả có thể trình bày kỹ hơn lịch sử nghiên
<i>cứu từng vấn đề cụ thể đó. </i>


Khi trình bày lịch sử vấn đề cần tránh những nhược điểm phổ biến sau đây:


- Nêu lai lịch vấn đề q rộng, chung chung, khơng gắn bó với đề tài nghiên cứu.
- Không phân biệt rõ lịch sử vấn đề với tình hình nghiên cứu nên chỉ điểm các tác giả
cùng thời và chỉ tập trung quanh những vấn đề có tính thời sự, không làm rõ lai lịch của vấn
đề.



Lưu ý: Tùy theo bản chất của đề tài nghiên cứu và trình độ của luận văn, phần lịch sử
vấn đề có thể bao quát quãng thời gian dài hay ngắn khác nhau, chỉ giới hạn phạm vi trong
nước hay mở rộng ra ngoài nước. Tuy nhiên, dù thế nào vẫn phải đảm bảo các yêu cầu trên.


Có thể phân chia các cách trình bày lịch sử vấn đề theo hai bình diện sau:
- Trình bày vấn đề theo thời gian hay trình bày vấn đề theo hệ quan điểm.


- Trình bày lịch sử vấn đề chung cho tồn bộ đề tài nghiên cứu hay trình bày lịch sử
<i><b>vấn đề theo từng mặt của đề tài nghiên cứu. </b></i>


Kết hợp hai hướng này, sẽ có 4 kiểu trình bày lịch sử vấn đề như bảng sau:
Tiêu chí Cho tồn bộ đề tài Cho từng mặt của đề tài


Theo thời gian I II


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

62
<b>BÀI TẬP </b>


Tham khảo bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2001), tr.
137- 142)


<b>2.3.1.3. Cấu trúc thường gặp của một đề tài khóa luận, luận văn, luận án </b>
<b>(1) Bìa chính </b>


Trình bày từ trên xuống dưới các nội dung sau:
- Tên trường, khoa hoặc trung tâm


- Tiêu đề luận văn, đồ án, ngành, mã số


- Tên người thực hiện (sinh viên, nghiên cứu sinh)


- Nơi, năm thực hiện luận văn, đồ án


<b>(2) Bìa phụ (trang đầu) </b>


Tất cả các nội dung ở bìa chính đều được lặp lại ở bìa phụ. Ngồi ra, bìa phụ cịn ghi
tên người hướng dẫn khoa học.


<b>(3) Lời cam đoan, ... </b>
<b>(4) Lời cảm ơn </b>


<b>(5) Danh mục các chữ viết tắt (nếu có) </b>
<b>(6) Danh mục các bảng (nếu có) </b>


<b>(7) Mục lục </b>


Mục lục của tiểu luận, luận văn thể hiện các hạng mục chính, phản ánh cách thức tổ
chức, kết cấu của tiểu luận, luận văn khoa học. Nhìn chung, mục lục của tiểu luận, luận văn
không cần quá chi tiết. Tuy nhiên, mục lục cũng không được quá sơ sài, chẳng hạn chỉ ghi
các chương. Một bản mục lục tốt thường phản ánh từng bậc kết cấu của các phần, các chương,
một hoặc hai hạng mục dưới chương. Để cho người đọc dễ dàng theo dõi, tra cứu nội dung,
tất cả các hạng mục trong mục lục phải được chú kèm số thứ tự của trang.


Các phụ lục (nếu có) như bảng biểu, tư liệu ghi chép, tư liệu điều tra... và tài liệu tham
khảo, tài liệu trích dẫn cũng cần được phản ánh trong mục lục.


<b>(8) Phần mở đầu </b>


Phần mở đầu thường có những nội dung như sau:
1. Lý do chọn đề tài



2. Lịch sử vấn đề


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

63


Nếu cần thiết, trong phần mở đầu, tác giả có thể nêu thêm những quy ước về trình bày,
quy ước về các ký hiệu được sử dụng v.v...


<b>(9) Phần nội dung </b>


Phần này chiếm vị trí trung tâm của tiểu luận, luận văn. Nó bao gồm các chương cụ
thể, mỗi chương giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong mục đích chung của tồn bộ tiểu luận
hay luận văn. Các chương được đánh thứ tự theo số Ả- rập.


Chương 1 ...
Chương 2...
....


Chương cuối:


+ Những kết quả đạt được; ý nghĩa, triển vọng
+ Những vấn đề còn tồn tại; phương hướng tiếp tục


Lưu ý: Số chương của phần nội dung có thể dao động từ 2 đến 4 hoặc 5. Luận văn hay
tiểu luận khoa học khơng nên có q nhiều chương, bởi vì số chương lớn sẽ tạo cảm giác tác
giả ôm đồm quá nhiều vấn đề, phạm vi nghiên cứu quá rộng mà đây lại là một trong những
nhược điểm cần tránh khi viết luận văn, đặc biệt đối với những người chưa có kinh nghiệm.



Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cuối mỗi chương phải có tiểu kết.
<b>(10) Phần kết luận </b>


Phần này trình bày lại một cách cơ đúc các luận điểm, nội dung chính được rút ra từ toàn
bộ tiểu luận, luận văn, bao gồm: các luận điểm lý thuyết, các giải pháp cụ thể, với tư cách là
những đóng góp khoa học của tiểu luận, luận văn. Ngoài ra, ở đây cũng cần nêu các hướng
nghiên cứu mới có thể mở ra từ tiểu luận, luận văn.


<b>(11) Thư mục tham khảo </b>


Phương pháp sắp xếp thư mục tham khảo đối với các đề tài, luận văn, luận án:


- Tài liệu tham khảo bao gồm những sách, ấn phẩm, tạp chí... đã đọc và được trích dẫn
hoặc được sử dụng về ý tưởng vào đề tài và phải được chỉ rõ việc sử dụng đó.


- Các tài liệu tham khảo phải được sắp xếp riêng theo từng khối tiếng (Việt, Nga, Anh,
Pháp, Đức...). Tài liệu đã đọc, tham khảo, trích dẫn, sử dụng trong đề tài bằng thứ tiếng nào
thì xếp vào khối tiếng đó. Giữ nguyên văn không dịch, không phiên âm các tài liệu bằng tiếng
nước ngoài, kể cả các tài liệu bằng tiếng Trung, Nhật, Lào...


- Trình tự sắp xếp các danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên
tắc thứ tự ABC của họ tên tác giả:


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

64


+ Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên tác giả mà không đảo lộn trật tự
họ tên tác giả.


- Tài liệu khơng có tên tác giả thì xếp thứ tự ABC theo từ đầu tiên của tên tài liệu. Ví
dụ:



1. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập II, Nxb. ĐH & GDCN, HN.
2. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb. GD, H.


3. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb. KHXH, H.
4. Hoàng Phê (1979), “Vấn đề cải tiến và chuẩn hóa chính tả”, T/c Ngơn ngữ, Số 3 + 4.
...


- Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thơng tin cần thiết và
theo trình tự sau: Số thứ tự, họ tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, (tập, số, trang), tên nhà
xuất bản, nơi xuất bản.


Số thứ tự ở đây được đánh số liên tục từ 1 đến hết qua tất cả các khối tiếng.


- Trích dẫn: tài liệu tham khảo trích dẫn trong đề tài cần được trích dẫn theo số thứ tự
của tài liệu tham khảo ở danh mục tài liệu tham khảo và số thứ tự đó được đặt trong ngoặc
vng...


<b>BÀI TẬP </b>


Tham khảo bài tập 4, 5 (Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2001), tr.160- 162)
<b>2.2.2. Viết văn bản chính luận </b>


<b>2.2.2.1 Các bước tiến hành viết văn bản chính luận </b>
- Định hướng:


+ Các nhân tố giao tiếp


+ Các chủ đề: chủ đề chung, chủ đề bộ phận
+ Cách luận chứng



- Xây dựng các lập luận
- Lập dàn ý


- Viết văn bản


- Hoàn thiện và sửa chữa


<b>2.2.2.2. Cấu trúc văn bản chính luận </b>
Gồm 3 phần:


a. Đặt vấn đề (Mở đầu)


Phần này nêu những thơng tin mang tính tổng luận:


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

65


- Chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản (thường có câu luận đề), phương pháp,
phương hướng, nguyên tắc trình bày, giải quyết vấn đề


b. Giải quyết vấn đề


Phần này triển khai các tư tưởng chủ yếu và triển khai nội dung cơ bản: thơng báo, giải
thích, bình luận v.v... Có thể có nhiều đoạn văn mà độ dài ngắn cịn tùy tính phức tạp của nội
dung được bàn luận. Các đoạn văn đó trong nhiều trường hợp, có thể có tiểu mục, đề mục
được ghi chữ số (La Mã hoặc Ả Rập) hoặc chữ cái... thể hiện trình tự, liệt kê, để khu biệt, tách
bạch, đặc biệt là thể hiện các cấp độ (bao hàm, đẳng lập)... của các chủ đề bộ phận. Cách làm
này thường áp dụng khi tạo lập hoặc tái tạo dàn ý, đề cương văn bản. Do đó, khi làm tóm tắt
văn bản, trước tiên phải chú ý đến bộ khung này. Khi văn bản khơng có đề mục, tiểu mục thì
muốn xác định được các chủ đề bộ phận và các ý chính của văn bản, ta phải xác định số lượng


đoạn văn, và đồng thời phải xem xét mối quan hệ giữa các đoạn văn đó (liên kết hình thức và
nội dung), vì nhiều khi khơng có sự rõ ràng trong phân đoạn (lỗi nhập đoạn, tách đoạn,...). Có
khi phải nhiều đoạn văn mới tạo nên một ý lớn, trong đó một đoạn chỉ là một ý nhỏ (để giải
thích, chứng minh, nêu dẫn chứng v.v...)


- Các chủ đề bộ phận (chính là các luận điểm, các ý chính hay các thành tố nội dung,…
) đều nằm trong định hướng phục vụ chủ đề chung, nhằm tạo ra tính nhất thể trong văn bản,
nói cách khác, chủ đề chung được duy trì, khai triển ở các chủ đề bộ phận.


- Việc sắp xếp và trình bày các luận điểm có thể theo các nguyên tắc, quan hệ logich
mang tính:


* Khách quan:


+ Quan hệ có tính chất nội tại giữa các đối tượng cấu thành.


+ Quan hệ có tính văn hóa (với các đối tượng tồn tại trong mơi trường văn hóa).
+ Quan hệ logic khách quan tồn tại thực tế.


* Chủ quan: Tùy thuộc nhận thức, đánh giá và cảm xúc của người viết về tầm quan
trọng của từng luận điểm, vấn đề.


c. Kết thúc vấn đề


Có 3 cách kết thúc vấn đề:


+ Khép: Tóm lược, tổng kết những vấn đề đã trình bày trong phần giải quyết vấn đề.
+ Mở: Gợi thêm nhiều hướng suy nghĩ, hành động mới (nêu kinh nghiệm, đề xuất ứng
dụng, triển khai v.v...)



+ Kết hợp đồng thời hai cách trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

66
<i>Để gió cuốn đi... </i>


<i>(Trịnh Công Sơn) </i>


Anh (chị) hiểu thế nào về lời trích dẫn trên? Cho biết quan điểm của anh (chị) về cách
sống ấy.


2. Có ý kiến cho rằng, nên xóa bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thơng. Anh (chị) có quan
điểm như thế nào về ý kiến đó?


3. Trình bày ý kiến của anh (chị) về một vấn đề mà anh (chị) có hứng thú.
<b>2.2.3. Viết một số loại văn bản hành chính - cơng vụ thơng dụng </b>


<b>2.2.3.1. Những quy định chung về phông chữ, khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang </b>
(theo thông tư số 01/2011/TT- BNV ngày 19- 01- 2011 hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình
bày văn bản hành chính)


Thông tư này hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao
văn bản; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan,
tổ chức).


<i><b>- Phơng chữ</b></i> sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính và phơng chữ tiếng Việt của bộ


mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.


<i><b>- Khổ giấy:</b></i> Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297



mm). Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển được
trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn (khổ A5).


<i><b>- Kiểu trình bày:</b></i> Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ
A4 (định hướng bản in theo chiều dài).


Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng khơng được làm thành các phụ
lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in
theo chiều rộng).


- <i><b>Định lề trang văn bản</b></i> (đối với khổ giấy A4):


Lề trên: cách mép trên từ 20 – 25 mm;
Lề dưới: cách mép dưới từ 20 – 25 mm;
Lề trái: cách mép trái từ 30 – 35 mm;
Lề phải: cách mép phải từ 15 – 20 mm.
<b>2.2.3.2. Thể thức và kĩ thuật trình bày </b>


<i><b>(1) Quốc hiệu </b></i>


a. Thể thức


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

67
b. Kỹ thuật trình bày


Quốc hiệu được trình bày tại ơ số 1; chiếm khoảng ½ trang giấy theo chiều ngang, ở phía
trên, bên phải.


Dịng thứ nhất: “CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày


bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng đậm;


Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ
chữ từ 13 đến 14 (nếu dịng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dịng thứ hai cỡ chữ 13; nếu dòng thứ nhất
cỡ chữ 13, thì dịng thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng
thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ;
phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh
Draw, khơng dùng lệnh Underline), cụ thể:


<b>CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>


<b> --- </b>
Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dịng đơn.


<i><b>(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản </b></i>


a. Thể thức


- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực
tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là cơng ty mẹ) và tên của cơ quan, tổ chức
ban hành văn bản.


- Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông dụng như
Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), Việt Nam (VN), ví dụ:


UBND TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
<b> SỞ NỘI VỤ </b> <b> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>
--- ---



b. Kỹ thuật trình bày


Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ơ số 2; chiếm khoảng ½ trang
giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái.


Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ
như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng. Nếu tên cơ quan, tổ chức chủ quản dài, có thể trình
bày thành nhiều dịng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

68


và đặt cân đối so với dòng chữ. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản dài có thể
trình bày thành nhiều dịng, ví dụ:


ĐỒN TNCS HCM TRƯỜNG ĐHSP
LCĐ- LCH KHOA NGỮ VĂN


<b>--- </b>


Các dòng chữ trên được trình bày cách nhau dịng đơn.


<i><b>(3) Số, ký hiệu của văn bản </b></i>


a. Thể thức


- Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ chức. Số của
văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày
31 tháng 12 hàng năm.


Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước


ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị (vụ, phòng, ban, bộ phận) soạn thảo hoặc chủ trì
soạn thảo cơng văn đó (nếu có) ví dụ:


Công văn của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên do Phòng CT HSSV soạn thảo: Số
2404/QĐ- CT HSSV.


Công văn của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ban Kinh tế Ngân sách soạn thảo:
Số:.../HĐND- KTNS.


Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan do cơ quan, tổ chức quy
định cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu.


b. Kỹ thuật trình bày


Số, ký hiệu của văn bản được trình bày tại ô số 3, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ
chức ban hành văn bản.


Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ
đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm; với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước;
giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt ký hiệu văn bản
có dấu gạch nối (-) khơng cách chữ, ví dụ:


Số: 15/QĐ-HĐND (Quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân);
Số: 23/BC-BNV (Báo cáo của Bộ Nội vụ);


Số: 234/SYT-VP (Công văn của Sở Y tế do Văn phòng soạn thảo).


<i><b>(4) Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản </b></i>


Thể thức



</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

69


tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính
đó, cụ thể như sau:


+ Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức Trung ương là tên của tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở, ví dụ:


Văn bản của Bộ Công Thương, của Công ty Điện lực 1 thuộc Tập đoàn Điện lực Việc
Nam (có trụ sở tại thành phố Hà Nội): Hà Nội,


+ Trường hợp địa danh ghi trên văn bản của cơ quan thành phố thuộc tỉnh mà tên thành
phố trùng với tên tỉnh thì ghi thêm hai chữ thành phố (TP), ví dụ:


Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) và của các phòng, ban
thuộc thành phố: TP. Hà Tĩnh,


+ Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ví dụ:


Văn bản của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) và của các phòng, ban
thuộc huyện: Sóc Sơn,


- <i><b>Ngày, tháng, năm ban hành văn bản </b></i>phải được viết đầy đủ, các số chỉ ngày, tháng,


năm dùng chữ số Ả - rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1,2 phải ghi thêm
số 0 ở trước, cụ thể:


<i>Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2009 </i>


<i> Quận 1, ngày 10 tháng 02 năm 2010 </i>


<i>a. Kỹ thuật trình bày </i>


Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dịng với
số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng,
các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy; địa danh và ngày, tháng,
năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu.


<i><b>(5) Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản </b></i>


a. Thể thức


Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Khi ban hành
văn bản đều phải ghi tên loại, trừ công văn.


Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát
nội dung chủ yếu của văn bản.


b. Kỹ thuật trình bày


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

70


đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến ½ độ
dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ, ví dụ:


<b>QUYẾT ĐỊNH </b>


<b>Ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ </b>
<b>của Giáo viên chủ nhiệm - Cố vấn học tập </b>



<b>--- </b>


Trích yếu nội dung công văn được trình bày tại ơ số 5b, sau chữ “V/v” bằng chữ in
thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; được đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản
cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản, ví dụ:


Số: 2393/CV-ĐT
V/v thi tuyển đào tạo
chương trình chất lượng cao


<i><b>(6) Nội dung văn bản </b></i>


a. Thể thức


- Nội dung văn bản phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
+ Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;


+ Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của
pháp luật;


+ Được trình bày ngắn, gọn, rõ ràng, chính xác;


+ Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;


+ Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước
ngoài nếu không thực sự cần thiết). Đối với thuật ngữ chun mơn cần xác định rõ nội dung
thì phải được giải thích trong văn bản;


+ Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ ngữ thuộc ngôn ngữ tiếng


Việt dễ hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết
tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau
từ, cụm từ đó;


- Bố cục của văn bản


Tùy theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành, phần
mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân
chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định.


b. Kỹ thuật trình bày


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

71


hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ
15pt (exactly line spacing) trở lên; khoảng cách tối đa giữa các dòng là 1,5 dòng (1,5 lines).


Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống
dịng, cuối dịng có dấu “chấm phẩy”, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “phẩy”.
(7) Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền


a. Thể thức


- Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:


+ Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước
tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức, ví dụ:


<b>TM. BTV ĐOÀN TRƯỜNG </b> <b> TM. BCH HỘI SINH VIÊN </b>



+ Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.”
(ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu, ví dụ:


<b> KT.GIÁM ĐỐC KT. HIỆU TRƯỞNG </b>
<b> PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ HIỆU TRƯỞNG </b>


Trường hợp cấp phó được giao phụ trách thì thực hiện như cấp phó ký thay cấp trưởng;
+ Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” (thừa lệnh) vào trước chức vụ
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, ví dụ:


<b> TL. BỘ TRƯỞNG </b> <b> TL. CHỦ TỊCH </b>


<b>VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ </b> <b> CHÁNH VĂN PHÒNG </b>


+ Trường hợp ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” (thừa ủy quyền) vào
trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, ví dụ:


<b>TUQ. GIÁM ĐỐC </b>


<b>TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ </b>


- Chức vụ của người ký: Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của
người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức;


- Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản.


Đối với văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và
các danh hiệu danh khác. Đối với văn bản giao dịch; văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo
dục, y tế, khoa học hoặc lực lượng vũ trang được ghi thêm học hàm, quân hàm.



b. Kỹ thuật trình bày


Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày tại ô số 7a; chức vụ khác của người
ký được trình bày tại ơ số 7a; các chữ viết tắt quyền hạn như: “TM.”, “KT.”, “TL.”, “TUQ.”.
hoặc quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu
chữ đứng, đậm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

72


Chữ ký của người có thẩm quyền được trình bày tại ô số 7c.


<i><b>(8) Dấu của cơ quan, tổ chức </b></i>


- Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3.
Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về cơng
tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan; việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản tài
liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26
Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.


- Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ơ số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng
giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy mỗi dấu đóng
tối đa 05 trang văn bản.


<i><b>(9) Nơi nhận </b></i>


a. Thể thức


Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản và có trách
nhiệm như để xem xét, giải quyết; để thi hành; để kiểm tra, giám sát; để báo cáo; để trao đổi
công việc; để biết và để lưu.



Nơi nhận phải được xác định cụ thể trong văn bản. Căn cứ quy định của pháp luật; căn
cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và quan hệ công tác; căn cứ yêu cầu
giải quyết công việc, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề
xuất những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản trình người ký văn bản quyết
định.


Đối với cơng văn hành chính, nơi nhận bao gồm hai phần:


- Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị,
cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;


- Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên” , tiếp theo là tên các
cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.


b. Kỹ thuật trình bày


Nơi nhận được trình bày tại ơ số 9a và 9b.


Phần nơi nhận tại ơ số 9a được trình bày như sau:


- Từ “Kính gửi” và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản được trình bày
bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng;


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

73


cuối cùng có dấu chấm; các gạch đầu dịng được trình bày thẳng hàng với nhau dưới dấu hai
chấm.


Phần nơi nhận tại ô số 9b (áp dụng chung đối với cơng văn hành chính và các loại văn


bản khác) được trình bày như sau:


- Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dịng riêng (ngang hàng với dòng chữ “quyền
hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái), sau có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ
12, kiểu chữ nghiêng, đậm;


- Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng
chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc
mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dịng riêng, đầu
dịng có gạch đầu dịng sát lề trái, cuối dịng có dấu chấm phẩy, riêng dịng cuối cùng bao
gồm chữ “Lưu” sau có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (Văn thư cơ quan, tổ
chức), dấu phẩy, chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu
(chỉ trong trường hợp cần thiết), cuối cùng là dấu chấm.


<b>2.2.3.4. Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản </b>


SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC VĂN BẢN
(Trên một trang giấy khổ A4: 210 mm x 297 mm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

74
20-25 mm


30-35mm 15-20mm


20-25 mm


<b>11 </b>


<b>4 </b>
<b>2 </b>



<b>3 </b>


<b>5b </b> <b>5a </b>


<b>10a </b>


<b>10b </b> <b>12 </b>


<b>9a </b>


<b>1 </b>


<b>6 </b>


<b>7a </b>
<b>9b </b>


<b>13 </b> <b><sub>7c </sub></b>


<b>14 </b> <b>7b </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

75
<b>Ghi chú: </b>


<b>Ô số </b> <b>: Thành phần thể thức văn bản </b>
1 : Quốc hiệu


2 : Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
3 : Số, ký hiệu của văn bản



4 : Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
5a : Tên loại và trích yếu nội dung văn bản


5b : Trích yếu nội dung công văn
6 : Nội dung văn bản


7a, 7b, 7c : Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
8 : Dấu của cơ quan, tổ chức


9a, 9b : Nơi nhận


10a : Dấu chỉ mức độ mật
10b : Dấu chỉ mức độ khẩn


11 : Dấu thu hồi và chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
12 : Chỉ dẫn về dự thảo văn bản


13 : Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành


14 : Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-Mail: địa chỉ Website; số điện thoại, số
Telex, số Fax


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

76
<b>2.2.3.5. Mẫu chữ cho các chi tiết trình bày </b>


MẪU CHỮ VÀ CHI TIẾT TRÌNH BÀY THỂ THỨC VĂN BẢN VÀ THỂ THỨC BẢN SAO)
<i>(Kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ) </i>
<b>ST</b>



<b>T </b>


<b>Thành phần thể thức và chi tiết </b>


<b>trình bày </b> <b>Loại chữ </b>


<b>Cỡ </b>


<b>chữ </b> <b>Kiểu chữ </b>


<b>Ví dụ minh họa </b>


<b>Phơng chữ Times New Roman </b> <b>Cỡ </b>


<b>chữ </b>


(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)


1 Quốc hiệu


- Dòng trên In hoa 12-13 Đứng,


đậm


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
12


- Dòng dưới In


thường 13-14



Đứng,
đậm


<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>


13


- Dòng kẻ bên dưới ---


2 Tên cơ quan, tổ chức


- Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp


trên trực tiếp In hoa 12-13 Đứng


BỘ TÀI CHÍNH


12


- Tên cơ quan, tổ chức 12-13 Đứng,


đậm


<b>CỤC QUẢN LÝ GIÁ </b>


12


- Dòng kẻ bên dưới ---



3 Số, ký hiệu của văn bản In


thường 13 Đứng


Số: 15/QĐ-BNV; Số: 05/BKCN-VP; Số:


12/UBND-VX 13


4 Địa danh và ngày, tháng, năm ban
hành văn bản


In


thường 13-14 Nghiêng


<i>Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2009 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

77
5 Tên loại và trích yếu nội dung


a Đối với văn bản có tên loại


- Tên loại văn bản In hoa Đứng,


đậm


<b>CHỈ THỊ </b>


14



- Trích yếu nội dung In


thường


Đứng,
đậm


<b>Về công tác phòng, chống lụt bão </b>


14


- Dòng kẻ bên dưới ---


b Đối với công văn


Trích yếu nội dung In


thường 12-13 Đứng


V/v nâng bậc lương năm 2009


13


6 Nội dung văn bản In


thường 13-14 Đứng


Trong công tác chỉ đạo…


14


a Gồm phần, chương mục, điều,


khoản, điểm, tiết, tiểu tiết.


- Từ “phần”, “chương” và số thứ tự
của phần, chương


In


thường 14


Đứng,
đậm


<b>Phần I </b> <b>Chương I </b>


14
- Tiêu đề của phần, chương In hoa 13-14 Đứng,


đậm


<b>QUY ĐỊNH CHUNG </b> <b>QUY ĐỊNH CHUNG </b>


14
- Từ “mục” và số thứ tự In


thường 14


Đứng,
đậm



<b>Mục 1 </b>


14


- Tiêu đề của mục In hoa 12-13 Đứng,


đậm


<b>GIẢI THÍCH LẬP, PHÁP LỆNH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

78


- Điều In


thường 13-14


Đứng,
đậm


<b>Điều 1. Bản sao văn bản </b>


14


- Khoản In


thường 13-14 Đứng


1. Các hình thức…



14


- Điểm In


thường 13-14 Đứng


a) Đối với…


14


- Tiết In


thường 13-14 Đứng
-


14


- Tiểu tiết In


thường 13-14 Đứng


+


14
b Gồm phần, mục, khoản, điểm, tiểu


tiết


- Từ “phần” và số thứ tự In



thường 14


Đứng,
đậm


<b>Phần I </b>


14


- Tiêu đề của phần In hoa 13-14 Đứng,


đậm


<b>TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ </b>


14
- Số thứ tự và tiêu đề của mục In hoa 13-14 Đứng,


đậm


<b>I. NHỮNG KẾT QUẢ… </b>


14
- Khoản:


Trường hợp có tiêu đề In


thường 13-14


Đứng,


đậm


<b>1. Phạm vi và đối tượng áp dụng </b>


14
Trường hợp khơng có tiêu đề In


thường 13-14 Đứng


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

79


- Điểm In


thường 13-14 Đứng


a) Đối với…


14


- Tiết Đứng - 14


- Tiểu tiết Đứng + 14


7 Chức vụ, họ tên của người ký


- Quyền hạn của người ký In hoa 13-14 Đứng,
đậm


<b>TM. ỦY BAN NHÂN </b>
<b>DÂN </b>



<b>KT. BỘ TRƯỞNG </b>


14
- Chức vụ của người ký In hoa 13-14 Đứng,


đậm


<b>CHỦ TỊCH </b> <b>THỨ TRƯỞNG </b>


14


- Họ tên của người ký In


thường 13-14


Đứng,
đậm


<b>Nguyễn Văn A </b> <b>Trần Văn B </b>


14
8 Nơi nhận


a Từ “kính gửi” và tên cơ quan, tổ
chức, cá nhân


In


thường 14 Đứng 14



- Gửi một nơi Kính gửi: Bộ Công thương 14


- Gửi nhiều nơi


Kính gửi:


- Bộ Nội vụ;


- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính.


14


b Từ “nơi nhận” và tên cơ quan, tổ
chức, cá nhân


- Từ “nơi nhận” In


thường 12


Nghiêng,đ
ậm


<i><b>Nơi nhận: </b></i> <i><b>Nơi nhận:</b></i> (đối với


công văn)


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

80
- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân



nhận văn bản, bản sao


In


thường 11 Đứng


- Các Bộ, cơ quan ngang
Bộ,…;


- ……;


- Lưu VT, TCCB.


- Như trên;
- ……;


- Lưu VT, NVĐP 11


9 Dấu chỉ mức độ khẩn In hoa 13-14 Đứng,đậm 13


10 Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành In


thường 13-14 Đứng,đậm 13


11 Chỉ dẫn về dự thảo văn bản In hoa 13-14 Đứng,đậm 13


12 Ký hiệu người đánh máy, nhân bản
và số lượng bản



In


thường 11 Đứng


PL.(300)


11


13


Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ
E-Mail, Website; số điện thoại, số
Telex, số Fax


In


thường 11-12 Đứng


Số XX phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: (04) XXXXXXX, Fax: (04) XXXXXXX
E-Mail: Website:


11


14 Phụ lục văn bản 14


- Từ “phụ lục” và số thứ tự của phụ
lục


In



thường 14 Đứng,đậm


<b>Phụ lục I </b>


14


- Tiêu đề của phụ lục In hoa 13-14 Đứng,đậm <b>BẢNG CHỮ VIẾT TẮT </b> 14


Số trang In


thường 13-14 Đứng


2,7,13


14


Hình thức sao In hoa 13-14 Đứng,đậm <b>SAO Y BẢN CHÍNH, TRÍCH SAO, SAO LỤC </b> 14


Ghi chú: Cỡ chữ trong cùng một văn bản tăng, giảm phải thống nhất, ví dụ: Quốc hiệu, dòng trên cỡ chữ 13, dòng dưới cỡ chữ
14; nhưng Quốc hiệu, dịng trên cỡ chữ 12, thì dòng dưới cỡ chữ 13; địa danh và ngày, tháng, năm văn bản cỡ chữ 13.


<b>HỎA TỐC </b> <b>THƯỢNG KHẨN </b> <b>KHẨN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

81


<b>2.2.3.6. Luyện viết đơn từ, báo cáo, tường trình, biên bản </b>
<b>A. ĐƠN TỪ </b>


a. Khái niệm: Đơn từ là một loại văn bản của công dân, cơ quan tập thể gửi đến một


cá nhân, một cơ quan hoặc một tổ chức có quyền hạn và trách nhiệm để đề đạt nguyện vọng,
trình bày một yêu cầu hoặc khiếu nại một sự việc.


b. Phân loại:


- Đơn từ có mẫu in sẵn: đơn được hướng dẫn, in ấn theo một nội dung nhất định.


- Đơn khơng có mẫu in sẵn: người viết phải xây dựng lá đơn từ hình thức đến nội dung.
c. Cách viết đơn:


- Đơn có mẫu qui định sẵn:


+ Đọc kĩ mẫu đơn, tìm hiểu rõ nội dung cần điền
+ Điền chính xác vào những chỗ trống


+ Khơng tẩy xóa, khơng tùy tiện viết tắt. Phải viết bằng mực cùng màu, không viết
bằng mực đỏ.


- Đơn khơng có mẫu in sẵn: CẤU TRÚC thông thường của một lá đơn:
+/ Quốc hiệu:


Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dịng chữ: “CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.


Quốc hiệu được trình bày tại ơ số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở
phía trên, bên phải. Dịng thứ nhất: “CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được
trình bày bằng chữ in hoa. Dịng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng
chữ in thường, được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết
hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ
dài bằng độ dài của dịng chữ, cụ thể:



CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


<b>--- </b>
<b>+/ Tên đơn: </b>


Là một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của đơn. Mẫu chung:


ĐƠN XIN+ NGUYỆN VỌNG ĐỀ ĐẠT được trình bày chính giữa dịng, thường bằng
chữ in hoa, có khoảng cách nhất định với các dòng khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

82


Là các cơ quan, đoàn thể, tổ chức hoặc các cá nhân có thẩm quyền giải quyết những
vấn đề nêu trong nội dung đơn.


Mẫu chung: Kính gửi: + tên các cơ quan, cá nhân…được sắp xếp theo thứ tự từ cao
xuống thấp.


+/ Phần giới thiệu về bản thân người viết đơn hoặc (đại diện) tập thể viết đơn:
Tùy theo nội dung của từng lá đơn mà chọn lọc những thông tin cần thiết như tên, tuổi,
ngày tháng năm sinh, số CMND, nghề nghiệp, nơi ở…một cách chi tiết hay sơ lược.


+/ Nội dung đơn:


Trình bày lí do viết đơn; những nguyện vọng, yêu cầu cụ thể cần được giải quyết.
+/ Lời hứa hẹn, cảm ơn


+/ Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn


+/ Chữ kí, ghi rõ họ tên người viết đơn
LƯU Ý:


- Ngơn ngữ trong đơn phải đảm bảo tính khn mẫu, nghiêm chỉnh, rõ ràng, khơng văn
hoa, bóng bẩy, cũng khơng nơm na, cộc lốc.


- Hình thức trình bày sáng sủa, đúng thể thức.
- Đơn phải do chính người làm đơn kí, khơng được kí thay


<b>BÀI TẬP </b>
1. Hãy sửa lại văn bản sau sao cho đúng:


<i>Đơn xin học cải thiện </i>


<i>Kính gửi: Phòng đào tạo trường ĐHSP Tên em là: Nguyễn thị X. Hôm nay em viết đơn này </i>
<i>để xin các thầy cô xem xét cho em được học cải thiện môn Giáo dục học. Lớp em thi môn </i>
<i>Giáo dục học ngày 24/11/2012 nhưng vì gia đình em có việc đột xuất nên em đã không dự </i>
<i>thi cùng các bạn được. Vì vậy mong các thầy cơ cho em được học lại. Xin chân thành cảm </i>
<i>ơn. </i>


<i> Sv: Nguyễn Thị X </i>
2. Hãy bổ sung những phần còn thiếu vào lá đơn sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

83
<i>Chỗ ở hiện nay--- </i>
<i>Trình độ chun mơn:---Học vấn--- </i>


<i>Nay làm đơn này ---một việc như </i>
<i>sau:--- </i>



<i>Rất mong được quý ---quan tâm, giúp đỡ. </i>
<i>Tôi xin chân thành cám ơn. </i>


<i> Địa danh, thời gian </i>
<i> Người làm đơn </i>
<i> (Ký và ghi rõ họ tên) </i>
3. Hãy soạn thảo:


<i>- Một đơn xin phúc khảo điểm thi </i>
<i>- Một đơn xin chuyển trường </i>
<i>- Một đơn xin trợ cấp khó khăn </i>
<i>- Một đơn xin việc làm </i>


<b>B. BÁO CÁO </b>


<i><b>a. Khái niệm</b></i>: Báo cáo là một loại văn bản trình bày tình hình thực tế; những kết quả


đã đạt được hoặc đề ra phương hướng trong hoạt động của một cơ quan, đơn vị, cá nhân với
cấp quản lí cao hơn để đề xuất những chủ trương phù hợp với thực tiễn.


<i><b>b. Yêu cầu: </b></i>


- Phải đảm bảo tính trung thực, chính xác (khơng suy luận, suy diễn hay tưởng tượng).
- Phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm:


+ Chọn lọc số liệu, sự kiện về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ chính yếu, khơng
liệt kê tràn lan.


+ Tránh những số liệu giả hoặc những sự kiện chung chung. Nếu cần, phải đính kèm
các bản phụ lục ghi các số liệu làm minh chứng.



- Phải kịp thời:


+ Thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tơn trọng cấp trên, có trách nhiệm với cơng
việc.


+ Giúp lãnh đạo kịp thời nắm thông tin từ cấp dưới.


<i><b>c. Phân loại </b></i>


- Căn cứ vào thời gian và kỳ hạn: Bao gồm 2 loại:
<i>+ Báo cáo thường kỳ: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

84


- Căn cứ vào nội dung và tính chất: Bao gồm 3 loại:
<i>+ Báo cáo chính trị </i>


<i>+ Báo cáo khoa học </i>
<i>+ Báo cáo công tác: </i>


<i><b>d. Cách viết</b></i> BÁO CÁO CÔNG TÁC


- Khái niệm: Báo cáo công tác là báo cáo về công việc của một cá nhân, tập thể tổ chức
đã và đang thực hiện (hoặc sẽ thực hiện trong một phạm vi không gian) và thời gian nhất định.
Báo cáo cơng tác gồm có: báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, báo cáo
thực tế…


- Cách viết báo cáo công tác:



<b>+/ Quốc hiệu: Ghi ở đầu báo cáo, phía bên phải </b>


<b>+/ Tên cơ quan làm báo cáo và cơ quan cấp trên trực tiếp, số hiệu của báo cáo ghi ở </b>
góc trên của báo cáo phía bên trái


+/ Địa điểm, ngày tháng năm làm báo cáo: ghi dưới quốc hiệu phía bên phải
+/ Tên báo cáo: Mẫu BÁO CÁO+ …


Tên báo cáo được viết to, đậm, có một khoảng cách nhất định với các dòng chữ khác.


+/ Nội dung báo cáo: thường gồm 3 phần: (1) Mô tả tình hình thực tế hay kết quả cơng
việc; (2) Phân tích, đánh giá tình hình và các kết quả đã đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm.
(3) Những kiến nghị, yêu cầu.


+/ Chữ kí, ghi rõ họ và tên người viết báo cáo: cuối báo cáo, góc bên phải
+/ Ghi chú về nơi nhận và lưu báo cáo: cuối báo cáo, góc bên trái.


LƯU Ý:


- Nêu các sự kiện, nhận định, đánh giá, có thể dùng chữ số để minh họa, trình bày theo
lối biểu mẫu, theo sơ đồ và có bản đối chiếu nếu thấy dễ hiểu và ngắn gọn hơn.


- Hành văn rõ ràng, mạch lạc, khách quan.
<b>BÀI TẬP </b>
1. Hoàn thiện báo cáo sau:


Tên cơ quan Quốc hiệu


Số---/ BC Địa danh, thời gian



Báo cáo
V/v---


I. Phần mở đầu:- Nét chính về chủ trương, nhiệm vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

85
II. Phần nội dung:


1. Kiểm điểm công việc đã làm.


a. Thống kê việc đã làm; b. So sánh nhiệm vụ, kế hoạch đã giao.
2. Những non yếu.


a. Những vấn đề cha giải quyết xong; b. Thiếu sót khuyết điểm.
3. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, tìm nguyên nhân.


III. Kết luận:


1.Phương hướng; 2.Kiến nghị; 3.Triển vọng công việc trong thời gian tới.
Nơi nhận chữ ký


2. Anh(chị) hãy soạn thảo một văn bản báo cáo tình hình thực hiện cơng tác trong tuần của
tập thể lớp gửi giáo viên chủ nhiệm; một văn bản báo cáo tổng kết năm học và báo cáo
phương hướng năm học tới của chi đoàn.


<b>C. TƯỜNG TRÌNH </b>


<i><b>a. Khái niệm</b></i>: Tường trình là văn bản do đương sự (cá nhân, cơ quan, tập thể) viết ra


theo yêu cầu của một cơ quan quản lí nào đó nhằm trình bày sự việc xảy ra để xem xét, truy


cứu mức độ trách nhiệm hay tìm hiểu nguyên nhân xảy ra sự việc.


<i><b>b. Yêu cầu</b></i> đối với văn bản tường trình


- Sự việc phải được trình bày lại một cách trung thực, cụ thể, chính xác đến từng chi
tiết theo trình tự thời gian, không gian.


- Lời văn cần rõ ràng, tránh hiểu lầm hay suy diễn sai lệch.


<i><b>c. Cách viết tường trình: </b></i>


+/ Quốc hiệu


+/ Tên văn bản: TƯỜNG TRÌNH VỀ…
+/ Tên cơ quan nhận tường trình


+/ Tự giới thiệu


+/ Tường trình lại sự việc: thời gian, địa điểm và trình tự xảy ra sự việc.
+/ Tự nhận trách nhiệm, cam đoan tường trình đúng sự thật.


+/ Địa điểm, thời gian làm tường trình
+/ Người tường trình kí và ghi rõ họ tên.


BÀI TẬP


1. Hoàn thiện bản tường trình sau:
TƯỜNG TRÌNH VIỆC MẤT GIẤY TỜ


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

86


Tôi tên là: Nguyễn Văn A


Vào lúc…ngày…tháng…năm…, tơi có vào mua sách tại cửa hàng sách tự chọn ở…Khi
lấy tiền trả cửa hàng thì tơi mới biết mình đã mất chiếc ví. Chiếc ví này tơi để trong túi xách
tay. Trong ví có một thẻ sinh viên, một bằng lái xe, một CMND. Ngồi ra trong ví cịn có
500.000 tiền mặt.


Thái Nguyên, ngày…tháng…năm…
Người viết tường trình


Nguyễn Văn A


2. Anh (chị) hãy viết bản tường trình về vụ xơ xát giữa hai sinh viên phòng 202 và
H1-203 mà anh chị được chứng kiến.


3. Giả định anh (chị) bị mất trộm đồ trong KTX. Hãy viết bản tường trình về sự việc trên.
<b>D. BIÊN BẢN </b>


<i><b>a. Khái niệm</b></i>: Biên bản là loại văn bản hành chính có nhiệm vụ ghi chép lại ngay tại


chỗ một hiện trạng sự vật hay sự việc nào đó đang diễn ra hoặc vừa mới xảy ra.


<i><b>b. Yêu cầu </b></i>


- Số liệu, sự kiện phải chính xác cụ thể


- Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.
- Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm.


- Thơng tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải phải gửi


kèm biên bản).


- Người lập biên bản và người ký chứng thực biên bản phải có trách nhiệm cao.


- Thơng tin muốn chính xác có độ tin cậy phải được đọc lại cho người có mặt cùng
nghe, sửa chữa lại cho khách quan, đúng đắn và tự giác (không được cưỡng bức).


BỐ CỤC CHUNG
Mở đầu:


- Quốc hiệu


- Tên văn bản, trích yếu nội dung


- Địa danh, thời gian (ghi rõ giờ, phút lập biên bản)
- Thành phần tham dự:


Nội dung


- Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung)
Phần kết thúc (ghi thời gian và lý do)
- Thủ tục ký xác nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

87
- Biên bản hội nghị


- Biên bản hành chính


- Biên bản có tính chất tư pháp (biên bản hỏi cung, xét xử)



<i><b>d. Cách viết</b></i> BIÊN BẢN HỘI NGHỊ và BIÊN BẢN HÀNH CHÍNH


BIÊN BẢN HỘI NGHỊ


- Khái niệm: Biên bản hội nghị là loại biên bản ghi chép những sự việc, diễn biến, ý
kiến thảo luận, những quyết nghị của hội nghị.


- Cách viết: Tùy theo phạm vi, tính chất của hội nghị và yêu cầu về nội dung mà ghi
chép chi tiết (ghi đầy đủ diễn tiến của sự kiện theo thời gian) hoặc ghi chép tổng hợp (chỉ ghi
lại một cách có chắt lọc những chi tiết, tình tiết quan trọng).


BỐ CỤC của biên bản hội nghị
+/ Quốc hiệu


+/ Tên biên bản


+/ Thời gian, địa điểm khai mạc hội nghị
+/ Thành phần tham gia hội nghị


+/ Lí do hội nghị


+/ Giới thiệu và bầu chủ tịch đồn, thư kí đồn


+/ Nội dung hội nghị: (1) Các báo cáo đọc trong hội nghị: ghi rõ tên người báo cáo,
nội dung tóm tắt. (2) Những vấn đề thảo luận. (3) Các ý kiến phát biểu thảo luận. (4) Ý kiến
tổng kết của đoàn chủ tịch. (5) Quyết nghị: ghi đầy đủ, chính xác những điều trong quyết nghị
mà hội nghị đã thông qua; kết quả, phần trăm biểu quyết. (6) Phát biểu của đại biểu.


+/ Thời gian bế mạc hội nghị



+/ Chữ kí của thư kí (cuối biên bản phía phải) và chữ kí xác nhận của chủ tịch đồn
(cuối biên bản phía trái)


BIÊN BẢN HÀNH CHÍNH


- Khái niệm: Biên bản hành chính là loại biên bản ghi chép về một sự việc đột xuất xảy
ra cần có sự giải quyết về phương diện hành chính (một vụ mất trộm, một tai nạn lao động,
máy móc bị hỏng hóc...)


- Cách viết: BỐ CỤC của biên bản hành chính
+/ Quốc hiệu


+/ Tên biên bản


+/ Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc


+/ Diễn biến sự việc: ghi tóm tắt sự việc xảy ra


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

88
+/ Đánh giá mức độ sự việc


+/ Nhân chứng và ý kiến của nhân chứng
+/ Cách giải quyết tạm thời


+/ Địa điểm, thời gian lập biên bản


+/ Chữ kí của người lập biên bản (cuối biên bản phía phải) và chữ kí xác nhận của
những người có trách nhiệm liên đới: đối tượng vi phạm, người làm chứng (cuối biên bản
phía trái).



LƯU Ý


- Biên bản hành chính địi hỏi người viết phải có trình độ chun mơn nhất định, có
khả năng quan sát vấn đề để xác định chính xác mức độ sự việc xảy ra, đồng thời phải có tinh
thần khách quan, trung thực khi viết biên bản.


<b>BÀI TẬP </b>
1. Hoàn thiện biên bản sau:


BIÊN BẢN VI PHẠM
Chúng tôi gồm:


1. Nguyễn Văn A, chức vụ...
2. Trịnh Văn B, chức vụ...


Đơn vị: Ban quản lí KTX Trường ĐHKTCN- ĐHTN


Tiến hành lập biên bản đối với các sinh viên: Lê Văn A và Hồng Văn C


Lí do: Vào hồi 21h40 phút ngày ...tháng...năm 2013, tại phòng....khu KTX Trường ĐHKTCN,
hai sinh viên trên đã có hành vi vi phạm nội qui KTX: tổ chức uống rượu, đánh bài, gây mất
trật tự trị an, ảnh hưởng không tốt tới nếp sống văn minh KTX.


1...
2...


Ý kiến của đương sự (hoặc người làm chứng):...


Cách giải quyết tạm thời: yêu cầu hai sinh viên vi phạm trên viết bản tường trình.
Biên bản được lập xong vào hồi 22h 30 phút cùng ngày.



Người lập biên bản
(Kí và ghi rõ họ tên)


2. Dưới đây là dự thảo một số loại biên bản. Anh (chị) hãy phân loại; chỉ ra những chi tiết
chưa đúng về thể thức văn bản, kĩ thuật trình bày, bố cục của từng văn bản...và sửa lại.
a/


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

89
• Số:---/BB


BIÊN BẢN HỌP...
1/ Thời gian, địa điểm họp


2/ Tổ chức: a) Thành phần dự họp
b) Chủ toạ, thư ký cuộc họp
3/ Nội dung cuộc họp:


a)


b) Thảo luận


c) Các ý kiến chỉ đạo


d) Bầu nhân sự, thông qua dự thảo Nghị quyết.
4/ Kết thúc cuộc họp: Chủ tọa kết thúc cuộc họp


Thư ký Chủ toạ Kí
tên Ký tên và đóng dấu



Nơi nhận
b/


Quốc hiệu


Địa danh, ngày---tháng----năm--
BIÊN BẢN


V/v-( về một vụ việc xảy ra)


- Thành phần tham gia lập biên bản (người tham gia lập biên bản-đại diện cho cơ quan,
tổ chức nào). Nếu cần có nhân chứng thì phải ghi tên rõ họ tên, địa chỉ của ngời làm chứng
đó.


- Diễn biến của sự việc xảy ra (đặc điểm nơi xảy ra, sự việc, lời nói của những người
có mặt trong lúc sự việc xảy ra)


- Kết luận: Ghi chú kết luận bước đầu của người tham gia lập biên bản về :
1. Nguyên nhân xảy ra sự việc


2. Sự việc đó đúng, sai như thế nào
3. Ai là người chịu trách nhiệm chính.


Đại diện bộ phận Đại diện bộ phận
là đối tượng bị lập biên bản lập biên bản


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

90
c/


Tên cơ quan Quốc hiệu



Số---/BB Địa danh, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN


V/v (xử lý sự việc xảy ra)
Thành phần tham dự gồm các bên:


+ Bên đại diện (chủ thể xử lý)
+ Bên vi phạm(khách thể bị xử lý)


- Họp lập biên bản giải quyết việc vi phạm...
+ Ý kiến giải quyết...


+ Ý kiến đồng ý...


+ Ý kiến khơng nhất trí...
+ Ý kiến kết luận...


Biên bản này lập lúc…giờ...ngày...tháng...năm, tại ...


Bên vi phạm Bên xử lý
Ký Ký


</div>

<!--links-->

×