Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.16 KB, 32 trang )

BÀI SOẠN
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
1
TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Tài liệu chính thức:
[1]. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, NXBGD, 1997,
Thư viện ĐH ĐT.
2. Tài liệu tham khảo:
[2]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Tiếng Việt thực hành, ĐHQG HN,1998,
Thư viện ĐH ĐT.
[3]. Nguyễn Quang Ninh, Tiếng Việt thực hành (Tài liệu đào tạo GV theo dự án
phát triển GV tiểu học), NXB GD, 2007, Khoa TH – MN.
[4]. Phan Thiều, Rèn luyện ngôn ngữ (Tập 1,2), NXB GD, 1998, Thư viện ĐH
ĐT.
[5]. Vụ Mầm non, Tuyển tập thơ, truyện,… Mẫu Giáo (theo chủ đề) (bộ mới),
Thư viện ĐH ĐT.
2
Chương 1
RÈN KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
A. Mục tiêu
- Hiểu biết về quy trình tạo lập một văn bản cụ thể;
- Có kĩ năng tạo lập được một văn bản liên kết và mạch lạc về nội dung và hình
thức thuộc những phong cách khác nhau;
- Biết cách phát hiện và chữa lỗi cho một đề cương, một đoạn văn hoặc một văn
bản về nội dung và hình thức.
B. Tổ chức học tập:
Tất cả các mục đều tiến hành theo trình tự sau: sinh viên đọc tài liệu liên quan,
phân tích ví dụ, rút ra quy trình và trình bày trước lớp (theo nhóm). GV tổng kết, đưa
ra quy trình đúng. SV thực hiện các bài tập ở cuối mỗi nội dung.
Tạo lập văn bản là một trong hai quá trình lớn của hoạt động giao tiếp
bằng căn bản (tạo lập và lĩnh hội). Nó không chỉ đơn thuần là việc viết văn bản


mà bào gồm nhiều giai đoạn, tạo nên một quy trình.
Tạo lập Tiếp nhận
1.1. Định hướng - Xác định các nhân tố giao tiếp của văn bản
Ðịnh hướng (xác định phương hướng) là giai đoạn người viết xem xét, xác
định các vấn đề liên quan đến quá trình tạo lập văn bản. Trong giai đoạn này,
người viết cần tiến hành xác định các nhân tố giao tiếp gồm:
- Nhân vật giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Cách thức giao tiếp
1.1.1. Nhân vật giao tiếp
Trả lời câu hỏi: Ai viết? Viết cho ai?
Ai viết? nghĩa là ta xác định nhân tố người viết trong tư cách nào trong mối
quan hệ với người tiếp nhận? Đó là người con, người bạn, đồng nghiệp, học trò,
người yêu… Xác định nhân tố này sẽ rất quan trọng trong việc lựa chọn nội
dung, cách thức giao tiếp cũng như cách lựa chọn ngôn từ để giao tiếp…
Viết cho ai? Là xác định cụ thể ai là người sẽ nhận văn bản. Điều này cũng
tác động đến việc lựa chọn phong cách, việc dùng câu chữ cụ thể.
VD: Trong nhà trường phổ thông, các bài tập làm văn thường xác định
nhân vật giao tiếp là: người học sinh viết bài; còn người đọc trước hết là giao
viên chấm bài…
1.1.2. Nội dung giao tiếp
Trả lời câu hỏi: Nói, viết về cái gì?
Khi tạo lập văn bản, ngay ở cuối phần mở đầu, người viết phải giới thiệu để
người đọc biết trong văn bản này chúng tôi sẽ viết về vấn đề gì; vấn đề đó sẽ
Người nói
(viết)
Văn bản
Người nghe

(đọc)
3
được tổ chức như thế nào? Ngoài ra, người viết có thể trình bày phương hướng
hay nguyên tắc để giải quyết vấn đề đã nêu trên.
1.1.3. Mục đích giao tiếp
Trả lời câu hỏi: Nói, viết để làm gì?
Định hướng mục đích là xác định rõ mục tiêu cần đạt đến, như để thông
báo sự việc, để ra lệnh, để kêu gọi hay khuyến khích một việc gì v.v Điều này
tác động đến việc lựa chọn phong cách, cách diễn đạt các ý cụ thể.
1.1.4. Hoàn cảnh giao tiếp
Đó là khoảng không gian, thời gian, hoàn cảnh xã hội như thế nào?
Nghĩa là tất cả những hiện thực nằm ngoài văn bản tạo nên môi trường cho
người giao tiếp, có 2 hoàn cảnh giao tiếp:
Hoàn cảnh giao tiếp rộng: hoàn cảnh địa lí, hoàn cảnh xã hội, điều kiện lịch
sử, phong tục tập quán…
Hoàn cảnh giao tiếp hẹp: Thời gian, không gian cụ thể cho phép cuộc giao
tiếp xảy ra.
1.1.5. Cách thức giao tiếp
Trả lời câu hỏi: Nói, Viết như thế nào?
Đây chính là cách viết, cách lựa chọn, sắp xếp bố cục cũng như các phương
diện khác một cách hợp lý cho văn bản.
Từ định hướng trên, tuỳ hoàn cảnh giao tiếp người nói (viết) có sự lựa chọn
ngôn từ để tổ chức nội dung và hình thức văn bản phù hợp, nhằm làm cho hoạt
động giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Cách thức giao tiếp thể hiện trình độ tư
duy của người tạo lập văn bản.
Như vậy, trong quá trình tạo lập văn bản, ở giai đoạn xác định các nhân tố
giao tiếp, có thể diễn ra 2 trường hợp:
- Một số các nhân tố đã được định sẵn. Đây là trường hợp văn bản được
tạo lập theo một vấn đề cho trước. VD: các bài tập làm văn ở trường phổ
thông…

- Người tạo lập văn bản phải tự xác định các nhân tố giao tiếp của văn
bản. Chủ yếu xảy ra đối với những người làm khoa học như triển khai các luận
văn, tiểu luận, tham luận hội nghị, viết bài các tạp chí…
Do đó, trong cả hai trường hợp trên, khi tạo lập văn bản người viết cần
xác định rõ:
+ Văn bản hướng tới nhân vật giao tiếp nào và người viết ở vai trò và tư
cách nào khi viết văn bản?
+ Văn bản trình bày nội dung gì, hay về vấn đề gì?
+ Văn bản nhằm mục đích gì trong giao tiếp?
+ Văn bản được viết trong hoàn cảnh và tình huống như thế nào?
+ Lựa chọn cách thức giao tiếp như thế nào, lựa chọn và sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ thế nào trong văn bản?
Bài tập (Bài tập trang 33 sgk)
4
1.2. Lập đề cương
1.2.1. Khái niệm đề cương
Đề cương hay còn gọi là dàn ý, dàn bài, kết cấu đó là cơ sở, là bản thiết kế
cho việc viết văn bản. Nó bao gồm hệ thống các ý lớn, nhỏ có khả năng thể hiện
chủ đề một cách rõ ràng, mạch lạc và giàu sức thuyết phục nhất. Nó giống như
một bộ xương hay ta gọi nó là cái khung của văn bản.
1.2.2. Mục đích của việc lập đề cương
- Phác ra một cách nhìn bao quát về toàn bộ văn bản, từ đó tác giả có thể
chủ động trong quá trình viết, tránh được tình trạng viết một cách ngẫu hứng.
Nếu không có đề cương, người viết rất dễ mắc lỗi lạc đề và triển khai không
đúng chủ đề.
- Tạo điều kiện cho người viết sửa đổi, bổ sung hay sắp xếp lại các ý một
cách tiện lợi không phải tốn nhiều thời gian, công sức.
- Giúp người viết có thể tiếp tục công việc một cách dễ dàng nếu văn bản
phải viết trong một thời gian dài với sự ngắt quãng.
1.2.3. Yêu cầu đối với đề cương

- Phải thể hiện được sự triển khai nội dung của văn bản thích hợp với các
nhân tố giao tiếp mà ở giai đoạn định hướng đã xác định.
- Các bộ phận nội dung của đề cương (ý lớn, ý nhỏ, các luận điểm, luận
cứ…) phải được xác lập, lựa chọn và sắp xếp chặt chẽ lôgíc.
- Bố cục phải hài hoà, cân xứng, các thành tố phải được trình bày rõ ràng
mạch lạc, phải phù hợp với vai trò, vị trí và chức năng của chúng trong tổng thể
văn bản.
Ở giai đoạn này cần lưu ý mấy điểm:
- Phải chọn lựa và sắp xếp các chủ đề bộ phận và tư liệu có liên quan theo
một trật tự thích hợp.
- Các số mục và đề mục phải đảm bảo tính hệ thống và tính nhất quán.
Tránh hiện tượng trùng lắp, chồng chéo giữa các chủ đề.
1.2.4. Các thao tác lập đề cương cho văn bản
a. Xác lập các thành tố nội dung
Lưu ý:
+ Các phương diện khác nhau của vấn đề cần trình bày.
+ Các mối quan hệ khác nhau của vấn đề cần trình bày. Cần đưa vấn đề
trình bày vào nhiều mối quan hệ rồi phân tích, lí giải các mối quan hệ đó. Từ đó
mà xác lập các thành tố nội dung của văn bản.
VD: Để nhìn thấy nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Ncao ta có
thể đặt phong cách nghệ thuật của Ncao trong mối quan hệ so sánh với các tác
giả khác cùng thời: NCHoan, NTTố, VTPhụng…
b. Sắp xếp các thành tố nội dung
+ Sắp xếp theo trình tự thực tế khách quan: thời gian, không gian…
+ Sắp xếp theo hệ thống trình tự logic. Hệ thống này căn cứ vào mối quan
hệ mà người tạo lập văn bản tự xác lập cho là hợp lí, chặt chẽ và có hiệu quả
giao tiếp cao.
c. Trình bày đề cương
5
+ Đặt tiêu đề cho các chương, các phần, các mục, đặt tên cho các ý luận

điểm một cách tương xứng.
+ Đặt các kí hiệu chỉ thứ tự và chỉ quan hệ của các tiêu đề, các tên gọi một
cách nhất quán, hợp lí, phản ánh được thứ tự trình bày, quan hệ ngang cấp hay
khác cấp, bình đẳng hay phụ thuộc của chúng.
VD: Tham khảo mục lục một luận văn.
1.2.5. Một số loại đề cương thường dùng
a. Đề cương sơ lược
- Là loại đề cương chỉ bao gồm các luận điểm chính, các ý lớn mà chưa
được cụ thể hoá bằng các ý nhỏ cùng các lý lẽ, dẫn chứng chi tiết.
- Đối với một văn bản lớn thì thường dùng đề cương sơ lược. Đề cương này
chỉ nêu lên nội dung của các phần, các chương các mục thông qua tên gọi của
chúng.
Ví dụ: Đề cương sơ lược của văn bản nghiên cứu khoa học là “Đặc điểm từ
địa phương trong ca dao – dân ca Nam Bộ” có dạng thức như sau:
I. Đặt vấn đề
II. Phần triển khai
1. Sự phân bố của từ địa phương trong ca dao – dân ca Nam Bộ
2. Đặc điểm
III. Kết luận
Việc tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ nói chung và từ địa phương trong ca dao -
dân ca Nam Bộ nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khẳng định sự đóng
góp của vốn từ địa phương Nam Bộ vào kho tàng từ vựng chung của dân tộc
b. Đề cương chi tiết
Là đề cương được bổ sung thêm các ý nhỏ cùng các lý lẽ dẫn chứng cụ thể.
Đề cương chi tiết thể hiện đầy đủ nội dung của văn bản cho nên có thể dễ dàng
chuyển nó thành văn bản.
Ví dụ: Đề cương sơ lược của văn bản nghiên cứu khoa học là “Đặc điểm từ
địa phương trong ca dao – dân ca Nam Bộ” có dạng thức như sau:
I. Đặt vấn đề
II. Phần triển khai

1. Sự phân bố của từ địa phương trong ca dao – dân ca Nam Bộ
1.1. Thống kê định lượng
1.2. Nhận xét
2. Đặc điểm
2.1. Đặc điểm xét về mặt cấu tạo
2.1.1. Từ đơn
2.1.2. Từ phức
2.2. Đặc điểm xét về mặt từ loại
2.2.1. Danh từ
2.2.2. Động từ…
III. Kết luận
Vốn từ địa phương Nam Bộ có cấu tạo khá đa dạng, vừa mang những đặc điểm
chung của ngôn ngữ toàn dân vừa mang những đặc trưng riêng của hệ thống ngữ âm
Nam Bộ.
6
Việc tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ nói chung và từ địa phương trong ca dao -
dân ca Nam Bộ nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khẳng định sự đóng
góp của vốn từ địa phương Nam Bộ vào kho tàng từ vựng chung của dân tộc
Bài tập
Bài tập 1
A. Với các đề bài đã cho, chọn dàn bài hợp lí nhất và ghạch chéo (x) vào
1,2,3, hoặc 4. Giải thích tại sao?
Thương thay than phận con rùa,
Ở đình đội hạc, ở chùa đội bia.
1/ a. Thương thân phận con rùa
b. Thương thân phận con người
c. Phải có hành động cứu giúp chứ xót thương thì chưa đủ.
2/ a. Số phận con người
b. Thân phận con rùa
c. Nông dân dưới hai tầng áp bức của chế độ quân chủ, phong

kiến.
3/ a. Thương thân phận con rùa
b. Thương thân phận con người
c. Thương người dân phải sống dưới hai tầng áp bức của chế độ
cũ.
B. Anh (chị) có ý kiến gì về bài học luân lí trong Truyện Kiều:
1/ a. Tóm tắt câu chuyện.
b. Bài học luân lí.
c. Đánh giá.
2/ a. Truyện Kiều chịu ảnh hưởng của Nho giáo
b. Truyện Kiều đề cao trung hiếu, nhân nghĩa.
c. Truyện Kiều có giá trị hiện thực.
3/ a. Chịu ảnh hưởng Nho giáo, Truyện Kiều đề cao trung hiếu, nhân
nghĩa.
b. Nhưng bài học luân lí trong Truyện Kiều thiếu sức thuyết phục,
vì nhân vật chính là một cô gái đa cảm, đa tình.
c. Bài học luân lí của Truyện Kiều sẽ được nhìn nhận nếu ta chú ý
đến tính hiện thực và tính nhân đạo của tác phẩm.
4/ cả ba câu a,b,c đều đúng.
Bài tập 2
Lập đề cương cho các đề bài sau:
Đề 1. Phân tích nét đẹp lí tưởng của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều
(Nguyễn Du).
Đề 2. Hãy bình luận câu ca dao sau:
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong, dù đục ao nhà vẫn hơn.
Đề 3. Từ hình tượng con cò trắng trong ca dao, hãy viết về những đức tính
và phẩm cách của người phụ nữ Việt Nam.
7
1.3. Viết đoạn văn và văn bản

Ở giai đoạn này, người viết vận dụng tri thức về văn bản và đoạn văn để lần
lượt diễn đạt hệ thống các đề mục thành các phần, các đoạn văn cụ thể:
- Viết đoạn văn không có câu chủ đề
- Viết đoạn văn có câu chủ đề
1.3.1. Yêu cầu chung về đoạn trong văn bản
Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn
đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết
thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.
Khi viết văn bản cần tạo được đơn vị đoạn văn và đáp ứng các yêu cầu sau
về đoạn văn:
- Các câu trong đoạn phải luôn tập trung thể hiện cùng một ý, một chủ đề,
cùng hướng tới một luận điểm. Cần tránh những câu xa đề, lạc ý.
- Sự triển khai nội dung của các đoạn qua các câu phải mạch lạc, chặt chẽ,
hợp logic.
- Mỗi câu cần được cấu tạo và diễn đạt phù hợp với cấu tạo ngữ pháp của
tiếng Việt.
- Các đoạn văn cần được tách ra một cách rõ ràng, mạch lạc, đúng chỗ và
các đoạn cần có sự liên kết nhau chặt chẽ và có sự chuyễn tiếp tự nhiên, hợp lí.
1.3.2. Luyện viết đoạn văn có câu chủ đề
Câu chủ đề là câu quan trọng nhất của đoạn văn, mang trong mình những
thong tin chính của toàn bộ đoạn văn. Khi sử dụng phù hợp, câu chủ đề có
những tác dụng rất lớn:
+ Về phía người viết, câu chủ đề giúp cho việc thể hiện nội dung đúng
hướng, duy trì được sự thống nhất chung cho toàn đoạn văn. Câu chủ đề giúp
cho đoạn văn chỉ xoay quanh một nội dung nghĩa, tránh tình trạng viết lan man,
không tập trung.
+ Về phía người đọc, câu chủ đề giúp cho việc định hướng tiếp nhận nội
dung nhanh chóng, chính xác…
Để viết câu chủ đề đạt hiệu quả cao, khi viết chúng ta cần phải chú ý đến
những đặc điểm sau của câu chủ đề:

- Về mặt nội dung, câu chủ đề phải thể hiện được những ý chính, khái quát
và định hướng được nội dung triển khai cho toàn bộ đoạn văn.
Ví dụ:
Tham nhũng đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Châu Á. Mới
đây, chính phủ Nam Triều Tiên đã bắt giam hai cựu tướng lãnh về tội nhận hối
lộ một triệu đô la. Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của
mình và rồi đây các viên chức cao cấp cũng sẽ làm điều đó. Cũng do tham
nhũng, đảng Dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đã mất đa số tại hạ viện.
(Báo tuổi trẻ, ngày 5.8.1993)
- Về mặt dung lượng, câu chủ đề thường có dung lương không lớn.
Thường là câu ngắn hơn các câu khác trong đoạn văn để đảm bảo sự cô đọng,
nổi bật hơn và nội dung cũng sẽ rõ hơn, dễ nhận biết hơn với người tiếp nhận.
(VD trên)
8
- Về kết cấu ngữ pháp, câu chủ đề thường là câu đầy đủ hai thành phần.
- Về mặt vị trí, câu chủ đề thường đứng đầu đoạn hoặc cuối đoạn văn
hoặc vừa đứng đầu vừa đứng cuối đoạn:
+ Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn (Đoạn văn diễn dịch)
+ Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn (Đoạn văn quy nạp)
+ Câu chủ đề kép (Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp)
Bài tập 1:
Căn cứ các câu luận đề được cho trong các đoạn mở đầu sau đây, hãy
xác định chủ đề chung và các chủ đề bộ phận của văn bản:
1. Trong báo cáo khoa học này, chúng tôi muốn khảo sát ảnh hưởng của
Trung Quốc đối với Việt Nam trên hai lĩnh vực kinh tế và văn hoá.
2. Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng
vừa thật thống nhất như Inđonexia. Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện
trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con
người tới lịch sử văn hoá.
Gợi ý:


- Sinh viên căn cứ vào lý thuyết nói đến chức năng và vị trí của của chủ đề
chung và chủ đề bộ phận.
- Yêu cầu đọc kỹ văn bản.
Ở văn bản 1

“Trong báo cáo khoa học này, chúng tôi muốn khảo sát ảnh hưởng của
Trung Quốc đối với Việt Nam trên hai lĩnh vực kinh tế và văn hoá”.
Xác định chủ đề chung: Khảo sát ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt
Nam. Chủ đề đó được triển khai ở hai chủ đề bộ phận là:
+ Lĩnh vực kinh tế
+ Lĩnh vực văn hoá
Ở văn bản 2
Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng
vừa thật thống nhất như Inđônêxia. Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện
trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con
người tới lịch sử văn hoá.
Chủ đề chung của văn bản trên sẽ là: Sự đa dạng và thống nhất của đất
nước Inđônêxia. Các chủ đề bộ phận được triển khai là:
+ Sự đa dạng và thống nhất về địa hình, khí hậu.
+ Sự đa dạng và thống nhất về thành phần dân tộc.
+ Sự đa dạng và thống nhất về đời sống con người.
+ Sự đa dạng và thống nhất về lịch sử văn hoá.
Bài tập 2:
Từ những câu chủ đề cho trước dưới đây, hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh
có câu chủ đề đứng trước và đoạn văn có câu chủ đề đứng sau:
- Trong thơ Bác, ánh trăng luôn tràn đầy.
- Nhật kí trong tù canh cánh một tấm long nhớ nước.
- Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp.
9

1.4.4. Sửa chữa và hoàn thiện văn bản
Ở giai đoạn này, người viết vừa đọc lại, vừa suy ngẫm xem xét, xác định
lỗi sai và sửa chữa. Cụ thể là phát hiện và sửa chữa các loại lỗi như:
Lỗi chính tả, lỗi từ ngữ, lỗi ngữ pháp và lỗi liên kết văn bản. Chương này
chỉ tập trung trình bày lỗi liên kết văn bản.
Tính liên kết của văn bản nói chung và trong đoạn văn nói riêng thể hiện ở
hai bình diện: liên kết nội dung và liên kết hình thức. Liên kết nội dung bao gồm
hai nhân tố: liên kết chủ đề và liên kết lô-gích. Dựa trên cơ sở đó, có thể quy các
hiện tượng vi phạm tính liên kết thành ba loại lỗi: lỗi liên kết chủ đề, lỗi liên kết
lô-gích và lỗi liên kết hình thức./.
Bài tập
- Bài tập 1, 2, 3,4 (trang 56 – 68)
- Bài tập 1, 2, 4, 6 (trang 96 -98)
- Bài tập 1, 2, 3, 9, 11, 13, 16, 17, 21, 24 (trang 134 – 146)
10
Chương 2
RÈN KĨ NĂNG DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU, KĨ NĂNG CHÍNH TẢ
A. Mục tiêu:
- Nắm được những yêu cầu chung về dùng từ, đặt câu; những quy định về viết
hoa, phiên âm trong tiếng Việt; nhận diện được các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết chính
tả, phiên âm.
- Có kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết chính tả, phiên âm theo đúng chuẩn trong
giao tiếp.
- Có ý thức rèn luyện để viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu đúng.
B. Tổ chức học tập:
Tất cả các nội dung trong chương đều tiến hành theo cách: từ việc nắm vững yêu
cầu chung về việc dùng từ, đặt câu, viết hoa, phiên âm, vận dụng để giải các bài tập
theo yêu cầu (tài liệu chính thức).
2.1. Chữa các lỗi thông thường về dùng từ
2.1.1. Yêu cầu chung về việc dùng từ trong văn bản

Từ là đơn vị ngôn ngữ có sẵn. Nó là tài sản chung của xã hội. Nói cách
khác, trong ngôn ngữ, từ là chất liệu cơ bản, được sử dụng để tạo ra những đơn
vị/ kết cấu ở bậc cao hơn. Vì thế, không có từ, con người không thể tiến hành
giao tiếp được, và như vậy, bản thân ngôn ngữ cũng không tồn tại.
- Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa và có khả năng độc
lập trực tiếp để cấu tạo câu.
Ví dụ: ăn, nói, cười, đi, đứng, yêu, ghét, sách, bút, nhà, cửa
- Phân loại
* Theo cấu tạo:
- Từ đơn: là từ có 1 âm tiết (đơn âm): tốt, xấu, trắng, đen
- Từ phức: là từ có từ 2 âm tiết trở lên, nó được chia làm các loại sau:
ghép ngẫu kết: cà phê, mì chính, bồ hóng…
+ Từ ghép bao gồm ghép đẳng lập: cha con, vợ chồng, anh em,…
ghép chính phụ: nhà máy, hội trường, nhà ăn,…
+ Từ láy bao gồm láy hoàn toàn: xè xè, xinh xinh,xanh xanh, tim tím
láy bộ phận: rực rỡ, rung rinh, đìu hiu,
*Theo nguồn gốc: Từ thuần Việt, từ vay mượn (gốc Hán, gốc Âu)
*Theo phạm vi sử dụng: Từ toàn dân, từ địa phương
* Theo phong cách: Từ đơn phong cách (khoa học…), từ đa phong cách
* Theo số lượng nghĩa: Từ đơn nghĩa (1 nghĩa), từ đa nghĩa (nhiều nghĩa)
2.1.1.4. Những yêu cầu chung về việc dùng từ trong văn bản
Vì thế, khi giao tiếp muốn biểu lộ được chính xác ý tưởng, người sử dụng
cần phải chú ý những yêu cầu cơ bản sau:
a. Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo:
11
Trong chữ viết tiếng Việt, thứ chữ theo nguyên tắc ghi âm, âm thanh và
hình thức cấu tạo của từ được ghi lại bằng các chữ cái. Cho nên, khi viết cần
phải ghi đúng… nếu không sẽ không biểu hiện được chính xác và không làm
cho người đọc văn bản lĩnh hội được chính xác nội dung, ý nghĩa. Do đó, hiệu
quả giao tiếp không đạt được như mong muốn.

VD: dề - dìa - về, gồi – rồi, dô – vô…
b. Dùng từ phải đúng về ý nghĩa
- Từ được dùng phải biểu hiện chính xác nội dung cần thể hiện, nghĩa là
nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung định thể hiện.
VD1: Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín.
“Thầm kín” là trạng thái yên lặng, kín đáo, không để lộ bí mật. Với nghĩa
này, nó không phù hợp với nội dung cần thể hiện trong câu trên. Bởi vì hoạt
động y tế cơ sở có phần lặng lẽ, không ồn ào, chứ không phải giữ kín. Như vậy
cần dùng từ “thầm lặng”.
VD2: Những điều mẹ dạy con xin ghi nhớ trong suốt hành trang của mình.
“Hành trang” là những trang bị lúc đi đường. Nên không thể dùng từ
“hành trang”, phải dùng từ “hành trình” hoặc bằng từ “cuộc đời”.
VD3: chết – quy tiên – hi sinh…
- Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Vì vậy, khi muốn
dùng một từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa cần phải dựa vào nghĩa đen, nghĩa
gốc của từ, giữ được mối liên hệ với nghĩa gốc. Nếu không việc dùng từ sẽ mắc
lỗi.
c. Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp
Các từ được dùng trong câu, trong văn bản luôn luôn có mối quan hệ với
nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp. Chúng nằm trong mối quan hệ với những từ đi
trước và sau nó. Các mối quan hệ này có thể có cơ sở ngay trong bản chất ngữ
nghĩa – ngữ pháp của mọi từ và nó được thể hiện ra bằng sự kết hợp của các từ.
VD: Trong thể thao nói chung và trong thanh niên nói riêng…
d. Dùng từ phải thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản
Mỗi văn bản thuộc một phong cách khác nhau và nó đòi hỏi và cho phép
việc dùng những lớp từ nhất định, nghĩa của từ trong mỗi phong cách văn bản
mang những đặc điểm nhất định.
Có những từ được dùng trong mọi phong cách nhưng cũng có những từ chỉ
dùng trong một phong cách. Lớp từ địa phương chẳng hạn được dùng trong PC
sinh hoạt hàng ngày và nó phù hợp với sáng tác nghệ thuật mang màu sắc quê

hương:
Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi,
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi !
Nhưng những từ này lại không dùng được trong một số văn bản trong các
phong cách khác.
e. Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không cần thiết
12
- Văn bản trong giao tiếp cần cô đọng, vừa đủ về dung lượng. Do đó, trong
việc dùng từ cần tránh hiện tượng thừa từ hặc lặp từ khi không cần thiết.
VD: Qua tác phẩm Tắt đèn cho ta thấy Ngô Tất Tố đã quan tâm đến số
phận của những người nghèo khổ trong xã hội.
(Thừa từ Qua hoặc từ Cho, do đó câu sai ngữ pháp. Cần phải bỏ đi một
trong hai từ trên)
VD: Họ nguyện chiến đấu đến cùng cho đến chết.
(thừa từ: nguyện chiến đấu đến cùng hoặc nguyện chiến đấu cho đến chết)
- Viết văn bản, cần tránh bệnh dùng từ sáo rỗng, công thức; nghĩa là dùng
từ sáo rỗng, sai với hiện thực khách quan.
VD: Nguyễn Bính là một nhà thơ vô cùng vĩ đại. Ông đã để lại cho đời
những bài thơ tình rất tuyệt vời.
g. Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản
Phải đảm bảo tính nhất quán để tạo nên tính chỉnh thể của văn bản, thực
hiện được mục tiêu giao tiếp mang tính thống nhất. Nghĩa là dùng từ trong quan
hệ với các từ khác trong câu, đoạn, văn bản phải phù hợp về ngữ nghĩa, về
phong cách, sắc thái chuên môn, nghề nghiệp, địa phương…
2.1.2. Chữa các lỗi về từ trong văn bản
2.1.2.1. Dùng từ không đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo
Các lỗi này một phần liên quan tới các lỗi về chính tả.
VD: - Chúng tôi xin thông phong. (xung phong)
- Các đồng chí phải luyến ái với nhau. (thân ái)
- Vườn nhà em có nhiều cây lá xanh xao. (chỉ đi với danh từ chỉ

người)
- Con sông dài thườn thượt. (chỉ kết hợp với người)
- Nó có thái độ bàng quang trước mọi người. (bàng quan)
2.1.2.2. Dùng từ không đúng nghĩa
Lỗi thường xảy ra giữa các từ gần nghĩa, hoặc có yếu tố cấu tạo chung. Tuy
có phần giống nhau về nghĩa hoặc cả về yếu tố cấu tạo nhưng nghĩa của các từ
đó vẫn có sự khác nhau và cần sử dụng khác nhau.
VD1: Đứng ở đằng kia là người chồng quá cố của tôi, chúng tôi li dị nhau
hồi năm ngoái. (Quá cố: tức đã chết)
VD2: Dưới mặt nước, thuyền bè đan chen, trên đường bộ, xe cộ tấp nập.
Thuyền bè phải đi trên mặt nước. Chỉ có tàu ngầm mới đi dưới mặt nước.
Cho nên, cần nói: Dưới nước… trên đường…
VD3: Người ta dự đoán những cái chum này đã có cách đây 300 năm.
“Dự đoán” có nghĩa là “Đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy
ra”: dự báo, dự cảm, dự kiến, dự phòng…
Ở đây phải nói là: ước đoán, phỏng đoán, đoán.
2.1.2.3. Dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp
13
- Các từ kết hợp với nhau không đúng với bản chất ngữ pháp của chúng, do
đó câu sai lạc về nghĩa.
VD: Chúng ta tích cực triển khai các đề án phòng chống dịch bệnh, giám
sát dịch tễ cho nên một số người mắc và chết các bệnh truyện nhiễm giảm dần.
Có thể viết “Mắc các bệnh truyền nhiễm” nhưng viết “Chết các bệnh
truyền nhiễm” là sai. Động từ “chết” không thể kết hợp trực tiếp với cụm từ chỉ
nguyên nhân mà cần phải có thêm hư từ “Chết vì (do, bởi, tại…) các bệnh
truyền nhiễm”.
- Các từ phối hợp với nhau không đúng quan hệ ngữ nghĩa
VD: Anh ấy đã chắp cánh cho tài năng của chị nở rộ.
Về nghĩa: “Chắp cánh” và “nở rộ” không khớp nhau, trước sau không nhất
quán. Nên trước dùng “chắp cánh” thì sau phải dùng “bay cao” hoặc “bay xa”.

Còn sau dùng “nở rộ” thì trước phải dùng “vun đắp” hoặc “vun xới”.
- Có trường hợp dùng thiếu hoặc thừa từ, không đúng với đặc điểm kết hợp
của từ
VD: Thằng Côn đã cuống quýt, xoắn lấy cười hỏi với người đàn bà có
giọng hát hay.
Có thể viết “Cười với ai” hoặc “Nói với ai” nhưng không thể viết “hỏi với
ai”. Cách chữa: xoắn lấy cười nói với người đàn bà…; hỏi chuyện người đàn
bà…
2.1.2.4. Dùng sai ý nghĩa phong cách của từ
- Mỗi phong cách ngôn ngữ của văn bản được sử dụng trong một phạm vi
nhất định của cuộc sống xã hội và nhằm thực hiện một chức năng nhất định,
hướng tới mục tiêu giao tiếp nhất định. Do đó, cần ý thức rõ việc dùng từ trong
hoàn cảnh nào để không bị mắc lỗi.
- Có những từ chỉ thích hợp hoặc có thể dùng trong một phong cách ngôn
ngữ nào đó. Chẳng hạn:
* Lớp từ địa phương dùng trong sinh hoạt hàng ngày chỉ có thể thích hợp
với văn bản nghệ thuật
Ví dụ: Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
(Tố Hữu)
* Trong một văn bản nghị luận chính trị, hành chính hay văn bản khoa học
thì không thể dùng các từ địa phương.
Ví dụ: ''Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp.
Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng
không bảo hộ được ta, trái lại, trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho
Nhật''. (Tuyên ngôn độc lập)
Ví dụ trên chúng ta không thể thay thế lớp từ địa phương ni = nay, rứa =
thế là, bởi nếu thay bằng lớp từ địa phương thì văn bản khoa học sẽ mất đi tính
chính xác, khách quan.
14

- Có những từ có thể dùng trong khẩu ngữ hàng ngày mà không nên dùng
trong ngôn ngữ viết.
Ví dụ: + Sở thích của chúng tôi, mỗi đứa mỗi khác.
+ Cần phải bảo vệ cái thành quả đó.
+ Bài thơ này rất chi là hay.
+ Vợ chồng Nghị Quế độc ác hết chỗ nói.
+ Đây là một vùng có cực kì nhiều đước.
Bài tập
Bài tập 1
Chỉ ra và sửa những từ dùng sai trong những câu dưới đây:
1. Cháu bé kiên quyết đòi chơi game
(Sửa: Cháu bé nằng nặc đòi chơi game)
2. Bọn tham ô nhận được sự cộng tác của đám xã hội đen.
(Sửa: Bọn tham ô nhận được sự cấu kết của đám xã hội đen)
3. Ông ấy muốn tái giá với một phụ nữ trẻ.
(Sửa: Trong câu trên cần thay từ tái giá bằng tục huyền)
4. Gần đây nạn đua xe lạng lách lại tái diễn theo chiều hướng xấu
(Sửa: Gần đây nạn đua xe lạng lách tái diễn theo chiều hướng nghiêm trọng
hơn)
5. Ban đêm bầu trời đầy những vì tinh tuý.
(Sửa: Ban đêm bầu trời đầy những vì tinh tú)
6. Quá trình vượt núi cao là quá trình con người trưởng thành và lớn lên.
(Sửa: Quá trình vượt núi cao là quá trình con người trưởng thành)
7. Chúng nó cười to quá quên cả quy luật của giờ nghỉ.
(Sửa: Chúng nó cười đùa nhiều quá, quên cả quy định giờ nghỉ)
8. Yếu điểm của cô ấy là thiếu quyết đoán trong công việc.
(Sửa: Điểm yếu của cô ấy là thiếu quyết đoán trong công việc)
9. Cậu ta vừa được đề đạt lên làm hiệu trưởng.
(Sửa: Cậu ta vừa được đề bạt lên làm hiệu trưởng)
10. Một trong những lý do để tập thể đạt được những thành công cao là đã

có sự đoàn kết và thương yêu nhau.
(Sửa: Một trong những lý do để tập thể đạt được những thành tích cao là đã
có sự đoàn kết và thương yêu nhau)
Bài tập 2
Chỉ và nêu cách sửa những lỗi dùng từ trong các câu sau:
1. Em yêu thích nhất vẫn là cặp mắt đen láy ẩn chứa dưới đôi lông mày.
(Chữa: ẩn)
2. Một sự tương phản giữa bóng tối và cái ác. (Chữa: Cái thiện)
3. Cặp mắt mẹ mở to dưới bộ lông mày. (đôi)
15
4. Khi bé đi chơi, bé gặp người lớn, bé chào hỏi rất lễ phép. (thừa từ)
5. Cây cối đổ chật vật xuống đường. (thừa từ: chật)
6. Buổi ăn bữa trưa mẹ phải đợi em về thì mẹ mới ăn cơm. (Thừa từ: Buổi
ăn)
7. Nguyễn Du rất am hiểu cuộc sống của họ, ông đã nói lên trong “Truyện
Kiều”. (Sai: “Nói lên” là khẩu ngữ; Sửa: thể hiện)
8 . Tác giả ví thâ phận người phụ nữ trong trắng, tròn trịa vào chiếc bánh
trôi. (sai về quan hệ sở hữu “vào”, mà đây là quan hệ so sánh: “như”)
Bài tập 3
1. Đến khi ra pháp trường, anh Nguyễn Văn Trỗi vẫn hiên ngang đến phút
chót lọt. (sai lỗi nghĩa của từ: chót lọt thành chót).
2. Anh tiếp tôi với khuôn mặt lạnh lẽo. (sai về nghĩa của từ: lạnh nhạt,
lạnh lùng).
3. Do lượng mưa năm nay kéo dài nên gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.
(sai quan hệ kết hợp)
4. Vợ chồng Nghị Quế tàn ác hết chỗ nói. (sai về phong cách).
5. Lớp chúng em đã khuyên góp được nhiều sách vở để ủng hộ các bạn
vùng lũ lụt. (lỗi chính tả: khuyên thành quyên).
6. Ông quyết đem hết tài lực, chí lực ra để cứu nước cứu dân. (lỗi chính
tả).

7. Ông linh cảm có điều gì bất chắc xảy ra. (lỗi chính tả)
8. Nó chỉ biết ăn chơi bạc mạng không hề suy tính gì hết. (lỗi chính tả)
9. Vào những ngày cuối năm, năng xuất làm việc của công ty rất cao. (lỗi
chính tả)
10. Một không khí nhộn nhịp bao phủ khắp thành phố. (lỗi về nghĩa của từ:
lan tỏa)
11. Mỗi người có một nhiệm vụ, một tính cách khác nhau. (lỗi quan hệ kết
hợp: nhiệm vụ - công việc, hình dáng – tính cách).
12. Những cánh tay rào rào giơ lên. (sai nghĩa của từ: ào ào)
Bài tập 4:
Tìm những từ địa phương Nam Bộ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với các từ
Bắc Bộ sau: nhặt, lốp, xăm, bút, thuê, con đường, rẽ, ngã, chiều chuộng, thư.
2.2. Chữa các lỗi thông thường về câu
2.2.1. Yêu cầu về câu trong văn bản
2.2.1.1. Yêu cầu về câu xét theo quan hệ hướng nội
a. Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt
Trong quá trình giao tiếp, con người trong một ngôn ngữ muốn đạt được
hiệu quả thì cần phải tuân thủ các quy tắc cấu tạo ngữ pháp của ngôn ngữ đó,
nếu không quá trình giao tiếp sẽ bị gián đoạn. Quy tắc cấu tạo cơ bản của tiếng
Việt là đòi hỏi phải có hai thành phần nòng cốt là: chủ ngữ và vị ngữ. Hơn nữa,
16
cần chú ý khi đặt câu là trật tự từ trong câu. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp thì
người ta vẫn có thể dùng loại câu một thành phần hoặc câu có thành phần tỉnh
lược.
b. Câu phải có quan hệ ý nghĩa phù hợp với tư duy người Việt
VD: - Chó ngồi trên cây.
- Cái bàn gỗ này được làm bằng sắt.
- Người chiến sĩ bị hai vết thương: một vết thương ở đùi bên trái và
một vết thương ở Quảng Trị. (ND 2 thành phần giải thích không cùng phạm trù
ngữ nghĩa)

Như vậy, tính không mâu thuẫn giữa các nét nghĩa của từ ngữ trong câu
được thể hiện ở chỗ:
- Phản ánh đúng hiện thực khách quan.
- Quan hệ giữa các thành phần câu, các vế câu phải hợp logic.
- Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập phải là quan hệ đồng loại (cùng
một phạm trù ngữ nghĩa).
c. Câu phải được đánh dấu câu phù hợp
Trong tiếng Việt hiện nay có 10 dấu câu cơ bản là:
1. dấu chấm .
2. dấu hỏi ?
3. dấu cảm (dấu chấm than) !
4. dấu lửng (dấu ba chấm) …
5. dấu phẩy ,
6. dấu chấm phẩy ;
7. dấu hai chấm :
8. dấu ngang –
9. dấu ngoặc đơn ()
10. dấu ngoặc kép “ ”
2.2.1.2. Yêu cầu về câu xét theo quan hệ hướng ngoại
- Câu đặt ra phải phục vụ cho mục đích giao tiếp của văn bản
- Phải phù hợp với nhân vật giao tiếp
- Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Phù hợp với những câu trước và sau nó
- Phù hợp với phong cách văn bản
2.2.2. Chữa các lỗi về câu trong văn bản
2.2.2.1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu
a. Câu không đủ thành phần
* Thiếu chủ ngữ
Đây là loại lỗi phổ biến, thường gặp nhiều nhất.
VD: Qua tác phẩm Tắt đèn / cho ta thấy rõ cuộc sống đen tối của người

nông dân dưới ách áp bức của địa chủ phong kiến.
17
VD2: Bằng tiếng cười sâu cay / đã thể hiện được tinh thần đấu tranh mạnh
mẽ của dân tộc ta.
→ Phần mở đầu là Tr.N nhưng người viết lầm tưởng là CN, phần sau là
VN.
Cách chữa:
- Biến Tr.N thành CN bằng cách bỏ QHTừ “qua”. VD: Tác phẩm “tắt đèn”
cho ta thấy…
- Thêm CN từ ngoài vào. VD: Qua… “tắt đèn”, Ng.T.Tố cho ta thấy…
- Vẫn giữ QHT nhưng bỏ động từ “cho” ở bộ phận VN. VD: Qua… TĐèn,
ta thấy…
VD3: Trong truyện “Trạng Quỳnh” đã phản ánh tinh thần phản kháng
quyết liệt của nhân dân ta.
Cách chữa:
- Biến Tr.N thành CN: Truyện Tr.Quỳnh…
- Đưa CN từ ngoài vào: Trong truyện Tr.Quỳnh, tác giả dân gian…
* Thiếu vị ngữ
Câu chỉ có: - Tr.N + CN: câu không rõ nghĩa, trở thành câu cụt.
- Thành phần giải thích kéo dài.
VD1: Nàng Kiều, cô gái sắc nước hương trời, cô gái mà Nguyễn Du đã hết
lòng ca ngợi.
Mô hình: Nàng Kiều (giải thích) // V?
Cách chữa: - Thêm VN từ ngoài vào.
→ Nàng Kiều, cô gái sắc nước hương trời, cô gái mà Nguyễn Du đã hết
lòng ca ngợi đã bị xã hội phong kiến chà đạp.
- Biến bộ phận biệt lập thành VN, bỏ dấu phẩy thêm “là”.
→ Nàng Kiều là cô gái sắc nước hương trời, cô gái mà Nguyễn Du đã hết
lòng ca ngợi.
* Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ (trong câu chỉ có thành phần phụ)

Ví dụ 1: Với anh có đức tính cao đẹp hy sinh cho người khác.
Phân tích:
- Lỗi của câu: Thiếu cả CN và VN
- Nguyên nhân: Do người viết ham phát triển thành phần phụ với những
ngữ đoạn dài. Độ dài ấy khiến họ lầm tưởng là đã viết một câu hoàn chỉnh. Đây
cũng là một loại lỗi dễ mắc phải nếu người viết không để ý khi sử dụng những
quan hệ từ đứng trước như: trước, với, bằng, qua ở đầu câu.
- Cách chữa:
+ C1: Biến các thành phần có sẵn thành C và V, bỏ từ với ở đầu câu và
thêm từ là người vào trước từ “có”, câu sẽ có mô hình CN- VN.
+ C2: Thêm C-V từ ngoài vào cuối câu. Câu sẽ có mô hình, TR.N- CN-
VN.
+ C1: Anh là người có đức tính cao đẹp hy sinh cho người khác
+ C2: Vì anh có đức tính cao đẹp hy sinh cho người khác, chúng tôi phải
lấy đó làm gương học tập.
18
Ví dụ 2: Trên cánh đồng phì nhiêu chạy dài theo con sông Máng.
Phân tích:
- Lỗi của câu: Thiếu cả CN và VN
- Nguyên nhân: Nhầm lẫn thành phần phụ với nòng cốt câu.
- Cách chữa: + C1: Biến các thành phần có sẵn thành C và V, bỏ từ “Trên”
+ C2: Thêm C-V từ ngoài vào cuối câu. Mô hình câu sẽ có
dạng: TR.N, CN – VN.
- Câu đúng: + C1: Cánh đồng phì nhiêu chạy dài theo con sông Máng.
+ C2: Trên cánh đồng phì nhiêu chạy dài theo con sông Máng,
mọi người đang thi nhau gặt hái.
b. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu
* Câu phản ánh sai hiện thực khách quan
VD: Anh ta chết được một lúc, sau đó ngồi dậy.
* Câu sai vì dùng quan hệ từ, các vế câu không logic

VD: Tuy chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc
nhưng chị rất căm thù bọn giặc cướp nước và bán nước.
Lỗi câu này là dùng QHTừ “Tuy nhưng”, cặp QHT này diễn đạt những sự
việc trái ngược nhau nhưng về quan hệ ý nghĩa hai vế câu lại mâu thuẫn.
Cách chữa:
+ Nếu hai vế có quan hệ nguyên nhân – kết quả, chúng cần được nối bằng
cặp quan hệ từ: “Vì … nên”:
→ Vì chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc
nên chị rất căm thù bọn giặc cướp nước và bán nước.
+ Nếu quan hệ tăng tiến: Càng … càng.
“Chị Út Tịch càng thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc,
chị càng căm thù bọn giặc cướp nước và bán nước.
+ Quan hệ đồng thời:
Chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc đồng
thời chị rất căm thù bọn giặc cướp nước và bán nước.
* Câu có các thành phần đồng chức không cùng loại
VD: Hãy tìm các ví dụ trong Tắt đèn, Truyện Kiều và Hồ Xuân Hương để
chứng minh.
VD: Anh ấy đã hai lần bị thương, một lần ở đùi, một lần ở đèo Khế.
c. Câu sai về dùng dấu câu
+ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa hoàn chỉnh trọn vẹn.
VD: Chế độ kẻ giàu sang áp bức người nghèo khó, người là lang sói đối
với người. Chế độ đó thật bất công, đáng lên án và tiêu diệt.
Lỗi: dấu chấm dùng không đúng.
Cách chữa: - Bỏ dấu chấm thêm dấu phẩy.
- Cũng có thể bỏ các từ dư thừa “chế độ đó” để tạo thành một
câu.
+ Không đánh dấu câu khi câu đã trọn vẹn ý và chuyển sang ý khác.
VD: Với mạng lưới y tế rộng khắp (,) trong những năm chống Mỹ cứu
nước (,) y tế xã, phường, thị trấn đã đóng góp công sức to lớn vào cấp cứu

19
chiến trường tại chỗ (.) Gương tiêu biểu cho lớp cán bộ y tế cơ sở đó là anh
hùng lao động Trần Chử.
+ Dùng dấu ngắt ở các vị trí không cần thiết trong câu.
VD: Chỉ nên tin và chấp nhận những gì hợp với sự xét đoán của mình,
những gì mà khi vận dụng vào thực hành, sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc.
Lỗi: Dùng dấu phẩy thứ hai không phù hợp.
+ Dùng lẫn lộn các dấu câu.
Các dấu dễ bị lẫn lộn là: dấu phẩy (,) và dấu chấm phẩy (;).
VD: Họ chưa hiểu rõ cái gì là ưu điểm, cái gì là hạn chế trong nền kinh tế
thị trường?
→ Có dùng từ “cái gì” nhưng cả câu không phải là câu hỏi mà là câu trần
thuật.
d. Loại câu lỗi về phong cách (VD: viết thư mời mà viết là “chúng em vô
cùng tha thiết trông đợi” là sai)
Bài tập: (trang 172, 173)
2.3. Chữa các lỗi về viết hoa và phiên âm tiếng nước ngoài
2.3.1. Quy định chính tả Tiếng Việt hiện hành
2.1.1.1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt
- Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính. Vì thế khi viết, các chữ biểu thị âm
tiết được viết rời, cách biệt nhau.
- Mỗi âm tiết tiếng Việt mang một thanh điệu nhất định. Khi viết phải đánh
dấu ghi thanh điệu lên âm chính của âm tiết.
- Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt:
Trong đó, âm chính và thanh điệu là 2 bộ phận không thể thiếu trong cấu
tạo của bất kỳ âm tiết nào.
- Cách xác định kí hiệu ghi âm chính trong chữ:
Thanh điệu
Phụ âm
đầu

Vần
Âm
đệm
Âm
chính
Âm cuối

2.3.1.2. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt
a. Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết:
- Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đầu đều có thể làm ký hiệu ghi âm đầu của
âm tiết.
- Tất cả các chữ cái ghi nguyên âm đều có thể làm kí hiệu ghi âm chính của
âm tiết.
- Có 2 chữ cái để ghi âm đệm là o và u.
- Các kí hiệu: p, t, m, n, c, ng, (nh), i(y), u(o) biểu thi các âm cuối.
b. Sự phân bố vị trí giữa các kí hiệu cùng biểu thị một âm:
* K, C, Q
+K,C viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm
+Q viết trước âm đệm.: quả, quang…
20
* G, GH- NG, NGH viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm
* IÊ, YÊ, IA, YA
+IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối.
+YÊ viết sau âm dệm, trước âm cuối, hoặc khi mở đầu âm tiết.
+IA viết sau âm đầu, không có âm cuối.
+YA viết sau âm đệm, không có âm cuối.
* UA, UÔ
+UA viết khi không có âm cuối.
+UÔ viết trước âm cuối
* ƯA, ƯƠ

+ƯA viết khi không có âm cuối
+ƯƠ viết trước âm cuối
* O, U làm âm đệm
+ Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết U
+ sau các phụ âm khác hoặc mở đầu âm tiết, viết O trước các nguyên
âm a, ă, e. Viết U trước các nguyên âm â, ê, y, ya, yê.
* I, Y làm âm chính
+I viết sau âm đầu
+Y viết sau âm đệm.
2.3.1.3. Quy tắc viết hoa hiện hành
a.Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt:
Chữ viết hoa có chức năng sau:
- Đánh dấu sự bắt đầu một câu.
- Ghi tên riêng của người, địa danh, tên cơ quan, tổ chức…
- Biểu hiện sự tôn kính.
b. Quy định về cách viết hoa tên riêng:
- Đối với tên riêng tiếng Việt
+ Tên người và tên địa lý: Viết hoa tất cả các âm tiết và không dùng gạch
nối
+ Tên tổ chức cơ quan: Chỉ viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp dùng làm tên
- Đối với tên riêng không phải tiếng Việt
+ Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng chữ La tinh thì giữ đúng nguyên hình
trên chữ viết như trong nguyên ngữ.
+ Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng hệ thống chữ cái khác chữ cái La tinh
thì dùng lối chuyển tự chính thức sang chữ La tinh sau đó viết hoa chữ cái đầu
của âm tiết.
2.3.1.2. Quy tắc viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài
a. Tình trạng viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài trong chính tả tiếng
Việt liên quan đến hai vấn đề chính:
- Phiên âm tên riêng

- Phiên âm thuật ngữ khoa học- kỹ thuật
2.3.2. Chữa các lỗi chính tả thường gặp trong các văn bản tiếng Việt
2.3.2.1. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành
a. Lỗi viết hoa
21
Lỗi viết hoa là một trong những loại lỗi chính tả xuất hiện rất nhiều trong
bài viết của học sinh.
Lỗi viết hoa bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết hoa sai quy định chính tả và
viết hoa tùy tiện.
a1. Viết hoa sai quy định chính tả :
Viết hoa sai quy định chính tả là viết hoa hay không viết hoa theo đúng quy
định chính tả về viết hoa. Chẳng hạn như học sinh không viết hoa chữ cái mở
đầu bài viết, đoạn văn, không viết hoa sau dấu chấm (.),dấu chấm hỏi (?), dấu
chấm than (!), dấu chấm lửng hết câu ( ), hay vi phạm các quy định về cách
viết hoa các loại tên riêng.
Ví dụ :
Vũ trọng Phụng, Phan bội Châu, Nam cao, Vũ đại, Tố như, chị út Tịch,
hai Thép, ba Rèn, trường trung học phổ thông Lưu văn Liệt, chí Phèo, tác
phẩm người mẹ cầm súng, cách mạng tháng 8, cách mạng tháng 10
Lẽ ra, theo quy định chính tả, học sinh phải viết :
Vũ Trọng Phụng, Phan Bội Châu, Nam Cao, Vũ Ðại, Tố Như, chị Út Tịch,
Hai Thép, Ba Rèn, Trường trung học phổ thông Lưu Văn Liệt, tác phẩm Chí
Phèo, Người mẹ cầm súng, Cách mạng tháng Tám, Cách mạng tháng Mười
a2. Viết hoa tùy tiện :
Viết hoa tùy tiện là viết hoa những đơn vị từ vựng bình thường, không
nằm trong quy định chính tả về viết hoa.
Ví dụ:
quá trình Giác ngộ lí tưởng Cách mạng của nhà thơ, Chế độ Phong kiến
tàn ác, giai cấp Tư sản, cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa, giai cấp Vô sản
Lỗi viết hoa là loại lỗi chính tả thông thường, dễ tránh, dễ khắc phục,

nhưng học sinh THPT vẫn mắc phải. Ðiều đó có nguyên nhân của nó, xét về mặt
khách quan lẫn chủ quan.
b. Lỗi viết tắt :
Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh thấp hơn nhiều so với lỗi
viết hoa. Tuy nhiên, trong việc rèn luyện chính tả cho học sinh, lỗi viết tắt cũng
cần được lưu ý đến.
Thông thường, lỗi viết tắt bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết tắt sai quy định
chính tả và viết tắt tùy tiện.
b1. Viết tắt sai quy định chính tả :
Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt không theo đúng quy định chính tả
về viết tắt. Chẳng hạn như người viết dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm hay
dấu gạch xéo giữa các chữ cái viết tắt
Ví dụ : P/V, đ/c, T.P, H.Ð.N.D v.v
Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết : PV, ÐC, TP, HÐND (phóng viên,
đồng chí, thành phố, hội đồng nhân dân).
Trong bài viết của học sinh mà chúng tôi đã khảo sát, lỗi viết tắt sai quy
định chính tả gần như không có. Nguyên nhân là do trong các bài kiểm tra, bài
thi, ít xuất hiện các từ ngữ, tên gọi có thể viết tắt theo quy định chính tả. Lỗi này
chỉ xuất hiện ở một vài bài, khi học sinh viết tắt tên trường ở góc trái bài viết.
22
Ví dụ : Trường P.T.T.H.L.X. (Trường trung học phổ thông Long Xuyên),
Trường P.T.T.H Lưu Văn Liệt.
b2. Viết tắt tùy tiện :
Viết tắt tùy tiện là dùng các kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào
bài viết chính thức. Ðây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hay chữ viết
nước ngoài, được chế biếnlại, lẽ ra chỉ được dùng khi ghi chép, nhưng học sinh
lại đưa vào bài kiểm tra, bài thi, do đó trở thành lỗi chính tả.
Ví dụ : fê fán (phê phán), ffáp (phương pháp), tình thg (tình thương), fg
tiện (phương tiện), ndung (nội dung), t2 (tư tưởng), hthức (hình thức).v.v
Hiện tượng viết tắt tùy tiện rất dễ khắc phục, nếu như học sinh có ý thức

tránh loại lỗi chính tả này khi làm bài thi, kiểm tra.
c. Lỗi dùng số và chữ biểu thị số :
Kiểu lỗi chính tả này có hai biểu hiện chính: lẫn lộn giữa hai loại số và lẫn
lộn giữa số với chữ biểu thị số.
c1. Lẫn lộn hai loại số :
Trong bài viết, có những trường hợp học sinh phải biểu đạt bằng số, chẳng
hạn như khi đề cập đến ngày, tháng, năm, thế kỉ Theo quy định chính tả, tùy
trường hợp mà dùng số Á Rập, còn gọi là số thường (1,2,3 ), hay số La Mã (I,
II, III ). Do không nắm được quy định chính tả, nên học sinh thường sử dụng
lẫn lộn hai loại số.
Ví dụ : Thế kỉ 20, Ðại hội Ðảng lần thứ 6.
Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết bằng số La Mã những trường hợp
này mới đúng.
c2. Lẫn lộn số và chữ biểu thị số
Bên cạnh một số trường hợp phải viết số, theo quy định chính tả, có khá
nhiều trường hợp phải viết bằng chữ, khi biểu thị số chỉ số lượng, số chỉ thứ tự,
số chỉ số lượng phỏng chừng v.v Do không nắm rõ quy định chính tả và do
viết theo thói quen, học sinh dễ lẫn lộn giữa số và chữ biểu thị số trong rất nhiều
trường hợp.
Ví dụ:
Ngày ba, tháng hai, năm một ngàn chín trăm ba mươi; 1 đám tang; 3 đứa
con thơ dại; 1 cuộc sống; đẹp I, lần gặp gỡ thứ 2; vài 3 người bạn
Theo quy định chính tả, phải viết :
Ngày 3, tháng 2, năm 1930; một đám tang; ba đứa con thơ dại; một cuộc
sống; đẹp nhất; lần gặp gỡ thứ hai, vài ba người bạn
2.3.2.2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn
Lỗi này do cách phát âm của các vùng phương ngữ là khác với âm chuẩn,
điều này cũng là do thói quen và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những cách
viết sai chính tả.
a. Lỗi viết sai phụ âm đầu

- Lỗi do không phân biệt L và N (L và Đ ở phương ngữ Bắc)
- Lỗi do không phân biệt TR và CH (Phương ngữ Bắc và Nam)
VD: trước/ chước, trùn/ chùn,
- Lỗi do không phân biệt S và X (Phương ngữ Bắc và Nam)
VD: sui gia/ xui gia, sút/ xút, sá chi/ xá chi,
23
- Lỗi do không phân biệt R/GI/D
VD: dộp/ rộp/ giộp, giấp cá/ dấp cá/ rấp cá,
b. Lỗi viết sai phần vần (viết sai âm cuối)
- Sai âm chính: được thể hiện từ nguyên âm đơn sang nguyên âm đôi hay từ
nguyên âm đôi sang nguyên âm đơn ở trong các phương ngữ như: ba sanh/ ba
sinh; chánh/ chính (a/i); bực/ bậc (ư/â); bình bồng/ bềnh bồng (i/ê); đờn/ đàn
(ơ/a); phùng/ phồng (u/ô); hường/ hồng (ươ/ô); nộp tài/ nạp tài (ô/a); thiệt/ thật
(iê/â); thơ/ thư (ơ/ư);
- Sai âm cuối: biểu hiện rõ ở thổ ngữ Thanh Hóa. Ở đây còn khá nhiều phụ
âm cuối –n, trong khi các phương ngữ khác đã biến đổi thành –j:
- cằn cấn/cày cấy, trốc cún/ đầu gối,…
- vắn/ váy, mõn/ muỗi, chũn/ chổi,…
c. Lỗi viết sai thanh điệu
bợ ngợ/ bỡ ngỡ (. / ~); dọ/ dò (. / \); chỉ/ chị (?/. ); ngoải/ ngoài (?/ \); trển/
trên (?/ -); vầy/ vậy (\ /. ), Dạng biến thể này được thể hiện ở iện tượng hữu
thanh hóa cùng với việc hạ thấp thanh điệu: thanh không (-) thành thanh huyền
(\), thanh sắc (/) thành thanh nặng (.), thanh hỏi (?) thành thanh ngã (~):
- Sắc/ nặng: ăn phúng/ ăn vụng, khót/ gọt,
- Không/ huyền: chi/ gì, mưa thâm/ mưa dầm,…
- Hỏi/ ngã: phổ/ vỗ, khở/ gỡ, khải/ gãi,…
- Bài tập 7, 9, 13, 14, 15, 19, 22 (tr 172 – 178)
- Bài tập 1 → 10, 13, 16, 19, 24, 27, 31, 32, 35 ( tr 215 -225)
- Bài tập 10, 11, 12, , 17, 21 ( tr 243 – 250)
24

Chương 3
RÈN KĨ NĂNG NÓI, VIẾT CHỮ
A. Mục tiêu:
- Sinh viên nắm được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng nói, viết chữ.
- Có khả năng thể hiện các vấn đề liên quan đến GDMN bằng ngôn ngữ nói;
có kĩ năng viết đúng, viết đẹp chữ viết thường, chữ in thường, chữ số.
- Có ý thức tự rèn luyện để có thể nói đúng, viết đẹp.
B. Tổ chức học tập:
- Sinh viên tự tìm hiểu về tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng nói, rèn luyện
chữ viết; các kĩ năng đơn thoại, kĩ năng viết chữ.
- Cá nhân tự luyện tập theo các đề tài giảng viên cho trước, trình bày trước lớp,
GV và tập thể đánh giá.
Phần viết chữ, sinh viên tự luyện viết vào tập ô li, giảng viên đáng giá kết quả
vào cuối kì.
3.1. Rèn kĩ năng nói
3.1.1. Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng nói
Nói là một hoạt động phát tin nhờ sự dụng bộ máy phát âm. Nói được
thực hiện thông qua giao tiếp bằng lời nói, nhờ sự truyền tải và tiếp nhận thông
tin giữa người này với người kia.
Nói là một dạng tồn tại đặc biệt của ngôn ngữ, là công cụ để con người
giao tiếp với nhau và đặc biệt với lứa tuổi trẻ bắt đầu giai đoạn tập nói cho đến
lúc chuẩn bị bước vào lớp một.
Dạy tiếng Việt là dạy cho các cháu hình thành các kĩ năng cơ bản trong
hoạt động giao tiếp mà chủ yếu là nghe và nói. Kĩ năng nói có vị trí rất quan
trọng, quan trọng ở chỗ hình thành nên ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ của
mỗi cá nhân. Khả năng phát triển ngôn ngữ hay cụ thể là vốn từ của mỗi cá nhân
đều phải được rèn luyện qua hoạt động nói. Việc dạy dỗ cho các cháu cần các cô
giáo phải có ngôn ngữ chuẩn mực và chính xác. Do đó, đối với giáo viên mầm
non cần phải được rèn luyện kĩ năng nói và nhất là việc nói thành bài. Đây là
một hành vi ngôn ngữ rất quen thuộc, thường xuyên và mang tính tự nhiên nhất

của con người.
Ngay từ khi các cháu được tiếp xúc với ngôn ngữ và được rèn luyện tiếp
nhận bằng ngôn ngữ thông qua học âm, vần, tiếng, từ, giao tiếp với các thầy cô
giáo và nhờ đó mà dần dần phát triển tư duy và chuẩn bị cho quá trình học tiếp
theo ở bậc cao hơn. Một cháu nói đúng, rõ ràng, mạch lạc sẽ hỗ trợ cho việc
nghe, nói, kể chuyện có hiệu quả.
Môn tiếng Việt là môn rèn kĩ năng nói nhiều nhất trong các môn. Qua
môn tiếng Việt, cô giáo cũng như các cháu mẫu giáo sẽ được rèn luyện kĩ năng
một cách có bài bản, kĩ năng này sẽ giúp cho các cháu mẫu giáo giao tiếp thông
thường tốt hơn, góp phần hoàn thiện các kĩ năng thực hành tiếng Việt, phát triển
tư duy và góp phần hình thành nhân cách. VD: Sử dụng từ xưng hô trong giao
tiếp với bạn và với cô giáo hay kể một câu chuyện sáng tạo sẽ được mạch lạc
hơn.
25

×