Tải bản đầy đủ (.docx) (159 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Ứng dụng mô hình WEAP tính toán cân bằng nước lưu vực sông Đồng Nai trong điều kiện biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 159 trang )

BẢN CAM KẾT
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hải
Học viên cao học: 21Q11
Người hướng dẫn : TS. Lương Quang Xô
Tên đề tài luận văn: “ Ứng dụng mơ hình WEAP tính tốn cân bằng nước lưu vực sơng
Đồng Nai trong điều kiện biến đổi khí hậu”.
Tơi xin cam kết: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân và được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lương Quang Xô
Các sốliệu và những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực
và chưa từng được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, Ngày tháng

năm 2016

Học viên

Nguyễn Thị Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ “Ứng dụng mơ hình WEAP tính tốn cân bằng nước lưu vực sơng
Đồng Nai trong điều kiện biến đổi khí hậu” được hồn thành tại khoa kỹ thuật tài
nguyên nước trường Đại học Thủy Lợi. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chân thành và nhiệt tình của các Thầy,
Cơ trường Đại học Thủy Lợi, bạn bè và đồng nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới TS. Lương Quang Xô và
ThS. NCS. Đỗ Đức Dũng là những người thầy đã ln tận tình hướng dẫn và góp ý chỉ


đạo trong suốt q trình hồn thành luận văn này.
Tác giả xin cám ơn anh chị Phịng Quy hoạch Thủy lợi Đơng Nam bộ và phụ cận
thuộc Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (nơi tác giả đã có thời gian cơng tác, gắn
bó và có điều kiện tìm hiểu bước đầu về lưu vực sơng Đồng Nai) đã tạo điều kiện
giúp đỡ về số liệu cũng như các thơng tin liên quan hồn thành luận văn. Tác giả xin
chân thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cơ trong Trường Đại học Thủy lợi, Phịng
đào tạo Đại học và sau Đại học về sự giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập và
nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, kích lệ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Nguyễn Thị Hải


MỤC LỤC
BẢN CAM KẾT............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
BẢN CAM KẾT............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... v

DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU. 6
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu.......................................................................... 6
1.1.1. Lĩnh vực cân bằng nước và ứng dụng mơ hình tính tốn cân bằng nước............6
1.1.2. Lĩnh vực về biến đổi khí hậu............................................................................... 9
1.2. Tổng quan về vùng nghiên cứu............................................................................. 16
1.2.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 16
1.2.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn............................................................................ 19
1.2.3. Điều kiện kinh tế-xã hội..................................................................................... 28
1.2.4. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội................................................................ 41
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN CÂN BẰNG NƯỚC CHO LƯU
VỰC SÔNG ĐỒNG NAI TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ..........................47
2.1. Phương pháp tính tốn cân bằng nước cho LVSĐN.............................................. 47
2.1.1. Nguyên lý cân bằng nước.................................................................................. 47
2.1.2. Phương pháp luận tính tốn cân bằng nước cho LVSĐN.................................48
2.1.3. Phân tích lựa chọn mơ hình tính tốn cân bằng nươc....................................... 49
2.1.4. Phân vùng tính tốn cân bằng nước lưu vực sơng Đồng Nai............................ 57
2.1.5. Các kịch bản tính tốn cân bằng nước cho LVSĐN.......................................... 61
2.2. Tính tốn dịng chảy đến các tiểu lưu vực............................................................. 62
2.2.1. Lựa chọn mơ hình tính tốn mưa- dịng chảy.................................................... 62
2.2.2. Trình tự tính tốn mưa-dịng chảy..................................................................... 62


2.2.3. Cấu trúc mơ hình mưa-dịng chảy NAM............................................................ 62
2.2.4. Dữ liệu cần thiết cho mơ hình NAM.................................................................. 64
2.2.5. Xây dựng mơ hình mưa-dịng chảy.................................................................... 66
2.3. Tính tốn nhu cầu nước trên các tiểu lưu vực....................................................... 71
2.3.1. Xác định các hộ dùng nước............................................................................... 71
2.3.2. Nhu cầu nước qua các giai đoạn hiện trạng và giai đoạn tương lai.................73

CHƯƠNG 3. TÍNH TỐN CÂN BẰNG NƯỚC LVSĐN VỚI PHƯƠNG ÁN QUY
HOẠCH ĐẾN 2020 VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG QUA CÁC GIAI
ĐOẠN KHI XÉT ĐẾN BĐKH........................................................................................ 84
3.1. Hiện trạng cơng trình và tình hình cấp nước trên lưu vực sơng Đồng Nai............84
3.1.1. Các cơng trình trên dịng chính......................................................................... 84
3.1.2. Cơng trình trên các sơng suối nhỏ.................................................................... 91
3.2. Ứng dụng mơ hình WEAP tính tốn cân bằng nước LVSĐN giai đoạn hiện trạng
(2010).......................................................................................................................... 92
3.2.1. Sơ đồ tính tốn hiện trạng................................................................................. 92
3.2.2. Các dữ liệu đầu vào của mơ hình WEAP.......................................................... 95
3.2.3. Kết quả cân bằng nước giai đoạn hiện trạng năm 2010:.................................. 97
3.3. Tính tốn cân bằng nước cho phương án quy hoạch đến 2020 ứng với các giai
đoạn và đánh giá khả năng cấp nước qua các giai đoạn khi xét đến BĐKH..............100
3.3.1. Phương án quy hoạch LVSĐN đến năm 2020................................................. 100
3.3.2. Tính tốn cân bằng nước cho phương án quy hoạch đến 2020 ứng với các giai
đoạn xét đến BĐKH...................................................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 121
PHỤ LỤC................................................................................................................. 123


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ vùng lãnh thổ đã và đang ứng dụng mơ hình WEAP..........................7
Hình 1.2: Vị trí vùng nghiên cứu................................................................................17
Hình 1.3: Sơ họa lưu vực thuộc vùng nghiên cứu......................................................18
Hình 1.4: Mơ đun dịng chảy trung bình nhiều năm LVSĐN và phụ cận...................27
Hình 2.1: Giao diện khởi động mơ hình WEAP.........................................................53
Hình 2.2: Màn hình Schematic...................................................................................55
Hình 2.3: Màn hình nhập dữ liệu Data.......................................................................55
Hình 2.4: Màn hình kết quả Results...........................................................................56

Hình 2.5: Màn hình tổng quan Overviews..................................................................57
Hình 2.6: Nút cân bằng nước thuộc vùng nghiên cứu.................................................61
Hình 2.7: Cấu trúc mơ hình NAM..............................................................................63
Hình 2.8: Vị trí các trạm quan trắc dịng chảy trên lưu vực sơng Đồng Nai và
phụ cận........................................................................................................................ 65
Hình 2.9: Vị trí các trạm đo mưa trong lưu vực nghiên cứu.......................................66
Hình 2.10: Kết quả hiệu chỉnh mơ hình NAM tại Thanh Bình........................................67
Hình 2.11: Kết quả hiệu chỉnh mơ hình NAM tại Tà Lài.................................................67
Hình 2.12: Kết quả hiệu chỉnh mơ hình NAM tại Đại Nga..............................................68
Hình 2.13: Kết quả hiệu chỉnh mơ hình NAM tại Phú Điền............................................68
Hình 2.14: Kết quả hiệu chỉnh mơ hình NAM tại Phước Hịa.........................................69
Hình 2.15: Kết quả hiệu chỉnh mơ hình NAM tại Tà Pao................................................69
Hình 3.1: Sơ đồ bậc thang các hồ chứa trên các dịng chính sơng Đồng Nai giai đoạn
hiện trạng........................................................................................................................ 85
Hình 3.2: Sơ họa các bậc thang hồ chứa chính đã đi vào sử dụng trên LVSĐN giai
đoạn hiện trạng (2010).................................................................................................93
Hình 3.3: Sơ họa các điểm chuyển nước LVSĐN giai đoạn hiện trạng......................94


Hình 3.4: Sơ đồ lưu vực sơng Đồng Nai mơ phỏng trong WEAP giai đoạn hiện
trạng............................................................................................................................ 95
Hình 3.5: Lượng nước thiếu hụt tại các nút nhu cầu giai đoạn 2010 thể hiện dưới dạng
đồ thị trong WEAP......................................................................................................98
Hình 3.6:..........................................................................................................................Phương án quy
đến năm 2020............................................................................................................101
Hình 3.7: Phương án quy hoạch phân bổ nguồn nước trên sơng La Ngà đến 2020 . 101
Hình 3.8: Phương án quy hoạch phân bổ nguồn nước trên sông Bé đến 2020..........103
Hình 3.9: Sơ đồ bậc thang các hồ chứa trên các dịng chính sơng Đồng Nai theo
phương án 2020.........................................................................................................105
Hình 3.10: Sơ đồ các hồ chứa trên bậc thang chính trong LVSĐN với phương án quy

hoạch đên 2020..........................................................................................................107
Hình 3.11: Sơ họa các tuyến chuyển nước LVSĐN theo phương án quy hoạch.........108
Hình 3.12: Sơ đồ mơ phỏng trong WEAP trên LVSĐN phương án quy hoạch đến
2020.......................................................................................................................... 108

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình hàng tháng các tỉnh ĐNB so với thời kỳ nền
1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) - (Đơn vị: 0C)..............................13
Bảng 1.2: Mức biến đổi lượng mưa hàng tháng các tỉnh ĐNB so với thời kỳ nền 19801999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) - (Đơn vị: %)........................................14
Bảng 1.3: Nhiệt độ trung bình năm một số vị trí trong và xung quanh lưu vực (oc)....20
Bảng 1.4: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại một số trạm trong lưu vực (mm).....21
Bảng 1.5: Độ ẩm bình quân tháng trong năm tại một số vị trí trên lưu vực................22
Bảng 1.6: Lượng bốc hơi bình quân tháng trong năm một số nơi trên lưu vực...........23
Bảng 1.7: Dịng chảy năm trung bình, max, min chuỗi thực đo tại các trạm thủy văn 24
Bảng 1.8: Các đặc trưng dòng chảy tại các trạm thủy văn và vị trí chính yếu trên
LVSĐN........................................................................................................................ 25
Bảng 1.9: Dân số thuộc vùng nghiên cứu năm 2010...................................................28
Bảng 1.10: Diễn biến dân số vùng Nghiên cứu qua các năm.......................................29
Bảng 1.11: Diễn biến dân số qua các năm theo tỉnh thuộc vùng nghiên cứu (người). .29
Bảng 1.12: GDP theo giá so sánh năm 1994 ở LVSĐN và cả nước qua các năm........30
Bảng 1.13: GDP LVSĐN và cả nước năm 2010 (giá cố định năm 1994)....................32
Bảng 1.14:Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 theo các lưu vực sông (Đơn vị: ha)............33
Bảng 1.15: Diện tích năng suất, sản lượng các loại cây trồng LVSĐN năm 2010......36
Bảng 1.16: Tổng diện tích mặt nước ni trồng thủy sản (Đơn vị: nghìn ha)..............37
Bảng 1.17: Bảng diễn biến công nghiệp thuộc các tỉnh thuộc LVSĐN qua các năm...38
Bảng 1.18: Tổng hợp cơng trình phát điện năm đến 2010..........................................40
Bảng 2.1: Danh sách các nút thuộc các lưu vực sông, vùng........................................60

Bảng 2.2: Các trạm đo lưu lượng trên LVSĐN...........................................................64
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quảhiệu chỉnh mơ hình NAM..............................................70
Bảng 2.4: Tổng diện tích nơng nghiệp và diện tích được tưới năm 2010....................74
Bảng 2.5: Tổng diện tích được tưới tại các nút cân bằng ứng với các giai đoạn (ha)..74


Bảng 2.6: Tiêu chuẩn dùng nước cho chăn nuôi theo các giai đoạn............................76
Bảng 2.7: Số lượng chăn nuôi theo các giai đoạn phát triển (con)..............................76
Bảng 2.8: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho từng giai đoạn...................................77
Bảng 2.9: Tiêu chuẩn dùng nước công nhiệp cho từng giai đoạn................................77
Bảng 2.10: Dân số và khu công nghiệp thống kê tại các nút cân bằng nước hiện
trạng78 Bảng 2.11: Dân số và khu công nghiệp các nút cân bằng nước giai đoạn 2020
..................................................................................................................................... 79
Bảng 2.12: Dân số và khu công nghiệp các nút cân bằng nước giai đoạn 2030...........79
Bảng 2.13: Dân số và khu công nghiệp các nút cân bằng nước giai đoạn 2050...........80
Bảng 2.14: Dịng chảy kiệt tại các cửa sơng trên LVSĐN (m3/s).................................82
Bảng 2.15: Tổng hợp nhu cầu nước theo các hộ dùng nước chính ứng với các giai đoạn
phát triển (đơn vị: 106m3).............................................................................................82
Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật các hồ chứa đã và đang xây dựng giai đoạn hiện trạng . 86
Bảng 3.2: Thống kê hồ chứa trên các lưu vực nhỏ giai đoạn hiện trạng (2010)..........92
Bảng 3.3: Lưu lượng chuyển nước yêu cầu từ LVSĐN sang lưu vực ven biển ứng với
phương án hiện trạng (m3/s).........................................................................................94
Bảng 3.4: Kết quả tỷ lệ(%) đáp ứng nhu cầu nước tại các nút cân bằng giai đoạn 2010
phương án cơng trình hiện trạng..................................................................................97
Bảng 3.5: Lượng nước thiếu tại các nút nhu cầu giai đoạn 2010 thể hiện dưới dạng
bảng trong WEAP........................................................................................................98
Bảng 3.6: Lưu lượng chuyển nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang các lưu vực ven
biển (m3/s)................................................................................................................... 99
Bảng 3.7: Điện lượng bình quân năm Eo giai đoạn hiện trạng (2010) (KWh)............99
Bảng 3.8: Dòng chảy tại hợp lưu sông Đồng Nai –Sông Bé giai đoạn hiện trạng.....100

Bảng 3.9: Thông số kỹ thuật các hồ chứa dự kiến theo quy hoạch đến 2020............105
Bảng 3.10: Dự kiến phương án phát triển cơng trình trên sơng suối nhỏ...................106
Bảng 3.11: Kết quả phần trăm đáp ứng nhu cầu nước tại các điểm yêu cầu giai đoạn
2020 chưa xét đến BĐKH ứng với phương án quy hoạch.........................................109
Bảng 3.12: Kết quả phần trăm đáp ứng nhu cầu nước tại các điểm yêu cầu giai đoạn
2020 xét đến BĐKH ứng với phương án quy hoạch..................................................110


Bảng 3.13: Kết quả phần trăm đáp ứng nhu cầu nước tại các điểm yêu cầu giai đoạn
2030 xét đến BĐKH ứng với phương án quy hoạch..................................................111
Bảng 3.14: Kết quả phần trăm đáp ứng nhu cầu nước tại các điểm yêu cầu giai đoạn
2050 xét đến BĐKH ứng với phương án quy hoạch..................................................112
Bảng 3.15: Lượng nước thiếu tại các tiểu lưu vực qua cá kịch bản BĐKH cho phương
án quy hoạch (106 m3)...............................................................................................113
Bảng 3.16: Lưu lượng tại hợp lưu Đồng Nai- Sông Bé qua các giai đoạn cho phương
án quy hoạch (m3/s)...................................................................................................114
Bảng 3.17: Tổng điện lượng trung bình năm từ các cơng trình thủy điện qua các giai
đoạn ứng với các kịch bản BĐKH cho phương án quy hoạch...................................115
Bảng 3.18: Lưu lượng chuyển nước trên lưu vực sông Đồng Nai ứng với phương án
quy hoạch (m3/s)........................................................................................................116


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
BĐKH Biến đổi khí hậu
DCMT Dịng chảy mơi trường
ĐBSCL Đồng bằng sơng Cửu Long
GIS

Geographic Information


Systems KTTV & MT Khí tượng Thủy văn và Môi
trường KT-XH Kinh tế xã hội
LVSĐN Lưu vực sông Đồng Nai
LVS Lưu vực sông
NAM

Nedbor-afstromnings Model

PTTNN Phát triển tài nguyên nước
QLTHTNN Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
SEI

Stockholm Environment Institute

Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Sở TN&MT Sở Tài Nguyên và Môi trường
TNN Tài nguyên nước
VQHTLMN Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
WEAP

The Water Eveluation and Planning System


MỞ ĐẦU
1) Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đối với quy hoạch quản lý tài nguyên nước, việc nghiên cứu cân bằng nước có ý nghĩa
rất lớn cả về lý thuyết cà thực tiễn. Từ góc độ lý thuyết, phương trình cân bằng nước
cho phép ta cắt nghĩa nguyên nhân các hiện tượng, chế độ thủy văn của một khu vực
xác định; đánh giá các số hạng trong cán cân nước và mối quan hệ tương tác giữa

chúng. Nghiên cứu cân bằng nước cho phép định lượng đầy đủ tài nguyên nước để tìm
ra phương thức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này.
Các nội dung cơ bản của bài toán cân bằng nước bao gồm: (1) Tiềm năng nguồn nước
lưu vực sông/vùng nghiên cứu (Được thể hiện thơng qua các đặc trưng của các yếu tố
khí tượng-thủy văn, mưa, dòng chảy, chất lượng nước và phân bố của chúng theo thời
gian, không gian); (2) Nhu cầu sử dụng nước của các hộ dùng nước trong lưu vực
sông/vùng nghiên cứu (Nước cho sinh hoạt, cho công nghiệp, cho nông nghiệp, cho
các hoạt động phát triển liên quan khác như thủy điện, giao thông thủy, bảo vệ môi
trường, cảnh quan, du lịch...); (3) Phương thức, nguyên tắc phân bố nguồn nước đến
các hộ dùng nước (Quy tắc phân bổ, chính sách ưu tiên trong phân phối nguồn nước);
(4) Cách thức vận hành hệ thống để đáp ứng các nhu cầu sử dụng trên lưu vực (Quá
trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quá trình vận hành, quản lý hệ thống cũng như
các hoạch định trong tương lai).
Lưu vực sông Đồng Nai là một lưu vực sông “nội địa” lớn nhất Việt Nam, có vai trị
rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam nói riêng và kinh tế
quốc gia nói chung. Các vấn đề liên quan đến phát triển, quản lý tài nguyên nước
trong lưu vực sông đang ngày càng trở nên nóng bỏng do nhu cầu dùng nước ngày
càng tăng trong bối cảnh phát triển kinh tế- xã hội của khu vực ngày một năng động
trong khi đó nguồn nước tự nhiên hầu như không thay đổi. Điều này dẫn đến mâu
thuẫn về lượng cung và cầu của nguồn nước có xu hướng tăng cao. Chính các vấn
đề này cho thấy việc xây dựng mơ hình cân bằng nước cho lưu vực sông Đồng Nai
nhằm hỗ trợ đánh giá nguồn nước phục vụ công tác quy hoạch, quản lý nguồn nước
trở nên cấp thiết.
1


Lưu vực sông Đồng Nai được đánh giá là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn
của đất nước. Số liệu thống kê cho thấy, kinh tế của các tỉnh thành thuộc lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai đã đóng góp khoảng hơn 63% GDP cơng nghiệp, 41% GDP
dịch vụ và 28% GDP nông nghiệp của cả nước. Ngồi ra, đây là vùng có nhiều tỉnh

thành có đóng góp cho ngân sách quốc gia nhất cả nước (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương). Điều này một lần nữa khẳng định rằng tiềm năng phát triển kinh tế của
lưu vực sơng Đồng Nai có vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
chung của quốc gia.
Lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai có tiềm năng đất đai phong phú, có khả năng phát
triển nhiều loại cây cơng nghiệp, nơng nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà
phê, tiêu, điều, cây ăn quả.… và có thể hình thành các vùng chun canh nơng nghiệp
cung cấp ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến.
Ngồi các tác động tự nhiên từ các yếu tố khí tượng, thủy văn (mưa, dịng chảy,
triều...), lưu vực sơng Đồng Nai còn chịu nhiều tác động từ các hoạt động phát triển
kinh tế xã hội trên lưu vực như các hoạt động phát triển nông nghiệp, phát triển thủy
lợi, thủy điện, giao thông thủy.... ở cả thượng lưu và hạ lưu. Bên cạnh đó, hệ thống
sơng Đồng Nai ở khu vực hạ lưu còn chịu tác động của dòng chảy lũ từ sông Mê Công
thông qua hệ thống sông kênh ở lưu vực Vàm Cỏ.
Trong những năm gần đây, tại nhiều diễn đàn trên thế giới, vấn đề biến đổi khí hậu
(BĐKH) được nhắc đến như một vấn đề thời sự nóng bỏng bởi các nguy cơ tác động
xấu của nó đến các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội trên phạm vi rộng lớn. Nhiều
nghiên cứu cho thấy các tác động của BĐKH đang trở thành vấn đề lớn của nhân loại
mà chúng ta phải đối diện. Những nguy cơ và thách thức từ BĐKH là bài tốn vơ cùng
khó khăn mà các quốc gia trên thế giới cần phải giải quyết để ứng phó một cách hiệu
quả nhằm phát triển ổn định và bền vững.
BĐKH tác động đến nguồn nước xảy ra trước hết làm thay đổi lượng mưa và phân bố
mưa ở các vùng. Nhiệt độ tăng sẽ làm bốc hơi nhiều hơn và do đó mưa sẽ nhiều hơn.
Đặc điểm của mưa đối với từng khu vực cũng sẽ thay đổi. Lượng mưa có thể tăng lên
hoặc giảm đi. Mùa mưa cũng sẽ có những thay đổi về thời gian bắt đầu và kết thúc.
Tuy nhiên, lượng mưa tăng xảy ra không đồng đều. Một số nơi mưa có thể tăng lên


nhưng ở một số nơi khác mưa có thể giảm đi. Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những
thay đổi về dịng chảy của các con sơng, tần suất và cường độ các trận lũ, tần suất và

đặc điểm của hạn hán, lượng nước trong đất, việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Những thay đổi về chế độ dòng chảy, hạn hán và lũ lụt cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
việc cung cấp và sử dụng nước. Thêm vào đó do nhiệt độ tăng sẽ làm cho nhu cầu
nước cho nơng nghiệp cũng có xu hướng tăng theo. Chính vì vậy khi tính tốn cân
bằng nước cho lưu vực cần xét đến tác động của BĐKH.
Đối với bài tốn cân bằng nước lưu vực sơng, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy
việc ứng dụng các cơng cụ mơ hình tốn đã và đang đem lại những thuận lợi cơ bản
cho việc đánh giá nguồn nước trên lưu vực sơng với độ chính xác cao. Ở Việt Nam
cũng đã và đang sử dụng nhiều mơ hình tính tốn cân bằng nước như MITSIM, MIKE
BASIN, RIBASIM,... Song các mơ hình này cịn nhiều hạn chế hoặc về chức năng,
giao diện, hoặc về bản quyền, kinh phí mua phần mềm. Mơ hình WEAP của Viện
nghiên cứu mơi trường Stockholm là một cơng cụ được thiết kế cho tính toán cân bằng
nước phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước. Nó cung cấp một khung tổng hợp,
mềm dẻo và thân thiện cho người dùng trong việc thiết lập xây dựng mơ hình trong
quy hoạch và phân tích đánh giá. Mơ hình này đã và đang được sử dụng tại nhiều nước
trên thế giới. Ở Việt Nam bước đầu cũng đang áp dụng cho các lưu vực sông nhỏ. Vì
vậy, việc nghiên cứu đưa mơ hình WEAP vào ứng dụng cho một lưu vực lớn như lưu
vực sông Đồng Nai là một điều cần thiết.
Với những lý do nêu trên, luận văn “Ứng dụng mơ hình WEAP tính tốn cân bằng
nước lưu vực sông Đồng Nai trong điều kiện biến đổi khí hậu” được thực hiện để góp
phần đánh giá khả năng đáp ứng nguồn nước trên lưu vực đối với các cơng trình đã
được xây dựng giai đoạn hiện trạng và đưa ra phương án cơng trình đến giai đoạn
2020 từ đó đánh giá khả năng đáp ứng của phương án đó đối với giai đoạn 2030, 2050
khi xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.
2) Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến cân bằng nước lưu vực sông Đồng Nai
sử dụng mơ hình cân bằng nước WEAP
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai
Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Đồng Nai khơng tính đến sơng vàm Cỏ và vùng hạ
lưu chịu ảnh hưởng bởi thủy triều.
4) Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a) Cách tiếp cận:
Để đạt được các mục tiêu đề ra. các cách tiếp cận sau đây sẽ được sử dụng:
- Kế thừa, ứng dụng những kiến thức khoa học, công nghệ thông tin (cơ sở dữ liệu,
các kết quả nghiên cứu liên quan đến Luận văn. Kế thừa tối đa cơ sở số liệu của
địa phương).
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu các kịch bản BĐKH cho khu vực thuộc lưu vực sông
Đồng Nai.
b) Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nội dung của bài toán tính tốn cân bằng nước xét đến BĐKH của
lưu vực sông Đồng Nai, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: kế thừa và phân tích các nguồn tài liệu, tư
liệu có liên quan một cách có chọn lọc, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích
nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu khí tượng thủy văn: dùng để phân tích đánh giá,
tính tốn các yếu tố khí tượng thủy văn, tính tốn dịng chảy đến các tiểu lưu vực
trong lưu vực sông Đồng Nai.
- Phương pháp phân tích khí hậu: Trên cơ sở phân tích nguyên nhân và biểu hiện của
xu thế BĐKH để đi đến những nhận định khách quan về xu thế diễn biến và ước lượng
được trị số trung bình và cực trị của một số đặc trưng khí hậu chủ yếu trên khu vực
nghiên cứu. Phương pháp chính sử dụng là phân tích thống kê chuỗi thời gian.
- Phương pháp áp dụng mơ hình thủy văn, cân nước: Trên cơ sở các kịch bản BĐKH
(năm 2011) của Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra về sự thay đổi lượng mưa, nhiệt
độ, áp dụng mơ hình thủy văn tính sự thay đổi dịng chảy trên các sơng ngịi của lưu
vực sơng Đồng Nai. Để đánh giá tính tốn cân bằng nước, trong đề tài đã áp dụng mơ
hình tốn cân bằng nước lưu vực sông (biểu diễn lưu vực sông thành các nhánh, các



nút và thiết lập mối quan hệ giữa chúng bằng các phương trình tốn học dựa trên định
luật bảo tồn khối lượng,…).
- Phương pháp ứng dụng GIS: Sử dụng hệ thống thơng tin địa lý nhằm tích hợp các
loại thơng tin số liệu, tài liệu, bản đồ… liên quan đến khí hậu và BĐKH phục vụ
chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho mơ hình cũng như phân tích đánh giá các kết quả đầu ra
từ mơ hình.
Số liệu sử dụng cho nghiên cứu gồm:
- Số liệu thủy văn: mực nước, dịng chảy…
- Số liệu khí tượng: mưa, nhiệt độ, bốc hơi, độ ẩm, nắng, gió...
- Thơng tin về dân sinh, hoạt động kinh tế xã hội hiện tại và tương lai các tỉnh Bình
Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Đắc Nơng, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh,
Bình Thuận.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1. Lĩnh vực cân bằng nước và ứng dụng mơ hình tính tốn cân bằng nước
1.1.1.1. Nghiên cứu ngồi nước
Cân bằng nước là sự thay đổi lưu lượng, tổng lượng dòng chảy (số lượng nước) còn lại
sau khi lấy lưu lượng, tổng lượng dòng chảy đến trừ đi lưu lượng, tổng lượng dòng
chảy đi. Cân bằng nước là nguyên lý cơ bản được sử dụng cho tính tốn quy hoạch và
quản lý tài nguyên nước. Nó biểu thị mối quan hệ cân bằng giữa lượng nước đến, nước
đi và lượng trữ của một khu vực, một lưu vực hoặc một hệ thống sơng trong điều kiện
tự nhiên hay có tác động của con ngươi.
Đối với bài toán cân bằng nước lưu vực sông, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy
việc ứng dụng các cơng cụ mơ hình tốn đã và đang đem lại những thuận lợi cơ bản
cho việc đánh giá nguồn nước trên lưu vực sơng với độ chính xác cao. Một số mơ hình
tính tốn cân bằng nước đang được sử dụng trên thế giới như GIBSI, BASINS,

WEAP...
Hệ thống mơ hình GIBSI được áp dụng cho các lưu vực ở Canada có hệ sinh thái và
tình hình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị phức tạp. GIBSI là một hệ thống
mơ hình tổng hợp chạy trên máy PC cho các kết quả kiểm tra tác động của nông
nghiệp, công nghiệp, quản lý nước cả về lượng và chất đến tài ngun nước.
Mơ hình GIBSI cho khả năng dự báo các tác động của công nghiêp, rừng, đô thị, các
dự án nông nghiệp đối với môi trường tự nhiên, có tác dụng cảnh báo các hộ dùng
nước biết trước và tôn trọng các tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng nguồn nước dùng
Mơ hình BASINS được xây dựng bởi Văn phịng Bảo vệ Mơi trường (Hoa Kỳ). Mơ
hình được xây dựng để đưa ra một công cụ đánh giá tốt hơn và tổng hợp hơn các
nguồn phát thải tập trung và không tập trung trong công tác quản lý chất lượng nước
trên lưu vực. Đây là một mơ hình hệ thống phân tích mơi trường đa mục tiêu, có khả
năng ứng dụng cho một quốc gia, một vùng để thực hiện các nghiên cứu về nước bao
gồm cả lượng và chất trên lưu vực. Mơ hình được xây dựng để đáp ứng 3 mục tiêu: (1)
Thuận tiện trong công tác kiểm sốt thơng tin mơi trường; (2) Hỗ trợ công tác phân


tích hệ thống mơi trường; (3) Cung cấp hệ thống các phương án quản lý lưu vực. Mơ
hình BASINS là một cơng cụ hữu ích trong cơng tác nghiên cứu về chất và lượng
nước. Với nhiều mô đun thành phần trong hệ thống, thời gian tính tốn được rút ngắn
hơn, nhiều vấn đề được giải quyết hơn và các thông tin được quản lý hiệu quả hơn
trong mơ hình. Với việc sử dụng GIS, mơ hình BASINS thuận tiện hơn trong việc biểu
thị và tổ hợp các thông tin (sử dụng đất, lưu lượng các nguồn thải, lượng nước hồi
quy,...) tại bất kỳ một vị trí nào. Các thành phần của mơ hình cho phép người sử dụng
có thể xác định ảnh hưởng của lượng phát thải từ các điểm tập trung và khơng tập
trung.
Mơ hình BASIN được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, nó thuận tiện trong việc lưu trữ và phân
tích các thơng tin mơi trường, và có thể sử dụng như là một công cụ hỗ trợ ra quyết
định trong quá trình xây dựng khung quản lý lưu vực .
Mơ hình WEAP của Viện nghiên cứu mơi trường Stockholm là một cơng cụ được thiết

kế cho tính toán cân bằng nước phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước. Nó cung
cấp một khung tổng hợp, mềm dẻo và thân thiện cho người dùng trong việc thiết lập
xây dựng mơ hình trong quy hoạch và phân tích đánh giá. Mơ hình này đã và đang
được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới.Tính đến thời điểm hiện tại, liên quan đến
việc ứng dụng mơ hình WEAP ở các nước trên thế giới có khoảng hơn 30 dự án đánh
giá nước ở các quốc gia trên hầu hết các châu lục bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan,
Ấn Độ, Mexico, Brazil, Đức, Hàn Quốc, Ghana, Kenya, Nam Phi, Ai Cập...

Hình 1.1: Sơ đồ vùng lãnh thổ đã và đang ứng dụng mơ hình WEAP


1.1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Cân bằng nước lưu vực sông để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đã được thực hiện từ
nhiều năm nay ở Việt Nam. Nội dung cân bằng nước cũng trở thành một trong những
nội dung kinh điển trong hầu hết các tính tốn đánh giá nguồn nước lưu vực sông và
quy hoạch thủy lợi. Đối với lưu vực sông Đồng Nai, cho đến nay đã có nhiều nghiên
cứu và đánh giá cân bằng nước, có thể liệt kê sau đây:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KC12-05 “Nghiên cứu cân bằng, bảo vệ
và sử dụng có hiệu quả nguồn nước miền Đơng Nam Bộ và khu VI” thuộc Chương
trình Khoa học-Cơng nghệ Nhà nước KC-12, 1994-1996, do Phân viện Khảo sát Quy
hoạch Thuỷ lợi Nam Bộ (nay là Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam) thực hiện. Đây
có thể xem là nghiên cứu cân bằng nước hoàn chỉnh đầu tiên trên lưu vực này. Đề tài
đã đánh giá một cách tổng quan về tiềm năng nguồn nước, nhu cầu sử dụng theo các
giai đoạn khác nhau, ứng dụng các công cụ tiên tiến phục vụ bài tốn cân bằng như
mơ hình mưa-dịng chảy RRMOD (Mỹ), TANK (Nhật), mơ hình cân bằng nước lưu
vực sơng MITSIM (Mỹ) và mơ hình thủyđộng lực học và xâm nhập mặn VRSAP
(Pgs. Nguyễn Như Khuê, Viện QHTNMN). Tuy nhiên, trong đề tài này, các vấn đề
liên quan đến biến đổi khí hậu chưa được đề cập đến.[6]
- Luận văn cao học của Ths. Nguyễn Ngọc Anh, 2000 “Quản lý tổng hợp tài nguyên
nước lưu vực sông Đồng Nai”. Luận văn đã đề cập đến các vấn đề về tài nguyên nước,

nhu cầu nước và cân bằng nước trên lưu vực sông; Về quản lý, bảo vệ, khai thác và sử
dụng nguồn nước; Về những khía cạnh pháp lý và tổ chức quản lý lưu vực sông... một
cách đẩy đủ và tổng thể. Tuy nhiên, những vấn đề về biến đổi khí hậu cũng chưa được
đề cập đến.[7]
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý phát
triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai” do Gs. Ts. Đào Xuân Học (Trường Đại học
Thủy lợi) chủ trì thực hiện năm 2004. Đề tài có mục tiêu và nhiệm vụ là (1) Đánh giá
tài nguyên Đất-Nước-Rừng và hiện trạng khai thác lưu vực sông Đồng Nai (LVSĐN);
(2) Đánh giá hiện trạng kinh tế-xã hội trên địa bàn lưu vực sông Đồng Nai và những
tác động bất lợi của quá trình phát triển đó đối với khai thác tài nguyên và bảo vệ môi
trường, sự gia tăng ảnh hưởng của thiên tai đối với phát triển bền vững; (3) Đề xuất
các biện pháp bảo vệ tài nguyên Đất-Nước-Rừng; (4) Đề xuất các mục tiêu kinh tế-xã
hội gắn liền với chiến lược quản lý phát triển bền vững LVSĐN; (5) Đề xuất các quy
hoạch liên ngành, liên tỉnh và công tác quản lý Nhà nước trong chiến lược quản lý
phát


triển bền vững lưu vực; (6) Giáo dục nhận thức về môi trường và phát triển bền vững
cho mọi người. Về cơng cụ ứng dụng phục vụ cho việc tính tốn cân bằng nước cũng
đã ứng dụng các cơng cụ như MITSIM, VRSAP bên cạnh kết hợp các công cụ GIS,
Viễn thám trong giải đốn ảnh và tích hợp, phân tích đánh giá kết quả. Trong đề tài
này cũng đã thực hiện một chuyên đề liên quan trực tiếp đến bài toán cân bằng nước
trên lưu vực do Trường ĐHTL phối hợp với Viện QHTNMN thực hiện. Trong chuyên
đề cân bằng nước này, ngoài những cập nhật về nhu cầu sử dụng nước trong bối cảnh
mới, chuyên đề đã ứng dụng các cơng cụ mơ hình như MITSIM, VRSAP để tính tốn
đánh giá cân bằng lưu vực sơng. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu
cũng chưa được nghiên cứu trong đề tài này.[8]
Đối với mô hình WEAP, tính đến nay ở Việt Nam cũng đã có một số đề tài và dự án
ứng dụng mơ hình WEAP vào tính tốn cân bằng nước cho lưu vực sông như:
- Bài báo được công bố trên tạp chí “Khoa học kỹ thuật thuỷ lợi và mơi trường” số 48

(03/2015) của TS. Hoàng Thanh Tùng, trường đại học Thủy Lợi, “Nghiên cứu phân bổ
nguồn nước trên lưu vực sơng Ba” . bài báo đã sử dụng mơ hình WEAP để tính tốn
cân bằng nước ngồi ra cịn đánh giá hiệu quả kinh tế trong từ việc sử dụng nước cho
các kịch bản đưa ra nhờ sử dụng mô đun tính tốn kinh tế trong mơ hình WEAP. [9]
- Luận văn cao học của ThS, Bùi Hải Ninh,2014 “ Nghiên cứu giải pháp quản lý tài
nguyên nước trên lưu vực sơng Cầu”. Luận văn sử dụng mơ hình WEAP để phân tích
tính tốn cân bằng nước, phân bổ nguồn nước đánh giá khả năng cấp nước trên lưu
vực sông Cầu.[10]
1.1.2. Lĩnh vực về biến đổi khí hậu
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu biến đổi khí hậu trên thế giới
Vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới
nghiên cứu với quy mô toàn cầu từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Hội nghị quốc tế
do Liên hiệp quốc triệu tập tại Rio de Janeiro năm 1992 đã thông qua Hiệp định khung
và chương trình hành động quốc tế nhằm cứu vãn tình trạng “xấu đi” nhanh chóng của
bầu khí quyển trái đất. Từ đó tổ chức liên chính phủ và BĐKH của Liên hiệp quốc
(IPCC) đã được thành lập, thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà khoa học quốc tế.
Bằng chứng về sự biến đổi của các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan đã được
nghiên cứu khá nhiều dựa trên số liệu quan trắc lịch sử. Theo IPPC (2007), hậu quả
của sự nóng lên tồn cầu là nhiệt độ khơng khí trung bình tồn cầu đã tăng lên, đặc


biệt từ sau những năm 1950. Tính trên chuỗi số liệu 1906 – 2005 nhiệt độ khơng khí
trung bình tồn cầu tăng 0,18 – 0,74 oC. Các năm 2005 và năm 1998 là những năm
nóng nhất kể từ 1850 đến nay. Nhiệt độ năm 1998 tăng lên được xem là do hiện tượng
El Nino (1997 – 1998), nhưng dị thường nhiệt độ lớn nhất lại xảy ra vào năm 2005.
Trong 12 năm gần đây, từ 1995 – 2006 có 11 năm (trừ 1996) là những năm nóng nhất
kể từ 1850. Biến đổi của các cực trị nhiệt độ nhìn chung phù hợp với sự nóng lên tồn
cầu.
Hạn hán nặng hơn và kéo dài hơn đã được quan trắc thấy trên nhiều vùng khác nhau
với phạm vi rộng lớn hơn, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ sau những

năm 1970. Nền nhiệt độ cao và giáng thủy trên các vùng lục địa là một trong những
nguyên nhân của hiện tượng này.
Mặc dù rất khó khăn để đánh giá sự biến đổi và xu thế của những cực trị khí hậu,
Kattenberg (1996) đã kết luận rằng xu thế ấm lên sẽ dẫn đến làm tăng những hiện
tượng liên quan đến nhiệt độ cao trong thời kỳ mùa hè và làm giảm những hiện tượng
liên quan đến nhiệt độ thấp trong thời kỳ mùa đông. Tuy nhiên, hiện tượng tăng lên
của các cực trị nhiệt độ là khác nhau đối với từng khu vực.
Yếu tố được tập trung nghiên cứu nhiều sau nhiệt độ, đó là lượng mưa. Lượng mưa là
một đại lượng rất quan trọng vì sự biến đổi của những hình thế lượng mưa có thể dẫn
đến lũ lụt hoặc hạn hán ở những vùng khác nhau. Chính vì vậy, thơng tin về sự biến
đổi lượng mưa theo không gian cũng như theo thời gian là rất cần thiết không chỉ
mang ý nghĩa khoa học mà cịn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Một vài nghiên cứu về sự
biến đổi dài hạn của lượng giáng thủy năm trung bình ở phía tây bắc Trung Quốc và
lượng giáng thủy mùa hè (tháng VI đến tháng VIII) ở vùng phía đơng Trung Quốc
(Weng, 1999) cho thấy có sự tồn tại của biến đổi giáng thủy và chỉ ra một số cơ chế
liên quan đến sự biến đổi của hồn lưu quy mơ lớn trong hệ thống gió mùa mùa hè
Đơng Á. Các hình thế giáng thủy này gây ra bởi chủ yếu bởi các hình thế khơng gian
của những hệ thống hồn lưu quy mơ lớn ở quy mơ thời gian từ mùa đến năm.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Các báo cáo chính thức xuất bản vào năm 2007 của Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến
đổi Khí hậu (IPCC), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Mơi trường (UNEP) của
Liên hiệp quốc (UNDP) đều cảnh báo Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác
động cao do hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các vùng đất thấp ven
biển được xem là vùng nhạy cảm, dễ chịu nhiều tổn thương do nơi đây có mật độ dân


cư tập trung tương đối cao, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp chịu lệ thuộc lớn vào
thời tiết, nguồn nước. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh
hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có
khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%.

Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực
tham gia các Hội nghị quốc tế, thực hiện những cam kết về phát triển bền vững và
bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Về mặt thể chế chính sách, Việt Nam
đã có những văn bản chính thức của Nhà nước liên quan đến phát triển bền vững và
biến đổi khí hậu theo trình tự thời gian như sau:
-Năm 1998: Việt Nam tham gia ký Nghị định thư Kyoto vào tháng 12/1998 và chính
thức phê chuẩn Nghị định thư vào tháng 9/2002.
- Năm 2003: Báo cáo Quốc gia Đầu tiên của Việt Nam theo Hiệp định khung về Biến
đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc.
- Năm 2004: Công bố Báo cáo Quốc gia về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai ở Việt Nam.
- Năm 2004: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Định hướng Chiến lược Phát
triển Bền vững ở Việt Nam” hay cịn gọi là “Chương trình Nghị sự 21 của Việt
Nam”.
- Năm 2005: Thủ tướng Chính phủ ra Hướng dẫn số 35/2005/TTg ngày 17/12/2005 về
việc thực hiện Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam.
- Năm 2007: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007 phê
duyệt Kế hoạch Thực hiện Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2007 -2010.
- Năm 2007: Cơng bố Chiến lược Quốc gia về Phịng chống, Thích nghi và Giảm nhẹ
Thiên tai đến năm 2020.
- Năm 2008: Cơng bố Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu
Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Năm 2009: Tháng 6 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố Kịch bản biến
đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.
Để thực hiện các cam kết của mình đối với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu,
nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu tình
hình diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển KTXH, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó.


Đến nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc nghiên cứu liên quan đến biến đổi
khí hậu ở Việt Nam nói chung, miền Nam nói riêng chưa nhiều. Việc nghiên cứu

chuẩn bị các giải pháp thích ứng mởi ở bước đầu và mới được thực hiện ở một số địa
phương riêng lẻ. Do vậy, việc nghiên cứu cân bằng nước lưu vực sông Đồng Nai trong
điều kiện biến đổi khí hậu là rất cần thiết thực hiện nhằm tạo cơ sở khoa học cũng như
cơ sở thực tiễn cho việc quy hoạch thủy lợi cũng như xây dựng quy hoạch phát triển
các ngành khác trên lưu vực.
1.1.2.3. Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam và lưu vực sơng Đồng Nai
Các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam trong thế kỷ 21 đã được Chính phủ giao
cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng dựa theo các kịch bản phát thải khí nhà
kính thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2).
Kịch bản phát thải thấp (B1) mơ tảmột thế giới phát triển tương đối hồn hảo theo
hướng ít phát thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cấu kinh tế thay
đổi nhanh theo hướng dịch vụ và thông tin, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu
phát thải khí nhà kính được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trên phạm vi tồn cầu.
Kịch bản phát thải cao (A2) mơ tả một thế giới không đồng nhất ở quy mô tồn cầu,
có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ hoặc sử dụng tối đa năng
lượng hóa thạch. Đây là kịch bản xấu nhất mà nhân loại cần phải nghĩ đến.
Theo kịch bản công bố, do tính phức tạp của BĐKH và những hiểu biết chưa thật đầy
đủ về biến đổi khí hậu của Việt Nam cũng như trên thế giới, cùng với yếu tố tâm lý,
kinh tế, xã hội, tính chưa chắc chắn về các kịch bản phát thải khí nhà kính, tính chưa
chắc chắn của kết quả mơ hình tính tốn xây dựng kịch bản.... nên kịch bản hài hòa
nhất là kịch bản phát thải trung bình (B2). Kịch bản này được khuyến nghị cho các Bộ,
ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nên trong luận văn này cũng chọn kịch bản phát thải trung bình (B2) để tính tốn.
Kịch bản phát thải trung bình (B2) có những nội dung sau:
- Nhiệt độ: Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2,3oC so với trung bình
thời kỳ 1980-1999. Mức tăng nhiệt độ dao động từ 1,6 đến 2,8oC ở các vùng khí hậu
khác nhau. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn so
với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam. Tại mỗi vùng thì nhiệt độ mùa đơng tăng
nhanh hơn nhiệt độ mùa hè.



Tại các tỉnh Đồng Nam Bộ (ĐNB) thuộc lưu vực sơng Đồng Nai mức tăng nhiệt độ
trung bình tháng so với thời kỳ nền 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
được bộ Tài ngun và Mơi trường (Bộ TN&MT) công bố năm 2011 như bảng 1-1
sau:
Bảng 1.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình hàng tháng các tỉnh ĐNB so với thời
kỳ nền 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) - (Đơn vị: 0C)
TT Tỉnh, TP

Tháng

`1 Bình Thuận

2

Dak Nơng

3 Lâm Đồng

4

5

Tây Ninh

Bình Dương

6 Bình Phước


7

2020

2030

2050

2100

XII-II

0,4

0,6

1,1

2,1

III-V

0,5

0,8

1,4

2,7


VI-VIII

0,5

0,8

1,4

2,7

IX-XI

0,5

0,7

1,2

2,3

XII-II

0,5

0,7

1,2

2,3


III-V

0,4

0,6

1,0

1,9

VI-VIII

0,4

0,7

1,2

2,3

IX-XI

0,6

0,8

1,5

2,9


XII-II

0,4

0,5

1,0

1,8

III-V

0,4

0,6

1,0

1,9

VI-VIII

0,5

0,7

1,3

2,5


IX-XI

0,4

0,6

1,0

1,9

XII-II

0,4

0,6

1,1

2,1

III-V

0,5

0,8

1,4

2,7


VI-VIII

0,6

0,9

1,7

3,2

IX-XI

0,5

0,8

1,5

2,8

XII-II

0,5

0,7

1,2

2,2


III-V

0,5

0,7

1,3

2,6

VI-VIII

0,7

1,0

1,7

3,4

IX-XI

0,6

0,8

1,5

2,9


XII-II

0,5

0,7

1,3

2,4

III-V

0,5

0,7

1,3

2,6

VI-VIII

0,7

1,0

1,8

3,5


IX-XI

0,6

0,8

1,5

2,9

XII-II

0,5

0,7

1,2

2,3

TP HCM
III-V

0,5

0,8

1,4

2,8


VI-VIII

0,7

1,0

1,7

3,3

IX-XI

0,5

0,8

1,4

2,7


8 Đồng Nai

XII-II

0,4

0,6


1,2

2,2

III-V

0,5

0,7

1,3

2,6

VI-VIII

0,6

0,9

1,6

3,2

IX-XI

0,5

0,8


1,4

2,7

Nguồn: Bộ TN&MT, 2011
- Mưa: Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của
nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khơ có xu hướng giảm, đặc biệt là ở
các vùng khí hậu phía Nam. Tính chung cho cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ
21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng khí hậu phía Bắc mức tăng
lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.
Mức biến đổi lượng mưa hàng tháng các tỉnh đông nam bộ so với thời kỳ nền 19801999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) được bộ Tài ngun và Mơi trường (Bộ
TN&MT) công bố năm 2011 như bảng 1-2 sau:
Bảng 1.2: Mức biến đổi lượng mưa hàng tháng các tỉnh ĐNB so với thời kỳ nền
1980- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) - (Đơn vị: %)
TT Tỉnh, TP

2030

2050

2100

-3,1

-4,6

-8,3

-16,0


III-V

-1,0

-1,5

-2,8

-5,4

VI-VIII

0,3

0,4

0,8

1,6

IX-XI

1,8

2,6

4,7

9,1


XII-II

-2,6

-3,9

-7,0

-13,3

III-V

-2,5

-3,7

-6,6

-12,7

VI-VIII

0,6

0,9

1,7

3,3


IX-XI

2,0

3,0

5,4

10,3

XII-II

-3,8

-5,6

-10,3

-19,7

III-V

-1,8

-2,6

-4,7

-9,0


VI-VIII

0,3

0,4

0,7

1,3

IX-XI

1,7

2,4

4,4

8,4

Tây Ninh

XII-II

-3,3

-4,9

-8,9


-17,0

TT Tỉnh, TP

Tháng

2020

2030

Dak Nơng

3 Lâm Đồng

4

2020

XII-II
1 Bình Thuận

2

Tháng

2050

2100

III-V


-1,8

-2,6

-4,7

-9,0

VI-VIII

1,2

1,7

3,2

6,0

IX-XI

1,9

2,8

5,0

9,6

XII-II


-3,0

-4,4

-8,0

-15,3


5 Bình Dương

6 Bình Phước

7

TP HCM

8 Đồng Nai

III-V

-1,8

-2,6

-4,7

-9,1


VI-VIII

1,0

1,4

2,4

4,7

IX-XI

1,8

2,7

4,9

9,5

XII-II

-2,6

-3,9

-7,1

-13,6


III-V

-1,8

-2,6

-4,8

-9,2

VI-VIII

0,7

1,0

1,7

3,3

IX-XI

1,8

2,7

4,9

9,4


XII-II

-3,0

-4,5

-8,2

-15,7

III-V

-1,6

-2,3

-4,2

-8,1

VI-VIII

0,9

1,2

2,2

4,2


IX-XI

2,1

3,1

5,5

10,6

XII-II

-2,9

-4,3

-7,9

-15,1

III-V

-1,5

-2,1

-3,9

-7,5


VI-VIII

0,8

1,2

2,2

4,1

IX-XI

2,3

3,4

6,2

11,9

Nguồn: Bộ TN&MT, 2011
1.1.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu lên lưu vực sông Đồng Nai
Những tác động tiềm tàng của BĐKH lên tài nguyên nước trên LVSĐN có thể nhận
biết được gồm: (i) Tác động của BĐKH đối với thiên tai ngày càng khốc liệt hơn, như
làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết
nguy hiểm; (ii) Tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước làm gia tăng sự chênh
lệch giữa 2 mùa mưa/khơ gay gắt hơn, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu
thuẫn trong sử dụng nước...; (x) Tác động của BĐKH đối với tiêu thoát nước các đô
thị lớn, đặc biệt là TP.HCM, như mưa trận cường suất ngày càng cao, tần suất ngày
càng dày, lượng mưa vượt tần suất thiết kế của hệ thống tiêu mưa hiện nay ngày càng

nhiều, thủy triều cao trên nền của nước biển dâng, lũ thượng lưu lớn hơn, tình trạng
ngập lụt đơ thị ngày càng nghiêm trọng, thách thức tồn bộ hệ thống tiêu thóat nước
đơ thịhiện nay.


×