Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

khảo sát mối tương quan giữa hình ảnh nội soimũi và x quang sọ nghiêng ở trẻ viêmva quá phát có chỉ định phẫu thuật từ tháng 102019 đến tháng 62020 tại bệnh viện nhi đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 98 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

DƯƠNG TẤN PHÁT

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN
GIỮA HÌNH ẢNH NỘI SOI MŨI VÀ X QUANG SỌ NGHIÊNG
Ở TRẺ VIÊM VA QUÁ PHÁT CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT
TỪ THÁNG 10/2019 ĐẾN THÁNG 6/2020
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ


DƢƠNG TẤN PHÁT

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN
GIỮA HÌNH ẢNH NỘI SOI MŨI VÀ XQUANG SỌ NGHIÊNG
Ở TRẺ VIÊM VA QUÁ PHÁT CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT
TỪ THÁNG 10/2019 ĐẾN THÁNG 6/2020
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Ngành: TAI MŨI HỌNG
Mã số: 8720155
Luận văn Thạc sĩ Y học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ BÍCH LIÊN
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2020

.


.

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số liệu
kết quả trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.

Tác giả luận án


DƢƠNG TẤN PHÁT

.


.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VA ..................................... 4
1.2. VỊ TRÍ GIẢI PHẪU VÀ TƢƠNG QUAN VỚI CÁC CẤU TRÚC LÂN
CẬN CỦA VA .................................................................................................. 4
1.3. HÌNH THÁI HỌC VÀ CHỨC NĂNG CỦA VA ...................................... 7
1.4. BỆNH LÝ CỦA VA .................................................................................. 9
1.4.1. VIÊM VA CẤP ..................................................................................... 9
1.4.2. VIÊM VA CẤP TÁI PHÁT ............................................................... 11
1.4.3. VIÊM VA MẠN TÍNH ...................................................................... 12
1.4.4. VIÊM VA QUÁ PHÁT BÍT TẮC ..................................................... 12
1.4.4.1. Sinh lý bệnh của quá trình viêm VA quá phát bít tắc ................... 12
1.4.4.2. Lâm sàng và chẩn đốn viêm VA quá phát bít tắc ....................... 13
1.5. BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM HỌNG MŨI VÀ VIÊM VA QUÁ PHÁT BÍT
TẮC .................................................................................................................. 15
1.6. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH NẠO VA ....................................... 17
1.6.1. Chỉ định nạo VA ................................................................................. 17
1.6.2. Chống chỉ định .................................................................................... 19
1.7. PHIM X QUANG SỌ NGHIÊNG TRONG KHẢO SÁT VA ................. 20

.



.

1.7.1. Các mốc giải phẫu ............................................................................... 20
1.7.2. Tiêu chuẩn của phim ........................................................................... 21
1.8. KĨ THUẬT ĐO SỌ ................................................................................... 22
1.8.1. Khái niệm ............................................................................................ 22
1.8.2. Các phép đo để khảo sát VA đã đƣợc áp dụng ................................... 23
1.9. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƢỚC ................................ 24
1.9.1. Ngồi nƣớc .......................................................................................... 24
1.9.2. Trong nƣớc .......................................................................................... 25
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 26
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 26
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 27
2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ....................................................................... 27
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 27
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu................................................................... 27
2.2.5. Y đức ................................................................................................... 28
2.3. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 28
2.4. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................... 35
2.5. PHƢƠNG TIỆN VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU.................................... 35
2.6. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 35

.


.


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 42
3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................... 42
3.1.1. Giới...................................................................................................... 42
3.1.2. Tuổi ..................................................................................................... 43
3.1.3. Lý do vào viện ..................................................................................... 44
3.2. LÂM SÀNG .............................................................................................. 44
3.3. KHẢO SÁT VA TRÊN PHIM X QUANG SỌ NGHIÊNG .................... 46
3.3.1. QUAN SÁT ĐẠI THỂ ........................................................................ 46
3.3.2. PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH VA QUÁ PHÁT THEO X QUANG SỌ
NGHIÊNG ........................................................................................................ 53
3.4. KHẢO SÁT VA TRÊN NỘI SOI MŨI .................................................... 54
3.4.1. QUAN SÁT ĐẠI THỂ ........................................................................ 54
3.4.2. PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH VA QUÁ PHÁT THEO NỘI SOI ........... 54
3.5. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA X QUANG SỌ NGHIÊNG VÀ THỰC THỂ
.......................................................................................................................... 57
3.5.1. ĐỐI CHIẾU NHỮNG DẠNG HÌNH ẢNH VA TRÊN PHIM SỌ
NGHIÊNG VỚI NHỮNG TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TƢƠNG ỨNG .... 57
3.5.2. ĐỐI CHIẾU HÌNH ẢNH GÂY TẮC NGHẼN ĐƢỜNG THỞ CỦA VA
TRÊN X QUANG VỚI KẾT QUẢ NỘI SOI MŨI ......................................... 57
Chƣơng 4: BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN ....................................................... 59
4.1. LÂM SÀNG .............................................................................................. 59

.


.

4.2. TÁC DỤNG KHẢO SÁT ĐẠI THỂ VA CỦA PHIM X QUANG SỌ
NGHIÊNG ........................................................................................................ 59
4.3. HIỆU QUẢ CỦA PHIM X QUANG SỌ NGHIÊNG TRONG ĐÁNH GIÁ

MỨC ĐỘ QUÁ PHÁT CỦA VA .................................................................... 64
4.4. ÍCH LỢI CỦA PHIM SỌ NGHIÊNG TRONG KHẢO SÁT SỰ TẮC
NGHẼN ĐƢỜNG THỞ MŨI DO VA ............................................................ 64
4.5. CHẨN ĐỐN PHÂN BIỆT ..................................................................... 65
4.6. PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH VA QUÁ PHÁT TRÊN NỘI SOI MŨI........ 66
4.7. ĐỐI CHIẾU HÌNH ẢNH VA QUÁ PHÁT TRÊN X QUANG VỚI KẾT
QUẢ NỘI SOI MŨI ......................................................................................... 66
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 71
ĐỀ XUẤT ........................................................................................................ 72

.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí giải phẫu của VA ..................................................................... 4
Hình 1.2: Vịng bạch huyết Waldayer ............................................................... 7
Hình 1.3: Viêm VA cấp .................................................................................. 10
Hình 1.4: Các mức độ thở miệng .................................................................... 13
Hình 1.5: Bộ mặt VA ...................................................................................... 14
Hình 1.6: VA trên phim X quang sọ nghiêng ................................................. 15
Hình 1.7: X quang sọ nghiêng ......................................................................... 21
Hình 2.1: khoảng A ......................................................................................... 29
Hình 2.2: khoảng N ......................................................................................... 29
Hình 2.3: Cách đo khoảng A và khoảng N ...................................................... 30
Hình 2.4: X quang VA độ 1 ............................................................................. 31
Hình 2.5: X quang VA độ 2 ............................................................................. 31
Hình 2.6: X quang VA độ 3 ............................................................................. 32
Hình 2.7: Nội soi VA Độ 1 .............................................................................. 33

Hình 2.8: Nội soi VA Độ 2 .............................................................................. 33
Hình 2.9: Nội soi VA Độ 3 ............................................................................. 34
Hình 2.10: Nội soi VA Độ 4 ........................................................................... 34
Hình 2.11: Thƣớc kẹp ..................................................................................... 35

.


.

Hình 2.12: Ống soi mềm đƣợc xử lý ............................................................... 39
Hình 2.13: Cách bế trẻ khi nội soi ................................................................... 39
Hình 2.14: Dàn máy nội soi Olympus ............................................................. 41
Hình 3.1: VA hiện diện ở nóc vịm ................................................................. 46
Hình 3.2: VA nằm gọn ở nóc vịm ................................................................... 47
Hình 3.3: Bóng đen khoảng thở họng mũi ở thành sau xoang hàm ................ 48
Hình 3.4: Khơng cịn thấy bóng đen khoảng thở họng mũi ở sau xoang hàm 49
Hình 3.5: VA bít tắc một phần khoảng thở họng mũi ..................................... 50
Hình 3.6: VA bít tắc hồn tồn khoảng thở họng mũi .................................... 51
Hình 3.7: VA quá phát sâu xuống họng miệng ............................................... 52
Hình 3.8: Dịch nhày đọng sàn mũi và trên bề mặt khối VA ........................... 54
Hình 3.9: VA độ 2 ............................................................................................ 55
Hình 3.10: VA độ 3 .......................................................................................... 56
Hình 3.11: VA độ 4 .......................................................................................... 56
Hình 4.1: Những hình ảnh tiêu biểu VA gây tắc nghẽn đƣờng thở mũi ......... 62
Hình 4.2: VA độ 1 trên X quang và VA độ 2 trên nội soi mũi ........................ 66
Hình 4.3: VA độ 1 trên X quang và VA độ 3 trên nội soi mũi ........................ 67
Hình 4.4: VA độ 2 trên X quang và VA độ 3 trên nội soi mũi ........................ 67
Hình 4.5: VA độ 2 trên X quang và VA độ 2 trên nội soi mũi ........................ 68
Hình 4.6: VA độ 2 trên X quang và VA độ 4 trên nội soi mũi ........................ 68


.


.

Hình 4.7: VA độ 3 trên X quang và VA độ 4 trên nội soi mũi ........................ 69
Hình 4.8: VA độ 3 trên X quang và VA độ 3 trên nội soi mũi ........................ 69

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân độ VA trên X quang sọ nghiêng ............................................. 28
Bảng 2.2: Phân độ VA trên nội soi .................................................................. 32
Bảng 3.1: So sánh hình ảnh gây tắc nghẽn đƣờng thở mũi của VA trên X quang
sọ nghiêng và nội soi mũi ................................................................................ 57

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính ......................................................................... 42
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhi theo tuổi ......................................................... 43
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhi theo lý do vào viện ........................................ 44
Biểu đồ 3.4: Phân bố dấu hiệu viêm nhiễm .................................................... 45

Biểu đồ 3.5: Phân bố dấu hiệu tắc nghẽn đƣờng thở mũi ............................... 45
Biểu đồ 3.6: Phân loại hình ảnh VA quá phát theo X quang sọ nghiêng ....... 53
Biểu đồ 3.7: Phân loại hình ảnh VA quá phát theo nội soi mũi ...................... 55
Biểu đồ 3.8: Mối tƣơng quan giữa nội soi mũi và X quang sọ nghiêng ......... 58

.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AN: Adenoidal - Nasopharyngeal = amidan vịm – mũi họng
ĐDKC: Độ dày khẩu cái
ĐKĐT: Đƣờng kính đƣờng thở
VA: Végétations adénoides = Amidan vòm

.


.

1

MỞ ĐẦU
VA – từ viết tắt của Végétations adénoides, là tổ chức lympho của vịng
Waldeyer, nằm ở nóc vịm họng[4]. Do vị trí VA ở nóc vịm, ngay cửa lỗ mũi sau,
cạnh loa vòi Eustachian nên VA là nơi đầu tiên tiếp xúc miễn dịch đối với các
kháng nguyên hít vào từ lúc nhỏ[26]. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau
chẳng hạn nhƣ nhiễm trùng đƣờng hô hấp trên, các đợt dị ứng và các bệnh khác,
VA trở nên phì đại và sự tăng kích thƣớc này có thể dẫn đến một số hậu quả nhƣ

tắc mũi, ngáy và thở bằng miệng, rối loạn giấc ngủ, tắc nghẽn vòi Eustachi, viêm
tai giữa, kém phát triển và dị thƣờng tăng trƣởng sọ mặt ở trẻ nhỏ[18]. Bệnh lý
viêm và quá phát bít tắc VA rất thƣờng gặp trong tai mũi họng nhi, lứa tuổi nhà
trẻ mẫu giáo từ một đến sáu tuổi[3]. Những ảnh hƣởng này đòi hỏi ngƣời thầy
thuốc Tai Mũi Họng phải có sự can thiệp kịp thời.
Mặt khác do vị trí VA ở nóc vịm, phía sau trên họng mũi, bị che khuất bởi
màn hầu nên không thấy trực tiếp đƣợc với đèn Clar dẫn đến việc quan sát, đánh
giá khối VA, gặp nhiều khó khăn[8]. Hiện nay đã có nhiều phƣơng pháp khảo sát
khối VA nhƣ: sờ trực tiếp, quan sát gián tiếp qua gƣơng soi mũi sau; nhƣng
những phƣơng pháp này còn nhiều bất cập, nhất là với trẻ nhỏ không hợp
tác[25],[30].
Bên cạnh các phƣơng pháp trên thì X quang sọ nghiêng cũng là một
phƣơng pháp thƣờng đƣợc chọn lựa nhƣng các phim sọ nghiêng bị giới hạn bởi
sự biểu hiện hai chiều của không gian ba chiều. Trong khi đó, đánh giá vịm
họng và VA bằng nội soi mũi mang lại lợi thế là cho hình ảnh trực tiếp[30].
Vai trị của nội soi mũi và X quang sọ nghiêng đã đƣợc nghiên cứu tại
nhiều quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu đề cập

.


.

2

đến vấn đề này nhƣng thực hiện đã lâu. Tại các cơ sở y tế tuyến dƣới ít đƣợc
trang bị nội soi thì X quang sọ nghiêng là kỹ thuật phổ biến, đơn giản do dễ thực
hiện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát mối tƣơng quan giữa
hình ảnh nội soi mũi và X quang sọ nghiêng ở trẻ viêm VA quá phát có chỉ định
phẫu thuật từ 10/2019 đến 6/2020 tại Bệnh viện Nhi Đồng 2” để làm rõ hơn vai

trò của X quang sọ nghiêng trong đánh giá mức độ quá phát và mức độ gây tắc
nghẽn đƣờng thở mũi của VA.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát mối tƣơng quan độ quá phát VA giữa hình ảnh nội soi mũi và X quang
sọ nghiêng ở trẻ viêm VA quá phát có chỉ định phẫu thuật từ 10/2019 đến 6/2020
tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng ở trẻ có VA quá phát
2. Khảo sát hình ảnh VA trên phim X quang sọ nghiêng và qua nội soi mũi
3. Đánh giá mối tƣơng quan độ quá phát VA giữa hình ảnh nội soi mũi và X
quang sọ nghiêng

.


.

4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VA:
VA đƣợc tạo thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 ở thai nhi và khi sinh ra
đã hình thành đầy đủ và trở thành nơi cƣ trú của vi khuẩn ngay từ tuần lễ đầu
tiên của trẻ sơ sinh[3]. Sự quá phát của VA trong suốt kỳ đầu và giữa của tuổi
thiếu niên. Sự quá phát này đạt đến mức tối đa vào khoảng hai đến sáu tuổi.
Trong đa số trƣờng hợp VA thoái triển ở tuổi dậy thì và thời kỳ đầu của tuổi
trƣởng thành[10]. Sự phát triển quá phát này của VA là do sự đáp ứng của VA với
các kích thích của kháng nguyên bao gồm siêu vi, vi khuẩn, dị nguyên và các
chất kích thích lẫn trong thức ăn và khí thở nhằm thực hiện chức năng của VA.
1.2. VỊ TRÍ GIẢI PHẪU VÀ TƯƠNG QUAN VỚI CÁC CẤU TRÚC LÂN

.


.

5

CẬN CỦA VA
Hình 1.1: Vị trí giải phẫu của VA

Họng đƣợc chia thành 3 phần: Họng mũi – Họng miệng – Họng thanh quản[3]
Họng mũi là phần mũi của họng nằm ngay sau hố mũi và phía trên màn hầu
(khẩu cái mềm) bao gồm: vòm họng (thành trên), thành trƣớc là lỗ mũi sau, hai
thành bên, thành sau và thành dƣới.
- Vịm họng: tận cùng trên, kín, trơng tựa nhƣ nóc nhà vịm. Nó nằm ngay
dƣới thân xƣơng bƣớm và dƣới nền của xƣơng chẩm.
- Thành trƣớc: Thành trƣớc của họng mũi chính là 2 lỗ mũi sau, phần tận
cùng của hố mũi, qua đây họng thông qua mũi. Lỗ mũi sau đƣợc vách
ngăn chia đôi thành 2 ô, 2 lỗ hình bầu dục với đƣờng kính thẳng lớn hơn

đƣờng kính ngang. Trong lịng mỗi lỗ mũi sau có đi cuốn dƣới và đuôi
cuốn giữa.
- Thành bên: Từ đuôi cuốn dƣới di ra phía bên-sau khoảng 1cm ngang mức
khẩu cái cứng là lỗ hầu của vòi nhĩ, gọi tắt là lỗ vịi. Lỗ vịi hình tam giác,
là chỗ để thơng ra họng của vòi nhĩ. Qua lỗ vòi, vòi nhĩ đảm nhiệm thơng
khí từ họng mũi lên tai giữa và dẫn lƣu từ hịm nhĩ xuống họng mũi.
Nhiễm khuẩn có thể từ họng mũi qua lỗ vòi theo vòi nhĩ vào tai giữa. Bờ
sau lỗ vòi lồi lên gọi là gờ vòi do phần sụn của vòi nhĩ lồi vào thành bên
họng mũi tạo thành. Bờ dƣới lỗ vòi cũng lồi lên gọi là gờ nâng do cơ nâng
màn hầu đội lên. Bờ trƣớc lỗ vịi có nếp vịi-khẩu. Bờ sau lỗ vịi có nếp vịi
hầu. Ở trẻ nhỏ, quanh lỗ vịi có nhiều mơ bạch huyết gọi là amiđan vịi.
Tận sau cùng của thành bên có hố Rosenmuller.

.


.

6

- Thành sau: là phần niêm mạc trải dọc từ nền xƣơng chẩm xuống đến cung
trƣớc đốt đội. Ở đƣờng giữa trên cùng ngang chỗ bám của cơ khít hầu trên
hƣớng về phía xƣơng chẩm có túi cùng nhỏ gọi là túi họng mà từ đây túi
có thể phát triển thành nang Thornwald.
- Thành dƣới: Thành dƣới không phải là một thành ngăn cách thực sự mà là
một thành quy ƣớc. Chỉ có phái trƣớc mặt trên màn hầu mềm tạo nên phần
trƣớc sàn họng mũi và chỉ ở đây có sự ngăn cách thực sự họng mũi và
họng miệng. Chỉ khi nuốt, màn hầu nâng lên tạo nên toàn bộ sàn họng
mũi, xuất hiện sự ngăn cách hoàn toàn và tạm thời giữa họng mũi và họng
miệng.

VA là khối mơ lymphơ hình tam giác nằm ở phía trên-sau họng mũi họng dày
khoảng 2mm. Đỉnh của khối VA khởi đầu ở điểm gần vách ngăn, mô lympho
phát triển chiếm hết vòm họng và phát triển dần xuống thành sau họng mũi.
Trƣớc đây (kinh điển) y văn mơ tả có 3 khối amiđan ở họng mũi, đó là:
- Amiđan họng, phát triển từ vịm họng ra phía thành sau, là khối amiđan
quan trọng nhất, lớn nhất ở họng mũi, đƣợc gọi là amiđan Luschka hay
amiđan họng hay hạnh nhân hầu.
- 2 khối amiđan ở thành bên họng mũi, phát triển quanh lỗ vòi Eustachian
đƣợc gọi là amiđan Gerlach hoặc amiđan vòi hoặc hạnh nhân vòi
Ngày nay, theo quan điểm của trƣờng phái Anh-Mỹ, không tách rời các khối
amiđan riêng biệt ở họng mũi, mà cho rằng các mô lympho ở họng mũi là
một đơn vị, từ vòm họng phát triển ra sau, xuống dƣới (thành sau) và sang
bên (lỗ vòi) và gọi chung là VA.

.


.

7

Cung cấp máu cho VA là động mạch hầu lên, động mạch khẩu cái lên, động
mạch ống chân bƣớm và nhánh amiđan của động mạch mặt.
Dẫn lƣu tĩnh mạch về đám rối họng rồi về tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch cảnh
trong
Bạch huyết của amiđan họng cổ về các hạch ở khoang sau họng và bên họng.
1.3. HÌNH THÁI HỌC VÀ CHỨC NĂNG CỦA VA
VA là khối mơ lympho hình tam giác dày khoảng 2mm. Trên bề mặt VA
phủ một lớp biểu mơ trụ giả tầng có lơng chuyển lồi lõm tạo thành nhiều nếp[3],
các nếp này chạy từ sau ra trƣớc và hƣớng vào một chỗ lõm ở giữa nóc vịm gọi

là hố Tornwaldt[10]
VA cùng với amiđan khẩu cái, amiđan lƣỡi cùng với một số khối lympho
nhỏ khác liên kết với nhau tạo nên một vịng lympho khép kín gọi là vòng
Waldeyer.

.


.

8

Hình 1.2: Vịng bạch huyết Waldayer

Vịng Waldeyer theo mơ tả kinh điển có 6 khối amiđan:
- VA hay hạnh nhân hầu, chỉ có một nằm ở vịm họng và có thể phát triển
theo thành sau họng mũi.
- Amiđan vòi hay hạnh nhân vòi gồm một cặp, bên phải và bên trái nằm
quanh lỗ vòi Eustachian trong hố Rosenmuller.
- Amiđan khẩu cái hay hạnh nhân khẩu cái, gồm một cặp, bên phải và bên
trái, nằm ở 2 phía bên họng miệng, giữa trụ trƣớc (cung khẩu cái lƣỡi) và
trụ sau (cung khẩu cái hầu)
- Amiđan lƣỡi hay hạnh nhân lƣỡi, chỉ có một nằm ở đáy lƣỡi.
Ngồi ra cịn một số đám mơ lympho ít thấy hơn. Đó là mơ lympho nhỏ, nằm
rải rác ở thành sau và bên họng mũi và họng miệng mà trong thể viêm họng
mạn có thể quá phát thành những hạt lympho nên có tên gọi là “viêm họng
hạt”. Cịn có những đám lympho rải rác nằm ở băng thanh thất.
Vịng Waldeyer đƣợc hình thành ngay trong thai kỳ và sau khi sinh nó đã
phát triển đầy đủ. Các khối amiđan phát triển nhanh về khối lƣợng từ lúc 1-2
tuổi và đỉnh cao phát triển trong thời gian 3-7 tuổi và sau đó nhỏ dần, teo bé

theo tuổi tác.
VA đƣợc tạo thành do các nang lympho, biểu mô phủ bề mặt và các hốc khe
và vùng ngoài nang. Các nang này là những trung tâm ở đó có các loại tế bào
lympho non và trƣởng thành tạo nên những trung tâm mầm. Những trung tâm

.


.

9

này bao gồm một vùng tối chứa các lympho B tăng sinh với khối lƣợng lớn,
một vùng sáng chứa phần lớn các tế bào trung tâm và một vùng vỏ với các
lympho B nguyên thủy. Ở trung tâm mầm còn có sự tƣơng tác giữa lympho T
và B, mà lympho T hỗ trợ đóng vai trị điều hịa quan trọng trong q trình
tạo miễn dịch. Chính tại trung tâm mầm là nơi sản xuất ra kháng thể của VA.
Các nang đƣợc bao phủ bởi biểu mô lát tầng, ở ngoại biên của các nang này
biểu mô sẽ lộn vào trong thành một cái hốc, các hốc này đƣợc phủ bởi biểu
mô lƣới, tiếp xúc chặt chẽ với các tế bào lympho. Biểu mô lƣới đảm bảo cho
sự xuyên thấm của các kháng nguyên đến tận trung tâm mầm là nơi tổng hợp
ra kháng thể. Tùy theo sự xâm nhập của kháng nguyên, các trung tâm mầm sẽ
gia tăng thể tích VA. Vùng ngoài nang chứa nhiều tế bào lympho T, ngồi ra
cịn có tế bào nhánh, đại thực bào và các tiểu tĩnh mạch đặc biệt. Các tiểu tĩnh
mạch rất cần thiết cho sự xâm nhập của lympho B và T từ máu. Vùng ngồi
nang cịn là nơi tập luyện chuyên biệt những tế bào sản xuất cytokine và các
kháng thể.
Các kháng thể do VA tạo ra gồm IgA, IgG, IgM, IgD và IgE. Sự khuyếch tán
của các kháng thể này theo cơ chế thụ động.
Do đó sự phì đại của VA là hậu quả bình thƣờng của sự trƣởng thành miễn

dịch và điều này thƣờng gặp ở trẻ em từ năm đầu tiên cho đến lứa tuổi từ 8
đến 10 tuổi.
Thời gian hoạt động miễn dịch mạnh nhất của VA là 2 tuổi. Từ 3 tuổi trở đi,
chức năng miễn dịch giảm dần, VA nhỏ lại rồi teo hết vào lúc 12 tuổi.
Tất cả những chức năng bảo vệ và miễn dịch đó của VA sẽ bị ảnh hƣởng xấu
bởi sự miễn trùng mạn tính của VA.

.


.

10

1.4. BỆNH LÝ CỦA VA
1.4.1. VIÊM VA CẤP:
Viêm VA cấp là bệnh thƣờng gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 6 - 7 tuổi và tổn
thƣơng chủ yếu là viêm cấp tính niêm mạc họng mũi bao gồm mơ lympho
họng mũi (VA).

Hình 1.3: Viêm VA cấp
(S: vách ngăn, A: khối VA, T: cuốn mũi)
“Nguồn: Fatma Caylakli, Evren Hizal, Ismail Yilmaz, Cuneyt Yilmazer, 2009” [15]
Bệnh thƣờng gặp vì theo sinh lý bình thƣờng, khơng khí thở vào phải đi từ
mũi qua họng vào đƣờng hô hấp dƣới và các virus hơ hấp và các vi khuẩn có
trong khơng khí đi theo vào, đồng thời ở trẻ nhỏ đang lớn lên trong quá trình

.



.

11

học tập miễn dịch và thích nghi nên hàng rào miễn dịch, bao gồm kháng thể
đặc hiệu trung hòa kháng ngun gây bệnh, chƣa hồn thiện. Vì vậy, mỗi khi
tiếp xúc với một loại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh với những kháng nguyên
mới lạ, lớp biểu mô-lympho họng mũi dễ bị tổn thƣơng và xuất hiện tình
trạng viêm mũi họng cấp tính.
Tác nhân gây viêm VA cấp hàng đầu là virus hô hấp: Rhinovirus,
Coranovirus, Syncytial respiratory virus, Adenovirus, Enterovirus và có thể
kèm theo sự bội nhiễm vi khuẩn tiếp theo (liên cầu, phế cầu, tụ cầu và H.
Influenzeae)
Viêm VA cấp là lý do thƣờng gặp để đi khám bệnh Tai Mũi Họng cho trẻ em
lứa tuổi nhà trẻ-mẫu giáo, xuất độ thƣờng là 3 lần/năm, nhƣng có thể cao hơn
ở trẻ em có tiếp xúc nhiều.
Triệu chứng thƣờng gặp là sốt đột ngột nhƣng ít khi sốt cao ≥ 39oC và giảm
sốt trong khoảng 2-3 ngày sau. Chảy mũi nhầy-mủ, biểu hiện bằng sổ mũi
nhầy, nghẹt mũi, bú khó ở trẻ nhỏ và biếng ăn ở trẻ lớn. Chất nhầy chảy từ
họng mũi xuống, có thể phát hiện đƣợc khi đè lƣỡi khám họng và quan sát kỹ
thấy nhầy chảy xuống hoặc bám ở thành sau họng miệng, ở phần dƣới màn
hầu và giữa 2 amiđan. Hạch cổ sƣng ở vùng dƣới góc hàm, mật độ chắc và
thƣờng có ở 2 bên. Soi tai thấy màng nhĩ sung huyết đỏ nhƣng khơng có dấu
hiệu phồng, ứ dịch.
Bệnh sẽ giảm trong vòng 4-5 ngày. Nếu sau 48 giờ vẫn còn sốt cao, sốt khơng
có xu hƣớng giảm cần kiểm sốt biến chứng.
1.4.2. VIÊM VA CẤP TÁI PHÁT:

.



×