Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

kiến thức, thực hành đúng về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở người nông dân tại huyện châu thành, tỉnh trà vinh và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 114 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGƠ NGUYỄN TƯỜNG VI

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH ĐÚNG
VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT
Ở NGƯỜI NÔNG DÂN TẠI HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

TP.HCM, Năm 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH


----------------NGƠ NGUYỄN TƯỜNG VI

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH ĐÚNG
VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT
Ở NGƯỜI NÔNG DÂN TẠI HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRỊNH THỊ HOÀNG OANH

TP.HCM, Năm 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này được ghi nhận, nhập liệu và phân
tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kỳ số liệu, văn bản, tài liệu đã
được Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để
cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số liệu, văn bản, tài liệu
đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Người hướng dẫn

TS. Trịnh Thị Hồng Oanh

.


Tác giả

Ngơ Nguyễn Tường Vi


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBYT

Cán bộ y tế

DS

Dân số

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

NN


Nơng nghiệp

WHO

Tổ chức y tế thế giới

.


.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ....................................................................... 6
1.1. Lịch sử phát triển của biện pháp sử dụng HCBVTV trong nông nghiêp .......... 6
1.1.1. Lịch sử phát triển của biện pháp hóa học trên thế giới ............................. 6
1.1.2. Lịch sử phát triển của biện pháp hóa học tại Việt Nam............................ 7
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến hóa chất bảo vệ thực vật và phân loại........ 8
1.2.1. Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) ..................................... 8
1.2.2. Phân loại hóa chất BVTV ......................................................................... 9
1.3. Thực trạng sử dụng và kiến thức, thực hành của người nông dân trong sử dụng
HCBVTV................................................................................................................. 10
1.3.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV ................................................................ 10
1.3.2. Kiến thức, thực hành của nông dân trong sử dụng HCBVTV................ 15
1.4.Ảnh hưởng của HCBVTV và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe
của người tiếp xúc HCBVTV .................................................................................. 22
1.4.1. Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường ............................................ 22
1.4.2. Ảnh hưởng của HCBVTV đến con người và các sinh vật khác ............. 23
1.5. Các nguyên tắc sử dụng HCBVTV an toàn, hiệu quả ..................................... 27

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 31
2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 31
2.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 31
2.3.1. Dân số mục tiêu: ..................................................................................... 31
2.3.2. Dân số nghiên cứu: ................................................................................. 31
2.3.3. Dân số chọn mẫu:.................................................................................... 31
2.3.4. Tiêu chí chọn vào: ................................................................................... 31
2.3.. Tiêu chí loại ra .......................................................................................... 32
2.4. Cỡ mẫu ............................................................................................................. 32
2.5. Kỹ thuật chọn mẫu ........................................................................................... 32
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 34

.


.

2.6.1. Công cụ thu thập số liệu.......................................................................... 34
2.6.2. Kỹ thuật thu thập số liệu ......................................................................... 34
2.7. Liệt kê và định nghĩa các biến số ..................................................................... 35
2.7.1. Thông tin về người nông dân .................................................................. 35
2.7.2. Biến số thực hành về sử dụng HCBVTV. .............................................. 37
2.7.3. Biến số về kiến thức trong sử dụng HCBVTV. ...................................... 40
2.8. Kiểm soát sai lệch............................................................................................. 46
2.8.1. Kiểm soát sai lệch chọn lựa .................................................................... 46
2.8.2. Kiểm soát sai lệch thơng tin .................................................................... 46
2.9. Phương pháp phân tích thống kê ...................................................................... 46
2.9.1. Thống kê mô tả ....................................................................................... 46
2.9.2. Thống kê phân tích.................................................................................. 46

2.10. Đạo đức nghiên cứu ....................................................................................... 47
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ......................................................................................... 48
3.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng ......................................................... 48
3.2. Thực hành về sử dụng HCBVTV của người nông dân .................................... 50
3.3. Kiến thức về sử dụng HCBVTV của nông dân................................................ 53
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 69
4.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng ......................................................... 69
4.2. Thực hành về sử dụng HCBVTV của người nông dân .................................... 72
4.3. Kiến thức về sử dụng HCBVTV của nông dân................................................ 74
4.4. Mối liên quan giữa các đặc tính mẫu và thực hành chung ............................... 79
4.5.Mối liên quan giữa các đặc tính mẫu và kiến thức chung................................. 81
4.6. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài..................................................................... 83
4.7. Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài ................................................. 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 85
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 87

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại HCBVTV theo cách tác động ................................................. 10
Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................. 48
Bảng 3.2. Đặc điểm canh tác của đối tượng............................................................ 49
Bảng 3.3. Thực hành về sử dụng HCBVTV .......................................................... 50
Bảng 3.4. Tỷ lệ sử dụng các dụng cụ bảo hộ .......................................................... 51
Bảng 3.5. Tỷ lệ thực hiện các biện pháp xử lý thuốc thừa ...................................... 51
Bảng 3.6. Tỷ lệ thực hiện các biện pháp xử lý chai, lọ chứa HCBVTV................. 52
Bảng 3.7. Thực hành chung của người nông dân trong sử dụng HCBVTV ........... 52

Bảng 3.8. Kiến thức chung của người nông dân về HCBVTV.............................. 53
Bảng 3.9. Tỷ lệ kiến thức về tác dụng, tác hại và đường xâm nhập của HCBVTV54
Bảng 3.10. Tỷ lệ kiến thức đúng về các dụng cụ bảo hộ khi phun HCBVTV........ 55
Bảng 3.11. Tỷ lệ kiến thức đúng về các nội dung đảm bảo sức khỏe khi sử dụng
HCBVTV ................................................................................................ 55
Bảng 3.12. Đặcđiểm về tiếp cận thông tin về sử dụng HCBVTV của đối tượng ... 56
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa một số đặc điểm mẫu và thực hành chung ............ 57
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa cây trồng chính và thực hành chung .................... 58
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa đặc điểm làm nghề nông và thực hành chung ....... 59
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tiếp cận các nguồn thông tin và tham gia tập huấn
kiến thức với thực hành chung ................................................................ 60
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung .................... 61
Bảng 3.18. Xét các yếu tố liên quan đến thực hành chung của đối tượng về sử dụng
HCBVTV bằng mơ hình hồi quy đa biến ............................................... 62
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu và kiến thức chung .......................... 64
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa đặc điểm làm nghề nông của đối tượng và kiến
thức chung ............................................................................................... 65
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa số tiếp cận thông tin và kiến thức chung.............. 66
Bảng 3.22. Xét các yếu tố liên quan đến kiến thức chung của đối tượng về sử dụng
HCBVTV bằng mơ hình hồi quy đa biến ............................................... 67

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là một trong những ngành then chốt trong nền kinh tế Việt

Nam với số lao động chiếm tới 53% lực lượng lao động (niên giám thống kê
năm 2003). Tuy nhiên lao động nông nghiệp lại chứa đựng rất nhiều nguy cơ
đối với sức khỏe của người lao động như: nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật,
chấn thương do các vật sắc nhọn (nông cụ, mảnh vỡ chai lọ,…), điện giật do
thiết bị điện không an tồn. Có trên 20.000 trường hợp tai nạn lao động trong
nông nghiệp với 1.500 trường hợp tử vong hàng năm; trên 5.000 ca nhiễm độc
hóa chất bảo vệ thực vật trong đó có hơn 300 ca tử vong.[3]
Sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật chủ yếu tại các nước phát triển, nhưng
tiêu thụ thì đa số ở các nước đang phát triển với 80%, việc sử dụng mang lại
hiệu quả về nông nghiệp và an ninh lương thực nhưng tác hại của nó mang lại
cũng khơng hề nhỏ. Hiện nay sau hơn 50 năm sử dụng, hóa chất bảo vệ thực vật
đã trở nên đa dạng về chủng loại và số lượng với khoảng 3.895 sản phẩm thuốc
bảo vệ thực vật (Theo thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/04/2013 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam); trong đó thuốc có
1.662 loại hóa chất trừ sâu, 1.229 loại trừ bệnh, 664 loại trừ cỏ, 139 loại thuốc
điều hòa sinh trưởng, 134 loại thuốc trừ ốc, 22 loại diệt chuột và 9 loại chất dẫn
dụ côn trùng… đang được sử dụng trong nơng nghiệp. Do sử dụng rộng rãi các
loại hóa chất bảo vệ thực vật nên số lượng người nhiễm độc và tử vong do hóa
chất bảo vệ thực vật cũng vì vậy mà vẫn đang chiếm tỷ lệ đáng kể: từ năm 1994,
WHO ghi nhận có ít nhất 3 triệu trường hợp trên thế giới bị nhiễm độc hóa chất
bảo vệ thực vật mỗi năm, trong đó khoảng 20.000 người bị tử vong; năm 1994
có 40.000 trường hợp tử vong [11][24].
Mặc dù trong những năm qua công tác chăm sóc sức khỏe người lao động
ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng kể nhưng vấn đề chăm sóc sức khỏe
người lao động nơng nghiệp thực sự là vấn đề còn bỏ ngỏ và chưa được quan
tâm một cách đúng mức, công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động

.



.

2

trong nông nghiệp của người nông dân ở nhiều nơi cịn bị bng lỏng. Ngồi ra
việc lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật một cách bừa bãi, thiếu khoa học
như hiện nay đang khiến những người nông dân phải đối mặt với nhiều rủi ro về
sức khỏe. Chính vì vậy, chăm sóc sức khỏe người lao động trong lĩnh vực này,
mà đặc biệt là nâng cao kiến thức và thực hành đúng của người nơng dân trong
phịng ngừa nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật là một trong những vấn đề cấp
bách hiện nay.[3] [11][24]
Cũng như những địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà
Vinh nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu mát mẻ, mặc khác Trà Vinh vừa là
tỉnh duyên hải thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, vừa được bao bọc bởi 2 sông
lớn là sông Tiền và sông Hậu, đất đai màu mỡ phù hợp cho việc phát triển các
hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Năm 2015, tổng diện tích đất nông nghiệp của
tỉnh là 186.243 ha (chiếm 80,79% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh), trong đó
đất diện tích sản xuất nông nghiệp là 147.939 ha chiếm 79,43% tổng diện tích
đất nơng nghiệp. Sản lượng sản xuất nơng nghiệp cả năm 2015 của tỉnh Trà
Vinh khá cao, trong đó sản lượng lúa đạt 1.354 nghìn tấn (tăng 27 nghìn tấn so
với năm 2014), sản lượng bắp (ngô) đạt 29,9 nghìn tấn, rau các loại đạt 665,1
nghìn tấn,… Trong đó, Châu Thành là một trong những huyện đã đóng góp
khơng nhỏ vào tổng sản lượng nơng sản của tồn tỉnh. Để đạt được sản lượng
trên việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có đóng góp quan trọng vào việc
phòng trừ dịch hại.
Tuy nhiên với tâm lý chủ quan, việc khơng tn thủ các biện pháp an tồn
vệ sinh khi sử dụng thuốc bải vệ thực vật như hiện nay có thể sẽ gây ra các tác
động bất lợi rất lớn đến sức khỏe con người, động vật và môi trường sống. Mặc
khác, tại địa bàn huyện hiện nay vẫn chưa có một cuộc điều tra hay nghiên cứu

nào khảo sát về tỷ lệ người nơng dân có kiến thức và thực hành đúng trong sử
dụng hóa chất bảo vệ thực vật. [4],[6]

.


.

3

Vì những lý do trên, chúng tơi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Kiến
thức, thực hành đúng về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở người nơng dân
tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh và các yếu tố liên quan”, làm tiền đề
cho việc thực hiện các biện pháp truyền thông, can thiệp sau này, nhằm nâng
cao hơn nữa tỷ lệ người nông dân chấp nhận và thực hiện các biện pháp an tồn
trong sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.

.


.

4

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Tỷ lệ người nơng dân có kiến thức đúng về sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh là bao nhiêu?
2. Tỷ lệ người nông dân thực hành đúng về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh là bao nhiêu?
3. Có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về sử dụng hóa chất bảo vệ

thực vật của người nơng dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh hay khơng?
4. Có mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về sử dụng hóa chất bảo vệ
thực vật với các đặc tính (dân số xã hội, đặc tính mùa vụ) của người nơng dân
tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh hay không?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định được tỷ lệ người nơng dân có kiến thức, thực hành đúng về sử
dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh và các yếu
tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ người nơng dân có kiến thức đúng trong sử dụng hóa chất
bảo vệ thực vật tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
2. Xác định tỷ lệ người nơng dân có thực hành đúng trong sử dụng hóa chất
bảo vệ thực vật tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung trong
sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Châu Thành,
tỉnh Trà Vinh.
4. Xác định mối liên quan giữa kiến thức chung, thực hành chung với các
đặc tính về dân số xã hội và đặc tính mùa vụ của người nơng dân trong sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà
Vinh.

.


.

5


SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Đặc tính cá nhân
 Giới tính
 Tuổi
 Trình độ học vấn

Đặc điểm về tiếp cận thơng
tin
 Tham gia tập huấn kiến thức
 Nguồn tiếp cận thông tin

Đặc điểm làm nông:
 Thời gian bắt đầu làm nghề nông
 Loại cây trồng chính
 Diện tích canh tác
 Thời gian sử dụng HCBVTV
 Nghề khác

Kiến thức về sử dụng HCBVTV
 Tác dụng, tác hại của − Cách xử trí ngộ độc cấp
tính
HCBVTV
 Con đường HCBVTV − Tiêu chuẩn kho chứa
− Những lưu ý sức khỏe khi
xâm nhập
phun
 Độ độc
− Phương tiện bảo hộ cá
 Cách phun HCBVTV

nhân
− Triệu chứng ngộ độc







Thực hành sử dụng HCBVTV
Loại HCBVTV sử dụng
 Mức độ sử dụng HCBVTV
Mục đích sử dụng HCBVTV
 Thời điểm sử dụng HCBVTV
Dạng HCBVTV sử dụng
 Cách thức sử dụng HCBVTV
Đặc tính HCBVTV quan tâm
 Lưu trữ và xử lý vỏ HCBVTV
Số loại hóa chất pha trộn
 Vệ sinh sau khi phun HCBVTV

.


.

6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN Y VĂN

1.1. Lịch sử phát triển của biện pháp sử dụng HCBVTV trong nông nghiêp
1.1.1. Lịch sử phát triển của biện pháp hóa học trên thế giới
Quá trình phát triển của biện pháp hóa học BVTV trên thế giới có thể
chia thành một số giai đoạn:
1.1.1.1. Giai đoạn 1 (Trước thế kỷ 20):
Với trình độ canh tác lạc hậu, các giống cây trồng có năng suất thấp, tác
hại của dịch hại còn chưa lớn. Để bảo vệ cây trồng, người ta dựa vào các biện
pháp canh tác, giống sẵn có. Sự phát triển nơng nghiệp trơng chờ vào sự may
rủi. .[16]
Tuy nhiên, từ lâu con người cũng đã biết sử dụng các loại cây độc và lưu
huỳnh trong tro núi lửa để phòng trừ sâu bệnh. Từ thế kỷ 19, hàng loạt sự kiện
đáng ghi nhớ, tạo điều kiện cho biện pháp hóa học ra đời. Benediet Prevest
(1807) đã chứng minh nước đun sôi trong nồi đồng có thể diệt bào tử nấm than
đen Ustilaginales. Năm 1848, lưu huỳnh được sử dụng để trừ bệnh phấn trắng
Erysiphacea gây hại cho nho; dung dịch Boocđô ra đời năm 1879; lưu huỳnh
vôi dùng trừ rệp sáp hại cam (1881). Mở đầu cho việc dùng các chất xông hơi
trong BVTV là sự kiện dùng HCN trừ rệp vảy Aonidiella decemeatas hại khoai
tây. Nửa cuối thế kỷ 19, Cacbon disulfua (CS2) để dùng để chống chuột đồng
và các ổ rệp Pluylloxera hại nho. .[16]
Tuy nhiên, các biện pháp hóa học lúc này vẫn chưa có vai trị đáng kể
trong sản xuất nông nghiệp.[16]
1.1.1.2. Giai đoạn 2 (từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960):
Các thuốc trừ dịch hại hữu cơ ra đời, làm thay đổi vai trị của biện pháp
hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Ceresan – thuốc trừ nấm thủy ngân hữu cơ
đầu tiên (1913); các thuốc trừ nấm lưu huỳnh (1940); rồi đến các nhóm khác.
Thuốc trừ cỏ xuất hiện muộn hơn (những năm 40 của thế kỷ 20).[16]

.



.

7

Việc phát hiện khả năng diệt côn trùng cuả DDT (năm 1939) đã mở ra
cuộc cánh mạng của biện pháp hóa học BVTV. Hàng loạt các HCBVTV ra đời
sau đó, lúc này người ta cho rằng: “mọi vấn đề nông nghiệp đều có thể giải
quyết bằng HCBVTV”. Biện pháp sử dụng thuốc hóa học bị khai thác ở mức tối
đa, thậm chí người ta cịn hy vọng, nhờ thuốc hóa học để loại trừ hẳn 1 loại dịch
hại nào đó trong 1 vùng rộng lớn.[16]
Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của HCBVTV gây ra cho
con người, môi trường và mơi sinh được phát hiện. Khái niệm phịng trừ tổng
hợp sâu bệnh ra đời.[16]
1.1.1.3. Giai đoạn 3 (những năm 1960 – 1980):
Việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh,
môi trường.
1.1.1.4. Giai đoạn 4 (từ những năm 1980 đến nay):
Nhiều thuốc mới và dạng thuốc đa dạng hơn, tuy nhiên đến giai đoạn này
người ta bắt đầu chú trọng đến việc áp dụng các biện pháp an toàn trong sử
dụng HCBVTV nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe
của người tiêu dùng và người trực tiếp phun xịt HCBVTV.[16]
1.1.2. Lịch sử phát triển của biện pháp hóa học tại Việt Nam
Tháng 1 năm 1956, thành lập Tổ hóa BVTV của viện Khảo cứu và trồng
trọt đánh dấu sự ra đời của ngành HCBVTV ở Việt Nam. HCBVTV được sử
dụng lần đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp tại miền Bắc là trừ sâu gai, sâu
cuốn lá lớn ở Hưng Yên. Miền Nam bắt đầu sử dụng HCBVTV trong nông
nghiệp vào năm 1962. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn sử dụng, các
HCBVTV đã gây ra các tác động lớn đến sức khỏe con người và môi trường do
việc dùng thuốc trà lan, phun phòng là phổ biến, dùng thuốc sai kỹ thuật.[25]
Trong những năm gần đây, HCBVTV được sử dụng tăng lên đáng kể cả

về số lượng lẫn chủng loại. Người nơng dân vẫn giữ thói quen sử dụng
HCBVTV để đảm bảo sản lượng nông nghiệp, song nông dân thường chỉ sử
dụng một loại hóa chất đã quen dùng, mà đa số đó là những loại cũ được xác

.


.

8

định là có độc tính cao và bị loại khỏi danh mục HCBVTV được phép sử dụng
theo quy định của nhà nước (thường do thói quen, sợ rủi ro, do hiểu biết còn
hạn chế…). Theo kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KX05-12 (2004)
tại 3 xã trồng lúa (xã Yên Khánh, Nam Định; xã Mỹ Khánh, Cần Thơ) và trồng
chè (xã Đam Bri, Lâm Đồng) cho thấy trong tổng số hộ gia đình đã điều tra, tỷ
lệ có sử dụng HCBVTV rất cao: 93,4% tổng số hộ gia đình trồng lúa, 97,5%
trong tổng số gia đình trồng chè và tất cả các hộ gia đình này đã sử dụng
HCBVTV từ rất lâu.[25]
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến hóa chất bảo vệ thực vật và phân
loại HCBVTV
1.2.1. Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV)
Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO, 1986) định nghĩa: “Chất trừ sâu là
bất kỳ một chất nào hay hỗn hợp các chất nào được dùng để đề phòng, phá hủy
hay diệt bất kỳ một vật hại nào, kể các các vector bệnh của người hay súc vật,
những loại cây cỏ dại hoặc các động vật gây hại trong hoặc can thiệp trong quá
trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hoặc tiếp thị thực phẩm, lương thực, gỗ và
sản phẩm thức ăn gia súc”. [25]
Thuật ngữ hóa chất trừ sâu còn bao gồm những chất dùng để điều hòa
tăng trưởng cây trồng, làm rụng lá, hút ẩm, chất làm thưa quả hoặc phòng rụng

lá do chin sớm, những chất dùng trong hoặc sau các vụ thu hoạch để đề phòng
hư hỏng khi thu hái hay vận chuyển. Vì vậy người ta cịn gọi hóa chất trừ sâu là
hốc chất bảo vệ thực vật.
Hóa chất trừ sâu (hóa chất bảo vệ thực vật) khơng bao gồm phân bón,
thức ăn gia súc, chất cho thêm vào thực phẩm và thuốc cho súc vật. [25]
Hay nói cách khác: HCBVTV là các hợp chất tự nhiên hoặc tổng hợp có
tác dụng diệt trừ hoặc khống chế các loại sâu, hại bảo vệ mùa màng, nó bao
gồm cả các hóa chất diệt cỏ và kích thích điều hịa tăng trưởng.[4]

.


.

9

1.2.2. Phân loại hóa chất BVTV
Những HCBVTV đang được sử dụng hiện nay vơ cùng đa dạng với hàng
nghìn chế phẩm với mức độ độc hại, cấu tạo hóa học, cách tác động,… khác
nhau nên phân loại HCBVTV cũng được phân chia theo nhiều cách khác nhau
[16]
1.2.2.1. Phân loại HCBVTV theo mức độ độc hại (WHO, 1990 và Hội đồng
Châu Âu, 1984) gồm có 4 loại:
 Ia. Độc tính rất cao
 Ib. Độc tính cao
 II. Độc tính vừa
 III. Độc tính nhẹ
1.2.2.2. Phân loại HCBVTV dựa vào cách tiếp xúc
Đối với những người hấp thu các dư lượng HCBVTV trong lương thực,
thực phẩm (sự tích lũy các chất độc trong cơ thể - hệ số tích lũy):

 Tích lũy cao

Hệ số tích lũy < 1

 Tích lũy rõ rệt

Hệ số tích lũy từ 1 đến 3

 Tích lũy trung bình

Hệ số tích lũy từ 3.5 trở lên

 Tích lũy thấp

Hệ số tích lũy > 5

Đối với cơng nhân sản xuất, pha chế, phun rắc HCBVTV (dựa vào tính
bay hơi của hợp chất):
 Rất nguy hiểm

Nồng độ bão hòa độc

 Nguy hiểm

Nồng độ bão hịa trên độc tính
ngưỡng

 Khơng nguy hiểm

Nồng độ bão hịa dưới độc tính

ngưỡng

Đối với tác hại đến môi trường (dựa vào khả năng phân giải sinh học của
HCBVTV):
 Hợp chất rất vững chắc

.

> 2 năm


.

10

 Bền vững

0,5 – 2 năm

 Bền vững trung bình

1 – 6 tháng

 Kém bền vững

< 1 tháng

1.2.2.3. Phân loại HCBVTV theo cách tác động:
Bảng 1.1. Phân loại HCBVTV theo cách tác động
Cách tác động


Nhóm
Chất độc tiếp xúc

Xâm nhập qua da khi côn trùng di chuyển
từ lá cây hoặc tường được phun HCBVTV

Chất độ dạ dày

Xâm nhập qua miệng khi ăn

Chất độc xơng hơi

Hơi khí hít vào khi thở

Chất độc ngấm qua rễ cây

Hấp thu qua rễ cây và lan tỏa khắp cây, lá,
cành, côn trùng sống trên lá cây sẽ bị diệt

1.3. Thực trạng sử dụng và kiến thức, thực hành của người nông dân trong
sử dụng HCBVTV.
1.3.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV
Ước tính có khoảng 1,3 tỷ nơng nhân đang tham gia sản xuất nơng
nghiệp trên tồn thế giới. Điều này chiếm một nửa tổng lực lượng lao động thế
giới. Chỉ có 9% cơng nhân nơng nghiệp ở những nước công nghiệp. Gần 60%
trong số họ là ở các nước đang phát triển. Đại đa số công nhân nơng nghiệp
được tìm thấy ở châu Á, là khu vực đông dân nhất của thế giới, với hơn 40%
dân số nông nghiệp trên thế giới tập trung ở Trung Quốc và hơn 20% ở Ấn Độ
[42]

Nông nghiệp là một trong những nghề nguy hiểm nhất trên toàn thế
giới. Ở một số nước tỷ lệ tai nạn chết người trong nông nghiệp là gấp đơi trung
bình cho tất cả các ngành cơng nghiệp khác. Dựa theo ILO ước tính, nơng nhân
phải chịu 250 triệu tai nạn mỗi năm. Trong tổng số 335.000 tai nạn lao động

.


.

11

chết người trên tồn thế giới, có khoảng 170.000 người chết có liên quan đến
nghề nơng [42]
Tiếp xúc với thuốc trừ sâu và các loại hóa chất nơng nghiệp tạo thành
rủi ro nghề nghiệp lớn. Trong một số trường hợp nhất định có thể dẫn đến ngộ
độc và tử vong, ung thư và các vấn đề liên quan đến giảm khả năng sinh sản.
[42]
Hố chất BVTV đóng vai trị quan trọng trong nông nghiệp của tất cả các
quốc gia trên thế giới. Các loại hóa chất BVTV được sử dụng ở các nước là rất
lớn. Trong đó, nước Mỹ có nền nơng nghiệp phát triển, hàng năm lượng hóa
chất BVTV được sử dụng lớn nhất, lên tới 1/3 tổng số hố chất BVTV trên tồn
thế giới, chủ yếu là hóa chất diệt cỏ. Châu Âu cũng sử dụng nhiều hóa chất
BVTV (30%), trong khi đó con số này ở các nước còn lai là 20% (Pak J. Weed
Sci. Res., 2007) [27]
*Thực trạng sử dụng HCBVTV trên thế giới
Việc sử dụng thuốc trừ sâu bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại nơi con người
sử dụng đốt lưu huỳnh để tiêu diệt sâu bệnh và sử dụng muối, tro và đắng để
kiểm soát cỏ dại. Một nhà tự nhiên học La Mã kêu gọi sử dụng asen làm thuốc
trừ sâu (Lịch sử sử dụng thuốc trừ sâu 1998). [16]

Đến đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời làm thay đổi
vai trị của biện pháp hố học trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ nấm thuỷ
ngân hữu cơ đầu tiên ra đời vào năm 1913; tiếp theo là các thuốc trừ nấm lưu
huỳnh rồi đến các nhóm khác. DDT đã được Zeidler tìm ra tại Thuỵ Sỹ năm
1924.[16]
Từ năm 1960-1980, việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả
rất xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Trong nhân dân tư tưởng sợ
hãi, không dám dùng HCBVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng cần
loại bỏ không dùng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp [16]. Chính vì điều
này các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toàn
hơn đối với môi trường và sức khoẻ con người. Nhiều HCBVTV mới ra đời

.


.

12

như hố chất trừ cỏ mới; các HCBVTV nhóm perethroid tổng hợp; các
HCBVTV bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều
tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng. Chính điều này đã giúp nhũng người
nơng dân khơng cịn tâm lý bài trừ HCBVTV nữa, làm cho lượng HCBVTV
được dùng trên thế giới không những khơng giảm mà cịn liên tục tăng lên [16],
[36].
Trong những năm 1990, việc bán thuốc trừ sâu toàn cầu vẫn tương đối ổn
định, từ 270 đến 300 tỷ đô la, trong đó 47% là thuốc diệt cỏ, 79% là thuốc trừ
sâu, 19% là thuốc diệt nấm / diệt khuẩn và 5% là các loại khác. Trong giai đoạn
2007 đến 2008, thuốc diệt cỏ được xếp hạng đầu tiên trong ba loại thuốc trừ sâu
chính (thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm / diệt khuẩn, thuốc diệt cỏ). Thuốc diệt

nấm/diệt khuẩn tăng nhanh và xếp thứ hai. Các nước, Trung Quốc, Hoa Kỳ,
Pháp, Brazil và Nhật Bản là những nhà sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất trên thế
giới. Hầu hết các loại thuốc trừ sâu trên toàn thế giới được sử dụng cho cây ăn
quả và rau [46]
Tại Trung Quốc: là một trong những quốc gia sớm nhất sử dụng và sản
xuất thuốc trừ sâu. Năm 1957, nhà máy đầu tiên ở Trung Quốc, sản xuất thuốc
trừ sâu organophospho được xây dựng. Để tăng cường tự chủ về HCBVTV,
Chính phủ Trung Quốc đã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV.
Chính vì vậy ngành cơng nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh và đến
hiện tại có hơn 2000 nhà máy sản xuất lớn, nhỏ.[43] [46]
Tại Hoa Kỳ: xuất khẩu HCBVTV của Hoa Kỳ cao hơn nhiều so với nhập
khẩu. Trong Năm 2006, nhập khẩu (xuất khẩu) thuốc diệt cỏ của Hoa Kỳ chiếm
45,4% (51,6%) trong tổng lượng nhập khẩu (xuất khẩu). HCBVTV dùng cho
ngô và đậu tương chiếm hầu hết các thị trường với 44,75% tính trong năm 2007,
trong đó ngô tiêu thụ thuốc trừ sâu gấp khoảng 2 lần so với đậu tương. Có
75,3% HCBVTV được sử dụng cho ngô là thuốc diệt cỏ, thứ hai là thuốc trừ
sâu. Tiêu thụ của thuốc diệt nấm / diệt khuẩn trên cây ngô đã bùng nổ vào năm

.


.

13

2007, từ 6 triệu đô la Mỹ năm 2005 đến 130 triệu đô la Mỹ và đối với đậu
tương, thuốc diệt cỏ là loại thuốc HCBVTV chiếm ưu thế. [46]
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hố học có nhiều lúc thăng trầm,
song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng lên
không ngừng, số chủng loại ngày càng phong phú. Nhiều thuốc mới và dạng

thuốc mới an tồn hơn với mơi sinh môi trường liên tục xuất hiện bất chấp các
qui định quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV và
kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn.[16]
*Thực trạng sử dụng HCBVTV tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hóa chất BVTV được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ
XX nhằm bảo vệ cây trồng. Theo thống kê vào năm 1957 tại miền Bắc nước ta
sử dụng khoảng 100 tấn. Đến trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng
hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 03 năm gần đây, hàng năm Việt
Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần. Các loại
thuốc BVTV mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc cịn cao, nhiều loại thuốc đã
lạc hậu. Tuy nhiên, nhiều loại hóa chất trừ sâu cũng được sử dụng trong các lĩnh
vực khác, ví dụ sử dụng DDT để phòng trừ muỗi truyền bệnh sốt rét (từ 1957
-1994: 24.042 tấn. Hiện nay, tỉ lệ thành phần của các loại hố chất BVTV đã
thay đổi (hóa chất trừ sâu: 33%; hóa chất trừ nấm: 29%; hóa chất trừ cỏ: 50%,
1998). Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở nước ta đến năm 2013 đã
lên tới 1.643 hoạt chất, trong khi, các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400
đến 600 loại hoạt chất, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malaysia 400-600
loại (Hội nông dân, 2015). [27]
Theo Cục Bảo vệ thực vật, hàng năm cả nước sử 29 dụng hơn 50.000 tấn
hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) các loại. Nếu tính nồng độ thuốc khoảng
2% thì tổng lượng thuốc phun là 75.1010 lít. Với diện tích canh tác 7 triệu ha
sản xuất thì 1 ha đã sử dụng 11.104 lít thuốc 2%/ha/năm hay có thể hình dung là
11 lít thuốc 2%/m2/năm. Đồng bằng sơng Cửu Long là: 1,5 - 2,7 kg/ha, chè ở
Hồ Bình là 3,2 - 3,5kg/ha. Điều tra vùng trồng rau Từ Liêm, Hà Nội năm 1996

.


.


14

đã thấy: Tại Mai Dịch, Tây Tựu, một vụ rau phun thuốc đến 25 lần. Loại thuốc
sử dụng chủ yếu là Monitor, Dipterex, Bassa, DDT, Wofatox, Validacin. Tuy đã
có lệnh cấm sử dụng nhóm thuốc DDT, Heptaclo (thuộc nhóm do hữu cơ) song
trong thực tế người dân vẫn sử dụng. [11]
Phần lớn các loại hóa chất BVTV được sử dụng ở nước ta hiện nay có
nguồn gốc từ nhập khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, năm 2014 về thực trạng và giải pháp quản lý thuốc BVTV nhập lậu cho
thấy hàng năm Việt Nam nhập khẩu từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV,
trong đó thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ
chiếm 44,4%, các loại thuốc BVTV khác như thuốc xơng hơi, khử trùng, bảo
quản lâm sản, điều hịa sinh trưởng cây trồng chiếm 12% (Cục Bảo vệ thực vật,
2015).[16]
Ở đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng HCBVTV cũng được coi là
phương pháp chính để khống chế sâu bệnh của những người nông dân sản xuất
lúa. Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và một số giải
pháp giảm thiểu việc sử dụng thuốc không hợp lý trong sản xuấ lúa ở đồng bằng
sơng Cửu Long của Phạm Văn Tồn (2013) cho thấy có trên 85% nơng hộ được
phỏng vấn sử dụng HCBVTV trong việc khống chế sâu bệnh. Sau khi được sử
dụng phần lớn hộp, chai và vỏ HCBVTV bị vứt trực tiếp tại nơi sử dụng.
Khoảng 70% nông hộ được phỏng vấn vứt bỏ vỏ thuốc sau khi sử dụng ngay tại
nơi phun thuốc. Rất dễ tìm thấy chai, lọ thuốc đã sử dụng ở ngoài đồng, chẳng
hạn như dọc theo các bờ ruộng, dưới kênh hay trong vườn. Đây là một nguy cơ
lớn đối với sức khỏe con người và môi trường [25]. Tại An Giang, người nông
dân tại đây cũng như nơng dân vùng ĐBSCL đã có thời gian sử dụng thuốc
BVTV trong thời gian dài từ khi chuyển đổi hệ thống canh tác từ trồng các
giống lúa truyền thống sang các giống lúa cao sản. Việc trồng nhiều vụ trên năm
nên nông dân phải sử dụng nhiều phân và thuốc BVTV. Thời gian sử dụng lâu
dài đã hình thành thói quen và thói quen này được truyền lại cho những thế hệ


.


.

15

sau. Do vậy trong việc chọn lựa thuốc sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là
chính [29]
1.3.2. Kiến thức, thực hành của nông dân trong sử dụng HCBVTV
*Trên thế giới
- Tại miền Nam Ấn Độ: trong một nghiên cứu chỉ có 42% trong tổng số
những người nơng dân tại đây có kiến thức chung tốt về sử dụng hóa chất bảo
vệ thực vật an tồn. Đa số (70%) có nhận thấy rằng thuốc trừ sâu có ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, 3/5 trong số những người được hỏi
khơng biết hoặc có niềm tin sai về hiệu quả thuốc trừ sâu trên chăn nuôi và môi
trường. Có 62% nơng dân nhận thức được rằng thuốc trừ sâu xâm nhập vào cơ
thể người thông qua mũi và ảnh hưởng đến phổi. Chỉ hai phần năm nhận thức
được về việc nhận biết tiếp xúc qua da cũng là một con đường xâm nhập thuốc
trừ sâu vào cơ thể [37]
- Tại Uganda: có khoảng gần một phần ba (31%) người nơng dân trả lời
rằng họ có được đào tạo về cách sử dụng và xử lý thuốc trừ sâu. Có 92% nơng
dân nghĩ rằng thuốc trừ sâu có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của họ,
90% biết rằng các hộp đựng thuốc trừ sâu có dấu hiệu hiển thị độc tính và có
74% nói rằng họ có thể đọc và hiểu các hướng dẫn này. Mặc dù có tới 40%
người nơng dân được khảo sát khơng biết hoặc không trả lời đúng mã màu của
thuốc trừ sâu [33].
- Tại Kuwait: một nghiên cứu của Mustapha FA Jallow và cộng sự, phần
lớn (64%) nông dân được khảo sát là đã không được đào tạo hoặc hỗ trợ kỹ

thuật về việc sử dụng hợp lý và xử lý HCBVTV an tồn. Hơn 70% nơng dân
khơng đọc hoặc làm theo hướng dẫn trên nhãn HCBVTV. Phần lớn nông dân
(59%) lưu trữ HCBVTV trong các kho dành riêng cho HCBVTV, 15% nông
dân cho biết đã lưu trữ HCBVTV trong chuồng của vật nuôi, trong tủ lạnh với
các vật dụng khác (8%) hoặc trong khu vực sinh sống của họ (20%). Phần lớn
(58%) nông dân không sử dụng bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào khi trộn hoặc phun
HCBVTV. Ngoài ra, việc sử dụng dụng cụ bảo hộ, nông dân được hỏi liệu họ

.


.

16

có thực hiện các biện pháp an tồn khác để giảm nguy cơ tiếp xúc với
HCBVTV hay không. Phần lớn số người được hỏi báo cáo không ăn (72%),
uống (65%) hoặc hút thuốc (59%) khi trộn hoặc bơi HCBVTV. Có 82% số
người được hỏi cho biết đã tắm ngay sau khi trộn hoặc phun HCBVTV. Tuy
nhiên, hơn 70% số người được hỏi đã không giặt quần áo làm việc được sử
dụng trong khi trộn hoặc phun HCBVTV riêng biệt với các loại vải/quần áo
khác. Ngồi ra, có đến 46% số người được hỏi báo cáo rằng họ không xem xét
hướng gió khi phun HCBVTV [39].
- Tại Thái Lan: một nghiên cứu của Saowanee Norkaew về kiến thức, thái
độ và thực hành sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân của nông dân trồng ớt tại
tỉnh Ubonrachathani. Kết quả cho thấy, gần 89,4% số người được hỏi thừa nhận
rằng họ nên đeo khẩu trang, ủng và vải trong khi phun, 83,3% biết thuốc trừ sâu
có thể đi xâm nhập vào cơ thể theo 3 con đường; nuốt phải, tiếp xúc với da và
hít phải. Ngồi ra, 45,5% số người được hỏi biết rằng nên phun thuốc thực hiện
theo hướng gió và họ nên sử dụng PPE. Tuy nhiên, có 77,2% nơng dân trồng ớt

có mức độ kiến thức chung thấp, 54,5% nông dân không quan tâm đến việc sử
dụng thuốc trừ sâu hoặc tiếp xúc.[44]
- Tại Nigeria năm 2000: nghiên cứu của Ooi Tijani về thực hành sử dụng
HCBVTV và các vấn đề an tồn ở người nơng dân trồng ca cao ở bang Ondo
cho thấy tỷ lệ người nông dân trả lời có mặc quần áo bảo hộ, găng tay, ủng và
kính bảo hộ khi thực hiện phun hoặc trộn HCBVTV lần lượt là 68%, 56%, 54%
và 40%. Có đến 62% những người nông dân trả lời là không giặt quần
áo sử dụng trong phun HCBVTV với quần áo khác. Tỷ lệ thấp của nông dân
(44%) àm theo hướng dẫn phun HCBVTV trên hướng gió, Ngồi ra, 78%
mỗi nơng dân cho biết họ không ăn hoặc uống trong khi phun thuốc .[45]

.


.

17

*Tại Việt Nam
Theo một nghiên cứu tại tỉnh tỉnh Đăk Lăk ở nông dân trồng cà phê năm
2016 cho thấy chỉ có 64,7% đối tượng có kiến thức về sử dụng HCBVTV an
tồn “đạt u cầu”. Trong đó, đa số đối tượng biết được ngun tắc phun hóa
chất an tồn với 90,6%, có 71,7% đối tượng liệt kê được các loại bảo hộ mang
trong lúc phun hóa chất, chỉ có 58,2% tổng số đối tượng kể được ≥ 4 loại
HCBVTV; 38,4% biết 3 đường xâm nhập vào của hóa chất. Có đến 85,6% đối
tượng khơng biết ý nghĩa vạch cảnh báo độc hại; 48,1% đối tượng biết hịa
tan hóa chất bảo vệ thực vật an toàn. Tỷ lệ đối tượng biết xử lý hóa chất thừa
sau phun quá thấp (5,7%), 30,4% tổng số đối tượng kể được nơi cất hóa chất an
toàn. 5,7% đối tượng kể được ≥ 4 triệu chứng ngộ độc và 26,2% đối tượng biết
cách xử trí khi bị ngộ độc hóa chất. [14]

Tại tỉnh An Giang và những ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc đến sức
khỏe và môi trường được thực hiện bởi Trường Đại học An Giang, kết quả khảo
sát cho thấy có 22,3% phun xịt theo đúng hướng gió, 38,14% đi ngược hướng,
32,2% không để ý và 7,63% là tùy thuộc vào diện tích ruộng; việc sử dụng đồ
bảo hộ lao động khi phun xịt thuốc không được người dân quan tâm đến, có
83,52% người phun thuốc sử dụng một số thiết bị bảo vệ như khẩu trang và
găng tay; có 42,97% người sử dụng HCBVTV vứt bỏ dụng cụ chứa trên đồng,
28,91% đốt, 9,38% trơn, 2,34% vứt vào các đóng rác và 16,41% bán cho các
nhà tái chế các chai hoặc họp bằng nhựa.[29]
Theo một nghiên cứu tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long cho thấy:
Những người nông dân trong nghiên cứu trả lời rằng tần suất phun xịt thuốc
trung bình khoảng 6,96 lần/vụ, nguồn thông tin tiếp cận việc sử dụng HCBVTV
đa số là từ các tổ chức khuyến nông (90%) và cửa hàng vật tư nơng nghiệp
(7,78%). Ngồi ra, nghiên cứu này cho biết, khoảng 64,44% những người nông
dân cho rằng họ cất giữ HCBVTV ở kho riêng bên ngoài, 14,44% cho rằng họ
để HCBVTV trong chính ngơi nhà của mình và 21,12% nói rằng họ đã bỏ
HCBVTV đã mua bên ngoài trời (hốc cây…). Về vấn đề xử lý bao bì, hộp

.


.

18

HCBVTV sau khi sử dụng thì có khoảng 78,89% người nông dân trả lời rằng họ
đốt hoặc chôn, 13,33% xử lý như rác sinh hoạt hoặc đem bán phế liệu và vứt bỏ
ngay tại nơi pha đặc biệt là gần bờ sông, kênh mương nội đồng là 7,78%. Về
việc thực hiện các biện pháp bảo vệ trong khi sử dụng HCBVTV, biện pháp
tránh ăn uống hoặc sử dụng chất kích thích như rượu và thuốc lá trong lúc phun

xịt thuốc và thay quần áo sau khi phun. Riêng đối với quần áo bảo hộ thì chưa
được trang bị đầy đủ và hợp quy chuẩn.[10]
Nghiên cứu về sự tuân thủ nguyên tắc sủ dụng thuốc bảo vệ thực vật của
nông dân trong sản xuất rau trên địa bàn thành phố Thanh Hóa của Lê Văn
Cường, Ngơ Thị Thuận cho thấy, đa số các hộ khi được phỏng vấn trả lời là
mua thuốc dựa trên sự tư vấn của người bán HCBVTV (78,79%), về thời điểm
phun thuốc lựa chọn buổi sáng sớm và chiều tối được lựa chọn nhiều nhất với
93,94%, có đến 79,8% trong tổng số các hộ nông dân phối trộn HCBVTV theo
kinh nghiệm hoặc hàng xóm tư vấn, sau khi phun thuốc vẫn cịn 37,37% hộ
nơng dân cho biết là vứt bao bì tại các bãi rác trên đồng ruộng và có 86,87% các
hộ thực hiện cất dụng cụ phun thuốc ở cách xa nhà/chuồng trại vật nuôi.[8]
Nghiên cứu về kiến thức – thực hành về an toàn trong sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật của nông dân xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận năm
2012 của Dương Thanh Lan cho kết quả về tỷ lệ thực hành đúng là 5%. Trong
đó, có 97% người nơng dân thực hành đúng về việc mua HCBVTV ở nơi đảm
bảo chất lượng, 44% thực hiện phun HCBVTV/trừ bệnh đúng thời điểm, 34%
pha trộn HCBVTV an toàn, 20% phun HCBVTV an toàn, 11% bảo quản
HCBVTV an toàn và xử lý HCBVTV sau khi phun thuốc là 8%.[15]
Tại tỉnh Long An, tác giả Huỳnh Thanh Phúc nghiên cứu kiến thức và
thực hành về sử dụng HCBVTV, kết quả cho thấy: kiến thức chung đúng là
11,5% và thực hành chung đúng là 40,9%, trong đó có 46,9% người nơng dân
có đọc và hiểu rõ hướng dẫn sử dụng của HCBVTV, đa số những người nơng
dân chỉ sử dụng một loại hóa chất khi phun (68,4%); có 57,4% những người
nơng dân ln ln sử dụng bảo hộ lao động và có đến 16,3% cho biết họ không

.


×